Triet Thuyet Trinh 01

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

(Minh Trang)

I, SƠ LƯỢC VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC


1, Nội dung là gì?
- Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố
tạo nên sự vật hiện tượng.
2, Hình thức là gì?
- Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện
và phát triển của sự vật, hiện tượng; là hệ thống các mỗi liên hệ tương đối
bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và
không chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài mà còn là cái biểu hiện cấu trúc
bên trong của sự vật hiện tượng.
II, MỐI QUAN HỆ GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
1, Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau
( Được thể hiện ở các điểm sau:)
- Bất kì sự vật nào cũng có cả nội dung và hình thức. Không một hình thức
nào không chứa đựng nội dung, cũng như không có nội dung nào không
tồn tại trong một hình thức nhất định.
- Tuy nhiên, ta không khẳng định một nội dung chỉ gắn liền với một hình
thức nhất định, cũng như một hình thức chỉ chứa đựng một nội dung.
Trong quá trình phát triển, cùng một nội dung có thể có nhiều hình thức
thể hiện, ngược lại, một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác
nhau.
- Ví dụ:
+ Nội dung ca ngợi công lao vĩ đại của Bác Hồ có thể được thể hiện qua
nhiều thể loại khác nhau như truyện, phim,…
+ Cùng một hình thức tổ chức sản xuất như nhau, nhưng khác khu vực
và yếu tố vật chất sẽ cho ra những sản phẩm khác nhau.
2, Nội dung giữ vai trò quyết định hình thức
- Nội dung có khuynh hướng biến đổi, còn hình thức tương đối ổn định,
bền vững. Vì vậy, sự biến đổi phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu
từ nội dung, nội dung biến đổi trước, còn hình thức biến đổi sau cho phù
hợp với nội dung.
3, Hình thức tác động ngược trở lại nội dung
- Khi hình thức phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển
của nội dung. Ngược lại, hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển
của nội dung. Song sự kìm hãm ấy chỉ mang tính tạm thời, theo tính tất
yếu khách quan hình thức cũ phải được thay thế thành hình thức mới cho
phù hợp với nội dung.
4, Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức còn biểu hiện ở việc
chuyển hóa lẫn nhau. Cái trong điều kiện hay quan hệ này là nội dung thì
trong điều kiện hay quan hệ khác sẽ là hình thức, và ngược lại.
Ví dụ: Trong mối quan hệ với tác phẩm văn học, việc trang trí bìa được
coi là hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác,
việc trang trí bìa lại là nội dung công việc của người họa sĩ.

You might also like