Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

B1.

Lý do chọn đề tài

Báo Sài Gòn Giải phóng có bài viết với chủ đề “Nghiên cứu: cô đơn có hại hơn
cả thuốc lá” vào tháng 9 năm 2022, bài viết đã đề cập đến vấn đề mức độ nguy hiểm
của sự cô đơn trong đời sống con người với nhận định “Tình trạng cô đơn kéo dài có
thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn hơn là hút thuốc lá”. Bên cạnh đó bài báo
cũng đề cập đến phát biểu của Tiến sĩ Douglas Nemecek - Giám đốc y tế về sức khỏe
hành vi của Cigna là: “Cô đơn có tác động tương tự đến tỷ lệ tử vong như hút 15 điếu
thuốc mỗi ngày, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả béo phì”. Sự cô đơn đã dần dần được
nghiên cứu và đưa ra đại chúng nhiều hơn trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau dịch
bệnh COVID 19 người ta càng cảm thấy nhiều hơn những hậu quả tiêu cực mà sự cô
đơn đem đến cho một người. Sự cô đơn là một trạng thái cảm xúc phổ biến ở nhiều
người, những người trong độ tuổi từ 20 đến 30 có xu hướng giảm theo độ tuổi
(Nguyễn Thị Minh Lan, 2019). Như vậy đối tượng sinh viên là nhóm đối tượng có
mức độ cô đơn cao và tình trạng cô đơn này xảy ra đối với hầu hết những người trong
độ tuổi sinh viên.

Tại Hàn Quốc - quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng người tự tử năm 2021
và chiếm phần lớn trong số đó là thanh niên. Tòa soạn Seoul Shinmun kết hợp cùng
với Viện nghiên cứu Gallup hỏi trên mẫu chung là 1008 người trưởng thành, thì có
đến 45,9% số người được hỏi thừa nhận rằng họ cảm thấy cô đơn và cảm giác cô đơn
xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam. Một trong những nguyên nhân lý giải cho sự cô đơn
của người trưởng thành ở Hàn Quốc là trào lưu YOLO (You only live once - Bạn chỉ
sống một lần). Người trẻ dần có xu hướng sống một mình và tồi tệ hơn là ruồng bỏ các
mối quan hệ kết nối xã hội mà điều này chính là yếu tố cốt lõi của sự cô đơn. “Cô đơn
và bị cô lập làm phát sinh cảm giác cô độc, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên sức
khỏe thể chất, tâm lý, thậm chí cả tuổi thọ của con người”- trích trong báo cáo y khoa
của Vương Quốc Anh năm 2020. Tại Hoa Kỳ, theo nghiên cứu của Hiệp hội tim mạch
năm 2022 về mối đe dọa của sự cô đơn đến các vấn về sức khỏe khác rằng: Sự cô đơn
có liên quan đến nguy cơ tăng khả năng tử vong do tim mạch và đột quỵ, bên cạnh đó
nó liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tim mạch và trí não. Như vậy sự cô đơn vô hình
tồn tại trong con người nhưng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe
và tinh thần.

Tại Nga vào năm 2016, một trào lưu đã nổ ra mang tên “Thử thách cá voi
xanh” chỉ trong vòng sáu tháng từ tháng 11 năm 2015 đến những tháng đầu của năm
2016, chính phủ nước này đã ghi nhận 130 vụ tự sát của thanh thiếu niên do trào lưu
này. Sau đó trào lưu này được lan rộng ra khắp thế giới, và đến năm 2018 trào lưu này
tràn vào Việt Nam với đối tượng chủ yếu thực hiện nó là thanh thiếu niên, và cả các
em học sinh tiểu học (Báo Tuổi trẻ, 2018). Trào lưu cá voi xanh là một trong những
minh chứng rõ nhất cho việc tự ngược đãi bản thân, khi người chơi tham gia trào lưu
này sẽ thực hiện các hành động tra tấn cơ thể và tinh thần một cách khủng khiếp và
liên tục trong 50 ngày với các hành động như vẽ cá voi xanh lên cơ thể bằng dao lam,
rạch tay, xem phim kinh dị vào 2 giờ sáng, ra nghĩa địa một mình trong đêm,... Ở Việt
Nam hành được thể hiện nhiều nhất trong trào lưu cá voi xanh là dùng dao lam để rạch
vào da ở các bộ phận trên cơ thể (chủ yếu là chân, tay) cho rỉ máu. Đối tượng của trào
lưu này chủ yếu là thanh thiếu niên, học sinh và những người dễ bị tổn thương, người
cô đơn, người sống cô độc, nội tâm, hay những người bị bạn bè, người thân bỏ rơi.
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao biết trào lưu này rất nguy hiểm nhưng nhiều người
vẫn chọn nó để thử và hầu như là họ không thoát ra được, phải chăng có một điều gì,
một nỗi đau gì đó qua mà khi thực hiện thử thách này họ mới được giải tỏa trừ.

Tìm hiểu thực trạng về mức độ nguy hiểm của những hành vi tự làm hại bản
thân, vấn đề sức khỏe tinh thần và sự cô đơn, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng sinh
viên là nhóm đối tượng chiếm phần trăm lớn trong các đối tượng được nhắc đến nhiều
nhất trong các bài báo, nghiên cứu về các vấn đề kể trên. Sinh viên là một đối tượng
nhạy cảm với nhiều vấn đề xảy ra do sự thay đổi về môi trường sống, môi trường học
tập và các vấn đề về kết nối xã hội cũng như nhiều các vấn đề xã hội, tâm sinh lý
khác. Nhóm nghiên cứu tiến hành đặt ra những câu hỏi về thực trạng cảm nhận cố đơn
như thế nào ở các bạn sinh viên, sức khỏe tinh thần của các bạn sinh viên có gặp phải
các vấn đề mang tính “bệnh lý” hay không, và hành vi tự ngược đãi chính mình có xảy
ra ở các bạn sinh viên,...Với các câu hỏi được đặt ra và những thông tin đã tìm hiểu
được nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Mối tương quan giữa
cô đơn, sức khỏe tinh thần và hành vi tự ngược đãi bản thân ở sinh viên”.
B2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

B2.1. Khái niệm

Khái niệm sự cô đơn (Loneliness)

Theo Sullivan (1953) cho rằng sự cô đơn có liên quan đến sự không thỏa mãn
các nhu cầu về tình cảm đem đến một trải nghiệm khó chịu và căng thẳng. Định nghĩa
về sự cô đơn của Sullivan cũng là định nghĩa về sự cô đơn đầu tiên được đưa ra khi
nghiên cứu về sự cô đơn một cách chính thức. Năm 1973, tác giả Robert S. Weiss cho
rằng sự cô đơn là một cảm giác tâm lý chủ quan hoặc kinh nghiệm xảy ra khi một cá
nhân thấy thiếu một mối quan hệ thỏa đáng và cảm thấy khoảng trống giữa việc kết
nối mọi người xung quanh. Định nghĩa về sự cô đơn này của Robert S. Weiss xuất
hiện trong một bài báo cáo với tựa đề “Sự cô đơn: kinh nghiệm về cô lập tình cảm và
xã hội” và kể từ đây chủ về về sự cô đơn trong tâm lý học được nhiều nhà khoa học
quan tâm với hàng loạt các nghiên cứu và định nghĩa xuất hiện sau đó.

Trong cuốn sách “Rối loạn trong các mối quan hệ cá nhân” của tác giả Perman
và Peplau xuất bản năm 1981 đã có những định nghĩa sâu sắc hơn về sự cô đơn: (1) sự
cô đơn là kết quả của sự thiếu hụt các mối quan hệ xã hội, (2) sự cô đơn mang tính
chất chủ quan và nó không đồng nghĩa với sự cô độc vì một người có thể vẫn trải qua
sự cô đơn dù họ không ở một mình, (3) sự cô đơn làm cho người ta có những trải
nghiệm khó chịu và gây đau đớn. Yếu tố thứ (3) trong định nghĩa về sự cô đơn của
Perman và Peplau (1981) giống với trải nghiệm của một người về sự cô đơn được
nhắc đến trong khái niệm của Sullivan (1953). Tuy nhiên trong khái niệm về sự cô
đơn của Perman và Peplau đã làm rõ hơn “sự không thỏa mãn các nhu cầu tình cảm”
là sự thiếu hụt các mối quan hệ xã hội và nguy cơ của sự cô đơn nhấn mạnh nhiều hơn
đến cảm nhận bên trong của một người nhiều hơn và chịu tác động của yếu tố bên
ngoài. Đến năm 1982, hai tác giả này đã tóm gọn định nghĩa của sự cô đơn lại thành:
Cô đơn là một trải nghiệm khó chịu về mặt cảm xúc và nó nhấn mạnh đến yếu tố tự
nhận thức của một người rằng mối quan hệ xã hội của họ không đúng với hiện thực
đạt được.Theo Rubinstein (1986) thì cô đơn mang hàm nghĩa về những trải nghiệm đã
qua và cả cảm xúc, tâm trạng của một người.

Tác giả Loyd và Weiten đã đề cập về sự cô đơn trong cuốn “Tâm lý học ứng
dụng và cuộc sống hiện đại'' xuất bản năm 2002 rằng: Sự cô đơn là một trạng thái cảm
xúc xảy ra khi một người có ít hơn các mối quan hệ mang tính liên kết cá nhân hơn họ
mong muốn hoặc những mối quan hệ hiện tại không thỏa mãn được nhu cầu của bản
thân họ. Cũng đồng quan điểm đó các nhà khoa học thuộc Trường Đại học VU
Amsterdam và Viện nhân khẩu học liên ngành Hà Lan (2012) cho rằng trải nghiệm sự
cô đơn của một người đến khi họ không có sự nhất quán những mối quan hệ mà họ có
và những mối quan hệ mà họ mong muốn.

Tại Việt Nam theo tác giả Vũ Dũng (2008) thì định nghĩa cô đơn là một trong
những nguyên nhân tâm lý có ảnh hưởng đến việc thay đổi trạng thái cảm xúc của con
người khi rơi vào một tình huống không quen thuộc (xa lạ, bị thay đổi) hay hoàn cảnh
bị cách ly với những người xa lạ. Gần đây vào năm 2019, ThS. Nguyễn Thị Minh Lan
trong nghiên cứu về “Sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay” đã định nghĩa
“Cô đơn là một cảm xúc âm tính mang tính chủ quan, xảy ra khi cá nhân không thỏa
mãn với sự kết nối với các mối quan hệ xung quanh”. Trong đó “cảm xúc âm tính”
được hiểu là những biểu hiện làm mất hứng thú, giảm nghị lực, không đem lại sự thỏa
mãn cho một người gây nên những trạng thái cảm xúc tiêu cực như cảm buồn rầu, thù
hằn khinh bị xấu hổ, tức giận, bực bội, tủi thân,...(IVIE, 2022)

Trong quá trình nghiên cứu về sự cô đơn từ lúc sự cô đơn được đưa ra nghiên
cứu, định nghĩa một cách chính thức cho đến bây giờ, cả ngoài nước và trong nước đa
số đều đề cập đến các vấn đề chính là: (1) Sự không thỏa mãn các nhu cầu về mặt tình
cảm, các mối quan hệ, (2) Sự cô đơn đem đến trải nghiệm cảm xúc khó chịu và gây
tổn thương, (3) Sự cô đơn nhấn mạnh đến sự tự nhận thức chủ quan của một người về
nó. Từ những định nghĩa trước đó đề tài định nghĩa sự cô đơn gần giống với định
nghĩa ThS. Nguyễn Thị Minh Lan (2019) rằng: Sự cô đơn là một cảm xúc âm tính
mang tính chủ quan, xuất hiện khi cá nhân không cảm thấy thỏa mãn với sự kết nối
các mối quan hệ xung quanh, và sự cô đơn đem đến cho cá nhân cảm xúc những khó
chịu và có khả năng gây đau đớn. Khái niệm là đồng quan điểm với các đề tài nghiên
cứu trước đó của Weiss (1973), Perlman và Peplau (1982), Vũ Dũng (2008), Nguyễn
Thị Minh Lan (2019) nên đề tài sử dụng thang đo UALC III để thu thập số liệu và
phân tích phục vụ cho nghiên cứu về sự cô đơn và các vấn đề khác là phù hợp.

Khái niệm sức khỏe tinh thần (Mental health)


Năm 1908 phong trào vệ sinh tâm thần (the mental hygiene movement) được tổ
chức. Người thực hiện: người tiêu dùng các dịch vụ tâm thần và các chuyên gia quan
tâm đến việc cải thiện điều kiện và chất lượng điều trị của những người bị rồi loạn tâm
thần.
Tại phiên họp thứ hai của Ủy ban chuyên gia của WHO về sức khỏe tâm thần
(11-16 tháng 9 năm 1950), “sức khỏe tâm thần” và “vệ sinh tinh thần” được định
nghĩa như sau: “Vệ sinh tinh thần là tất cả các hoạt động và kỹ thuật khuyến khích và
duy trì sức khỏe tinh thần. ‘’Sức khoẻ tâm thần là một tình trạng, chịu sự biến động
của các yếu tố sinh học và xã hội, cho phép cá nhân đạt được sự tổng hợp thoả đáng
các động lực bản năng, xung đột tiềm tàng của chính mình; để hình thành và duy trì
các mối quan hệ hài hòa với những người khác; và tham gia vào những thay đổi mang
tính xây dựng trong môi trường xã hội và thể chất của mình. "

Theo Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa sức khỏe tâm thần là “một trạng thái
hạnh phúc trong đó mỗi cá nhân nhận ra tiềm năng của bản thân, có thể đối phó với
những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc có năng suất và hiệu
quả, và có thể đóng góp cho mình hoặc cộng đồng của mình ”. Nếu không có tinh thần
và tâm lý tốt, các cá nhân không thể đạt được trạng thái khỏe mạnh. Sức khỏe tinh
thần không phải là một trạng thái cô lập mà là kết quả của các yếu tố quyết định thể
chất và xã hội của hạnh phúc. Nó bao gồm phúc lợi chủ quan, khả năng tự nhận thức,
tự chủ, năng lực, sự phụ thuộc giữa các thế hệ và sự thừa nhận khả năng nhận ra tiềm
năng trí tuệ và cảm xúc của một người (WHO, 2003).

Cố ý tự làm hại bản thân (Deliberate self-harm)


Có nhiều cách định nghĩa về hành vi tự gây hại giữa các nhà nghiên cứu và
không có định nghĩa thống nhất. Những nghiên cứu báo cáo một tỷ lệ phổ biến lớn
hơn 50% thường bao gồm những suy nghĩ tự hạ thấp bản thân hoặc lạm dụng rượu,
gây tự hại cho bản thân, như là các hình thức hành vi tự làm hại bản thân (Buresova
2016), trong khi những nghiên cứu khác chỉ coi là hành vi cố ý tự gây ra cho bản thân
tái diễn đến cơ thể. Vì vậy, trước tiên cần phải tiến hành nghiên cứu cơ bản về các
dạng self harm và sự xuất hiện của chúng, điều này sẽ cho phép chúng ta hiểu và xác
định hiện tượng này.

Tự làm hại bản thân có thể được định nghĩa là những hành vi được thực hiện để
gây tổn hại cho bản thân, không phân biệt chủ ý (National Institute for Health and
Care Excellence, UK, 2013).
Một số nhà nghiên cứu phân biệt tự gây thương tích cho bản thân không tự sát
với tự sát gây thương tích. Tự làm hại bản thân được liệt kê rõ ràng trong số các tiêu
chuẩn chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới (DSM-5; Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ,
2013), nhưng cũng có liên quan đến một loạt các rối loạn sức khỏe tâm thần khác
trong khi không được liệt kê trong số các tiêu chuẩn chẩn đoán. Tự làm hại bản thân
không phải là duy nhất đối với rối loạn nhân cách ranh giới: tỷ lệ tự làm hại bản thân
tăng cao đã được tìm thấy - ví dụ - trong bệnh trầm cảm, sử dụng chất kích thích (và
rối loạn sử dụng chất kích thích), rối loạn lo âu và cờ bạc (Hawton & Harriss, 2007;
Sansone et cộng sự, 2013; Plener và cộng sự, 2015). Một số người cho rằng bằng
chứng cho khái niệm này là đáng nghi ngờ, do sự phân đôi giữa thương tích ‘không tự
sát’ và ‘tự sát’ là không hợp lệ (Kapur và cộng sự, 2013). Ngoài ra, bởi vì hành vi tự
làm hại bản thân xảy ra trên một loạt các rối loạn tâm thần, nên tốt hơn hết là bạn nên
cân nhắc xem liệu các loại tự hại riêng biệt có tồn tại theo một chuỗi liên tục hay
không, thay vì phân loại.

Theo Sổ tay Thống kê và Chẩn đoán về Rối loạn Tâm thần, Ấn bản lần thứ
Năm (DSM-5), hành vi tự làm hại bản thân được chính thức gọi là rối loạn tự gây
thương tích không tự sát (NSSID) vì những hành vi tự hủy hoại bản thân này được
thực hiện mà không có ý định tự sát.

Trong đó, theo Lundh (2007), cố ý tự làm hại bản thân (Deliberate self-harm -
DSH) là một danh mục con của hành vi tự hủy hoại bản thân, bao gồm các hành vi
trực tiếp làm tổn thương bản thân. Các ví dụ chính về DSH là cắt, đốt và đánh chính
mình. Các hình thức khác như: tự bỏ đói, lạm dụng rượu hoặc ma túy, và các loại hành
vi tự hủy hoại bản thân khác có thể gây tổn hại về thể chất gián tiếp hơn hoặc trong
thời gian dài hơn, thường không được bao gồm trong DSH. Các ý kiến cũng khác
nhau về việc liệu DSH có nên được phân biệt rõ ràng với hành vi tự sát hay không.
Mặc dù tự tử có thể được coi là hình thức cố ý tự làm hại bản thân, nhưng có thể có
những lý do thực tế để đặt thuật ngữ DSH cho các hình thức cố ý tự làm hại bản thân
không gây tử vong.

B2.2 Tình hình nghiên cứu mối tương quan giữa các yếu tố sự cô đơn, sức khỏe tinh
thần và hành vi tự ngược đãi bản thân.
Mối tương quan giữa sự cô đơn với sức khỏe tinh thần
Nghiên cứu về mối tương quan giữa sự cô đơn với sức khỏe tinh thần xuất hiện
nhiều trong các đề tài nghiên cứu khoa học về sự cô đơn và sức khỏe tinh thần ở nhiều
độ tuổi khác nhau. Đặc biệt mối tương quan này được các nhà nghiên cứu nghiên cứu
nhiều hơn sau khi chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19. Nghiên cứu của Anam
Jamil và cộng sự năm 2022 về sự cô đơn và các yếu tố tác động đến sức khỏe tinh
thần ở thanh thiếu niên sau đại dịch Covid 19 đã tổng hợp những nghiên cứu về mối
tương quan giữa sự cô đơn và các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần trên đối
tượng chủ yếu là trẻ em và thanh thiếu niên. Trong đó có một nghiên cứu đưa ra đánh
giá về mối quan hệ tương quan thuận giữa sức khỏe tinh thân và sự cô đơn ở trẻ em
của tác giả Delder Morad vào năm 2021. Bên cạnh đó tác giả cũng đề cập đến những
nghiên cứu về mối tương quan giữa sức khỏe tinh thần và sự cô đơn của thanh thiếu
niên được nghiên cứu lần lượt là: (1) Sự cô đơn có liên quan đến những khó khăn về
sức khỏe tinh thần lúc ban đầu, nhưng nó không dự báo những khó khăn về mặt sức
khỏe tinh thần gia tăng một tháng sau đó và cũng không có có tác động đáng kể đến
tình trạng sức khỏe tinh thần thấp đi của một người dù tình trạng này vẫn diễn ra theo
chiều hướng tiêu cực (Kate Copper và công sự, 2021), (2) Sự cô đơn làm tăng khả
năng bản thân không có khả năng phản ứng với những mối đe dọa nghiêm trọng hơn
và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý tâm thần như lo âu, trầm cảm, stress,...điều này được
biểu hiện thông chịu được được sự không chắc chắn với bất kỳ vấn đề gì và chứng
mất ngủ diễn ra nghiêm trọng hơn (Simeng Gu, 2021). Nghiên cứu của nhóm tác giả
Anam Jamil và cộng sự năm 2022 cũng đã kết luận rằng sự cô đơn có mối tương quan
thuận với vấn đề sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên. Trong nghiên cứu của tác
giả cũng như các nghiên cứu gần đây sau đại dịch COVID-19 đa số đều là những
nghiên cứu cắt ngang rất cần những nghiên cứu cắt dọc và phát triển được các nhà
nghiên cứu thực hiện (Xie và công sự, 2020).

Cô đơn là một trong những nguy cơ tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
và thể chất (Cacioppo, 2015). Những người người trẻ trong tình trạng cô đơn có mức
độ biểu hiện trầm cảm cao hơn, lo lắng, nhút nhát và sự bị đánh giá tiêu cực hơn
những người không trong trạng thái cô đơn (Hawkley và cộng sự, 2006). Trẻ em và
thanh thiếu niên có những khó khăn về sức khỏe tinh thần từ trước đó có khả năng cô
đơn cao hơn những trẻ em không có vấn đề về sức khỏe tinh thần. Cô đơn có liên quan
đến trầm cảm và lo lắng ở trẻ em và những người trẻ gặp khó khăn về sức khỏe tinh
thần từ trước, và mối quan hệ này có thể tác động hai chiều (Emily Hards và cộng sự,
2021).

Những nghiên cứu trên đã cho thấy sự cô đơn có mối quan hệ tương quan thuận
với sức khỏe tinh thần của một người. Tức là mức độ đánh giá sự cô đơn càng cao thì
nguy cơ tăng khả năng mắc các rối loạn tâm thần tiêu cực trong sức khỏe tinh thần và
ngược lại. Bên cạnh đó cũng có nghiên cứu kết luận rằng sức khỏe tinh thần có ảnh
hưởng ngược lại đến sự cô đơn. Như vậy dựa vào những nghiên cứu trên đây có thể
thấy mối tương quan giữa sự cô đơn và sức khỏe tinh thần là mối tương quan thuận và
mang tính chất hai chiều.

Mối tương quan giữa sức khỏe tinh thần và hội chứng tự làm hại bản thân
Những người có sức khỏe tinh thần không tốt đặc biệt là những người có nguy
cơ mắc chứng trầm cảm có điểm về hành vi tự ngược đãi bản thân cao hơn những
người không có dấu hiệu trầm cảm và họ ngược đãi bản thân để đạt được sự giải tỏa
khỏi trạng thái tâm trí không thể khó chịu dai dẳng (Dennis và cộng sự, 2007)

Trong nghiên cứu của tác giả Kayla Chang năm 2017 về vấn đề tự ngược đãi
bản thân và sức khỏe tinh thần, tác giả đã làm rõ mối quan hệ giữa tự ngược đãi bản
thân với từng yếu tố trong sức khỏe tinh thần được đề cập là trầm cảm, lo âu và rối
loạn ăn uống. Trong nghiên cứu tác giả giả thích rằng trầm cảm có thể là một trong
những nguyên nhân tác động trực tiếp đến hành vi tự ngược đãi bản thân của một
người, khi thực hiện hành vi này họ cảm thấy được xoa dịu nỗi đau, thoát khỏi sự tê
liệt của chứng trầm cảm, dùng để trừng phạt phản thân về mặc cảm mắc trầm cảm.
Hành vi tự ngược đãi bản thân của một người cũng nhằm giải tỏa sự căng thẳng do
trạng thái lo âu bệnh lý gây ra. Lo âu bệnh lý gây ra tình trạng căng thẳng quá mức với
các tình huống không cần thiết mà tình trạng này không tìm được nơi nào có thể giải
phóng ra được nên quay trở ngược lại vào trong dẫn đến hành vi tự ngược đãi bản thân
để giải tỏa sự căng thẳng quá mức. Hành vi tự ngược đãi đến sau các dấu hiệu của
trạng thái trầm cảm, lo âu bệnh lý thì rối loạn ăn uống tồn tại như một dạng tự ngược
đãi và tồn tại song song với nhau. Phát hiện của tác giả Kayla Chang về mối quan hệ
tồn tại song song giữa hành vi tự ngược đãi bản thân với rối loạn ăn uống góp phần
minh chứng cho việc hành vi tự ngược đãi bản thân có phải là một triệu chứng tâm
thần hay không.

Một nghiên cứu tại Mỹ của Hội cựu chiến binh Mỹ (U.S. Department of
Veterans Affairs) năm 2022 về chủ đề hành vi tự ngược đãi bản tha và mối quan hệ
của chúng với chấn thương và rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Nghiên cứu đã tìm
ra kết quả rằng tỷ lệ những người tự làm hại bản thân cũng cao hơn ở những người
đang được điều trị hoặc đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Và đặc biệt tỷ
lệ này cao hơn cả với những người đang gặp tình trạng rối loạn căng thẳng sau sang
chấn có nhiều khả năng tự làm hại bản thân hơn những người không gặp tình trạng rối
loạn căng thẳng sau sang chấn. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người
có hành vi tự làm hại bản thân đều để giải tỏa những trạng thái tiêu cực của sức khỏe
tinh thần như giảm căng thẳng, giảm sự tức giận, bày tỏ hoặc giải tỏa cảm giác buồn
và lo lắng, thể hiện nhu cầu cần sự giúp đỡ,...nhưng thường họ không được chăm sóc
sức khỏe tinh thần hoặc thậm chí điều trị y tế. Hành vi tự làm hại bản thân có xu
hướng được điều trị không tách biệt với các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Nghiên
cứu còn cho biết rằng, những nghiên cứu trước đó về vấn đề này cho thấy việc thêm
vào một đợt trị liệu chỉ tập trung và hành vi tự ngược đãi bản thân có thể khiến bản
thân ít hoặc giảm bớt tổn thương hơn.

Như vậy, hình vi tự ngược đãi bản thân có liên quan và ảnh hưởng đến sức
khỏe tinh thần theo cả hai chiều. Cụ thể trong hội chứng tự ngược đãi bản thân có mối
quan hệ liên quan đến những vấn đề trong sức khỏe tinh thần là trầm cảm, rối loạn
căng thẳng sau sang chấn, rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách, lo âu (National
Alliance of Mental Illness, 2022)

Mối tương quan giữa sự cô đơn và hành vi tự ngược đãi bản thân.
Nghiên cứu của Dennis và cộng sự năm 2006 đã chỉ ra rằng hành vi tự làm hại
bản thân trong cuộc sống của một người thường liên quan đến sự cô đơn và cô lập xã
hội.

Nghiên cứu của Kayla Chang vào năm 2018 về mức độ cảm nhận cô đơn của
một người và hành vi tự ngược đãi bản thân với chu kỳ tự ngược đãi bản thân đã minh
chứng cho việc có tồn tại mối quan hệ giữa sự cô đơn và hội chứng tự làm hại bản
thân và nghiên cứu đã đóng góp nhiều kết quả ý nghĩa cho việc nghiên cứu mối quan
hệ giữa hai yếu tố này. Tác giả đã chỉ ra rằng cảm giác cô đơn có thể là nguyên nhân
dẫn đến hành vi tự ngược đãi bản thân của một người. Đồng thời hành vi tự ngược đãi
bản thân cũng có mối quan hệ tác động theo chiều thuận với sự cô đơn. Tự ngược đãi
bản thân khiến cho cảm giác cô đơn của một người trở nên tồi tệ hơn vì người có thực
hiện hành vi tự ngược đãi bản thân thực hiện hành vi này để che lấp đi sự cô đơn hoặc
không thể che lấp đi sự cô đơn. Nghiên cứu cho thấy rằng những người thực hiện hành
vi tự ngược đãi bản thân sẽ ngày càng có khoảng cách với xã hội và những người
xung quanh để cho lấp “bí mật”, chính điều này làm tăng lên trải nghiệm cảm giác cô
đơn ở chính họ.

Sự cô đơn và hành vi tự ngược đãi bản thân nên được coi là những vấn đề xã
hội và sức khỏe quan trọng và đáng được quan tâm, vì chúng có nhiều hậu quả tiêu
cực đối với hạnh phúc và sức khỏe tinh thần của một cá nhân và trong một số trường
hợp có thể dẫn đến tự tử. Mối liên hệ giữa hành vi tự ngược đãi bản thân và trải
nghiệm về sự cô đơn đã được tìm thấy (Anna R. Ronka và cộng sự, 1986).

B3. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa sự cô đơn và sức khỏe tinh thần với hành vi tự
ngược đãi bản thân” được tiến hành nhằm các mục tiêu:

Thứ nhất, nhằm thống kê mô tả thực trạng, đặc điểm về sự cô đơn, sức khỏe
tinh thần và hành vi tự ngược đãi bản thân của các sinh viên Đại học quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh.

Thứ hai, làm rõ mối tương quan giữa ba biến số: sự cô đơn, sức khỏe tinh thần
và hành vi tự ngược đãi bản thân của các sinh viên Đại học quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh.

Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu đưa ra những thông tin để sinh viên có nhận thức
rõ hơn về sự cô đơn, khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và hành vi tự ngược
đãi bản thân. Bên cạnh đó, còn đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm cải thiện đời sống
tinh thần sinh viên.

B4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: 1000 mẫu.

Khách thể: Sinh viên Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Đối tượng nghiên cứu: Sự cô đơn, sức khỏe tinh thần, tự làm hại bản thân, và mối
tương quan giữa các yếu tố trên.

B5. Phương pháp nghiên cứu

B5. 1. Thiết kế

● Các biến

Sự cô đơn.

Sức khỏe tinh thần

Hành vi tự ngược đãi bản thân

● Các bước

Bước 1: Chuẩn bị đề cương.

Bước 2: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo.

Bước 3: Xây dựng bảng hỏi khảo sát.

Bước 4: Thu thập dữ liệu nghiên cứu.

Bước 5: Chọn lọc và xử lý dữ liệu.

Bước 6: Báo cáo kết quả và ý kiến thảo luận

B5. 2. Công cụ

Sự cô đơn (Loneliness).

Thang đo cô đơn UCLA 3 (University of Los Angeles Loneliness Scale -


version 3). Thang đo gồm 20 mục (items) trong đó 10 mục (items) theo hướng tích
cực và 10 mục (items) theo hướng tiêu cực. Cách tính điểm: được báo cáo từ 1 đến 4
cho mỗi items (1 = không bao giờ; 2 = hiếm khi; 3 = đôi khi và 4 = luôn luôn). Trong
đó, những mục tích cực được tính điểm ngược lại. Điểm thang đo càng cao càng cho
thấy mức độ cô đơn cao.

Sức khỏe tinh thần (Mental Health).

Thang đo MHI (Mental Health Inventory) đo lường cả hai khía cạnh của sức
khỏe tinh thần: gồm các khía cạnh tích cực của hạnh phúc và các khía cạnh tiêu cực
của sức khỏe tinh thần. MHI là một bảng câu hỏi tự đánh giá gồm 38 mục (items).
Cách tính điểm: tất cả các mục của thang đo trừ 2 mục (9 và 28) được báo cáo từ 1-6
cho mỗi item. Mục 9 và mục 28 được báo cáo trên thang điểm năm (từ 1-5 cho mỗi
item). Thang đo có thể được sử dụng để sàng lọc các triệu chứng trầm cảm và cảm
giác lo âu

Hành vi tự hủy hoại bản thân (Self - harm behavior).


Kiểm kê Tự gây hại (Self-harm Inventory) là một bảng câu hỏi tự báo cáo gồm
22 mục, có / không, nhằm tìm hiểu lịch sử gây hại của người khảo sát.Các nghiên cứu
chỉ ra rằng Kiểm kê Tự gây hại cho bản thân thực hiện những việc sau: 1) sàng lọc
mức độ phổ biến suốt đời của 22 hành vi tự gây hại cho bản thân; 2) phát hiện các
triệu chứng nhân cách ranh giới; và 3) dự đoán việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe tâm thần trong quá khứ.

B5.3. Phương pháp

Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

B5. Phương pháp kiểm soát nhiễu

B6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết

B6.1. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa sự cô đơn và sức khỏe tinh thần với hành
vi tự ngược đãi bản thân” đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:

Câu hỏi 1. Thực trạng về mức độ cô đơn, hành vi tự ngược đãi bản thân và các
dấu hiệu ban đầu của các vấn đề liên quan đến vấn đề sức khỏe của sinh viên như thế
nào?

Câu hỏi 2. Mối quan hệ giữa sự cô đơn và sức khỏe tinh thần với khả năng tự
làm hại bản thân là gì?

B6.2. Giả thuyết

Đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa sự cô đơn và sức khỏe tinh thần với hành
vi tự ngược đãi bản thân” đặt ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

H1: Sinh viên có mức độ cô đơn và hành vi tự sát ở mức độ thấp

H2: Đa số các sinh viên đều có dấu hiệu tiêu cực về các vấn đề sức khỏe tinh
thần
H3: Sự cô đơn và sức khỏe tinh thần với hành vi tự ngược đãi bản thân có mối
quan hệ hai chiều và tương quan thuận với nhau

B7. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

B7.1. Ý nghĩa khoa học

Góp phần làm phong phú thêm tri thức và cơ sở khoa học cho lĩnh vực nghiên
cứu Tâm lý học nói chung và vấn đề sức khỏe tinh thần nói chung.

Nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo và ý tưởng cho các đề tài nghiên cứu
khoa học sau này trong lĩnh vực Tâm lý học hay có ngành nghiên cứu khoa học xã hội
khác như công tác xã hội, xã hội học,...

Đóng góp số liệu thực tế về thực trạng cảm nhận mức độ cô đơn ở sinh viên,
mức độ nghiện điện thoại và vấn đề sức khỏe tinh thần với thực trạng khả năng tự làm
hại bản thân ở sinh viên.

B7.2. Ý nghĩa thực tiễn

Góp phần gia tăng nhận thức về sự cô đơn và tăng khả năng nhận diện hành vi
tự làm hại bản thân ở sinh viên hiện nay, cùng với đó là các vấn đề liên quan đến sức
khỏe tinh thần ở sinh viên.

Giúp xã hội có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề cô đơn ở thế hệ trẻ, cũng như có
cái nhìn cảm thông hơn cho các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong vấn đề này..

Giúp nhà trường và xã hội trong việc hỗ trợ, giúp đỡ về sức khỏe tinh thần cho
các bạn sinh viên.

B8. Bố cục đề tài

Mục lục

Phần 1. Dẫn nhập

1.1. Lý do chọn đề tài

1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

1.4. Câu hỏi nghiên cứu

1.5. Giả thuyết

Phần 2. Nội dung

2.1. Cơ sở lý luận khoa học


Khái niệm về các vấn đề được nghiên cứu trong đề tài: Sự cô đơn, hành vi tự ngược
đãi bản thân, sức khỏe tinh thần

Phân tích các giả thuyết về các mối tương quan giữa các vấn đề trong nghiên cứu đã
được chứng minh trước đó giúp ích cho việc nghiên cứu đề tài.

Phân tích mối quan hệ giữa cơ sở lý luận với vấn đề nghiên cứu.

2.2. Cơ sở thực tiễn

Phần 3. Tiến trình nghiên cứu

3.1. Công cụ

● Bảng hỏi
● Phần mềm phân tích số liệu JAMOVI

3.2. Tiến trình nghiên cứu

Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

Giai đoạn 2: Tiến hành tổng hợp, phân tích các giả thuyết được chứng minh qua các
nghiên cứu trước đó.

Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát điều tra bảng hỏi với câu hỏi đóng trên mẫu 1000 sinh
viên.

Giai đoạn 4: Thu thập và phân tích kết quả.

Giai đoạn 5: Kết luận và chứng minh giả thuyết.

Phần 4. Phân tích kết quả nghiên cứu

4.1. Phân tích kết quả thực trạng mức độ cô đơn, sức khỏe tinh thần và hành vi tự
ngược đãi bản thân ở sinh viên

4.2. Phân tích kết quả tương quan giữa các yếu tố sự cô đơn, sức khỏe tinh thần và
hành vi tự ngược đãi bản thân

Phần 5. Kết luận, kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

B8. Đăng ký sản phẩm khoa học của đề tài


STT Thể loại sản phẩm Số lượng

1 Bài viết Hội thảo khoa học

2 Bài đăng trên Tạp chí/chuyên san

3 v.v…..

Ngày ……tháng…… năm Ngày ……tháng…… năm


202… 202…
Người hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài

Ngày ……tháng…… năm Ngày ……tháng…… năm


202… 202…
Chủ tịch Hội đồng Phòng ĐN&QLKH

Tài liệu tham khảo


PHỤ LỤC

A. THANG ĐO MỨC ĐỘ CÔ ĐƠN UCLA (VERSION 3)


BẢNG CÂU HỎI THANG ĐO MỨC ĐỘ CÔ ĐƠN UCLA (VERSION 3)
Hãy cho biết tần suất bạn cảm thấy đối với những mệnh đề dưới bảng, trên thang điểm từ 1
đến 4, với:
1 - không bao giờ; 2 - hiếm khi; 3 - thỉnh thoảng; 4 - thường xuyên

Những câu in đậm là những câu bạn sẽ đảo ngược điểm số khi tính điểm
1. Bạn cảm thấy mình hòa hợp với mọi người
2. Bạn cảm thấy sự thiếu hụt trong tình bạn
3. Bạn cảm thấy không có một ai bên bạn lúc bạn cần sự động viên, ủng hộ
4. Bạn cảm thấy cô đơn
5. Bạn cảm thấy mình là một phần trong nhóm bạn của mình
6. Bạn cảm thấy mình có nhiều điểm chung với mọi người xung quanh
7. Bạn cảm thấy bạn không còn thân thiết với bất kì ai
8. Bạn cảm thấy không thể chia sẻ sở thích, ý tưởng của mình với mọi người xung quanh
9. Bạn cảm thấy mình là người hướng ngoại, thân thiện
10. Bạn cảm thấy mình gần gũi, thân thiết với mọi người
11. Bạn cảm thấy mình bị bỏ rơi
12. Bạn cảm thấy mối quan hệ giữa mình và người khác không ý nghĩa
13. Bạn cảm thấy không ai thật sự hiểu bạn
14. Bạn cảm thấy cô độc giữa mọi người
15. Bạn cảm thấy mình có thể tìm được một người bạn đồng hạnh bất cứ khi nào tôi muốn
16. Bạn cảm thấy có người thật sự hiểu bạn
17. Bạn cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng
18. Bạn cảm thấy những người ở bên cạnh mình không thật sự để tâm vào bạn
19. Bạn cảm thấy có người bạn có thể trò chuyện cùng
20. Bạn cảm thấy mình có những người bạn là nơi để bạn tìm về những lúc cần động viên, an
ủi
B. THANG ĐO HÀNH VI TỰ NGƯỢC ĐÃI BẢN THÂN (SELF-HARM
INVENTORY, SHI)

Có Không Hành vi (Bạn đã bao giờ cố ý thực hiện các


hành vi sau?)

Dùng thuốc quá liều Nếu có thì đã có bao


nhiêu lần?

Hành động cắt ngoài da (rạch tay, rạch các Nếu có thì đã có bao
vùng khác trên cơ thể,...) nhiêu lần?

Làm bỏng cơ thể Nếu có thì đã có bao


nhiêu lần?

Tự đánh mình Nếu có thì đã có bao


nhiêu lần?

Cố ý đập đầu Nếu có thì đã có bao


nhiêu lần?

Lạm dụng rượu


Lái xe liều lĩnh bất chấp nguy hiểm (quá tốc Nếu có thì đã có bao
độ,...) nhiêu lần?
Cào xước cơ thể Nếu có thì đã có bao
nhiêu lần?
Trốn tránh chữa trị vết thương
Không theo sát lộ trình chữa bệnh (tự ý bỏ
uống thuốc,...)

Lăng nhăng (nhiều bạn tình,...) Nếu “Có” thì có bao


nhiêu người?

Vẫn đâm đầu vào một mối quan hệ dù là bị từ


chối

Lạm dụng thuốc theo toa


Rời bỏ niềm tin tôn giáo để tổn thương bản
thân
Ở trong những mối quan hệ toxic Nếu “Có”, thì có bao
nhiêu mối quan hệ?
Ở trong những mối quan hệ bị lạm dụng tình Nếu “Có”, thì có bao
dục nhiêu mối quan hệ?

Cố ý từ bỏ công việc Nếu có thì đã có bao


nhiêu lần?

Cố gắng tự tử Nếu có thì đã có bao


nhiêu lần?

Cố ý tập thể dục đến mức bị chấn thương


Tra tấn chính mình bằng những suy nghĩ đánh
giá thấp bản thân
Bỏ ăn

Lạm dụng thuốc tiêu hóa để làm đau cơ thể Nếu có thì đã có bao
qua các triệu chứng (đau bụng dữ dội, co thắt nhiêu lần?
dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy dai dẳng)

Bạn có những trải nghiệm khác chưa được liệt kê ở trên không? Nếu có, bạn có thể
giúp mình miêu tả về nó không?

You might also like