Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

V.

ĐỀ MINH HỌA

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

âu 1. Khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia dân tộc địa
phương, con người nói riêng được gọi là

A. Lịch sử.

B. nhận thức lịch sử.

C. Sử học.

D. khoa học lịch sử.

Câu 2. Đối tượng nghiên cứu của sử học là

A. tất cả mọi mặt đời sống xã hội trong quá khứ.

B. toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ.

C. thế giới tự nhiên và con người trong quá khứ.

D. nguồn gốc của xã hội loài người trong quá khứ.

Câu 3. Một trong những chức năng của Sử học là

A. chức năng nêu gương.

B. chức năng xã hội.

C. chức năng giáo dục.

D. chức năng hướng nghiệp.

Câu 4. Trong xu thế hội nhập hiện nay, một trong những ngành có thế mạnh và giữ vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế- xã hội ở nhiều quốc gia là

A. du lịch.

B. kiến trúc.

C. thương mại.

D. dịch vụ.

Câu 5. Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (giữa thế kỉ XVIII) là

A. Anh.

B. Mĩ.

C. Đức.

D. Pháp.

Câu 6. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ đầu thế kỷ XXI còn được gọi là
A. Cách mạng kỹ thuật số.

B. Cách mạng công nghiệp nhẹ.

C. Cách mạng kĩ thuật.

D. Cách mạng 4.0.

Câu 7. Một trong những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (giữa thế kỉ XIX đến
đầu thế kỉ XX) là

A. máy hơi nước.

B. đầu máy xe lửa.

C. con thoi bay.

D. động cơ điện.

Câu 8. Một trong những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (giữa thế kỉ XIX đến
đầu thế kỉ XX) là

A. máy hơi nước.

B. đầu máy xe lửa.

C. con thoi bay.

D. bóng đèn sợi đốt trong.

Câu 9. Năm 1807, Rô-bớt Phơn-tơn đã chế tạo thành công

A. đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên.

B. tàu thủy chạy chở khách chạy bằng động cơ hơi nước.

C. máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

D. máy bay chạy bằng động cơ xăng.

Câu 10. Phát minh nào sau đây trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã

tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay và thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ?

A. Phương pháp nấu than cốc.

B. Hệ thống máy tự động.

C. Động cơ đốt trong.

D. Phương pháp luyện kim.

Câu 11. Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học
tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là

A. tri thức lịch sử.

B. hiện thực lịch sử.

C. tiến trình lịch sử.


D. phương pháp lịch sử.

Câu 12. Nội dung nào không phải là hình thức tìm hiểu và học tập lịch sử bằng hoạt động thực tế?

A. Nghe kể những câu chuyện lịch sử.

B. Tham quan các khu tưởng niệm.

C. Tham quan các di tích lịch sử.

D. Tham quan các bảo tàng lịch sử.

Câu 13. Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử

A. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.

B. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên.

C. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.

D. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại.

Câu 14.Văn minh Trung Hoa thời kì cổ- trung đại đạt được những thành tựu là

A. quân sự, mỹ thuật.

B. chính trị, thể thao.

C. tư tưởng, tôn giáo.

D. kinh tế, giao thông.

Câu 15. Tôn giáo nào ra đời ở Ấn Độ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới?

A. Hồi giáo.

B. Nho giáo.

C. Kitô giáo.

D. Phật giáo.

Câu 16. Một trong những thành tựu về y học của người Ấn Độ đạt được vào thời cổ - trung đại là

A. biết dùng phẫu thuật để chắp xương sọ.

B. rất giỏi về kỹ thuật ướp xác người.

C. đã sử dụng hệ số đếm thập phân.

D. chẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc.

Câu 17. Tín ngưỡng, tôn giáo của người Ai Cập cổ đại có tác động đến

A. nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập.

B. nhận thức thay đổi về sùng bái đa thần.

C. các hình thức tôn giáo của người Ấn Độ.

D. những thành tựu văn hóa ở Trung Quốc.


Câu 18. Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại đã

A. góp phần thúc đẩy chế độ phong kiến ra đời sớm nhất ở phương Đông.

B. tạo ra mối liên hệ về tri thức, khoa học giữa phương Đông và phương Tây.

C. minh chứng cho sự ảnh hưởng của nền văn minh này đối với châu âu.

D. đóng góp quan trọng vào kho tàng tri thức của văn minh nhân loại.

Câu 19. Một trong bốn phát minh lớn của người Trung Hoa vào thời cổ - trung đại mà thế giới vẫn
còn tiếp tục sử dụng đến ngày nay là

A. la bàn.

B. toán hình.

C. thuyết nguyên tử.

D. số không (0).

Câu 20. Những định lý, định đề đầu tiên có giá trị khái quát cao của toán học ra đời ở

A. Rôma.

B. Hy Lạp.

C. Trung Quốc.

D. Ấn Độ.

Câu 21 Nền văn học phương Tây được hình thành trên cơ sở

A. văn học cổ của Hy Lạp và La Mã.

B. văn học trung đại của Hy Lạp và La Mã.

C. văn học cổ của người Trung Quốc.

D. văn học cổ của người phương Tây.

Câu 22. Hệ chữ cái La-tinh và hệ chữ số La Mã là thành tựu của cư dân cổ

A. Ấn Độ.

B. Lưỡng Hà.

C. Trung Quốc.

D. Hy Lạp – La Mã.

Câu 23: Về văn học, người Hy Lạp cổ đại đã sáng tạo ra những tác phẩm nổi tiếng nào?

A. Bộ sử thi Ô-đi-xê. B. Bộ sử thi I-li-át.

C. Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê. D. Nhiều vở kịch của tác giả Esin.

Câu 24 Về nghệ thuật, người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ nào dưới
đây?

A. Xây chùa.
B. Kiến trúc.

C. Sân khấu.

D. Dân gian.

Câu 25. Cách tính lịch 1 năm có 365 ngày và ¼ ngày là thành quả của cư dân

A. Hy Lạp.

B. La Mã.

C. Ai Cập.

D. Trung Quốc.

Câu 26. Lê-ô-na đờ Vanh-xi là một nhà danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng trong thời kì

A. cổ đại Hy Lạp - La Mã.

B. văn hóa Phục hưng.

C. phương Tây hiện đại.

D. phương Đông cổ đại.

Câu 27: Nền văn minh nào sau đây ra đời sớm nhất thế giới?

A. Trung Quốc. B. Hy Lạp. C. Ai Cập. D. Ấn Độ.

Câu 28: Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến
văn minh thế giới?

A. Nền văn minh Trung Hoa. B. Nền văn minh Hy Lạp – La Mã.

C. Nền văn minh Phục Hưng. D. Nền văn minh Lưỡng Hà.

B. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1: Em hãy nêu về một công trình kiến trúc ở tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn
Độ thời cổ- trung đại? Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của công trình
kiến trúc đó (01 điểm)

Câu 2: Nếu thế giới hiện nay không có điện, điện thoại thì cuộc sống của em, gia đình em và nhân
loại sẽ như thế nào? (Viết 1 đoạn văn tưởng tượng, hình dung về viễn cảnh đó)

You might also like