Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................2

PHẦN II: NỘI DUNG........................................................................................4

I. Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế................................................4


1. Nguyên tắc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế:.........................................4
2. Quyền và trách nhiệm của cơ sở y tế trong việc quản lý, sử dụng trang
thiết bị y tế:........................................................................................................4

II. Quy trình quản lý trang thiết bị y tế, vật tư đối với điều dưỡng trưởng
khoa......................................................................................................................5
1. Lập kế hoạch dự trù....................................................................................6
2. Lĩnh hàng....................................................................................................8
3. Cất giữ, bảo quản tài sản vật tư trong kho..................................................8
4. Cấp phát Dựa vào các nguyên tắc sau:.....................................................10
5. Sử dụng.....................................................................................................10
6. Kiểm tra đánh giá:....................................................................................11

III. Tình hình chung và một số khó khăn ảnh hưởng tới công tác quản lý,
sử dụng trang thiết bị y tế tại khoa phòng......................................................11
1. Tình hình chung về đầu tư trang thiết bị tại bệnh viện.............................11
2. Khó khăn trong quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại khoa phòng........14

IV. Kiến nghị các giải pháp khắc phục khó khăn.........................................15

PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................17

1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang thiết bị y tế là một trong ba yếu tố cấu thành nên ngành y tế: thầy
thuốc – thuốc – trang thiết bị y tế. Ba yếu tố này được gắn kết với nhau thành
kiềng 3 chân, nếu thiếu một trong ba yếu tố này thì ngành Y tế không hoạt động
được.
Thầy
thuốc

Thuốc Thiết bị y
tế

Trang thiết bị y tế bao gồm các thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện di
chuyển chuyên dụng phục vụ công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trang thiết bị y tế là một loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe con người và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả,
chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ cho người thầy thuốc trong chẩn đoán và
điều trị bệnh nhân được chính xác, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, đất nước trong
giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe
của nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Kéo theo đó là sự gia tăng
nhanh chóng số lượng, chủng loại các trang thiết bị y tế, hỗ trợ tích cực cho các
nhà y dược học không ngừng thu được những hiệu quả to lớn trong công cuộc
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại những khó
khăn thách thức trong quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới là bệnh viện lớn nhất
tỉnh Quảng Bình và được trang cấp hàng ngàn trang thiết bị y tế, trong đó có

2
những trang thiết bị hiện đại nhất nhì khu vực miền Trung. Cũng giống như các
bệnh viện khác, công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế đang là một trong
những vấn đề bất cập.

Xét ở cấp khoa _ đơn vị trực tiếp sử dụng, thì quản lý trang thiết bị y tế là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của người Điều dưỡng trưởng khoa, có tầm
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý và chăm sóc người bệnh.
Nếu quản lý không có khoa học, không chủ động sẽ dẫn đến tình trạng thừa
hoặc thiếu, lạm dụng gây lãng phí, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến chất lượng
chăm sóc. Qua thực tế công tác tại bệnh viện và nhận thấy sự cấp thiết của vấn
đề quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế, em đã tìm hiểu và phân tích đề tài: “ Khó
khăn trong quản lý trang thiết bị y tế đối với điều dưỡng trưởng khoa”.

3
PHẦN II: NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế.

Chương VIII, Nghị định 36/2016/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng trang
thiết bị Y tế tại cơ sở y tế như sau:

1. Nguyên tắc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế:


- Việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế phải theo đúng mục đích, công
năng, chế độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
- Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn phải tuân thủ
quy định của nhà sản xuất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về
kiểm định, hiệu chuẩn.
- Đối với các trang thiết bị y tế có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh
lao động thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định về kiểm tra, bảo
dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định tại Nghị định này
còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
- Phải lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về trang thiết bị y tế; thực hiện
hạch toán kịp thời, đầy đủ trang thiết bị y tế về hiện vật và giá trị theo quy
định hiện hành của pháp luật về kế toán, thống kê và các quy định pháp
luật khác có liên quan; bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ.
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền
về quản lý trang thiết bị y tế.

2. Quyền và trách nhiệm của cơ sở y tế trong việc quản lý, sử dụng


trang thiết bị y tế:
2.1. Cơ sở y tế có các quyền sau:
a) Yêu cầu chủ sở hữu số lưu hành thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ trong
thời hạn bảo hành;
b) Yêu cầu bên bán cung cấp tài liệu kỹ thuật của trang thiết bị y tế;

4
c) Tiếp nhận các trang thiết bị y tế phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học
và hướng dẫn sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế.

2.2. Cơ sở y tế có trách nhiệm


a) Sử dụng, vận hành trang thiết bị y tế theo đúng hướng dẫn của chủ sở hữu
trang thiết bị y tế;
b) Định kỳ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn theo hướng dẫn của chủ sở
hữu trang thiết bị y tế hoặc quy định của pháp luật;
c) Tham gia thử nghiệm, đánh giá chất lượng trang thiết bị y tế;
d) Báo cáo về các trường hợp trang thiết bị y tế có lỗi và các thông tin khác
theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

II. Quy trình quản lý trang thiết bị y tế, vật tư đối với điều
dưỡng trưởng khoa

Để sử dụng hiệu quả trang thiết bị y tế, vật tư cần:

- Phải tuân theo đúng quy trình vệ sinh, khử trùng, tiệt trùng, bảo dưỡng
dụng cụ để tránh hư hỏng.
- Máy móc, thiết bị y khoa phải được vệ sinh hàng ngày hoặc ngay sau khi
sử dụng, có chế độ bảo dưỡng theo đúng hướng dẫn của lý lịch máy.
- Máy móc, dụng cụ sau khi sử dụng xong phải để đúng nơi quy định hoặc
trả lại trung tâm quản lý bảo dưỡng.
- Tài sản máy móc, y dụng cụ phải được bàn giao cẩn thận giữa các ca, kíp
bằng sổ sách, có ký nhận bàn giao, phân công người chịu trách nhiệm.

Điều Dưỡng trưởng khoa phải hiểu và biết được quy trình quản lý trang thiết
bị y tế, vật tư:

- Làm kế hoạch dự trù;


- Lĩnh;
- Bảo quản;
- Cấp phát;

5
- Giám sát việc sử dụng;
- Kiểm tra, đánh giá.

1. Lập kế hoạch dự trù


1.1. Liệt kê danh mục những mặt hàng cần dùng
Căn cứ vào các mặt hàng đang có hoặc sẽ có nhu cầu cần sử dụng trong

khoa để lập kế hoạch dự trù. Bảng danh mục cần được liệt kê theo nhóm
hàng

để dễ nhớ và không bỏ sót.

Ví dụ:

- Nhóm kim loại: Kelly, kẹp phẫu tích, kéo, …


- Nhóm ống thông: ống thông Nelaton, thông Folley, Levin, …

1.2. Lựa chọn những chủng loại thích hợp


- Các chủng loại đã và đang được sử dụng.
- Đối tượng, mục đích sử dụng.
- Yêu cầu kỹ thuật chuyên môn.
- Tránh dự trù những dụng cụ không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng
không thích hợp.

1.3. Dự trù số lượng phải hợp lý


- Dựa trên thống kê số liệu về yêu cầu thực tế đã được sử dụng trước đây.
Tốt nhất là dựa trên tính toán về yêu cầu thực tế, bằng cách thống kê các
thủ thuật theo tỷ lệ bệnh nhân, điều tra, nghiên cứu việc sử dụng các mặt
hàng cho các hoạt động khác nhau trong khoa theo từng ngày, từng tháng
và từng năm để xác định số lượng cần thiết của các mặt hàng.
- Cần lưu ý trong kho luôn có số lượng hàng để đáp ứng cấp cứu.

6
1.4. Thời điểm làm dự trù
- Dựa vào số lượng vật tư trong kho còn lại và những thay đổi kế hoạch
hoạt động chuyên môn để ấn định thời gian làm dự trù cho phù hợp.
- Thông thường dự trù cho 1 tuần, ½ tháng, 1 tháng, 1 quý, 1 năm… tùy
theo nhu cầu sử dụng và điều kiện chứa hàng của khoa, nên tránh kho tại
khoa, tồn hàng quá nhiều và quá 1âu ở khoa.
- Thực tế ở một số cơ sở y tế cũng đã lĩnh theo nhu cầu sử dụng hàng ngày.

1.5. Cân đối giữa nhu cầu và kinh phí hiện có


- Khi lập dự trù, điều dưỡng trưởng khoa cần phải biết giá trị của từng mặt
hàng để tính toán phí tổn và cân đối với nguồn vốn hiện có.
- Thông thường phải ưu tiên kinh phí cho một số mặt hàng không thể thiếu
được, những nhu cầu phù hợp với kinh phí và ở trong phạm vi chấp nhận
được.

1.6. Lập bảng dự trù


Bản dự trù cần ghi rõ những thông tin sau:

- Khoa, phòng dự trù;


- Tên (mã số) các mặt hàng, yêu cầu tiêu chuẩn, kỹ thuật;
- Đơn vị;
- Số lượng;
- Đơn giá – thành tiền (do tài vụ kho ghi);
- Số khoản dự trù;
- Ngày, tháng, năm dự trù;
- Số thứ tự.
- Viết theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới.

Mỗi phiếu dự trù trước khi gửi đến phòng cung ứng vật tư đều phải có
đầy đủ chữ ký của bác sỹ chủ nhiệm khoa, điều dưỡng trưởng khoa. Trong
7
một số trường hợp ngoại lệ cần phải có ý kiến của Phòng điều dưỡng hoặc
của Lãnh đạo bệnh viện.

2. Lĩnh hàng
- Người lĩnh hàng không nhất thiết điều dưỡng trưởng mà có thể ủy quyền
cho người khác và chịu trách nhiệm.
- Lĩnh hàng đầy đủ theo phiếu dự trù, theo thời gian đã được quy định.
- Khi lĩnh hàng, cần kiểm tra nguồn gốc, số lượng, chất lượng, hạn sử
dụng, chủng loại hàng xem có phù hợp với mục đích sử dụng không, có
ký giao nhận đầy đủ.

3. Cất giữ, bảo quản tài sản vật tư trong kho


3.1. Nguyên tắc chung
Đối với ĐDT:

- Là người chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo khoa về việc quản lý trang
thiết bị, vật tư.
- Chịu trách nhiệm dự trù, lĩnh, bảo quản, cấp phát đầy đủ cho người sử
dụng
- Nắm vững số lượng trang thiết bị, vật tư có trong kho, khoa theo sổ sách
hoặc thẻ kho.
- Thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với bác sỹ trưởng khoa
hiệu quả trong việc sử dụng, kế hoạch sửa chữa – bảo dưỡng những máy
móc thiết bị trong khoa.

Đối với Điều Dưỡng hành chính:

- Trực tiếp giữ kho khi được phân công.


- Nhập, xuất hàng theo yêu cầu cần sử dụng và phải có ý kiến của điều
dưỡng trưởng, đối với tài sản đắt tiền phải có ý kiến của bác sỹ trưởng
khoa.

8
- Thường xuyên báo cáo tình trạng trang thiết bị, vật tư y tế tiêu hao có
trong kho đến điều dưỡng trưởng.

Để sử dụng các loại tài sản, vật tư tiêu hao có hiệu quả cần:

- Đối với các dụng cụ thông thường phải tuân theo đúng quy trình vệ sinh,
khử trùng, tiệt trùng, bảo dưỡng để tránh hư hỏng.
- Đối với các loại máy móc hiện đại, phức tạp phải được vệ sinh hàng ngày
hoặc ngay sau khi sử dụng và có chế độ bảo dưỡng theo đúng hướng dẫn
của lý lịch.
- Máy móc, dụng cụ sau khi sử dụng xong phải để đúng nơi quy định hoặc
trả lại trung tâm quản lý bảo dưỡng, các loại tài sản máy móc phải được
bàn giao cẩn thận giữa các ca, kíp bằng sổ sách có ký nhận bàn giao.

3.2. Làm thẻ kho cho từng loại trang thiết bị, vật tư y tế
Khi nhập hàng, xuất hàng, điều dưỡng trưởng phải có trách nhiệm ghi
vào thẻ kho theo đúng các cột, mục của thẻ kho, bàn giao cho điều dưỡng
hành chính cất giữ vào kho hoặc bàn giao cho người sử dụng, cần xác định
rõ chất lượng và số lượng của từng mặt hàng và yêu cầu ký nhận.

Sau mỗi lần xuất, nhập, hàng ngày điều dưỡng trưởng phải cộng hoặc
trừ đuổi số lượng trong thẻ kho để biết được số lượng hiện có giúp cho việc
lập kế hoạch dự trù.

3.3. Kho hoặc nơi cất giữ tài sản


Đảm bảo các điều kiện sau:
- Thuận tiện cho việc cấp phát, cao ráo, đủ diện tích, có hệ thống ánh sáng
và thông gió tốt.
- Trong kho phải có giá và các dụng cụ để chứa đựng hàng, ghi tên dụng
cụ/vật dụng để dễ quản lý và sử dụng.

9
- Cửa kho phải bảo đảm chắc chắn, kín, có khoá an toàn, sau ngày làm việc
được khoá và dán niêm phong.
- Có bảng cấm lửa và phương tiện chữa cháy.
- Có nội quy nhập, bảo quản, phát hàng và nội quy ra vào kho.

3.4. Cách xếp đặt hàng trong kho


- Tất cả hàng hóa phải để trên giá hoặc kê cao, không để trực tiếp xuống
nền kho.
- Mỗi mặt hàng phải được xếp vào ô riêng, hàng nhập trước xếp phía
ngoài để cấp trước, hàng nhập sau xếp phía trong để cấp sau, tránh tình
trạng hết hạn sử dụng gây thiệt hại kinh tế cho bệnh viện.
- Các hóa chất, dung dịch dễ bị hỏng do bốc hơi hoặc ánh sáng cần phải để
trong các dụng cụ chuyên dùng như: bình, lọ tối màu, có nắp đậy thủy
tinh…
- Khi xếp đặt hàng vào kho phải đảm bảo chất lượng của hàng, không vì
kho chật hẹp mà làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng, những mặt
hàng thường dùng cần được xếp ra phía ngoài để dễ lấy.

4. Cấp phát
Dựa vào các nguyên tắc sau:
- Cấp phát hàng khi có yêu cầu của điều dưỡng trưởng hoặc bác sỹ trưởng
khoa.
- Hàng nhập trước phải được cấp trước.
- Cấp phát hợp lý về số lượng dựa vào nhu cầu sử dụng.
- Cấp phát từng loại phù hợp với mục đích sử dụng.
- Không cấp các mặt hàng kém phẩm chất và sai quy cách.

5. Sử dụng
- Sử dụng đúng quy cách và mục đích của từng loại y dụng cụ, vật tư thì
mới phát huy hết hiệu quả và tránh lãng phí.

10
- Điều dưỡng trưởng khoa phải là người thông thạo cách sử dụng các loại
vật tư trong khoa, đặc biệt là loại mới để hướng dẫn khi cần thiết, thông
báo cho các cán bộ y tế khác được biết khi sử dụng.
- Quá trình sử dụng vật tư, tài sản nếu thấy loại nào kém phẩm chất hoặc
không phù hợp phải báo cáo với người cung ứng vật tư.

6. Kiểm tra đánh giá:


Kiểm tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người điều dưỡng
trưởng khoa với mục đích là:

- Đáp ứng đủ, kịp thời tài sản, vật tư cho công tác chăm sóc, điều trị và
phục vụ người bệnh.
- Tránh lãng phí vật tư: đảm bảo cho mọi vật tư phải được sử dụng đúng
mục đích và phải đạt hiệu quả cao.
- Phát hiện những dụng cụ hỏng để sửa chữa, thay thế kịp thời.
- Phát hiện những tồn tại trong công tác quản lý, những sai lệch về số
lượng, chất lượng, mẫu mã, mất cân đối giữa dự trù và sử dụng để kịp
thời điều chỉnh.
- Phát hiện những nhược điểm trong việc sử dụng, vận hành các trang thiết
bị để hướng dẫn và huấn luyện kịp thời.
- Kiểm kê, báo cáo định kỳ theo quy định.

III. Tình hình chung và một số khó khăn ảnh hưởng tới công tác
quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại khoa phòng.

1. Tình hình chung về đầu tư trang thiết bị tại bệnh viện


Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới là một bệnh viện hạng I.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp các
ngành, bệnh viện đã được đầu tư nhiều loại máy móc, thiết bị cần thiết để
phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh cũng như các khu
vực lân cận. Trang thiết bị y tế được đầu tư từ nhiều nguồn như: Ngân sách
11
Nhà nước, viện trợ ODA, xã hội hóa trong công tác đầu tư trang thiết bị y tế,
… Chỉ riêng danh mục thiết bị y tế có giá trên mười triệu thuộc quản lý của
phòng Vật tư trang thiết bị đã đạt số lượng tới 1632 mục. Cụ thể, trang thiết
bị tại một số khoa:

- Khoa Gây mê phẫu thuật: 286 loại


- Khoa Nhi: 208 loại
- Khoa HSTCCĐ: 191 loại
- Khoa Sản: 66 loại
- Khoa Sinh hóa – huyết học – truyền máu: 57 loại
- Khoa Nội Tim mạch: 54 loại
- Khoa Ung bướu: 50 loại
- Khoa Cấp cứu: 37 loại
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh: 35 loại
- Khoa Mắt: 38 loại
- Khoa Lâm sàng các bệnh nhiệt đới: 38 loại
- Khoa Lao: 38 loại
- Khoa Nội Thận tiết niệu: 31 loại
- Khoa Vi sinh: 23 loại
- Khoa Thăm dò chức năng: 21 loại
- Khoa Khám bệnh: 17 loại
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: 27 loại
- Khoa chấn thương chỉnh hình: 14 loại
- Khoa Giải phẫu bệnh: 21 loại

12
Hình 1. Hệ thống C-arm đầu thu phẳng

Đặc biệt, bệnh viện đã được đầu tư một số máy móc có độ chính xác cao,
hiện đại nhất nhì khu vực như: Hệ thống chụp Cộng hưởng từ 1.5T, hệ thống
CT-Scaner 128 lát cắt/ vòng quay, hệ thống chụp mạch DSA 1 bình diện, hệ
thống C-arm đầu thu phẳng, hệ thống thăm dò điện sinh lý, máy tuần hoàn
ngoài cơ thể, máy siêu âm đàn hồi mô định lượng và hòa hình siêu âm, máy
siêu âm chuyên tim 4D,…

Hình 2. Hệ thống chụp mạch DSA 1 bình diện

13
Hình 3. Hệ thống thăm dò điện sinh lý, máy siêu âm 4D chuyên tim

Hình 4. Hệ thống chụp cộng hưởng từ 1.5T

2. Khó khăn trong quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại khoa phòng.
Việc đầu tư các trang thiết bị y tế rất quan trọng trong các giai đoạn phát
triển của bệnh viện. Tuy nhiên, việc sử dụng, quản lý chưa đạt hiệu quả cao
do một số khó khăn như sau:

14
1. Sự tăng lên về số lượng, chủng loại trang thiết bị, vật tư y tế trên thị
trường trong khi năng lực của cán bộ kỹ thuật trang thiết bị y tế chưa đáp
ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ.
2. Tình trạng thiếu trang thiết bị cần thiết cho hoạt động chuyên môn do một
số nguyên nhân: nguồn kinh phí, tham mưu kế hoạch mua sắm sửa chữa
không hiệu quả...
3. Năng lực quản lý trang thiết bị của điều dưỡng trưởng khoa còn yếu kém.
4. Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết
công suất trang thiết bị hiện có. Trách nhiệm cá nhân trong quản lý từng
thiết bị y tế tại khoa chưa cao.
5. Bệnh viện không phân công rõ ràng trách nhiệm quản lý một số trang
thiết bị, vật tư y tế cho các phòng (Vật tư trang thiết bị, Hành chính quản
trị, Dược, Kiểm soát nhiễm khuẩn).
6. Bệnh viện không thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị y tế. Một
số máy móc đắt tiền chưa được đầu tư môi trường phù hợp để bảo quản
(đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ bụi mịn, ...)
7. Bệnh viện chưa có phần mềm quản lý trang thiết bị y tế, dẫn đến việc
không kiểm soát được thời hạn bảo dưỡng, kiểm tra vận hành máy móc,
gây lãng phí hoặc không bảo dưỡng kịp thời, kèm theo đó là việc kiểm kê
tài sản rất khó khăn và mất nhiều thời gian.

IV. Kiến nghị các giải pháp khắc phục khó khăn.

1. Đề xuất tuyển dụng và đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên
phòng Vật tư trang thiết bị để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng, quản lý
trang thiết bị y tế ngày càng tăng đặc biệt là cán bộ kỹ thuật vận hành,
duy tu, sửa chữa thiết bị.
2. Thành lập, củng cố hội đồng tư vấn đầu tư trang thiết bị bệnh viện. Phát
huy vai trò Hội đồng tư vấn kỹ thuật nhằm dự trù, mua sắm phù hợp,
nhanh chóng đáp ứng nhu cầu sử dụng.

15
3. Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý điều dưỡng, đặc biệt trong công tác
quản lý trang thiết bị y tế.
4. Đào tạo cho cán bộ y tế ( bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên..) vận hành
thành thạo thiết bị được giao, biết cách bảo quản sử dụng một cách an
toàn, thông báo kịp thời khi thiết bị có sự cố. Giao trách nhiệm quản lý
từng trang thiết bị cho từng cá nhân cụ thể và có biện pháp để nâng cao ý
thức trách nhiệm của nhân viên. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử
dụng, vệ sinh, bảo quản trang thiết bị y tế.
5. Bệnh viện ban hành các văn bản liên quan đến việc sử dụng và quản lí
trang thiết bị. Phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động
của các phòng ban liên quan trong quản lý trang thiết bị y tế.
6. Bệnh viện có quy trình bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị hợp lý. Cần có
kế hoạch về cách thức và thời gian bảo dưỡng máy móc thiết bị. Khâu
này sẽ đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn, chính xác, tăng tuổi thọ, tiết
kiệm kinh phí sửa chữa lớn. Và nếu làm tốt khâu sửa chữa sẽ tránh gây
lãng phí, tăng hiệu quả đầu tư, tránh tắc nghẽn vận hành công tác chuyên
môn liên quan đến máy móc hỏng. Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của bệnh
viện để đảm bảo đủ điều kiện cho thiết bị vận hành an toàn: đảm bảo điện
dự phòng điện áp, điều hòa nhiệt độ, hút ẩm, phòng sạch,...
7. Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý trang thiết bị y tế trong bệnh
viện:
- Chương trình phần mềm quản lý hồ sơ Trang thiết bị y tế
- Chương trình phần mềm quản lý sử dụng Trang thiết bị y tế
- Chương trình phần mềm quản lý bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định
trang thiết bị y tế ...

16
PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 Nghị định về quản lý trang thiết
bị Y tế.
2. Bộ Y tế. Quản lý điều dưỡng – Tài liệu huấn luyện điều dưỡng trưởng khoa.
Nhà xuất bản Y học; 2004.
3. Bộ Y tế. Qui chế bệnh viện. Nhà xuất bản Y học; 1997.
4. Giáo trình Quản lý điều dưỡng – Khoa điều dưỡng, Trường Đại học Y –
Dược Huế.

17

You might also like