Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 143

De Heus LLC Việt Nam

Từ 2009 Từ 2013 Từ 2015

Nguyễn Quế Hoàng


Chúng ta
đang tiến
về phía
trước!

Kỹ thuật phối giống và chăm sóc


nuôi dưỡng heo nái mang thai
Nguyễn Quế Hoàng (Edward)
Giám đốc Kỹ thuật và Hỗ trợ
ĐT: 0908417957, Email: Edward.hoang@deheus.com
Nội dung trình bày

I. Thông số kỹ thuật liên quan năng suất heo nái sinh sản

II. Khâu chuẩn bị để phối giống đạt kết quả cao

III. Kích thích lên giống cho heo nái hậu bị, heo nái sau cai sữa

IV. Kỹ thuật phối giống nhân tạo cho heo nái (GTNT)

V. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo nái mang thai

VI. Sử dụng thuốc và vaccine cho heo nái mang thai

Nguyễn Quế Hoàng


I. THÔNG SỐ KỸ THUẬT LIÊN QUAN
NĂNG SUẤT HEO NÁI SINH SẢN

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Chu kỳ sinh sản của heo nái (20 – 21 tuần)

NUÔI CON
Ngày 85 - 114 21 - 28 ngày
Stress làm tăng ĐẺ
heo con chết yểu
CAI SỮA Sự phát triển của noãn nang
114 ngày (112 – 116) Phối giống lại (5 - 7 ngày)
Ngày 0 Thụ tinh
PHỐI
Ngày 1 - 12
Phôi tự do “trôi nổi”
Hình thành thể vàng

Ngày 11 – 14 Tín hiệu


Ngày 36 - 114
21 mẹ mang thai
Tăng trọng mang thai
Ngày 12 - 28 Thai làm tổ, phôi
(heo nái và heo con) 42 bám vào thành tử cung, hình
thành nhau thai (ngày 18)
Phát hiện mang thai bằng máy
5
1. Chỉ tiêu kỹ thuật khi nuôi nái sinh sản
1. Tỷ lệ heo nái phối/tuần: 5,2 – 5,5 %.
2. Tỷ lệ đẻ/phối giống: 88 – 92 %.
3. Tỷ lệ heo nái đẻ/tuần: 4,5 – 5 %.
4. Tỷ lệ hao hụt heo con sơ sinh: ≤ 4%.
5. Số con chọn nuôi/nái/lứa: ≥ 12 con (đẻ ≥ 12,5 con/nái/lứa).
6. Thời gian nuôi con của heo nái: 21 – 28 ngày.
7. Tỷ lệ hao hụt heo con theo mẹ: ≤ 4%.
8. Số heo con cai sữa/nái/lứa: ≥ 11,5 con (nuôi sống 96%).
9. Nái có vấn đề + chậm lên giống: ≤ 1 – 2%.
10. Số ngày lãng phí của nái/năm: ≤ 31,5 ngày.
11. Số lứa đẻ của heo nái/năm: 2,2 – 2,4.
12. Số con cai sữa/nái/năm: ≥ 26 con.
13. Tỷ lệ thay đàn nái hàng năm: 35 – 40 %.
Nguyễn Quế Hoàng
Nguyên nhân thất thoát heo sơ sinh, heo TM

Đối với heo con sơ sinh


- Chết ngộp (thai tươi): heo nái đẻ chậm, can thiệp lúc heo nái sinh…
- Thai khô, chết lưu: heo nái sốt lúc mang thai, bệnh Parvo, PRRS, nấm mốc…
- Dị tật: Phụ thuộc chất lượng giống (heo nái, heo đực).
- Heo trọng lượng nhỏ: Phụ thuộc khẩu phần ăn của heo nái 5 tuần sau khi
phối giống hoặc 4 tuần trước khi đẻ.

Đối với heo con theo mẹ


- Heo chết do bị mẹ đè: ≈ 40%.
- Heo chết, loại do thiếu sữa, còi cọc: ≈ 30%.
- Heo chết, loại do tiêu chảy: ≈ 20%.
- Heo chết, loại do viêm phổi, viêm khớp,…: ≈10%.

Nguyễn Quế Hoàng


Ngày không sản xuất của heo nái/1 năm
Ngày không sản xuất của heo nái = Ngày chờ phối + Ngày lãng phí.
a. Ngày chờ phối sau cai sữa/1 lứa: 5 – 7 ngày (bình quân ≈ 6 ngày).
b. Ngày lãng phí của heo nái (do các nguyên nhân chính sau):
+ Heo nái có tỷ lệ không đậu thai/lốc cao sau khi phối giống:
Tỷ lệ lốc 10% sau phối giống: sẽ có ≥ 4,83 ngày lãng phí/nái/năm.
Tỷ lệ lốc 15% sau phối giống: sẽ có ≥ 7,24 ngày lãng phí/nái/năm.
Tỷ lệ lốc 20% sau phối giống: sẽ có ≥ 9,66 ngày lãng phí/nái/năm.
Tỷ lệ lốc 25% sau phối giống: sẽ có ≥ 12,08 ngày lãng phí/nái/năm.
Tỷ lệ lốc 30% sau phối giống: sẽ có ≥ 14,49 ngày lãng phí/nái/năm.
Tỷ lệ lốc 35% sau phối giống: sẽ có ≥ 16,90 ngày lãng phí/nái/năm.
+ Heo nái bị sảy thai/khô thai, đẻ thai tươi, đẻ non (không có sản phẩm).
+ Heo nái có thời gian nuôi con quá dài (> 28 ngày).
+ Heo nái để lâu không phối giống (do bệnh, thể trạng, quản lý…).
+ Heo nái đã chết/loại nhưng không/chưa trừ trong danh sách…
Nguyễn Quế Hoàng
Số lứa đẻ và ngày lãng phí/năm của heo nái

MỘT CHU KỲ (LỨA) SINH SẢN CỦA HEO NÁI

1. Ngày chờ phối sau cai sữa: 6 ngày


2. Ngày mang thai: 114 ngày
3. Ngày nuôi con: 25 ngày
TỔNG CỘNG: 145 ngày

Tỷ lệ đẻ/phối (%) 76 78 80 82 84 86 88 90 92

Lứa đẻ/nái/năm (lứa) 1,91 1,96 2,01 2,06 2,11 2,16 2,21 2,26 2,31

Lứa đẻ/nái/năm (lứa) 2,00 2,05 2,10 2,15 2,20 2,25 2,30 2,35

Ngày lãng phí/nái/năm (ngày) 75,0 68,0 60,0 53,0 46,0 39,0 31,5 24,0

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Số nhóm phối giống, số heo nái phối/nhóm

MỘT CHU KỲ (LỨA) SINH SẢN CỦA HEO NÁI Cơ cấu 1 nhóm phối/tuần
1. Ngày chờ phối sau cai sữa: 6 ngày Loại heo nái Tỷ lệ (%)
2. Ngày mang thai: 114 ngày Heo nái cai sữa 78
3. Ngày nuôi con: 25 ngày Heo nái hậu bị 14
TỔNG CỘNG: 145 ngày Heo nái tồn/vấn đề 8

𝑪𝒉𝒖 𝒌ỳ 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝒔ả𝒏 𝒄ủ𝒂 𝒉𝒆𝒐 𝒏á𝒊


Số nhóm phối =
𝑲𝒉𝒐ả𝒏𝒈 𝒕𝒉ờ𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒈𝒊ữ𝒂 𝟐 𝒍ầ𝒏 𝒄𝒂𝒊 𝒔ữ𝒂
Thí dụ: Khoảng cách giữa 2 lần cai sữa là 7 ngày:
=> số nhóm phối giống của trại là: 145/7 = 20,71 ≈ 21

Số heo nái phối/nhóm/tuần = (Số ô đẻ/nhà đẻ x 100)/tỷ lệ đẻ


Thí dụ: số ô đẻ/nhà đẻ = 52; tỷ lệ đẻ/phối = 85%
=> Số heo nái phối/nhóm/tuần = (52 x 100)/85 = 61,18 ≈ 61 nái
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Số nái cần phối/tuần liên quan tỷ lệ đẻ/phối
Số ô đẻ/chuồng: 52 (thiết kế theo mô hình cũ của CP )
Tỷ lệ đẻ/phối (%) Số nái phối/tuần (con) Tỷ lệ đẻ/phối (%) Số nái phối/tuần (con)
80 65 88 59,09
81 64,20 89 58,43
82 63,41 90 57,78
83 62,65 91 57,14
84 61,90 92 56,52
85 61,18 93 55,91
86 60,46 94 55,32
87 59,77 95 54,74

(Thông số trên áp dụng cho trại có qui mô 1.200 heo nái)


Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
2. Lượng cám 1 heo nái sử dụng/năm (2,3 lứa đẻ/năm)
1. Lượng cám heo nái ăn giai đoạn chờ phối và mang thai:
- Cai sữa → phối giống (≈ 6 ngày ≈ 17 kg/con):
+ Ngày cai sữa (mã số 3960 = 1 ngày): 2kg/con.
+ Chờ phối → phối giống (mã số 3980 = 5 ngày): 15 kg/con.
- Giai đoạn mang thai (mã số 3950 ≈ 110 ngày ≈ 270,5 kg/con):
+ Từ ngày 1 – 35/42 ngày sau phối giống: 2,7 kg x 35 ngày = 94,5 kg. Bình quân:
+ Từ ngày 36/43 – 84 ngày sau phối giống: 2,0 kg x 49 ngày = 98 kg. 2,46
kg/nái/ngày
+ Từ ngày 85 – 114 ngày sau phối giống: 3,0 kg x 26 ngày = 78 kg.
2. Lượng cám heo nái ăn khi chờ đẻ + nuôi con (mã số 3960 ≈ 28 ngày ≈ 140 kg/con):
28 ngày x 5,0 kg = 140 kg (Heo nái nuôi 10 con/lứa).
3. Lượng cám heo nái ăn trong những ngày lãng phí (mã số 3950 ≈ 31,5 ngày):
(365 ngày - 145 ngày x 2,3 lứa) x 2,5 kg = 79 kg.
=> Lượng cám 1 heo nái sử dụng/năm = (17 + 270,5 + 140) x 2,3 + 79 = 1062 kg.
Nguyễn Quế Hoàng
3. Số con cai sữa/nái/năm có thể đạt được

Số heo con cai sữa/nái/lứa Số lứa đẻ/nái/năm (lứa)


(con) 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5
9,0 18,00 18,90 19,80 20,70 21,60 22,50
9,5 19,00 19,95 20,90 21,85 22,80 23,75
10,0 20,00 21,00 22,00 23,00 24,00 25,00
10,5 21,00 22,05 23,10 24,15 25,20 26,25
11,0 22,00 23,10 24,20 25,30 26,40 27,50
11,5 23,00 24,15 25,30 26,45 27,60 28,75
12,0 24,00 25,20 26,40 27,60 28,80 30,00
12,5 25,00 26,25 27,50 28,75 30,00 31,25
13,0 26,00 27,30 28,60 29,90 31,20 32,50
Nguyễn Quế Hoàng
4. Cấu trúc (cơ cấu) đàn heo nái lý tưởng

P2 – P6 > 60%

Nguyễn Quế Hoàng


Tuổi heo nái ảnh hưởng đến năng suất
Thông thường năng suất sinh sản:
Heo nái rạ (lứa 3 – 6) > heo nái tơ (lứa 1 – 2) > heo nái già (≥ lứa 7).
=> Cần xác định cơ cấu đàn heo nái phù hợp:
- 30% nái tơ.
- 55% nái rạ.
- ≤ 15% nái già.
=> Có kế hoạch thay đàn/loại thải heo nái:
- 10 – 25% (trại mới, 1 – 2 năm đầu tiên khai thác/sử dụng đàn heo nái).
- 35 – 40% (trại cũ, từ năm thứ 3 trở đi, ¼ do sức khỏe, ¾ do già, NS kém).
Nên thay đàn thường xuyên theo tháng, quí, không nên thay ồ ạt (làm xáo
trộn năng suất, dịch tễ, cách ly, chọn mua con giống...).
=> Tỷ lệ thay đàn heo nái/tháng: 2,0 – 3,5% là phù hợp nhất.
Nguyễn Quế Hoàng
Tiêu chuẩn kỹ thuật để loại thải heo nái
1. Heo nái bị bệnh nặng kéo dài: sốt, bỏ ăn, viêm phổi, viêm khớp…
2. Heo nái bị mủ tử cung quá nặng, hoặc điều trị mủ không khỏi.
3. Heo nái bị hư thai 2 lần liên tiếp.
4. Heo nái phối bị lốc 3 lần liên tiếp.
5. Heo nái đẻ ít hơn 8 con 2 lứa liên tục.
6. Heo nái không mang thai, nhưng không có biểu hiện lốc (lên giống lại).
7. Heo nái có mang thai sau đó bụng nhỏ dần do hư thai, nhưng không ra thai.
8. Heo nái ngồi kiểu chó, liên tục cắn con, không cho con bú,…
9. Heo nái bị các trục trặc trong quá trình sinh sản.
10. Heo nái già (từ lứa 8 trở đi), heo nái năng suất kém,…

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


5. Tỷ lệ đẻ ảnh hưởng bởi thời gian nuôi con

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


6. Heo nái cai sữa quá sớm => giảm số con đẻ ra/lứa

Số con sơ sinh còn sống/lứa

Lứa đẻ

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Tỷ lệ đẻ và số con đẻ ra/ổ ảnh hưởng bởi
thời gian nuôi con của nái

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


7. Tỉ lệ đẻ (FR) & chỉ số mắn đẻ (FI) trên nái
FR=farrowing rate); FI=fecundity index)
Số nái/hậu bị của nhóm đã phối đẻ được
FR = ----------------------------------------------------- x 100%
Số nái/hậu bị của nhóm đã phối

FI = FR x số con TB của 1 ổ đẻ (LS = litter size)


8. Tuổi phối giống lần đầu heo HB và số con/lứa
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng heo nái hậu bị

❖ Lần phối giống đầu tiên (phụ thuộc vào giống):


- Ở 230 – 240 ngày tuổi.
- Trọng lượng: ≈ 135 – 140 kg.
- Độ dầy mỡ lưng: 12 – 16 mm.
- Đã lên giống: ≥ 2 lần.
❖ Tuổi đẻ lứa đầu của heo hậu bị:
- Tốt: 352 – 366 ngày tuổi.
- Khá: 367 – 381 ngày tuổi.
- Tạm chấp nhận: 382 – 396 ngày tuổi.
- Quá tệ: ≥ 400 ngày tuổi.
=> Nếu heo nái hậu bị đã 40 tuần tuổi ≈ 280 ngày tuổi => hậu bị già,
mà chưa lên giống thì nên loại khỏi đàn nái.

Nguyễn Quế Hoàng


Nuôi nái HB cần đạt được (theo Feed Academy)

❖ Trọng lượng lúc 10 tuần tuổi: ≈ 25 – 27 kg.


❖ Trọng lượng lúc 30 tuần tuổi: ≈ 125 kg.
❖ Lần phối giống đầu tiên (phụ thuộc vào giống):
- Ở 230 – 240 ngày tuổi.
- Trọng lượng: ≈ 130 – 140 kg.
- Độ dầy mỡ lưng: 12 – 14 mm.
- Đã lên giống: ≥ 2 lần.
❖ Trọng lượng cơ thể mang thai lứa đầu tiên:
190 – 210 kg (lúc vào đẻ).
❖ Trọng lượng cơ thể sau nuôi con lứa đầu tiên:
170 – 190 kg (lúc cai sữa).

Nguyễn Quế Hoàng


II. KHÂU CHUẨN BỊ ĐỂ PHỐI
GIỐNG ĐẠT KẾT QUẢ CAO

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Các nội dung cần quan tâm
1. Chất lượng heo nái hậu bị:
- Tuổi (7,5 – 8 tháng), trọng lượng (135 – 140 kg).
- Hoàn tất chương trình vaccine, sức khỏe tốt, không bị bệnh.
- Số lần lên giống (tối thiểu 1 lần).
2. Chất lượng heo nái cai sữa:
- Thể trạng phù hợp.
- Không bị bệnh, đặc biệt là viêm tử cung.
3. Khu phối giống phù hợp:
- Có đủ ô chuồng để nhốt heo nái chờ phối, phối giống, đường đi cho heo đực.
- Khu chờ phối giống có đủ đèn chiếu sáng để kích thích heo nái lên giống.
4. Có đủ heo đực thí tình để kích thích và phát hiện heo nái lên giống, heo nái bị lốc.
5. Dụng cụ, thiết bị phục vụ cho công tác phối giống luôn đầy đủ.
6. Có đủ tinh dịch chất lượng tốt để phối cho heo nái cần phối trong tuần/nhóm.
7. Đội ngũ KT, CN có trình độ chuyên môn tốt, làm việc có trách nhiệm cao.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
1. Heo nái hậu bị khi đưa vào sử dụng
cần quan tâm một số chỉ tiêu sau

Hậu bị vào phối ở ≈ 33 – 35


tuần tuổi (trọng lượng từ
135 – 140 kg)

Nguyễn Quế Hoàng


Không sử dụng/phối giống
Đã kích thích
nhưng heo hậu bị
những heo hậu bị dưới đây
không lên giống

Heo hậu bị mập

Heo hậu bị lên giống


không rõ ràng

Heo hậu bị chưa


đến tuổi, trọng
Heo hậu bị chưa lượng thấp
từng lên giống

Nguyễn Quế Hoàng


2. Qui trình vaccine cho heo nái hậu bị trước phối

33 - 34 tuần tuổi Phối giống

31 tuần tuổi Phòng nội ngoại ký sinh trùng

30 tuần tuổi Parvo (≈ tuần 26)

29 tuần tuổi Giả dại/AD

28 tuần tuổi Lở mồm long móng/FMD

27 tuần tuổi Dịch tả/CSF

26 tuần tuổi Parvo + Đóng dấu + Lepto (6 chủng)


25 tuần tuổi Tai xanh/PRRS
3. Sức khỏe và thể trạng heo nái cai sữa

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Liên quan đến lên giống của heo nái cai sữa
Giai đoạn 1: Giai đoạn cuối của chu kỳ tiết sữa
Nang trứng bắt đầu phát triền từ giai đoạn cuối
của chu kỳ tiết sữa (tuần thứ ba; từ ngày thứ 15):
- Các nang nhỏ và kích thước khác nhau, được
chọn lọc từ buồng trứng.
- FSH điều chỉnh việc tuyển chọn các noãn
nang từ buồng trứng.
Bắt đầu khi:
+ Tử cung bắt đầu hồi phục hoàn toàn
(từ ngày 14 đến ngày 21 sau sinh).
+ Cường độ bú của heo con giảm.
+ Heo nái bắt đầu hồi phục thể trạng về mức
không còn thiếu hụt năng lượng (cân bằng dương).
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Liên quan đến lên giống của heo nái cai sữa
Giai đoạn 2: Từ cai sữa đến khoảng thời gian động dục (lên giống)
Sự chọn lọc, phát triển và trưởng thành của các noãn nang (nhờ FSH).
Một phần các nang trứng được chọn lọc sẽ phát triển vượt trội hơn.
• LH kích thích các noãn nang được chọn lọc phát triển vượt trội hơn.
• LH và Estrogen kích thích các noãn nang được chọn lọc phát triển rất
lớn để trở thành trứng chín.
• Các trứng chín tiết ra lượng lớn Estrogen.
• Estrogen cần thiết cho quá trình động dục (lên giống) và rụng trứng.
Đối với heo, trứng chín có kích thước từ khoảng 8 – 12 mm.

Số trứng rụng mỗi chu kỳ động dục/lên giống: ≈ 25 (20 – 30).

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Để heo nái sau cai sữa lên giống tốt

Tiết sữa giai đoạn cuối: Ngày cai sữa:

- Sự quan trọng của cung cấp - Cai sữa vào buổi sáng sớm (≤ 9h)
năng lượng cân bằng dương - Không cho heo nái ăn vào ngày
=> Tăng lượng thức ăn cho nái. cai sữa ở chuồng đẻ.
- Khi năng lượng không đủ vào - Ở chuồng chờ phối, thức ăn phải
cuối giai đoạn cho sữa sẽ gây ra có sẵn trong máng ăn.
một số ảnh hưởng xấu như: Tại sao ?
o Ít noãn nang => đẻ ít con. + Nái đi lại tốt hơn khi bụng xẹp.
o Noãn nang nhỏ => ít nội tiết tố. + Nái vào chuồng nhanh hơn.
o Tỷ lệ chết phôi/lốc cao hơn. + Nái chịu ở yên trong ô lồng hơn.
o Trọng lượng lứa đẻ nhỏ. + Có thức ăn sẵn giúp giảm căng
o Chất lượng lứa đẻ thấp (không thẳng.
đồng đều). => Giúp nái giảm stress.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Để heo nái sau cai sữa lên giống tốt (tt)

Ngày cai sữa:


Tiếp xúc đực thí tình:
Cần hạn chế stress cho heo nái:
+ Không đánh đập. - Bắt đầu sau khi cai
+ Không la hét. sữa (nái đã về khu chờ
+ Chuyển heo nái già đi trước (≥ Lứa thứ 3). phối).
- 2 lần/ngày (giờ cố
Tại sao? định, trước bữa ăn).
+ Nái già có kinh nghiệm, biết sắp tới sẽ đi đâu. - Ít nhất 10 phút/lần,
+ Khi nái già đi thì nái tơ sẽ đi theo sau. trước mỗi 5 nái.
+ Khi cho heo nái tơ đi trước thì nái thường - Đực hoạt bát, khỏe
hoảng loạn và không biết hướng đi, không chịu mạnh (sung/hăng).
ra khỏi ô chuồng, gây kẹt lối đi => Càng kéo dài - Tiếp xúc trực tiếp mũi
thời gian chuyển nái, càng đuổi heo nái đi thì chạm mũi.
càng tạo thêm stress cho heo nái.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
4. Điều kiện chuồng khu chờ phối giống
- Ánh sáng: 200 lux ngang tầm mắt heo nái.
+ 1 bóng đèn (ánh sáng trắng) trước mắt 3 heo nái.
+ Thời gian chiếu sáng: chiếu sáng 16h, giữ tối 8h
(Nhịp điệu ngày/đêm).
+ Vệ sinh bóng đèn mỗi tuần bằng khăn khô.
- Phía sau heo nái cũng cần có đủ ánh sáng (100 lux).
- Là những ô chuồng nuôi cá thể.
- Phòng ngừa stress nhiệt:
+ Làm mát/làm mát bằng nước.
+ Cung cấp không khí sạch/thông thoáng.
- Nhiệt độ tối ưu trong chuồng 220C:
o Thấp nhất 200C.
o Cao nhất 260C.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Minh họa khu chuồng chờ phối giống

200 lux

100 lux
5. Tinh heo có chất lượng tốt để phối giống

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Tiêu chuẩn chất lượng tinh dịch heo của VN
BẢNG TIÊU CHUẨN PHẨM CHẤT TINH DỊCH (Theo tiêu chuẩn nhà nước
TCVN 1859/76)

STT Chỉ tiêu chất lượng Ký hiệu Đơn vị tínhTiêu chuẩn


1 Lượng tinh đã lọc V ml >= 100
2 Màu sắc Trắng sữa
3 Mùi Tanh
4 Độ vẩn D > 2+
5 pH 6,8 - 8,1
6 Hoạt lực A % >= 70
7 Nồng độ C Triệu/ml 100 - 300
8 Tỷ lệ tinh trùng sống/chết % >= 70
9 Tỷ lệ kỳ hình K % <= 10
10 Tỷ lệ còn nguyên acrosom Acr % >= 70
11 Sức kháng R >= 3000
12 Mức độ nhiễm khuẩn Vi khuẩn/ml <5000
Nguyễn Quế Hoàng
Trại tự sản xuất tinh heo để phối giống
Nội dung/ký hiệu Chỉ tiêu kỹ thuật cần quan tâm
V Thể tích tinh dịch 1 lần khai thác (ml)
A Hoạt lực tinh trùng (A, 0 <= A <= 1)
C Nồng độ tinh trùng (triệu/ml)
D Mật độ/độ vẩn (+, ++, +++)
K Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%)
Lưu ý khi khai thác, pha chế, bảo quản và sử dụng tinh heo tại trại:
- Người làm kỹ thuật thú y thì không là kỹ thuật khai thác tinh.
- Pha tinh với môi trường đúng kỹ thuật, sử dụng tinh phối càng mới càng tốt.
- Thời gian sử dụng tinh: ≈ 75% so với thời gian khuyến cáo của môi trường pha tinh.
(VD khuyến cáo 3 ngày): 3 x 75% = 2.25 ngày từ lúc pha tinh với môi trường bảo quản.
- Bảo quản tinh trong tủ chuyên dụng (16 – 180C) nếu sử dụng cho ngày hôm sau và
đảo tinh ngày 1 lần. Tinh heo lấy ra trước khi phối giống cần làm nóng lại đúng qui trình.

Nguyễn Quế Hoàng


Qui mô đàn heo đực cần có của trại

SỐ HEO ĐỰC/HEO NÁI DÙNG GTNT:


- Trại qui mô 600 heo nái: 8 đực khai thác tinh + 1 đực hậu bị + 3 đực thí tình.
- Trại qui mô: 1.200 heo nái: 16 đực khai thác tinh + 2 đực hậu bị + 6 đực thí tình.

HEO ĐỰC THÍ TÌNH:


- Dùng heo đực thí tình để: kích thích lên giống, phát hiện lốc, hỗ trợ phối giống.
- Heo đực đã trưởng thành (≥ 12 tháng tuổi), có mùi mạnh.
- Heo đực sung sức nhưng không hung hăng, nên loại/thay thế heo đực thí tình
khi quá to, quá già hoặc chậm chạp...
- Sử dụng heo đực mỗi ngày và thay thế con khác khi nó có biểu hiện mệt/tùy
sức khỏe, với trại lớn 1 heo đực thí tình cho khoảng 200 heo nái.
- Thời gian sử dụng: 1 – 1,5 giờ/lần, sáng (7 – 9 giờ), chiều (16 – 17 giờ)
- Heo đực dùng phát hiện/kích thích lên giống và heo đực đứng trước mũi heo
nái lúc phối giống nên khác nhau (nhằm tăng độ phê cho heo nái).

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


6. Kỹ năng của kỹ thuật viên phối giống
Có 3 yếu tố/biến số quyết định tỷ lệ thụ thai của heo nái:

▪ Chất lượng tinh dịch của heo đực = A


▪ Động dục chín muồi của heo nái = B
▪ Kỹ năng của kỹ thuật phối giống = C

=> Hàm số thụ thai/tỷ lệ thụ thai = A x B x C

Biến số A Biến số B Biến số C Tỷ lệ thụ thai (%)


.95 .95 1.00 90,3
.85 .95 1.00 80,8
.95 .80 .95 72,2
.85 .85 .85 61,4
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Kỹ năng của kỹ thuật viên phối giống
❖ Quản lý & bảo quản tinh dịch.
❖ Phát hiện lên giống.
❖ Thời điểm phối.
❖ Thao tác phối.
❖ Quản lý sau phối.
Liên quan phát hiện heo nái lên giống

BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG/ NGUYÊN NHÂN BỎ LỠ


ĐỘNG DỤC CỦA HEO NÁI PHÁT HIỆN LÊN GIỐNG
PHÁT
- Thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm và thiếu
- Âm hộ sưng đỏ, tiết dịch nhờn.
sự quan tâm cần thiết.
- Thay đổi trong tiếng kêu. - Quá tải trong công việc.
- Heo nái tìm gặp heo đực, heo nái - Không đủ thời gian quan sát.
vểnh tai lên khi thấy heo đực. - Quá nhiều heo trong chuồng nên không
- Ngửi âm hộ heo khác. quan sát kỹ được.
- Húc mũi vào hông hoặc chồm lên - Không đủ ánh sáng, môi trường quan sát
lưng heo nái khác… quá tồi.
- Đứng yên khi gần heo đực. - Tiểu khí hậu chuồng nuôi không phù hợp.
- Đứng yên khi được ấn hoặc có vật - Không có đực thí tình để kích thích.
khác đè lên lưng, tai vểnh, mắt lim dim. - Đực thí tình không sung mãn, quá mập
- Chấp nhận cho heo đực chồm lên hoặc bị bệnh.
lưng để giao phối. - Nái lên giống bất thường nên ngoài dự
kiến của người quan sát...
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Phát hiện lên giống: 8 bước đến thành công

1. Chủ động, tích cực.


2. Kiên nhẫn & quan sát hàng ngày.
3. Kiểm soát kích thích heo nái bằng heo nọc thí tình.
4. Lưu giữ bảng ghi chép đúng.
5. Phương pháp/kỹ năng đúng của người kỹ thuật.
6. Giảm stress môi trường & stress đàn, cung cấp ánh sáng thích hợp.
7. Duy trì thể trạng tối hảo.
8. Huấn luyện heo nọc thí tình.
III. KÍCH THÍCH CHO HEO HẬU BỊ,
NÁI CAI SỮA LÊN GIỐNG

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


1. Qui trình cám cho heo nái, hậu bị chờ phối
a. Mã số cám sử dụng: 3980 (MaxiFlush)
b. Thời điểm sử dụng:
+ Heo nái sau cai sữa.
+ Heo nái hậu bị đã lên giống lần thứ 1 hoặc lần thứ 2
được 16 ngày.
c. Số lượng sử dụng: 15 kg/con (trong 5 ngày liên tục):
+ Ngày thứ 1 sau cai sữa: 4 kg.
+ Ngày thứ 2 sau cai sữa: 3 kg.
+ Ngày thứ 3 sau cai sữa: 3 kg.
+ Ngày thứ 4 sau cai sữa: 3 kg.
+ Ngày thứ 5 sau cai sữa (ngày phối giống): 2 kg.
Sử dụng cám mã số 3980 sẽ giúp heo nái lên giống tốt nhờ tăng đường huyết => tăng
insulin => tăng GnRH => tăng LH, khi LH tăng => noãn nang phát triển => Estrogen
tăng => heo nái mau lên giống và trứng rụng nhiều => phối giống đạt kết quả cao.
Nguyễn Quế Hoàng
2. Qui trình kích thích lên giống cho heo nái hậu bị
Heo nái hậu bị khi đạt 90 – 100 kg sẽ phân nhóm 6 – 30
con, đưa vào khu nuôi riêng/hoặc cách ly: ≈ 6 – 8 tuần.
- Quan sát sự lên giống, đánh dấu và ghi
vào sổ/thẻ nái để theo dõi. Hoàn thành Kích thích lên giống bằng heo đực
việc chích vaccine cho heo nái hậu bị. thí tình (tiếp xúc trực tiếp, dẫn đực
- Cho heo nái hậu bị làm quen với môi
đi phía trước ô heo nái hậu bị)
trường chuồng trại, hệ vi sinh (tiếp xúc
heo nái già, phân heo nái, ruột heo con).

Chuyển heo nái hậu bị vào chuồng nái chờ phối là ô cá


thể hoặc ô nhóm 3 – 6 nái (2,5 – 3,0 m2/nái): ≈ 2 – 4 tuần

Cung cấp ánh sáng 16 giờ/ngày Kích thích lên giống bằng heo đực
(cường độ ≥ 200 lux). Cho heo nái ăn thí tình (cho đực tiếp xúc trực tiếp,
cám kích thích lên giống (3980). dẫn đực đi trước mũi heo nái).
Lên giống –> Phối giống (ô cá thể)
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
3. Biện pháp kích thích heo nái lên giống
Dưới đây là một số giải pháp để kích thích heo nái rạ, Áp dụng tổng hợp:
heo nái hậu bị lên giống: - Quản lý.
- Chích ADE cho heo nái lúc gần ngày cai sữa. - Dinh dưỡng.
- Cai sữa heo nái một ngày nhất định trong tuần, ≤ 9h sáng. - Tạo stress cho nái.
- Dùng thuốc (vitamin,
- 2 lần/ngày cho đực thí tình kiểm tra và kích thích động dục. thuốc kích thích).
- Tăng cường thời gian chiếu sáng (16 giờ/ngày, cường độ ≈
200 lux) ở khu chuồng nhốt heo nái chờ phối.
- Cho heo nái ăn cám kích thích lên giống (MS 3980).
- Cho heo nái ngửi keo phèn heo đực (nếu trại có).
- Giảm/không cho heo nái ăn 1 ngày (nái mập/HB mập).
- Ghép heo nái lại theo nhóm: làm xáo trộn/phơi nắng.
- Nhốt heo nái chung với heo đực thí tình.
- Chích thuốc kích thích lên giống cho heo nái.
Nguyễn Quế Hoàng
Chiếu sáng kích thích heo nái lên giống

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến năng suất

100
Return to Oestrus (%)
77.8

21 Day Litter Weaning 42.9


Weight 28.4

6.1
Milk Yield (kg)
5.1

84.4
Survival Rate (%)
80.1

9.4 16:8 L:D


Pigs Weaned
7.9
8:16 L:D
Mabry et al (1982)
Tiếp xúc heo đực trực tiếp
20 – 30 phút/lần/ngày (tới khi lên giống)

Đối với heo nái chậm/không lên giống

- Nhốt chung 10 – 20 nái/ô


(30 – 45 phút/ngày).
+ Quan sát, không để heo
đánh nhau quá mức.
+ Mặt sân nhốt heo nái
không quá cứng để tránh làm
hư móng của heo nái.
- Lùa cho heo chạy 30 – 45
phút/ngày (liên tục 5 ngày).
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Dùng heo nọc kích thích heo nái

Cho heo nọc đứng trước đầu/mũi heo nái tốt hơn đứng kẹp bên hông heo nái
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
4. Kích thích lên giống bằng thuốc hỗ trợ

PHÁT TRIỂN NANG TRỨNG KÍCH THÍCH RỤNG TRỨNG


Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Các bước xử lý heo nái chậm lên giống
Thông thường heo nái sau cai sữa từ 5 – 7 ngày sẽ có ≈ 90 – 95% lên giống/được
phối lại, còn ≈ 5 – 10% không/chậm lên giống, do các nguyên nhân sau:
- Bị hội chứng lứa 2 (đối với heo nái lứa 1).
- Heo nái rạ quá gầy hoặc quá mập.
- Heo nái bị bệnh: viêm tử cung, viêm khớp/phổi,…
Các giải pháp để kích thích heo nái lên giống trở lại (từ ngày thứ 8 sau cai sữa):
- Giảm/không cho heo nái ăn 1 ngày (nái mập/HB mập).
- Ghép heo nái lại theo nhóm: làm xáo trộn/phơi nắng (ngày 8 – 17 sau cai sữa).
- Nhốt heo nái chung với heo đực thí tình (ngày 18 – 27 sau cai sữa).
- Chích thuốc kích thích lên giống cho heo nái (ngày 28 – 30 sau cai sữa).
Dùng hormone có nghĩa là các giải pháp khác đã thất bại, hoặc heo nái có vấn đề:
- Nếu tỷ lệ heo nái điều trị thuốc dưới 3% thì vấn đề do heo nái.
- Nếu tỷ lệ heo nái điều trị thuốc trên 5% thì khả năng do chăm sóc, quản lý.
=> Sau cai sữa 40 ngày mà heo nái không lên giống: loại thải.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
5. Những biểu hiện của heo nái khi lên giống
Để biết heo nái có lên giống:
❖ Kiểm tra mỗi ngày ít nhất 2 lần vào đầu buổi sáng và đầu buổi chiều.
❖ Kiểm tra ngay sau khi heo nái cai sữa về chuồng chờ phối, những ngày tiếp theo
kiểm tra theo qui trình đã đưa ra.
❖ Dùng đực thí tình để kiểm tra hàng ngày (15 phút/lần, 2 lần/ngày).
❖ Heo nái sẽ lên giống nhiều nhất ở 4 - 5 ngày sau cai sữa.
❖ Tỷ lệ heo nái sau cai sữa lên giống thường đạt ≥ 95%.
❖ Biểu hiện tập tính khi lên giống: heo bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, heo ăn
kém hoặc có thể bỏ ăn,…đã mô tả chi tiết ở trang/slide 42.
❖ Cơ quan sinh dục có sự thay đổi từng ngày sau cai sữa.
Nguyên tắc chung:
❖ Sau cai sữa heo nái nhanh lên giống thì thời gian động dục sẽ lâu hơn.
❖ Sau cai sữa heo nái chậm lên giống thì thời gian động dục sẽ ngắn hơn.
❖ Thời gian động dục của heo nái hậu bị ngắn hơn heo nái rạ.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Heo nái cai sữa lên giống lại sau mấy ngày ?
Biểu hiện lên giống của heo nái sau cai sữa

1 – 2 ngày sau
cai sữa

3 – 4 ngày sau
cai sữa

5 – 6 ngày sau
cai sữa

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Biểu hiện lên giống của heo nái

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Biểu hiện lên giống của heo nái hậu bị

Ngày thứ nhất Ngày thứ 2 Ngày thứ 3


Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Biểu hiện lên giống của heo nái

Tiếp xúc Gắn/kết nối

Tiếp xúc trực tiếp

Đẩy sườn/
ủi hông

Đánh hơi âm hộ Cố gắng chồm/leo lên lưng

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


IV. KỸ THUẬT PHỐI GIỐNG NHÂN
TẠO CHO HEO NÁI

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Các bước trong qui trình phối giống heo
1. Chọn heo phối giống (thử heo chịu đực).
2. Chuẩn bị dụng cụ phối, tinh dịch.
3. Thời điểm phối giống thích hợp.
4. Số lần phối/nái/đợt lên giống. Giá kẹp
5. Chuẩn bị heo nái trước khi phối giống.
6. Thực hiện phối giống.
7. Kết thúc phối giông

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


1. Thử heo nái chịu đực

Kích thích vào hông nái Cho nái ngửi nọc 30S

Ấn tay lên lưng heo nái


Ngày 2 lần:
- Lúc 6h30
- Lúc 16h Ngồi lên lưng heo nái
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Heo nái chịu đực (heo phê)
❖ Đứng yên/cho cưỡi lên lưng.
❖ Đuôi cong.
❖ Tai rung rung, mắt lim dim.
❖ Dịch ở cơ quan sinh sản:
dính giống keo vá xe đạp.

Đuôi cong

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


2. Chuẩn bị dụng cụ phối và tinh dịch
❖ Dẫn tinh quản/ống phối.
❖ Thùng ngâm tinh,bông gòn.
❖ Nước sinh lý mặn, bình xịt.
❖ Gel bôi trơn, bình sơn xịt.
❖ Kính hiển vi.
❖ Giá kẹp nái (giữ tuýp tinh).
❖ Sổ/thẻ ghi chép số liệu…

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Kính hiển vi để kiểm tra tinh

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Làm ấm tinh trước khi kiểm tra/phối giống

23 – 250C 35 – 370C

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Kiểm tra tinh trước khi phối giống

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


3. Thời điểm phối giống thích hợp
Cần xác định thời điểm phối giống chính xác (không sớm, không muộn)
để tinh trùng và trứng có cơ hội gặp nhau nhiều nhất => số trứng được thụ
tinh tối đa.
Phát hiện nái lên giống và xác định thời điểm phối giống phù hợp nhất:
- Ngày 2 lần (sáng, chiều): phát hiện nái có biểu hiện động dục, thử nái
để phát hiện “điểm 0” (đứng im ≈ chịu đực - standing heat).
- Phối giống sau “điểm 0”:
+ 0 giờ: nái tơ (hậu bị).
+ 12 giờ: nái rạ.
Tuổi thọ của trứng: 8 – 10 giờ sau khi rụng.
Tuổi thọ của tinh trùng: 24 – 36 giờ trong ống dẫn trứng.
- Phối quá sớm: tinh trùng yếu/không còn hoạt động → tỷ lệ đậu thai thấp.
- Phối quá muộn: tế bào trứng bị già đi → tỷ lệ đậu thai thấp.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Thời điểm phối giống thích hợp
❑ Thời gian heo nái chịu đực (đứng im):
- Heo nái hậu bị chịu đực ≈ 24 – 48 giờ.
- Heo nái cai sữa chịu đực ≈ 48 – 60 giờ.
❑ Trứng sẽ rụng sau khi heo nái chịu đực (khoảng 2/3 thời gian động dục):
- Heo nái hậu bị trứng rụng sau khi chịu đực: trong vòng 24 – 32 giờ.
- Heo nái cai sữa trứng rụng sau khi chịu đực: trong vòng 36 – 50 giờ.
❖ Thời gian trứng di chuyển tới chỗ thụ tinh: ≈ 30 – 45 phút.
❖ Trứng sau khi rụng tồn tại: ≈ 8 – 10 giờ.
❖ Tinh trùng di chuyển từ tử cung đến chỗ thụ tinh: ≈ 30 phút – 4 giờ.
❖ Đến nơi thụ tinh, tinh trùng tự ổn định lại: ≈ 6 – 8 giờ (khôi phục sức khỏe,
tránh thực bào).
❖ Thời gian sống của tinh trùng trong ống dẫn trứng: ≈ 24 – 36 giờ.
=> Thời điểm phối giống tốt nhất là 16 giờ (8 – 24) trước khi rụng trứng.
Nguyễn Quế Hoàng
Thời điểm rụng trứng sau khi lên giống
Thời điểm phối giống thích hợp
Thời điểm phối giống sau khi phát hiện nái đứng im chịu đực
LOẠI HEO
0 giờ 12 giờ 24 giờ 36 giờ
Heo nái hậu bị Phối lần 1 Phối lần 2 Có thể phối lần 3
Nái lên giống
1 – 3 ngày sau Phối lần 1 Phối lần 2
khi cai sữa
Nái lên giống
4 - 6 ngày sau Phối lần 1 Phối lần 2
khi cai sữa
Nái lên giống
> 6 ngày sau Phối lần 1 Phối lần 2
khi cai sữa
Nái có vấn đề Phối lần 1 Phối lần 2
Nguyễn Quế Hoàng
Thời điểm phối giống thích hợp
Âm hộ đỏ, sưng & tiết dịch nhờn
Thời điểm heo nái chịu đực
(khoảng 4 ngày) (kéo dài ≈ 2,0 ngày)
Đứng im/chịu đực 1 2 3 Hết đứng im
CS: Thời điểm cai sữa 3
A: Phát hiện lên giống Biểu hiện
R
Thời điểm phối lý tưởng
của heo nái
Nái rạ: 1, 2, 3: lần phối
1 2
Tiếng kêu, húc Rr
Nái HB: 1, 2, 3: lần phối vào hông, chồm
lên lưng, ngửi… Thời gian heo nái cho cỡi lên lưng
CS (khoảng 1 – 1,5 ngày)
A
0
48
Giờ 36 24 12 0 12 24 36 48 60

Khả năng đậu thai Thấp Cao Thấp


Chưa phối Phối Chờ chu kỳ sau
Nguyễn Quế Hoàng
4. Số lần phối/nái/đợt lên giống
Các nghiên cứu cho biết:
- Phối 2 liều/nái/đợt lên giống tốt hơn rất nhiều so với phối 1 liều/đợt.
- Phối 3 liều/nái/đợt lên giống tốt hơn 2 liều/đợt không nhiều.

Nguyễn Quế Hoàng


5. Chuẩn bị heo nái trước khi phối giống

Xếp heo chịu đực vào khu phối giống Có thể tắm heo nái bằng nước cho sạch

Vệ sinh heo nái trước khi phối giống (2 cách):


- Tắm heo trước khi phối giống 30 phút => để khô heo.
- Hoặc dùng khăn giấy và bông gòn thấm nước sinh lý vệ sinh vùng âm hộ.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Vệ sinh heo nái trước khi phối giống

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Chuẩn bị heo nái trước khi phối giống

Ghi chú: Nếu thực hiện phối sâu, thì không cần dùng kẹp/bao cát đeo lên lưng heo nái.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Minh họa khu phối giống heo nái
Cho đực thí tình đứng phía
trước heo nái
- Đến khi tinh đã tự chảy hết vào tử cung.
- Ít nhất 10 phút.

Tại sao cho heo đực thí tình


đứng trước heo nái?
Sự hiện diện của đực thí tình giúp kích
thích nái sản sinh Oxytocin và hoạt động
của tử cung:
- Oxytocin giúp cho tinh trùng di chuyển
dễ dàng hơn đến nơi thụ tinh và hình
thành ổ chứa tinh.
- Oxytocin tiết ra không đủ thì hoạt động
của tử cung yếu, gây ảnh hưởng tiêu
cực đến sự thụ tinh.
Minh họa khu phối giống heo nái
Nếu thực hiện phối nông Nếu thực hiện phối sâu
(áp dụng cho heo nái rạ, heo nái HB) (chủ yếu áp dụng cho heo nái rạ)
Cần có heo đực thí tình đứng trước mũi Không cần có heo đực thí tình đứng
heo nái trong khi phối giống. trước mũi heo nái trong khi phối giống.
Nếu thực hiện phối sâu: cần cho heo đực đứng trước mũi heo nái từ 20 – 30 phút,
rồi lùa heo đực đi nơi khác và đợi ≈ 15 – 20 phút sau đó thì phối giống cho heo nái.

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Minh họa phối giống heo nái

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


6. Thực hiện phối giống
Đưa dẫn tinh quản vào tử cung: Bôi trơn đầu dẫn tinh quản bằng gel, dùng
1 tay vạch âm hộ, tay kia đưa dẫn tinh quản vào âm hộ (ở 1 góc 450 để dễ
đưa vào) và xoay nhẹ dẫn tinh quản ngược chiều kim đồng hồ rồi đẩy vào.

900

450

00

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Minh họa phối giống heo

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Thực hiện phối giống (tt)

Đưa dẫn tinh quản vào tử cung: Bôi trơn đầu dẫn tinh
quản bằng gel, dùng 1 tay vạch âm hộ, tay kia đưa dẫn
tinh quản vào âm hộ (ở 1 góc 450 để dễ đưa vào), và xoay
nhẹ dẫn tinh quản ngược chiều kim đồng hồ rồi đẩy vào.

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Thực hiện phối giống (tt)

Nếu đưa ống phối không vào thì kích thích hông heo
nái (bóp tay vào hông heo nái), sau 1’ tiếp tục đưa vào
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Thực hiện phối giống (tt)

Khi ống phối đã qua cổ tử cung, thì đưa song song mặt đất và tiếp tục đưa vào
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Thực hiện phối giống (tt)

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Thực hiện phối giống (tt)

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Thực hiện phối giống (tt)

Phối 1 liều – sơn 1 chấm

Điều chỉnh độ cao tuýp tinh để tinh tự hút hết vào tử cung heo nái
trong khoảng 7 – 10’ (Không bóp tuýp tinh khi áp dụng phối nông).

Nếu thực hiện phối sâu thì người kỹ thuật sẽ dùng tay bóp tuýp
tinh để đẩy tinh trùng vào trong tử cung heo nái.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Thực hiện phối giống (tt)

Đang phối, nếu tinh chảy ra ngoài => hạ độ cao của tuýp tinh xuống

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Thực hiện phối giống (tt)

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


7. Kết thúc phối giống

Khi tinh được hút hết vào tử cung, giữ nguyên tuýp
tinh 1’ tránh tinh trào ra ngoài.
Sau đó gỡ tuýp tinh khỏi ống phối và đậy nắp của
ống phối lại, đợi khoảng 10 phút thì rút ống phối ra.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Kết thúc phối giống (tt)

- Kiểm tra tuýp tinh đã hết chưa và có


tinh chảy xuống sàn không.
- Tiếp tục kích thích (chưa tháo kẹp).
- Lấy ống phối ra sau 10 phút khi:
+ Tinh đã được hút hết vào tử cung
+ Nái không còn hưng phấn nữa (nái
bồn chồn không yên hoặc nằm xuống).
- Kiểm tra đầu ống phối xem các dấu
hiệu bất thường: có máu, có mủ dính.
- Ghi chép các số liệu: người phối, nọc
phối, lần phối thứ 1 – 2, phản xạ đứng
im, độ phê, trào tinh, các bất thường,...

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Kết thúc phối giống (tt)

Phối xong rút ống phối ra theo chiều kim đồng hồ.
Dùng tay đánh nhẹ vào mông heo nái.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Kết thúc phối giống (tt)

Canh cho heo nái đứng khoảng 15 phút Sau đó xịt sát trùng nơi phối giống

Không di dời heo nái từ ngày 3 –> 28 sau phối giống (heo bị lốc, bệnh có thể di dời)

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Kết thúc phối giống (tt)
❑ Đảm bảo không có vi trùng vấy nhiễm khi phối giống.
❑ Phối đúng thời điểm.
❑ Tinh trùng sống khỏe mạnh trong tử cung heo nái.
❑ Nái tự hút tinh khi phối (phối nông).
❑ Không có không khí vào tử cung khi phối.
❑ Ghi chép đầy đủ số liệu sau phối giống.

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Nghỉ ngơi

4 giờ đầu tiên sau khi phối giống: heo nái thả lỏng!

Nguyễn Quế Hoàng


V. KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI
DƯỠNG HEO NÁI MANG THAI

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái mang thai

Mục tiêu:
- Hồi phục nhanh thể trạng heo nái sau cai sữa.
- Tích lũy đủ chất dinh dưỡng cho sản xuất lứa sau.
- Phát triển bầu vú và sản xuất nhiều sữa nuôi heo con.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
1. Qui trình cám cho heo nái mang thai
a. Mã số cám sử dụng: 3950
b. Thời điểm sử dụng: sau phối giống đến 110 ngày mang thai.
c. Lượng thức ăn sử dụng: heo nái ăn theo qui trình Cao – Thấp – Cao.

Ngày mang Thể trạng nái


thai Nái ốm (kg) Nái BT (kg) Nái mập (kg) Nái HB (kg)

1 – 35/42 3 2,7 2,5 2,1

36/43 – 84 2,2 2,0 1,8 2,3

85 – 110 3,2 3 2,8 2,8

Nguyễn Quế Hoàng


2. Sự phát triển của phôi thai (1 – 42 ngày)
Các bước phát triển của phôi thai trong ống dẫn trứng:
o Thụ tinh: Sự kết hợp của tinh trùng và trứng thành hợp tử.
o Bắt đầu quá trình phân chia tế bào nguyên bào:
- Tạo thành 2 tế bào phôi sơ khai.
- 4 tế bào phôi sơ khai.
- 8 tế bào phôi sơ khai = phôi thai.
o Phôi thai → phân chia tế bào → phôi nang non.
o Các phôi nang → Phôi nang làm tổ trong tử cung
(Chuẩn bị từ ngày thứ 5 sau khi phối giống).

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Quá trình thụ tinh và sự phát triển của
phôi giai đoạn đầu trong ống dẫn trứng
Buồng trứng
Ống dẫn trứng
Eo
Nang
Giai đoạn trước noãn Tinh trùng
trước Rụng trứng
rụng trứng di chuyển
rụng
trứng Tương tác của
Tinh trùng liên kết với các tế
tinh trùng với dịch
bào biểu mô ống dẫn trứng
ống dẫn trứng
(kho lưu trữ tinh trùng)
Saint – Dizier et al., 2020
Tương tác của phôi với tế bào ống
dẫn trứng và dịch ống dẫn trứng

Trước
Giai đoạn sau
hoàng
rụng trứng thể

Di chuyển phức Giai đoạn phôi di chuyển


Thụ tinh
hợp noãn bào và phát triển phôi sớm
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Sự phát triển của phôi thai (tt)
Phôi thai (8 tế bào phôi sơ khai):
o Các tế bào ngoài cùng nằm dán vào vách tử cung.
o Một hố được hình thành (tổ).
Lúc này nó được gọi là phôi nang/Blastocyst
(có 16 tế bào hoặc hơn).
(Lúc này là ngày thứ 5 sau phối giống).

Các tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai

Lớp ngoài sẽ phát triển thành nhau thai


Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Sự phát triển của phôi thai (tt)
Sự di chuyển của phôi trong tử cung:
o Cần có tối đa diện tích bề mặt tiếp xúc của phôi với tử cung trong suốt
thời gian phát triển của phôi thai trong tử cung.
o Khoảng trống cũng rất cần thiết cho sự phát triển của các phôi thai.
Phôi thai làm tổ → bám dính vào vách tử cung:
o Bắt đầu từ ngày ± 13 (nhưng sự chuẩn bị thì bắt đầu từ ngày thứ 5).
o Kết thúc giai đoạn này vào ngày ± 24.

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Gắn kết phôi vào thành tử cung

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Sự phát triển của phôi thai (tt)
Phôi nang/Phôi thai sản sinh ra estradiol.
Estradiol:
- Kích thích kéo dài sự duy trì thể vàng.
- Có đủ estradiol là rất quan trọng.
- Cần có tối thiểu 2 bào thai trên mỗi sừng tử cung.
Nái không mang thai → từ ngày 12 thể vàng tiêu biến.
=> Chu kỳ lên giống mới bắt đầu.
Thể vàng:
- Sản xuất Progesterone.
- Progesterone bảo vệ bào thai.
(ngăn không cho xẩy ra chu kỳ rụng trứng mới).
- Không làm tổ (thai không bám vào tử cung) => không có Progesterone:
=> Thể vàng tiêu biến => chu kỳ mới bắt đầu
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Sự phát triển của phôi thai (tt)
Khoảng thời gian phối lần đầu => phối lại:
Nếu nái động dục lại theo chu kỳ bình thường (18 – 23 ngày sau khi phối):
o Nái chưa bao giờ đậu thai.
o Nếu nái có đậu thai, thì có ít hơn 4 phôi thai ở ngày tuổi thứ 12.
Nếu nhiều heo nái bị lốc (lên giống lại trong chu kỳ này):
=> Kiểm tra chương trình thức ăn.
=> Kích thích động dục.
=> Kỹ thuật phối giống.
=> Chất lượng tinh.
=> Heo nái có bị bệnh hoặc bị ghẻ.

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Sự phát triển của phôi thai (tt)
Nếu nái động dục lại theo chu kỳ bất thường (24 – 42 ngày sau khi phối):
o Nái đã mang thai > 4 bào thai ở ngày thứ 12.
o Nhưng các bào thai bị chết bớt, chỉ còn < 4 bào thai đến ngày 13 – 30.
o Hầu hết bào thai chết từ ngày 12 – 30.
Nếu có nhiều heo nái bị lặp lại chu kỳ bất thường này:
=> Kiểm tra quản lý sau phối giống
(dời heo, tiểu khí hậu, stress).
=> Heo nái có bị bệnh hoặc bị ghẻ.

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


3. Kiểm tra heo nái mang thai ?
a. Kiểm tra heo nái bằng quan sát kết hợp với dẫn theo heo đực thí tình:
- Heo nái không mang thai => từ ngày 12 sau khi phối thì thể vàng tiêu biến.
=> Heo nái sẽ động dục lại vào ngày 21 (+/- 3).
- Kiểm tra heo nái để phối lại từ ngày 18 – 24 ngày sau khi phối, kiểm tra 2
lần/ngày bằng heo đực thí tình.
- Nếu heo nái nhốt trong chuồng lồng => cho đực thí tình kiểm tra từ phía trước
mũi heo nái như lúc kiểm tra lên giống/động dục trước phối.
- Nếu không thể kiểm tra heo nái bằng heo đực thí tình đứng phía trước:
Tập cho heo đực thí tình đi phía sau heo nái.
Cho heo đực thí tình đứng kẹp gần heo nái.
Cho heo nái ra khỏi ô chuồng cá thể để heo đực tiếp xúc..
- Với chuồng nhốt heo nái theo nhóm:
+ Cho heo đực thí tình đi dọc hành lang gần heo nái.
+ Nếu heo nái động dục thì nái sẽ tiến lại gần heo đực.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Bắt lốc (phát hiện nái không mang thai)
Thời gian bắt lốc:
1. Lúc 3 tuần mang thai (kiểm tra từ ngày 18
đến 24 sau phối):
- Kiểm tra dịch ở âm đạo heo nái chảy ra
xuống nền/sàn chuồng (sáng, chiều) sau khi
heo phối được 18 – 24 ngày (nếu có dịch chảy
ra, có thể là heo nái này không đậu thai).
- Dẫn heo đực đi kiểm tra (nếu mũi heo
đực và mũi heo nái chạm nhau, => heo nái đó
không đậu thai).
=> Nếu thấy heo nái có các biểu hiện như trên,
thì đó là heo không đậu thai và sẽ lên giống lại.
2. Lúc 6 tuần mang thai (các heo nái kiểm tra
lúc 18 – 24 ngày còn sót lại/nghi ngờ).
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Thực hành bắt lốc heo nái
Cho heo đực đi chậm trước mặt heo nái.
Người đi trước quan sát mũi heo đực.
Nếu làm tốt thì > 85% heo nái lốc, không bầu
được phát hiện giai đoạn trước 28 ngày, và >
95% được phát hiện giai đoạn trước 45 ngày.

Người đi sau quan sát âm hộ heo (niêm mạc,


dịch tiết...) và đánh dấu lên lưng heo nái. Cần
chú ý những heo nái có biểu hiện: bồn chồn,
di chuyển trong chuồng, không nằm yên...
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
2. Kiểm tra heo nái mang thai
b. Kiểm tra heo nái bằng máy:
Kiểm tra heo nái đã phối giống vào những thời điểm mà có thể phát hiện
được heo nái có/không mang thai, bằng cách sử dụng máy khám thai:
o Lần đầu kiểm tra lúc 19 – 21 ngày.
o Lặp lại ở ngày 26 – 30.

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Xác định heo nái mang thai qua siêu âm

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Xác định heo nái mang thai qua siêu âm

THỜI ĐIỂM SIÊU ÂM

1. Lần thứ 1: lúc 19 – 21


ngày sau phối giống.
2. Lần thứ 2: lúc 26 – 30
ngày sau phối giống
(những nái còn nghi
ngờ trong lần siêu âm
thứ nhất).

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Xác định heo nái mang thai qua siêu âm

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Xác định heo nái mang thai qua siêu âm

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Nái mang thai 1 – 42 ngày => Cần ghi nhớ
- Heo nái sau khi phối giống cần được phục hồi thể trạng càng nhanh càng tốt:
o KL/BCS + ĐDML ở ngày cai sữa (có ghi nhận/đánh giá cụ thể).
o Xác định qui trình thức ăn cho heo nái.
- Phôi hoàn thành việc làm tổ ≈ 4 tuần sau khi phối:
o Phôi càng lâu hoàn thành việc làm tổ
=> Càng làm tăng nguy cơ chết phôi.
- Phòng ngừa stress:
o Không di chuyển heo nái trong khoảng
thời gian từ 48h sau khi phối đến 4 tuần
sau phối (từ ngày 3 đến ngày 28 sau phối).
o Phòng ngừa stress nhiệt
(nhiệt độ tối ưu 16 – 220C, ẩm độ 65 – 75%,
tốc độ gió ≈ 1,5 – 2,0 m/s).
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Chương trình TĂ dựa vào hao mòn thể trạng
1. Heo nái hao hụt cơ và mỡ lưng trong thời gian nuôi con:
o Mục tiêu hao hụt trọng lượng: max 10% KL cơ thể (≈ 20 – 25 kg).
o Mục tiêu hao hụt ĐDML: max 1 mm/tuần.
2. Heo nái mang thai cần được khôi phục thể trạng/Mỡ lưng càng sớm càng tốt:
o Tăng lượng ăn vào giai đoạn chửa kỳ đầu (tới 42 ngày).
o Chương trình cho ăn cho heo nái sau phối giống phụ thuộc vào lượng hao
hụt thể trọng, hao hụt độ dầy mỡ lưng của heo nái trên chuồng đẻ.
Lượng cám/nái/ngày (kg)
Điểm thể
Trọng lượng cơ thể giảm ĐDML giảm 1 – 42 ngày 43 – 84 ngày
trạng (BCS)
sau phối giống sau phối giống
< 10% (≈ 20 – 25 kg) < 4 mm 2,0 – 2,5 2,8 2,0 – 2,2
10 – 15% (≈ 25 – 38 kg) 4 – 6 mm 1,5 – 2,0 3,2 2,2 – 2,5
> 15% (> 38 kg) > 6 mm 1,0 – 1,5 3,3 3,0
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Chấm điểm thể trạng heo nái (BCS)
Yêu cầu thể trạng heo nái cần đạt
Điểm Hình dáng được trong 1 chu kỳ sản xuất
Quá mập
Khoảng thời gian của nái Điểm
Mập
Cai sữa đến phối giống 2,5 (2,0 – 3,0)
Lý tưởng
Phối giống đến 42 ngày 2,5 (max = 3,0)
Ốm
Từ ngày 43 đến ngày 84 3,0 (2,5 – 3,5)
Quá ốm Từ 85 ngày đến đẻ (115) 3,0 (max = 3,5)

Đẻ xong đến cai sữa 2,5 (max = 3,5)


Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Chấm điểm thể trạng heo nái (BCS)

BCS 1 BCS 2 BCS 3

Gầy Lý tưởng (BT)


Quá gầy (xương cánh (xương cánh
(Xương cánh hông, lộ rõ khi hông chỉ lộ rõ
hông, xương kiếm tra không khi kiếm tra có
sống lộ rõ). cần ấn tay) ấn tay)

BCS 4
BCS 5

Quá béo
(xương cánh hông
Béo
không có do lớp
(xương cánh
mỡ dày che phủ)
hông không lộ rõ)
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Hao mòn thể trạng heo nái vào đẻ => cai sữa

❖ Đối với tất cả heo nái hao hụt tối đa 1


mm mỡ lưng/tuần, vì vậy cai sữa ở 3 Tăng trọng của heo nái lúc mang thai
tuần tuổi giảm mỡ lưng tối đa 3 mm, cai
Chỉ tiêu Trọng lượng (kg)
sữa 4 tuần giảm mỡ lưng tối đa 4 mm.
❖ Giảm trọng lượng cơ thể heo nái bao Thai (heo con) 14 (10 – 22)
gồm cả heo con sinh ra: Nhau thai 2,5 (2,0 – 4,5)
- Heo nái lứa 1: 40 kg. Nước ối 2,0 (1,8 – 3,0)
- Heo nái lứa 2 và 3: 45 kg.
Tử cung 3,2 (3,0 – 3,6)
- Heo nái từ lứa 4 trở đi: 50kg.
Bầu vú 3,4 (3,0 – 4,0)
❖ Hoặc giảm tối đa 10% thể trọng nếu
không kể heo con. Điều này chỉ đúng Tăng trọng heo nái 10 – 20
nếu heo nái vào đẻ với thể trạng phù
Tổng trọng lượng tăng 35,1 (45,1)
hợp (BCS là 3, tối đa 3,5).
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Những nguyên tắc vàng khi nuôi heo nái

❖ Mỗi lần mang thai, heo nái nên tăng:


- Khoảng 20 – 30 kg trọng lượng.
- Khoảng 3 mm độ dầy mỡ lưng (vị trí P2).
Thí dụ: vào ngày mang thai 110 của heo nái, với:
+ Topigs 20: độ dầy mỡ lưng ở vị trí P2 là 17 mm.
+ Topigs 40: độ dầy mỡ lưng ờ vị trí P2 là 15 mm.
❖ Sau mỗi lứa đẻ - nuôi con, heo nái chỉ nên giảm:
- Khoảng 4 mm độ dầy mỡ lưng (vị trí P2).
- Không quá 20 kg trọng lượng cơ thể (tối ưu là 10 kg).

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Ảnh hưởng của stress nhiệt đối với heo nái
Đối với heo nái mang thai:
Stress nhiệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của thai và
gây lốc, sảy thai tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bào thai:

Mang thai Mang thai Mang thai


1 - 35 ngày 36 - 84 ngày 85 -115 ngày

Làm chết hợp tử, gây Gây thai khô, chết Gây chết thai, đẻ non, tỷ lệ
chết sơ sinh cao. Heo nái sức
lốc, heo có thể động thai, không động dục
khỏe kém do đó thời gian đẻ
dục trở lại hoặc động trở lại, do đó khó kéo dài, dễ bị sốt và mẫn cảm
dục ngầm. phát hiện. các bệnh qua đường sinh dục.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
4. Sự phát triển của bào thai (43 – 84 ngày)

Bào thai hoàn thành bám dính vào tử cung vào ngày 24.
Nếu phôi chết thì hầu hết sẽ xẩy ra trước ngày 30.
Những phôi phát triển thành bào thai hoàn thiện chỉ cần tiếp tục phát triển.
Giai đoạn này bào thai vẫn phát triển chậm.

90% heo nái cần đạt chuẩn


BCS ≈ 2,5

1 – 42 43 – 84 85 – 115

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Chương trình cho ăn và BCS (43 – 84 ngày)

Nếu BCS đúng chuẩn (BCS ≈ 2 – 2,5):


Giảm lượng thức ăn giai đoạn này là phù hợp.
Luôn cho ăn đảm bảo dinh dưỡng cao hơn nhu cầu duy trì (lượng cám
cho ăn ≈ 1% thể trọng heo nái).
Nếu BCS gầy (BCS ≈ 1,5 – 2):
Cần cho ăn khẩu phần tăng lên một ít.
Thường thì heo nái cai sữa có BCS <1,5 và ĐDML <10 mm.
Nếu BCS quá gầy (BCS ≈ 1 – 1,5) và ĐDML > 6 mm:
o Ngày 0 – 42 sau khi phối: 3,3 kg/nái/ngày.
o Ngày 43 – 84 sau khi phối: 3,0 kg/nái/ngày.

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


5. Sự phát triển của bào thai (85 – 115 ngày)

Các bào thai tăng trọng theo cấp


số nhân trong thời gian này:

o Ngày 85 mỗi thai nặng: 400 g.


o Ngày 115 mỗi thai nặng: 1400 g.
=> Tăng trọng mỗi tuần tới 36% !

Dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát


triển này:

Tăng trọng cơ là chính.


Protein không bị giới hạn.

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Quá trình phát triển của bào thai (heo con)

Trọng lượng bào


thai heo qua các
tuần thai (12 – 16 ):

- Tuần 12: 400 g.


- Tuần 13: 544 g.
- Tuần 14: 740 g.
- Tuần 15: 1006 g.
- Tuần 16: 1368 g.

Nguyễn Quế Hoàng


Sự phát triển của bào thai (85 – 115 ngày)

Vào thời gian cuối thời kỳ mang thai, bào thai tăng trọng theo cấp số nhân

Qui trình cho heo nái ăn theo BCS (84 – 107)


- Nếu BCS đúng chuẩn: 3,0 – 3,2 kg/nái/ngày.
- Nếu BCS quá gầy: cho ăn cao hơn (+ 0.2 kg)

95% heo nái cần đạt chuẩn BCS ≈ 2,5


Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Sự phát triển của bầu vú heo nái mang thai

• Không trước ngày 105


• Không bị xẹp tuyến sữa

Cho ăn quá nhiều/hoặc ăn cám nái nuôi con sớm


=> Tăng nguy cơ tuyến sữa phát triển quá sớm

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Kiểm tra heo nái những tuần cuối trước khi đẻ

Xảy ra những gì:


- Heo con lớn nhanh.
- Bầu bú phát triển nhanh.
- Nái có sự chuẩn bị cho quá trình sinh đẻ.

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


6. Tổng hợp qui trình cho ăn giai đoạn mang thai

a. Qui trình chung (cho heo nái rạ):


- Cao – đầu kỳ mang thai: Phục hồi thể trạng heo nái.
- Thấp – giữa chu kỳ mang thai: Duy trì thể trạng cho heo nái.
- Cao – cuối kỳ mang thai: Tăng trọng heo con trước sinh.

Nái HB (lứa 1) không cần phục hồi thể trạng, vì vậy cần cho ăn tăng dần.

b. Yêu cầu cần làm được:


- Kiểm tra BCS và ĐDML lúc heo nái cai sữa.
- Kiểm tra lượng cám cho ăn thực tế (cân thử cám!!).
- Điều chỉnh qui trình cho ăn phù hợp.
- Sử dụng loại cám mã số khác ?
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Hậu quả của heo nái MT ăn thiếu cám
Cho heo nái ăn ít quá (hay ăn loại cám kém chất lượng):
- Thiếu năng lượng, tử cung co bóp yếu, đẻ chậm => heo
con sinh ra yếu, bú kém, dễ bệnh, tỷ lệ chết loại cao…
- Trọng lượng heo con sơ sinh thấp, không đồng đều.
- Heo nái có lượng sữa đầu ít và sản xuất sữa khi nuôi
con kém, làm cho heo con cai sữa trọng lượng thấp.
- Làm cho heo nái ốm (gầy) khi
cai sữa, dễ bị hội chứng lứa 2:
+ Sau cai sữa chậm lên giống.
+ Lên giống không rõ ràng.
+ Trứng rụng ít…
- Giảm thời gian khai thác/lứa đẻ
của heo nái (do bị chết/loại sớm).
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Hội chứng lứa 2 trên heo nái
Trong quá trình nuôi heo nái sinh sản, thường gặp một số vấn đề trên heo
nái sau khi kết thúc lứa 1 (HB → PG → MT → Đẻ → Cai sữa), với những
biểu hiện trên heo nái như sau (còn được gọi là hội chứng lứa 2):
- Nái sau cai sữa quá gầy hoặc mập.
- Nái sau cai sữa không lên giống tạm thời (khoảng 2 – 3 tuần).
- Nái sau cai sữa chậm lên giống (> 7 ngày).
- Nái sau cai sữa lên giống không rõ ràng, trứng rụng ít.
- Nái sau cai sữa lên giống nhưng không phê (không cho phối).
- Tỷ lệ thụ thai ở lứa 2 (đẻ/phối) thấp (< 70%).
- Số con sinh ra ở lứa 2 thấp (thậm chí thấp hơn cả lứa 1).
- Nái sau cai sữa không lên giống vĩnh viễn.

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


So sánh heo đẻ tuần 18.2021 của 2 trại

(55 con) (93 con)

Trại A: qui mô 1.200 heo nái Trại B: qui mô 2.400 heo nái

=> Trại A: kết quả sinh sản tuần 18 có liên quan hội chứng lứa 2

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Nguyên nhân và giải pháp phòng hội chứng lứa 2
1. Nguyên nhân:
- Heo HB đưa vào phối giống chưa đủ tuổi (< 7 tháng), hoặc quá già (> 9 tháng).
- Heo hậu bị khi đưa vào phối giống có trọng lượng nhỏ (< 125 kg).
- Heo nái lứa 1 nuôi nhiều con nhưng dinh dưỡng (cám ăn) không đủ.
- Thời gian nuôi con của heo nái lứa 1 quá dài (trên 25 ngày).
- Tỷ lệ hao mòn của heo nái lứa 1 lúc nuôi con > 10%, độ dày mỡ lưng giảm > 4 mm.
- Heo nái lứa 1 phải can thiệp trong quá trình đẻ, bị bệnh…
2. Giải pháp phòng hội chứng lứa 2:
- Heo hậu bị đưa vào phối giống ở 7,5 – 8,5 tháng tuổi.
- Trọng lượng heo nái hậu bị khi phối giống ≥ 130 kg.
- Heo nái hậu bị khi phối đã có ít nhất 2 lần lên giống.
- Heo nái lứa 1 ăn được nhiều cám nhất có thể trong giai đoạn nuôi con.
- Hạn chế heo nái bị bệnh lúc mang thai, nuôi con, ít can thiệp sản khoa khi sinh.
- Heo nái có số con nuôi và thời gian cai sữa hợp lý, tỷ lệ hao mòn KL heo nái ≤ 10%.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
Hậu quả của heo nái MT ăn nhiều/dư cám
Nếu cho heo nái ăn quá nhiều:
- Heo nái đẻ mập, thai lớn => khó đẻ, con chết
=> phải can thiệp => viêm tử cung,…
- Heo nái đẻ mập nuôi con kém, dễ đè con.
- Giảm tính thèm ăn giai đoạn nuôi con.
- Heo nái lứa 1 sau cai sữa mập có nguy cơ bị
hội chứng lứa 2 (chậm/không lên giống, dễ chết
phôi, khả năng đậu thai kém...)
=> Giảm số lứa đẻ/năm, giảm thời gian sử dụng.
=> Ảnh hưởng năng suất chung cả đàn.
- Dễ bị stress khi nhiệt độ chuồng nuôi cao.
- Heo nái dễ bị các vấn đề về chân, khớp.
- Lãng phí thức ăn.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng
VI. SỬ DỤNG VACCINE VÀ THUỐC
CHO HEO NÁI MANG THAI

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


10 – 14 ngày sau sinh Parvo + Đóng dấu + Lepto (6 chủng)

24 – 36 giờ sau sinh Kích dục tố/PGF2ᾳ

Tuần 17 sau phối Heo nái sinh

15 tuần sau phối Phòng nội ngoại ký sinh trùng

14 tuần sau phối E.coli lần 2 (nái rạ, nái HB


đã chích lần 1)
13 tuần sau phối Giả dại/AD

12 tuần sau phối E.coli lần 1 (heo nái hậu bị)

11 tuần sau phối Lở mồm long móng/FMD

10 tuần sau phối Dịch tả/CSF 1. Qui trình vaccine nái mang thai – đẻ
9 tuần sau phối Tai xanh/PRRS (hoặc định kỳ tổng đàn)
2. Sử dụng thuốc cho heo nái mang thai
Trên heo nái mang thai, việc sử dụng kháng sinh, thuốc hỗ trợ phải hết
sức thận trọng và cân nhắc kỹ trước khi sử dụng, cần quan tâm:
- Đường cấp thuốc (trộn thức ăn, pha nước uống, chích trực tiếp).
- Độc tính của thuốc hỗ trợ, thuốc kháng sinh.
❖ Các nhóm kháng sinh có thể sử dụng cho heo nái mang thai:
+ Nhóm Beta-Lactam: Penicillin, Ampicillin, Amoxycillin.
+ Nhóm Macrolide: Erythromycin, Tylosin, Kitasamycin, Spiramycin,
Josamycin, Tilmicosin, Tulathromycin, Gamithromycin, Tildipirosin...
+ Nhóm Lincosamide: Lincomycin, Virginiamycin...
+ Nhóm Pleuromutilin: Tiamulin, Dynamutilin.

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


2. Sử dụng thuốc cho heo nái mang thai (tt)
❖ Các nhóm kháng sinh không/hạn chế sử dụng cho heo nái mang thai:
- Nhóm Cephalosporines: Ceftiofur, Cephalexin…
- Nhóm Aminoglycoside: Streptomycin, Gentamycin, Neomycin,
Apramycin, Spectinomycin, Kanamycin...
- Nhóm Tetracyclin: Tetracyclin, Chlortetracyclin, Oxytetracyclin,
Doxycyclin...
- Nhóm Polypeptid: Bacitracin, Colistin, Enramycin...
- Nhóm Phenicol: Chloramphenicol, Thiamphenicol, Florfenicol...
- Nhóm Sulfonamide: Sulfaguanidin, Sulfacetamid, Sulfamethoxazole...
- Nhóm Fluoroquinolone: Acid nalidixic, Flumequin, Norfloxacin,
Enrofloxacin, Ofloxacin, Marfloxacin, Cifprofloxacin, Danofloxacin…
- Nhóm Diaminopyrimidin: Trimethoprim, Diaveridin, Ormethoprim...

Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng


Độc tính của kháng sinh
Kháng sinh Gan Thận Thai Xương Máu Khác
Beta - lactam Dị ứng
Cephalosporin + + +/-
Aminoglycoside (inj) + + Tai
Polypeptide (inj) + + Giảm tổng hợp sterol
Tetracycline + + Loạn khuẩn, xương, răng
Phenicol + (chloram) + (thiam,flor) + + Loạn khuẩn, giảm miễn dịch
Macrolide +
Lincosamide + +
Dị ứng, loạn khuẩn, giảm
Sulfonamide + +
vitamine K, sinh dục
Diaminopyrimidin + + + +  folat
Fluroquinolon + + + Thần kinh, khớp thú non
Nguyễn Quế Hoàng
Happy to answer
your questions!

What you hear you forget

What you see you remember

What you do you understand


Cảm ơn Anh, Chị đã chú ý lắng nghe!
Cảm ơn đồng nghiệp và Chúc Thành Công!
CẢM ƠN ĐỒNG NGHIỆP ĐÃ CUNG CẤP TƯ
LIỆU GIÚP TÔI HOÀN THÀNH BÀI VIẾT NÀY

Thạc sỹ-BSTY:Nguyễn Quế Hoàng


ĐT: 0908.417.957
Email:Edward.Hoang@Deheus.com
Hoặc:quehoangnguyen@gmail.com

Nguyễn Quế Hoàng


Quá trình được đào tạo và làm việc
1. Họ và tên: Nguyễn Quế Hoàng (Edward)
Ngày sinh: 24.10.1961 Tại: Hà nội
Số ĐT: 0908.417.957 Email: Edward.Hoang@deheus.com
2. Chuyên môn đào tạo (tại Đại học Nông Lâm Tp.HCM):
+ Năm 1986: Tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi.
+ Năm 2001: Tốt nghiệp Bác sĩ Thú y.
+ Năm 2006: Tốt nghiệp Thạc sĩ Thú y.
3. Quá trình công tác:
+ 1986 – 1991: Phụ trách công tác Thú y tại XN heo giống Đông Á.
+ 1991 – 2012: Phụ trách Kỹ thuật và Sản xuất tại XN heo giống Đông Á, sau
này là CTCP Đầu tư Thương mại và Chăn nuôi Đông Á.
+ 2014 – 2016: NVKT của De Heus Việt Nam (phụ trách kháng sinh).
+ 2017 – 2020: GĐKT mảng trại heo trực tiếp của De Heus tại miền Nam.
+ 2021: Giám đốc Kỹ thuật và Hỗ trợ.
Hoofdstuk Nguyễn Quế Hoàng

You might also like