Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

CÂY TRE – SỰ XUẤT SẮC VỀ CƠ HỌC ỨNG DỤNG CỦA THIÊN NHIÊN

Cây tre là một tạo vật có kết cấu thông minh bậc nhất mà Mẹ thiên nhiên sáng tạo ra. Hồi năm thứ 3,
thầy Đào Vũ Hùng giảng viên môn sức bền vật liệu và là một chuyên gia hàng đầu về vật liệu thời đó,
đồng thời cũng là “Máy chém” của mùa thi trong mắt sinh viên hàng hải, trong một tiết học của môn Sức
bền vật liệu (Sức bền vật lộn) đã đề cập đến cây tre về khả năng tuyệt vời chịu lực uốn, lực nén cũng như
xoắn của nó.

Những thanh / xà (beam) với tiết diện nào thì có khả năng chống uốn tốt nhất? Cơ học vật liệu cho thấy
beam chữ I (chữ hoa) có khả năng chịu mômen uốn tốt nhất nhưng chỉ theo một mặt phẳng uốn nhất
định. Nếu chọn loại beam để chịu mô ment uốn cho 2 mặt phẳng vuông góc thì đó là thanh có tiết diện
hình chữ nhật. Nhưng nếu muốn lực uốn tác động theo bất kỳ chiều nào thì beam cũng chịu được tốt,
thì hãy chọn loại beam có tiết diện tròn.

Vì là thứ đứng giữa trời, nơi gió thổi bát phương tứ hướng, tròn 360 o nên Mẹ thiên nhiên không chọn
tiết diện chữ I, hình vuông, mà đã chọn cho cây tre tiết diện chịu lực uốn tối ưu nhất, đó là hình tròn.

Thế đã nói đủ về sự xuất sắc của Mẹ thiên nhiên chưa?

Chưa!

Qua thực nghiệm thử độ bền uốn, beam có hình tròn có vành ngoài chịu ứng suất uốn nhiều nhất và
giảm dần vào trong. Lõi của nó thì ứng suất bằng không. Mẹ thiên nhiên đã tạo ra than cây tre có lớp vỏ
ngoài dai, dẻo và bền hơn phía trong đồng thời rỗng giữa. “Rỗng giữa” nhằm giúp cho cây tre không phải
tốn thức ăn nuôi phần đó, đồng thời làm giảm sức nặng của bản thân cây tre.

Hình minh họa (hình tròn) có vành đỏ màu xanh thể hiện ứng suất lớn, màu xẫm dần ứng suất nhỏ đi.

Tới đây đã nói đủ về sự xuất sắc của Mẹ thiên nhiên chưa?

Vẫn chưa!

Chi tiết kết cấu sau rất đặc biệt, không loại cây nào có. Con người đã bắt chước để đóng tàu nổi tàu
ngầm cũng như máy bay, đó là cứ cách vài chục phân một thân tre lại có một chi tiết nối ngang tiết diện
bên trong thân của tre. Nó không có tên gọi, tác dụng là làm tăng độ cứng kháng uốn lên nhiều lần. Dân
gian gọi cái phần có nó là “đầu mấu”, đầu mấu giúp thân tre không bị dập bẹp khi bị gió bẻ cong quá
mức.

Thêm một tình tiết nữa giúp tre có thể tồn tại và phát triển, đó là tre sống theo cụm. Bạn trồng một cây,
tự nó sẽ mọc thêm nhiều cây nữa, thành khóm. Khi tre thành khóm, chả có cơn bão nào có thể bẻ gẫy
nó. Trong đời bạn đã bao giờ thấy tre bị gãy hoặc bật gốc vì bão chưa? Chưa! đúng không?

You might also like