Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 86

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

NHỮNG VẤN ĐỀ THẢO LUẬN& NGHIÊN CỨU

ĐẠI CƯƠNG XÃ HỘI HỌC


(Lưu hành nội bộ)

Biên soạn: TS. Nguyễn Đăng Khánh

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021

1
NHỮNG VẤN ĐỀ THẢO LUẬN& NGHIÊN CỨU CỦA CHƯƠNG 1

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC

1.1. Xã hội và Xã hội học


1.1.1. Xã hội là gì?
Xã hội là hệ thống bao gồm con người với các quan hệ xã hội, tổ chức xã hội
và thiết chế xã hội, tồn tại trong mối quan hệ tương tác hỗ trợ lẫn nhau.
1.1.2. Xã hội học
Xã hội học (Sociology), gốc từ chữ La tinh “Socius” (hay Societas) (xã hội ) và chữ
Hy Lạp “Ology” hay Logos (học thuyết).
Có hàng trăm định nghĩa về Xã hội học nhưng có thể quy vào 3 hướng tiếp cận:
1/Tiếp cận vĩ mô;
2/Tiếp cận vi mô
3/ Tiếp cận kết hợp vĩ mô-vi mô.
Tài liệu này thống nhất với quan niệm thứ ba. Theo đó, Xã hội học được quan niệm là:
- Là bộ môn khoa học nghiên cứu các quan hệ xã hội của chủ thể xã hội, các trạng
thái xã hội trong từng giai đoạn cụ thể và những mối tác động qua lại trong những
khu vực dân cư, tập thể lao động, nhóm xã hội, cá nhân và gia đình”.
Nói cách khác, đó là, Xã hội học nhiên cứu các thành phần xã hội, cấu trúc xã hội, các
quá trình và sự biến đổi xã hội.
Những vấn đề mà xã hội học nghiên cứu cũng là vấn đề mà nhiều ngành khác
cũng nghiên cứu, mỗi ngành có cách tiếp cận riêng. Xã hội học chú ý đến tập thể hay
cộng đồng, đến cấu trúc xã hội và chuyển biến xã hội.
Xã hội học là môn khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ với xã hội nhằm
mục đích tìm ra những logic, và những cơ chế thường tiềm ẩn trong sự vận động của
các quan hệ xã hội.
Cũng như tất cả các bộ môn khoa học khác, Xã hội học (XHH) là một khoa học độc
lập, có đầy đủ các tiêu chí để khẳng định vị trí của nó trong nền khoa học thế giới:
Thứ nhất: XHH có một đối tượng nghiên cứu cụ thể. Nó trả lời cho câu hỏi “nghiên
cứu ai, nghiên cứu cái gỉ?”. Điều đó có nghĩa là một sự vật hoặc hiện tượng được đặt
trong sự quan tâm của một môn khoa học như thế nào. Cũng có thể là đối tượng
nghiên cứu của những bộ môn khoa học khác nhau, nhưng mỗi khoa học nghiên cứu
đối tượng đó trên các góc độ, khía cạnh khác nhau.
Thứ 2: XHH có một hệ thống lý thuyết riêng trả lời cho câu hỏi: “ Dựa trên cơ sở nào
để nghiên cứu xã hội?”. Hệ thống lý thuyết là các khái niệm, phạm trù, quy luật, các
học thuyết xã hội được sắp xếp một cách lôgíc và hệ thống.
Thứ 3: XHH có một hệ thống phương pháp nghiên cứu riêng, trả lời cho câu hỏi:
“Nghiên cứu như thế nào? Bằng cách nào?”. Mỗi khoa học có một hệ thống phương
2
pháp đặc trưng và cũng gồm 2 bộ phận phương pháp riêng và phương pháp kế thừa từ
các khoa học khác.
Thứ 4: XHH có mục đích ứng dụng rõ ràng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc
sống và xã hội. Nó thường trả lời cho câu hỏi: “Nghiên cứu để làm gì?”
Thứ 5: XHH có một quá trình lịch sử hình thành, phát triển và có một đội ngũ các nhà
khoa học đóng góp, cống hiến để khoa học phát triển không ngừng.
1.2. Các phạm trù của Xã hội học
1.2.1. Tương tác xã hội
Xã hội là một tập thể người có những mối quan hệ gắn bó với nhau trong đời
sống, trong quá trình sản xuất của cải vật chất và sống trong một phạm vi nhất
định.Một xã hội là một tập hợp người có sự phân công lao động, tồn tại qua thời gian
sống trên một địa bàn lãnh thổ cùng chia sẻ những mục đích chung, cùng thực hiện
những nhu cầu của sản xuất, nhu cầu an ninh và nhu cầu tinh thần.Do vậy, con người
muốn tồn tại trong một xã hội thì phải biết xã hội vận hành như thế nào trong hoạt
động và mối quan hệ xã hội của mình.Quan hệ xã hội và hoạt động xã hội có mối quan
hệ biện chứng với nhau

Hoạt động XH Quan hệ XH

Tương tác xã hội là một khái niệm khá trừu tượng, nó được quy định từ hai
khái niệm hành động xã hội và quan hệ xã hội. Tương tác xã hội chỉ sự tác động qua
lại giữa các chủ thể xã hội với nhau mà chủ thể đó là các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã
hội.
Mô hình tương tác xã hội:

Tương tác XH

Hoạt động XH Chủ thể XH Quan hệ XH

1.Sản xuất 1.Cá nhân 1.Sản xuất


2.Tái sản xuất giống nòi 2.Nhóm xã hội 2.Trao đổi
3.Văn hóa 3.Cộng đồng xã hội 3.Phân phối
4.Quản lí 4.Thiết chế3xã hội 4.Tiêu dùng
5. Giao tiếp
Tóm lại, tương tác xã hội được coi là quá trình hành động và hành động đáp lại của
một chủ thể này với một chủ thể khác. Tương tác xã hội nói lên rằng hành động có ý
thức, mục đích của con người chỉ trở thành hành động khi nó nằm trong và thông qua
một số mối quan hệ nhất định về xã hội và quan hệ xã hội luôn gắn với mọi hoạt động
xã hội mà ta đã trình bày ở trên. Các chủ thể hành động trong tương tác đều chịu ảnh
hưởng của các giá trị, chuẩn mực xã hội đồng thời chịu ảnh hưởng của những tiểu văn
hoá khác nhau.
1.2.2. Chủ thể xã hội
Chủ thể xã hội (CTXH): vừa là chủ thể vừa là khách thể của sự tương tác, chỉ với
tư cách đó người mang tương tác mới thực hiện được vai trò xã hội nhất định, và xác
lập được những mối quan hệ nhất định giữa các chủ thể với nhau.
Chủ thể XH

Tương tác XH

Hoạt động XH Quan hệ XH

1.2.3. Hoạt động xã hội


Hoạt động xã hội (HĐXH): là hoạt động có mục đích của con người trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nó gồm năm
hoạt động sau:
Hoạt động sản xuất vật chất: sản xuất các phương tiện vật chất phục vụ con người
như: lương thực, quần áo, nhà cửa, công cụ sản xuất, tư liệu sản xuất…
Hoạt động duy trì nòi giống: tái tạo ra con người nhằm duy trì sự tồn tại và phát
triển của xã hội.
Hoạt động sản xuất các giá trị tinh thần: sản phẩm là tri thức khoa học, nghệ thuật,
tôn giáo, chuẩn mực giá trị….
Hoạt động quản lý: điều tiết các hoạt động của chủ thể xã hội và các quan hệ của họ
trên cơ sở những quy tắc, chuẩn mực được hình thành trong quá trình tương tác xã hội
Hoạt động giao tiếp: là sự trao đổi thông tin giữa các chủ thể.
1.2.4. Quan hệ xã hội
Quan hệ xã hội (QHXH) là mối quan hệ giữa người với người trong qúa trình

4
sản xuất, trao đối, phân phối và tiêu dùng (vật chất, văn hoá, thông tin). Đó là quan hệ
giữa các chủ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn cả vật chất lẫn tinh thần.
1.2. Đối tượng của Xã hội học
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu xã hội và con người trên cơ sở các mối quan hệ xã hội thông qua
hoạt động xã hội.
Xã hội học là các tính chất xã hội, cộng đồng xã hội, hình thức xã hội của sự
tồn tại và phát triển con người. Sự xem xét con người và xã hội trong trạng thái vận
động và phát triển trên cơ sở sự tác động của nhiều yếu tố, xem xét trên nhiều phương
diện khác nhau, từ hình thức tổ chức gia đình, cư dân, cộng đồng giai cấp và xã hội,
thành phần dân tộc, nghề nghiệp, nhân khẩu xã hội.

1.2.2. Chức năng của Xã hội học


a. Chức năng nhận thức
- Trang bị tri thức khoa học về sự phát triển xã hội và những quy luật về sự
phát triển đó->vạch ra nguồn gốc và cơ chế vận động của quá trình phát triển.
- Xác định nhu cầu phát triển xã hộ của các giai cấp, tập đoàn, các nhóm xã
hội.
=>Phân tích lý luận hoạt động nhận thức->xây dựng lý luận và phương pháp nhận
thức
b. Chức năng tư tưởng:
-Giúp con người xác định vai trò vị thế của mình trong hệ thống xã hội->góp
phần nâng cao tính tích cực của cá nhân trong các hoạt động xây dựng xã hội, hình
thành và phát triển tư duy khoa học->
- Nhìn sự vận động và phát triển xã hội trên cơ sở quan điểm duy vật biện
chứng.
c. Chức năng dự báo:
- Nghiên cứu các vấn đề xã hội->con người hiểu rõ xã hội, nhìn nhận triển
vọng phát triển của xã hội trong tương lai gần và xa =>Dự báo sự phát triển của xã
hội.
d. Chức năng công cụ:
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu các vấn đề xã hội vào các lĩnh vực hoạt động
của đời sống xã hội. => Chức năng thực tiễn.

1.3. Cấu trúc của hệ thống xã hội


1.3.1. Hệ thống xã hội
1.3.1.1.Khái niệm Hệ thống
Hệ thống là một tập hợp các phần tử có mối liên hệ với nhau tạo ra sự toàn vẹn
duy nhất. Nói cách khác, Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau,
tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Từ
đó xuất hiện thuộc tính mới gọi là tính trội của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ
không có hoặc có không đáng kể.
1.3.1.2. Hệ thống xã hội

5
Hệ thống xã hội là tập hợp bao gồm con người và các hoạt động xã hội được quy định
bắng các quy chế, chuẩn mực và giá trị xã hội. Cấu tạo của hệ thống xã hội có hai mức
độ đồng nhất là các hệ thống bộ phận và hệ thống xã hội.
Thành phần tạo ra hệ thống xã hội là con người và hoạt động của họ. Hoạt động được
thực hiện trong sự tương tác với người khác trong những điều kiện của môi trường xã
hội. Ngược lại, môi trường xã hội tác động một cách hệ thống đến từng cá thể một
cách tương đương nhau. Hệ thống xã hội được thể hiện qua 3 mặt:
- Mặt thứ nhất, hệ thống xã hội là tập hợp các thể với những sự tương tác của chúng
trong một mục đích chung. Đó là một đẳng cấp của địa vị xã hội mà cá nhân đó có
được.
- Mặt thứ hai, tổ chức của cộng đồng với chức năng của xã hội là xã hội hóa.
- Mặt thứ ba, là hành vi chủ thể dựa vào các giá trị xã hội, là văn hóa đời sống xã hội
bao gồm nhiều bộ phận: kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng.
Kết quả của quá trình này làm cho cộng đồng trở thành hệ thống toàn vẹn với những
tính chất mới, hệ thống xã hội có tính độc lập tương đối với các thành phần, mỗi thành
phần cũng có tính độc lập, có sự phát triển theo quy luật riêng.
1.3.1.3. Đặc điểm của hệ thống xã hội:
- Các hệ thống bộ phận được sắp xếp theo thứ tự kinh tế, xã hội, chính trị, tư
tưởng.
- Hệ thống sau chịu ảnh hưởng của hệ thống trước và cũng cố hệ thống trước.
- Các hệ thống xã hội không những chịu ảnh hưởng của quá trình kinh tế mà còn
chịu tác động của tất cả các quan hệ cộng đồng.
1.3.2. Cấu trúc của hệ thống xã hội
Các liên kết và tương tác của các thành phần tương ứng với các chuẩn mực, giá
trị của hệ thống xã hội. Sự liên kết và tương tác ấy tạo ra cấu trúc xã hội, đó là sự
thống nhất chức năng của tổng thể các thành phần được điều khiển bằng quy luật, tính
quy luật của nó trong cấu trúc.
Cấu trúc của hệ thống xã hội một mặt do các quy luật chung, mặt khác do sự
tác động của các thành phần và đặc tính của tính chất liên kết trong cấu trúc.
Xã hội có hệ thống đẳng cấp phức tạp, hệ thống lớn nhất là cộng đồng xã hội,
hệ thống phụ thuộc là các hệ thống kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, các tầng lớp,
dân tộc, nhóm….Chúng ta sẽ đi tìm hiểu hai hình thức cao nhất của hệ thống xã hội đó
là cộng đồng xã hội và tổ chức xã hội:
1.3.2.1. Các cộng đồng xã hội
Cộng đồng xã hội là một hệ thống xã hội trong đó các quá trình và các hiện
tượng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, mỗi hiện tượng xã hội, quá trình xã
hội là một bộ phận tạo thành hệ thống xã hội.
Theo V.A.Jadov: cộng đồng xã hội là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân được
quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của họ nhờ sự giống nhau về các điều kiện tồn

6
tại và hành động của các cá nhân hợp thành cộng đồng đó; nhờ họ gần gũi với nhau về
quan điểm, tín ngưỡng và các quan điểm- xã hội nói chung.
Cộng đồng xã hội có những đặc trưng sau:
- Các thành viên gắn bó với nhau không theo quy luật thành văn mà là sự liên kết
các lợi ích, giá trị, truyền thống,...trong cộng đồng.
- Mỗi thành viên tự nguyện gìn giữ và phát triển các giá trị chung đoàn kết, hòa
đồng nhau.
- Cấu trúc cộng đồng bao gồm những cố kết nội tại như các giá trị niềm tin,
phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, sắc tộc, cơ cấu thành viên, các phạm
vi hoạt động cũng như mức độ ảnh hưởng đến toàn xã hội nói chung.
1.3.2.2. Các tổ chức xã hội
a. Khái niệm: Tổ chức xã hội là hệ thống đã được chấp nhận về dạng hoạt động
của cộng đồng về chuẩn mực và giá trị xã hội bảo đảm các hành vi hợp lý của các cá
nhân. Khái niệm tổ chức xã hội được dùng với nhiều nghĩa khác nhau trong các ngành
khoa học khác nhau và trong tư duy đời thường. Tổ chức xã hội có thể được hiểu hoặc
là một thành tố của cơ cấu xã hội hoặc là một dạng hoạt động, hay là mức độ trật tự
nội tại, sự hài hòa giữa các thành phần của một chỉnh thể.
Khái niệm tổ chức xã hội được xem như là một thành tố của cơ cấu xã hội; với
ý nghĩa này, tổ chức xã hội chính là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cá
nhân nào đó để đạt được một mục đích nhất định. Như vậy, định nghĩa này nhấn mạnh
đến hệ thống các quan hệ liên kết cá nhân chứ không phải chính tập hợp cá nhân trong
các tổ chức và các quan hệ ở đây là các quan hệ xã hội. Nếu như giữa tập hợp các cá
nhân không có những quan hệ xã hội thì họ chưa thể được coi là thành viên của một tổ
chức xã hội nào đó. Những quan hệ này sẽ liên kết các cá nhân vào một nhóm để họ
cùng thực hiện một hoạt động chung nào đó nhằm đạt được những lợi ích nhất định.
b. Vai trò và mục đích của các tổ chức xã hội:
- Xác định sự công bằng định hướng đối với lợi ích của các thành viên
- Thiết lập những phương thức đáp ứng các nhu cầu và giải quyết các bất đồng trong
cuộc sống
- Bảo đảm cân bằng giữa sự mong muốn giữa các cá nhân, các nhóm khác nhau trong
cộng đồng
- Nhóm xã hội được lập ra có chủ định và các thành viên của nhóm đó ý thức được
rằng nhóm của họ tồn tại để đạt được mục đích nhất định nào đó. Ví dụ, trường học
được chính quyền lập ra phục vụ cho những lợi ích xã hội và những người làm việc ở
trường học cũng ý thức được mục đích tồn tại của nó.
- Nhóm xã hội được xem là tổ chức xã hội phải có sự thể hiện cụ thể các quan hệ
quyền lực xã hội, tức là có quan hệ lãnh đạo - phục tùng, có những cá nhân có khả
năng điều chỉnh hành vi, thái độ của người khác thuộc nấc thang quyền lực thấp hơn.
Nói cách khác, trong các nhóm này có người nhiều quyền lực và những người ít quyền
lực hơn. Họ được phân bố trong mạng lưới các quan hệ quyền lực theo thứ bậc trên -
dưới, cao - thấp.
7
- Cùng với hệ thống các quan hệ quyền lực, tổ chức xã hội là một tập hợp các vị thế và
vai trò. Mỗi một thành viên của tổ chức xã hội có vị thế xác định trong nhóm. Họ đã là
thành viên của tổ chức thì bao giờ họ cũng được trao những trách nhiệm và quyền hạn
nhất định, dù họ là những người đứng thấp nhất trong thang bậc quyền lực của tổ
chức. Để thực hiện tốt các trách nhiệm và vị thế của từng thành viên, tổ chức xã hội
cũng đặt ra cho những thành viên này một tập hợp hành vi được phép làm và những
hành vi không được làm.
- Vai trò của các thành viên tổ chức xã hội được thực hiện theo sự mong đợi của tổ
chức. Nhưng nếu mọi người tự phát thực hiện các vai trò này thì có thể dẫn đến sự rối
loạn hoạt động. Chính vì lẽ đó, trong mọi tổ chức luôn có những quy tắc điều chỉnh
mối quan hệ giữa các vai trò. Những quy tắc này sẽ phối hợp việc thực hiện vai trò
của các thành viên khiến cho tổ chức hoạt động được nhịp nhàng, ổn định.
c. Đặc điểm của tổ chức xã hội
Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động đặc thù phản ánh vị trí, vai trò của
mình trong hệ thống chính trị. Mặt khác, các tổ chức xã hội cũng có những đặc điểm
chung nhất định, phân biệt với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế. Các đặc
điểm đó là:
- Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của các thành viên
cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích… ví dụ:
Hội nông dân, Hội nhà thơ, Hội sinh vật cảnh…
Yếu tố tự nguyện thể hiện rõ nét trong việc nhân dân được quyền tự do lựa chọn và
quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nhất định. Không ai
có quyền ép buộc người khác phải tham gia hay không được tham gia vào các tổ chức
xã hội nhất định. Tuy nhiên, mỗi tổ chức xã hội đều đặt ra những tiêu chuẩn nhất định
đối với người muốn chở thành thành viên của tổ chức xã hội đó.
Ví dụ: Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2018: Yếu tố tự nguyện còn thể hiện trong
việc kết nạp hay khai trừ các thành viên của tổ chức xã hội hoàn toàn do tổ chức xã
hội đó và những người muốn tham gia quyết định. Nhà nước không can thiệp và cũng
không sử dụng quyền lực nhà nước để chi phối hoạt động đó.
- Các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ do
các thành viên trong các tổ chức xây dựng. Dù tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệ
hay theo quy định của nhà nước thì hoạt động của tổ chức vẫn mang tính tự quản. Nhà
nước không can thiệp vào công việc nội bộ cũng như không sử dụng quyền lực nhà
nước để sắp xếp người lãnh đạo của tổ chức hay cách chức của họ trong tổ chức xã
hội. Điều lệ của tổ chức xã hội do các thành viên trong tổ chức xã hội xây dựng thông
qua đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể các thành viên. Tuy nhiên, điều lệ không
được trái pháp luật và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. Nhà
nước phê chuẩn để đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp của các điều lệ, cho phép các tổ
chức xã hội tồn tại và hoạt động theo điều lệ. Trong quá trình hoạt động, các tổ chức
xã hội tự xử lý và giải quyêt các công việc nội bộ của mình, nhà nước không can thiệp
nếu hoạt động của các tổ chức xã hội không trái pháp luật.
- Các tổ chức xã hội không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của thành viên. Các tổ chức xã hội có vai trò quan trọng trong giáo dục ý
8
thức pháp luật cho nhân dân, trước hết là các thành viên trong tổ chức đó. Thông qua
các quy định trong điều lệ hoạt động của các tổ chức xã hội, thông qua hoạt động
tuyên truyền giáo dục pháp luật các thành viên của các tổ chức xã hội luôn hướng tơi
mục đích nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, đồng thời nhằm mục đích bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên. Các tổ chức xã hội cũng có thể làm kinh tế từ
những hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch hoặc kinh doanh để gây quỹ.
Ví dụ: Hội làm vườn, Hội nuôi ong, nhưng đây không được coi là hoạt động chính của
tổ chức xã hội.
- Tổ chức xã hội nào cũng có tính đẳng cấp và có sự liên kết theo thứ bậc của các phần
tử phục vụ cho việc đạt được mục đích.
- Các tổ chức xã hội đều có mục đích nhất định. Con người liên kết với nhau trong hai
trường hợp: một là đạt được mục đích chung thông qua mục đích của các cá nhân; hai
là mục đích cá nhân khi đạt được mục đích chung. Nhóm xã hội được lập ra có chủ
định và các thành viên của nhóm đó ý thức được rằng nhóm của họ tồn tại để đạt được
mục đích nhất định nào đó. Ví dụ, trường học được chính quyền lập ra phục vụ cho
những lợi ích xã hội và những người làm việc ở trường học cũng ý thức được mục
đích tồn tại của nó.
Một tổ chức xã hội thường xuất hiện ba mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa mục đích chung
và mục đích riêng; mâu thuẫn giữa mục đích cá nhân với mục đích của các nhóm
khác; mâu thuẫn giữa các mối quan hệ trong tổ chức với mục đích chung.
Tổ chức xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển khi giải quyết được các mâu thuẫn đó.
Ví dụ cụ thể: Trong xã hội loài người từ khi hình thành đến ngày này thì đã trãi qua 5
thời kì khác nhau, mỗi thời kì lại có những đặc điểm và tính chất riêng phù hợp với
thời kì đó: thời kì nguyên thủy, thời kì nô lệ, thời kì phong kiến, thời kì tư bản chủ
nghĩa và thời kì xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kì nguyên thủy- thời kì sơ khai về loài người và thời kì nô lệ, đây là xã hội
rất cơ bản và đơn giản của loài người. Con người chủ yếu sống theo bầy đàn,công việc
chính là săn bắt, hái lượm để tạo ra nguồn thức ăn cho mình. Một cộng đồng xã hội
được hình thành tập hợp một số người nhất định cùng chung sống, ăn ở, kiếm thức ăn,
bảo vệ lẫn nhau. Đây là một cộng đồng xã hội đầu tiên của loài người.
Trong quá trình sống, con người dần dần phát triển từ việc kiếm thức ăn một cách thụ
động bằng săn bắt, hái lượm thì họ đã chủ động tạo ra nguồn thức ăn riêng cho mình
bằng việc thuần dưỡng, nuôi trồng,… Từ đó, họ biết tích lũy thức ăn thừa dùng cho
ngày mai và mai sau chính vì lẽ đó xuất hiện người tích lũy nhiều, người tích lũy ít,
người hk tích lũy xẩy ra sự phân hóa giàu nghèo. Người nghèo phải đi làm thuê cho
người giàu để có ăn, từ đó xuất hiện thời nô lệ. Và cũng từ đây các tổ chức xã hội
cũng xuất hiện- nhưng với bản chất là áp bức, bóc lột người nghèo.
d. Trật tự xã hội
Khái niệm Trật tự xã hội là một biểu hiện về tính tổ chức của đời sống xã hội,tính
ngăn nắp của các hành động hay hệ thống xã hội.
Khái niệm này bao hàm những khía cạnh khác nhau:

9
- Ý tưởng về tính chủ định của hành vi xã hội của cá thể, về sự tồn tại của mối
quan hệ qua lại, về sự đồng tình, sự bổ sung và tính có sẵn trong các hành động của
con người (họ có thể hành động một cách xã hội nếu như họ biết được họ chờ đợi ở
nhau cái gì).
- Là khái niệm về tính bền vững và độ dài lịch sử của các dạng đời sống xã hội
và việc hạn chế bạo lực trong đó TTXH là một sản phẩm của một chế độ xã hội nhất
định. Nó được tạo ra và duy trì nhằm đạt được các hành vi thống nhất ở mọi người.
Các TCXH duy trì TTXH. Trật tự xã hội là điều kiện để các xã hội liên kết với nhau.
1.3.2.3. Thiết chế xã hội
a. Khái niệm
Có nhiều cách để định nghĩa về thiết chế xã hội (TCXH/ Thể chế/ Thiết chế )
nhưng ở đây có thể hiểu theo 2 cách sau:
+ Thiết chế xã hội là một hệ thống xã hội phức tạp của các chuẩn mực và các vai trò
xã hội, gắn bó qua lại với nhau, được tạo ra và hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu
và thực hiện các chức năng xã hội quan trọng.
+ Thiết chế xã hội là một tổ chức hoạt động xã hội và quan hệ xã hội nhất định đảm
bảo tính bền vững và tính kế thừa cho các quan hệ đó.
Thiết chế xã hội là một hệ thống những tư tưởng và cư xử được phối trí lại để cùng
hướng về mục tiêu xã hội.
Mỗi thiết chế đều có kết cấu chuẩn mực và kết cấu nhân sự.
Kết cấu chuẩn mực bao gồm những kỳ vọng, mong ước, qui tắc thành văn hay bất
thành văn. Kết cấu nhân sự bao gồm các vị trí và vai trò xã hội. Thiết chế không phải
là khái niệm chỉ nhóm, tổ chức xã hội cụ thể, mà để chỉ tập hợp những mâu thuẫn tác
phong lặp đi lặp lại trong một tình trạng liên kết nhằm vào mục tiêu xã hội nào đó và
những khuôn mẫu tác phong (phong tục, tập quán, tục lệ) của con người được duy trì
bởi những giá trị, chuẩn mực xã hội. Còn nhóm, tổ chức xã hội bao gồm những người
thực hiện những thiết chế và liên kết với nhau theo định chế.
* Tính hai mặt của thiết chế xã hội:
- Là một hệ thống xã hội có tổ chức.
- Cách thức, hình thái, quy tắc của tổ chức xã hội.
b. Nhiệm vụ của thiết chế
Nhiệm vụ của mỗi thiết chế gắn liền với mục tiêu và phạm vi hoạt động của thiết
chế đó. Thiết chế trước hết hướng các hành vi của con người theo một lề lối đã định
sẵn, kiểm tra và giám sát tác phong xã hội của các thành viên không đi lệch khỏi
khuôn mẫu và chuẩn mực của thiết chế đó. Phối hợp cho thấy chức năng của thiết chế
là liên kết, phối trí con người vào hoạt động chung nhằm đáp ứng mục tiêu của xã hội,
ổn định trật tự xã hội đảm bảo cho xã hội đó phát triển đúng hướng. Khi một thiết chế
không còn phù hợp với tính chất xã hội, không còn đáp ứng được yêu cầu của hoạt
động xã hội thì thiết chế đó không hoàn thành nhiệm vụ của nó.
c. Các loại thiết chế
10
Một xã hội đều có những thiết chế chủ yếu và mang một thiết chế chủ yếu bao
gồm những thiết chế / thiết chế nhỏ (thiết chế phụ thuộc). Các thiết chế chủ yếu đó là:
- Thiết chế gia đình: Gia đình là một nhóm xã hội có đặc trưng là cùng cư trú, cùng
hợp tác tái sản xuất, nó bao gồm người lớn của cả hai giới, có ít nhất hai người trong
số họ có quan hệ tình dục được mọi người chấp nhận, họ có một hoặc nhiều con cái do
họ sinh ra hoặc nhận nuôi. Tức gồm các thiết chế về hôn nhân, quan hệ cha mẹ, con
cái, quan hệ vợ chồng, nuôi dưỡng và giáo dục con cái…VD: chỉ sinh 2 con, kết hôn 1
vợ 1 chồng, vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng và giáo dục con cái…
- Thiết chế gia đình có những chức năng cơ bản sau đây:
+ Chức năng sinh sản
+ Chức năng kinh tế
+ Chức năng xã hội hoá trẻ em
+ Chức năng chăm sóc
- Thiết chế kinh tế: các thiết chế về sản xuất, lưu thông, phân phối, dịch vụ, tiêu dùng
sản phẩm…VD: không buôn bán và vận chuyển hàng cấm, không đầu cơ tích trữ gây
rối loạn nền kinh tế… Thiết chế kinh tế thể hiện trong việc tổ chức sản xuất và kiểm
soát, điều hoà các mối quan hệ sau đây:
+ Quan hệ với tư liệu sản xuất
+ Quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất
+ Quan hệ trong phân phối lợi ích
- Thiết chế chính trị: các thiết chế về tổ chức, quản lí xã hội, sử dụng quyền lực…VD:
ở Việt Nam Đảng CS đứng đầu lãnh đạo, nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức: hành
pháp, tư pháp, lập pháp.
- Thiết chế văn hóa xã hội: các thiết chế về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, chăm sóc
sức khỏe, khoa học, tôn giáo, giao tiếp, truyền thông…
Thiết chế giáo dục
- Khái niệm: Giáo dục là thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kiến thức và
kinh nghiệm xã hội, và thế hệ sau đã lĩnh hội và phát huy những kinh nghiệm xã hội
đó để tham gia vào đời sống xã hội của mình như lao động sản xuất và các hoạt động
khác.
- Chức năng của thiết chế giáo dục thể hiện các mặt sau:
+ Chức năng cung cấp tri thức và hình thành nhân cách con người.
+ Chức năng kinh tế - sản xuất (rèn luyện kỹ năng kỹ xảo về nghề nghiệp).
+ Chức năng chính trị, tư tưởng và văn hoá.
Thiết chế tôn giáo
- Khái niệm: Mỗi khoa học có cách nhìn và cách định nghĩa khác nhau về tôn giáo. Có
thể coi tôn giáo là hệ thống niềm tin về vị trí cá nhân trên thế giới, nó tạo ra một trật tự
cho thế giới đó và một lý do cho sự tồn tại của nó.
11
- Tính thiết chế của tôn giáo thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
+ Lễ nghi tôn giáo và tổ chức tôn giáo
+ Ý thức tôn giáo
+ Tâm lý tôn giáo
+ Sự điều tiết và kiểm soát của tôn giáo
Mỗi loại hình thiết chế có đặc trưng riêng về chuẩn mực và quy tắc riêng những các
thiết chế không tách biệt nhau mà tồn tại trong mối quan hệ hỗ tương ảnh hưởng qua
lại lẫn nhau do thực tiễn và nhu cầu xã hội. Trong quá trình hoạt động xã hội, cá nhân
hay nhóm tổ chức xã hội không chỉ thực hiện những nhiệm vụ, tuân thủ khuôn mẫu
tác phong của một định chế. Dù có quan hệ chặt chẽ nhưng không phải giữa các thiết
chế luôn có sự hòa hợp mà còn có mâu thuẫn. Sự biến chuyển của một thiết chế có
nguyên nhân từ sự biến chuyển của một thiết chế có nguyên nhân từ sự biến đổi của
thiết chế khác và đến lượt nó có ảnh hưởng đến các thiết chế khác.
c. Các đặc điểm của thiết chế xã hội
- Sự nảy sinh của TCXH là do điều kiện khách quan nhất định không phải do yếu tố
chủ quan, chúng biểu hiện ở tính thống nhất với cơ sở kinh tế xã hội. Cơ sở kinh tế -
xã hội như thế nào thì hình thành TCXH như thế ấy.
- Bản thân sự tồn tại của thiết chế xã hội có sự độc lập tương đối và có tác động trở
lại đối với cơ sở kinh tế - xã hội.
- Trong xã hội có giai cấp, TCXH có tính giai cấp.
- Trong những thời kỳ phát triển “bình thường” của xã hội, các TCXH vẫn ổn định và
vững chắc. Khi chúng không có khả năng tổ chức các lợi ích xã hội, không vận hành
được các mối liên hệ xã hội thì phải có những thay đổi nhất định trong vận hành các
TCXH, hoặc cần phải cải biến căn bản bản thân các phương thức và cơ chế hoạt động
của chúng. Sự thay thế TCXH hoặc làm cho chúng mang nội dung mới diễn ra trong
thời kỳ cách mạng.
- Khi TCXH càng hoàn thiện thì xã hội càng phát triển. Nó xác định vị trí, vai trò của
cá nhân và các nhóm xã hội càng rõ ràng.
d. Chức năng của thiết chế
- Điều tiết các quan hệ xã hội trong những lĩnh vực khác nhau của hoạt động xã hội.
+ Tác động đến sự lựa chọn của các cá nhân. Nhờ TCXH mà nó xã hội hoá người
hành động xã hội để chấp nhận và làm theo những người khác trong xã hội.
+ Tạo sự ổn định và kế thừa trong các quan hệ xã hội.
+ Điều chỉnh sự hoạt động của nhóm, cá nhân. Duy trì sự đoàn kết bên trong nhóm.
- Kiểm soát xã hội.
+ TCXH là hệ thống của những quy định xã hội hết sức chặt chẽ. Để thực hiện những
quy định đó phải có những phương tiện cần thiết. Bản thân TCXH cũng là một
phương tiện kiểm soát xã hội.

12
+ Có 2 hình thức kiểm soát xã hội:
- Kiểm soát có hình thức
- Kiểm soát phi hình thức
- Khi xã hội loài người hình thành với tư cách là một hệ thống có tổ chức thì thiết chế
xã hội cũng ra đời như một nhu cầu tất yếu để ổn định và duy trì trật tự xã hội, không
có xã hội nào là không có thiết chế xã hội.
Chú ý: Sự rối loạn của thiết chế dẫn đến sự rối loạn của xã hội, không có thể chế xã
hội cũng không có kỉ cương xã hội. Do vậy thiết chế xã hội phải có chức năng quản lí
và kiểm soát xã hội.Nó được quyền sử dụng các biện pháp thưởng phatjcacs thành
viên trong xã hội hình phạt có thể chia làm 2 loại:
- Hình phạt hình thức là các hình phạt của thiết chế pháp luật
- Hình phạt phi hình thức là hình phạt của thiết chế đạo đức và dư luận xã hội
e. Biến chuyển của thiết chế
Thiết chế duy trì khuôn mẫu tác phong xã hội thông qua những chuẩn mực dưới
dạng chính thức (qui lệ, luật lệ) hay không chính thức (trong tiềm thức), do vậy thiết
chế nặng về giá trị, mang tính ổn định vững chắc trong khi thực tiễn xã hội luôn vận
động và phát triển, quan hệ xã hội sống động, linh hoạt. Thiết chế duy trì những khuôn
mẫu tác phong của đa số xã hội, khi thiết chế chỉ duy trì những khuôn mẫu tác phong
đã lỗi thời không phù hợp với nguyện vọng, tác phong của đa số xã hội, với thực tế
của hoạt động xã hội thì thiết chế đã ngăn cản sự phát triển xã hội, duy trì sự bất công
xã hội gây nên sự mất ổn định xã hội, do vậy thiết chế cần phải có sự biến đổi để phù
hợp với sự phát triển quan hệ xã hội, với hoạt động xã hội có như vậy thiết chế mới
thực hiện được chức năng.
-Biến chuyển của thiết chế là sự thay đổi về các vái trò khuôn mẫu tác phong, chuẩn
mực, các tổ chức xã hội trong một định chế, sự thay đổi vai trò chức năng giữa các
định chế. Thiết chế biến chuyển từ yêu cầu của hoạt động xã hội, ngược lại sự biến
chuyển của thiết chế có tác động sâu sắc đến hoạt động xã hội của cá nhân, nhóm xã
hội.
Nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau, về vị thế, vai trò, nhu cầu lợi
ích và những định hướng giá trị nhất định.
Xã hội được hình thành bởi các nhóm xã hội, là tổng hòa của các nhóm xã hội
rất đa dạng và đan chéo nhau, cùng lúc cá nhân có thể thuộc nhiều nhóm xã hội khác
nhau. Mỗi nhóm được hình thành có một kiểu đặc trưng quan hệ khác nhau....Nhóm
gia đình đặc trưng bằng kiểu quan hệ gia đình, nhóm bạn bè đặc trưng bằng kiểu quan
hệ bạn bè.
Trong xã hội học người ta chia thành nhóm sơ cấp, thứ cấp, nhóm chính, nhóm phụ,
nhóm cơ bản, nhóm không cơ bản. Đặc trưng quan trọng của nhóm là người đứng đầu
nhóm. Nhóm có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu cơ cấu xã hội
1.4. Cơ cấu xã hội
1.4.1. Khái niệm cơ cấu xã hội
13
Cho đến hiện nay, vấn đề cơ cấu xã hội được nhiều bộ môn khoa học xã hội nhân
văn khác nhau nghiên cứu như: Triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử và xã hội
học. Mỗi bộ môn khoa học khác nhau vì những mục đích nghiên cứu khác nhau nên
tiếp cận cơ cấu xã hội dưới những góc độ khác nhau.
Trong nghiên cứu xã hội học, cơ cấu xã hội là một khái niệm cơ bản, then chốt,
làm cơ sở cho việc nghiên cứu sự vận động, phát triển của các quá trình, hiện tượng xã
hội của một hệ thống xã hội. Tuy nhiên cho đến hiện nay, quan niệm về cơ cấu xã hội
trong xã hội học vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, chẳng hạn như:
- Jo Jep Fischer, xã hội học Mỹ cho rằng: Cơ cấu xã hội của một xã hội là sự sắp
đặt các thành phần xã hội hoặc các đơn vị xã hội.
- Đôbơrianôp, nhà xã hội học Bun-ga-ri lại cho rằng: Cơ cấu xã hội là lát cắt
ngang để chỉ cho ta thấy các bộ phận của hệ thống xã hội và sự tác động qua lại giữa
các bộ phận đó.
- Ô-xi-Pôv, nhà xã hội học Nga cho rằng: Cơ cấu xã hội là mối liên hệ vững chắc
của các thành tố trong hệ thống xã hội. Trong đó các cộng đồng xã hội như dân tộc,
giai cấp, nhóm nghề nghiệp là những thành tố cơ bản. Về phần mình mỗi thành tố lại
có cơ cấu riêng, phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa
chúng.
- Từ điển Xã hội học (Liên Xô) định nghĩa: Cơ cấu xã hội là tổng thể các nhóm xã hội
có liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau cũng như các thiết chế xã hội và các mối quan
hệ của chúng. Cơ chế tồn tại và phát triển của cơ cấu xã hội được chứa đựng trong hệ
thống hoạt động của con người.
- Theo Roborton (Mỹ): “ Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối quan hệ giữa các
thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ
khung cho tất cả các xã hội loài người. Mặc dầu tính chất của các thành phần và các
mối quan hệ của chúng biến đổi từ xã hội này đến xã hội khác, nhưng thành phần quan
trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị trí, vai trò, nhóm và các thiết chế “.
- Cơ cấu xã hội liên hệ đến sự sắp đặt các thành phần hoặc những đơn vị của xã hội
đó. Một số vị trí, vai trò nhất định tập hợp lại với nhau thành nhóm và những nhóm
cùng hướng đến một nhiệm vụ xã hội thành thiết chế (thiết chế). Cơ cấu xã hội duy trì
và phản ánh vị trí, vai trò xã hội của các nhóm, giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
- Một cơ cấu xã hội gắn liền với quan hệ xã hội, bản thân cơ cấu xã hội phản ánh hai
yếu tố đó là những thành phần cơ bản tạo nên cơ cấu xã hội và những mối liên hệ giữa
những thành phần cơ bản. Cơ cấu xã hội là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các
quan hệ xã hội, quan hệ xã hội là hình thức vận động của cơ cấu xã hội. Khi phân tích
cơ cấu xã hội là sư phân tích trên cấp do các nhóm, giai cấp, tầng lớp cũng như các
mối quan hệ giữa chúng trong một xã hội cụ thể.
- Xã hội càng lớn càng cao, cơ cấu xã hội càng phức tạp, đa dạng nhưng cũng là yếu
tố thúc đẩy xã hội biến chuyển. Sự biến chuyển cơ cấu xã hội tức là sự biến chuyển vị
trí, vai trò cũng như về mối quan hệ của các nhóm, giai cấp, tầng lớp.
1.4.2. Những phân hệ cơ bản của cơ cấu xã hội.

14
Những phân hệ cơ bản là cách nhìn từ những góc độ khác nhau trong quá trình
tiếp cận nghiên cứu cơ cấu xã hội. Bản than cơ cấu xã hội là một cơ cấu tổng thể gồm
những cơ cấu xã hội bộ phận liên kết với nhau. Đó là các cơ cấu:
1.4.2.1. Cơ cấu giai cấp – xã hội.
Là cơ cấu xã hội được xem xét dưới góc đọ giai cấp, tầng lớp: là hệ thống các giai
cấp, tầng lớp trong xã hội và những mối liên hệ giữa các giai cấp, tầng lớp đó. Nghiên
cứu, tiếp cận xã hội học về cơ cấu giai cấp được xem xét ở 2 phương diện:
- Thứ nhất, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, xem xét không chỉ các giai cấp mà còn
phải xem xét tất cả các tầng lớp, các tập đoàn xã hội khác. Đây là quan niệm phân tích
cơ cấu xã hội theo cấp nghĩa rộng, để chỉ ra:
+ Vị thế, vai trò, tương quan của các giai cấp trong xã hội.
+ Vị trí trung tâm của một giai cấp nhất định nào đó trong xã hội.
+ Sự liên minh của các giai cấp trung tâm với các giai cấp, tập đoàn xã hội khác.
+ Tỷ trọng cơ cấu giai cấp, tầng lớp, tính cơ động xã hội của các giai cấp, tầng lớp.
- Thứ hai, nghiên cứu cơ cấu xã hội giai cấp còn hướng vào việc nghiên cứu những
giá trị, chuẩn mực trong từng giai cấp, tầng lớp xã hội, nhằm chỉ ra:
+ Sự khác biệt với những ảnh hưởng qua lại về mặt văn hóa, lối sống và những khuôn
mẫu hành vi giữa các giai cấp, giai tầng xã hội.
+ Sự dịch chuyển vị trí của một số thành viên của giai cấp, giai tầng xã hội này sang
giai tầng xã hội khác.
+ Mức độ của sự liên minh giữa các giai cấp và quan hệ nội bộ của các giai cấp tập
đoàn xã hội.
1.4.2.2. Cơ cấu nghề nghiệp – xã hội
Là sự phân chia dân số theo độ tuổi lao động theo các nghề nghiệp khác nhau. Được
hình thành trước hết phụ thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất và sự phân công
lao động xã hội.
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Phân tích thực trạng về nghệ nghiệp, đặc trưng, xu hướng và sự ảnh hưởng qua lại
giữa các loại nghề nghiệp và sự tương tác giữa những biến đổi trong cơ cấu nghề
nghiệp với các quá trình xã hội khác.
- Phân tích tình hình lực lượng lao động trong các ngành nghề, lao động theo giới tính,
độ tuổi, học vấn và trình độ đào tạo.
- Phân tích lực lượng lao động theo vùng miền, lãnh thổ, khu vực kinh tế – xã hội, tập
thể, nhà nước, tư nhân.
- Phân tích độ tuổi lao động co việc làm và thất nghiệp, bán thất nghiệp.
1.4.2.3. Cơ cấu nhân khẩu – xã hội
Là một phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản của xã hội nói lên quá trình phát sinh, phát triển,
kết cấu và di biến động của dân số một quốc gia, dân tộc, vùng lãnh thổ.
15
Nội dung nghiên cứu xã hội học về cơ cấu nhân khẩu – xã hội tập trung vào những
vần đề sau:
- Mức sinh, mức tử.
- Quá trình biến động dân số tự nhiên, biến động dân số cơ học.
- Tỷ lệ giới tính.
- Tỷ lệ và cơ cấu của tháp tuổi.
- Cơ cấu xã hội thế hệ.
1.4.2.4. Cơ cấu lãnh thổ – xã hội
Cơ cấu lành thổ – xã hội được nhận diện theo đường phân ranh giới về lãnh thổ. Các
vùng lãnh thổ có sự khác biệt nhất định về điều kiện sống, trình độ sản xuất, đặc trưng
văn hóa, mật độ dân cư, thiết chế xã hội cũng như về mức sống, thị hiếu tiêu dùng,
phong tục tập quán…
Cơ cấu lành thổ - xã hội được chia làm 2 loại: cơ cấu xã hội đô thị và cơ cấu xã hội
nông thôn. Ngoài ra người ta cũng có thể chia theo cơ cấu vùng miền như: đồng bằng
sông Hồng, đồng bằng Nam bộ…Nghiên cứu cơ cấu lành thổ – xã hội nhằm thấy
được:
- Sự khác biệt giữa các vùng, miền về trình độ phát triển sản xuất, kinh tế, văn hóa.
- Sự khác biệt về lối sống, mức sống giữa các vùng miền
1.4.2.5. Cơ cấu dân tộc – xã hội
Được nhận diện trên cơ sở sự khác biệt của những dấu hiệu dân tộc.Nội dung nghiên
cứu xã hội học về dân tộc tập trung vào những vấn đề sau:
- Quy mô, tỷ trọng phân bố và sự biến đổi số lượng, chất lượng các nhóm cư dân của
dân tộc.
- Xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội trong nội bộ mỗi dân tộc và mối tương quan
giữa chúng với cộng đồng, sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong sự biến đổi về
cơ cấu giữa các dân tộc.
- Mối quan hệ tác động qua lại giữa các cơ cấu xã hội dân tộc và phân hệ cơ cấu xã
hội khác và các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Mỗi cơ cấu xã hội bộ phận nêu trên, vì bản than nó cũng là một cơ cấu xã hội lại bao
gồm nhiều cơ cấu xã hội bộ phận của nó, chẳng hạn như cơ cấu giai cấp – xã hội bao
gồm cơ cấu giai cấp công nhân, cơ cấu giai cấp nông dân và cơ cấu các tầng lớp và
thành phần xã hội, cơ cấu dân cư bao gồm cơ cấu tỉnh, huyện, xã, cơ cấu đô thị, cơ
cấu nông thôn…
Trong các cơ cấu xã hội bộ phận kể trên, cơ cấu giai cấp – xã hội là có ý nghĩa nhất,
quan trọng nhất trong cơ cấu xã hội của xã hội có giai cấp.
1.4.2.6. Nghiên cứu cơ cấu xã hội
Mỗi cơ cấu xã hội bộ phận có những đặc điểm về mục tiêu phạm vi nghiên cứu
của nó chẳng hạn cơ cấu giai cấp – xã hội nghiên cứu về sự sắp đặt các giai cấp và
16
tầng lớp, về vị trí, cũng như các quan hệ giữa các giai tầng…cơ cấu nghề nghiệp - xã
hội liên quan đến sự vận động và biến đổi các loại hình nghề nghiệp qua đó phản ánh
trình độ dân trí, sự phân công xã hội. Sự thay đổi nghề nghiệp với vấn đề lao động và
việc làm của người lao động, ảnh hưởng của biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp đến cơ
cấu giai cấp – xã hội. Cơ cấu nhân khẩu nghiên cứu cơ người xã hội theo dấu hiệu lứa
tuổi và giới tính, phản ánh trình độ học vấn, nghề nghiệp, lối sống, vị trí và vai trò của
họ trong hệ thống xã hội.
Những vấn đề nghiên cứu về cơ cấu xã hội bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau từ
mối quan hệ giữa cơ cấu xã hội với văn hóa và định chế, sự hình thành và các đặc
điểm các nhóm, giai cấp, tầng lớp xã hội đến hiện tượng, diễn tiến xã hội như sự xuất
hiện, phát triển hay sự suy thoái của một nhóm, tầng lớp người trong xã hội, sự mất
cân đối về phân bố dân cư, sự biến chuyển về vai trò, vị trí của con người, nhóm, giai
cấp…, việc nghiên cứu xã hội giúp cho việc quản lí xã hội đề ra những chính sách,
biện pháp thiết thực để khắc phục những phân hóa, mâu thuẩn và khác biệt xã hội để
phát huy khả năng của toàn xã hội và mục tiêu chung.
1.4.3. Phân tầng xã hội
1.4.3.1. Khái niệm về sự phân tầng xã hội
Phân tầng xã hội là khái niệm kinh tế, chính trị xã hội chỉ cách chính thức mà
một xã hội sắp xếp các thành viên của mình trên cơ sở qua đó họ có vị thế khác nhau
trong thang bậc vị thế xã hội.
Phân tầng xã hội phản ánh bất bình đẳng xã hội tực là phản ánh sự khác biệt về
tuổi tác, giớ tính, nghề nghiệp, uy tín xã hội, tôn giáo, dân tộc, chủng tộc giữa các cá
nhân, các thành phần xã hội, phân tầng xã hội là một thức phân loại cá nhân thành
những giai cấp, tầng lớp theo những tiêu chuẩn nhất định nào đó (thường là tài sản, uy
tín xã hội, quyền lực hay tính chất nghề nghiệp). Như vậy bất bình đẳng xã hội vừa là
sẵn có hoặc được xuất hiện trong quá trình tham gia vào hoạt động xã hội của con
người, còn phần tằng xã hội là sự sắp đặt của con người nhưng nó phản ánh hiện thực
đó là sự bất bình đẳng, sự phân hóa diền ra trong xã hội.
Phân tằng xã hội liên hệ đến vị thế xã hội không ngang nhau giữa các giai cấp,
tầng lớp trong xã hội. Vì thế xã hội phản ánh quyền lực, điều kiện sống, lối sống của
các giai cấp tầng lớp trong mối tương quan với các giai cấp khác. Trong một giai cấp,
tầng lớp cũng có sự phân hóa, những người trong một giai cấp tuy có cùng vị thế xã
hội khi so sánh với giai cấp khác nhưng không có nghĩa rằng tất cả họ đều có vị thế
như nhau.
Hệ thống phân tầng xã hội ở mỗi thời kì, mỗi xã hội cụ thể có những khác nhau
về thuộc tính, thang bậc cũng như phương thức duy trì nhưng chúng đều được củng
cố, bảo vệ bởi các giá trị văn hóa và quyền lực. Mỗi hệ thống phân tầng xã hội gắn
liền với một ý thức hệ lý tôn giáo, ý thức hệ giai cấp… Nhằm đề cao vị trí vai trò và
quyền lực của giai cấp thống trị,
Phân tầng xã hội có tính ổn định tương đối, di động vị thế xã hội của giai cấp,
tầng lớp diễn ra chậm và lâu hơn so với di động vị thế của một cá nhân. Sự thay đổi vị
thế xã hội giữa các thành phần xã hội liên quan đến sự thay đổi mọi mặt trong đời
sống xã hội.
17
1.4.3.2. Phân tầng xã hội trong xã hội khép kín và xã hội mở rộng
Trong xã hội khép kín phân tầng xã hội có tính ổn định xã hội thấp, ranh giới
giữa các tầng lớp xã hội rất chặt chẽ được bảo vệ bởi các quy định và luật lệ khắt khe
của nhà nước, của phong tục tập quán. Thông thường một cá nhân ngay từ khi sinh ra
cho đến hết đời gắn liền với một vị thế xã hội đã được chỉ định từ trước, thành viên ở
tầng lớp này khó có thể chuyển sang tầng lớp khác. Hệ thống phân tầng xã hội theo
đẳng cấp chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
Dưới xã hội mở, sự phân tầng xã hội không cứng nhắc như trong xã hội khép
kín, một cá nhân có thể di chuyển (lên, xuống) từ giai cấp này sang giai cấp khác. Sự
di động xã hội diễn ra phổ biến, nhanh, thường xuyên do sự biến động của xã hội, xã
hội vị phân hóa hơn, cơ cấu xã hội phức tạp hơn với sự xuất hiện của nhiều tầng lớp
người. Đặc điểm phân tầng của xã hội mở rộng chủ yếu dựa trên những tiêu chuẩn về
kinh tế như vị trí trong hệ thống sản xuất, nghề nghiệp, lợi tức, tài sản.
1.4.3.3. Đặc trưng của phân tầng xã hội học
- Phân tầng xã hội là sự phân hóa, sắp xếp các cá nhân thành những tầng lớp, thang
bậc khác nhau trong cơ cấu xã hội, là sự phân chia xã hội thành những lớp người ở
tầng lớp cao hơn, tầng trung bình và tầng đáy của xã hội
- Phân tầng luôn gắn liền với bất bình đẳng của xã hôi và sự phân công lao động xã
hội.
- Phân tầng xã hội thường được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng
không phải là bất biến mà có thể có sự thay đổi nhất định, đó là sự di chuyển từ tầng
lớp này sang tầng lớp khác trong cơ cấu xã hội hoặc trong cùng một tầng xã hội nào
đó.
1.4.3.4. Phân biệt phân tầng xã hội với một số khái niệm khác
a. Phân tầng xã hội với phân chia khái niệm thành giai cấp
Về mặt khái niệm: phân tầng xã hội không đồng nghĩa với khái niệm phân chia xã
hội thành giai cấp. Theo các nhà xã hội học thì phân tầng xã hội có ý nghĩa rộng hơn
phân chia xã hội thành giai cấp. Phân tầng xã hội dựa vào các tiêu chí như: quyền sở
hữu về tư liệu sản xuất, sở hữu tài sản, thu nhập, mức sống, quyền lực chính trị, uy tín
xã hội.
Khái niệm giai cấp gắn liền với quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, tiêu chí về
quyền sở hữu về tư liệu sản xuất là đặc trưng chủ yếu, hàng đầu để phân biệt hoặc
phân chia xã hội thành giai cấp này hay giai cấp khác.
Do đó, trong cùng một giai cấp có thể có nhiều tầng xã hội khác nhau, có người ở
tần trên, người ở tầng giữa, có người ở tầng đáy. Đặc biệt xã hội có tính năng động
cao với nền kinh tế thị trường.
Về mặt thế giới quan, phương pháp luận: khi nghiên cứu về xã hội không được
thay thế khái niệm giai cấp và khái niệm phân chia xã hội thành giai cấp bằng các khái
niệm tầng xã hội và khái niệm phân tầng xã hội. Không chỉ tập trung phân tích phân
tầng xã hội mà lãng quên các vấn đề về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Lý luận về giai

18
cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lenin là cơ sở phương pháp luận để
giải tích, giải thích về bất bình đẳng xã hội và phân tầng của xã hội học.
b. Phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo
Phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo (PHGN) có đặc điểm chung là: cùng
phản ánh quá trình phân chia thứ bậc của các nhóm xã hội trong hệ thống xã hội thành
nhóm giàu, nhóm ngheo, nhóm ở tầng trên và nhóm ở tầng đáy của xã hội.
Sự phân hóa giàu nghèo ở nước ta ngày càng tăng: khoảng cách giữa người giàu và
người nghèo đang có xu hướng tăng cao, khoảng 40 lần, cá biệt hàng trăm lần. Sự
phân hóa giàu nghèo mang tính khu vực, tính lịch sử: ở thành thị phân hóa rõ hơn ở
nông thôn, đồng bằng phân hóa rõ hơn ở miền núi…
+PHGN gắn liền với bất bình đẳng xã hội và phân công lao động
+PHGN giàu nghèo là sự phân cực về kinh tế.
+PHGN là kết quả tất yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế và đến lượt
mình sự phân hoá đó lại trở thành nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế.
+ PHGN là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các
nhóm xã hội có điều kiện kinh tế khác biệt nhau. PHGN là phân tầng xã hội về mặt
kinh tế, thể hiện trong xã hội có nhóm giàu tầng đỉnh, nhóm nghèo tầng đáy. Giữa
nhóm giàu và nhóm nghèo là khoảng cách về thu nhập và mức sống.
Vậy PHGN là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các
nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt nhau; là sự phân tầng
xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch giữa các nhóm này về tài sản,
thu nhập, mức sống.
b. Tác động của sự phân hoá giàu nghèo đối với nền kinh tế - xã hội
- Về mặt tích cực:
Phân hoá giàu nghèo góp phần khơi dậy tính năng động, sáng tạo, kích thích họ tìm
kiếm và khai thác cơ may, vận hội để phát triển, vươn lên trong cuộc sống.
- Về mặt tiêu cực:
+ Sự phân hoá giàu nghèo dẩn đến bất bình đẳng trong xã hội như:
+ Những người giàu, thì giàu thêm do có những điều kiện về vốn và kỹ thuật như có
dư thừa đất sản xuất và phương tiện sản xuất, có điều kiện để làm giàu nhanh chóng
nhờ kinh doanh các loại hình dịch vụ, bất động sản, thị trường chứng khoáng ……
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một bộ phận những người giàu lên do làm ăn
bất hợp pháp như: Buôn lậu, cho vay nặng lãi …..làm cho những người nghèo càng
nghèo thêm.Sự phân hoá giàu nghèo luôn luôn tồn tại bất cứ trong đời sống xã hội
nào, giai cấp nào. Đảng ta đã khẳng định “dân giàu, nước mạnh ” đôi khi lắm của,
nhiều tiền của một bộ phận những người giàu có, đôi lúc lại là mắt trái của đời sống
xã hội, họ sử dụng đồng tiền theo lối sống buôn thả, xa hoa lãng phí, không rõ mục
đích, làm mất đi giá trị chuẩn mực đạo đức của con người. Bên cạnh đó là thiếu đi sự
quan tâm giáo dục con cái, để trở thành người công dân có ích cho xã hội, ngược lại
tạo tiền đề xấu cho lớp trẻ lao vào cuộc sống thác loạn, ăn chơi, đua đòi, nghiện ngập
19
và cuối cùng là vi phạm vào các tệ nạn xã hội. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tội
phạm đang có chiều hướng gia tăng trong lứa tuổi thanh, thiếu niên gây ra những điều
nhức nhối trong xã hội (điển hình vụ án Lê Văn Luyện ở tỉnh Bắc Giang)
+ Phân hoá giàu nghèo còn gây ra sự chênh lệch và mâu thuẩn, những thanh niên được
sinh ra trong những gia đình nhà khá vã thường có tư tưởng kêu căn ỷ lại, ăn chơi ít
chịu học hành, ngược lại con nhà nghèo ham học, có ý chí vươn lên thì lại không có
điều kiện để phát huy công danh, sự nghiệp chính vì lẻ đó gây nên có sự chênh lệch
văn hoá trong xã hội.
+ Phân hoá giàu nghèo còn thể hiện rõ nhất ở vai trò của người phụ nử, họ ít
được học hành, chưa có được đối xử công bằng (do phân biệt giới tính) thì vai trò của
người phụ nử trong các tầng lớp nghèo càng trở nên bất công và cơ cực. Ngoài ra sự
thua thiệt về vất chất những người nghèo còn thua thiệt về giá trị tinh thần, họ không
có hoặc rất ít để được tiếp cận các loại hình,dịch vụ văn hoá tiên tiến, đặt biệt là vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa,vùng miền núi và hải đảo.
1.4.3.5. Các kiêu phân tầng xã hội trong lịch sử
- Kiểu phân tầng nô lệ: xuất hiện trong thời kì chiếm hữu nô lệ.
- Kiểu phân tầng đẳng cấp: phong kiến phương Tây (Nam tước, Bá tước,...),
Trung Hoa cổ đại (quân tử, tiểu nhân, thứ dân),..
- Kiểu phân tầng địa chủ: thời phong kiến như quý tộc, chịa chủ…
- Kiểu phân tầng xã hội theo giai cấp: thời TBCN như: giới thượng lưu (lớp trên,
lớp dưới), hạ lưu (lớp trên, lớp dưới), trung lưu “(lớp trên, lớp dưới).
1.4.3.6. Tiêu chí và phương pháp nghiên cứu về phân tầng xã hội
Tiêu chí
- Dựa vào vị trí kinh tế: sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải.
- Dựa vào chình trị, quyền lực: địa vị xã hội, đảng phái, giai cấp.
- Dựa vào uy tín, địa vị xã hội: danh tiếng, ảnh hưởng trong xã hội.
- Học vấn: học vị, học hàm.
- Ứng xử giao tiếp, thị hiếu, nghệ thuật.
- Tôn giáo.
- Dân tộc.
3 yếu tố đàu là yếu tố cơ bản, 4 yêu tố sau có tính chất bổ sung, điều kiện
cho phân tầng xã hội.
Phương pháp nghiên cứu
- Có thể sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp đồng nhất giai cấp: là phương pháp để mọi người, mọi
nhóm xã hội, tự mô tả phân tầng xã hội là như thế nào: có hay không có phân
tầng xã hội? Nếu có thì có những phân tầng xã hội nào?
+ Phương pháp chủ quan: là phương pháp để mọi người tự sắp xếp mình
vào một tầng lớp nào đó trong xã hội.
+ Phương pháp điều tra: là phương pháp thông qua các tiêu chí nghiên
cứu để xác định tầng xã hội.
Thu thập
Nhà ở
20
Sinh hoạt vật chất
Sinh hoạt văn hóa
Tư liệu sản xuất
Tư liệu sinh hoạt
Đây là phương pháp khách quan.
Tóm lại, cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội là những khái niệm cơ bản của xã
hội học. Nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội là nhằm làm rõ
cấu trúc, nguyên nhân, tiến trình phát triển của xã hội và hành động xã hội của các
nhóm xã hội và con người xã hội trong sự tương tác xã hội đa dạng và phực tạp. Đồng
thời cung cấp cho cơ sở khoa học trong việc hoạch định chiến lược, sách lược quản lí
xã hội và kiểm soát xã hội một cách có hiệu quả, đồng thời đây cũng là cơ sở cho việc
đề ra các chủ trương và giải pháp nhằm ổn định xã hội, tạo ra sự đồng thuận trong xã
hội.
1.5. Cá nhân và xã hội
1.5.1. Khái niệm và đặc điểm của cá nhân
Khái niệm
Cá nhân là một cá thể riêng biệt và độc lập hiện hữu đang hoạt động trong một
không gian xác định với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, là chủ thể xã hội có
mối quan hệ tác động qua lại với các cá nhân khác trong hoạt động xã hội. Cá nhân là
khái niệm cơ bản đầu tiên, quan trọng nhất của xã hội học, bởi vì xét cho đến cùng sẽ
không có xã hội loài người nếu như không có con người thể hiện ra với tư cách là một
cá thể độc lập. Đối tượng chính của xã hội học là các mối quan hệ xã hội mà trong xã
hội luôn tồn tại bốn mối quan hệ lớn:
- Mối quan hệ giữa con người với xã hội
- Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
- Mối quan hệ giữa con người với con người
- Mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể
Đặc điểm của cá nhân
- Cá nhân là một thực thể sinh học - xã hội chỉ xuất hiện một lần mà không bao giờ
lặp lại
- Cá nhân là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm đặc biệt và nó mang bản
chất xã hội và không có sự sản xuất đồng loạt mà là đơn chiếc "độc nhất vô nhị".
Engels đã nói, con người là một " động vật cao cấp " có tư duy, có ngôn ngữ, biết lao
động nhưng chỉ được biết đến như là cá nhân khi mà nó bộc lộ ra trong hoạt động xã
hội và trong các mối quan hệ xã hội với các chủ thể xã hội khác như cá nhân, nhóm xã
hội và cộng đồng xã hội.
- Cá nhân là sự biểu hiện cụ thể bản chất con người, là sự hợp nhất được thực hiện
theo cách nhất định trong con người những nét có ý nghĩa xã hội và quan hệ xã hội có
liên quan đến bản chất của một xã hội nhất định, do đó nếu không có cá nhân và mối
quan hệ của nó thì cũng không có nhóm xã hội, không có giai cấp, không có dân tộc.

21
Ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu cá nhân với tư cách là một chủ thể xã hội có ý
nghĩa rất quan trọng. Trong cơ chế kinh tế mới, người lao động, dù là người lao động
bình thường, dù là công chức nhà nước hay là nhà doanh nghiệp, bên cạnh việc trao
dồi tri thức, kỹ năng, thực hiện tốt chuyên môn nghề nghiệp thì cần phải không ngừng
nâng cao học tập, tu dưỡng đạo đức, giữ gìn phẩm giá con người dù ở bất cứ cương vị
nào, đều là bổn phận và trách nhiệm của mỗi cá nhân
1.5.2. Khuôn mẫu xã hội
1.5.2.1. Khái niệm
Là một trạng thái nhất trí về hành động và suy nghĩ xảy ra một cách đều đặn ở đa số
người được con người nhận thức và được coi là qui tắc tiêu chuẩn mà mỗi người phải
nên và cần làm theo
1.5.2.2. Biểu hiện của khuôn mẫu xã hội
Khuôn mẫu xã hội được biểu hiện ở các tác phong hay hành động được thường
xuyên lập lại trong một cộng đồng hay một nhóm xã hội
Tác phong hay hành động đó được thực hiện bởi nhiều người cùng một cách như
nhau. Nó tồn tại lâu đời trong một cộng đồng được mọi người tân đồng một cách công
khai và có ý nghĩa về mặt văn hóa
1.5.3. Xã hội hóa cá nhân
1.5.3.1. Khái niệm
Xã hội hóa là một qui trình mà cá nhân gia nhập vào nhóm xã hội, vào cộng đồng
xã hội và được xã hội chấp nhận cá nhân như một thành viên chính thức của mình, là
quá trình cá nhân tiếp nhận nền văn hóa xã hội, là quá trình cá nhân học tập bắt chước
lẫn nhau và là quá trình học cách đóng vai trò xã hội theo đúng khuôn mẫu hành vi
nhằm đáp ứng sự mong đợi của xã hội
1.5.3.2. Mục đích của xã hội hóa cá nhân
- Xã hội hóa trang bị cho cá nhân những kỹ năng cần thiết để họ hòa nhập vào xã
hội mà họ đang sống
- Xã hội hóa là quá trình hình thành ở cá nhân một khả năng thông đạt và phát triển
khả năng: nói, đọc, viết, diễn tả những tư duy và chính kiến của mình trước xã hội
- Xã hội hóa là quá trình làm cho cá nhân thấm nhuần các giá trị xã hội, các chuẩn
mực sống, các quy tắc sinh hoạt và hấp thụ niềm tin của xã hội
Như vậy, xã hội hóa là quá trình cá nhân lĩnh hội một hệ thống nhất định những tri
thức, những chuẩn mực giá trị cho phép cá nhân đó hoạt động như một thành viên của
xã hội, là một quá trình mà cá nhân tiếp nhận nền văn hóa và học cách đóng vai trò
của mình theo đúng những thang giá trị xã hội
Quá trình xã hội hóa của cá nhân đòi hỏi cá nhân phải không ngừng học tập, tu
dưỡng đạo đức, là cơ sở để hoàn thiện bản thân mình. Cá nhân nổ lực tu dưỡng rèn
luyện trong hoạt động thực tiễn. Giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp, sống có lý
tưởng, có hoài bảo để phục vụ cộng đồng xã hội. Trong điều kiện hiện cần chú ý mọi
sự buông thả, thiếu tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng, vô ý thức, xa rời sự quản lý
22
của gia đình, nhà trường và xã hội... là con đường dẫn đến hư hỏng, tự đánh mất chính
bản thân mình
Trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, xã hội
muốn giàu mạnh, văn minh, phát triển bền vững, mỗi cá nhân phải không ngừng đấu
tranh vươn lên làm chủ các lĩnh vực, phải năng động, sáng tạo, lao động có kỷ luật, kỹ
thuật, năng suất, chất lượng và hiệu quả cao thì phải không ngừng nâng cao trình độ,
học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1.5.3.3. Quá trình xã hội hóa cá nhân
Người ta thường phân ra ba giai đoạn xã hội hóa nơi cuộc sống con người
+ Giai đoạn xã hội hóa ban đầu nơi đứa bé trong gia đình
+ Giai đoạn thứ hai xã hội hóa diễn ra nơi nhà trường
+ Giai đoạn sau cùng người ta thực sự bước vào đời đảm nhận những vai trò mà hai
giai đoạn trước chưa đảm nhận
Một đặc trưng cơ bản mà ta có thể nhận xét trong quá trình xã hội hóa, đó là việc cá
nhân dần dần " nhập tâm " với những giá trị, chuẩn mực, qui tắc mà xã hội đề ra, đồng
thời biến chúng thành giá trị, qui tắc của mình
1.5.3.4. Sự lệch chuẩn của cá nhân
Trong đời sống xã hội không phải cá nhân nào cũng tôn trọng và làm theo các
chuẩn mực, giá trị, điều luật, qui định và cũng không không phải bất cứ cá nhân nào
cũng làm đúng chuẩn mực giá trị, điều luật, qui định.Xã hội học gọi đó là sự lệch
chuẩn của cá nhân.
Để khắc phục hiện tượng đó cần
 Sự răn đe của pháp luật
 Sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội
 Sự nỗ lực, vươn lên và ý thức của cá nhân
1.5.4. Vị thế và vai trò xã hội của cá nhân
1.5.4.1. Vị thế xã hội
Trước khi xem xét vị thế, vai trò cần phải nhận thức được khái niệm vị trí xã
hội của cá nhân. Vị trí là chỗ đứng, là địa vị của cá nhân trong thang bậc xã hội. Nó
chỉ sự đối chiếu và so sánh với các vị trí xã hội khác, nó là cơ sở để xác định vị thế xã
hội của cá nhân
Theo quan niệm xã hội học, vị thế là một vị trí xã hội. Mỗi vị thế quyết định
chỗ đứng của một cá nhân nào đó trong xã hội và mối quan hệ của cá nhân đó với
những người khác. Đó là chỗ đứng cá nhân trong bậc thang xã hội, là sự đánh giá của
cộng đồng xã hội đối với cá nhân biểu thị sự kính nể, trọng thị của cộng đồng đối với
với cá nhân. Do thâm niên nghề nghiệp, tài năng đức độ, tuổi tác tạo nên một cá nhân
có thể có nhiều vị thế xã hội tùy theo cá nhân đó tham gia hoạt động trong nhiều tổ
chức xã hội khác nhau. Tuy nhiên vị thế xã hội bao giờ cũng có một vị trí then chốt
mà cá nhân gắn bó hoặc chuyên trách
23
Theo quan niệm xã hội học, vị thế xã hội có thể chia làm hai loại: vị thế tự
nhiên và vị thế xã hội
- Vị thế tự nhiên là vị thế mà con người được gắn bởi những thiên chức, những đặc
điểm cơ bản mà họ không thể tự kiểm soát được như già hay trẻ, nam hay nữ, …
- Vị thế xã hội là vị thế phụ thuộc vào những đặc điểm mà trong một chừng mực
nhất định cá nhân có thể kiểm soát được, nó phụ thuộc vào sự nổ lực phấn đấu và nghị
lực vươn lên của bản thân, như anh có thể trở thành kỹ sư hay bác sĩ, hay giám đốc
một xí nghiệp, hay bộ trưởng chẳng hạn
1.5.4.2. Vai trò xã hội
Đối với vai trò xã hội trong khoa học, xã hội học là một khái niệm cơ bản để xem xét
hành vi của cá nhân trong hoạt động xã hội. Vai trò của cá nhân như một vai diễn (bắt
nguồn từ sự sắm vai và diễn trò trên sân khấu) với một hoặc nhiều chức năng mà cá
nhân ấy phải đảm trách trước xã hội. Một vai trò tức là tập hợp các chuẩn mực hành
vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Vai trò xã hội
là một khái niệm bắt nguồn từ sắm vai trên sân khấu, sau đó được đưa vào thuật ngữ
khoa học và được xã hội hóa trong đời sống. Đóng vai trò xã hội cũng tương tự như
đóng vai diễn trên sân khấu, chỉ khác là một đóng theo kịch bản trên sân diễn, còn một
bên diễn ra một cách tự nhiên, đời thường.
Quả thật, dù muốn hay không muốn, mỗi chúng ta phải đảm nhận số vai trò nhất định
trong cuộc sống mà chúng ta học được nhờ quá trình xã hội hóa. Nhờ có vai trò xã hội
mà cá nhân mới bộc lộ bản chất của mình trong sự vận động xã hội. Người đầu tiên sử
dụng khái niêm này là G.H.Merd vào năm 1934
1.5.4.3. Phân loại vai trò xã hội
Ta có thể phân các vai trò xã hội của cá nhân thành các loại sau:
- Vai trò xã hội mang tính thiết chế là loại vai trò do một tổ chức nào đó qui định.
Nếu cá nhân nào muốn xác lập vai trò đó phải thuân theo khuôn mẫu nhất định
- Vai trò xã hội thông thường là loại vai trò diễm ra trong cuộc sống hàng ngày mà
cá nhân chỉ cần bắt chước, học hỏi đơn giản
- Vai trò xã hội mong đợi là vai trò cá nhân đảm nhận thì được nhiều người mong
đợi và cá nhân đó có trách nhiệm đáp lại sự mong đợi đó
- Vai trò gán là vai trò mà cá nhân có được do một chức xã hội hay do một nhóm
người nào đó gán cho
- Vai trò tự chọn là vai trò mà cá nhân có thể tự chọn theo ý muốn
Mỗi cá nhân có vô vàn vai trò, có bao nhiêu mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu vai
trò xã hội. Trong vô vàn vai trò đó thì có vai trò thật, vai trò giả; để hiểu được bản
chất của cá nhân cần phải hiểu qua nhiều vai trò khác nhau, ít nhất là các vai trò chủ
yếu mà cá nhân đảm trách. Trong quá trình hội nhập vào xã hội thì cá nhân học cách
đóng các loại vai trò khác nhau để gia nhập vào xã hội
1.5.4.4. Phân loại vai trò xã hội và vị thế xã hội
Vai trò và vị thế xã hội có sự khác nhau tương đối
24
Vị trí xã hội: được hiểu là chỗ đứng của một người nào đó trong không gian xã hội
hay nói cách khác là cái cho biết mỗi người là ai?
Vai trò xã hội: là khái niệm để chỉ toàn bộ nghĩa vụ, quyền lợi vốn có gắn liền với một
vị thế xã hội hay nói cách khác là cái cho biết những điều mà người ta phải làm ở vị trí
ấy.
Nếu xét ở khía cạnh địa vị xã hội thì vị thế xã hội mang tính ổn định cao hơn, bền
vững hơn, có thể đếm được. Vị thế xã hội có giới hạn còn vai trò xã hội cá nhân đóng
thay đổi từng lúc, từng nơi, tùy điều kiện hoàn cảnh. Vai trò xã hội là vô hạn
1.5.4.5. Các loại địa vị xã hội
Mỗi người trong xã hội, tuy có nhiều vị thế xã hội khác nhau nhưng nhất định
phải có một vị thế xã hội then chốt nhất – thường được gọi là có địa vị trong đời sống
xã hội hay địa vị xã hội.
– “Địa vị xã hội của một người là cái mà xã hội công nhận về người này một cách
tương đối tổng quát xét trong bậc thang xã hội“.
-Cũng có tác giả xem địa vị xã hội là sự “kết tinh vị thế xã hội“ của một con người
-Ví dụ như ông chủ tịch điều hành bộ máy chính quyền ở địa phương mình; người sĩ
quan chỉ huy đơn vị mà mình phụ trách
-Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các vị thế, gây nên sự bất
ổn về địa vị xã hội.
Có hai loại địa vị xã hội
- Địa vị gán là loại địa vị mà cá nhân có được ngay khi mới chào đời do nguồn gốc
xuất thân hay do một tổ chức chính trị, xã hội có quyền lực gán cho
- Địa vị giành được là địa vị mà cá nhân có được do nổ lực của chính bản thân mình
1.5.4.6. Những yếu tố ảnh hương đến vị thế xã hội của cá nhân
- Giới tính
- Lứa tuổi
- Nguồn gốc xã hội (nguồn gốc giai cấp – thành phần gia đình – thành phần xã hội)
- Dân tộc – sắc tộc
- Tôn giáo
- Đảng phái – hội đoàn
- Học vấn tài năng
- Thâm niên công tác, kinh nghiệm sống và làm việc
- Điều kiện sống của cá nhân (điều kiện sống của gia đình – mức sống –chất lượng
sống)
- Nổ lực cá nhân hay sự trợ giúp từ bên ngoài như cơ may, thủ đoạn
1.5.5. Di động xã hội
1.5.5.1. Khái niệm
25
Tính di động xã hội của một cá nhân xác định như là sự vận động của cá nhân từ một
vị trí xã hội này sang một vị trí xã hội khác
1.5.5.2. Các loại di động xã hội
- Di động theo chiều ngang: đây là khái niệm chỉ sự vận động của cá nhân tới các vị
trí xã hội có cùng giá trị như nhau, từ nhóm xã hội này, tầng lớp này sang nhóm xã hội
khác và tầng lớp khác mà vẫn giữ nguyên giá trị
- Di động theo chiều dọc: là sự vận động xã hội có xã hội, liên quan đến sự thăng tiến
hoặc giảm sút nghề nghiệp hay địa vị xã hôi, tức là có làm thay đổi giá trị (cao hay
thấp)
Trong thực tế, hai loại di động trên có khi tồn tại riêng nhưng có khi đan kết vào nhau.
Cùng một lúc cá nhân có thể di động theo chiều ngang và di động theo chiều dọc
- Di động liên thế hệ: là sự di chuyển giữa hai thế hệ. Có hai loại di động liên thế hệ:
+Di động liên thế hệ đi lên: con cái có vị thế hơn cha mẹ
+Di động liên thế hệ đi xuống: con cái có địa vị thấp hơn cha mẹ
- Di động nội thế hệ: là sự di chuyển nghề nghiệp hay địa vị xã hội của cá nhân qua
các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời mình
1.5.5.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến di động xã hội
- Trình độ học vấn
- Lứa tuổi
- Giới tính
- Sức khỏe
- Điều kiên kinh tế môi trường xã hội
1.5.5.4. Vận dụng lý thuyết di động xã hội vào nghiên cứu chuyển cư
Cùng qua trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, sự tăng trưởng kinh tế
luôn kèm theo sự thay đổi dân cư. Đây là một quá trình mang tính quy luật. Quá trình
này chịu ảnh hưởng của ba nhân tố: sinh, tử và di dân. Sự di chuyển dân cư là một yếu
tố động, nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chi phối khác như những nhân tố kinh
tế, xã hội, văn hóa,…gây ra những tác động khác nhau lên quá trình này. Đây là một
hiện tượng xã hội phức tạp. Lý do là đối với mỗi cá nhân luôn chịu sự tác động của
một quy luật sống bất di bất dịch của tự nhiên: sinh ra, bước chân vào xã hội và chết
đi ra khỏi xã hội đó hay di chuyển sang xã hội khác dưới những hình thức ra đi khác
nhau. Trong quá trình hoạt động sống có những cá nhân luôn di chuyển nơi sinh sống,
cư trú và hoạt động lao động của mình. Sự di chuyển của cá nhân này không chỉ tạo ra
mặt “ động “ của quá trình dân số mà nó cũng đem lại những hậu quả kinh tế - xã hội
nhất định, có những hậu quả đôi khi khó lường trước được. Sự di chuyển dân cư luôn
là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử và là một hiện tượng nảy sinh mang tính
phổ biến trong xã hội. Mỗi dân tộc trong tiến trình lịch sử đều gắn liền với quá trình di
dân được xác định. Điều đó đúng với mọi quốc gia, mọi dân tộc. Hoạt động di chuyển
dân cư đã từng tồn tại suốt nhiều thế kỷ và luôn gắn liền với một hoàn cảnh lịch sử

26
nhất nhất định. Từ xa xưa, trong mỗi giai đoạn lịch sử, hoạt động này diễn ra với
những đặc thù riêng cho mỗi xã hội cụ thể. Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam
cũng chứng tỏ điều đó, nhất là đối với tộc người Việt trong vòng hơn mười thế kỷ gần
đây
Sau đây là những cuộc di dân của Việt Nam từ thời phong kiến, Pháp thuộc, 1954-
1975
- Di dân thời phong kiến
+ Suốt thời phong kiến, luồng di cư chủ đạo của người Việt Nam là từ bắc xuống
nam. Theo sau các đợt xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ qua các triều đại là những đợt
di dân lớn. Ngoài ra sử sách cũng ghi nhận một số nhóm nhỏ lẻ di cư chính trị ra nước
ngoài, chủ yếu là ở Trung Quốc, đây là bộ phận bị xem là bán nước, theo gót quân
xâm lược Trung Quốc, điển hình là một số hoàng thân, quốc thích nhà Trần như Trần
Ích Tắc hay hoàng thân, quốc thích nhà Lê như vua Lê Chiêu Thống...
+Năm 1069, vua Lý Thánh Tông mang 10 vạn quân vào đánh Chiêm Thành, sáp
nhập ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh. Vua Lý Thánh Tông đặt tên cho vùng đất
mới này là trại Tân Bình, lãnh thổ Đại Việt thêm vùng đất này, nay là Quảng Bình và
bắc Quảng Trị. Sau khi nhà Trần thay thế nhà Lý, một bộ phận hoàng tộc họ Lý do Lý
Long Tường dẫn đầu đã di cư ra nước ngoài, đến Triều Tiên sinh sống và hòa nhập
với cư dân bản địa.
- Di dân thời Pháp thuộc
+ Chính sách di dân của chính quyền Pháp đề ra là việc mộ dân ở Bắc và Trung Kỳ
đưa vào Nam làm phu đồn điền cao su hoặc nông trại miền núi Cao nguyên Trung Kỳ
hay thượng du Bắc Kỳ
+ Người Việt cũng được khuyến khích di cư sang Lào và Cao Miên. Thống kê năm
1908 ghi nhận 60.000 người Việt trên đất Miên. Đến năm 1921 thì tổng số người Việt
ở Cao Miên là hơn 140.000 và 191.000 vào năm 1937. Cùng thời gian sau đó vào cuối
thập niên 1930 thì số người Việt ở Lào đã tăng lên gần 40.000. Một số khác được đưa
sang đảo Tân Thế giới và Tân Đảo làm phu mỏ và đồn điền của Pháp.
- Di dân từ 1954-1975
+ Sau Hiệp định Genève 1954 đã diễn ra đợt di cư lớn. Theo đó, trên 1 triệu người
đã di cư từ Bắc vào Nam (trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo) và 140.000
người từ miền Nam ra Bắc (phần lớn là lực lượng kháng chiến của Việt Minh).
Từ năm 1961, tại miền bắc Việt Nam nhiều người di dân từ đồng bằng sông Hồng lên
các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc theo chính sách Xây dựng các vùng kinh tế
mới của chính phủ.
1.6. ĐIỀU TIẾT, QUẢN LÍ VÀ KIỂM SOÁT XÃ HỘI
1.6.1. Những yếu tố điều tiết và quản lí xã hội
Có nhiều yếu tố thăm gia vào quá trình điều tiết và quản lí xã hội
1.6.1.1. Gíá trị xã hội

27
Giá trị xã hội là những hiện tượng của đời sống xã hội được xét trên góc độ ý
nghĩa mà xã hội, giai cấp hay một tập đoàn nào nó gắn cho nó. Ví dụ như đạo đức,tài
năng, trinh tiết, ăn chay, danh dự,..
Những giá trị xã hội là những công cụ diều hòa hành vi, lợi ích và các quan hệ
cá nhân, tập đoàn xã hội, tạo ra cơ sở chỗ dựa của hành vi và sự đánh giá hành vi
Mỗi xã hội có một hệ thống giá trị khác nhau
1.6.1.2. Dư luận xã hội
Dư luận xã hội là trạng thái ý thức xã hội bao gồm thái độ của con người đối
với các sự kiện của hiện thực xã hội, đối với các hoạt động của các tập đoàn, các tổ
chức xã hội khác nhau. Dư luận xã hội điều chỉnh hành vi của các cá nhân và các
nhóm, các tổ chức xã hội.
1.6.1.3. Chuẩn mực xã hội
Chuẩn mực xã hội là hệ thống những tiêu chuẩn, những quy tắc để điều hòa các
hoạt động xã hội của các tập đoàn xã hội và cá nhân. Chuẩn mực xã hội do xã hội thiết
lập và thay đổi.
Chuẩn mực xã hội có nhiều loại khác nhau về cơ cấu, phạm vi công dụng và hình
thức kiểm soát (như chuẩn mực đạo đức khác với chuẩn mực pháp luật, khác với
chuẩn mực tôn giáo )
1.6.1.4. Các thiết chế xã hội
Thiết chế xã hội là biểu hiện vật chất của các chuẩn mực xã hội và cơ quan điều
hòa việc tuân theo các chuẩn mực đó. Thiết chế xã hội thể hiện ở các cơ quan, các tổ
chức xã hội, điều phối những lĩnh vực xã hội khác nhau (như đạo đức, tôn giáo, gia
tộc, kinh tế, pháp luật )
Thiết chế xã hội củng cố hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, nâng cao hệ tư tưởng
đó thành pháp luật. Mục đích của thiết chế xã hội là bảo đảm sự tuân thủ những quy
phạm mà giai cấp thống trị dùng làm vũ khí để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Các
thiết chế xã hội được quy định chặt chẽ và chính nó cũng là phương tiện kiểm soát xã
hội.
Các thiết chế xã hội được giao những quyền hạn và được áp dụng những biện
pháp thưởng, phạt các thành viên, các giai cấp, các tập đoàn xã hội. Buộc các thành
viên, các tập đoàn xã hội đó phải tuân thủ các giá trị và các chuẩn mực xã hội đang
thống trị
Thiết chế xã hội có hai loại hình phạt: phạt hình thức là các hình phạt có hình
thức cụ thể, còn phạt phi hình thức là loại hình phạt tác động vào đối tượng bằng dư
luận.
Cơ sở tác động của các thiết chế xã hội là thực hiện các giá trị và chuẩn mực xã
hội nhất định.
1.6.2. Những yếu tố kiểm soát xã hội
Những yếu tố kiểm soát xã hội là tập quán, phong tục, hình phạt và giám sát.
a.Tập quán:
28
Là những hình thức hoạt động trong một tình huống nhất định được tập đoàn xã
hội chấp nhận. Ví dụ như tập quán sản xuất, tập quán tiếp khách, tập quán cưới vợ gả
chồng,...
b. Phong tục:
Là một dạng hành vi được xác lập có giá trị đạo đức nhất định trong xã hội, nếu
thành viên nào vi phạm sẽ lên án
c. Hình phạt:
Là một hệ thống công cụ của xã hội để điều khiển xã hội của các thành viên trong
xã hội.
d. Giám sát:
Là hệ thống các phương thức phát hiện các hành vi của cá nhân, nhóm hay tập
đoàn mà xã hội không mong muốn. Đó là các hành vi vi phạm giá trị hay chuẩn mực
xã hội.
Trong các lĩnh vực quản lý và kiểm soát xã hội, xã hội học nghiên cứu:
- Các quan hệ xã hội.
- Các giá trị và chuẩn mực xã hội quy định tính chất, nội dung các thiết chế xã hội
- Các tổ chức và thiết chế xã hội
1.6.3. Những yếu tố quản lí xã hội
1.6.3.1. Quyền lực chính trị
Trong một xã hội bao gồm nhiều tập đoàn nhiều giai cấp khác nhau. Mỗi tập đoàn
xã hội, mỗi giai cấp có khả năng bảo vệ quyền lợi và khuất phục các tập đoàn xã hội,
các giai cấp khác - khác nhau. Mỗi quan hệ đó là quan hệ chính trị của xã hội
Chính trị chủ yếu là hành động thực thi quyền lực của con người nhưng thực sự
thì quyền lực này lại tùy thuộc vào sự tuân thủ của người khác.
Như vậy, để thực thi quyền lực của một lực lượng xã hội nào đó đối với xã hội,
lực lượng đó phải có những phương tiện cưỡng chế nhất định, đồng thời phải làm cho
các thành viên xã hội phục tùng một cách tự nguyện, quyền lực đó phải có tính hợp
pháp và phải làm cho các thành viên trong xã hội ý thức rằng đó là hợp lý.
Trong lĩnh vực này xã hội học quan tâm đến các vấn đề cụ thể như hình thức và
hành vi chính trị, nguồn góc của tư tưởng, niềm tin chính trị, và ảnh hưởng của tư
tưởng, niền tin đó tới hành vi chính trị
1.6.3.2.Nhà nước hiện đại
a. Trong xã hội hiện nay các hoạt động chính trị diễn ra trong phạm vi cả nước.
Nhà nước là một tổ chức lập ra để thực thi quyền lực của họ.
Theo Ănghen:” nhà nước chỉ là một bộ máy trấn áp của một giai cấp này với một
giai cấp khác”.

29
Còn theo Lenin đó là:”bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này với
giai cấp khác”.
Như vậy sự tồn tại của Nhà nước bao hàm sự tồn tại của bất bình đẳng. Nhưng sự
bất bình đẳng này được một xã hội cụ thể chấp nhận như là một sự hợp lý trong một
thời gian và không gian nhất định.
Nhưng quá trình phát triển kinh tế-xã hội, những tập đoàn xã hội, những gai cấp bị
trị nhận thấy sự bất bình ẳng đó là không thể chấp nhận được, họ đứng lên đấu tranh
đồi phá bỏ sự bất bình đẳng.Nếu tập đoàn thống trị không đủ những điều kiện dể duy
trì sự bất bình đẳng đó, và nếu có xóa bỏ sự bất bình đẳng đó ở một vài lĩnh vực
nhưng không vi phạm đến quyền lợi cơ bản của giai cấp thống trị thì họ có thể nhân
nhượng. Nếu những nhân nhượng này có những tác dụng trái ngược nhau. Một mặt
những nhân nhượng đó làm cho các thành viên xã hội lằm tưởng rằng nhà nước đứng
trên các giai cấp nhà nước chăm lo đến quyền lợi của tất cả các tập đoàn trong xã hội,
chăm lo đến quyền lợi của dân tộc, dây là cơ sở xã hội để duy trì sự thống trị của giai
cấp cầm quyền (lý thuyết về nhà nước phúc lợi chung đã làm tê liệt tinh thần cách
mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động trong một số nước tư bản ) . Mặt
khác những nhân nhượng đó lại làm cho quần chúng nhận thức được rằng có đoàn kết
đấu tranh mới có thể giành lại dược những quyền lợi nên càng tăng cường đấu tranh
hơn. Do đó không xuất hiện những nguy cơ những quyền lợi cơ bản của giai cấp
thống trị bị vi phạm. Nhà nước của giai cấp đó sẽ sử dụng sức mạnh của các công cụ
đàn ấp và kiểm soát xã hội kể cả dối trá để bảo vệ quyền lợi và duy trì sự thống trị của
họ, bộ mặt dân chủ của họ bị vứt bỏ.
Nhà nước XHCN của chúng ta là công cụ của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động. Khi giành được chính quyền để giải phóng những người lao động, đấu tranh
chống bọn phản động và bóc lột, xây dựng CNXH. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi
của giai cấp công nhân và quần chúng lao động còn thực sự là đại diện của dân tộc.
Dó đó trong bất cứ mọi hoàn cảnh nào nhà nước đều phải bảo vệ quyền lợi của người
lao động và quyền lợi của dân tộc. Về cơ bản hai quyền lợi đó thống nhất với nhau.
b. Nhà nước và sự duy trì quyền lực của các giai cấp thống trị
Bất cứ nhà nước nào cũng đều là hình thức tập trung quyền lực của giai cấp thống
trị nhưng để quyền lực đó được thực thi phải có những con người cụ thể theo dổi,
kiểm soát và cưỡng bức những thành viên xã hội thi hành pháp luật. Đội ngũ cán bộ,
nhân viên nhà nước phải trung thành với giai cấp thống trị và được đào tạo một cách
đặc biệt. Thông thường họ là thành viên của giai cấp thống trị hoặc được tuyển chọn
theo tiêu chuẩn của giai cấp thống trị và được đào tạo để họ có những quan diểm
giống nhau, có cách cư sử giống nhau. Đây là một biện pháp đóng kín về mặt xã hội
1.6.3.3. Ý thức chính trị và hành vi chính trị
a. Ý thức chính trị
Ý thức chính trị của giai cấp là ý thức về quyền lợi của giai cấp trong những
điều kiện xã hội nhất định. Ý thức có được hình thành do nhận thức về xã hội của các
thành viên và hoàn cảnh xã hội của môi trường hoạt động. Theo Parkin ý thức được
cấu trúc phù hợp với việc cá nhân đặt mình vào những “ hệ thống ý nghĩa” (tập hợp ý
nghĩa giải thích thực tại).
30
Hệ thống ý nghĩa xã hội thông qua mối quan hệ và kinh nghiệm của môi trường
xã hội trực tiếp được con người đánh giá là bình đẳng hay bất bình đẳng hay bất bình
đẳng về quan hệ và quyền lợi giai cấp.
Ý thức chính trị phù hợp với hoạt động chính trị cao nhất là sự tán thành sự bất
bình đẳng hiện hành trong xã hội coi đó là đúng, là hợp lý. Khi ý thức chính trị phủ
nhận sự bất bình đẳng đó thì hành động chính trị ở trạng thái tiêu cực.
Do vậy bất cứ giai cấp thống trị nào muốn duy trì được quyền lực đều tìm cách
xây dựng chính trị phù hợp, làm cho quần chúng cho rằng thay đổi xã hội chính trị là
thay đổi bộ máy chính trị chứ không phải thay đổi giai cấp thống trị để xây dựng giai
cấp thống trị để xây dựng ý thức chính trị đó, giai cấp thống trị phải củng cố hệ thống
giáo dục và truyền thống để duy trì các giá trị cùa hệ thống chính trị đó, làm cho các
tập đoàn xã hội không thấy được toàn bộ sự lệ thuộc và địa vị bất lợi của họ.
Tư tưởng giai cấp thống trị được truyền bá một cách hệ thống thông qua các
hoạt động truyền thống quan hệ thống giáo dục và được củng cổ vững chắc qua hệ
thống hoạt động vật chất sinh hoạt xã hội.
b. Sự thay đổi chính trị
Giai cấp trong xã hội có chuyển biến về số lượng và ý thức do sự phát triển của
công nghệ, hoạt động và nhu cầu xã hội. Trong xã hội hiện nay tầng lớp lao động chân
tay ngày càng giảm, công nhân kĩ thuật cao và lao động dịch vụ phát triển. Mặc khác
trình độ văn hóa nâng cao lên ý thức vể sự công bằng xã hội phát triển đồi hỏi quan
hệ phải dân chủ. Nhà nước không quan hệ trực tiếp vào hoạt động kinh tế nhưng phải
tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế và phát triển xã hội, phải xây dựng
chiến lược kinh tế xã hội mà chiến lược đó được quần chúng chấp nhận. Nhà nước
phải tạo ra sự hài hòa hợp quyền lực chính trị và quyền lợi kinh tế.
Trước sự biến động đó Nhà nước các nước tư bản chủ nghĩa đã dùng chiêu bài
“Nhà nước phúc lợi chung” “nền dân chủ tự do” để che đậy bản chất bóc lột ủa giai
cấp tư sản. Ngược lại các Nhà nước xã hội chủ nghĩa, cùng với chiến lược phát triển
kinh tế xây dựng chế độ dân chủ thực sự mới có thể duy trỉ được vai trò lãnh đạo của
giai cấp công nhân.
ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP CHƯƠNG 1
SV cần nắm và vận dụng nghiên cứu, tìm hiểu:
1. Khái niệm, đối tượng và chức năng của Xã hội học
2. Các lĩnh vực và phạm trù cơ bản của Xã hội học
3. Thực hành phân tích các yếu tố, các vấn đề trong:
-Hệ thống xã hội
-Cá nhân và xã hội
- Quá trình xã hội hóa cá nhân
- Thiết chế xã hội
- Điều tiết, kiểm soát, quản lý xã hội

31
NHỮNG VẤN ĐỀ THẢO LUẬN& NGHIÊN CỨU CỦA CHƯƠNG 2
- MỘT SỐ LĨNH VỰC XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT

2.1. XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT


2.1.1. Pháp luật là gì?
Pháp luật là phương diện cơ bản để thực hiện chức năng nhà nước, cùng với
nhà nước pháp luật bảo đảm sự thống trị của giai cấp thống trị trong xã hội có giai
cấp. Pháp luật là phương tiện quan trọng nhất để quản lý và điều hòa hoạt động xã hội
và quan hệ xã hội.
Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà
nước, giai cấp thống trị có khả năng thể hiện và cụ thể hóa ý chí của họ thông qua
chuẩn mực các quan hệ xã hội buộc xã hội phải thừa nhận và phục tùng.
Nội dung của ý chí được dời lên thành pháp luật. Nhưng pháp luật còn do
những yếu tố khách quan qui định đó là những quan hệ kinh tế- xã hội hiện thực, quan
hệ sản xuất thống trị tương quan lực lượng giũa giai cấp và kết quả của cuộc đấu tranh
giai cấp.
Pháp luật là toàn bộ kiến trúc thực tầng một mặt bị qui định bởi cơ sở hạ tầng,
mặt khác bị chi phối của các bộ phận kiến trúc thượng tầng. Những sự tác động đó
được thể hiện trong tính chất và nội dung pháp luật cụ thể.
2.1.2. Vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội
Pháp luật phản ánh sự phát triển của quan hệ kinh tế. Pháp luật có thể thúc đẩy
hoặc kì hãm sự phát triển kinh tế.
Pháp luật là biện pháp chính trị, pháp luật góp phần thiết lập, cũng cố sự ổn
định chính trị và trật tự xã hội.
Đạo đức là một chỗ dựa của pháp luật. Ngược lại pháp luật góp phần phát triển
đạo đức.
Pháp luật chỉ có thể thực hiện đầy đủ vai trò của nó khi pháp luật phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội, các chuẩn mực pháp luật được xã hội thừa nhận và sự tuân
theo và nhà nước phải có hệ thống tổ chức, có những con người điều hành và kiểm
soát việc thực hiện pháp đầy đủ có năng lực.
Việc nghiên cứu vai trò điều hòa của pháp luật đối với xã hội phải nghiên cứu
xã hội học những vấn đề tính tất yếu xã hội của các qui phạm pháp luật, chức năng, cơ
chế tác động ảnh hưởng của nó đối với quan hệ xã hội và sự tác động trở lại của các
quan hệ xã hội đối với qui phạm pháp luật. Nghĩa là nghiên cứu chuyển nhân tố xã hội
thành qui phạm pháp luật và sự tác động của pháp luật, nghiên cứu bản chất của pháp
luật và sự tác động của nó.
Xã hội phải xem xét việc thực hiện pháp luật trong hành vi của các chủ thể
pháp luật. Qua đó thấy rõ sự tác động của các qui phạm pháp luật đối với dân cư. Cho
thấy các qui phạm pháp luật phát triển thành ý thức pháp luật và hành vi pháp luật
thay đổi như thế nào cùng sự thay đổi quan hệ xã hội do các qui phạm pháp luật đó.
32
Xã hội học pháp luật quan tâm tới những vấn đề cần phải có qui định và các
qui phạm đó tồn tại như thế nào trong thực tế. Nghiên cứu sự hình thành trong quan hệ
pháp luật xã hội và sự phù hợp của nó trong thực tế với mục đích pháp luật .
2.1.3. Sự sai lệch
2.1.3.1.Bản chất sự sai lệch
Trong xã hội mọi cá nhân trong cùng một hoàn cảnh nhưng hành vi của họ
khác nhau. Ai cũng hiểu đều đó nhưng không dể dàng chấp nhận nhưng hành vi của
người khác không giống với hành vi của mình. Những hành vi phần nào đi chệch khỏi
những gì mà nhóm chờ đợi hoặc những gì mà họ coi là cung cách xử sự đáng mong
muốn gọi là những hành vi sai lệch. Phản ứng của những người xung quanh thường là
không tán thành ngờ vực, sợ hãi, thù địch hoặc xúc phạm.
Bất cứ hành vi sai lệch nào cũng được xác định về mặt xã hội do những người
chung quanh đánh giá với sự mong muốn trật tự xã hội ổn định. Thực chất muốn giải
thích hành vi sai lệch phải đặt những phạm trù bình thường mới hiểu được thực tế xã
hội.
Lệch lạc xã hội thường được mô tả như là những hành vi chống đối xã hội, nó
bao hàm sự phản ứng của người khác. Thực chất cái bị coi là lệch lạc ở xã hội này, ở
nhóm này hay ở thời gian này có thế không bị coi là lệch lạc, ở xã hội khác, nhóm
khác hay trong thời gian khác. Vì thế hành vi lệch lạc có tính tương đối về mặt văn
hóa, không gian và thời gian của xã hội.
Những hành vi lệch lạc cản trở sự phát triển của người khác, của xã hội mà xã
hội không thể chấp nhận được đồi hỏi phải trừng phạt gọi là tội ác. Những hành vi này
thường là vi phạm chuẩn mực pháp luật. Nhưng kẻ có hành vi tội ác gọi là tội phạm.
2.1.3.2. Những giải thích về hành vi tội ác
Có nhiều thuyết giải thích hành vi tội ác khác nhau. Thuyết phát sinh sinh vật
cho rằng hành vi tội ác có nguyên nhân từ cấu tạo cơ thể, có tính di truyền. Thuyết
tâm lý sinh vật cho rằng hành vi tội ác là do tâm lý chèn ép, do bất lực về tâm lý. Còn
thuyết xã hội phát sinh cho rằng tội ác có nguyên nhân từ cơ cấu xã hội và phạm vi
tác động chủ yếu của các tội ác trong nhóm xã hội nào đó. Đánh giá tội ác bao giờ
cũng dựa theo những qui chế. Những đều qui chế đó không phải là tuyệt đối, nhưng là
những qui tắc được xác định về mặt xã hội do đó mà nó là chỉnh hợp của cấu trúc xã
hội. Kẻ tội phạm như là một định vị trong cơ cấu xã hội do các điều kiện cơ hội và
kinh nghiệm đặc thù của xã hội qui định. Như vậy điều kiện xã hội và các quá trình xã
hội là yếu tố cơ bản của hành vi tội ác.
Trong các thuyết xã hội phát sinh có thuyết cho rằng tội phạm là do ảnh hưởng
của nền văn hóa phụ.
2.1.3.3. Mô hình tội ác
Qua con số thống kê của các nhà nghiên cứu xã hội người ta thấy rằng tội ác có
chiều hướng gia tăng cùng với sự phát triển của độ thị. Tội phạm kinh tế chiếm tỉ lệ
cao (thường trên 70% tội phạm). Tội phạm 20 tuổi xấp xỉ bằng tội phạm 21 tuổi trờ
lên. Những người lao động chân tay, những người thất nghiệp, trình độ văn hóa thấp

33
có tỉ lệ phạm tội cao hơn người lao động trí óc, những người có việc làm và người có
trình độ văn hóa cao.
2.1.3.4. Tự tử
Tự tử là hành vi sai lệch đáng chú ý. Trong xã hội hiện nay khoảng 1% số
người chết vì tự tử. Nhưng ở mỗi xã hội, trong những giai đoạn khác nhau tỷ lệ này có
thay dổi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử. Nhưng theo nghiên cứu của các
nhà xã hội học nguyen nhân chủ yếu là sự cô lập của cá nhân đối với xã hội. Như
chúng ta biết các cá nhân trong xã hội phải chấp nhận chung các giá trị,niềm tin và
truyền thống. Đó là sản phẩm của sự tác động qua lại của cộng đồng tạo ra nền văn
hóa chung. Mọi cách cư xử của cá nhân có thể bị cưỡng ép bên ngoài. Trong một hoàn
cảnh cụ thể cá nhân không chấp nhận được điều đó và bị tách biệt ra khỏi xã hội (cảm
thấy tuổi nhục, cô đơn, không có hướng giải thoát, không tha thiết sống,…) dẫn đến
hành vi tự tử. Khi cá nhân rơi vào trạng thái tinh thần như vậy, những người xung
quanh kéo được họ về với những quan hệ xã hội mà họ cần chấp nhận thì hành vi trên
có thể không diễn ra. Như vậy sự thống nhất xã hội, sự điều chỉnh tinh thần ảnh hưởng
rất lớn tới tỉ lệ người tự tử.
Tự tử có nhiều loại, có thể tự tử vì chủ nghĩa cá nhân thái quá (tự ti, ích ki) cá
nhân đã mất đi mối quan hệ với xã hội, có thể tự tử vì trách nhiệm với người khác (tự
ti, vị tha) có thể do trật tự tiêu chuẩn hành vi (tự tử vô tổ chức) tự tử có thể để trả thù
để tìm lối thoát tỏ thiện cảm, ân hận, tự trừng phạt,…
Các nhà xã hội học cho rằng mức độ tự ti tỷ lệ nghịch mức độ hội nhập xã hội
vì nâng cao cơ hội nhập của cá nhân vào xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ tỷ
lệ người tự tử và hầu hết các hành vi tự tử đều gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đối với
sự phát triển xã hội.
2.2. XÃ HỘI HỌC LỐI SỐNG
2.2.1. Lối sống là một phạm trù cơ bản của xã hội học
Lối sống là tổng thể (hệ thống) các nét căn bản đặc trưng cho hoạt động dân tộc, các
giai cấp, các tập đoàn xã hội trong những điều kiện xã hội nhất định về mặt lịch sử.
Lối sống phụ thuộc vào điều kiện khách quan và các yếu tố chủ quan của cá nhân, của
các nhóm xã hội
Nghiên cứu về lối sống, xã hội học hướng vào việc phát hiện những biện pháp tốt nhất
nhằm phát huy năng động chủ quan của cá nhân và xã hội trong việc hình thành một
lối sống tốt đẹp nhất mà điều kiện xã hội cho phép.
Lối sống trước hết là một phạm trù xã hội học. Triết học, từ góc độ của chủ nghĩa duy
vật lịch sử, phân tích bản chất và quy luật của lối sống. Kinh tế chính trị học tìm hiểu
lối sống từ cơ sở vật chất của xã hội. Xã hội học đặt vấn đề lối sống như một chỉnh thể
và nghiên cứu lối sống từ mọi lĩnh vực của hình thái kinh tế- xã hội, nghĩa là trong
toàn bộ hoạt động sống của con người.
2.2.2. Vai trò của gia đình và tập thể trong việc hình thành lối sống cá nhân

34
Trong qua trình hình thành lối sống của cá nhân thì gia đình và tập thể lao động
có vai trò rất quan trọng mỗi con người đều sinh ra và lớn lên từ một gia đình những
năm tháng của tuổi thơ chủ yếu sống và những sinh hoạt trong gia đình do đó điều
kiện vật chất và tinh thần lối sống của cha mẹ của các người thân ảnh hưởng rất lớn
đến sự hình thành và phát triển lối sống của họ thậm chí nó để lại những đặc điểm khó
phai mờ trong nhận thức cảu họ vì thế trong xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của mỗi gia đình và xây dựng gia đình văn hóa là hết sức quan trọng
Ví dụ: Nhiều nghiên cứu cho thấy hiện tượng cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con cái
như Hút thuốc sớm hơn, khả năng học toán và giao kết xã hội kém, dễ bị bệnh, tăng
khả năng bỏ học, xu hướng phạm tội tăng, tăng khả năng ly hôn sau này, tăng nguy cơ
chết sớm...
Khi lớn lên mọi người phải tham gia vào một tập thể lao động và những quan
hệ trong tập thể những nét tiêu biểu, phù hợp với điều kiện đó củng cố trở thành ổn
định những đặc điểm không phù hợp dần dần gạt bỏ nếu tập thể đó là tập thể tiên tiến
nó càng củng cố và phát triển lối sống lành mạnh cho các thành viên do đó việc đầu tư
trang bị cơ sở vật chất kĩ cho sản xuất nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật, duy trì kĩ
thuật của tập thể xây dựng tập thể vưng mạnh không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn
có ý nghĩa giáo
2.2.3. Mối quan hệ giữa khái niêm số lượng và chất lượng của lối sống
Chất lượng lối sông là phản ánh trình độ tự do mà con người đạt được trong khi họ
hành động nó thể hiện ở trình độ nhận thức những quy luật vận động của quá trình
hoạt động ở mức độ làm chủ tự giác hành động trong tất cả các mặt hoạt đông ở mức
độ là chủ tự giác hành động trong tất cả các mặt hoạt động.
Mặt chất lượng của lối sống được thể hiện qau các chỉ số về mức sống, về số lượng
các lĩnh vực hoạt động
Trong lao động đó là những điều kiện kinh tế xã hội của lao động sáng tạo mức sản
xuất mức độ cơ giới hóa
Thể hiện trong phúc lợi tiêu dùng và hoạt động hàng ngày là mức độ thu nhập, cơ cấu
tiêu dùng, nhà ở, các cơ sở phục vụ đời sống công cộng
Trong văn hóa thể hiện trình độ văn hóa và trình độ học vấn ở số lượng chất lượng các
cơ sở phương tiện cho phục vụ nho hoạt động văn hóa, giáo dục và số lượng người
tham gia các hoạt động
Về sức khỏe dân cư là tuổi thọ trung bình , tỷ lệ trẻ em chết tuổi sơ sinh, các điều kiện
chứa bệnh, hoạt động thể dục thể thao
Trong hoạt động chính trị xã hội thể hiện ở tính tích cực hoạt động xã hội, số người
tham gia hoạt động
Hệ thống chỉ tiêu số lượng đó có thể tính cả nước, các nhóm xã hội hoặc một địa
phương hệ thống các chỉ tiêu này là hệ thống mở hệ thống chỉ tiêu đó biểu thị mức
sống mức sống không tách rời lối sống nó là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến lối
sống

35
Mặt số lượng của lối sống thể hiện qua các hoạt động hàng ngày và thời gian tham gia
các hoạt động ấy số lượng các hoạt động và sự phân bố thời gian cho các hoạt động
tạo thành cơ cấu lối sống, nó cũng phản ánh chất lượng lối sông
Chất lượng lối sống không chỉ thể hiện ở mức sống, không phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh té xã hội mà còn phụ thuộc quan niệm sống và nhân sinh quan của con
người ta có lối sống lành mạnh và lối sống bê tha, có lối sống vị kỉ cá nhân và lối
sống vị tha mọi người đó là các lối sống khác thậm chí đối lập nhau cho nên có thể
có mức sống cao như nhau mà lối sống vẫn đối lập hoặc có mức sống thấp nhưng vẫn
có lối sống lành mạnh cao cả
Như vậy khi nghiên cứu lối sống người ta phải nghiên cứu các yếu tố trên ta mới có
thể xát định được lối sống của nhóm xã hội cần nghiên cứu
2.2.4. Phân loại lối sống và sự tương tác về lối sống giữa các nhóm xã hội
2.2.4.1. Phân loại lối sống
Lối sống được phân loại theo các tiêu chí
Theo hình thái kinh tế xã hội:vd: Lối sống tư bản, lối sống xã hội xã hội chủ nghĩa...
Theo tiêu chí giai cấp: Vd: Lối sống quí tộc, lối sống bình dân...
Theeo trình độ chuyên môn:Vd: Lối sống nghệ sĩ, lối sống trí thức…
Theo lứa tuổi, giới tính, vd: Lối sống thanh niên, lối sống nam giới,..
Theo lãnh thổ, vd: Lối sống đô thị, lối sống nông thôn
Theo dân tộc, sắc tộc: Lối sống người Việt, lối sống người Mường,...
Theo quản lý, vd: Lối sống cá thể, lối sống tập đoàn,…
Theo việc làm: Lối sống
Theo sức khỏe: Lối sống thể chất mạnh, yếu…
Việc phân loại để xây dựng lối sống thích hợp cho các nhóm xã hội
2.2.4.2. Sự tác động qua lại của lối sống giữa các nhóm xã hội
Các nhóm xã hội trong cùng một thời gian lịch sử luôn có quan hệ với nhau trong các
hoạt động. Vì vậy lối sống của các nhóm khác nhau có sự tác động qua lại với nhau,
trong điều kiện này có 2 quá trình tác động chủ yếu:
- Qúa trình quốc tế hóa lối sống
Hiện nay, các dân tộc, các quốc gia luôn có sự giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa với
nhau, cùng sử dụng những thành tựu khoa học, kĩ thuật tiên tiến... làm cho các dân tộc
cò những nét chung của lối sống hiện đại.
Qúa trình biến đổi này là quá trình đấu tranh liên tục giữa lối sống cổ truyền, lạc
hậu của dân tộc với lối sống hiện đại của nhân loại. Dân tộc nào không duy trì được
những đặc điểm tốt đẹp của lối sống dân tộc thì mất bản sắc. Nhưng nếu bảo thủ,
không tiếp thu được lối sống hiện đại thì không thể phát triển.
VD: Nếu như người Đức chính xác, kỉ luật, người Hoa thực dụng khôn khéo,
người Nhật đoàn kết trung thành, người Tây Ban Nha cuồng nhiệt nghệ sĩ thì
36
người Việt Nam là cần cù chịu thương chịu khó hay một người Việt khôn lanh, trễ
hẹn, vô tổ chức?
- Qúa trình xã hội hóa lối sống của các nhóm xã hội
Lối sống của các nhóm xã hội luôn luôn tác động lẫn nhau. Lối sống của nhóm
chiếm số đông trong xã hội hay lối sống của các nhóm xã hội tiên tiến luôn ảnh hưởng
mạnh mẽ đến lối sống xã hội nói chung. Tuy nhiên những nhóm đó cũng bị ảnh hưởng
lối sống của các nhóm khác đang tồn tại và hoạt động trong môi trường xã hội đó. Do
đókhi xây dựng lối sống tiên tiến cho một nhóm xã hội phải đấu tranh với sự ảnh
hưởng lối sống của các nhóm khác đồng thời phải tuyên truyền lối sống tiên tiến đó
cho cả nhóm đang tồn tại trong xã hội nói chung.
Ở nước ta, lối sống tiểu nông còn ảnh hưởng lớn đến các nhóm xã hội, lối sống đô
thị đang phát triển. Hiện nay phải đề cao lối sống vì cộng đồng, vì xã hội, vì tập thể, vì
mọi người. Đây cũng là một đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Vì xét cho cùng một
cộng đồng có phát triển thì các nhân mới phát triển được. Do đó phải xây dựng lối
sống có văn hóa, lối sống tốt đẹp, lành mạnh tiến bộ. Đó cũng là lối sồng xã hội chủ
nghĩa, lối sống của con người hiện đại, của xã hội hiện đại.
2.2.4.3. Phương thức hình thành lối sống có văn hóa cho các nhóm xã hội
-Trong xã hội nước ta hiện nay, đang có sự đấu tranh mạnh mẽ giữa lối sống cũ, chủ
yếu là lối sống tiểu nông (còn những cơ sở tồn tại và trong đó có những yếu tố hợp lý)
với lối sống hiện đại đang phát triển thành hệ thống (nhưng về cơ sở xã hội chưa phát
triển đầy đủ).
-Trong điều kiện đó chúng ta phải chủ động, tự giác từng bước xây dựng lối sống có
văn hóa. Lối sống có văn hóa trong xã hội chúng ta là:
+ Lao động hợp tác xã hội chủ nghĩa, lao động tự giác, làm chủ sáng tạo với trình độ
khoa học kĩ thuật ngày càng cao
+ Tôn trọng, yêu thương, đoàn kết, hữu nghị và tương trợ nhau. Lao động không chỉ
vì mình mà còn vì xã hội, lao động vì sự phát triển của cá nhân và xã hội.
+ Có sức khỏe, đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh.
Các phương thức hình thành lối sống có văn hóa:
Để xây dựng lối sống có văn hóa cho nhân dân cần tiến hành các công việc sau:
-Xây dựng hệ thống các động lực của hành động:
Xây dựng hệ thống các nhu cầu chính đáng, lành mạnh, phù hợp với điều kiện xã hội,
và đấu tranh với những nhu cầu tiêu cực:
+ Xây dựng hệ thống các lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội, tinh thần, sinh thái...hài hòa.
Mỗi nhóm xã hội có những lợi ích đặc thù, cần tổ chức cho họ hoạt động hợp để đạt
được được các lợi ích chính đáng đó. Mặt khác, phải có các cơ chế xã hội để kiểm tra,
kiểm soát các lợi ích đó.
+ Xây dựng các hệ thông chuẩn mực, giá trị lối sống.
Mọi giá trị của lối sống loài người được tích lũy trong văn hóa, do đó có thể coi giá trị
của lối sống là các giá trị văn hóa.
Gía trị văn hóa là tất cả những gì góp phần thúc đẩy sự phát triển năng lực sản xuất
của cá nhân và xã hội trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.Hệ chuẩn mực các giá trị văn
hóa chung cần xây dựng ó nước ta hiện nay gồm các nội dung sau cơ bản sau:

37
 Lý tưởng xã hội chủ nghĩa
 Lao động tự nguyện, sáng tạo kỹ thuật, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
 Chủ nghĩa nhân đạo khoa học
 Dân chủ xã hội chủ nghĩa
 Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản
 Bình đẳng và công bằng xã hội
 Chủ nghĩa tập thể chuyên chính
 Lập trường công dân tích cực
 Sự tôn trọng và giữ gìn văn hóa, kế thừa sự phát triển của thành tựu khoa học
dân tộc, nhân loại
 Ý thức quý trọng và bảo vệ môi trường
 Giu gìn quan hệ sống động giữa các thế hệ
 Các giá trị văn hóa được phát triển qua các quá trình xã hội hóa và nội tâm hóa.
Các cá nhân, các nhóm xã hội từng bước tiếp thu các giá trị, biến các giá trị đó
thành nhu cầu, lợi ích, làm cho giá trị đó trở thành phổ biến.
- Xây dựng hệ điều kiện của hành động
Muốn các giá trị trên trở thành nhu cầu, lợi ích, thành lối sống của nhân dân, cần phải
tạo những điều kiện phù hợp với sự hình thành lối sống có văn hóa.
Hệ điều kiện của hành động bao gồm các sự kiện cơ bản tác động tới sự hình thành lối
sống, đó là:
 Các điều kiện vật chất cho các hoạt động
 Các chính sách kinh tế-xã hội phù hợp
 Các tổ chức xã hội và pháp luật tiến bộ
 Các điều kiện để tuyên truyền, giáo dục tư tưởng
- Xây dựng hệ thống phương pháp
Cần kế hoạch hóa phát triển lối sống phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội
bằng những mục tiêu cụ thể thích hợp và kế hoạch tổ chức thực hiện đầy đủ.
Trong quá trình xây dựng lối sống mới cần vận dụng các phương pháp tiên tiến trong
đào tạo, giáo dục. Phải kết hợp cả ba biện pháp hành chính, giáo dục, thuyết phục và
kinh tế.
Một số lối sống được biết đến nhiều hiện nay như lối sống bảo thủ, lối sống truyền
thống, lối sống cấp tiến, lối sống phô trương, lối sống lành mạnh,... Hay lối sống đua
đòi của tuổi trẻ mới lớn, lối sống thác loạn của một số bộ phận giới trẻ và ở Việt Nam,
thuật ngữ lối sống Phương Tây được nhắc nhiều trong sự đối lập với nếp sống truyền
thống dân tộc theo kiểu Á Đông và thường được cho là mặt trái, thiếu lành mạnh và
tiêu cực với một số hiện tượng như sống thử, lối sống nổi loạn, thác loạn, lối sống hào
nhoáng, chạy theo giá trị đồng tiền, lối sống công nghiệp của phương Tây....
Việc xây dựng lối sống có văn hóa cho nhân dân là một công việc khó khăn, lâu dài,
nhưng có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế -xã hội hiện nay. Do đó từ tổ chức
Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội, đến gia đình và những thành vên xã hội đều
phải có trách nhiệm đối với công tác này.

38
2.3. XÃ HỘI HỌC DƯ LUẬN XÃ HỘI
2.3.1. Bản chất của dư luận xã hội
2.3.1.1. Khái niệm
Dư luận xã hội hay còn gọi là công luận, là ý kiến chung của của công chúng
về một vấn đề nào đó mà họ quan tâm,là một hình thức biểu thị trạng thái ý thức của
xã hội của một cộng đồng người rộng lớn (giai cấp, dân tộc, tầng lớp xã hội, . . . ) là sự
đánh giá biểu thị thái độ của cộng đồng ấy với với các sự kiện, hiện tượng xã hội có
liên quan đến nhu cầu và lợi ích của họ.
Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối vừa có tính dễ biến đổi. Có
những dư luận xã hội chỉ qua một thời gian ngắn đã thay đổi, nhưng cũng có những dư
luận xã hội qua một khoảng thời gian rất dài vẫn không thay đổi.Tính bền vững của dư
luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những sự kiện, hiện tượng hay các
quá trình quen thuộc, dư luận xã hội thường rất bền vững.
Những ý kiến chung trong DLXH có thể được biểu thị một cách công khai
hoặc ngấm ngầm nhưng dù công khai hay ẩn dấu, DLXH luôn mang tính “ẩn danh”
chứ không gắn với những các nhân cụ thể
Cần phân biệt dư luận trong xã hội với DLXH,tỏng xh có thể có nhiêu dư luận,
nhưng chỉ dư luận nào của cộng đồng lớn mới gọi là DLXH
Cúng cần phân biệt DLXH với tin đồn. Tin đồn chỉ là một tin tức về một sự
việc, sự kiện nào đó, có thật hoặc không có thật, hoặc chỉ có 1 phần sự thật .Được lan
truyền từ người này qua người khác
Ví dụ: dư luận xã hội phản ứng trước thông tin sẽ thu phí xe gắn máy để… chống kẹt
xe do Sở Giao thông – Công chánh Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất. Còn tin đồn thì
thực giả lẫn lộn, người truyền tin thường bỏ bớt chi tiết và hư cấu, thêm thắt suy nghĩ
của mình vào cho thêm phần hấp dẫn người nghe. Ví dụ: tin đồn về việc thần thiêng,
chữa bệnh bằng cách dùng tay sờ, nhân điện, v.v…
2.3.1.2. Bản chất của dư luận xã hội
Dư luận xã hội là một hình thức biểu hiện đặc thù của ý thức xã hội, thuộc về đời
sóng tinh thần của xã hội, là một hiện tượng tâm lí rất phức tạp . Ta có thể hiểu bản
chất dư luận xã hội như sau:
a. Dư luận xã hội mang bản chất tổng hợp của ý thức xã hội
Xã hội nghiên cứu dư luận xã hội như là một biểu hiện đặc biệt của ý thức xã
hội . Nó tổng hợp quan niệm của các cá nhân khác nhau thông qua giao tiếp xã hội
bao hàm cả mặt trí tuệ, cảm xúc và ý chí của tâm lí xã hội không chỉ biểu hiện một
hình thái ý thức riêng rẻ mà là sự tổng hợp nhiều hình thái ý thức xã hội khác nhau
như triết học đạo đức, chính trị . . . .
Dư luận xã hội bao giờ cũng là ý kiến phán xét chung của cộng đồng nhưng
không phải cộng lại những ý kiến riêng lẻ mà là sự tổng hợp nhiều ý kiến thông qua
trao đổi tiếp xúc của các cá nhân và các nhóm xh mà hình thành nên

39
Tóm lại :DLXH là những ý kiến phán xét chung mang tính xã hội tổng hợp của một
công đồng xã hội
b. Bản chất hiện thực của dư luận xã hội
Dư luận xã hội tuy là hiện tượng tinh thần của xã hội nhưng là sự phản ánh
hiện thực xã hội gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người . DLXH biểu thị thái
độ của quần chúng đối với vấn đề mà họ quan tâm, là những vấn đề có quan hệ đến
đời sống và lao động của họ, thuộc về nhu cầu và lợi ích của cộng đồng
Trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, có nhiều giai cấp và tầng
lớp xh khác nhau nên DLXH cũng có thể có nững ý kiến khác nhau . Vì vậy, trong
một chừng mực nhất định, tùy theo giá trị xh của dư luận mà có ảnh hưởng đến hoạt
động thực tiễn, có khi tác động yichs cực và có khi tác động tiêu cực đến xh
Cần thông qua những cuộc trao đổi và thảo luận trong quần chúng, trong ác
đoàn thể nhân dân, trong các cơ quan đại biểu cử nhân dân như hội đồng nhân dân các
cấp … mà hướng dẫn dư luận,nâng cao tính tích cực của DLXH
d. Dư luận xã hội mang tính chất kinh nghiệm
DLXH biểu thị những thái độ, những phản ánh của cộng đồng người đối với
những sự kiện xã hội được hình thành trên cơ sở của sự khẳng định mang tính chất
kinh nghiệm. DLXH thông qua quá trình tiếp xúc trực tiếp và sự tác động qua lại giữa
con người với nhau giữa con người trong hoạt động và trong đời sống . Cho nên
DLXH có liên quan đến đời sống thường ngày hơn là những quan hệ xh gián tiếp.
Bởi vậy DLXH là sự biểu lộ tâm trạng của xã hội tâm trạng của quần chúng một cộng
đồng nào đó.
e. Dư luận xã hội còn là một cơ chế tâm lí xã hội
Trong xã hội, hành vi của con người cũng như các quan hệ xã hội luôn bị quy
định và điều chỉnh bởi những thiết chế xã hội khác nhau như luật pháp, tôn giáo . . .
được biểu hiện ra trong những quy định và chuẩn mực xã hội khác nhau thành văn và
không thành văn . Các quy định chuẩn mực này được thực hiện thông qua dư luận xã
hội với tư cách như là một cơ chế tâm lí xã hội .
Dư luận xã hội trở thành một lực lượng sức mạnh xã hội to lớn ảnh hưởng đến
hoạt động xã hội của con người. sức mạnh này có thể điều chỉnh hành vi con người
trong quan hệ xh, đc thể hiện nhưu một sự cưỡng bức tâm lý mà các cá nhân phải chấp
nhận một cách tự động
Tóm lại, dư luận xã hội có một sức mạnh to lớn trong đời sống tinh thần xã hội,
trong công tác tư tưởng của Đảng, trong công tác vận động quần chúng để thực hiện
thắng lợi đường lối ohính sách của Đảng và nhà nước ta.
2.3.1.3. Vai trò của dư luận xã hội
Trong lịch sử xh loài người DLXH đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời
sống xh. Ngay trong xh nguyên thủy như angghen đã nói ““ Ngay trong chế độ này
không hề có các phương tiện ép buộc nào khác ngoài DLXH”có tác dụng cổ vũ những
người lao động tốt, khen ngợi những người dũng cảm đoàn kết, gắn bó và tuân thủ

40
những tập quán truyền thống của ccộng đồng,lên án phê phán những cá nhân lười
biếng, hèn nhát …
Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản sử dụng DLXH như một công cụ trong
đấu tranh để củng cố quyền lực trống trị của mình. Dưới chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng
sản và NN xã hội chủ nghĩa coi DLXH là một công cụ để lãnh đạo và quả lý
Mọi hoạt động của Đảng và NN đều xuất phát từ lợi ích của nhân tộc . Điều tra
nghiên cứu và thăm dò DLXH để nắm bắt được tâm trạng của nhân dân,hiểu được
nguyện vọng và lợi ích của họ để đề ra chủ trương,,chính sách phù hợp
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN thì việc nghiên cứu nắm bắt DLXH trở thành một chức năng xã hôi đặc
biệt.
2.3.1.4. Chức năng của dư luận xã hội
a. Đánh giá, phê phán thông qua các chuẩn mực,các phong tục,tập quán,các truyền
thống và các qui tắc hành vi của cá nhân và nhóm mà quần chúng mà nhóm đã nhận
thức được,đòi hỏi mọi người phải tuân theo.
- Dư luận xã hội cho biết tình trạng xã hội đang căng bằng hay bị nghiêng, đang
bình ổn hay mâu thuẫn
b.Điều hòa các mối quan hệ xã hội trên cơ sở các phán xét đánh giá các sự kiện và
hiện tượng, nêu ra các chuẩn mực,chỉ ra việc nên làm,việc nên tránh,các tác dụng điều
chỉnh hành vi và các xử sự cho mọi người
-Làm cho các phong tục truyền thống hình thành trong quá khứ phát huy trong hiện tại
- Hình thành nhanh chóng và rộng rãi,cổ những hành vi phù hợp với lợi ích chung và
lên án những hành động không phù hợp .
- Cổ vũ phong trào cách mạng nhân dân
-Dư luận xã hội cùng với pháp luật được coi như là một công cụ để điều chỉnh xa hội,
sức mạnh dư luận xã hội không kém hơn sức mạnh luật pháp
Vd: Thời phong kiến, dân ta đánh giá tư cách con người qua các chuẩn mực đạo đức
Nho giáo, người quân tử phải đủ “tam cương, ngũ thường”, người phụ nữ phải gồm
“tam tòng, tứ đức”, ai vi phạm các chuẩn mực ấy thì bị xã hội khinh rẻ, xem thường.
Xã hội hiện đại ngày nay không còn gò bó theo tiêu chuẩn ấy mà được mở rộng thêm
những tiêu chuẩn mới như: năng động, sáng tạo, tác phong công nghiệp, v.v… và dư
luận xã hội cũng lên án những thói hư tật xấu như: lười biếng, ăn chơi sa đọa, thực
dụng, đua đòi… Người ta sợ bị xã hội, người thân, bạn bè, làng xóm… khinh khi, rẻ
rúng hơn là sợ bị chính quyền trừng phạt, tù đày cho chúng ta thấy sức mạnh của dư
luận xã hội. Thực tế, đã từng xảy ra nhiều trường hợp vì áp lực dư luận xã hội làm
cho nạn nhân phải tự tử hoặc bỏ làng biệt xứ.
c. Chức năng giáo dục
- DLXH khi phán xét khen chê và điều hòa quan hệ xã hội và điều hòa quan hệ xã hội
đã tác động vào ý thức con người và tâm lý nhóm,điều chỉnh nó cho phù hợp với ý chí
chung của cộng đồng, góp phần vào sự hình thành nhân cách cá nhân.
41
Ví dụ : trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều chuyện mà pháp luật không thể
can thiệp được chẳng hạn như thái dộ đối xử của con cái đối với bố mẹ, cách ứng
xử đối với lối xóm . . . Đối với những lĩnh vực này sự tham gia điều chỉnh không
phải là pháp luật mà là dư luận (ý kiến )của những người thân, bạn bè . . . tất
nhiên khonng phải của một cá nhân mà là của nhiều người
d. Kiểm soát,giám sát thông qua sự phán xét đánh giá nó giám sát các hoạt động của
bộ quản lí, lãnh đạo các tổ chức xã hội để xem có phù hợp với lợi ích của toàn thể xã
hội hay không.vd Dư luận xã hội còn kiểm soát, kiểm tra không chính thức bộ máy
Nhà nước và các cán bộ có cương vị lãnh đạo xem hoạt động có phù hợp với lợi ích
tập thể hay không, cần thiết phát hiện ra những vấn đề giúp cơ quan tư pháp, hành
pháp thi hành tốt nhiệm vụ. Điều này thể hiện rõ nhất là người dân có thể biết rất rõ
vị cán bộ nào có bao nhiêu tài sản của chìm của nổi, mấy vợ mấy con, “hành tung bí
ẩn” như thế nào; trong khi đó, bản kê khai tài sản của cán bộ nọ không hề thể hiện và
tất cả các vụ việc tham nhũng được phát hiện từ trước đến nay là từ phía quần chúng
và báo chí, không có vụ nào do cơ quan, tổ chức Đảng hay đoàn thể vị cán bộ đó phát
hiện.
e. Chức năng cố vấn,góp ý kiến kiến nghị đưa ra các lời khuyên bảo cho các tổ
chức,các cơ quan Đảng và NN giải quyết các vấn đề quan trọng của xã hội
2.3.1.5. Quá trình hình thành dư luận xã hội
a. Kết cấu dư luận xã hội
Có 2 bộ phận : chủ thể của DLXH và đối tượng của DLXH
Xác định chủ thể của DLXH là phải nghiên cứu xem “ai” ? là người có mang ý kiến
tức là hãy xác định xem ý kiến ấy thuộc nhóm xã hội nào.
Đối tượng của dư luận xh là nghiên cứu tìm hiểu xem “vấn đề là gì” ma cộng đồng xã
hội ấy đang quan tâm, người ta đang có ý kiến về sư kiện, xã hội nào.
b. Sự hình thành dư luận xã hội
Trong điều kiện bình thường, DLXH hình thành trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn đầu tiên:là giai đoạn các các nhân chứng kiến các sự kiện diễn ra và hình
dưng về các sự kiện ấy bằng các rung động và suy đoán riêng của mình . ở giai đoạn
này mới chỉ là các ý kiến đánh giá nảy sinh trong phạm vi ý thức của cá nhân . các sự
kiện mà cá nhân nghe thấy đọc thấy từ các kênh thông tin đại chúng hoặc từ những
kênh thông tin chính thức khác. Những ý kiến cá nhân ở giai đoạn này chỉ mới là
những ấn tượng mang tính chất kinh nghiệm cảm tính, vì vậy sự giải thich, đánh giá,
thường còn nhầm lẫn
- Giai đoạn 2:là giai đoạn chuyển từ ý kiến các nhân thành ý kiến chung, từ ý thức cá
nhân thành ý thức xã hội, qua trao đổi cá nhân, có sự cọ sát các cảm nghĩ, các biểu
tượng, các đánh giá, các quan niệm về các sự kiện mà họ đã chứng kiến, mà chuyển
dần từ ý kiến cá nhân thahf ý kiến xh, DLXH
- Giai đoạn 3 :là giai đoạn hình thành ý kiến thống nhất trên cơ sở các khía cạnh cơ
bản của sự kiện đã diễn ra .Ơ giai đoạn này các ý kiến khác nhau thống nhất lại theo

42
các quan niệm cơ bản, hình hành sự phán xét, đánh giá chung thỏa mãn thỏa mãn
được ý kiến của số đông cộng đồng, đề ra các ý kiến chung
Như vậy, DLXH một hiện tượng tinh thần xa hội biểu hiện trạng thái ý thức xh
được hình thành qua giao tiếp xã hội trên cơ sở nhu cầu và lợi ích của cộng đồng. cho
nên trong điều kiện tồn tại nhiều thành phần kinh tế, ngoài lợi ích chung mỗi thành
kinh tế còn có lợi ích riêng . đối vơi một sự kiện xh, các nhóm xh thuộc thành phần
kinh tế khác nhau sẽ có những ý kiến khác nhau .
2.3.1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội
a. Khái niệm nghiên cứu dư luận xã hội
Trong công tác lãnh đạo,quản lý xã hội người ta thường dung nhiều hình thức
để nắm bắt ý kiến của quần chúng như:trưng cầu ý kiến,thăm dò dư luận và nghiên
cứu dư luận nhằm phục vụ các yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau của công tác lãnh đạo,
quản lý xã hội. Cả ba hình thức này đều có một cơ sở chung là quá trình tiến hành tìm
hiểu ý kiến . Nhưng nghiên cứu DLXH là hình thức cao nhất,vì nó không chỉ là quá
trình nắm bắt, tìm hiểu để biết được thái độ của quần chúng,mà còn phân tích đánh giá
những thông tin thu lượm được,từ đó rút ra những kết luận, nêu lan những kiến nghị,
đề ra giải pháp cải tiến công tác lãnh đạo quản lý xã hội.
b. Yêu cầu của việc nghiên cứu DLXH
-Thông tin phải khách quan chân thực: tức là phải phản ánh đứng đắn bản chất của dư
luận,phản ánh dư luận theo bức tranh vốn có của nó
-Thông tin phải tiêu biểu : đại biểu được cho số đông,vì không phải mọi vấn đề đều có
điều kiện khảo sat tất cả cộng đồng người có liên quan. Vì vậy phải chọn một bộ phận
cộng đồng có thể phản ánh được ý kiến đại biểu cho toàn bộ cộng đồng
-Thông tin phải đầy đủ : phản ánh được nhiều mặt, soi sáng được cac khía cạnh của
DLXH,tạo kiều điện đủ để phân tích,xử lý
-Thông tin phải kịp thời : đáp ứng kịp thời phục vụ các yêu cầu của cơ quan lãnh đạo
của Đảng, cơ quan quản lý NN, cũng như cac tổ chức xã hội, trong thời gian nhất định
b. Ý nghĩa
Xã hội càng mở rộng dân chủ thì dư luận xã hội càng có điều kiện phát huy.
Ngược lại, nếu xã hội không dân chủ thì thay vào chổ của dư luận xã hội sẽ là những
tin đồn ảnh hưởng đến đời sống chính trị, xã hội do người ta không được công khai
bàn bạc, thảo luận, không có điều kiện kiểm chứng thực hư sự kiện xã hội.
Xã hội đang phát triển thì dư luận xã hội cũng mang tính tích cực, ngược lại, xã
hội đang khủng hoảng thì dư luận xã hội cũng mang tính tiêu cực.
Do đó, dư luận xã hội có ý nghĩa là thước đo bầu không khí chính trị, xã hội; là
tấm gương phản hồi đường lối, chính sách, pháp luật của Chính phủ; phản ánh tâm tư,
tình cảm, nguyện vọng của nhân dân; đánh giá năng lực, phẩm chất của người lãnh
đạo; có thể dựa vào dư luận xã hội để dự báo được những diễn biến sắp tới của đời
sống xã hội; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, tăng cường mối quan hệ
giữa chính quyền và nhân dân, ngăn ngừa tệ quan liêu, xa rời quần chúng, v.v… Vì
vậy, người làm công tác quản lý phải biết điều tra dư luận xã hội, phải biết thu thập,
43
xử lý và phân tích thông tin để có quyết định đúng đắn, chấn chỉnh kịp thời các khiếm
khuyết trong đường lối, chính sách, đáp ứng yêu cầu của quần chúng nhân dân.
Nghiên cứu dư luận xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác lãnh đạo,
quản lí xã hội, đối với việc đề ra và triển khai chủ trương, trách nhiêm cụ thể trong
từng thời điểm nhất định .
Nghiên cứu dư luận xã hội là một trong những hình tức tốt nhất giúp thu thập
thông tin phán ánh tâm tư, nguyện vọng chúng như các khuynh hướng suy nghĩ và
cảm xúc của các tầng lớp xã hội, giúp chúng ta nắm bắt kịp thời thực trạng của các
nhóm xã hội khác nhau trong xã hội, cũng như những diễn biến của thực trạng ấy
trong từng thời kỳ .
Ví dụ điển hình nhất là tình hình tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của
Việt Nam và Trung Quốc. Khi tình hình giữa 2 nước trong việc tranh chấp trở nên
căng thẳng, dư luận Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định
chủ quyền của Việt nam đối với 2 quần đảo này.
Giúp ta khắc phục bệnh quan lieu, xa thực tiễn, xa quần chúng, khắc phục bệnh duy ý
chí chủ quan trong lãnh đạo,quản lý trong xa hội. nó còn là những tín hiệu phản hồi từ
phía xã hội,quần chúng,từ đó điều chỉnh,bổ sung các chủ chương,biện pháp cho phù
hợp hơn
Ví dụ:các cơ quan nhà nước khi ban hành bất kỳ một quy định pháp luật cụ thể nào
đó, mang tính nhạy cảm thì nên tiến hành thăm dò dư luận xã hội về vấn đề đó, nắm
bắt được phản ứng của xã hội ủng hộ hay phản đối, có những băn khoăn gì, các chủ
thể có liên quan sẽ “mách nước”, khuyên nhủ nên xử lý vấn đề đó như thế nào. Từ đó
cho thấy các cơ quan có thẩm quyền khi ban hành hay bãi bỏ các vấn đề xã hội nhạy
cảm thì không thể không tính đến dư luận xã hội.
Tóm lại, nghiên cứu dư luận xã hội một mặt góp phần nâng cao ý thức giác ngộ
chính trị trong quần chúng mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa động viên quần chúng
tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội, mặt khác nó góp phần tăng cường mối
liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, góp phần hoàn thiện công tác quản lí xã
hội trên cơ sở khoa học
2.4. XÃ HỘI HỌC THANH NIÊN
2.4.1. Đặc điểm xã hội của thanh niên
2.4.1.1. Đặc điểm xã hội chung của thanh niên
- Là nhóm nhân khẩu - xã hội có độ phát triển mạnh về thể chất, có sức khỏe,
nhạy bén, tiếp thu nhanh, lớn nhanh, nhu cầu lớn
- Về tâm lý: hăng hái, nhiệt tình, vô tư, ít tính toán, vị tha đồng thời dễ bị tha hóa,
hư hỏng.
- Về trí tuệ: họ có nhu cầu cao về kiến thức, muốn học hỏi, muốn sáng tạo, mơ
ước thành đạt. Họ mạnh dạn nhưng chưa từng trải. Thiếu kinh nghệm trong lĩnh vực
đời sống xã hội cho nên cũng dễ kiều lĩnh, mạo hiểm và dễ dàng thất bại hoặc bị lợi
dụng, kích động mua chuộc.

44
- Về lý tưởng: đây là lứa tuổi giàu ước mơ nhất. Họ luôn hướng tới cái đẹp, có giá
trị văn hóa, thích được nổi tiếng trở thành tài năng, muốn được tự do công bằng. Song
cũng dễ bị hẫng hụt bi quan khi những “thần tượng” của mình chao đảo.
2.4.1.2. Đặc điểm thanh niên xét theo những góc độ khác nhau
a. Đặc điểm thanh niên xét theo độ tuổi
Nhóm thanh niên tuổi 14 - 17
Mau lớn, thanh đổi nhanh về thể chất. Hiếu động, bồng bột. Bắt đầu hình thành ý
hướng về nghề nghiệp và lý tưởng cuộc sống có nhu cầu cao về hiểu biết, giao tiếp,
chọn bạn, thích tham gia hoạt động vui chơi, sắm sửa...
Nhóm thanh niên tuổi 18 - 23
Tiếp tục lớn, mang rõ nét thanh niên như hăng hái, dũng cảm, sẵn sàng tham gia
công tác xã hội, tìm kiếm việc làm, trao đổi nghề, có nhu cầu khẳng định trách nhiệm
công dân, khẳng định xu hướng về nghề nghiệp xu hướng chính trị xã hội. Họ có thể
quyết định những vấn đề lớn như nghề sống tự lập, xây dựng gia đình. Do đó họ cần
được tạo việc làm để có thu nhập, cần được chuẩn bị để làm cha, làm mẹ, làm chủ gia
đình.
Nhóm thanh niên tuổi 24 - 29
Chín chắn về tâm lý tương đối ổn định về cuộc sống, ít sôi động, ít chọn tính toán
cuộc sống một cách thực tế hơn. Có nhu cầu nâng cao trình độ nghề nghiệp, củng cố
địa vị xã hội, hoàn thiện các quan điểm về chính trị và cuộc sống, mong có thành đạt
ban đầu của cuộc đời. Mục đích tích lũy và tạo cơ sở vật chất cho gia đình ổn định,
chăm sóc con cái.
b. Đặc điểm thanh niên xét theo vùng lãnh thổ.
- Thanh niên thành thị:
Có nhiều điều kiện để học tập để nâng cao trình độ, tiếp nhận tri thức, nên năng
động hoạt bát, nhạy cảm, ủng hộ cái mới. Tiếp xúc nhiều với kinh tế hàng hóa nên
sống có tư duy kinh tế, tính toán hiệu quả lợi ích.
Có nhu cầu tiêu dùng về vật chất và văn hóa thanh niên các vùng khác.
- Thanh niên nông thôn:
Chiếm số lượng lớn, sống bằng nghề nông. Cần cù, chịu khó. Số lượng đông cũng
sống và lệ thuộc gia đình, tự ti, chưa tự quyết được những vấn đề lớn của cuộc sống.
Nhìn chung văn hóa thấp, ít giao tiếp, ít thông tin, thu nhập thấp.
Trong nền kinh tế hàng hóa, nông thôn ngày càng giàu có, gia đình trẻ có xu
hướng tách ra độc lập với cha mẹ và có nhu cầu xây cất, sắm sửa cho gia đình riêng.
Xu hướng đi buôn bán làm dịch vụ và các việc làm khác ở đô thị tăng lên tạo ra sự
chuyển dịch xã hội
- Thanh niên miền núi
Trình độ văn hóa thấp, tỉ lệ mù chữ cao, xây dựng gia đình sớm, đẻ nhiều, có
nhiều hủ tục lạc hậu. Sống lệ thuộc tập quán dân tộc. Giao lưu, hiểu biết hạn hẹp.
45
Có nhu cầu học hành giao lưu mọi mặt.
c. Đặc điểm thanh niên xếp theo ngành nghề
- Thanh niên công nhân viên chức:
Được đào tạo nghề làm việc trong các cơ quan xí nghiệp tư nhân và nhà nước có
văn hóa nghiệp vụ. Thu nhập cuộc sống ổn định. Tuy nhiên trong sự chuyển đổi của
cơ chế kinh tế, nhiều người đang thiếu việc làm, thiếu trình độ nghiệp vụ để dảm
đương những công việc mới. Nhất là những thanh niên ở khu vực quốc doanh và tập
thể xuất hiện nhiều lo lắng về nghề nghiệp và thu nhập
- Thanh niên nông dân
- Thanh niên học sinh:
Là những thanh niên đang học dở ở các trường phổ thông trung học, các trường
chuyên nghiệp và đại học. Họ đang được đào tạo về văn hóa và nghiệp vụ, sống trong
môi trường có nhiều thông tin, ở các trung tâm kinh tế-văn hóa-chính trị nên có trình
độ nhận thức cao nhạy bén với sự phát triển của xã hội, có xu hướng vươn lên trong
việc trau dồi tri thức và tay nghề để tạo điều kiện sau này được địa vị thỏa đáng trong
nghề nghiệp và xã hội. Hiện nay do đổi mới cơ chế đào tạo và phân công công tác làm
cho thái độ học tập phát triển ngày càng tích cực. Tuy nhiên họ còn có nhiều lo lắng
cho tương lai việc làm, nhiều lunhs túng trong học tập và hoạt động chính trị xã hội.
- Thanh niên lực lượng vũ trang:
Do sống trong môi trường rèn luyện, quản lý chặt chẽ nên họ có ý thức tổ chức kỷ
luật và quyết tâm cao. Đời sống văn hóa tinh thần có nề nếp. Tuy vất vả, gò bó nhưng
sống trong môi trường này thanh niên có điều kiện trưởng thành. Họ là nông cốt trong
việc ổn định chính trị xã hội. Họ có tâm trạng lớn về công ăn việc làm sau khi xuất
ngũ.
- Thanh niên tri thức:
Được đào tạo một cách cơ bản họ có trình độ văn hóa, nghiệp vụ cao nhưng mới
bước vào hoạt động để tự khẳng định vai trò của mình trong chuyên môn khoa học
nhưng ngần ngại hoạt động chính trị mặc dù họ rất nhạy cảm với chính trị xã hội hơn
các nhóm thanh niên khác.
Nền kinh tế hàng hóa làm nảy nở tư duy kinh tế trong trí thức trẻ, nhiều người tạo
ra thu nhập cao cho gia đình và tập thể. Tuy nhiên đời sông dựa vào lương gặp nhiều
khó khăn kéo dài trong nhiều năm trước đây cũng đã làm giảm lòng say mê gắn bó
nghề nghiệp. Cần thấy rằng họ là tiềm năng lớn cho việc phát triển đất nước.
Việc xã hội học nghiên cứu đặc điểm các nhóm thanh niên để thấy sự khác biệt
giữa các nhóm là nhằm:
- Đưa ra các giải pháp điều tiết sự chênh lệch quá lớn về điều kiện sinh hoạt giữa
các nhóm
- Đề xuất những chính sách xã hội phù hợp với thanh niên ở từng vùng lãnh thổ,
từng ngành nghề.
- Vạch ra các biện pháp thích hợp cho việc học tập, quản lý thanh niên.
46
2.4.1.2. Một số vấn đề xã hội của thanh niên và chính sách kinh tế-xã hội đối với
thanh niên
a. Vấn đề việc làm của thanh niên
Cơ chế kinh tế thị trường đã tạo thêm chỗ làm việc nhưng làm cho người lao động
khó xin việc làm hơn do không có nghề nghiệp chuyên môn, do những người lao động
có sự cạnh tranh. Một số lượng rất đáng kể thanh niên nước ta hiện nay chưa có việc
làm bao gồm những thanh niên ở nông thôn, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự,
thanh niên tốt nghiệp phổ thông. Điều đáng quan tâm là trên 80% thanh niên chưa có
việc làm hiện nay chưa được đào tạo ngiệp vụ -> chuyên môn ngiệp vụ thiếu-> chất
lượng nhân lực kém.
Hiện nay, vấn đề việc làm là vấn đề quan tâm đặc biệt và có nhu cầu cao đối với
thanh niên. Do đó, giải quyết việc làm cho thanh niên là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng. Phương hướng cho việc giải quyết việc làm là phải pát triển tất cả các mặt, các
thành phần kinh tế trong cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và hợp tác lao động với
nước ngoài trên tất cả mọi địa bàn.
b. Vấn đề quy hoạch giáo dục, đào tạo thanh niên
Do hoàn cảnh mới việc học tập của thanh niên gặp nhiều khó khăn, nhiều thanh
niên đã bỏ học vì gia đình khó khăn (thiếu tiền học phí, tài liệu, sách vở…) đặc biệt
con em nông dân và cán bộ công nhân viên lương thấp. Hiện tượng mù chữ khá nhiều
trong thanh niên không chỉ trong nông thôn, miền núi mà cả ở thành phố.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường mở cửa hiện nay đòi hỏi giáp dục thanh
niên ngày càng cao. Nhiệm vụ này đòi hỏi chúng ta phải tiến hành đồng thời cả ba
mặt:
- Xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục phổ thông.
- Đào tạo nhân lực cho các ngành king tế (bảo đảm về kĩ thuật và nghiệp vụ của
người lao động) -> chú ý đến chất lượng nguồn nhân lực
- Đào tạo nhân tài (các lớp chuyên, lớp năng khiếu, câu lạc bộ tài năng tre).
c. Vấn đề y tế bảo vệ sức khỏe cho thanh niên
Đất nứơc chung ta vừa ra khỏi hai cuộc chiến tranh, nền kinh tế còn lạc hậu, dân số
phát triển nhanh nên tình trạng thể lực của nhân dân nói chung, của thanh niên nói
riêng có nhiều giảm sút. Vì thế, nhà nước và các đoàn thể cũng như mỗi gia đình phải
có kế hoạch từng bước nâng cao đời sống vật chất, bảo vệ sức khỏe và phòng chữa
bệnh bằng nhiều hình thức.
d. Vấn đề hôn nhân và gia đình
Nhu cầu về tình yêu xây dựng cuộc sống gia đình cũng là một trong những vấn đề
nổi lên được thanh niên quan tâm. Đây là một trong những hoặt động có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển thể lực và tinh thần của thanh niên đồng thời có tác động nhiều
đến nhiều mặt của xã hội.
Xu hướng chung trong tình yêu của thanh niên hiện nay là muốn thoát khỏi sự
ràng buộc của gia đình và phong tục tập quán cũ mà hoàn toàn được tự do lựa chọn,
được tự quyết.
Nhìn chung tuổi kết hôn trung bình của thanh niên có chiều hướng giảm. Nạn tảo
hôn ở một số nơi có xu hướng tăng. Li hôn phát triển. Hiện tượng yêu sớm, quan hệ
tình dục tự do hơn trước nhưng lại ít hiểu biết về dân số và các phương pháp tránh thai
đã gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội.

47
e. Vấn đề tệ nạn xã hội trong thanh niên
Kinh tế thị trường mở ra, những khó khăn trong quá trình phát triển của đất nước
cùng cới sự khủng hoảng về xu hướng chính trị- xã hội trong thanh niên đã xuất hiện
nhiều tệ nạn xã hội như: nạn mại dâm, nghiện hút ma túy, cờ bạc, số đề, đánh người,
giết người, hiếp dâm…những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên đây là do sự
thiếu việc làm, do hoạt động văn hóa không lành mạnh tràn lan trong khi đó việc tổ
chức hoạt động và giáo dục của nhà nước và các đoàn thể có nhiều thiếu sót, cha mẹ
thiếu điều kiện chăm sóc con cái và sự ỷ lại của thanh niên.
g. Vấn đề hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí đối với thanh
niên.
Thanh niên là lớp người có nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện sức lực và giao tiếp
cao, việc tổ chức tổ các sinh hoạt văn hóa thể dục thể thao và du lịch không những đáp
ứng nhu cầu của thanh niên mà còn hình thành ở họ những phẩm chất tốt đẹp như tinh
thần đồng đội, ý thức trách nhiệm, tính chất trung thực, nếp sống văn minh..Mặt khác
tổ chức tốt các hoạt động đó còn là phương thức hữu hiệu chống các tệ nạn xã hội
trong thanh niên.
2.5. XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
Gia đình là gì? Đó là một nhóm xã hội nhỏ gồm những người cùng chung sống với
nhau trong một không gian sinh tồn có quan hệ tình cảm, tình dục, quan hệ huyết
thống được pháp luật thừa nhận. Những quan hệ đó là quan hệ vợ - chồng, cha mẹ -
con cái, anh chị em và những người thân thuộc cùng có kinh tế chung và cùng nhau
chung sống.
Đặc trưng của sinh hoạt gia đình là các quá trình vật chất (sinh vật, kinh tế) và tinh
thần (đạo đức, pháp lý, tâm lý, văn hóa).
Gia đình là một nhóm xã hội nhỏ có một tổ chức nhất định về mặt lịch sử, đồng thời là
một thiết chế xã hội đặc thù mà các thành viên của nó bị ràng buộc bởi mối quan hệ
hôn nhân hay ruột thịt. Gia đình là một hệ thống quan hệ xã hội phức tạp hơn hôn
nhân vì nó không chỉ là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà mà
nó còn có những đứa trẻ và người thân khác. Gia đình là một xã hội thu nhỏ với tất cả
mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, bao gồm các mối quan hệ như:
+ Quan hệ kinh tế (với tư cách là một đơn vị kinh tế);
+ Quan hệ chính trị (với tư cách là một công dân xã hội);
+ Quan hệ văn hóa, giáo dục (là một đơn vị cơ sở giáo dục);
+ Quan hệ tái sản xuất xã hội (sinh sản và tái tạo thể chất, tinh thần của các thành viên
trong nhóm).
Trong nội bộ gia đình cũng chứa những mối quan hệ mang tính chất đơn tuyến như:
mẹ và con, vợ và chồng, anh chị và em và mối quan hệ đa tuyến (cha đẻ, cha dượng,
cha nuôi, các con với cha mẹ, ông bà).
Các kiểu gia đình trong xã hội
- Gia đình kép: gồm ba thế hệ trở lên (tam đại dồng đường, tứ đại đồng đường), là
loại gia đình mà các thế hệ ông bà, cha mẹ, con cái cùng sống chung một nhà. Ở Việt

48
Nam, đây là loại gia đình khá phổ biến. Nó có ưu điểm là gắn bó tình cảm mang tính
huyết thống của các thế hệ trong nội bộ gia đình, giữ gìn được truyền thống của các
thế hệ thế hệ trong nội bộ gia đình, dòng họ, bảo tồn các tập tục, lễ nghi…, có điều
kiện chăm sóc người già và giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, kiểu gia đình kép có nhược
điểm: trong khi giữ được các truyền thống tốt đẹp thì cũng bảo trì tập tục, tập quán cổ
hủ, lạc hậu, bảo thủ; sự xung đột giữa các thế hệ: ông bà – con cháu, mẹ chồng – nàng
dâu, hạn chế một phần sự phát triển tự do cá nhân.
- Gia đình đơn (gia đình kiểu hạt nhân: cha mẹ - con cái) : là loại gia đình có hai thế
hệ, phổ biến ở châu Âu, còn châu Á phổ biến ở các đô thị lớn (ở Việt Nam là Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh). Đặc điểm cơ bản của kiểu gia đình này là con cái đến tuổi
trưởng thành thì thoát ly khỏi cha mẹ, nhất là khi có gia đình riêng (có vợ, chồng)
thành một đơn vị kinh tế độc lập. Kiểu gia đình này tạo ra khoảng không tự do lớn, cá
tính của mỗi thành viên, cá nhân trong gia đình được phát triển, đề cao. Nhưng nó có
nhược điểm là mối quan hệ gia đình lỏng lẻo, cha mẹ không kiểm soát được hết hành
vi và các mối quan hệ của con cái; người già luôn bị cô đơn, thiếu thốn về vật chất và
tinh thần. Tuy vậy, kiểu gia đình hạt nhân ngày càng chiếm ưu thế trong tương lai vì
nó phù hợp với điều kện kinh tế, văn hóa, xã hội trong xã hội hiện đại, phù hợp với
tâm sinh lý, ý thích của mỗi cá nhân, nhất là đối với lớp trẻ.
- Gia đình kiểu mẫu mới: xuất hiện do sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ
thuật đã làm thay đổi về chất lượng trong cuộc sống, thu nhập và mức sống cao hơn
làm cho cá nhân phát triển tự do hơn. Hơn nữa trong xã hội hiện đại, quan niệm hôn
nhân gia đình, tình dục cởi mở hơn nên xuất hiện mẫu gia đình này. Nó ra đời do các
nguyên nhân sau:
+ Do chiến tranh, đàn ông trẻ chết cao hơn tạo ra tỷ lệ chênh lệch lớn nam và nữ (ở
Việt Nam: 52.8% nữ, 47.2% nam) trong khi luật không cho phép đa thê nhưng lại thừa
nhận con ngoài giá thú;
+ Do tốc độ phát triển dân số khá tháp ở một số nước (Đức, Ý sinh sản 0%) hoặc thấp
hơn số tử (Mông Cổ). Vì vậy, sinh đẻ được khuyến khích;
+ Phụ nữ muốn có con nhưng không muốn có chồng. Đứa con ấy hoặc là ngoài giá thú
(mối tình bất hợp pháp) hoặc là con thụ tinh nhân tạo, hoặc là con nuôi được pháp luật
công nhận;
+ Những phụ nữ đã có chồng, con nhưng ly dị và không lấy chồng nữa. Tỷ lệ này
ngày càng lớn. Trong tương lai, kiểu gia đình này sẽ tăng nhanh chóng.
Kiểu gia đình thiếu: là gia đình có vợ chồng nhưng không có con cái (không muốn có
hoặc do vô sinh).
Kiểu gia đình đồng giới: là những người cùng giới, do kết quả của xu hướng tính dục
kiểu đồng tính luyến ái (luật pháp một số nước thừa nhận).
Nghiên cứu về kết cấu gia đình phải đề cập đến quy mô gia đình thể hiện ở số thành
viên trong gia đình. Một gia đình có bao nhiêu con là hợp lý? Điều kiện phụ thuộc vào
nguyện vọng chủ quan và điều kiện khách quan:
+ Chủ quan là ý muốn của vợ, chồng. Sinh con là việc riêng nhưng khi đứa trẻ ra đời
lại là vấn đề xã hội;
49
+ Khách là phong tục, tập quán, luật pháp, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự
nhiên – địa lý, hoàn cảnh kinh tế, giáo dục của mỗi gia đình, dư luận xã hội, ý muốn
của dòng họ, tâm lý và sức khỏe của người phụ nữ.
Gia đình với tư cách là một nhóm xã hội nhỏ nên phải lưu ý đến vai trò của trưởng
nhóm, tức là chủ gia đình. Cần hiểu chủ gia đình là người như thế nào? Có phải là
người làm ra nhiều tiền hay địa vị xã hội cao? Người đàn ông theo truyền thống là
người tham gia tất cả các hoạt động của gia đình…
Chức năng của gia đình
(1) Chức năng cung cấp cho xã hội những công dân tốt, khỏe mạnh về thể chất, tinh
thần. Đó là những người lao động đảm đương nhiệm vụ lao động xã hội và bảo vệ Tổ
quốc, là chức năng tái sản sinh và giáo dưỡng. Xã hội học gia đình cùng một số khoa
học khác đã làm rõ về mặt lý thuyết những yếu tố đảm bỏ cho việc sinh con khỏe,
nuôi con tốt như độ tuổi kết hôn, độ tuổi sinh nở, khoảng cách giữa các lần sinh, số
lượng con cái…ở Việt Nam, nghiên cứu với điều kiện cụ thể thì người đàn ông và
người đàn bà có khả năng có con ở độ tuổi nào, thanh niên có đủ độ chín muồi về mặt
quan hệ xã hội để có thể làm cha, làm mẹ đứa trẻ, làm vợ chồng với nhau, làm con
cháu, anh em trong gia đình. Để thực hiện chức năng cung cấp cho xã hội những công
dân khỏe mạnh, thanh niên nam nữ đến tuổi trưởng thành cần ý thức đầy đủ về trách
nhiệm của một gia đình tương lai. Phải có kiến thức tối thiểu về giới tính, hôn nhân và
gia đình. Nạn tảo hôn, quan hệ giới tính bừa bãi, đẻ con quá dày, quá muộn, mang thai
khi người mẹ chưa đủ về thể chất cũng như khiến thức xã hội, tất cả đều làm cho cho
đứ trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, quái thai, cơ thể phát triển không bình thường. Các
cặp vợ chồng kết hôn không dựa trên tình yêu chân chính đưa lại hậu quả gia đình tan
vỡ mang lại nhiều tiêu cực cho xã hội.
Chức năng giáo dục gia đình có ý nghĩa quan trọng nhất của sự phát triển xã hội. Đó
là sự hình thành con người mới. Gia đình là môi trường giáo dục quan trọng và thuận
lợi cho việc nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ, là trường học đầu tiên hình thành nhân
cách, phẩm chất và năng lực của các cá nhân. Gia đình cùng với nhà trường và xã hội
tạo ra một tam giác giáo dục đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân:
Từ lúc trẻ sơ sinh đến lúc 14 – 15 tuổi là giai đoạn quyết định sự hình thành về tố chất
và phẩm chất của cá nhân, 16 – 17 tuổi là giai đoạn tiếp tục hoàn thành các phẩm chất
đã hình thành và định hướng nghề nghiệp. Cần có sự giáo dục và tác động của cha mẹ
với con trẻ về mặt tâm lý, tình cảm, lối sống, truyền thống gia đình.

Gia đình

Nhân cách

Nhà trường 50 Xã hội


Nuôi dạy con cái là nhu cầu tự nhiên, là nghĩa vụ, là niềm tự hào của cha mẹ đối với
xã hội (con ngoan, trò giỏi). Điều 19 Luật Hôn nhân Gia đình có ghi: “Cha mẹ có
nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục, chăm lo việc học tập và phát triển lành
mạnh của con cái về thể chất, trí tuệ, đạo đức. Cha mẹ phải làm gương tốt về mọi mặt,
phối hợp chặt chẽ với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục con cái”.
(2) Chức năng là đơn vị kinh tế tiêu dùng và văn hóa: đảm bảo sự ổn định nhất định
về kinh tế của các thành viên trong gia đình, tổ chức thời gian nhàn rỗi khoa học. Tổ
chức tốt đời sống hạnh phúc cả về vật chất (ăn, mặc, đi lại) và cả về đời sống tinh thần
(giải trí, nghỉ ngơi, sinh hoạt văn hóa, thể thao, du lịch, thăm hỏi bạn bè).
Gia đình trong xã hội công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Gia đình trong xã hội công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang xảy ra sự suy giảm các
chức năng gia đình:
-Mất dần chức năng xã hội hóa: Trong xã hội nông nghiệp, gia đình đóng vai trò quan
trọng trong việc truyền thụ nghề nghiệp, chuyển giao kiến thức, hình thành các kỹ
năng, chỉ dẫn vai trò, giáo dục các khuôn mẫu xã hội.
Trong xã hội công nghiệp, chức năng chuyển dần sang nhà trường. Nhà trường cung
cấp các kiến thức chuyên môn, tay nghề, học vấn qua hệ thống giáo dục và đào tạo.
- Mất chức năng đơn vị kinh tế độc lập: Nếu trong xã hội nông nghiệp, gia đình là đơn
vị sản xuất độc lập như trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công thì trong xã hội
công nghiệp – đô thị hóa, về cơ bản, gia đình là một đơn vị tiêu dùng các sản phẩm và
sử dụng các dịch vụ xã hội.
- Giảm dần chức năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nuôi dưỡng người già và các thành
viên khác trong gia đình: Trong xã hội nông nghiệp, gia đình có vai trò rất lớn, giúp
đỡ thân nhân khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn cũng như lúc khó khăn về kinh tế, làm nhà
cửa, cưới hỏi, ma chay. Còn trong xã hội công nghiệp thì vai trò này chuyển dần sang
nhà nước, dịch vụ xã hội, tư nhân, tổ chức xã hội, nghiệp đoàn, công đoàn, trường học
thông qua các chương trình vốn, trợ cấp, phúc lợi, cứu tế, an sinh xã hội, trẻ em thì
giao phó cho nhà trẻ, mẫu giáo, người già thì giao cho nhà dưỡng lão hoặc tự lo lấy.
Con cái có xu hướng ít muốn ở chung với cha mẹ khi đã trưởng thành.
- Giảm thiểu vai trò thỏa mãn các nhu cầu văn hóa tinh thần
Trong xã hội nông nghiệp, các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, sinh hoạt văn hóa
thường diễn ra trong gia đình, dòng họ, làng xóm. Trong xã hội công nghiệp thì hoạt
động này diễn ra ở rạp hát, câu lạc bộ, công viên, nhà thờ, chùa, quán ăn…
Đặc điểm của gia đình hiện đại
-Nam nữ kết hôn muộn hơn, sinh con muộn hơn các thế hệ trước;
- Sinh đẻ có kế hoạch, gia đình ít con;
-Vợ chồng bình đẳng, mức độ gia trưởng giảm;
-Cả hai cùng chia sẻ các công việc gia đình trên cơ sở thực tế như giới tính, nghề
nghiệp, sức khỏe;

51
Giáo dục con cái bằng cách thuyết phục, nêu gương, tôn trọng ý kiến của con, cả hai
vợ chồng cùng giáo dục.
Hôn nhân và gia đình: Hôn nhân với tư cách là một mối quan hệ xã hội đặc biệt, còn
Gia đình với tư cách là một hệ thống các quan hệ xã hội đặc thù dựa trên quan hệ hôn
nhân và có tổ chức nhất định về lịch sử.
Gia đình là một hệ thống quan hệ xã hội phức tạp hơn Hôn nhân vì Hôn nhân là sự
thống nhất của một người đàn ông và một người phụ nữ. Còn Gia đình, ngoài sự thống
nhất đó còn có những đứa trẻ và những người thân khác. Đó là mối quan hệ giữa hai
người và hệ thống quan hệ xã hội. Gia đình bền vững, hạnh phúc là một nhu cầu
khách quan của mỗi công dân và yêu cầu của Nhà nước.
Những nhân tố ảnh hưởng đến độ bền vững hạnh phúc của gia đình:
-Nhân tố thứ nhất- Tình yêu trong hôn nhân
Hôn nhân tiến bộ, gia đình bền vững và hạnh phúc thì nó phải xuất phát từ tình yêu
chân chính. Đó là một tình yêu không tính toán, đơn thuần về kinh tế, không xuất phát
từ sự say mê nhục thể, sự đam mê xác thịt. Tình yêu chân chính phải xuất phát từ sự
tương đồng hòa hợp về tâm hồn, lý tưởng, sở thích, là sự hiểu biết, tâm đầu ý hợp.
Tình yêu chân chính là sự quyến luyến của hai người khác giới (xuất phát điểm) nếu
không thì tình yêu khó xuất hiện và nếu có thì tình yêu đó không bền vững, dễ tan vỡ.
Hiện nay, tình yêu chân chính vẫn xuất hiện ở một số cặp đôi đồng giới. Trong mỗi
giai đoạn cụ thể, có những quan điểm về tình yêu, tình dục: quan hệ tình dục trước
hôn nhân, đời sống gia đình, tuổi già, xu thế sớm – muộn của quan hệ tình dục và kết
hôn.
-Nhân tố thứ hai- Tự nguyện và tự do trong hôn nhân: Đây là một trong các yếu tố
tác động đến độ dài của hôn nhân giữa nam và nữ. Họ tự do tìm hiểu và tự nguyện kết
hôn với nhau với nguyện vọng chân thành và một tình yêu bền vững. Hôn nhân không
phải là kết quả của âm mưu, sự cưỡng ép, gả bán hay ràng buộc về vật chất…
-Nhân tố thứ ba- Hôn nhân và luật pháp: Hiện nay, có tình trạng hôn nhân không có
sự thừa nhận của pháp luật đang diễn ra với những người không có con trai để thừa
kế, những người muốn có nhiều vợ (đa thê). Tình trạng phổ biến ở các dân tộc ít
người, lấy nhau không cần đăng ký kết hôn mà chỉ cần sự chứng kiến của người thân,
có tuổi (luật tục). Khi đã quyết định đi đến hôn nhân giữa nam và nữ thì nhất thiết
phải có sự tham gia của pháp luật. Nó có ý nghĩa giá trị lớn:
+ Đó là cơ sở pháp lý thừa nhận sự chung sống của hai người công khai trước dư luận
và hệ thống quản lý hành chính. Đồng thời nó còn thừa nhận tính hợp pháp của những
đứa con và quyền thừa kế của chúng;
+ Là văn bản pháp lý ràng buộc với nhau trong quan hệ vợ chồng, bảo đảm quyền lợi
của người phụ nữ khi chung sống với chồng cũng như khi chia tay;
+ Nhằm ngăn chặn mọi hành động, ý đồ xấu xa, lợi dụng người nhẹ dạ, cả tin, ít học
để phá hoại cuộc đời người khác.
- Nhân tố thứ tư- Hôn nhân và ly hôn: Ly hôn là quá trình ngược lại với kết hôn, là
một hiện tượng hình thành gtrong xã hội tiến bộ khi mà gia đình không còn là một tổ

52
ấm mà trở thành một địa ngục trần gian, tình yêu thương không còn, cuộc sống là sự
đầy ải lẫn nhau thì ly hôn là điều cần thiết, mang tính nhân đạo, là điều hay cho cả hai
bên và cho xã hội. Cần nhận thức: ly hôn không phải là giải pháp tích cực mà cũng
không phải là giải pháp tiêu cực, nó là một giải pháp trung dung buộc lòng phải chấp
nhận, là một thất bại lớn của cả hai người. Ly hôn quan hệ đến số phận không chỉ của
hai người mà cả những đứa trẻ, cho nên, cả hai phải hết sức bình tĩnh và thận trọng
trước khi quyết định ly hôn. Nghiên cứu vấn đề ly hôn để nắm tình trạng và đưa ra các
đối sách hợp lý giảm tỷ lệ ly hôn và xem tỷ lệ ly hôn do nguyên nhân nào:
+ Không tìm hiểu kỹ trước khi kết hôn;
+ Không hòa hợp tính tình khi chung sống;
+ Không hòa hợp lối sống, tính cách;
+ Không hòa hợp về đời sống tình dục;
+ Khó khăn kinh tế;
+ Không con trai thừa kế;
+ Ngoại tình (một trong hai người);
+ Tự ái, hiểu lầm;
+ Cha mẹ, người thân tác động.
Hiện nay, ở Đức, Mỹ, Pháp, Canada thì tỷ lệ ly hôn cao, từ 35 – 45%. Liên Xô trước
cải tổ 17% từ 1985 đến nay là 47%. Châu Á dao động từ 20 – 25%. Việt Nam, cũng là
quốc gia có tỷ lệ cao.
-Nhân tố thứ năm- Vấn đề tình dục trong hôn nhân: Tình dục là một trong ba yếu tố
(vật chất, tinh thần, tình dục) quan trọng nhất của hôn nhân. Trong hôn nhân, nếu
không duy trì tình dục thì hôn nhân giảm ý nghĩa và rất khó tồn tại. Trong gia đình
truyền thống (cổ điển) trước kia thì vai trò của tình dục bị hạ thấp, coi là thấp hèn, xấu
hổ, không đáng nói đến. Nó dẫn đến sự bất bình đẳng trong quan hệ tình dục vợ chồng
(người ta tính rằng khoảng 1/3 các vụ ly hôn là do nguyên nhân tình dục). Việc hòa
hợp tình dục là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong hôn nhân hiện đại. Vợ chồng cần
có kiến thức đúng về tình dục, quan hệ tình dục và phải biết quan hệ tình dục một cách
có văn hóa (văn hóa tình dục) sao cho luôn duy trì được sự hòa hợp và thường xuyên
đạt đến sự khoái cảm tinh thần và nhục thể một cách mỹ cảm.
-Nhân tố thứ sáu- Điều kiện và môi trướng sống: Mức sống, thu nhập của gia đình;
Nhà ở và các tiện nghi liên quan đến sức khỏe, cân bằng tâm lý, giáo dục, nghỉ ngơi;
Các tiện nghi sinh hoạt, phương tiện đi lại; Quỹ thời gian rảnh rỗi, cách tổ chức đời
sống gia đình, điều kiện dành cho phụ nữ.
Các kiểu hôn nhân trong lịch sử
-Hôn nhân đồng huyết: xuất hiện thời nguyên thủy, là kiểu hôn nhân đồng huyết thống
anh chị em ruột, anh chị em có thể quan hệ tình dục với nhau (trừ cha, mẹ với con);
-Quần hôn: hôn nhân diễn ra ngẫu nhiên giữa tập thể con gái của thị tộc này với tập
thể con trai của thị tộc kia;

53
-Hôn nhân đối ngẫu: là kiểu hôn nhân trên cơ sở quần hôn, chỉ khác là trong rất nhiều
các bà vợ thì có một người là vợ chính của mình;
-Hôn nhân nhóm: là kiểu hôn nhân có từ hai người đàn ông trở lên cùng chung sống,
quan hệ với hai người phụ nữ trở lên, nhưng quy mô nhỏ hơn quần hôn;
-Hôn nhân đa phu và đa thê: là hôn nhân mà đàn ông có từ hai vợ trở lên, phụ nữ có
hai chồng trở lên. Hiện nay còn tồn tại, đàn ông hồi giáo có quyền có nhiều vợ, phụ nữ
Tây Tạng có quyền có nhiều chồng.
Các kiểu hôn nhân đương đại
-Hôn nhân một vợ một chồng: hôn nhân tiến bộ nhất;
-Hôn nhân mở: chỉ tồn tại về mặt hình thức, có sự chứng kiến của luật pháp nhưng đời
sống thực tế không ràng buộc nhau về kinh tế, con cái, đặc biệt là về quan hệ tình dục;
-Hôn nhân thử/ sống thử: là sự chung sống của một nam và một nữ trong một thời
gian không xác định trước, nếu thấy phù hợp thì sẽ tiến tới hôn nhân, còn không thì
chia tay.
- Hôn nhân LGBT: LGBT là tên viết tắt của cộng đồng những người đồng tính nữ
(Lesbian), đồng tính nam (Gay), lưỡng tính (Bisexual) và hoán tính hay còn gọi là
người chuyển giới (Transgender). LGBT thể hiện sự đa dạng của các nền văn hoá
nhân loại dựa trên thiên hướng tình dục và dạng giới. Thiên hướng tính dục của con
người được chia thành ba loại chủ yếu: tình dục dị tính, tình dục đồng tính và tình dục
lưỡng tính, còn theo dạng giới thì phân thành: người chuyển giới và người không
chuyển giới. Trong đó, LGBT là cộng đồng những người thuộc các thiên hướng tính
dục và dạng giới thiểu số trong xã hội. Liên Hiệp Quốc coi “Quyền LGBT”(các quyền
đối với cộng đồng LGBT như: công nhận hôn nhân đồng giới đối với người đồng tính,
cho phép chuyển đổi giới tính với người chuyển giới, công nhận hay cho phép nhận
người LGBT sinh con, nhận con nuôi... trong luật pháp) là vấn đề nhân quyền (quyền
con người) và cần thực hiện tại các quốc gia, vùng lãnh thổ. Liên Hiệp quốc chọn
ngày 17 tháng 5 hàng năm là “Ngày quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với
người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (LGBT) – IDAHO.

2.6. XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


2.6.1. Đối tượng nghiên cứu xã hội học nông thôn
-Phạm vi nghiên cứu xã hội học nông thôn là xã hội nông thôn được xem xét như một
hệ thống xã hội đặc biệt khác với xã hội đô thị về cơ cấu lãnh thổ - xã hội.
-Mội trường xã hội nông thôn không chỉ bao gồm giới tự nhiên, môi trường nghề
nghiệp-kĩ thuật mà còn bao gồm cả sự liên hệ của xã hội đó với xã hội nông thôn.
-Đối tượng nghiên cứu khoa học của xã hội nông thôn là những tính qui luật của xã
hội nông thôn bao gồm các tính quy luật chung và đặc thù, qui luật cơ cấu chức năng,
quy luật vận động lịch sử-xã hội, qui luật nhân quả xã hội,...

54
-Đối tượng nghiên cứu cụ thể của xã hội học nông thôn là những hiện tượng xã hội
nông thôn, những vấn đề xã hội liên quan đến sự tồn tại, vận động và phát triển của xã
hội nông thôn.
2.6.1.1. Khái niệm chung về xã hội nông thôn:
a. Nông thôn là gì?
Nông thôn là một kiểu cộng đồng lãnh thổ - xã hội nhất định có tính cách lịch sử hình
thành trong quá trình phân công lao động xã hội. Nông thôn có đặc điểm là dân số
không đông, mật độ dân số tương đối thấp, quy mô nhỏ, lao động nông nghiệp đóng
vai trò đáng kể, phân hóa nghề nghiệp ít.
b. Phân biệt thành thị và nông thôn: Bằng các tiêu chí:
Nông thôn Thành thị
- Xã hội nông nghiệp - Xã hội phi nông thôn
- Xã hội nông dân - Xã hội thị dân
- Cộng đồng xóm làng - Cộng đồng đường phố
- Lệ làng - Phép nước
- Lối sống nông thôn - Lối sống đô thị
- Văn hóa dân gian truyền miệng - Văn hóa bác học truyền thông đại chúng

c. Những đặc điểm cơ bản của xã hội nông thôn


-Sinh thái nông thôn mang nhiều yếu tố tự nhiên: nhà, vườn, ao, ruộng thường gắn
liền với những điều kiện địa lý sẵn có, ít được cải tạo nên chưa thuận tiện cho sinh
hoạt giao lưu kinh tế, văn hóa...
-Kinh tế nông thôn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp(thường chiếm từ 50% lao động trở
lên), trồng trọt, chăn nuối là chủ yếu, ngoài ra là các nghề thủ công, chế biến lương
thực, thực phẩm, buôn bán nhỏ theo họ gia đình.
-Chính trị ở nông thôn ngoài hệ thống chính quyền xã, ấp của nhà nước điều hành trên
cơ sở pháp luật còn có hệ thống cương vị chức sắc trong dòng tộc, già làng, thân thuộc
tôn giáo,.. điều chỉnh hành vi của các thành viên bằng các tục lệ, những qui ước ngoài
pháp luật. Sự cưỡng chế việc thực hiện các chuẩn mực đó là uy tín, danh dự, dư luận
xã hội. Hệ thống chính quyền xã hội nhiều khi không có hiệu lực bằng hệ thống dòng
tộc tôn giáo, suy tôn với các chuẩn mực qui ước trên.
-Văn hóa nông thôn truyền thồng là văn hóa dân gian, thông qua lễ hội, ca hát, hò vè,
kể chuyện...truyền những giá trị thẩm mỹ đạo đức, lối sống kinh nghiệm sản xuất...từ
thế hệ này qua thế hệ khác. Văn hóa đó đã bảo tồn được nhiều giá trị quý báu, tốt đẹp
nhưng nó chậm phát triển so với sự phát triển của kinh tế- xã hội do đó thường có
những yếu tố lạc hậu, bảo thủ.
d. Phân loại nông thôn
55
Căn cứ vào vùng cư trú và nghề nghiệp chủ yếu, người ta thường phân nông thôn
thành các loại:
- Nông thôn miền núi
- Nông thôn đồng bằng
- Nông thôn miền biển
- Nông thôn ngoại thành
Những nông thôn trên ngoài những đặc điểm chung của xã hội nông thôn còn có
những đặc điểm riêng do những điều kiện địa lý, hoạt động nghề nghiệp cũng như lịch
sử hình thành khác nhau tạo ra.
2.6.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội nông thôn
-Khi loài người biết trồng trọt thì dần định cư nông thôn hình thành. Nền văn minh săn
bắn, hái lượm chuyển sang nền văn minh chăn nuôi, trồng trọt, công xã nông thôn ra
đời thay cho công xã thị tộc. Công xã nông thôn tạo thuận lợi cho nghề trồng trọt và
chăn nuôi phát triển. Trồng trọt, chăn nuôi phát triển đòi hỏi phải trao đổi những sản
phẩm làm ra, đòi hỏi phải có những công cụ sản xuất. Do đó từ công xã nông thôn dần
xuất hiện xã hội đô thị và sau đó là nền văn minh công nghiệp ra đời.
-Sự xích lại gần nhau giữa nông thôn và đô thị là quá trình làm cho nông thôn phát
triển cả về kinh tế lẫn xã hội lên ngang với sự phát triển chung của xã hội và đô thị, là
quá trình làm cho các yếu tố tích cực tốt đẹpcủa đô thị xâm nhập vào nông thôn và
ngược lại.
2.6.1.3. Xã hội nông thôn Việt Nam
a. Đặc trưng của xã hội nông thôn Việt Nam
-Xã hội nông thôn Việt Nam là xã hội nông thôn vùng Đông Nam Á. Nó vừa mang
tính chất của xã hội nông thôn vùng Đông Á vừa mang tính chất của xã hội nông thôn
vùng Nam Á.
-Xã hội nông thôn miền Bắc, miền Trung còn mang nhiều đặc điểm của xã hội nông
thôn Đông Á . Xã hội nông thôn miền Nam còn lưu lại những đặc điểm của xã hội
nông thôn Đông Á nhưng chủ yếu là đặc trưng của xã hội nông thôn Nam Á.
b. Quá trình hình thành và phát triển của xã hội nông thôn Việt Nam
- Xã hội nông thôn Việt Nam với một nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ tự cung tự
cấp chủ yếu là trồng lúa nước. Do chế độ phong kiến tồn tại lâu đời, người dân ít có
điều kiện giao lưu với bên ngoài nên mỗi địa phương, mỗi làng có đặc điểm riêng về
cung cách làm ăn, tục lệ và lối sống.
- Người dân Việt Nam đại bộ phận là nông dân, trãi qua nhiều giai đoạn bị ngoại bang
thống trị nên chịu nhiều ảnh hưởng về văn hóa của các dân tộc, nhưng do cấu trúc của
xã hội nông thôn Việt Nam nên vẫn giữ được các đặc điểm riêng. Nền văn hóa Việt
Nam nói chung, của nông thôn Việt Nam nói riêng là sự dung hợp của nhiều nền văn
hóa trên cơ sở bản sắc dân tộc. Những yếu tố đó có trong cả văn hóa bác học lẫn văn
hóa dân gian.

56
- Nông dân Việt Nam là lực lượng chủ lực trong các cuộc khởi nghĩa giành độc lập
dân tộc đánh đuổi quân xâm lược và chống lại bọn phong kiến, bóc lột. Từ khi có
Đảng Cộng sản Việt Nam, nông dân đã một lòng theo Đảng đứng lên làm cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc nên họ giác ngộ cách mạng và có ý chí quyết tâm xây dựng
và bảo vệ tố quốc. Quá trình đó đã làm biến đổi bộ mặt xã hội nông thôn Việt Nam từ
tình làng đã phát triển lên thành nghĩa nước. Nhiều phong tục, tập quán lạc hậu bị đẩy
lùi. Những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, lối sống có văn hóa bước đàu phát triển.
Nhưng do cuộc kháng chiến kéo dài, nền kinh tế lạc hậu với cơ chế hành chính bao
cấp nên xã hội nông thôn Việt Nam vẫn là xã hội lạc hậu kém phát triển. Gần đây, cơ
chế thị trường được mở ra, xã hội nông thôn đã có những đổi mới.
c. Phương hướng phát triển xã hội nông thôn nước ta hiện nay
-Xả hội nông thôn nước ta hiện nay là xã hội nông thôn đang có sự chuyển mình từ
kinh tế tự cung tự cấp với cơ chế bao cấp sang kinh tế sản xuất hàng háo với cơ chế thị
trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa. Những đặc điểm của xã hội đô thị văn
minh đang tửng bước ảnh hưởng tới xã hội nông thôn từ cung cách sản xuất hàng hóa,
đầu tư trang bị khoa học kĩ thuật, phát triển ngành nghề đến trang bị tiện nghi sinh
hoạt và lối sống. Nhìn chung, xã hội nông thôn vẫn là xã hội lạc hậu, trình độ dận trí
thấp, dân số phát triển nhanh, cơ sở vật chất nghèo nàn, năng suất lao động hạn chế,
thiếu những điều kiện giao lưu kinh tế văn hóa với bên ngoài nên chậm phát triển.
•Phương hướng
-Đổi mới cơ cấu xã hội lao động – nghề nghiệp ở nông thôn bằng cách tăng cường
việc làm và ngành nghề đi liền với thâm canh nông nghiệp, đa dạng hóa đi đôi với
chuyên môn hóa lao động nghề nghiệp, tư nhân hóa đi liền với hợp tác hóa kiểu mới,
mở rộng thị trường lao động và đảm bảo giá cả hợp lý, hợp tình cho người sản xuất.
-Đổi mới cơ cấu nhân khẩu – xã hội ở nông thôn bằng cách thực hiện kế hoạch hóa gia
đình để giảm tốc độ tăng dân số, biến đổi cơ cấu dân số và nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân ở nông thôn.
- Chủ động đổi mới cơ cấu gia tăng bằng cách khuyến khích nông dân làm giàu nhưng
phải cứu trợ các gia đình nghèo, tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất thoát cảnh
nghèo đói vươn lên đủ ăn và khá giả, ngăn ngừa phân hóa giàu nghèo bất lợi cho sự
phát triển nông thôn. Phải nghiên cứu đề ra các chính sách kinh tế - xã hội hợp lý đảm
bảo cân đối lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội ngăn chặn những mâu thuẩn mới giữa các
thành phần kinh tế - xã hội đã và đang phát triển. (Mở ra nhiều việc làm để tăng thêm
thu nhập, tạo những điều kiện nâng cao đời sống gia đình và sinh hoạt xã hội, phát
triển hệ thống quỹ bảo hiểm xã hội, từng bước cải thiện mức sống cho nông dân cũng
như đổi mới lối sống và định hướng giá trị của họ)
-Đổi mới các thiết chế xã hội ở nông thôn. Trước mắt phải chuyển các gia đình nông
thôn với các quan hệ sản xuất thành đơn vị sản xuất kinh tế có tính độc lập. Các tổ
chức kinh tế tập thể (hợp tác xã, nông trường quốc doanh...) phải mạnh dạn thay đổi
chức năng và cơ cấu hoạt động để đảm bảo cho mọi người lao động, mọi thành phần
lao động kinh tế ở nông thôn phát huy được năng lực sản xuất, tận dụng đất đai, tiền
vốn và khoa học kỹ thuật nhưng không bị phân hóa thành kẻ bốc lột và người bị bốc
lột. Những tổ chức chính trị - xã hội (Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội) cũng
57
phải đổi mới các chức năng và cơ cấu hoạt động để đảm bảo lãnh đạo, quản lý sự phát
triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Đồng thời, với các đổi mới trên, các tổ chức văn
hóa xã hội như: giáo dục, y tế, tôn giáo, truyền thông đại chúng cũng phải thay đổi
chức năng, cơ cấu và hoạt động cho phù hợp.
-Phải tiếp tục cải cách hệ thống quản lý xã hội nông thôn. Trước nhất phải xây dựng
được mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Tăng
cường dân chủ trực tiếp đi đôi với hoàn thiện chế độ dân chủ thông qua đại diện củng
cố nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mở rộng quyền tự do cá nhân, tăng cường
tự chủ của hộ gia đình đi đôi với việc đảm bảo trật tự, giữ vững pháp luật kỉ cương và
an ninh xã hội trên tất cả lĩnh vực.
Nông thôn của chúng ta hiện nay đang còn tiếp tục phân giải mạnh mẽ theo các cơ cấu
vả cơ chế xã hội cũ, tổ chức lại xã hội theo kiểu mới phù hợp với sự phát triển xã hội
nông thôn hiện đại, nhưng nó sẽ phát triển theo chiều hướng nào chủ yếu là do sự lãnh
đạo của Đảng vả quản lý của nhà nước.
Xã hội Việt Nam đại bộ phận là nông thôn. Vì thế có nghiên cứu xã hội học về nông
thôn mới có những tri thức khoa học về xã hội nông thôn để khi đề ra các chiến lược,
sách lược xây dựng nông thôn hay khi đưa ra các chính sách xã hội có cơ sở hợp lý.
Các chiến lược, chính sách đó sẽ thúc đẩy phát triển xã hội nông thôn nói riêng và
phát triển đất nước nói chung, theo kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Tổ chức và xây dựng nông thôn không những thúc đẩy nền kinh tế của cả đất nước
phát triển mạnh mẽ mà còn đảm bảo cả an ninh quốc phòng.
2.7. XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ
2.7.1. Khái niệm đô thị
Đô thị (đô và thị) hay thành thị (thành và thị) muốn cho hai yếu tố hành chính
và kinh tế là hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên đô thị trong quá trình lịch sử.
Đô thị (thành thị) là một chỉnh thể không gian – xã hội biểu hiện sự thống nhất
của một kiểu tổ chức đặc biệt xã hội dân cư, của những điều kiện địa lý – tự nhiên và
môi trường do con người tạo ra.
2.6.2. Đặc trưng đô thị
Một điểm dân cư nào đó được coi là đô thị phải có được các đặc trưng chỉ báo sau
đây:
- Số lượng dân cư tập trung với mật dân cao trên một phạm vi lãnh thổ hạn chế.
Trên thế giới người ta dựa vào chỉ báo này để phân chia các loại đô thị theo số lượng
dân cư: đô thị nhỏ từ 100 ngàn đến dưới 500 ngàn người, đô thị lớn từ 1 triệu đến dưới
5 triệu người, đô thị siêu lớn từ 5 triệu người trở lên. Ví dụ: Tokyo 19,6 triệu người;
Seoul 11,8 triệu; Thượng Hải 12,3 triệu; Bắc Kinh 9,4 triệu; Băng Cốc 7 triệu.
(Tại Việt Nam hiện có 6 loại hình đô thị: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV
và loại V. Các đô thị ở Việt Nam
- Đô thị loại đặc biệt (2 thành phố): Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

58
- Đô thị loại 1 (15 thành phố): Thanh Hóa; Hạ Long; Việt Trì; Thái Nguyên; Nam
Định; Vũng Tàu; Buôn Mê Thuột;Đà Lạt; Quy Nhơn; Nha Trang; Vinh; Huế; Cần
Thơ; Đà Nẵng;Hải Phòng.
- Đô thị loại 2 (22 thành phố, huyện): Đồng Hới; Uông Bí; Phú Quốc; Bắc Giang; Bắc
Ninh; Ninh Bình; Bạc Liêu; Bà Rịa; Thái Bình; Rạch Giá; Cà Mau; Long Xuyên; Mỹ
Tho;Phan Rang - Tháp Chàm; Tuy Hòa; Phan Thiết; Pleiku; Thủ Dầu Một; Biên
Hòa; Hải Dương; Vĩnh Yên; Lào Cai.
- Đô thị loại 3 (43 thị xã, thành phố): 12 thị xã: Gia Nghĩa; Ngã Bảy; Đồng
Xoài; Sông Công; Sầm Sơn; Cửa Lò; Phúc Yên; Hà Tiên; Tam Điệp; Bắc Kạn; Phú
Thọ; Sơn Tây và 31thành phố còn lại.
- Đô thị loại 4:(70 thị trấn, thị xã): 35 thị trấn và 35 thị xã còn lại.
- Đô thị loại 5: 586 thị trấn; 54 xã.)
- Dân cư lao động đa dạng, đại bộ phận sản xuất phi nông nghiệp.
Ví dụ: UBND Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch sử
dụng đất năm 2015 quận Ba Đình với tổng diện tích tự nhiên 924,95ha.
Trong 924,95 ha diện tích tự nhiên thì đất nông nghiệp có diện tích 2,98ha; Đất
phi nông nghiệp 916,9ha gồm: đất quốc phòng 45,76ha, đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp 68,3ha, đất phát triển hạ tầng 284,92ha, đất ở đô thị 321,14ha, đất di tích lịch
sử văn hóa 34,16ha...); và đất chưa sử dụng 5,03ha.
- Giữ vai trò chủ đạo về kinh tế - văn hóa – xã hội với một vùng nhất định.
Ví dụ: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã
được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII với 486/488 phiếu tán thành, đạt
tỷ lệ 97.59%, trong đó khẳng định tính chất của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đây là khẳng định quan trọng,
đúng đắn và tất yếu đối với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Là môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xã hội và cá nhân.
Ví dụ: Môi trường cho sự phát triển kinh tế là tập hợp các yếu tố, các điều kiện tạo
nên khung cảnh tồn tại và phát triển của nền kinh tế. Trong thời gian qua, xác định tạo
lập môi trường thuận lợi là bệ phóng, là điểm tựa vững chắc cho sự phát triển kinh tế
nói chung và cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng,
tỉnh Quảng Trị đã ban hành các cơ chế, chính sách mới mang lại một luồng sinh khí
mới, tạo điều kiện thuận lợi, góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của Tỉnh theo hướng tích cực, tạo đà tăng trưởng bứt phá cho những năm tiếp
theo
- Cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống cấp thoát nước, bệnh viện trường học, đường giao
thông).
Ví dụ: Chính phủ nhấn mạnh phát triển bền vững cơ sở hạ tầng hiện đại là một
trong ba đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Việt Nam đã
ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa đất
nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Ở nước ta, theo qui định của Tổng cục thống kê thì điểm dân cư được coi là đô thị khi
59
có số dân tập trung từ 100 ngàn người trở lên, trong đó ít nhất là 60% dân cư tham gia
hoạt động trên các lĩnh vực phi nông nghiệp.
2.7.3. Quá trình đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa chính là quá trình tập trung dân cư ngày càng nhiều trong
những vùng lãnh thổ hạn chế được gọi là sự di cư từ nông thôn vào thành thị, là quá
trình kinh tế - xã hội, sự chuyển thể nhiều kiểu mẫu của đời sống xã hội (lối sống thị
dân). Như vậy, trong quá trình đô thị hóa không chỉ có yếu tố dân số môi trường mà
quan trọng hơn còn có yếu tố xã hội (kinh tế - xã hội) mang đặc trưng văn hóa đô thị,
khác biệt văn hóa nông thôn.
Quan trọng nhất ở đây là sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp từ những người nông
dân làm nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp. Đó còn là quá trình chuyển đổi
liên tục ở những nơi vốn là đô thị rồi, làm thay đổi diện mạo và chất lượng sống của
người dân thành thị”.
Hai chỉ báo đặc trưng của đô thị hóa đó là hình thức cư trú - sự tập trung dân cư
và hoạt động sản xuất của cư dân. Như vậy có thể thấy quá trình đô thị hóa biểu hiện
qua các tiêu chí:
- Dân số đô thị ngày một tăng lên và không gian vật chất ngày càng mở rộng ra
với các hình thức kiến trúc mới.
- Số lượng dân cư tập trung trên địa bàn đô thị ngày càng cao.
- Các hoạt động chủ yếu là hoạt động phi nông nghiệp.
- Lối sống đô thị ngày càng ảnh hưởng đến các vùng xung quanh.
2.7.4. Lối sống đô thị
Lối sống đô thị được hình thành trên cơ sở các điều kiện sống và lao động,cùng
với các mối quan hệ xã hội của các nhóm dân cư trên địa bàn thành thị. Lối sống đô
thị có các đặc điểm sau đây:
1. Tính cơ động nghề nghiệp – xã hội và không gian – xã hội cao, có nhiều khả
năng chuyển đổi nghề nghiệp và thay đổi nơi ở, sự thăng tiến xã hội cũng có
điều kiện hơn.
2. Các hoạt động sinh hoạt gia đình và cá nhân thuộc rất nhiều vào dịch vụ công
cộng. Nó đối lập và phá vỡ lối sống tự cấp tự túc ở nông thôn.
3. Nhu cầu văn hóa giáo dục cao, việc sử dụng thời gian rỗi rất đa dạng và phong
phú.
4. Phạm vi giao tiếp rộng không chỉ quốc gia, mà còn quốc tế, cường độ giao tiếp
cao, các mối quan hệ xã hội rất phức tạp và nhiều chiều. Các giao tiếp truyền
thông thì bị suy giảm, mức độ cố kết theo địa bàn dân cư và huyết thống không
bền chặt như nông thôn.
5. Con người đô thị có tính năng động cao, có ý chí tiến thủ mạnh. Trong cuộc
sống con người được tự do hơn, cá tính và nhân cách có điều kiện phát triển
mạnh. Nhưng cũng dễ làm cho con người trở nên phóng túng, dẫn tới tự do vô
kỷ luật.

60
Ở Việt Nam, do trình độ đô thị hóa còn thấp, trong lối sống đô thị của thành phố
còn mang nhiều dấu vết của lối sống cộng đồng làng xã nông thôn, biểu hiện rõ trong
lối sống của dân cư ở các cư xá, các khu nhà tập thể.
Các chuẩn mực hành chính xã hội còn chưa mang tính chất đô thị cao, phần nào
còn bị “ nông thôn hóa” trong thành phần dân cư đô thị phức tạp, nhiều người là dân
nông thôn mới nhập cư vào đô thị ở thế hệ đầu tiên. Ở Hà Nội chỉ có 22% cư dân có
gốc từ nhiều đời và coa 34% mới nhập cư vào thành phố từ sau 1975, còn thành phố
Hồ Chí Minh năm 1975 mới có 2,5 triệu dân đến nay có khoảng 5 triệu dân.
Các quan hệ xã hội trong đô thị vãn còn bảo tồn được các quan hệ truyền thống,
các quan hệ sơ cấp vẫn được chú ý
2.7.5. Phương hướng phát triển đô thị Việt Nam hiện nay
a.Tình hình đô thị hiện nay
Nhìn chung, trình độ đô thị hóa còn thấp, dân số đô thị mới chiếm 20,7% dân
số và GDP từ khu vực đô thị mới chiếm khoảng 36% so với cả nước.
Trong lĩnh vực phát triển đô thị, dân số đô thị đã không ngừng gia tăng. Năm
1986 là 11,870 triệu người, năm 2000 là 18,772 triệu người, năm 2005 là 22,337 triệu
người, năm 2007 là 23,370 triệu người, năm 2009 là 25,374 triệu người, đưa tỷ lệ đô
thị hóa cả nước từ 19% (1986) lên khoảng 30% (2010)
Song song với việc tiến trình đẩy mạnh đô thị hóa, mạng lưới đô thị cả nước đã
không ngừng được mở rộng từ gần 500 đô thị (năm 1986) lên 755 đô thị (năm 2012),
trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 12 đô thị loại I, 10 đô thị loại II, 48 đô thị loai III, 56 đô
thị loại IV, còn lại là đô thị loại V. Bảy mươi phần tram dân cư còn lại sống gần 9000
xã đang được quy hoạch và phát triển theo Chương trình xây dựng nông thôn mới với
19 tiêu chí của Chính phủ.
Các đô thị lớn và trung bình tập trung chủ yếu ở dải ven biển và đồng bằng,
còn miền núi và trung du chủ yếu là nhỏ. Mật độ phân bố các đô thị thì thưa và không
đều, 84% đô thị là thị trấn, thị tứ, nên sự lan tỏa văn minh đô thị còn rất hạn chế, đặc
biệt là ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa các trục giao thông.
Chất lượng tổng hợp của đô thị còn quá thấp về nhiều mặt và đang bị xuống
cấp nặng. Đô thị phát triển lộn xộn, thiếu qui hoạch hoặc không làm theo qui hoạch.
b. Phương hướng phát triển đô thị
Phương hướng chung
Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã ghi: “ Các thành phố, thị xã, thị trấn là
những trung tâm kinh tế và văn hóa, chủ yếu là trung tâm công nghiệp và thương mại
trên vùng lớn nhỏ. Phương hướng phát triển đô thị là hình thành nhiều trung tâm vừa
và nhỏ, phân bố hợp lý, không tập trung dân quá đông vào các thành phố lớn.
Một số địa bàn có vị trí quan trọng đối với từng vùng lớn và đối với cả nước (ở
phía Bắc là khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Quang Ninh, phía Nam là khu vực thành phố
Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, miền trung là Đà Nẵng và một số thành
phố khác) cần thu hút đầu tư của cả nước và nước ngoài để phát huy mạnh mẽ vai trò
của trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật, đầu mối phát triển kinh tế đối
ngoại, liên kết, thúc đẩy và lôi kéo các vùng khác phát triển. Hình thành trên các địa
61
bàn này một số khu có qui chế đặc biệt về hành chính kinh tế thuận lợi cho đầu tư làm
hàng xuất khẩu và buôn bán với bên ngoài.
Phương hướng chung nêu trên cũng phù hợp với xu thế phát triển đô thị trên thế giới
ngày nay.
Phương hướng đô thị hóa trên các vùng
Đồng bằng sông Hồng đi đầu về đô thị hóa ở Bắc Bộ, qui hoạch và xây dựng
Hà Nội, Hải Phòng văn minh hiện đại, phát triển đô thị theo các hướng mở ra phía
biển. Vùng Đông Bắc Trung du miền núi Bắc Bộ, chủ yếu phát triển đô thị theo chiều
sâu trên cơ sở phát triển công nghiệp khai khoáng. Vùng Tây Bắc phát triển đô thị
theo tuyến đường số 6 là chính, gắn với các công trình thủy điện và khai thác các mỏ
khoáng sản. Đối với Khu 4 cũ, phát triển đô thị qui mô vừa và nhỏ. Vùng Duyên Hải
Trung Bộ, phát triển đô thị qui mô vừa dọc theo quốc lộ 1.
Vùng Tây Nguyên thì cải tạo mở rộng thành phố, Đà Lạt, nâng cấp thị xã Buôn
Mê Thuột, phát triển các thị trấn cửa khẩu, các vùng trồng cây xuất khẩu tập trung
theo các trục giao thông, nhất là tuyến qua Bình Dương nối với thành phố Hồ Chí
Minh.
Vùng Đông Nam Bộ có vai trò đi đầu về đô thị hóa của cả nước và vùng Nam
Bộ, hiện đại hóa tuyến hành lang đô thị thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng
Tàu. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì nâng cấp thành phố Cần Thơ thành trung
tâm lớn của vùng, tăng cường kết cấu hạ tầng cho thành phố Mỹ Tho và các thị xã,
phát triển các đô thị vừa và nhỏ ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Bán Đảo
Cà Mau và các Hải đảo.
Chính sách phát triển và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
Chú trọng cải thiện điều kiện sống cho dân cư đô thị theo quan điểm phát triển đô
thị về chất, theo chiều sâu. Vd: Theo Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm
2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tây Nguyên sẽ được xây dựng thành
đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại – du lịch của các
nước tiểu vùng sông Mê Kông và vùng biển Đông; Năm 2030, Tây Nguyên sẽ được
xây dựng thành đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại –
du lịch của các nước tiểu vùng sông Mê Kông và vùng biển Đông với 117 đô thị, 10
cửa khẩu và 24 khu công nghiệp, 74 cụm công nghiệp
Đây được xác định là khu vực có chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc
phòng của quốc gia với tổng diện tích tự nhiên hơn 54,6 nghìn km2, quy hoạch phát
triển đến năm 2030.
2.8. XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG
2.8.1. Khái niệm về xã hội học lao động
Lao động là một hoạt động cơ bản bảo đảm cho quá trình tái sản xuất xã hội. Nói
một cách khác xã hội loài người phát triển là do sự phát triển của lao động. Nhưng
ngược lại lao động phát triển hay không lại phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố xã
hội có vai trò quyết định.
2.8.2. Đối tượng của xã hội học lao động

62
Nhiều khoa học khác cũng nghiên cứu về quá trình lao động như kinh tế lao động, tâm
lý lao động, pháp luật lao động,..Mỗi khoa học nghiên cứu một mặt nhất định của quá
trình lao động, giữa các khoa học đó có quan hệ với nhau.
Xã hội học lao động nghiên cứu những mặt và những quá trình xã hội của lao động,
những quy luật vận động và những nhân tố ảnh hưởng đến nó trong mối quan hệ biện
chứng với các mặt và quá trình xã hội khác.
2.8.3. Những phạm trù cơ bản của xã hội học lao động
Những phạm trù cơ bản của xã hội học lao động bao gồm: nội dung lao động, tính
chất lao động, điều kiện lao động, cơ cấu và các loại lao động.
Nội dung lao động là đặc thù xã hội- công nghệ của lao động, trong quá trình lao động
con người phải thực hiện những thao tác nhất định để hoàn thành những chức năng
của sự phân công lao động, phát huy được khả năng độc lập ở mức độ cho phép.
Tính chất lao động: Nội dung lao động liên quan mật thiết với tính chất lao động, tính
chất lao động biểu hiện sự đặc thù về xã hội- kinh tế của lao động, là sự gắn bó của
người lao động với các hoạt động lao động khác nhau ( chân tay hay trí óc, nông
nghiệp hay công nghiệp, sáng tao hay đơn giản).
Điều kiện lao động: Lao động được tiến hành với những điều kiện của nó, bao gồm:
điều kiện xã hội kinh tế (như độ dài ngày lao động, tiền công, yêu cầu văn hóa về trình
độ lao động…), điều kiện kỹ thuật của lao động (ánh sáng, tiếng ồn, nhịp độ lao
động..).
Cơ cấu và các loại lao động: Lao động gồm các lọai chủ yếu sau: lao động thủ công,
lao động cơ khí và lao động tự động hóa. Lao động thủ công là lao động cơ sở nhất
trong lịch sử, từ lao động thủ công phát triển lên lao động cơ khí và lao động tự động
hóa. Lao động cơ khí và tự động hóa từng bước phát triển và thay thế lao động thủ
công, nhất là lao động thủ công giản đơn và nặng nhọc. Căn cứ vào việc phân loại và
tính phức tạp của lao động người ta chia ra 6 loại lao động: lao động thủ công giản
đơn, lao động thủ công phức tạp, lao động cơ khí giản đơn, lao động cơ khí phức tạp,
lao động tự động hóa giản đơn, lao động tự động hóa phức tạp.
2.8.4. Một số vấn đề xã hội cơ bản của lao động xã hội
2.8.4.1. Việc làm của người lao động
Việc làm là hoạt động có ích cho xã hội không bị pháp luật nghiêm cấm, mang
lại lợi ích cho bản thân hay gia đình, hoặc làm giảm chi tiêu của cá nhân hay gia đình,
đây là vấn đề quan trọng liên quan đến nhiều vấn đề xã hội như lối sống,hệ giá trị và
chuẩn mực xã hội, quan hệ gia đình và quan hệ giữa các giai tầng xã hội, tệ nạn xã
hội.
Trên thực tế, việc làm được thừa nhận dưới 3 hình thức:
- Làm việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật tương xứng.(ví dụ: làm
công nhân..).
- Làm việc để thu lợi cho bản thân, mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc có
quyền sở hữu sản xuất để tiến hành công việc đó.( ví dụ: kinh doanh..).

63
- Làm việc cho hộ gia đình mình, không được trả thù lao dưới hình thức tiền( bao
gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt kinh tế phi nông nghiệp do gia đình có quyền sử
dụng, quản lý).
Nôi dung của xã hội học nghiên cứu việc làm bao gồm:
a.Tình hình việc làm của lực lượng lao động xã hội
Tìm hiểu về số lượng và tỷ lệ người lao động có việc làm thường xuyên và không
thường xuyên hoặc thất nghiệp, nguyên nhân tình hình việc làm đã có thông tin cơ
bản:
1.Việc làm tăng không kịp số người cần việc: Trong năm 2014, nền kinh tế có những
dấu hiệu tích cực hơn so với 2 năm 2012 và 2013 nên đã giải quyết việc làm cho
khoảng 1,6 triệu lao động, tăng 3,6% so với thực hiện năm 2013, trong đó tạo việc làm
trong nước khoảng 1,494 triệu lao động, đạt 98,8% kế hoạch, tăng 2,7% so với năm
2013. Tuy nhiên, đó chỉ là dấu hiệu tích cực về mặt số lượng, chất lượng việc làm mới
vẫn thấp và thiếu bền vững.
2. Nguyên nhân gây thất nghiệp: 1.Lực lượng lao động phân bố không đồng đều. Lực
lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng địa lý kinh tế, chủ yếu tập
trung ở đồng bằng sông Hồng (không bao gồm Hà Nội): 15,2%, đồng bằng sông Cửu
Long: 19,1%, trong khi các vùng đất rộng có tỉ trọng lao động thấp như trung du và
miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,7%, Tây Nguyên chiếm 6,3% lực lượng lao
động.2.Lao động có chất lượng thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm
2015, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm
10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Nguồn nhân lực
nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động công
nghiệp... Trong tổng số hơn 53,4 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong
nền kinh tế, chỉ có khoảng 49% qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề từ 3 tháng trở
lên chỉ chiếm khoảng 19%. Khoảng cách khác biệt về tỉ lệ này giữa khu vực thành thị
và nông thôn là khá cao (20,4% và 8,6%).
3.Năng suất, hiệu quả lao động: Năng suất, hiệu quả lao động trong các ngành kinh tế
thấp và có sự khác biệt đáng kể giữa khu vực nông nghiệp với khu vực công nghiệp và
khu vực dịch vụ.
4. Mất cân đối giữa cung và cầu: Tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ
vẫn thường xuyên xảy ra. Thị trường lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các thành
phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, nơi có nhiều Ku chế xuất, Khu công nghiệp,
như: Long An, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai… Ngược lại một số tỉnh như Bạc
Liêu, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An lại có tình trạng dư cung, đang phải đối mặt
với tỉ lệ thất nghiệp cao.
5.Tiền lương không đáp ứng đủ cho lao động: Mặc dù đã tiến hành 2 đợt cải cách tiền
lương (năm 1993 và 2004), bước đầu tách bạch tiền lương khu vực sản xuất kinh
doanh và khu vực hành chính sự nghiệp, tạo điều kiện đổi mới chính sách tiền lương
khu vực sản xuất kinh doanh theo định hướng thị trường nhưng mức tiền lương tối
thiểu thấp chưa được tính đúng, tính đủ cho mức sống tối thiểu và chỉ đáp ứng được
70% nhu cầu cơ bản của người lao động, thấp hơn mức lương tối thiểu thực tế trên thị

64
trường khoảng 20% và hiện nay mới đạt khoảng 45% mức tiền lương tối thiểu trung
bình của khu vực ASEAN.
6.Chính sách hỗ trợ của xã hội chưa đạt như mong muốn: Công tác quản lý nhà nước
về lao động - việc làm còn nhiều hạn chế, các chính sách, pháp luật đang từng bước
hoàn thiện, hệ thống thông tin thị trường lao động còn sơ khai thiếu đồng bộ. Chính
sách bảo hiểm thất nghiệp hết sức tiến bộ nhưng chưa đạt được mục tiêu như mong
muốn nhằm không chỉ hỗ trợ cuộc sống người lao động khi mất việc làm mà còn phải
đào tạo nghề, tư vấn, hỗ trợ để giúp quay lại thị trường lao động.
Hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của
Singapore, bằng 1/6 của Malaysia, bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc.
b. Cơ cấu xã hội học việc làm của lao động xã hội
Về mặt này được xem xét theo:
 Tính chất lao động: việc làm phụ thuộc vào lao động trí óc hay chân tay.
 Theo lĩnh vực sản xuất, việc làm phụ thuộc vào khu vực sản xuất vật chất hoặc
không phụ thuộc vào khu vực sản xuất.
 Xét theo ngành kinh tế xã hội: việc làm phụ thuộc vào ngành công nghiệp,
nộng nghiệp, giáo dục..
 Xét theo truyền thống nghề nghiệp: phụ thuộc vào nghề cổ truyền, gia truyền
và việc làm mới.
 Xét theo sự ổn định của việc làm, trong biên chế, hợp đồng (dài hạn, ngắn hạn)
thời vụ.
Cơ cấu xã hội học của việc làm rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc vào sự phân
công lao động xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
2.8.4.2.Thu nhập của người lao động
Thu nhập là nhân tố trực tiếp tác động với sự phân hóa giàu nghèo và phân hoá giai
tầng trong xã hội, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần, chuẩn mực xã hội, phân
bố dân cư. Thu nhập được biểu hiện bằng số lượng tiền tệ của một người lao động thu
được bình quân trong ngày, một tháng hoặc một năm.
Các nội dung nghiên cứu về thu nhập của người lao động gồm:
a. Các loại thu nhập
+Xét theo chất lượng thu nhập: thu nhập thưc tế và thu nhâp danh nghĩa
+Theo tiêu chuẩn pháp lý: thu nhập hợp pháp và thu nhập bất hợp pháp.
+Theo chuẩn mực xã hội: thu nhập chính đáng và thu nhập không chính đáng.
b. Quan hệ giữa thu nhập và việc làm
Việc làm và thu nhập có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Việc làm là cơ sở và
chi phối thu nhập, ngược lại thu nhập lại làm cho việc làm mở rộng hay thu hẹp.
c. Quan hệ giữa thu nhập và chính sách xã hội
Chính sách xã hội của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến thu hập của người lao động.
Đối với người đang có việc làm thì chính sách xã hội có ảnh hưởng một phần đến thu
65
nhập của họ. Nhưng đối với người tạm nghỉ việc vĩnh viễn hưởng trợ cấp xã hội thì
chính sách xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của họ.
2.8.4.3 Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là những quyền lợi về vật chất của người lao động được hưởng khi
tạm thời hay vĩnh viễn mất khả năng lao động, bị giảm hoặc mất nguồn thu
nhập….góp phần ổn định đời sống, phục vụ sản xuất và đảm bảo an toàn, văn minh xã
hội. Bao gồm:
Nghiên cứu các vấn đề thuộc bảo hiểm xã hội như chế độ bảo hiểm khi bệnh tật, thai
sản, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, mất khả năng lao động.
Nghiên cứu nguồn lập quỹ và tổ chức bộ máy quản lý bảo hiểm xã hội nhằm giải
quyết các vấn đề về bảo hiểm xã hội cho toàn bộ lao động nói riêng và cho toàn bộ xã
hội nói chung.
2.8.4.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và vận động của việc làm, thu
nhập và bảo hiểm xã hội
a. Trình độ phát triển của ngành kinh tế: đây là nhân tố tổng quát và bao trùm nhất
ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và bảo hiểm xã hội.
b. Tiến bộ của khoa học kĩ thuật: Tạo ra nhiều việc làm mới nâng cao thu nhập và bảo
hiểm xã hội nhưng đồng thời gạt bỏ một số lớn lao động giản đơn không phù hợp với
trình độ khoa học kĩ thuật của sản xuất, xã hội phải lo việc đào tạo và bảo hiểm xã hội
hợp lý.
c. Cơ cấu xã hội của lực lượng lao động xã hội và có tổ chức sử dụng lao động xã hội
Cơ cấu của lực lượng lao động đặc biệt là cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu trình độ chuyên
môn, cơ cấu lứa tuổi lao động và trình độ đạt được trong công tác tổ chức lao động xã
hội là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết việc làm, thu nhập
và bảo hiểm xã hội của người lao động.
d. Chính sách kinh tế -xã hội của Đảng và Nhà nước
Đảng và nhà nước là người chịu trách nhiệm quản lý kinh tế-xã hội trong đó vấn đề về
việc làm và thu nhập của người lao động là một trong những vấn đề quan trọng nhất.
Do đó chính sách kinh tế-xã hội sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tạo việc làm
và thu nhập cho người lao động, khuyến khích những người lao động giỏi tích cực sản
xuất, giáo dục những kẻ có sức khỏe không chịu lao động,vừa đảm bảo các điều kiện
vật chất tối thiểu cho người lao động không may bị thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật kéo
dài hoặc những người già, trẻ em mồ côi, cơ nhỡ…
2.9. XÃ HỘI HỌC CHÍNH SÁCH
2.9.1. Đặc trưng của chính sách xã hội
Chính sách xã hội khác với chính sách khác như: chính sách kinh tế, chính trị,
văn hóa, tư tưởng..., sự khác biệt này bắt nguồn từ khía cạnh xã hội, tính chất xã hội
của nó. Theo đó ta thấy chính sách xã hội có những đặc trưng cơ bản sau:
Chính sách xã hội là chính sách đối với con người nhằm vào con người, lấy con
người làm trung tâm phát triển con người một cách toàn diện.
66
Chính sách xã hội mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, luôn hướng tới việc hình
thành những giá trị chuẩn mực mới, tiến bộ góp phần đẩy lùi các ác, cái xấu trong xã
hội.
Chính sách xã hội có tính trách nhiệm xã hội cao, bao giờ cũng quan tâm đến số phận
của những con người cụ thể, quan tâm đến những cá nhân sống trong những điều kiện
thiệt thòi, khó khăn so với mặt bằng chung của xã hội lúc bấy giờ. Tạo điều kiện cho
những cá nhân đó phát huy những khả năng vốn có của mình vươn lên hoà nhập với
xã hội.
Chính sách xã hội để thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng bao giờ cũng có cơ chế hoạt
động, bộ máy nhân sự, chương trình dự án và kinh phí hoạt động riêng của nó.
2.9.2. Bản chất của chính sách xã hội
Chính sách xã hội là bộ phận tập hợp thành chính sách chung của một lực lượng chính
trị nhằm giải quyết các vấn đề thuộc về con người và quan hệ giữa con người trong xã
hội.
Chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta có các bản chất sau:
a..Bản chất nhân văn của CSXH của Đảng và Nhà nước ta xuất phát từ mục tiêu của
toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng nhằm giải phóng nhân dân ta thóat khỏi mọi
áp bức xã hội,đói nghèo và dốt nát,tiến lên giải phóng con người thoát khỏi mọi ràng
buộc làm hạn chế khả năng phát triển mọi tài năng của con người.
Ví dụ cụ thể:
Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người,là động lực to lớn phát huy mọi
tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
b. CSXH mang bản chất giai cấp,vì mỗi giai cấp và lực lượng chính trị khác nhau có
sự khác biệt về lợi ích,nên có quan điểm khác nhau khi giải quyết các vấn đề xã hội.
Ví dụ cụ thể:
CSXH của Đảng và Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân,giải quyết các vấn
đề xã hội theo lập trường,quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí
Minh,theo quan điểm đường lối quan điểm Đảng,nhằm phục vụ lợi ích của toàn dân
để bảo đảm ổn định xã hội,hướng dẫn sự phát triển các nhu cầu hợp lý của con người
và điều tiết các quan hệ xã hội hình thành cơ cấu xã hội nhằm giữ vững ổn định chính
trị,phát triển kinh tế xã hội,làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
c.Bảo đảm sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội cũng nằm trong
bản chất cùa CSXH của Đảng và Nhà nước ta.
Ví dụ cụ thể:
Mục tiêu của CSXH thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế,đều nhằm phát huy sức
mạnh của nhân tố con người và vì con người.Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế
với phát triển văn hóa xã hội,giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội,giữa đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân.Coi phát triển kinh tế là cơ sở tiền đề để thực hiện
CSXH, thực hiện tốt CSXH một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

67
Phát triển kinh tế mang lại nhiều lợi nhuận phải phục vụ kinh tế phát triển,đồng thời
phải thỏa mãn nhu cầu con người về vật chất và tinh thần ngày càng cao,làm cho con
người ngày càng phát triển và hoàn thiện.
2.9.3. Phương hướng chung của chính sách xã hội
Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi
tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chính sách xã hội.
Phương hướng lớn của chính sách xã hội:
“Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng,bình đẳng về quyền lợi và
nghĩa vụ công dân,kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội,giữa đời sống vật
chất và đời sống tinh thần,giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu
dài,giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”.
Ví dụ cụ thể với từng chính sách xã hội:
 Chiến lược dân số và kế hoạch hóa gia đình:
Mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt hay là truyền bá tư tưởng tiến
bộ để đẩy lui các tư tưởng lạc hậu như trọng nam khinh nữ,các tệ nạn như phá thai bừa
bãi.
 Lao động và giải quyết việc làm:
-Tập trung tuyển dụng những người tài năng vào các ngành nghề còn thiếu nhân lực.
-Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách và tập trung đào tạo nghề cho đội ngũ
cán bộ, giúp họ nâng cao kiến thức khoa học - kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kiến thức thị
trường để lựa chọn nghề phù hợp.
-Đào tạo, nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở theo định hướng
chuẩn hóa đội ngũ này.
 Thu nhập,tiền lương:
- Nâng lương hưu, trợ cấp BHXH cho cán bộ, công chức.
- Chế độ ưu đãi cho cán bộ nghỉ hưu trước tuổi:
- Không bị trừ tỉ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.
- Trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
 Bảo đảm xã hội
Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng
lương hưu nhằm đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo
hiểm xã hội năm 2014. Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không
tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, khi có yêu cầu thì được nhận
bảo hiểm xã hội một lần.
 Bảo vệ sức khỏe
Công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

68
Đảm bảo được hưởng các phúc lợi xã hội cơ bản về y tế và sự hòa nhập cộng đồng.
 Văn hóa
-Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá, các công trình văn hoá, nhà văn hoá, thư
viện.
-Đầu tư phát triển các ngành nghệ thuật, ngành công nghiệp văn hoá.
-Ưu tiên phát triển nguồn lực hoạt động văn hoá
- Các chính sách xã hội hoá văn hoá và hợp tác quốc tế
 Giáo dục đào tạo
-Nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo.
-Mở rộng quy mô và ưu tiên đầu tư cho giáo dục
-Thực hiện công bằng trong giáo dục
-Xã hội hóa giáo dục
-Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo

2.10. XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA


Khái quát về xã hội học văn hóa
Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình , hoạt động thực tiễn.
Xã hội học văn hóa là một chuyên ngành của xã hội học ứng dụng nghiên cứu những
vấn đề sản xuất ,tinh thần,sáng tạo và phổ biến các giá trị tinh thần .
Đối tượng nhiệm vụ xã hội học văn hóa
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của văn hóa đến sự hoạt động của một khu vực , thành phố,
đất nước,… nghiên cứu các cơ chế hoạt động củ văn hóa trong lối sống, lao động, sinh
hoạt và gia đình.
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển nhu cầu văn hóa xã hội của con người.
Nghiên cứu văn hóa cần làm rõ sự tương tác giữa văn hóa với các nhân tố xã hội khác,
mối quan hệ qua lại giữa văn hóa với các cơ cấu kinh tế xã hội củ xã hội nói chung và
vai trò của nó.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu Xã hội học văn hóa
Đưa ra những dự báo cần thiết làm căn cứ để các cơ quan nhà nước,các cấp quản lý
xã hội có chiến lược phát triển kinh tế -xã hội chiến lược về con người.
Đặc trưng của hoạt động văn hóa xã hội
Tính hệ thống
Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp; nó giúp phát hiện những mối
liên hệ mật thiết giứa các hiện tượng, sự kiện thuộc nền văn hóa, phát triển các đặc
trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.
Tính giá trị
Các giá trị văn hóa của nhân loại được tích lũy đến ngày nay là vô cùng lớn lao và
phong phú, có thể chia ra nhiều loại, nhưng thường được chia ra thành hai lọai cơ bản
69
: giá trị vật chất và giá trị tinh thần . Mỗi loại có đặc trưng riêng nhưng chúng lại có
mối quan hệ mật thiết với nhau, chưa kể chúng có những điểm chung giống nhau.
Các giá trị vật chất là những sản phẩm vật chất dùng cho sản xuất và tiêu dùng. Nó đòi
hỏi sự phát triển về số lượng và chất lượng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất
và nâng cao đời sống con người về vật chất và tinh thần.
Các giá trị tinh thần và sản phẩm tinh thần bao gồm: các giá tị về khoa học kĩ thuật,
nghệ thuật, chính trị, luật pháp, đạo đức.. trong đó, giá trị về chính trị là quan trọng
nhất. Ví dụ như sách báo , tranh ảnh, băng hình và tiếng, và còn được thể hiện dưới
hình thức trình bày và biểu diễn trong quan hệ giữa người và người, giữa người vầ
thiên nhiên thông qua ngôn ngữ, thái độ, hành vi của con người trong quan hệ ấy.
Nền văn hóa nào cũng một thể thống giá trị của nó. Thể thống giá trị là một thành
phần quan trọng trong cơ cấu của nhóm xã hội, tạo cho cá nhân và nhóm có một định
hưỡng chung bảo đảm sự thống nhất hành động của nhóm. Nó là nhân tố quan trọng .
Tính nhân sinh
Cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội ( do con người sáng tạo và
nhân tạo) với các giá trị tự nhiên ( thiên nhiên).
Văn hóa là cái tự nhiên được biến đỗi bởi con người, sự tác động của con người vào tự
nhiên có thể mang tính vật chất ( như luyện quặng, đẽo gỗ ) hay tinh thần ( như đặt
tên,truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên ) ví dụ : như Hồ Gươm, Sông
Hồng,Sông Mê công…
Tính lịch sử
Nó cho phép phân biệt văn hóa như một sản phẩm của một quá trình và tích lũy qua
nhiều thế hệ . ví dụ : nghề trồng lúa nước cùng các kỹ thuật nông nghiệp đi kèm (cấy
hái tưới tiêu ) các công cụ sản xuất như rìu cày bừa , được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác ở nước ta.
Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định được tích lũy và tái tạo trong
cộng đồng người qua không gian và thời gian,được đúc kết thành nhưng khuôn mẫu
xã hội và cố định dưới dạng ngôn ngữ tập quán,phong tục ,nghi lễ luật pháp dư luận,
ví dụ như : cưới xin là phải có mâm trầu,phong tục ngày tết
Hoạt động văn hóa là công cụ chủ yếu để tiến hành giáo dục văn hóa
-Hoạt động văn hóa là một hoạt động của xã hội về văn hóa là một trong hững lĩnh
vực hoạt động riêng của văn hóa xã hội, bên cạnh các hoạt động chính trị, kinh tế và
các hoạt động xã hội khác. Như vậy, văn hóa không chỉ là sản phẩm của con người
mà là nội dung của hoạt động con người để giáo dục văn hóa cho con người.
-Xã hội là hoạt động là quan hệ của con người, toàn bộ hoạt động của con người diễn
ra liên tục tạo ra đời sống. Mỗi xã hội đề có một thể thống giá trị hướng cho các thành
viên xã hội lựa chon và điều chỉnh hành vi của mình trong xã hội để tránh xung đột xã
hội .
-Hoạt động văn hóa thường diễn ra liên tục có tính kế thừa, do đó, đòi hỏi mỗi thế hệ
người phải xem trọng giáo dục văn hóa cho thế hệ tương lai. Vì vậy, Đảng ta coi trọng
các di tích lịch sử, các công trình văn hóa nghệ thuật các tài năng và danh nhân văn
hóa.
Ví dụ : Nhã nhạc cung đình Huế
- Văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang ý thức hệ giai cấp. Văn hóa
luôn gắn liền với các cơ sở kinh tế và chịu sự quyết định của sơ sở kinh tế.

70
- Giáo dục văn hóa hiện nay trong xã hội phải xây dựng các thiết chế xã hội văn hóa.
Thiết chế xã hội văn hóa được lập ra để bảo đảm sự bền vững và tính kế thừa của hoạt
động xã hội \và quan hệ xã hội. Chức năng của thiết chế xã hội là liên kết các cá nhân
thành cộng đồng và đảm bảo các giá trị văn hóa được duy trì và phát triển. Thiết chế
xã hội – văn hóa bao gồm những tổ chức các chứng năng giáo hóa con người theo
những chuẩn mực xã hội phù hợp với sự phất triển của xã hội trong thời đại như gia
đình thể thống giáo dục thông qua nhà trường, thể thống các tổ chức văn hóa xã hội.
Chức năng của Xã hội học văn hóa
Chức năng tổ chức xã hội
Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội.Cung cấp cho xã hội
những phương diện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình
.Nó là nền tảng của xã hội.
Chức năng điều chỉnh xã hội
Giúp cho xã hội duy trì trạng tháng cân bằng động,không ngừng tự hoàn thiện và thích
ứng những biến đỗi của môi trường,giúp định hướng các chuẩn mực,làm động lực cho
sự phát triễn xã hội
Chức năng giao tiếp
Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó .
Khi giao tiếp, con người ta còn quan tâm đến văn hóa đời sống của từng địa phương,
vùng miền khác nhau hay là sự khác biệt văn hóa giữa các nước trên thế giới. Ngôn
ngữ chỉ là hình thức để ta chuyển tải những thông tin, ý kiến, quan điểm cá nhân…
đến với đối tượng giao tiếp. Mặt khác để có thể tiếp tục giao tiếp, nói chuyện hay
thương thuyết thành công còn quan tâm đến nội dung của quá trình đó.
Chức năng giáo dục
Là chức năng quan trọng ,nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ
bằng những giá trị ổn định,mà còn bằng giá trị đang hình thành.hai loai giá trị này tạo
thành một hệ thống chuẩn mực,mà con người đang hướng tới ,nhờ nó. Mà văn hóa
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người .
-Giáo dục ở đây được hiểu với nghĩa rộng của khái niệm giáo dục và xã hội,là quá
trình hình thành nhân cách,quá trình tiếp thu các giá trị văn hóa,là qua trình tích lũy
kinh nghiệm trong cuộc sống và lao động của con người,chức năng giáo dục không
chỉ thực hiện bằng con đường giáo dục qua trường lớp mà còn bằng con đường hoạt
động xã hội và quan hệ xã hội của con người trong cuộc sống và lao động .
Chức năng giáo dục của văn hóa là sự khai thác có chọn lọc các kinh nghiệm trong
kho tàng văn hóa ấy để tác động vào nhân cách làm cho nó ngày càng hoàn thiện và
đáp ứng yêu cầu của con người và xã hội.Nhưng con người không chỉ là sản phẩm của
hoàn cảnh mà còn là chủ thể năng động tích cực của xã hội.Tất cả các giá trị văn hóa
đều do con người sáng tạo ra, nhưng con người nhờ được tiếp thu những giá trị ấy mà
nhân cách văn hóa hình thành và phát triển. Như Mác và Ănghen đã viết trong “Hệ tư
tưởng Đức:: Con người tạo ra hoàn cảnh trong chừng mực nào thì hoàn cảnh cũng tạo
con người trong chừng mực ấy”. Nhân cách văn hóa chỉ có thể có được bằng con
đường gió dục công phu và kiên trì.
-Trong giáo dục văn hóa thì điều kiện tiên quyết là nâng cao trình độ kiến thức văn
hóa và thông quá đó xem trọng việc phát triển trí tuệ ,rèn luyện những khả năng vận
dụng những tri thức đã nắm được giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra .
71
-Trong kinh tế thị trường ,khi khoa học và công nghệ càng được hiện đại hóa hơn ,sản
xuất và kinh doanh phát triển hơn đời sống nhân dân được cải thiện .thì càng phải
xem trọng việc giáo dục văn hóa .
=> Có tri thức mới là nền tảng ban đầu rất quan trọng là điều kiện cần nhưng chưa
đủ để hình thành đến nhân cách văn hóa .Phải chú ý đến định hướng xã hội ,giáo
dục lý tưởng hướng tư tưởng và hành vi con người tới điều hay lẻ phải theo những
khuôn mẫu của xã hôi.
Phương hướng phát triển văn hóa hiện nay
Nghị quyết của Đảng khóa XI nêu rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội. Văn hóa nghệ thuật là bộ phận trọng yếu của nền văn hóa dân tộc, thể hiện khát
vọng của nhân dân về chân – thiện – mỹ.”
Nhiệm vụ trung tâm của văn hóa – văn nghệ nước ta là góp phần xây dựng con người
Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cả, lối sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản
lĩnh vững vàng ngang tầm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng văn minh.
Các tư tưởng chỉ đạo
+ Vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cốt lỗi tư tưởng trong văn hóa,văn nghệ
nước ta . Sự nghiệp văn hóa văn nghệ là bộ mặt phản ánh những hiện tượng những
nhân tố, những xu hướng tích cực trong cuộc sống
+ Phê phán những hiện tượng tiêu cực những khuynh hướng lệch lạc đấu tranh chống
lại hành động và luận điểm thù địch với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Đẩy lùi các tệ
nạn xã hội đang phá hoại những thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Ví dụ: Các giải thưởng, bằng khen, cho các nghệ sĩ, nhạc sĩ nhằm:
+ Bảo đảm dân chủ tự do cho mọi sự sáng tạo và hoạt động văn hóa vun đắp các tài
năng, đồng thời đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước công chúng dân tộc và thời
đại .
+ Phát triễn văn hóa dân tộc đi liền đi liền với mở rộng giao lưu văn hóa với nước
ngoài, tiếp thu những tinh hoa nhân loại, làm giàu cho nền văn hóa Việt Nam, ngăn
chặn và đấu tranh chống sự xâm nhập của các văn hóa đọc hại,bảo vệ nền văn hóa dân
tộc
+ Nâng cao tính chiến đấu của các hoạt đọng văn hóa và văn học nghệ thuật, khẳng
định mạnh mẽ và sâu sắc những nhân tố mới,những giá trị cao đẹp của dân tộc,khắc
phục những giá trị cản trở quá trình đi lên của đất nước .Phê phán cái sai,lên án cái
ác,cái xấu để hướng con người tới cái đúng,cái tốt,cái đẹp . Đấu tranh không khoan
nhượng chống các luận điệu độc hại của các thế lực thù địch
+ Văn hóa văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội. Phát triển các hoạt động văn
hóa,văn nghệ của nhà nước,tập thể cá nhân,theo đường lối Đảng và sự quả ý nhà
nước. khắc phục tình trạng “ hành chính hóa “ các tổ chức văn hóa nghệ thuật và xu
hướng thương mại hóa trong lĩnh vực này..
Ví dụ : Lợi dụng việc kinh doanh nghệ thuật ở một số địa điểm để làm nơi trao đỗi
mua bán ma túy, các chất kích thích, các tệ nạn xã hội khác.
72
2.11. XÃ HỘI HỌC DỰ BÁO XÃ HỘI
Bản chất của dự báo Xã hội học
Dự báo xã hội học là quá trình xây dựng những phán đoán có cơ sở khoa học
về những trạng thái có thể của một đối tượng xã hội trong tương lai và những con
đường cũng như thời hạn có thể lựa chọn để thực hiện đến những trang thái đó.
Dự báo xã hội học hoàn toàn không đơn giản, trong đó có dự báo ngắn hạn, dài
hạn, dự báo trong các lĩnh vực rộng lớn của xã hội như văn hóa, giáo dục và cũng có
dự báo những vấn đề rất khó trong xã hội như các tệ nạn, số lượng người thất nghiệp,
số lượng người mù chữ…Dự báo xã hội không thể đưa ra những con số chính xác,
những kết luận chính xác, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào các dữ kiện cung cấp cho
phép về độ chính xác, cũng như mức độ thông tin nghèo nàn hay phong phú để xử lý.
Dự báo xã hội học về một vấn đề nào đó của xã hội chỉ có thể đạt được kết quả
thõa đáng khi mà kết quả đó thu được từ nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau có đối
tượng nghiên cứu gần giống nhau. Độ tin cậy của dự báo luôn luôn phải dựa trực tiếp
vào các dữ kiện, các kết quả nghiên cứu của các lĩnh vực khác, từ nhiều nguồn khác
nhau.
Trong khi nghiên cứu về dự báo xã hội học, chúng ta cần lưu ý đến ba mối
quan hệ của thông tin dự báo, đó là: Những kinh nghiệm tích lũy được trong toàn bộ
quá trình nghiên cứu, sự nắm bắt khuynh hướng phát triển, xây dựng mô hình của đối
tượng nghiên cứu. Đồng thời với ba mối quan hệ này là ba cách thức xây dựng dự báo
xã hội:
-Cách giám định của các chuyên viên nghiên cứu, dựa trên những cuộc trưng cầu ý
kiến của cá nhân và tập thể.
-Cách ngoại suy, tức là nghiên cứu sự phát triển trước đó của đối tượng và chuyển
các quy luật của sự phát triển đó trong quá khứ và hiện tại sang tương lai.
- Các mô hình hóa, tức là lập và nghiên cứu các mô hình đối tượng có tính
đến sự thay đổi có thể có hoặc sự thay đổi mong muốn theo những tư liệu
trực tiếp hoặc gián tiếp hiện có về quy mô và phương hướng những thay
đổi.
Việc phân chia thành ba cách thức riêng biệt này chỉ mang tính tương đối, vì thực
tế chúng có mối quan hệ mât thiết và bổ sung cho nhau.
Mô hình hóa dự báo xã hội
Mô hình hóa trong nghiên cứu Xã hội học là phương pháp nghiên cứu các hiện
tượng xã hội và các quá trình xã hội dựa vào các mô hình của chúng, là việc nghiên
cứu gián tiếp các đối tượng xã hội. Mô hình hóa trước hết có tính hệ thống. Nó bao
gồm nhiều yếu tố và nhiều thành phần cấu thành. Chúng ta có thể hiểu mô hình hóa
trong xã hội học không giống như mô hình hóa trong kiến trúc hay xây dựng mà thực
chất của nó là các khái niệm hoặc hệ thống các khái niệm được sắp xếp như thế nào
đó. Để khi nói đến khái niệm đó người ta có thể hình dung ra những mặt, những lĩnh
vực tương ứng trong xã hội hiện thực, chẳng hạn như khái niệm “kiến trúc thượng
tầng”, “hình thái kinh tế” hay “sơ đồ cấu trúc”, “các kí hiệu đường nét qui ước”…

73
Chúng ta nghiên cứu những hiện tượng và quá trình xã hội thông qua một
phương tiện nghiên cứu gián tiếp là mô hình. Mục đích cuối cùng không phải là mô
hình mà là nguyên mẫu của nó. Mô hình chỉ là một phương tiện hữu hiệu cho việc
nghiên cứu nguyên mẫu.
Trong dự báo xã hội cũng diễn ra tương tự như vậy, khi chúng ta tiến hành dự
báo mang tính chất mô hình hóa thực chất là chúng ta đã đặt ra câu hỏi cần phải trả lời
là trong tương lai một mặt nào đó của xã hội hay quá trình xã hội mà chúng ta nghiên
cứu sẽ có dáng dấp như thế nào? Trạng thái ra sao? Hình thù đại thể khác gì so với
nguyên bản trong thời điểm hiện tại mà chúng ta đang mổ xẻ. Những nét đại thể đó có
thể là những ý tưởng, là đường nét phác thảo theo những mục đích đã giả định từ
trước. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc mô hình hóa đó xuất phát từ những ý đồ
ngông cuồng, ảo tưởng, tưởng tượng mà bao giờ cũng xuất phát từ nguyên bản gốc
nào đó.
Để xây dựng mô hình không phiêu lưu cần thực hiện việc dự báo mục tiêu và
dự báo kế hoạch, dự báo tổ chức và thực hiện.
Dự báo mục tiêu trả lời cho câu hỏi: nguyện vọng muốn đạt đến là gì? Tránh
nguyện vọng thì cao lớn nhưng khả năng thực hiện thì không cho phép, phải biết đặt
ra nguyện vọng một cách tối ưu, phải xuất phát từ cái hiện thực để đề ra nguyện vọng
mang tính khả thi.
Dự báo kế hoạch là sự tính toán trước các bước để thực hiện nguyện vọng trên
cơ sở tất cả các thông tin có độ tin cậy cao. Trên cơ sở đó xác định bước đi, nhiệm vụ,
các phương án cần lựa chọn và tất cả các phương án dự phòng trong sự biến động bất
thường.
Dự báo tổ chức và thực hiện để trả lời cho câu hỏi: để đạt đến mục tiêu thì các
nhiệm vụ cụ thể, các vấn đề cần phải giải quyết trong khoảng thời gian và
không gian nhất định là gì?
Dự báo xã hội cần phải thực hiện các bước sau đây:
1. Định hướng dự báo, gồm có hình thành mục đích, giả thiết, đối tượng, xác
định phương pháp, nhiệm vụ và tổ chức nghiên cứu.
2. Xây dựng mô hình ban đầu của dự báo bằng phương pháp phân tích hệ
thống.
3. Tổng hợp số liệu, dữ kiện trong các tài liệu về chuyên ngành.
4. Xây dựng phương pháp tìm kiếm, điều tra hợp lý.
5. Xây dựng nhiều phương án để trong quá trình nghiên cứu sẽ tìm ra một
phương pháp tối ưu nhất kết hợp với sửa đổi chỉnh lý.
6. Đánh giá độ tin cậy và độ chính xác của các luận chứng khoa học trong
từng bước đi.
7. Đưa ra kết luận cuối cùng về dự báo, đồng thời đưa ra các phương án khả
thi trong sự phát triển của đối tượng trong tương lai.

74
Ngày nay dự báo xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng, trở thành công cụ mạnh
mẽ gây ảnh hưởng lớn đến những biến đổi và sự phát triển của xã hội. Chính vì thế
người ta còn gọi dự báo xã hội là ngành “dự báo học” hay “tương lai học”. Việc
xây dựng các phương pháp của nó và ứng dụng nó trong thực tiễn là những vấn đề
còn phải nghiên cứu và tiếp tục phát triển.
Đặc điểm của dự báo xã hội
Tính không chính xác của dự báo: Không có cách nào để xác định tương lai là
gì một cách chắc chắn. Dù phương pháp chúng ta sử dụng là gì thì luôn tồn tại yếu
tố không chắc chắn cho đến khi thực tế diễn ra.
Tính tương đối trong kết quả của dự báo: Luôn có điểm mù trong các dự báo.
Chúng ta không thể dự báo một cách chính xác hoàn toàn điều gì sẽ xảy ra trong
tương tương lai. Hay nói cách khác, không phải cái gì cũng có thể dự báo được nếu
chúng ta thiếu hiểu biết về vấn đề cần dự báo.
Tính phụ thuộc vào dữ kiện vận động của thực tiến: Dự báo cung cấp kết quả
đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đề xuất các chính sách phát
triển kinh tế, xã hội. Chính sách mới sẽ ảnh hưởng đến tương lai, vì thế cũng sẽ
ảnh hưởng đến độ chính xác của dự báo.
Ví dụ: Dự báo về hiện tượng thừa nam thiếu nữ ở VN hiện nay
Suốt 2 thập kỷ (1979-1999), tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta mỗi năm chỉ tăng trung
bình 0,1 điểm phần trăm, nhưng từ năm 2006 đến nay, tỷ số này luôn tăng mạnh. Có
năm tăng tới 1 điểm phần trăm, tức là gấp 10 lần so với trước đây. Hiện tỷ số này đã
cao tới mức nghiêm trọng, 112,3 bé trai trên 100 bé gái. Chúng ta phấn đấu trong
những năm tới tăng không quá 0,5 điểm phần trăm, chứ không thể hy vọng nó giảm
ngay được. Dù cố gắng mấy thì nó vẫn tiếp tục tăng, nhưng vấn đề là hạ thấp biên độ
cao để đến 2020, con số này quay chiều giảm xuống. Theo dự báo, trong tương lai
Việt Nam có thể dư thừa 2,3-4,3 triệu nam giới.

ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP CHƯƠNG 2

Cần nắm và vận dụng nghiên cứu, tìm hiểu:


1. Các lĩnh vực cơ bản, chuyên biệt của Xã hội học
2. Quan sát và thực hành, vận dụng phân tích các sự kiện xã hội thuộc các lĩnh vực:
- Xã hội học cơ cấu xã hội
- Xã hội học pháp luật
- Xã hội học lối sống xã hội
- Xã hội học dư luận xã hội
- Xã hội học văn hóa
- Xã hội học gia đình

75
- Xã hội học thanh niên
- Xã hội học nông thôn
- Xã hội học đô thị
- Xã hội học chính sách
- Xã hội học dự báo
3. Chọn và thể hiện một vấn đề xã họi được quan tâm trong những lĩnh vực trên để
thuyết trình trên lớp.

76
NHỮNG VẤN ĐỀ THẢO LUẬN& NGHIÊN CỨU CỦA CHƯƠNG 3
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC

Những phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học bao gồm những công cụ
chuyên môn rất chi tiết mà một bài giảng không thâu tóm được. Tuy nhiên, giới thiệu
phương pháp nghiên cứu Xã hội học ở đây sẽ có ích cho việc thu thập và xử lý các thông
tin xã hội, và có thể ứng dung để nghiên cứu trong những công trình có quy mô không
lớn.
3.1.1. Các giai đoạn của quá trình nghiên cứu Xã hội học
A. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
Trong giai đoạn chuẩn bị thường phải thực hiện tuần tự các việc cơ bản dưới đây:
1. Lập chương trình nghiên cứu
a. Xác định đề tài và mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định đề tài là nhà nghiên cứu phải xác định rõ vấn đề định nghiên cứu,tức là
phải trả lời được các câu hỏi sau đây:
- Nghiên cứu nội dung gì?(nghiên cứu vấn đề gì?)
- Nghiên cứu đồi tượng nào?(nghiên cứu ai?)
- Nghiên cứu ở địa bàn nào?(nghiên cứu ở đâu?)
Xác định đề tài nghiên cứu có nghĩa là cần phải làm rõ khách thể và đối tượng của
cuộc nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là những đặc trưng xã hội,những qui luật và những vấn đề có
tính qui luật mà cuộc nghiên cứu phải hướng vào đó để làm bật lên những vấn đề có
tính bản chất của nó. Còn khách thể của sự nghiên cứu là cái chứa đựng, cái mang đối
tượng nghiên cứu.
Xác định mục đích nghiên cứu là xác định hướng tìm kiếm chủ yếu của các thông tin
của cuộc điều tra,nó là kết quả cần phải đạt được của cuộc điều tra. Xác định mục đích
nghiên cứu cũng có nghĩa là xác định hướng nghiên cứu của công trình là nghiên cứu
lý luận hay nghiên cứu ứng dụng.
Nhiệm vụ nghiên cứu là sự cụ thể hóa những mục đích của cuộc nghiên cứu.
Thông qua những nhiệm vụ mà ta có thể có những hướng nghiên cứu cụ thể hay tìm ra
được nhứng khía cạnh khác nhau của khách thể nghiên cứu.
b. Xây dựng các giả thiết.
Để nghiên cứu ta không thu thập các dự kiện một cách tùy ý, ngẫu nhiên,không có
liên hệ gì với nhau. Làm như vậy thì cũng giống giống như làm “đoán mò” tuỳ tiện
nhân chia các con số mà không theo một logic nào cả.Trong khoa học xã hội lại càng
không thể làm như vậy, vì hiện tượng xã hội là một phức hợp rất nhiều yếu tố.
Vì vậy phải khởi thảo trước một vài ý tưởng cho cuộc nghiên cứu. Đó là những giả
thiết để làm việc.
77
Giả thiết trong nghiên cứu xã hội học là những giả định có căn cứ khoa học về cơ
cấu các đối tượng,về tính chất của các yếu tố và các mối liên hệ tạo nên đối tượng đó,
về cơ chế hoạt động và phát triển của chúng. Giả thiết là một ý tưởng hướng dẫn,một
dự định giải thích hiện tượng được đặc ra từ lúc khởi đầu của cuộc nghiên cứu nhằm
hướng việc tìm tòi và lựa chọn dữ kiện. Các giả thiết được biểu hiện dưới dạnh các
mệnh đề có dạng ”vì thế này thì thế kia” ”nếu thế này thì thế kia” …Những giả thiết
có thể được xác nhận hay bỏ đi sau khi có kết quả của cuộc nghiên cứu.
Người nghiên cứu dựa và đâu để đưa ra giả thiết? Họ có thể dựa vào thành quả của
những nghiên cứu trước đó,trong đó đã gợi ý một hướng nghiên cứu sâu hơn. Kinh
nghiệm cá nhân của người nghiên cứu là rất quan trọng,có thể đó là một nguồn cho
phép họ đưa ra giả thiết. Những quan sát thường xuyên của người nghiên cứu đã cung
ấp cho họ một số dữ kiện dựa vào đó để đề ra giả thiết.
c. Thao tác hóa khái niệm qua các chỉ báo khái niệm và chỉ báo thực nghiệm
Về nguyên tắc trong các bảng hỏi là không được có những khái niệm trừu tượng.
Trong khi đó các khái niệm trong đề tài thường là trừu tượng.Vì vậy, cụ thể hóa ta
phải diễn giải bằng hệ thống chỉ báo khái niệm rồi tiếp tục cho chỉ báo thực nghiệm.
Hệ thống các chỉ báo khái niệm và chỉ báo thực nghiệm là không thể thiếu được trong
các công trình nghiên cứu,nó được coi là những công cụ, những mật khẩu đầu tiên
trong việc nắm bắt đối tượng.
Trong mỗi cuộc nghiên cứu xã hội học, thì mức độ cao nhất của nhận thức được
biểu hiện ở khái niệm cơ bản và mức dộ thấp nhất được biểu hiện ở những thông tin
cá biệt. Trong quá trình nhận thức,chuyển từ khái niệm cơ bản đến những thông tin
các biệt, và ngược lại, sẽ được bảo đảm một cách khoa học ở hệ thống các chỉ báo
khái niệm và chỉ báo thực nghiệm.
Nói cách khác thao tác hóa khái niệm là định nghĩa các khái niệm sao cho mọi
người có cùng một cách hiểu giống nhau, là chia các khái niệm từ những khái niệm
chung, khái quát, trừu tượng thành những khái niệm cụ thể hơn cho đến lúc không còn
phân chia được nữa.Nó là quá trình biến cái trừu tượn thành cái cụ thể, biến cái định
tính thành cái định lượng; là đưa các đấu hiệu để đo lường được các khái niệm trừu
tượng. Chẳng hạn để nghiên cứu tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện
nay thì ở đây khía niệm “nông thôn mới” phải được hiểu bao gồm đời sống vật chất
và đời sống tinh thần ở nông thôn. Đời sống vật chất bao gồm: điện, nước,giao thông,
công trình vệ sinh, nhà ở,…Trong “nhà ở” lại có nhà kiên cố, bán khiên cố, nhà tạm,..
d. Xây dụng bảng hỏi hay nội dung thông tin cần thu thập
Đây là công việc đòi hỏi công phu và nhiều trí tuệ của nhà nghiên cứu.
Bảng câu hỏi hay nội dung thông tin cần thu thập là cơ sở để thống nhất nội dung
làm việc giữa những người cùng tham gia nghiên cứu. Trong nghiên cứu xã hội học
nghười ta sử dụng các loại câu hỏi chính sau đây:
+ Câu hỏi đóng:
- Đóng đơn giản:là loại câu hỏi mà người trả lời chỉ cần trả lời phủ định hoặc
khẳng định mà không giải thích gì thêm (có-không,đồng ý-không đồng ý,biết-
không biết..)
78
Ví dụ: nhà ông có TV không?

Không
Câu hỏi đóng lựa chọn là loại câu hỏi mà người ta chỉ lựa chọ một phương án trả
lời duy nhất trong số các phương án mà người thiết kế câu hỏi đã vạch sẵn.
Ví dụ:Bạn có hài lòng với công việc của bạn không
- Rất hài lòng
- Hài lòng
- Không hoàn toàn hài lòng
-Rất không hài lòng
Ở đây người thiết kế lập ra các phương án mà người mà người muốn chọn nhiều hơn
cũng không được hoặc là giới hạn cho người được phép chọn một trong số đó
+ Câu hỏi mở: là loại câu hỏi mà người trả lời theo ý kiến riêng của mà không lệ thuộc
một công thức nào.
Ví dụ: Bạn dự định gì cho tương lai nghề nghiệp của mình?...
+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi trong đó chứa đựng cả yếu tố đóng và mở,người trả lời
tùy ý lựa chọn một hay nhiều phương án mà người thiết kế đã xây dựng và nếu cảm
thấy chưa thỏa mãn có thể nêu thêm ý kiến của mình. Đây là loại câu hỏi thường sử
dụng nhiều nhất.
Ví dụ: Bạn thường đến câu lạc bộ vì lý do gì?
- Nghe nhạc
- Xem phim
- Đi họp
- Vì lý do nào khác (xin viết ra)…
+ Câu hỏi chức năng:là những câu hỏi dùng để tối ưu hóa,điều chỉnh quá trình
trưng cầu ý kiến. Những câu hỏi này thường không được xử lý. Nó gồm câu hỏi tiếp
xúc; kiểm tra; tâm lý-chức năng; lọc; lý lịch…
Trình tự sắp xếp các câu hỏi: Mở đầu: dễ; giữa: khó;cuối: nhẹ nhàng.
Khi xây dựng bảng câu hỏi cần chú ý nguyên tắc khuyết danh tức không ghi
tên,địa chỉ người trả lời, tuyệt đối giữ bí mật tên tuổi người trả lời. Nếu vi phạm thì
khó có được thông tin trung thực.
2. Chọn mẫu nghiên cứu
- Trong nghiên cứu xã hội học ít khi người ta nghiên cứu hết toàn bộ các phần tử
của tập hợp tổng quát. Vì như vậy rất tốn kém tời gian,công sức và tiền của. Cho nên
thường là người ta nghiên cứu trên mẫu.

79
- Chọn mẫu nghiên cứu là từ trên tập hợp tổng quát của đối tượng, ta chọn ra một số
phần tử nào đó để quan sát điều tra từ đó suy rộng những điều thu thập được cho toàn
thể.
Yêu cầu cao nhất của việc chọn mẫu là phải làm sao mẫu chọn ra có tính đai diện
cao (tiêu biểu cho tập hợp tổng quát).
Dung lượng của mẫu lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào tính thuần nhất hay không thuần
nhất của các phần tử. Tất nhiên mẫu càng lớn thì độ sai số càng thấp.
- Thông thường trong các cuộc điều tra xã hội học, các nhà nghiên cứu tiến hành
các cách lấy mẫu sau đây:
+ Cách lấy mẫu ngẫu nhiên, đơn giản:
Yêu cầu của cách lấy mẫu này là phải có một danh sách kê khai đầy đủ các thành
viên của tập hợp tổng quát. Trên cơ sở của danh sách này chúng ta tiến hành lựa chọn
một cách hoàn toàn ngẫu nhiên (rút thăm kiểu ‘hũ họa”) các thành viên sao cho đủ số
người cần thiết để nghiên cứu.
Đặc điểm của phương pháp này là mọi thành viên đều có cơ hội như nhau để rơi
vào mẫu
+ Cách lấy mẫu ngẫu nhiên cơ học:
Khi lập mẫu này, thay vì chọn việc rút ”hú họa” theo kiểu lấy mẫu ngẫu nhiên đơn
giản, chúng ta sẽ chọn mẫu bằng cách lựa chọn một thành viên bất kỳ nào đó trong
bảng danh sách đã đánh số thứ tự, sau đó cứ cách một khoảng K ta lại chọn một
người. Độ lớn của K là tùy thuộc vào việc chúng ta lựa chọn mẫu lớn hay nhỏ.
Lúc này chúng ta có công thức:
Trong đó n: số người (đơn vị) của mẫu
n= K : N: số người đơn vị của tập hợp tổng quát
K: khoảng cách giữa hai người trong mẫu
Hai cách lấy mẫu trên chỉ dùng trong các trường hợp mà tập hợp tổng quát không
lớn lắm, mặt khác phải có bảng kê khai danh sách các thành viên của tập hợp tổng
quát.
+ Cách lấy mẫu tỷ lệ:
Là chọn mẫu bằng cách dựa trên một vài dấu hiệu cơ bản trên tập hợp tổng quát
(như giới tính, trình độ văn hóa, tuổi,…)đã biết, ta lập nên mô hình của mẫu sao cho
cơ cấu giữ các phần trong mẫu có sự tương đồng với cơ cấu các phần trong tập hợp
tổng quát.
+ Cách lấy mẫu nhiều giai đoạn
Trong chọn mẫu loại này,việc chọn mẫu thực hiện trong hai hoặc nhiều bước hơn.
Trước hết người ta chia tập hợp tổng quát ra thành các nhóm lớn theo một dấu hiệu
nhất định; lập danh sách liệt kê các nhóm,chọn trong nhóm theo nguyên tắc ngẫu
nhiên. Sau đó tiến hành lấy bảng ngẫu nhiên đơn giản hoặc lấy bảng ngẫu nhiên cơ
học trong các nhóm đã được lựa chọn.

80
3. Xác định phương pháp thu thập thông tin.
Trong nghiên cứu xã hội học, có nhiều phương pháp để thu thập thông tin như phân
tích tài liệu,quan sát, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến bằng Anket….Tùy tính chất,đặc
điểm của đối tượng cụ thể mà chọn lựa phương pháp cho phù hợp. Thông thường mỗi
một công trình nghiên cứu phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Nhưng trong đó
bao giờ cũng có một phương pháp chủ đạo.
4. Lập phương án xử lý kết quả, điều tra thử và hoàn thiện bước chuẩn bị.
- Lập phương án xử lý kết quả là dự án các công thức toán học được áp dụng vào
việc xử lý nói chung và các câu hỏi nói riêng. Phải dự tính trước tính bằng thủ công
hay cần sự trợ giúp của các chuyên gia diện toán.Thông thường” ở những công trình
lớn” tổ vi tính phải xây dựng các lập trình toán học trên cơ sở có sự trao đổi thống
nhất với người lập giả thiết và tổ chức cuộc điều tra.
Trong khâu này cũng đòi hỏi phải chỉnh lý sao các câu hỏi sao cho phù hợp với khả
năng của các máy vi tính và khả năng lập trình của các chuyên gia về lĩnh vực này.
- Điều tra thử và hoàn chỉnh lại toàn bộ bảng hỏi cũng như các chỉ bảo là điều cần
thiết.
Chính nhờ quá trình này mà chúng ta tìm được những sai sót trong quá trình xây
dựng bảng hỏi; chuẩn hóa thêm một bước của cuộc điều tra và cuối cùng tạo ra được
một bảng hỏi tối ưu phù hợp với đối tượng. Điều đáng lưu ý là nên tiến hành điều tra
thử trên chính đối tượng sẽ điều tra và không nên để khoảng cách quá xa so với thời
gian tiến hành điều tra chính thức.
B. GIAI ĐOẠN THU THẬP THÔNG TIN CÁ BIỆT
Trong giai đoạn này cần phải tiến hành theo các bước sau đây:
1. Lựa chọn thời điểm điều tra.
Đề thu được lượng thông tin cần thiết với độ chính xác cao nhưng tiết kiệm về kinh
phí và sức lực, cần chọn thời điểm điều tra cho thích hợp. Phải chọn thời điểm mà lúc
đó nơi tiến hành điều tra có khả năng tạo ra một không gian tâm lý – xã hội thuận lợi
nhất, cho phép đoàn điều tra dễ dàng tiếp cận với đối tượng và phát huy khả năng
nhiệm vụ, hội hè, trước hoặc sau thiên tai…
2. Chuẩn bị kinh phí để tiến hành điều tra
Điều tra xã hội học thường đòi hỏi nhiều kinh phí gồm:
- Tiền in ấn văn bản, giấy tờ, phiếu hỏi ý kiến.
- Tiền công tác phí tiền trạm.
- Văn phòng phẩm.
- Tiền sinh hoạt ăn uống, tàu xe đi lại.
- Tiền tiếp xúc giao dịch, bồi dưỡng báo cáo viên.
- Kin phí xử lý thông tin, hội thảo khoa học, nghiệm thu đề tài.v.v.
3. Liên hệ với nơi sẽ tiến hành điều tra
Cơ quan nghiên cứu cử đại diện của mình đii tiếp xúc đặt đầu mối liên lạc với cơ quan
đoàn thể địa phương để làm cho cuộc điều tra diễn ra một cách thuận lợi nhất, có hiệu
quả nhất.
81
4. Lập biểu đồ tiến hành điều tra
Căn cứ vào thực lực và điều kiện cụ thể mà xây dựng tiến độ điều tra theo thời
gian với những công việc, lực lượng phối hợp và kết quả cần đạt được.
5. Lựa chọn và tập huấn điều tra viên
Lựa chọn điều tra viên như thế nào, số lượng nhiều hay ít là tùy thuộc vào qui mô,
tính chất phức tạp của đề tài nghiên cứu và việc sử dụng phương pháp điều tra.
Tập huấn cho các điều tra viên là điều cần thiết nhằm làm cho họ hiểu và giải thích
được mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra cho đối tượng điều tra; là giúp mọi điều tra
viên có cùng một cách hiểu giống nhau về các khái niệm, các câu hỏi cũng như các
vấn đề cần khai thác; giúp điều tra viên nắm được đặc điểm đối tượng điều tra, biết
được cách tiếp cận và ứng xử linh hoạt để thâm nhập được vào đối tượng và thu được
tối đa những thông tin cần thiết…
6. Tiến hành thu thập thông tin
Thu thập thông tin là một khoảng thời gian không dài so với toàn bộ cuộc điều tra.
Song nó có ý nghĩa rất quan trọng cho sự thành công cuộc nghiên cứu. Vì vậy ở đây
cần có sự phối hợp một cách ăn ý, nhịp nhàng để đạt mục tiêu là thu được thông tin
chính xác và ít tốn kém nhất.
C. GIAI ĐOẠN XỬ LÝ, PHÂN TÍCH THÔNG TIN, KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT,
TRÌNH BÀY BÁO CÁO VÀ XÃ HỘI HÓA KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1. Xử lý và phân tích thông tin
Kết thúc giai đoạn hai, chúng ta có trong tay một khối lượng lớn thông tin, nhưng chủ
yếu vẫn tồn tại dưới dạng thông tin cá biệt chưa được phân loại gồm: các Ankét, nhật
ký ghi chép, biên bản phỏng vấn sâu, tài liệu thống kê, sách báo, văn bản, bảng ghi
âm…
Vì vậy phải tập hợp, sắp xếp chúng vào các nhóm có dấu hiệu riêng, tính toán một số
đặc trưng định lượng, nêu lên quy mô, mức độ tập trung và phán tán của từng dấu
hiệu, mức độ lệ thuộc giữa các dấu hiệu có dấu hiệu có ý nghĩa nhất dựa trên giả
thuyết nghiên cứu.
Từ những thông tin cá biệt, nó được chuyển thành thông tin tổng hợp để hiểu biết bản
chất vấn đề.
2. Kiểm tra giả thiết nghiên cứu
Có thề kiểm tra giả thiết bằng thực nghiệm xã hội, phương pháp thống kê. Một giả
thiết được khẳng định hay bác bỏ đều có ý nghĩa khoa học, nó bổ sung vào vốn tri
thức xã hội học cho nhà nghiên cứu và cho xã hội.
3. Trình bày bảng báo cáo và xã hội hóa kết quả điều tra
Kết quả điều tra xã hội học thực nghiệm thường được trình bày dưới dạng báo cáo.
Kèm theo nó là tờ trình, có thuyết minh về việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra và
các phụ lục kèm theo.
Theo tờ trình có thuyết minh trình bày sự thực hiện chương trình cùa cuộc nghiên cứu
có thông báo tư liệu tính toán, luận chứng.
Trong phụ lục kèm theo có các chi tiêu bằng số, đồ thị, mẫu phiếu ghi…sau các bảng
báo cáo là các sách chuyên khảo, các bài báo…
Riêng bảng báo cáo cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Phải chỉ ra mục đích nhiệm vụ cuộc điều tra (tương quan giữa mục đích lý luận và
mục đích thực tiễn)
82
Làm sáng tỏ tình trạng nghiên cứu (vấn đề hiện nay là những quan điểm hiện có dối
với đề tài)
Phần đặc biệt của báo cáo cần trình bày những vấn đề có tính chất phương pháp luận
cho việc lựa chọn và luận chứng bộ công cụ phương pháp của cuộc nghiên cứu, các
phương pháp thu thập thông tin xã hội.
Trình bày một cách đầy đủ mọi giai đoạn nghiên cứu đã được tiến hành với đối tượng.
Sự liên hệ lẫn nhau giữa tất cả các khâu của nó…
Chỉ ra mức độ thích ứng của kế hoạch nghiên cứu so với nhiệm vụ và sự phù hợp của
giả thuyết so với kết quả của cuộc nghiên cứu mang lại độ tin cậy của hệ thống thông
tin…
Báo cáo cũng cần chỉ rõ mức đô của việc giải quyết các nhiệm vụ nội dung khoa học
và khả năng có thể mở rộng các kết luận từ cuộc nghiên cứu sang các lĩnh vực khác có
hoàn cảnh tương đồng.
Cuối cùng là đưa ra những dự báo khhuynh hướng phát triển của vấn đề và những
kiến nghị.
3.1.2. Một số phương pháp thu thập thông tin Xã hội học
1. Sưu tầm và phân tích tài liệu
Tài liệu là một hiện vật mà con người tạo ra một cách đặc biệt đùng để chuyền thông
tin hoặc bảo lưu thông tin.Theo xã hội học tài liệu bao gồm:
-Tài liệu viết: bao gồm tài liệu lưu trữ, báo chí và ấn phẩm văn hóa, tài liệu cá nhân.
-Tài liệu thống kê: gồm những biểu mẫu, biểu đồ, đồ thị, số liệu thống kê nhằm phản
ánh mặt lượng của các sư kiện hiện tượng và qua trình xã hội.
-Tài liệu tạo hình và ngữ âm: gồm phim ảnh, tranh, băng video, băng ghi âm, đĩa ghi
âm..
2. Phương pháp phân tích tài liệu
- Phân tích bên ngoài: khi tiếp xúc tài liệu câu hỏi cần đặt ra là tài liệu này là cái gì
(xét về hình thức và chất liệu) tời gian và địa điểm xuất hiện, ai là tác giả, là bản chính
hay bản sao, tài liệu xây dựng bởi mục đích gì, độ tin cậy của tài liệu ra sao…
- Phân tích bên trong: là đi sâu vào nội dung tài liệu. Thông qua tài liệu, nhười nghiên
cứu hình dung được toàn bộ hay một phần sự kiện, hiện tượng. Đồng thời xác định
được quan điểm ý kiến riêng của tác giả về vấn đề được ngiên cưu trong tài liệu. Trên
cơ sở đó ta sẽ quyết định những gì có thể lấy ra để sử dụng cho công việc ngiên cứu
và những vấn đề gì cần tiếp tục khai thác.
3. Phương pháp quan sát
Quan sát là một phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng bằng các
tri giác trực tiếp và ghi chép thẳng mọi nhân tố có liên quan đến đối tượng ngiên cứu
Quan sát xã hội học là quan sát có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống. Có nhiều loại
quan sát:
-Quan sát không tham dự (người quan sát đứng ngoài với tư cách là quan sát viên).
- Quan sát không có tham dự (người quan sát trở thành thành viên đầy đủ quy chế của
cộng đồng được quan sát).
- Quan sát hiện trường (quan sát trong hoàn cảnh tự nhiên chú không chủ động tạo ra
tình huống để quan sát).

83
- Quan sát trong phòng thí ngiệm (phải tạo ra tình huống để quan sát)
- Quan sát có hệ thống (thường xuyên phải định kì)
- Quan sát ngẫu nhiên (bất thường, tình cờ).
a. Tác dụng và hạn chế của phương pháp quan sát
Ưu điểm: thu được nhiều thông tin phong phú sinh động.
Nhược điểm: khó bảo đảm khách quan, toàn diện, chỉ ghi nhận hiện tượng bề ngoài,
không quan sát được nhiều đối tượng, tốn thời gian.
b. Những yêu cầu khoa học khi sử dụng phương pháp quan sát.
- Cần có mục đích rõ ràng, bảo đảm bí mật càng nhiều càng tốt.
- Cần có hiểu biết sơ bộ về đối tượng quan sát để lập kế hoạch và chuẩn bị
phương tiện thích hợp.
- Nên có từ hai đến ba người cùng quan sát một số đối tượng.
- Thường sử dụng trong bước đầu hình thành giả thuyết và nên dùng chung
với nhiều phương pháp khác.
4. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin xã hội bằng cách đặt ra những câu hỏi
cho người đối thoại và dựa vào câu trả lời của họ đễ trao đổi hỏi thêm nhằm thu thập
những tin tức liên quan đến đề tài. Có hai loại phỏng vấn thường được dùng đó là:
- Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa (sử dụng một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị kỉ càng theo
thứ tự chặt chẽ)
- Phỏng vấn không tiêu chuẩn (gợi chuyện hồn nhiên rồi hướn vào chủ đề mà nhà
ngiên cứu chờ đợi)
a. Tác dụng và hạn chế của phương pháp phỏng vấn
- Tác dụng của phỏng vấn là có thể thu thập được những thông tin cả về động cơ hành
động lẩn hành vi thực tế của cá nhân đó trong quá khứ, hiện tại củng như dự định
tương lai của anh ta. Nó củng không cần phương tiện kĩ thuật nhiều.
- Hạn chế của phỏng vấn là người trả lời không thể nói thật vì nhiều lí do. Khó sử
dụng khi số lượng của mẫu lớn.
b. Những yêu cầu khoa học khi sử dụng phường pháo này.
- Nó thường dùng để hỏi một số cá nhân hay những người thông thạo lĩnh vực nào đó.
- Nên có một kế hoạch phỏng vấn phù hợp với hứng thú sở truwowgf người đó.
- Ghi chép càng đầy đủ càng tốt (có thể dùng máy ghi âm)
- Nó thường dùng để hìn thành giả thuyết, hoặc bổ xung, soi sáng một vấn đề nào đó
đã thu thập được.
5. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bản Anket
Khái niệm
Trưng cấu ý kiến bằng ban Anket là phương pháp thu thập thông tin bằng cách dùng
một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn người nhằm thu thập ý kiến chủ quan
của họ về một vấn đề nào đó…
Bản Anket là một hệ thống câu hỏi thiết kế theo yêu cầu thu thập thông tin của công
trình được sắp xếp theo một trật tự hợp lý.
Người ta có thể sử dụng bản Anket bằng cách phát hành trực tiếp tại chỗ yêu cầu điền
ngay và trả lại trong thời gian hạn chế hoặc qua báo, đài, bưu điện…
a. Tác dụng và hạn chế của phương pháp này

84
- Tác dụng: nghiên cứu được với số lượng của mẫu lớn, nhanh, thuận tiện, ít tốn kém
tính trên đầu người. Nó thích hợp trong việc nghiên cứu những vấn đề về đạo đức, về
người lãnh đạo.
- Hạn chế: khi hỏi về quá khứ, khó có những thông tin chính xác. Lượng phiếu phát
ra, thu về qua thư từ bưu điện thường chênh lệch lớn.
b. Những yêu cầu khoa học khi sử dụng phương pháp này
- Nên sử dụng khi đối tượng có số lượng đủ lớn.
- Chú ý xây dựng bản câu hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến) một cách khoa học để
kích thích động cơ trả lời.

ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP CHƯƠNG 3


Cần nắm và vận dụng nghiên cứu, tìm hiểu:
1. Nắm rõ các bước, các thao tác kĩ thuật và phương pháp nghiên cứu của Xã hội học
2. Vận dụng các bước, các thao tác nghiên cứu xã hội học ở các giai đoạn của quá
trình nghiên cứu Xã hội học để giải quyết một vấn đề trong thực tiễn xã hội Việt Nam
hiện nay.
3. Thực hiện một bài thuyết trình về một trong những công đoạn: giai đoạn chuẩn bị/
giai đoạn thu thập thông tin cá biệt/ giai đoạn xử lý, phân tích thông tin, kiểm định giả
thiết, trình bày báo cáo và xã hội hóa kết quả điều tra của quá trình nghiên cứu Xã hội
học, có thông qua việc giải quyết một vấn đề/ đề tài cụ thể.
4. Thực hành phương pháp thu thập thông tin xã hội học cho một đề tài tự chọn cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


-Tài liệu chính
1.Nguyễn Đăng Khánh (2020), Bài giảng Đại cương Xã hội học (tổng hợp và
biên soạn), ĐH Sài Gòn.
2. Lưu Hồng Minh-Vũ Hào Quang (2014), Giáo trình nhập môn Xã hội học,
(Học viện Báo chí &Tuyên truyền), Nxb Lý luận Chính trị.
-Tài liệu khác
3. Tạ Minh (2011)“Giáo trình Xã hội học đại cương”, Nxb Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh
4. Lưu Hồng Minh (2010), Hỏi & Đáp Xã hội học đại cưuơng
5. Nguyễn Minh Hòa (1993) Xã hội học đại cương, Nxb Tp HCM
6. Vũ Minh Tâm (1998), Nhập môn xã hội học, Nxb Giáo dục
7. Chung Á (1996), Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính trị Quốc gia.
8. Nguyễn Sinh Huy (2003), Xã hội học đại cưuơng, Nxb Giáo dục.

85
9. Nguyễn Văn Dũng-Đỗ Thu Hằng (2006), Truyền thông: Lý thuyết và kĩ năng
cơ bản, Nxb Lý luận Chính trị.
10. Mai Thị Kiều Thanh (2011), Giáo trình Xã hội học văn hóa, Nxb Giáo dục
Việt Nam.
11. Phạm Văn Quyết-Nguyễn Quý Thanh (2000), Phương pháp nghiên cứu Xã
hội học, Nxb Đại học Quốc gia H.
12. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử & Lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc
gia.
13. Lê Ngọc Hùng (2009), Xã hội học kinh tế, Nxb Lý luận Chính trị.
14. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đề cương bài giảng Xã hội học,
Lưu hành nội bộ.
15. Sabino Acquaviva (2008), Xã hội học tôn giáo, Nxb Khoa học Xã hội.

86

You might also like