Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Ngày xưa, trong dân gian lưu truyền câu chuyện “ Chuyện người con gái Nam

Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ kể về một người phụ nữ hiền hậu nết na nhưng lại
phải chịu một nỗi oan “tai bay vạ gió” mà mình không hề gây ra mà chỉ vì người
chồng mang tính đa nghi, nhỏ nhen. Câu chuyện kể về một người con gái đức hạnh
tên là Vũ Thị Thiết. Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, sinh ra và lớn lên trong một gia
đình làm nông nghèo, mẹ mất sớm, chỉ có hai cha con nương tựa vào nhau mà sống.
Cuộc sống tuy có những khó khăn về vật chất nhưng hai cha con luôn sống vui vẻ,
hạnh phúc bởi họ dành cho nhau tình cảm yêu thương chân thành. Vũ Thị Thiết là một
người con có hiếu, luôn có ý thức phụng dưỡng cha. Cuộc sống có lẽ cứ bình lặng trôi
qua như vậy nếu như Vũ Thị Thiết không đến tuổi lập gia đình.
Một ngày nọ có một chàng trai họ Trương, tên Sinh ở làng bên sang hỏi cưới
Vũ Thị Thiết. Mặc dù nàng không muốn kết hôn vì không yên tâm để người cha đã
già yếu sống một mình, nhưng trước lời khuyên răn của cha là con gái lớn thì phải gả
chồng, Hơn nữa, cha nàng có thể tự lo cho mình, nếu nàng lấy chồng thì cha nàng
cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc., nếu nàng vẫn cố chấp không chịu lấy thì chính là một
đứa con bất hiếu, làm cho cha buồn phiền, bị bà con hàng xóm đàm tiếu, dị nghị. Vũ
Thị Thiết đã đồng ý theo Trương Sinh về nhà
Một tuần sau, Vũ Thị Thiết đã trở thành vợ của Trương Sinh qua một lễ cưới
nhỏ. Vì 2 bên gia đình đều nghèo khó nên cũng chỉ làm mâm cơm đạm bạc mời bà
con hàng xóm chung vui. Cuộc sống hôn nhân của Vũ Thị Thiết vô cùng hạnh phúc
và yên bình bởi nàng là một người con gái biết đạo lí, sống tình nghĩa Nàng coi mẹ
chồng cũng như mẹ đẻ của mình, luôn sẵn sàng chăm sóc, phụng dưỡng về sau.
Biết chồng có tính đa nghi, hay ghen nên Vũ Nương luôn luôn giữ gìn khuôn
phép và coi Trương Sinh là người chồng mà mình sẽ suốt đời gắn bó, yêu thương nên
cả hai vợ chồng chưa lúc nào bất hòa. Cuộc sum vầy của đôi vợ chồng son chưa được
bao lâu thì Năm ấy, đất nước xảy ra nhiều cuộc chiến tranh vô nghĩa nhằm mục đích
sát phạt, tranh giành đất đai, quyền lợi, Trương Sinh được lệnh phải lên đường đi lính,
bổ sung lực lượng cho quân triều đình.
Là một người dân của đất nước, Trương Sinh không thể không thực hiện trách
nhiệm của mình. Nhưng chàng không đành lòng để vợ và người mẹ già của mình ở lại
mà lên đường. Cuộc chia li của Vũ Thị Thiết và Trương Sinh bịn rịn, lưu luyến đầy
nước mắt, Trương Sinh dặn dò Vũ Thị Thiết ở nhà chăm sóc, phụng dưỡng cho mẹ
già, chăm lo cho gia đình đợi chàng chiến thắng trở về. Và khi ấy hai người sẽ cùng
nhau xây dựng nên một mái nhà hạnh phúc của riêng mình. Vũ thị Thiết tuy rất buồn
vì phải xa người chồng của mình thương yêu. Nàng biết được chuyến đi này sẽ vô
cùng nguy hiểm, bởi sự ác liệt của chiến tranh nào có buông tha cho ai bao giờ.
Vũ Nương không mong Trương Sinh quay trở về trong vinh hoa, phú quý, chỉ
mong khi chàng trở về sẽ mang theo được hai chữ bình yên. Những người tiễn Trương
Sinh nghe lời Vũ Nương không ai cầm được nước mắt. Nàng còn đứng ở đó trông
theo bóng của chồng mãi đến khi bóng Trương Sinh khuất hẳn mới quay trở về.
Lúc bấy giờ nàng đang có mang, Trương Sinh đi chưa được bao lâu thì Vũ
Nương sinh ra một đứa con trai kháu khỉnh, đặt tên là Đản. Thoắt cái đã nửa năm Vũ
Nương xa chồng nhưng nàng lúc nào cũng mong nhớ và chờ đợi tin của chàng. Người
mẹ già cũng vì thương nhớ con trai mà sinh bệnh. Một mình nàng vừa phải lo việc
nhà cửa ruộng vườn, vừa chăm lo cho hai người thân, một già một trẻ nhưng Vũ Thị
Thiết đều hoàn thành một cách chu toàn, chưa bao giờ kêu than dù chỉ một tiếng.
Nàng chăm sóc tận tình cho người mẹ chồng, lúc ốm đau bệnh tật nàng không rời mẹ
nửa bước, dù trong nhà không còn tiền nhưng nàng vẫn cố gắng đi mượn của những
người hàng xóm để lo tiền thuốc thang cho người mẹ bệnh tật. Song bệnh tình mỗi
ngày một nặng, bà không qua khỏi. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, bà đã trối lại với
nàng rằng đời ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Sau này, trời xét lòng thành, ban cho
phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, như
con đã chẳng phụ mẹ. Vũ Nương đã lo ma chay, tế lễ cho bà chu đáo như đối với cha
mẹ đẻ.
Bà cụ mất, ở nhà chỉ còn hai mẹ con. Vũ Nương mỗi tối ôm con, thường hay
đùa trỏ bóng của mình trên vách nhà và nói với bé Đản đó là cha của nó. Sở dĩ nàng
nói thế phần vì để vơi đi nỗi nhớ chồng, phần vì đứa con khỏi tủi thân khi thiếu vắng
bóng người cha trong nhà. Năm sau, nạn giặc giã cũng được dẹp yên, Trương Sinh
sống sót trở về quê. Biết tin mẹ đã mất, chàng bế con ra mộ mẹ thắp nhang. Đứa con
quấy khóc, chàng dỗ dành: – Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn
khổ lắm rồi. Đứa con nhìn chàng đăm dăm rồi hỏi: – Thế ra ông cũng là cha tôi ư?
Ông lại biết nói, chứ không như cha trước đây chí nín thin thít.
Vốn sẵn tính đa nghi, Trương Sinh cho rằng vợ có tư tình với người đàn ông
khác trong khi mình vắng nhà nên đùng đùng nổi giận, gọi Vũ Nương tra hỏi.  Mối
nghi ngờ trong lòng Trương Sinh ngày càng lớn và không có cách nào gỡ ra được.
Chàng đã về nhà nặng lời nhiếc móc, trách mắng vợ. Mặc cho vợ hết lời giải thích,
minh oan, họ hàng làng xóm bênh vực và biện minh cho nàng nhưng cũng chẳng ăn
thua gì cả. Cuối cùng, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong
sạch của mình. Nàng về nhà tắm gội sạch chay, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời
mà than: "Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay
buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin thần chứng giám. Thiếp nếu đoan
trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin
làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng, dối con, dưới xin làm mồi
cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ". Nói
rồi nàng gieo mình xuống sông mà chết.

Trương Sinh tuy giận nhưng thấy nàng tự vẫn cũng động lòng thương, thuê
người tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy đâu cả. Trong một đêm không vắng vẻ,
chàng ôm con dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con trỏ bóng chàng trên vách và bảo là
cha mình. Bấy giờ Trương Sinh mới hiểu ra nỗi oan khuất của Vũ Nương nhưng tất cả
đã quá muộn.

Lại nói về Vũ Nương, sau khi gieo mình xuống sông, được các nàng tiên trong
cung nước thương mình vô tội nên đã rẽ một đường nước để nàng thoát chết và trở
thành cung nữ của Linh Phi, vợ vua biển Nam Hải. Ở dưới thủy cung, Vũ Nương gặp
được Phan Lang, người cùng làng cũng là ân nhân cứu mạng của Linh Phi. Hai người
đã trò chuyện với nhau, khi Linh Phi sai người rẽ nước đưa Phan Lang trở về, Vũ
Nương đã gửi một cây hoa vàng và nhờ Phan Lang chuyển lời tới Trương Sinh rằng
hãy lập đàn giải oan rồi nàng sẽ trở về. Phan Lang về nói lại với Trương Sinh, chàng
không tin cho đến khi nhìn thấy chiếc hoa vàng của vợ. Chàng bèn lập đàn giải oan ở
bến sông Hoàng Giang.
Chàng dõi mắt nhìn ra xa, chỉ thấy chiếc kiệu sơn son trên có Vũ Nương ngồi,
xung quanh có rất nhiều tiên nữ cứ thấp thoáng ẩn hiện giữa dòng. Văng vẳng trong
gió là tiếng nói quen thuộc, tha thiết của Vũ Nương: Thiếp xin chàng hãy cố gắng
nuôi dạy cho con trai của chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Thiếp luôn nhớ tới hai cha
con nhưng không thể trở về cõi trần được nữa! Chuyện đã qua rồi, chàng đừng phiền
muộn làm chi mà tổn hao sức khỏe! Chào chàng, thiếp đi đây!
Trương Sinh đau đớn như đứt từng khúc ruột. Chàng lấy tay áo lau nước mắt và
bàng hoàng khi thấy tất cả đã biến mất, chỉ còn dòng sông lặng lẽ chảy về biển cả
trong bóng chiều đang sẫm lại.

You might also like