trắc nghiệm Lttctt

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ

 Tiền thực: Vàng, bạc


 Loại tiền giấy được sử dụng ở hầu hết các quốc gia hiện nay trên thế giới là: Tiền giấy
bất khả hoán
 “Tiền được sử dụng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác” – đây là
Chức năng thước đo giá trị của tiền tệ.
 Điều kiện ra đời của tài chính: Chỉ cần tiền tệ ra đời, tài chính sẽ xuất hiện
 Tài chính được hiểu là: Quan hệ kinh tế gắn liền với sự vận động của tiền
 Điều kiện ra đời của tiền tệ: Sự phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất
 Tính thuần nhất: tổng giá trị không đổi khi chia nhỏ
 Loại tiền tệ được lưu thông với giá trị trao đổi cao hơn nhiều so với giá trị nội tại:
Tiền giấy.
 Khả năng thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt của người sở hữu là thuộc tính Giá trị sử dụng
của tiền tệ.
 Phương tiện tiền tệ do pháp luật quy định ở Việt Nam là: Tiền giấy, tiền đúc bằng kim
loại và bút tệ
 Tiền ghi sổ (bút tệ) có đặc điểm nào Là tiền phi vật chất; không có giá trị nội tại
 Tiền không phải là mục đích trao đổi
 Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi cần phải: Không cần có đầy đủ giá
trị nội tại.
 Tiền tệ có các chức năng sau: Thước đo giá trị - phương tiện trao đổi - phương tiện
tích lũy
 Dấu hiệu giá trị là hình thái tiền tệ Lưu thông được là nhờ sự tín nhiệm, quy ước của
xã hội
CHƯƠNG 2: TÀI CHÍNH CÔNG
 Tài chính công có những vai trò: huy động nguồn tài chính cho quá trình hoạt động
của bộ máy nhà nước/ công cụ điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế.
 Bản chất của tài chính công: Các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị giữa nhà nước
và các chủ thể trong xã hội
 thu ngân sách nhà nước mang tính pháp luật cao Vì nó đóng vai trò là nguồn tài chính
ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đến khả năng tồn tại của bộ máy chính quyền
 Đặc điểm về thu ngân sách nhà nước trong cân đối: Chỉ bao gồm những khoản mà
nhà nước không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp, Mang
tính pháp luật cao, được thể chế hóa bằng chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước,
Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tồn tại và hoạt động hiệu quả của bộ máy chính quyền
 Hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nhà nước mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
khác không phải là đặc điểm của thu ngân sách trong cân đối.
 Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước là tổ chức bộ máy thu ngân
sách
 Thu ngân sách nhà nước mang tính pháp luật cao: vì nó đóng vai trò là nguồn tài
chính ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đến khả năng tồn tại của bộ máy chính
quyền.
 Các cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện tại bao gồm những cấp: ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương
 Tài chính công ra đời cần phải có hai điều kiện: sự tồn tại của nhà nước và sự tồn tại
của tiền tệ
 Thu ngân sách nhà nước được thực hiện chủ yếu dựa trên quyền lực chính trị của nhà
nước.
 Khi đăng ký quyền sở hữu đối với xe máy, chủ xe phải đóng một khoản tiền gọi là
“trước bạ”. Trong thu ngân sách nhà nước, khoản tiền này thuộc lệ phí
 Nền kinh tế bị suy thoái là lý do gây ra thâm hụt ngân sách. Loại thâm hụt này được
gọi là thâm hụt chu kỳ
 Tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước tồn tại ở đơn vị Đại học công lập
 Trái phiếu chính phủ là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của nhà nước đối
với trái chủ
 So với vốn ODA (Official Development Assistance), việc huy động vốn thông qua
phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường vốn quốc tế có ưu điểm Không phải chấp
nhận những điều kiện ràng buộc
 Một trong những đặc điểm của ODA là vay dài
 nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước là: Bội chi ngân sách nhà nước phải nhỏ hơn
chi đầu tư phát triển, Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được dùng cho chi đầu
tư phát triển, Tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên.
 Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước dùng cho chi thường xuyên không phải là
nguyên tắc cân đối NSNN
 Tài chính công được sử dụng như một công cụ của nhà nước để góp phần giải quyết
các vấn đề xã hội. Vai trò này được thể hiện Nhà nước có các hình thức trợ giúp trực tiếp
như chi trợ cấp xã hội, hình thức trợ giá gián tiếp đối với các nhu yếu phẩm
 Tài chính công được sử dụng như một công cụ của nhà nước để góp phần giải quyết
các vấn đề xã hội. Vai trò này được thể hiện: Nhà nước có các hình thức trợ giúp trực tiếp
như chi trợ cấp xã hội, hình thức trợ giá gián tiếp đối với các nhu yếu phẩm.
 Thu ngân sách nhà nước là các quan hệ phân phối nảy sinh trong quá trình nhà nước
dùng quyền lực chính trị để tập trung một bộ phận tổng sản phẩm quốc dân để hình thành
quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước.
 chính sách thuế có thể ảnh hưởng tới sự phát triển hay kiềm hãm nền kinh tế vì chính
sách thuế có thể thúc đẩy hay hạn chế sự tích lũy vốn của các chủ thể trong nền kinh tế
 “Thu lợi tức từ hoạt động liên doanh, liên kết” được xếp vào khoản thu hoạt động
kinh tế của nhà nước
 Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thặng dư ngân sách nhà nước là Nền kinh
tế đang rất thịnh vượng
 Thâm hụt ngân sách cơ cấu là Thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế đang
hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng
 Bội chi ngân sách nhà nước là trạng thái ngân sách phổ biến ở tất cả các quốc gia
 Nguồn thu từ thuế là quan trọng nhất trong tổng thu ngân sách nhà nước
 Tất cả các khoản thu vào ngân sách nhà nước đều phải được thực hiện dưới hình thái
tiền tệ
 Các nguồn tiền có thể tài trợ cho thâm hụt ngân sách: Nguồn tiền vay từ ngân hàng
trung ương, Nguồn tiền vay từ hệ thống ngân hàng thương mại, Nguồn tiền vay từ khu
vực phi ngân hàng trong nước và vay từ nước ngoài
 Nguồn dự trữ quốc gia không dùng để tài trợ cho thâm hụt ngân sách
 Nguồn Thu từ thuế là quan trọng nhất trong tổng thu ngân sách nhà nước
 Tất cả các khoản thu vào ngân sách nhà nước đều phải được thực hiện dưới hình thái
tiền tệ.
 thâm hụt ngân sách nhà nước Có thể mang lại kết quả tốt đối với nền kinh tế
 Năm ngân sách (năm tài khóa) luôn có độ dài bằng với năm lịch
 Vai trò cơ bản của tài chính công: Đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước,
Thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của nhà nước, Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
 tài chính công không có vai trò Bù lỗ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
 “Chi trả lương cho cán bộ, công chức nhà nước” là khoản chi thuộc chi thường xuyên
 “Thu từ khám, chữa bệnh của một bệnh viện công lập” được xếp vào Nguồn thu sự
nghiệp
 Dự trữ quốc gia được tiến hành thông qua phương thức bằng hàng hóa hoặc tiền tệ
 Dự trữ quốc gia được hình thành chủ yếu từ nguồn Ngân sách nhà nước
 Nợ của doanh nghiệp nhà nước không được chính phủ bảo lãnh không thuộc nợ công
 bản chất của ngân sách nhà nước không phải Hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước
luôn luôn được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp
 Ngân sách nhà nước là công cụ Phân bổ trực tiếp/ gián tiếp nguồn tài chính quốc gia
 bản chất của ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà
nước, Ngân sách nhà nước nhằm phục vụ lợi ích toàn xã hội, Ngân sách nhà nước luôn
vận động thường xuyên, liên tục
 Hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước luôn luôn được thực hiện theo nguyên tắc
hoàn trả không trực tiếp ko phải là bản chất của ngân sách nhà nước
 Năm ngân sách là quá trình lập, thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước
 Chính phủ có thể áp dụng biện pháp: đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, đánh thuế thu nhập
cá nhân và trợ cấp xã hội để giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư
trong xã hội.
 lệ phí mang tính hoàn trả trực tiếp
 Thông thường, dự toán thu NSNN trong năm tài khóa căn cứ vào yếu tố Tổng thu
nhập quốc dân (GDP)
 Nhân tố Khả năng xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên không ảnh hưởng đến chi
ngân sách nhà nước
 Nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước: Chế độ xã hội, Khả năng tích lũy của
nền kinh tế, Sự phát triển của lực lượng sản xuất
 Sự ra đời và tồn tại của ngân sách nhà nước gắn liền với sự ra đời và phát triển của
Nhà nước và nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ
 Tài chính công là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể trong xã
hội dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình nhà nước tạo lập, phân phối và sử
dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các
chức năng của nhà nước về mọi mặt.
 Đặc điểm của ngân sách nhà nước: Hoạt động của ngân sách nhà nước gắn liền với
quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở luật định ,
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước thực chất là sự phân chia nguồn lực tài chính
quốc gia, Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với việc thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ
 Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước mang tính hoàn trả trực tiếp là chủ yếu ko
phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước
 Giải pháp Vay ngân hàng trung ương để tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước sẽ
có ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ
 Chính sách tài khóa được hiểu là chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định và tăng
trưởng nền kinh tế thông qua công cụ thu chi ngân sách nhà nước
 Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước được sử dụng để chi cho khoản mục chi đầu
tư phát triển
 “Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết” và “thu tiền sử dụng đất” được đưa vào cân đối
ngân sách nhà nước
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện các
nghiệp vụ tín dụng nhà nước
 Công trái là công cụ vay nợ dài hạn của chính phủ
 “Chi xây dựng trường học công lập” là chi đầu tư phát triển
 Hoạt động Tăng lương cơ bản của công chức thuộc chính sách tài khóa?
 Phát hành tiền cơ sở, Quy định lãi suất trần, Quy định biên độ giao dịch chứng khoán
ko thuộc chính sách tài khóa
 Tài chính công đề cập đến các chủ đề Thu ngân sách, chi ngân sách, nợ công và chính
sách tài khóa
 Khi ngân sách đang trong trạng thái cân bằng hoặc bội chi, nếu giảm 1 đồng thuế,
đồng thời tăng 1 đồng chi tiêu công sẽ làm tăng 2 đồng nợ của chính phủ
 Chi thường xuyên của chính phủ nhằm mục đích Duy trì bộ máy quản lý của nhà
nước và trợ cấp, trợ giá cho người dân
 Năm tài khóa ở Việt Nam tính theo năm dương lịch và kéo dài từ ngày 01/01 đến
ngày 31/12 hằng năm
 Bội chi ngân sách nhà nước nên được bù đắp bằng phương thức Phát hành trái phiếu
chính phủ
 Chính phủ có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn cho ngân sách nhà nước

You might also like