Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

AMERICAN FACTORY – the GREED OF WILD TYCOON VS HUMINITY OF CIVILIZED CAPITALIST

SỰ THAM LAM CỦA CON SÓI TƯ BẢN HOANG DÃ HAY NHÂN VĂN CỦA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI (Part 2)

American Factory (2019) - IMDb

“Thà tôi đóng cửa nhà máy hơn là phải thành lập công đoàn ở đây” – đó là câu nói chỉ đạo của ông Cao
khi các quản lý người Trung quốc báo cáo ông về nguyện vọng của công nhân Mỹ. Tổng số tiền đầu tư
cho nhà máy này vào thời điểm ông ta nói vậy là khoảng 500 triệu USD.

Phim chuyển qua cảnh một đoàn nhân viên cấp cao người Mỹ sang head quarter của PHÚC DIỆU ở thành
phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc để dự tiệc the year end party. Ngoài việc dự tiệc cuối năm,
đoàn còn đi thăm và tìm hiểu cung cách làm việc của các nhà máy trong tập đoàn. Những gì mà các nhân
viên Mỹ quan sát được rất khác biệt với tập quán làm việc bên Mỹ. Ví dụ công nhân bốc thủy tinh vỡ
bằng tay. Họp hành thì có chào cờ và hát Tập đoàn ca (giống như Vingroup) và có hô khẩu hiệu. Trước
khi vào ca thì điểm danh kiểu quân đội thay vì safety minute talk như bên Mỹ. Họ biết công nhân ở đây
phải làm việc rất nhiều, một tháng chỉ được nghỉ 1 đến 2 chủ nhật. Việc làm thêm là yêu cầu bắt buộc và
công nhân thì chỉ biết tuân theo, muốn có ngày nghỉ để ở bên gia đình là điều khó khăn. Đặc biệt, đoàn
được giới thiệu gặp chủ tịch công đoàn đồng thời là bí thư đảng ủy, người là em vợ của chủ tịch Cao. Vị
bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch CĐ giới thiệu với đoàn về vai trò của Công đoàn trong văn phòng công
đoàn. Bức tường sau ghế của vị chủ tịch này có bức tranh khẩu hiệu vẽ 2 bánh răng ăn khớp, 1 bánh là
tổ chức đảng, bánh kia là tổ chức công đoàn…Không có một lời bình nhưng người xem dễ nhận ra sự
tương phản về câu chuyện công đoàn ở công ty Phúc diệu bên Dayton USA và bên Phúc Châu Trung
Quốc.

Còn lời bình của tôi là công đoàn của Phúc Diệu ở Trung quốc là cánh tay nối dài của đảng ủy. Cả 2 công
cụ này đều dùng để phục vụ mục đích chính là lợi nhuận. Cuộc sống của công nhân bị mất cân bằng, cán
cân nghiêng hẳn sang cái đĩa “công việc” trong khi nhân viên Mỹ muốn cái cán cân là phải thăng bằng,
thực tế cái cân “work/life” của họ đã đạt được trạng thái cân bằng. Người Mỹ làm việc để hưởng thụ,
Người Trung Quốc làm việc là để kiếm tiền!

Trở lại nhà máy bên Mỹ, điều kiện làm việc của công nhân ngày càng khắc nghiệt, những công việc trước
đây cần 2 người thì giờ cắt giảm đi 1 người. Các công nhân làm việc trong môi trường cực kỳ nóng bức
không có đồ bảo hộ và nghỉ ngơi thích hợp. Những công nhân nghỉ ốm dài bị đuổi việc, tai nạn lao động
đã xảy ra gây bức xúc. Phụ trách an toàn của công ty là một người Mỹ phản ánh ông ta làm cho GM 15
năm mà không biết tai nạn lao động là gì…Các thay đổi điều kiện làm việc làm cho nhân viên bản địa bức
xúc, từ đó họ càng mong muốn có công đoàn và vận động thành lập công đoàn.

Về phía nhân viên Trung Quốc, họ đã xây dựng được một mạng lưới giám sát ngầm nhằm theo dõi thái
độ của nhân viên Mỹ được cho là không có lợi cho mục tiêu lợi nhuận chủ tịch Cao. Các nhân viên Mỹ lần
lượt bị buộc nghỉ việc vì những lý do lãng nhách. Hai ông Chủ tịch và phó chủ tịch người Mỹ của Phúc
Diệu American bị đuổi việc. Thay vào đó là một người Trung quốc đã sống ở Mỹ hơn 20 năm, một người
rất hiểu văn hóa làm việc của công ty Mỹ. Ông ta cho tiến hành bỏ phiếu về thành lập công đoàn. Nhân
viên Mỹ đã thất bại trong vụ này với trên 800 phiếu chống (Từ nhân viên Trung quốc) và trên 400 phiếu
thuận (từ nhân viên Mỹ). Phim không có lời bình về việc này nhưng người xem có thể thấy ông chủ tịch
mới của công ty đã có nước cờ cao, đó là tiến hành “trưng cầu dân ý” về thành lập công đoàn khi biết
trước 100% là mình sẽ thắng và biết rằng nhân viên Mỹ vốn có thói quen tuân thủ cao nên họ chấp chận
kết quả bỏ phiếu mà không có bất kỳ một chống đối gì.

Một tính toán khác của ông chủ tịch mới là ông đuổi dần những nhân viên có tuổi và tuyển những người
trẻ đang cần việc làm vào thay thế. Nhân viên trẻ không có kinh nghiệm sống, họ cần việc làm hơn là cần
sự hài hòa. Do đó ông ta đã thắng trong vụ biểu quyết bỏ công đoàn.

Năm 2018 là năm mà Phúc Diệu American có lãi sau 4 năm vất vả. Năm 2018 cũng là năm mà có tai nạn
chết người đầu tiên ở đây. Mặc dầu bị phạt rất nhiều vì vấn đề an toàn và môi trường nhưng Phúc Diệu
American tiếp tục tiến lên ngay trên đất Mỹ, họ đã áp đặt được lề lối làm việc của tư bản hoang dã ngay
trên xứ mà giới lao động Mỹ phải mất hàng chục năm mới xóa bỏ được.

Nếu cứ đà này, Trung quốc sẽ chinh phục được nước Mỹ, con đại bàng trắng sẽ bị mũi tên 5 ông sau tàu
bắn rụng có ngày.

May cho nước Mỹ sau đó là sự xuất hiện của Trump trên chính trường. Với khẩu hiệu Make America
Great Again! Chắc chắn những công ty trung quốc trên đất Mỹ như Phúc Diệu America sẽ bị giám sát
chặt chẽ.

P/S: Bộ phim này do công ty của vợ chồng cựu tổng thống Obama sản xuất ( Barack and Michelle
Obama's production company).

Trên trang Rotten Tomato – trang web của Mỹ chuyên về phê bình & xếp hạng các bộ phim Mỹ có
một lời bình “Billionaire from "communist" China buys former GM plant and pays workers less
than what McDonald's pays. Evidence that capitalism victimizes workers across the planet,
whatever the ideology.”

Dịch là “Tỷ phú từ Trung Quốc cộng sản mua nhà máy GM cũ và trả lương cho công nhân ít
hơn số tiền McDonald trả. Bằng chứng cho thấy chủ nghĩa tư bản biến công nhân trên khắp
hành tinh thành nạn nhân, bất kể hệ tư tưởng nào”.

Lời bình trên là về chủ nghĩa tư bản của Trung quốc bi giờ. Nếu chiếu sang lý tưởng mà đảng
cộng sản TQ đang theo đuổi thì đây là một thứ gì đó của nhân loại.

You might also like