Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


--------

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HAI TÌNH HUỐNG CÓ SỰ HIỂU LẦM/XUNG


ĐỘT VỀ VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP HOẶC CÔNG VIỆC GIỮA CÁ
NHÂN ĐẾN TỪ CÁC NỀN VĂN HÓA KHÁC NHAU.

Học phần: Quản trị đa văn hóa

Lớp HP: 2262ITOM1811

GVHD: Trương Quang Minh

Nhóm thực hiện: 05

Hà Nội - 2022

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 3
PHẦN 1. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN..............................................4
1. Tình huống 1......................................................................................................4
2. Tình huống 2........................................................................................................5
PHẦN 2. LUẬN GIẢI VỀ TÌNH HUỐNG................................................................6
2.1. Tình huống 1.....................................................................................................6
2.1.1. Lý do chọn tình huống................................................................................6
2.1.2. Lý do chọn 2 nền văn hóa Mỹ và Nhật......................................................6
2.1.3. Những bài báo cáo được sử dụng để làm luận cứ nghiên cứu khoa học.7
2.1.4. Nhóm câu hỏi tình huống...........................................................................9
2.2. Tình huống 2...................................................................................................11
2.2.1. Lý do chọn tình huống..............................................................................11
2.2.2. Lý do chọn hai nền văn hóa Mỹ và Trung Quốc....................................12
2.2.3. Làm rõ những bài báo cáo được sử dụng để làm luận cứ nghiên cứu
khoa học..............................................................................................................12
2.2.4. Nhóm câu hỏi tình huống.........................................................................17
KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
LỜI MỞ ĐẦU
Để chuẩn bị trở thành một nhà quản trị tương lai, có thể một ngày nào đó bạn sẽ
phải quản trị các nhóm làm việc bao gồm các thành viên đến từ những quốc gia, lãnh
thổ khác nhau. Khi đó, họ thường đòi hỏi nhà quản lý phải có những kỹ năng đặc thù,
đặc biệt khi trong nhóm xảy ra mâu thuẫn. Để giải quyết được điều đó, trước hết bạn
có một nhận thức đúng đắn trong việc quản trị nhóm đa văn hóa, sau đó bạn kết hợp
các kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề … để giải quyết êm ấm.
Hiện nay thực trạng môi trường làm việc tại Việt Nam sau những năm hội nhập
với kinh tế thế giới đã có những biến đổi to lớn. Nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia
gia nhập vào Việt Nam ngày vàng nhiều hơn kèm theo nguồn nhân lực từ các công ty
mẹ thuyên chuyển vào Việt Nam và nắm các vị trí then chốt trong quá trình xây dựng
nền tảng. Mặt khác các nhà đầu tư, ông chủ trong nước chi trả mức lương khá hấp dẫn
làm lực lượng nhân sự nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam. Do đó, vấn đề làm
việc với một nhóm nhân viên có quốc tịch khác nhau tại Việt Nam không còn là hiếm
thấy. Từ đó, các vấn đề phát sinh trong nhóm đa văn hóa cũng gia tăng. Để bắt kịp xu
hướng thời đại thế giới cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như cách
giải quyết vấn đề khi xảy ra xung đột trong quá trình làm việc

3
PHẦN 1. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
1. Tình huống 1
SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA TRONG CÔNG VIỆC
   James là trưởng phòng kinh doanh phân phối của một công ty kinh doanh đồ mỹ
nghệ có trụ sở ở New York, Mỹ. Trong thời gian tới, công ty anh ta có kế hoạch mở
rộng thị trường tại một số các quốc gia Châu Á và thị trường đầu tiên được Tổng giám
đốc nhắm tới chính là Nhật Bản và anh được điều đến chi nhánh Nhật Bản để làm việc.
Trước đó, công ty đã chinh phục rất thành công một số thị trường ở Châu Âu và Bắc
Mỹ. Cả hai lần này đều do James là người dẫn đầu nên anh rất được cấp trên tin tưởng
và giao việc. Chính bản thân anh cũng rất tự tin vì anh thấy rằng các quốc gia Châu Á
rất ưa chuộng các đồ dùng mĩ nghệ nên anh tin là lần này cũng sẽ thành công. 
     Trong những ngày đầu làm việc tại công ty, James đã rất ngạc nhiên khi có một số
công việc anh cho là mình có thể tự quyết định thì tại Nhật các nhân viên phải chờ
lệnh của cấp trên duyệt. Rất nhiều công ty Nhật Bản tuân thủ theo một câu thần chú
gọi là ho-ren-so. Horenso là phương pháp quản lý kết hợp các âm tiết đầu của 3 động
từ: Houkoku (báo cáo), renraku (liên lạc), soudan (trao đổi, tham khảo ý kiến). Điều
này có nghĩa rằng một nhân viên Nhật luôn luôn phải thông báo cho cấp trên của họ về
những gì họ làm. Mọi quyết định, dù lớn hay nhỏ đều phải đi qua một chuỗi những
mệnh lệnh và nhận được sự chấp thuận từ sếp của họ. Các nhân viên luôn phải báo cáo
ngay lập tức bất kỳ vấn đề nào với ông chủ của họ trước khi tự làm bất cứ điều gì. 
    Vào một lần nọ, đơn hàng ghế mây của một tiệm cà phê được yêu cầu giao đúng
hạn đã gặp phải vấn đề khi vận chuyển, đơn vị vận chuyển mà công ty đã ký hợp đồng
gặp tai nạn nhỏ trên đường vận chuyển. Nếu lúc này đợi công ty điều viện trợ đến sẽ
mất rất nhiều thời gian do chi nhánh gần nhất của công ty vận chuyển đó cũng phải
mất 2 tiếng đồng hồ mới tới nơi. Nếu vận tính cả thời gian chuyển hàng hóa thì cũng
mất 3 tiếng đồng hồ, như vậy sẽ bị chậm trễ trong việc giao hàng cho khách hàng. Lúc
này khi nhận được tin báo, James đang đi gặp đối tác và anh đã liên hệ ngay cho một
đơn vị vận chuyển khác gần đó và cho nhân viên vận chuyển hàng để giao hàng cho
khách. Mặc dù đơn vị vận chuyển mà công ty đã ký hợp đồng đã nói sẽ đưa viện trợ
đến, nhưng James không muốn bị lỡ đơn hàng này, nếu giao muộn có thể gây mất uy
tín của công ty. 
    Sau đơn hàng này, James đã được yêu cầu giải trình về việc tự ý chuyển đổi đơn vị
vận chuyển mà chưa có sự cho phép của các nhà quản trị cấp cao người Nhật. Các nhà
quản trị cho rằng James không tôn trọng họ, không tuân theo các quy tắc làm việc tại
Công ty  khi mà tự ý đổi đơn vị vận chuyển. James có giải thích đó là tình huống cấp

4
bách, mặc dù chuyện đã qua nhưng từ đó, James được yêu cầu khi có bất cứ quyết
định nào cần phải thông báo hết lên cấp trên mới được đưa ra quyết định. Điều này
khiến anh cảm thấy không được thoải mái và bị bó buộc và anh quyết định xin công ty
điều về trụ sở chính. 
Câu hỏi:
Câu 1: James đã gặp những khác biệt văn hóa gì?
Câu 2: Sự khác biệt văn hóa này có thể khắc phục như thế nào?
Câu 3: Từ câu chuyện của James, nói về văn hóa doanh nghiệp của Mỹ và Nhật?
2. Tình huống 2
KHÁC BIỆT VĂN HÓA ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÀM PHÁN THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
Nhà máy may Great Northern của Toronto (Canada) muốn tìm một nguồn cung
cấp áo sơ mi dành cho nam tại Trung Quốc. Qua sự giới thiệu của Jack - một thương
nhân người Mỹ, nhà máy may Great Northern của Toronto (Canada) đã lựa chọn
Wanda Garment  - một nhà sản xuất lớn ở Quảng Châu, chuyên cung cấp quần áo may
sẵn cho thị trường Hoa Kỳ. Nhà máy may Great Northern đã cử một quản lý cấp cao
cùng với Jack bay đến Quảng Châu để xác định hợp đồng mua bán áo sơ mi. Các cuộc
đàm phán với hàng may mặc của Wanda diễn ra rất thân thiện. Hai bên đã gặp nhau cả
tuần để thảo luận về cấu trúc vải, chỉ định kích thước màu sắc, đóng gói, vận chuyển,
giá cả, điều khoản thanh toán và các chi tiết khác của thỏa thuận lớn. Vật lộn với chu
kì đàm phán kéo dài này, Jack hy vọng sẽ ký kết được hợp đồng sớm. Trong các cuộc
đàm phán, Jack nghĩ rằng Wanda chưa từng xuất khẩu hàng may mặc sang Canada và
có thể không biết về các yêu cầu ghi nhãn của Canada. Ông giải thích với phía Wanda
Garment rằng tất cả hàng may mặc bán cho Canada phải dùng nhãn song ngữ tiếng
Anh và tiếng Pháp. Thông tin này đã gây ra một số lo ngại cho Wanda Garment. Họ
thường chỉ làm nhãn tiếng Trung và tiếng Anh và chưa có một kinh nghiệm nào về
việc làm nhãn song ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp. Tổng giám đốc Vương cười nói:
"Ông Jack. Tôi e rằng việc cung cấp nhãn hiệu song ngữ Anh - Pháp cho chúng tôi có
chút khó khăn. Vấn đề này cần nghiên cứu thêm." Jack nhắc lại rằng nhãn song ngữ
Anh Pháp được quy định bởi luật pháp Canada. "Hãy hiểu rằng chúng tôi thực sự
không có lựa chọn - luật đã quy định như vậy". Sau khi thảo luận ngắn với nhóm đàm
phán, Tổng giám đốc Vương một lần nữa mỉm cười và nói: "Ông Jack, chúng tôi sẽ
nghiêm túc xem xét yêu cầu của ông. Việc này sẽ khó khăn hơn. Nhưng tất nhiên,
chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề này." Jack rất vui khi giải quyết được

5
những chi tiết cuối cùng, ký hợp đồng mua bán và chính thức chia tay Tổng giám đốc
Wang và nhóm của ông.
Bảy tháng sau, Jack nhận được cuộc gọi từ Giám đốc kiểm soát chất lượng của
Great Northern. "Ông Jack, có một vấn đề. Không biết ông có biết sáu nghìn chiếc áo
sơ mi nhập khẩu từ Trung Quốc không? Ồ, họ đã sử dụng quần áo song ngữ. Các nhãn
đều đúng, nhưng họ sử dụng song ngữ tiếng Trung và tiếng Anh!”. Khi nghe điều này,
Jack hoàn toàn choáng váng. Ông cho rằng Wanda đã đồng ý cung cấp nhãn tiếng Anh
và tiếng Pháp.
Câu hỏi:
Câu 1: Sự hiểu lầm trong tình huống có liên quan đến vấn đề nào đã học trong học
phần?
Câu 2: Giải pháp để hạn chế hiểu lầm trong giao tiếp ?
Câu 3: Nguyên nhân nào gây ra hiểu lầm trên?
PHẦN 2. LUẬN GIẢI VỀ TÌNH HUỐNG
2.1. Tình huống 1
2.1.1. Lý do chọn tình huống
Ngày nay, thế giới ngày càng phát triển, nền kinh tế thị trường mở rộng, các
doanh nghiệp lớn trên thế giới có nhu cầu liên kết hợp tác, việc giao thoa giữa các nền
văn hóa là điều hiển nhiên. Chính vì vậy rất dễ dàng xảy ra các mâu thuẫn trong công
việc, giao tiếp do xung đột giữa các nền văn hóa khác nhau. Có thể nói tình huống này
chỉ rõ được những mâu thuẫn thường thấy trong các doanh nghiệp đa quốc gia do sự
khác nhau về văn hóa, cách sinh hoạt cũng như tính cách của từng đất nước.
Mỹ và Nhật là hai cường quốc trên thế giới và đặc biệt hơn họ có hai nền văn
hóa rất khác nhau. Tình huống được xây dựng nên có thể nói là điển hình, phù hợp và
thể hiện rõ những xung đột giữa 2 nền văn hóa Á- Âu.
2.1.2. Lý do chọn 2 nền văn hóa Mỹ và Nhật
Nhóm em cho rằng để làm rõ yêu cầu: xây dựng tình huống có sự hiểu nhầm/
xung đột về văn hóa trong giao tiếp/ làm việc, tình huống giả định nên mang tính điển
hình, thể hiện sự đối lập rõ ràng để tối ưu mục đích của đề tài
Từ lâu, Mỹ và Nhật được coi 2 cường quốc kinh tế trên thế giới, có số lượng
công ty đa quốc gia lớn (Mỹ: Apple, Procter & Gamble (P&G), PepsiCo Foods,
Abbott Laboratories,…; Nhật: Sony, Honda, Mitsubishi, Canon,…) và đều có nền văn

6
hoá riêng lâu đời, vừa mang những nét đặc trưng chung của phương Đông và phương
Tây.
Nhóm em chọn Nhật và Mỹ để thể hiện tình huống do thấy được 2 quốc gia có
thể đáp ứng yêu cầu đề bài. Không chỉ vậy, nhóm nhận thấy rằng từ việc phân tích tình
huống xung đột văn hóa trong giao tiếp/ làm việc của 2 quốc gia Nhật Bản và Mỹ,
nhóm có thể thể hiện phần nào sự khác biệt trong văn hóa làm việc của Phương Đông
và phương Tây nói chung 
2.1.3. Những bài báo cáo được sử dụng để làm luận cứ nghiên cứu khoa học
Để có những căn cứ khoa học chính xác cho việc xây dựng tình huống, nhóm
đã tìm hiểu các tài liệu học thuật nghiên cứu cụ thể về văn hóa Nhật Bản, Mỹ; song
song với đó là nghiên cứu một số điểm khác nhau cơ bản giữa văn hóa trong công việc
và trong ứng xử giữa phương Đông và phương Tây – nền tảng của văn hóa 2 quốc gia
trên. Từ đó nhóm đã rút ra những nét văn hóa trong ứng xử và tác phong làm việc cũng
như môi trường công sở của 2 nền văn hóa và tham khảo một số điểm nổi bật phục vụ
cho việc xây dựng tình huống.
Sau đây là những tài liệu mà nhóm đã tham khảo:
Về văn hóa Nhật Bản nói chung và phong cách làm việc ở Nhật Bản nói riêng:
Văn hóa ứng xử của người Nhật thể hiện qua thái độ, cử chỉ - hành động như
chào hỏi, giao tiếp, cảm ơn, xin lỗi, tặng quà, chiêu đãi, ứng xử trong công việc, trong
điện thoại, trong khen chê và nghệ thuật ứng xử thông qua ngôn ngữ tức là lời ăn tiếng
nói.
“Văn hóa ứng xử của người Nhật thể hiện qua thái độ, cử chỉ - hành động và ngôn
ngữ” - https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19249
Về văn hóa Mỹ nói chung và phong cách làm việc ở Mỹ nói riêng:
Văn hóa công sở của Hoa Kỳ thường ít trang trọng và ít phân cấp hơn so với
các quốc gia khác, phản ánh niềm tin của người Mỹ vào sự bình đẳng.
“American Cultural Studies: An Introduction to American Culture” -
https://www.pdfdrive.com/american-cultural-studies-an-introduction-to-american-
culture-e157925314.html
Về sự khác biệt văn hóa/ văn hóa làm việc giữa phương Đông và phương Tây nói
chung:
“Khác biệt văn hóa Đông Tây và giao tiếp liên văn hóa” -
https://js.vnu.edu.vn/FS/article/view/2538

7
Bài viết nhìn lại sự khác biệt văn hoá Đông - Tây trên một số căn cứ chung nhất
như quan niệm về tôn giáo, tri thức, và thời gian, cũng như sự khác biệt trong cái gọi
là tính cá nhân và tính tập thể - một phạm trù hay được nhắc đến để giải thích những
khác biệt về giao tiếp giữa những con người từ nền văn hóa phương Đông và văn hóa
phương Tây. 
“Văn hóa quản lý phương Đông và phương Tây: những so sánh bước đầu” -
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/16627/van-hoa-quan-ly-
phuong-dong-va-phuong-tay--nhung-so-sanh-buoc-dau.aspx
Ở phương Tây, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên tương đối bình đẳng.
Khi lãnh đạo đưa ra một vấn đề thì tất cả mọi người phải đưa ra ý kiến để giải quyết
vấn đề đó; đồng thời các nhân viên đều được trao quyền để thực hiện công việc của tổ
chức và tự chịu trách nhiệm về kết quả cho công việc của mình. Sự thành công của
doanh nghiệp ở phương Tây chủ yếu dựa trên các yếu tố như năng suất làm việc, tính
năng động của các nhân viên. Ở phương Đông, quyền lực tập trung chủ yếu vào nhà
lãnh đạo. Nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp phương Đông sẽ quyết định cần làm cái gì,
làm như thế nào và người thực hiện. Do đó, trách nhiệm của người lãnh đạo ở phương
Đông tương đối lớn, cấp bậc lãnh đạo càng cao thì khả năng gây ảnh hưởng đến nhiều
nhân viên trong tổ chức càng lớn. Sự thành công của doanh nghiệp phương Đông
thường chủ yếu quyết định bởi năng lực của người lãnh đạo. 
“Managing cultural differences (seventh edition)” -
https://www.pdfdrive.com/managing-cultural-differences-seventh-edition-global-
leadership-strategies-for-the-21st-century-managing-cultural-differences-
d156884407.html
Am hiểu những nền văn hóa khác nhau giúp cho nhà kinh doanh kết nối được
với những đối tác nước ngoài của họ. Các nhà kinh doanh thành đạt đều công nhận
tầm quan trọng của sự thấu hiểu văn hóa và ngôn ngữ trong kinh doanh quốc tế. Các
nhà quản lý có thể thu được lợi thế văn hóa bằng cách giữ cho bản thân không thành
kiến, hỏi nhiều hơn, và không vội vàng đánh giá về hành vi của những người khác.

“Văn hóa công sở Mỹ - Nhật, khác biệt và những rào cản (vnresource.vn)” -
https://blog.vnresource.vn/van-hoa-cong-so-khac-biet-va-nhung-rao-can/
8
2.1.4. Nhóm câu hỏi tình huống
Câu 1: James đã gặp những khác biệt văn hóa gì?
Khoảng cách quyền lực: Các nhân viên Nhật cũng tuân thủ theo một câu thần
chú gọi là ho-ren-so. Horenso là phương pháp quản lý kết hợp các âm tiết đầu của 3
động từ: Houkoku (báo cáo), renraku (liên lạc), soudan (trao đổi, tham khảo ý kiến).
Điều này có nghĩa rằng một nhân viên Nhật luôn luôn phải thông báo cho cấp trên của
họ về những gì họ làm. Mọi quyết định, dù lớn hay nhỏ đều phải đi qua một chuỗi
những mệnh lệnh và nhận được sự chấp thuận từ sếp của họ. Các nhân viên luôn phải
báo cáo ngay lập tức bất kỳ vấn đề nào với ông chủ của họ trước khi tự làm bất cứ điều
gì. Điều này cho thấy rõ khoảng cách quyền lực rất cao của Nhật Bản. Và James là
người nước ngoài cũng không ngoại lệ. Tình huống James tự ý chuyển đổi đơn vị vận
chuyển do tình huống cấp bách mà chưa có sự cho phép của các nhà quản trị cấp cao
người Nhật. Các nhà quản trị cho rằng James không tôn trọng họ, không tuân theo các
quy tắc làm việc tại Công ty. Trong môi trường công sở tại Hoa Kỳ, mối quan hệ giữa
lãnh đạo và nhân viên tương đối bình đẳng. Khi lãnh đạo đưa ra một vấn đề thì tất cả
mọi người phải đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề đó; đồng thời các nhân viên đều
được trao quyền để thực hiện công việc của tổ chức và tự chịu trách nhiệm về kết quả
cho công việc của mình. Sự thành công của doanh nghiệp ở Mỹ chủ yếu dựa trên các
yếu tố như năng suất làm việc, tính năng động của các nhân viên.
Né tránh sự bất định: Nhân viên ở Nhật Bản để ra quyết định dù là nhỏ nhất
phải được sự cho phép, xét duyệt của cấp trên. Do đó, James đã rất ngạc nhiên khi có
một số công việc anh cho là mình có thể tự quyết định thì tại Nhật các nhân viên phải
chờ lệnh của cấp trên duyệt. Như tình huống James tự ý thay đổi đơn vị vận chuyển do
đơn vị vận chuyển cũ gặp tai nạn khi giao hàng. Mặc dù đơn vị đó điều viện trợ đến
nhưng sẽ mất thời gian khiến cho đơn hàng đến trễ hẹn. Vì không muốn đơn hàng đến
muộn ảnh hưởng đến uy tín của công ty nên James đã quyết định thay đổi đơn vị vận
chuyển. Và tất nhiên, điều này không được lòng của các nhà quản trị công ty Nhật.
Khía cạnh né tránh sự bất định ở Nhật Bản rất cao (92%). Nhân viên Nhật sợ rủi ro
nên quyết định nào cũng cần thông qua cấp trên. Họ cũng rất tuân thủ các luật lệ,
nguyên tắc của công ty.
Câu 2: Sự khác biệt văn hóa này có thể khắc phục như thế nào?
Bên cạnh những quy tắc khó có thể thay đổi, nhưng Jame hay những đồng
nghiệp khác từ trụ sở công ty Mỹ sang đây làm việc và hoạt động có rất nhiều cách
thích ứng.

9
Công ty mẹ nên tìm hiểu văn hóa từ hai nơi và đưa ra những quy tắc phù hợp từ phong
cách làm việc đến đời sống sinh hoạt.
Trong tình huống trên, đây là hoàn cảnh đầu tiên xảy ra vấn đề khi mà trước khi
đến Jame không tìm hiểu kỹ văn hóa của nhà lãnh đạo ở Nhật, xảy ra tình trạng tự
động đưa ra quyết định mà không thông qua cấp trên, hay là báo cáo về vấn đề đó. Còn
nhà lãnh đạo người nhật, với văn hóa làm việc trong sự khác biệt giữa cấp trên cấp
dưới và tính quy tắc, ông đã không chấp nhận điều đó. Nhưng ở đây ông ấy chỉ nhắc
nhở Jame, chưa phạt. Để tránh tình trạng như Jame hiện tại hay về sau, chúng ta có
những phương hướng giải quyết như nhau.
Trước khi bước vào làm việc, đôi bên nên tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp của
các nước đối phương, thống nhất, nhất quán quan điểm, phong cách làm việc hay cả
việc ứng xử với nhau để đôi bên cùng có lợi.
Là một người dẫn đầu đoàn như Jame, anh ấy có trách nhiệm nhắc nhở mọi
người về việc chuẩn bị công tác tinh thần về văn hóa nơi mình sắp tới, để có thể tránh
những hiểu nhầm không đáng có. Lấy những điểm chung của văn hóa đôi bên để cùng
làm việc, và đưa ra những phương án giải quyết tối ưu nhất cho những khác biệt văn
hóa, không chỉ từ hoàn cảnh trên mà còn trong giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt hay công
việc.
Trong hoàn cảnh với Jame là người đến đất nước Nhật mở rộng thị trường thì
việc thích nghi và hòa nhập với văn hóa Nhật là điều không thể tránh khỏi, bởi nguồn
lực lao động chắc chắn chủ yếu ở nước địa phương mở chi nhánh đó, thay đổi số đông
rất khó khi văn hóa đã ảnh hưởng từ lâu đời. Tiếp thu những nền văn hóa mới để nhận
định đưa ra ưu và nhược điểm của nhau để cùng nhau phát triển.
Câu 3: Từ câu chuyện của James, so sánh sự khác nhau về văn hóa doanh nghiệp
của Mỹ và Nhật?
Công sở ở Nhật coi trọng hình thức hơn
Các nhân viên ở Mỹ được ăn mặc thoải mái hơn ở Nhật Bản. Người Nhật sẽ rất
ngạc nhiên khi ở Mỹ mọi người gọi nhau bằng tên riêng, bởi điều này ở Nhật bị coi là
bất lịch sự.
Nếu bạn đến gần ga Kasai ở Edogawa, một khu vực rất đông giới văn phòng,
bạn sẽ nhận ra rằng dân văn phòng ở Nhật không có khái niệm mặc đồ thoải mái đi
làm. Bạn cũng hoàn toàn không thể thấy những hành khách mặc đồ sáng màu nơi đây.
Hầu hết các doanh nhân ở Nhật sẽ mặc những bộ suit màu xám, navy hoặc đen.
Họ luôn luôn thắt cà vạt dù có đang trong mùa hè nóng nực. Bạn cũng sẽ thấy nhiều

10
phụ nữ mặc đồ giống hệt nhau: Áo sơ mi trắng cùng áo khoác màu đen hoặc xanh
navy, kết hợp cùng chân váy, tất, giày cao gót màu đen cùng tóc đuôi ngựa.
Nhân viên Nhật Bản phải được sự chấp thuận của cấp trên bất cứ khi nào họ đưa
ra quyết định
Nhân viên Nhật luôn luôn phải thông báo cho cấp trên của họ về những gì họ
làm. Mọi quyết định, dù lớn hay nhỏ đều phải đi qua một chuỗi những mệnh lệnh và
nhận được sự chấp thuận từ sếp của họ. Các nhân viên luôn phải báo cáo ngay lập tức
bất kỳ vấn đề nào với ông chủ của họ trước khi tự làm bất cứ điều gì.
Công sở ở Mỹ tôn trọng từng cá nhân còn công sở ở Nhật tập trung vào đội nhóm
Các nhà quản lý ở Mỹ có khả năng làm việc theo nhóm và tinh thần doanh
nghiệp nhưng họ đánh giá cao, tôn trọng sự tự do cá nhân. Điều họ quan tâm đầu tiên
là làm sao để thúc đẩy sự nghiệp của họ.
Ngược lại, các nước Đông Á lại quan tâm nhiều hơn đến nhóm làm việc. Do
ảnh hưởng văn hóa cấp bậc từ Nho giáo, nơi người ta được truyền bá rằng tổ chức là
điều thiêng liêng và các nhà lãnh đạo đều là những bậc hiền tài.
Nhân viên ở Nhật thường tiệc tùng với đồng nghiệp sau giờ làm:
Các đồng nghiệp ở Nhật Bản thường tụ tập nhóm sau giờ làm việc. Dù không
được đánh giá là cần thiết nhưng nó vẫn được mong đợi ở mức độ nhất định. Thêm
nữa, đây có thể là một cách hữu ích để tạo ra các mối quan hệ vững chắc và củng cố
con đường thăng tiến trong sự nghiệp.
Nhân viên thường làm việc thời gian dài và ít nghỉ ngơi:
Có một điểm chung giữa văn hóa làm việc ở cả Nhật và Mỹ là nhân viên phải
làm việc thời gian dài và không có nhiều kỳ nghỉ so với các nước phát triển khác.
Nhật Bản nổi tiếng với thời gian làm việc dài. Thậm chí nó còn thành một hiện
tượng ở đất nước mà mọi người đã chết vì làm việc quá nhiều. Nó được gọi là karoshi,
tức là "cái chết do làm việc quá sức".
2.2. Tình huống 2
2.2.1. Lý do chọn tình huống 
Mỗi đất nước trên thế giới đều mang một bản sắc văn hoá khác nhau. Điều này
không chỉ thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục của mỗi con người trên đất nước đó mà
còn qua cách họ giao tiếp, qua văn hoá ứng xử trong công việc và đời sống hàng ngày. 
Trong kinh doanh quốc tế, đàm phán là một vấn đề tất yếu. Và với điều kiện hội
nhập, đàm phán phát triển và trở nên phổ biến hơn, phức tạp hơn. 
11
Vậy sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng như thế nào đến đàm phán thương mại
quốc tế? Để làm rõ câu hỏi trên, nhóm 5 chúng tôi xin đưa ra tình huống trên để minh
hoạ cụ thể. Từ đó làm rõ được sự khác biệt văn hoá giao tiếp giữa phương Đông và
phương Tây hay giữa Trung Quốc và Mỹ ảnh hưởng lớn đến hoạt động đàm phán
thương mại quốc tế.
2.2.2. Lý do chọn hai nền văn hóa Mỹ và Trung Quốc
Với yêu cầu: xây dựng tình huống có sự hiểu nhầm/ xung đột về văn hóa trong
giao tiếp/ làm việc, nhóm em cho rằng tình huống giả định nên có tính điển hình, thể
hiện sự đối lập rõ ràng để tối ưu mục đích của đề tài.
Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, với
nhiều công ty đa quốc gia nên việc đàm phán thương mại quốc tế là việc sẽ xảy ra
thường xuyên. Cả hai quốc gia đều mang những đặc tính đặc trưng, nổi bật, điển hình
cho hai nền văn hóa Á-Âu. Vì vậy từ hai nền văn hóa cụ thể này có thể thể hiện được
phần nào sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh giữa phương Đông và phương Tây.
Trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, văn hóa, dù là tôn giáo, âm nhạc,
nghệ thuật hay y học, người Trung Quốc hoàn toàn khác với người phương Tây. nên
sẽ dễ dàng xảy ra hiểu lầm/xung đột về văn hóa trong giao tiếp/ làm việc.
2.2.3. Làm rõ những bài báo cáo được sử dụng để làm luận cứ nghiên cứu khoa
học
Văn hóa giao tiếp của Người Trung Quốc
https://123docz.net//document/4869023-van-hoa-giao-tiep-cua-nguoi-trung-
quoc.htm
Đặc trưng giao tiếp của người Trung Quốc là thường nói một cách hàm ý và
đầy ẩn ý trong giao tiếp. Người trung quốc không thích nói “không” một cách thẳng
thừng. Chẳng hạn, họ sẽ nói “thật bất tiện”, “việc này hơi khó, để tôi xem xét” thay vì
“không thoải mái” hay “tôi không làm được”. Người Trung Quốc không bao giờ nói
không với bất kỳ lời đề nghị nào hay lộ vẻ không đồng ý ra ngoài mặt. Họ luôn che
giấu tình cảm của mình thường là bằng một nụ cười mỉm hay cười to. Nếu có ai đó đáp
lại một lời đề nghị bằng cách nói “để sau” rồi sau đó quên mất thì điều đó thường có
nghĩa là họ không thể đáp ứng được lời đề nghị đó được. 
Như trong tình huống, giám đốc Vương đã nói: “Tôi e rằng việc cung cấp nhãn
hiệu song ngữ Anh - Pháp cho chúng tôi có chút khó khăn” và “Ông Jack, chúng tôi sẽ
nghiêm túc xem xét yêu cầu của ông. Việc này sẽ khó khăn hơn. Nhưng tất nhiên,

12
chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề này”. Tuy nhiên, Jack đã không hiểu
văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc nên đã gây ra sự hiểu lầm đáng tiếc.
Văn hóa làm việc của người Mỹ
https://aaevietnam.com/blog-du-hoc/ban-co-biet-ve-van-hoa-lam-viec-cua-
nguoi-my
Phong cách giao tiếp của người Mỹ là trực tiếp và trọng điểm. Điều này được
coi là quá thẳng thừng với một số người, nhưng người Mỹ cho rằng điều đó là thẳng
thắn đáng tin cậy và hiệu quả. Tuy nhiên, những lời chỉ trích trực tiếp sẽ không được
đón nhận. Sự bất đồng tốt nhất nên được đưa ra nhẹ nhàng (Tuy nhiên tôi thấy quan
điểm của bạn, tuy nhiên ....).Những điều về thu nhập, tuổi tác, chính trị và tôn giáo
thường được coi là điều cấm kỵ ở nơi làm việc của Mỹ. Nó tốt nhất không nên hỏi các
đồng nghiệp về những chủ đề này, hoặc đưa ra ý kiến. Thay vào đó chọn các chủ đề
trung lập như sở thích, giải trí, thể thao hoặc các hoạt động giải trí khác.
Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, dễ hiểu. Trong văn hóa giao tiếp, ứng xử
người Mỹ rất chú trọng sự thẳng thắn và phong thái thoải mái. Họ không thích sự dè
dặt và không đặt nặng các lễ nghi xã hội, miễn là trong các mối quan hệ này vẫn còn
sự tôn trọng lẫn nhau. Người Mỹ luôn thích trao đổi và nhận xét thẳng thắn nhưng vẫn
đi cùng sự tôn trọng. Mọi thứ đều được giải quyết một cách gọn gàng và không mất
quá nhiều thời gian bởi họ không thích sự vòng vo mà đi thẳng và không rời xa vấn đề.
Trong tình huống, Jack đã nói rằng: "Hãy hiểu rằng chúng tôi thực sự không có lựa
chọn - luật đã quy định như vậy". Điều này đã chứng tỏ được sự thẳng thắn và trực
tiếp, vốn là đặc trưng của người Mỹ.
Đàm phán với thương nhân Trung Quốc
https://www.academia.edu/36306022/
_123doc_dam_phan_voi_thuong_nhan_trung_quoc
Người Trung Quốc thường không nói thẳng: họ nói thế nhưng không hoàn toàn
là thế. Ví dụ như khi ai đó giới thiệu bạn với đối tác, hãy "cám ơn" họ, và nếu có thể
nên kín đáo gửi họ một khoản tiền nhỏ. Người Trung Quốc có thể xua tay nói không,
nhưng bạn đừng thấy thế mà "đóng hầu bao lại".Bạn cần biết kiên trì và nhẫn nại thì
mới có nhiều khả năng giành thắng lợi. Mặc Dù người Trung Quốc có thể không phản
ứng khi bạn tiếp xúc với họ hoặc làm như họ không quan tâm tới những gì bạn chào
mời, song nên nhớ  rằng, những hành động nỗ lực thu hút họ chú ý quan trọng hơn rất
nhiều những lời mời chào "suông" của bạn. Không giống cách kinh doanh của người
Mỹ, những cuộc đàm phán của người Trung Quốc phần lớn phụ thuộc vào mối quan
hệ và sự nhất trí khi ra quyết định. Một thương gia người Mỹ Suýt mất cơ hội kinh
13
doanh khi đối tác người Trung Quốc đặt ra thời hạn để ký hợp đồng. Nhưng cuối cùng
hợp đồng được ký sau khi hai bên đồng ý thay đổi một số đi nhỏ trong hợp đồng và giá
trị hợp đồng được kết thúc bằng hai số “88”, một con số may mắn.
Negotiating with Chinese: success of initial meetings is the key - Yunxia Zhu and
Bernard McKenna
https://www.researchgate.net/profile/BernardMckenna/publication/
43476250_Negotiating_with_Chinese_Success_of_initial_meetings_is_the_key/
links/09e4150b7da2dd0fca000000/Negotiating-with-Chinese-Success-of-initial-
meetings-is-the-key.pdf
Trung Quốc dường như là một trong những quốc gia thách thức nhất để tiến
hành đàm phán, theo Buttery và Leung (1998) nhận thấy rằng. Các doanh nhân
phương Tây khi tham gia đàm phán ở Trung Quốc thường phải đối mặt với thương
lượng đối thủ gay gắt dường như thiếu lịch sự và cân nhắc và tìm rằng các nhà đàm
phán Trung Quốc rất cứng rắn, khôn ngoan và ngoan cường ''. Với mục đích tìm kiếm
lý do tại sao đàm phán với người Trung Quốc gặp khó khăn trong kinh doanh phương
Tây con người, những tác giả này nhấn mạnh ảnh hưởng to lớn của văn hóa Trung
Quốc đối với phong cách đàm phán, mặc dù Ma (2006) đặt câu hỏi liệu điều này có
đúng như vậy không. Ví dụ, họ có điều tra các khía cạnh như Nho giáo, Đạo giáo, chủ
nghĩa tập thể, sĩ diện, kiên nhẫn, guanxi và địa vị xã hội. Trong số các khía cạnh này,
Nho giáo, khuôn mặt và guanxi được nghiên cứu thường xuyên nhất và được cho là
những yếu tố chính chi phối hành vi của các nhà đàm phán Trung Quốc. Chúng cũng
được sử dụng trong bài báo này để chỉ ra quan điểm của Trung Quốc vì chúng tôi đang
giải quyết thương lượng giữa các nền văn hóa. Quan trọng hơn nghiên cứu này sẽ xem
chúng trong mối quan hệ với các quá trình như là các cuộc đàm phán.  Woo và
Prud’homme (1999) chỉ ra một cách thích hợp, ‘‘ trong một cuộc đàm phán giữa các
nền văn hóa, ngoài điều cơ bản kỹ năng đàm phán, điều quan trọng là phải hiểu sự
khác biệt văn hóa và sửa đổi phong cách thương lượng cho phù hợp ''. Do đó, cuộc
thảo luận về liên văn hóa kích thước theo thứ tự.
Trong số các khía cạnh liên văn hóa khác nhau, ba khía cạnh được coi là có liên
quan đến đàm phán với người Trung Quốc vì họ nhấn mạnh vào phong cách giao tiếp
là cấp cao và văn hóa bối cảnh thấp và khoảng cách quyền lực của Hofstede cũng như
chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể kể từ khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa kinh tế
vào năm 1978 (Hall, 1976; Hofstede, 1991). Ngoài ra, Nho giáo cũng được thảo luận
vì những lý do rõ ràng để đối phó với Văn hóa Trung Quốc. Các khía cạnh văn hóa
này được coi là có liên quan đến cuộc đàm phán các quy trình. Ví dụ: nếu một nền văn
hóa có những kỳ vọng khác nhau về cuộc đàm phán các quy trình, các thành viên của
14
nền văn hóa này có thể có xung đột về nơi quy trình đầu tiên kết thúc và nơi bắt đầu
quá trình thứ hai.
Khác biệt chủ yếu giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa phương Tây
What are the major differences between Chinese and Western cultures?
https://www.quora.com/What-are-the-major-differences-between-Chinese-and-
Western-cultures/answer/Dahyun-1?
ch=10&oid=344750512&share=a3419acb&srid=7M0cx&target_type=answer
Trung Quốc và các nước phương Tây có sự khác biệt về văn hóa nhất định. Sự
khác biệt lớn nhất giữa hai bên là những ưu tiên của họ. Văn hóa Trung Quốc có xu
hướng ưu tiên kết quả hay đích đến trong khi xã hội phương tây chú trọng vào quá
trình hay phương thức hơn.
Trung Quốc quan tâm kết quả
Nói thẳng ra, Trung Quốc quan tâm đến tiền hơn. Đích đến lý tưởng mà mỗi
người dân Trung Quốc nỗ lực đạt được là làm sao để có nhiều tiền hơn. Đúng vậy, tiền
cực kỳ quan trọng trong văn hóa Trung Quốc bởi vì nó mang đến sự đảm bảo cho gia
đình. Họ không có mạng lưới an sinh xã hội để mà dựa dẫm vào. Và ký ức về những
thời kỳ khó khăn vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí của những thế hệ lớn tuổi.
Trong lĩnh vực kinh doanh, người Trung Quốc cũng năng động và cần cù hơn.
Có ít quy trình quy định cứng nhắc cần phải giải quyết hơn nên họ có thể tự xoay xở
tốt. Sự cạnh tranh trên mặt trận này cực kỳ khắc nghiệt bởi vì mọi người đều cấp tốc
muốn phát triển nhanh chóng, vượt lên trên và qua mặt đối thủ. Người Trung Quốc
cũng khá là thực dụng và chú trọng giải pháp. Vì văn hóa Trung Quốc tập trung vào
kết quả nên người ở đây có xu hướng thành công hơn trong cuộc đời. Họ giỏi “đạt
được” những thứ như giấy phép, hạn ngạch, đáp ứng deadline hay các tiêu chuẩn, yêu
cầu,…
Người phương Tây chú trọng phương pháp
Trong khi Trung Quốc quan tâm kết quả thì phương tây lại chú trọng phương
pháp hơn. Kết quả cũng quan trọng nhưng trong văn hóa phương tây, quá trình và cách
thức bạn sử dụng để đạt được kết quả đó còn quan trọng hơn. Đây là lý do tại sao ở
phương tây, hỏi ai đó kiếm được bao nhiêu là điều cấm kỵ. Việc người đó làm gì để
sống mới đáng nhắc đến. Trong kinh doanh, người Trung Quốc sẽ tập trung giảm thiểu
chi phí và gia tăng hiệu suất còn người phương tây, nhất là người châu Âu, sẽ quan
tâm nhiều hơn đến phương thức sản xuất của sản phẩm và việc sản phẩm đó cung cấp
cho người dùng giá trị trải nghiệm ra sao.

15
Để minh họa cho vấn đề này, chúng ta hãy xem xét ví dụ về đồng hồ. Đồng hồ
Quartz được hoàn thiện bởi người Nhật, một dân tộc có nền văn hóa phương đông
tương tự Trung Quốc. Đây là một bước đột phá bởi nó chính xác hơn đồng hồ cơ. Ví
dụ hoàn hảo cho việc tập trung vào kết quả. Kết quả đáng mong ước nhất của chiếc
đồng hồ là báo giờ càng chính xác càng tốt với mức chi phí thấp nhất có thể. Tuy
nhiên, liệu một chiếc Casio G-Shock có thể khơi gợi ra trải nghiệm và cảm xúc tương
tự như những gì một chiếc Rolex hay Vacheron Constantin có thể làm được không?
Có lẽ là không. Dù rằng đồng hồ cơ ít chính xác hơn, vẫn có điều gì đó đặc biệt trong
cách thức sản xuất và cả bề dày lịch sử của chúng, mà một chiếc Casio không bao giờ
có thể so sánh được.
Trong văn hóa phương tây, cảm xúc hay trải nghiệm là quan trọng, còn trong
văn hóa phương đông, những điều đó lại thường bị kìm nén xuống. Người phương tây
sẽ nói “này cậu cảm thấy thế nào?” “cậu thấy sao về xyz?” Điều này hiếm thấy ở
Trung Quốc.
Vì văn hóa phương tây chú trọng cách thức nên đó là một xã hội tuân theo chủ
nghĩa hợp pháp hoặc cực kỳ ưa tranh chấp. Ở phương tây, một công ty phải chịu ước
thúc bởi các quy trình hoặc quy tắc nhất định. Chẳng hạn, họ phải tuân theo luật bảo
vệ động vật khi sản xuất đồ da. Vì thế nói chung chi phí để hoàn thành công việc ở
phương tây sẽ lớn hơn. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp đã chuyển công xưởng
sang Trung Quốc, nơi mà các quy định còn lỏng lẻo.
Người phương tây có xu hướng tò mò ham tìm hiểu hơn. Từ trước đến nay khoa
học vẫn là thế mạnh của văn hóa phương tây. Và khoa học thực ra liên quan đến việc
tách biệt mọi thứ và tìm hiểu cách thức hoạt động, học hỏi quá trình và cơ chế của
chúng. Trong khi người phương tây rất giỏi phát minh ra các ý tưởng và cơ sở lý
thuyết mới thì người Trung Quốc lại là những chuyên gia thương mại hóa các ý tưởng
đó và triển khai vào thực tế. Để tóm gọn nền kinh tế toàn cầu ngày nay: Phương tây
cung cấp các thiết kế, Trung Quốc thực hiện các thiết kế đó. Cụ thể là iPhone hay các
tòa nhà chọc trời ở Thượng Hải.
The Study of Cultural Differences on International Business Negotiations
between China and Western Countries (Nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa trong
đàm phán kinh doanh quốc tế giữa Trung Quốc và các nước phương Tây) – của
ZHENGZHU YANG
https://e-research.siam.edu/wp-content/uploads/2021/02/IMBA-2020-IS-The-
Study-of-Cultural-Differences.pdf
Sự khác biệt về trao đổi ngôn ngữ

16
Ngôn ngữ và văn hóa của một dân tộc có mối quan hệ rất mật thiết. Trong giao
tiếp ngôn ngữ, nhà ngôn ngữ học Hall cung cấp cho chúng ta một phương tiện hữu
hiệu khác để xem xét những điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa trong cả cái
nhìn sâu sắc và giao tiếp. Ông chia xã hội thành xã hội ngữ cảnh cao và thấp theo mức
độ trực tiếp của ngôn ngữ biểu đạt. Giao tiếp trong xã hội có ngữ cảnh cao, hầu hết
việc trao đổi thông tin đều được mọi người biết đến, và giao tiếp bằng ngôn ngữ chỉ
chiếm một phần nhỏ; có nghĩa là, trong nền văn hóa bối cảnh cao, mọi người khá nhạy
cảm với những thay đổi tinh vi của thông tin. Giao tiếp trong một xã hội có ngữ cảnh
thấp thì ngược lại. Nó giao tiếp thông qua ngôn ngữ rõ ràng và một lượng lớn thông
tin. Các nhà đàm phán từ các quốc gia có văn hóa ngữ cảnh cao có thể chọn cách diễn
đạt ý tưởng của họ một cách uyển chuyển. Để hiểu ý nghĩa thực sự của câu nói, họ
phải hiểu tình huống khi họ nói. Các nhà đàm phán của các nước có nền văn hóa có
ngữ cảnh thấp thích thẳng thắn hơn. Diễn đạt ý kiến một cách đơn giản, dễ hiểu, không
có ẩn ý. Do đó, khi các nhà đàm phán từ hai nền văn hóa khác nhau này đàm phán với
nhau có thể có sự hiểu lầm lớn khi đàm phán.
Các phong cách ngôn ngữ của ngữ cảnh cao và ngữ cảnh thấp có thể được chia
thành: gián tiếp trực tiếp, chi tiết xe hơi đơn giản, cá nhân môi trường và công cụ cảm
xúc. Hall tin rằng văn hóa Trung Quốc là văn hóa có bối cảnh cao vì văn hóa ẩn chứa
nhiều thông tin trong một cuộc trò chuyện rõ ràng. Người Trung Quốc không thể hiện
trực tiếp cảm xúc của mình bằng lời nói, nhưng người phương Tây thể hiện một cách
đơn giản và rõ ràng để tránh hiểu lầm. Những khác biệt văn hóa này được phản ánh
trong nhiều hành vi ngôn ngữ, chẳng hạn như chào hỏi, chào, giới thiệu, ca ngợi, thái
độ, lời mời, cuộc hẹn, từ chối và chia tay. Ví dụ, nếu một sinh viên Trung Quốc biết
rằng giáo viên người Mỹ của mình bị ốm, anh ta sẽ quan tâm nói, "Bạn nên trở thành
một bác sĩ!" Anh không nhận ra rằng điều này sẽ khiến giáo viên người Mỹ của anh rất
không hài lòng vì bộ não của giáo viên ở Mỹ. Rất đơn giản để gặp bác sĩ khi bạn bị
bệnh. Ở phương Tây, nếu mọi người đang được đề cập trong một số vấn đề nhỏ, rõ
ràng là người đưa ra ý kiến nghi ngờ khả năng của bên kia, vì vậy điều này sẽ làm tổn
thương lòng tự trọng của người kia.
2.2.4. Nhóm câu hỏi tình huống
Câu 1: Sự hiểu lầm trong tình huống có liên quan đến vấn đề nào đã học trong
học phần?
Tình huống trên đã thể hiện rõ ràng sự khác biệt về chủ nghĩa cá nhân và chủ
nghĩa tập thể giữa hai nước. Khác biệt lớn giữa Trung Quốc và phương tây là, xã hội
Trung Quốc theo chủ nghĩa tập thể hoặc tuân thủ, trong khi phương tây theo chủ nghĩa
cá nhân. Trung Quốc có xu hướng ưu tiên kết quả hay đích đến trong khi xã hội
17
phương tây chú trọng vào quá trình hay phương thức hơn. Trong tình huống, người
Trung Quốc chỉ quan tâm đến việc làm ra sản phẩm chứ không để ý đến sự nhấn mạnh
của phía đối tác  “Jack nhắc lại rằng nhãn song ngữ Anh Pháp được quy định bởi luật
pháp Canada. "Hãy hiểu rằng chúng tôi thực sự không có lựa chọn - luật đã quy định
như vậy". 
Né tránh sự bất trắc: Văn hóa Trung Quốc thể hiện sự tránh thay đổi ở mức độ
trung bình. Mọi người trong xã hội có cảm giác bị đe dọa bởi các tình huống không rõ
ràng (hay không biết trước kết quả) và cố gắng tránh những tình huống như thế bằng
cách tìm công việc ổn định, thiết lập chặt chẽ và tránh những ý tưởng mang tính đột
biến. Đây cũng là một trở ngại cho việc tiếp thu những tư tưởng mới, khác lạ so với tư
tưởng vốn đã thống trị. Do vậy, dù Jack nói cần in song ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp
thì bên phía Trung Quốc vẫn giữ cách làm theo cách họ đã từng làm. “Họ thường chỉ
làm nhãn tiếng Trung và tiếng Anh và chưa có một kinh nghiệm nào về việc làm nhãn
song ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp. Tổng giám đốc Vương cười nói: "Ông Jack. Tôi e
rằng việc cung cấp nhãn hiệu song ngữ Anh - Pháp cho chúng tôi có chút khó khăn.
Vấn đề này cần nghiên cứu thêm”. Người Trung Quốc thoải mái với sự mơ hồ; ngôn
ngữ của họ cũng chứa đầy những ý nghĩ mơ hồ và không rõ ý. 
Câu 2: Giải pháp để hạn chế hiểu lầm trong giao tiếp?
Doanh nhân Trung Quốc thường không nói dứt khoát, họ hay thay đổi chủ đề,
im lặng hoặc hỏi câu không liên quan, phản ứng nước đôi, lấp lửng. Và chỉ có người
bản xứ mới có thể đọc và lý giải được hàm ý, tâm trạng, ngữ điệu, nét mặt, ngôn ngữ
cơ thể, giọng điệu và lời nói mà những người đàm phán Trung Quốc thể hiện. Hơn
nữa, trình độ tiếng Anh của người Trung Quốc đa phần không cao. Vì thế Jack cần
một thông dịch viên khi đàm phán kinh doanh với họ. Khi đàm phán với người Trung
Quốc bằng tiếng Anh nên cẩn thận và chú ý lắng nghe. Hai bên có thể nói với người
trung gian thẳng thắn về những điều mà mình không thể nói ra.
Tìm hiểu thông tin về các quy tắc ứng xử của nền văn hóa Trung Quốc trước
khi đàm phán. Chỉ cần tìm với từ khóa đơn giản như "nghi thức văn hóa", "chuẩn mực
xã hội" hay "phong tục và chuẩn mực" cùng với tên của nền văn hóa hoặc đất nước
của người mà bạn sắp gặp. Nếu bạn sắp nói chuyện với ai đó trong một bối cảnh cụ
thể, hãy tìm hiểu về những quy tắc ứng xử có thể áp dụng của nền văn hóa đó. Văn hóa
là cực kì đa dạng, vì thế hãy tìm hiểu càng cụ thể càng tốt. Chẳng hạn, mặc dù chúng
ta có thể tìm được một số thông tin bằng cách tìm với từ khóa "văn hóa châu Á",
nhưng ta sẽ nắm được những thông tin cụ thể hơn nếu sử dụng từ "văn hóa Trung
Quốc", "văn hóa Hàn Quốc" hay "văn hóa Nhật Bản".

18
Sử dụng những câu hỏi mở để biết thêm các chi tiết hoặc được giải thích rõ
hơn. Mặc dù câu hỏi có/không sẽ giúp người đối diện dễ đối đáp hơn, nhưng một số
nền văn hóa lại không đánh giá cao những câu trả lời phủ định như Trung Quốc. Chính
vì lẽ đó, có khả năng bạn sẽ nhận được hàng loạt những câu trả lời "có" kể cả khi đối
phương không có ý như vậy, và điều này có thể dẫn đến hiểu lầm. Những câu hỏi mở
sẽ mang đến đủ thông tin để bạn xác định liệu đối phương đang nói gì.
Câu 3: Nguyên nhân nào gây ra hiểu lầm trên?
Khi ông Jack yêu cầu Wanda sử dụng nhãn song ngữ Anh và Pháp, phía Trung
Quốc cho rằng công ty khó có thể đáp ứng được yêu cầu đó vì thiếu bản dịch tiếng
Pháp. Tuy nhiên, họ không trực tiếp nói rằng họ không thể cung cấp nhãn song ngữ
Anh - Pháp mà nói rằng họ cần nghiên cứu thêm vấn đề này, và họ hy vọng có thể giải
quyết được vấn đề này. Trong phương thức giao tiếp giữa người Trung Quốc, những
từ này chỉ là một câu nói lịch sự, phản ánh chức năng xã hội của ngôn ngữ, và không
thể hiện bất kỳ thông tin xác định nào. Tuy nhiên, ông Jack không biết điều này. Ông
cho rằng phía Trung Quốc có nghĩa là họ có thể làm được. Anh ấy tin rằng thái độ của
Trung Quốc là rất dễ hiểu, họ sẽ đáp ứng các yêu cầu của chính công ty của họ, vì vậy
anh ấy đã ký hợp đồng. Kết quả cuối cùng trái với mong muốn của Jack.
Trường hợp này cho thấy những khác biệt quan trọng trong cách diễn đạt của
người Trung Quốc và phương Tây: biểu hiện trực tiếp (ngữ cảnh thấp) và biểu đạt ẩn ý
(ngữ cảnh cao). Đặc biệt khi hai bên từ chối nhận hoặc không nhận thì sự khác biệt
càng dễ nhận thấy. Người Trung Quốc sẽ cố gắng duy trì bầu không khí hòa thuận và
thân thiện khi đối xử với mọi người và xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân để
tránh xung đột. Điều này làm cho ngôn ngữ Trung Quốc có một số đặc điểm. Khi họ
muốn thể hiện sự từ chối và chấp nhận, họ sử dụng một số từ và cách diễn đạt mơ hồ
và ẩn ý.

19
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng quản trị đa văn hóa là lĩnh vực rất cần thiết đặc biệt là đối với
doanh nghiệp. Biết quản trị đa văn hóa thì cá nhân và tập thể doanh nghiệp đều trở nên
tốt hơn, tạo ra sự gắn kết đa dạng thân ái giữa các thành viên trong tổ chức từ đó tập
thể nhóm sẽ lựa chọn những điểm tốt nhất từ mỗi nền văn hóa và trà trộn chúng thành
một tính cách riêng, phong thái làm việc đặc trưng của nhóm.
Bên cạnh đó, thế giới đang trở nên gần nhau hơn thì việc các công ty phát hiện,
thu hút, đào tạo và giữ lại được những lãnh đạo đã văn hóa và biết khéo léo định
hướng được các cơ hội, thử thách trong một thế giới đang có kết nối với nhau càng trở
nên quan trọng hơn
Qua hai tình huống trên nhóm đã rút ra được những khoảng cách văn hóa giữa
các nước và những tác động của nó trong cả hai khía cạnh là tích cực và tiêu cực qua
đó hiểu hơn về tầm quan trọng của của việc quản trị đa văn hóa trong xã hội nói chung
và doanh nghiêp nói riêng.

20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] N. Hòa, “Khác biệt văn hoá Đông - Tây và giao tiếp liên văn hoá,” VNU Journal
of Foreign Studies, Hà Nội, 2010.

[2] Đ. C. Hoàn, “Văn hóa quản lý phương Đông và phương Tây: Những so sánh
bước đầu,” Tạp chí Cộng sản, Hà Nội, 2012.

[3] R. P. MA, Managing Cultural Differences, USA: Butterworth -Heinemann, 2007.

[4] N. S. K. Tế/BI, “Văn hóa công sở Mỹ – Nhật, khác biệt và những rào cản,”
VnResource Blog, Hà Nội, 2018.

[5] Yunxia Zhu and Bernard McKenna, “Negotiating with Chinese: success,”
Emerald Insight, tập 14, số 4, pp. 354 - 364, 2007.

[6] Z. Yang, “The Study of Cultural Differences on International Business


Negotiations,” Siam University , Thailand , 2021.

[7] P. Q. t. k. sạn, “Tìm hiểu về đặc trưng đối với hoạt động giao tiếp củakhách
Trung Quốc,” Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2020.

[8] B. d. h. Mỹ, “Bạn có biết về văn hóa làm việc của người Mỹ,” Access American
Education, TP. Hồ Chí Minh, 2020.

[9] Nhóm 5 và Nguyễn Anh Tuấn , “Đàm phán với đối tác người Trung Quốc,” Đại
học Hoa Sen , Tp. Hồ Chí Minh , 2021.

[10] D. Kim, “What are the major differences between Chinese and Western
cultures?,” Quora , China , 2022.

[11] N. V. Nha, “Văn hóa ứng xử của người Nhật thể hiện qua thái độ, cử chỉ - hành
động và ngôn ngữ,” Đại học Quốc gia Hà Nội , Hà Nội , 2002.

[12] A. K. Neil Campbell, American Cultural Studies: An Introduction to American


Culture, American: Psychology Press, 1997.

21
BẢN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA

STT Họ tên Nhiệm vụ Nhận xét Nhóm đánh giá

45 Nguyễn Thị Làm powerpoint và - Hoàn thành tốt nhiệm 10


Phương Mai video tình huống 1 vụ
- Tích cực tham gia
thảo luận

46 Trần Thị Mai Xây dựng nội dùng - Hoàn thành tốt nhiệm 9
tình huống 2 vụ
Làm nội dung phần - Tích cực tham gia
2.2.2, 2.2.4 thảo luận

47 Vũ Quỳnh Mai Làm nội dung phần - Hoàn thành tốt nhiệm 7
2.2.1 vụ
- Khá tích cực tham gia
thảo luận

48 Nguyễn Thị Anh Xây dựng nội dung - Hoàn thành tốt nhiệm 9
Minh tình huống 1 vụ
Làm nội dung phần - Khá tích cực tham gia
2.1.1 thảo luận

49 Lê Trà My (Nhóm Làm nội dung phần - Hoàn thành tốt nhiệm 10
trưởng) 2.2.4 vụ
Làm video 2 và - Khá tích cực tham gia
powpoint thảo luận
50 Dương Thu Ngân Làm nội dung phần - Hoàn thành tốt nhiệm 8
2.1.4 vụ
- Tích cực tham gia
thảo luận
51 Hà Kim Ngân Làm nội dung phần - Hoàn thành tốt nhiệm 9
2.2.3, 2.2.4 vụ
- Tích cực tham gia
thảo luận

52 Trần Bình Nguyên Làm nội dung phần - Hoàn thành tốt nhiệm 9
2.1.2, 2.1.3 vụ
- Khá tích cực tham gia
thảo luận

53 Nghiêm Thị Thuyết trình - Hoàn thành tốt nhiệm 10


Nguyệt Làm word vụ
- Tích cực tham gia
thảo luận

54 Vũ Khiết Như - Ít tích cực tham gia 5


thảo luận

22
55 Dương Thị Hồng Làm nội dung phần - Hoàn thành tốt nhiệm 8
Nhung 2.1.4 vụ
- Khá tích cực tham gia
thảo luận

23

You might also like