Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐẤT NƯỚC

ĐỀ 1: - TƯ DUY ĐOẠN ĐẦU VÀ ĐOẠN CUỐI


“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa....” mẹ thường hay kể
....
Đất Nước có từ ngày đó”
Và:
“Để đất nước này là.....
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
Cảm nhận về hai đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về việc vận dụng chất liệu văn học
dân gian trong đoạn thơ.
CÁC BƯỚC LÀM
*Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điền, trường ca “Mặt đường khát vọng”,
đoạn thơ “Đất Nước”.
- Nhà tho NKĐ thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong thời lì chống Mỹ cứu nước. Trong nền thơ
ca hiện đại, NKĐ đã khẳng định được tên tuổi của mình với một giọng văn và cảm quan thơ ca
ấn tượng. Thơ ông thường viết về hình ảnh con người và đất nước giữa suy tư và cảm xúc dồn
nén, mang đậm chất chính luận.
-Đất Nước thuộc chương năm của bản trường ca Mặt đường khát vọng được viết năm 1971 và in
năm 1974. Bản trường ca này viết nhằm thức tinh thanh niên đô thị miền Nam nhận ra chân
tướng của kẻ thù, hiểu sâu sắc về đất nước để từ đó có quyết tâm tranh giành lại đất nước.
- Đoạn thơ đầu và cuối đã thể hiện cam nhận sâu sắc, mới mẻ cua nhà thơ về Đất Nước và tư
tưởng Đất Nước của nhân dân, niềm tin vào tương lai huy hoàng của Đất Nước, thể hiện chất
liệu văn học dân gian đậm đà:
[TRÍCH 2 ĐOẠN THƠ]
MỞ BÀI
“Đất Nước”- tiếng gọi thân thương, thiêng liêng vang vọng mãi muôn đời. Bởi đây là mảnh đất
kiên cường dẫu bị dày xéo, xâm lăng; là xứ sở nồng nàn thấm đượm với nền văn hiến bốn nghìn
năm đầy ngưỡng vọng, tự hào; là quê hương máu thịt của biết bao anh hùng vĩ đại. “Thơ chỉ bật
ra trong tim ta khi cuộc sống đã thật đầy” (Tố Hữu), thật vậy; dòng máu ấm nóng tình yêu non
sông, niềm khắc khoải thẳm sâu từ tận đáy lòng đã chắp cánh cho hồn thơ NKĐ bay cao, bay xa
với đề tài thân thuộc “Đất Nước”. Trong đoạn trích “Đất Nước” được sáng tác năm 1971, trích
“Trường ca mặt đường khát vọng”,phần đầu chương 5, với dòng thơ gian dị, mộc mạc, dịu ngọt;
người con mảnh đất cố đô Huế đã gói trọn tình gửi vào từng vân thơ trác tuyệt. Qua đó, đoạn thơ
đầu và đoạn thơ cuối đã thể hiện cảm nhận sâu sắc, mới mẻ của nhà thơ về Đất Nước và tư tưởng
Đất Nước của nhân dân, niềm tin vào tương lai huy hoàng của Đất Nước, thể hiện chất liệu văn
học dân gian đậm đà:
[TRÍCH 2 ĐOẠN THƠ]
*Cảm nhận lần lượt từng đoạn thơ.
*Cảm nhận đoạn thơ thứ nhất- cội nguồn Đất Nước
- Cảm nhận sâu sắc, mới mẻ của nhà thơ về Đất Nước:
Những từ ngữ mang ý nghĩa khẳng định “đã có rồi, lớn lên, bắt đầu từ đó” xác định Đất Nước đã
có từ rất lâu đời với một loạt hình ảnh đậm chất dân gian:
- Đất Nước có từ trong thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, từ :những cái ngày xửa nhày xưa
mẹ thường hay kể”.
- Đất Nước gắn liền với phong tục tập quán xa xưa của người Việt “tóc mẹ bới sau đầu”,
“miếng trầu bà ăn” gợi tính dân tộc thắm thiết.
- Đất Nước gắn liền với ý chí quật cường, từ khi “dân mình biết trồng tre đánh giặc” gợi ý
thức yêu nước, tinh thần bất khuất, ý chí quật cường của cha ong thể hiện qua chiến công Thánh
Gióng.
- Đất Nước gắn liền với tình nghĩa thủy chung của con người “gừng cay muối mặn”.
- Đất Nước bắt nguồn từ lối sống lao động cần cù chịu thương chịu khó và đậm tình nặng
nghĩa “cái kèo cái cột thành tên” “hạt gại một nắng hia sương xay giã giần sàng...”
*Tiểu kết đoạn 1: đoạn thơ trên nêu lên cách cảm nhận độc đáo mới lạ sâu sắc về quá trình hình
thành phát triển của Đất Nước; từ đó khơi dậy ý thức và trách nhiệm thiêng liêng của cá nhân với
tổ quốc thiêng liêng.
*Cảm nhận đoạn thơ thứ hai- tư tương Đất Nước của nhân dân, niềm tin vào tương lai huy
hoàng của Đất Nước:
- Đất Nước của NKĐ là một khúc ca- sựu nhận thức về nguồn gốc sâu xa của nhà thơ về
đất nước về trí tuệ, tâm hồn và ý chí của nhân dân.
- Để từ đó, nhà thơ khẳng định: nhân dân chính là người- là chủ đề làm nên đất nước.
- Câu thơ mở đầu đoạn thơ “để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân” chính là sự thể
hiện cảm hứng chủ đạo bao trùm lên toàn đoạn trích và cả chương 5 cua bản trường ca Mặt
đường khát vọng. Đây chính là lời kết, là sự khái quát từ những gì đã được nhà thơ triển khai
trên cả chiều dài cua trang thơ và trong cả chiều sâu của dòng cảm hứng trữ tình- chính luận.
- Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như ca dao thần thoại. Như vậy, cũng chính là
đã sáng tạo ra Đất Nước. Đê khẳng định điều này, NKĐ đã lấy ý từ ba câu ca dao có nội dung
sâu sắc để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân:
“Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.
+ Đó là vẻ đẹp giàu lòng yêu thương ân tình của người Việt đã bắt nguồn từ thuở xa xưa với
những lời dân ca ngọt ngào:
“Yêu em từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”.
+ Và đó là vẻ đẹp của lối sống đậm nghĩa, vẹn tình, quý trọng tình nghĩa hơn cả vật chất ngàn
vàng. ở đây, ý thơ cua nhà thơ được gợi lên từ chính những câu ca dao một thời đi vào đời sống
tâm hồn của dân tộc:
“cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”
+ và đó còn là sự thể hiện của truyền thống kiên cường, bất khuất trong quá trình đấu tranh
chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Để từ đó có thể khẳng định; nhân dân đã làm ra văn hóa,
làm ra đất nước bằng chính tính cách, lẽ sống tâm hồn mình.
- Tuổi trẻ thế hệ NKĐ đã nhận thức được một cách sâu sắc Nhân dân là người làm nên lịch
sử, làm ra văn hóa đất nước bằng tất cả tình cảm trân trọng và yêu thương. Suy tư và nhận thức
này của nhà thơ là tư tưởng nghệ thuật đã trở thành truyền thống trong văn học VN. Từ Nguyễn
Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu... đã từng nói lên nhận thức về vai trò của nhân dân
trong lịch sử. Đến các nhà thơ, nahf văn tong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhận
thức ấy đã được nâng lên thành một tư tương có tầm cao mới.
*Tiểu kết đoạn 2: bằng giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, trang trọng; ý thơ giàu chất chính luận,
ngôn ngữ thơ mộc mạc, cách sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian.... từ những
suy tư cảm xúc của nhà thơ, đoạn thơ đã khắc sâu vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc
và mới mẻ về đất nước nhân dân.
LIÊN HỆ MỞ RỘNG
Thơ ca chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ký thác tình yêu, lẽ sống và cả sinh mệnh
tinh thần của mình vào từng câu chữ, từng hình ảnh thơ quý giá. Trong thơ xưa, nếu Tản Đà tự
xưng phong vị “trích tiên” bị “đày xuống hạ giới vì tội ngông” đê gắn mình với sự nghiệp thơ
ca, nếu Thế Lữ tự cảm thán mình là “người bộ hành phiêu lãng” thì với NKĐ ông lại chọn trở
thành một người đồng hành “trên muôn nẻo đường trường của dòng thơ không bao giờ tắt lửa”
(nguyễn Bình Nguyên), để lại cho thế hệ mai sau những vần thơ nồng đượm tấm lòng thương
dân, yêu nước.
*Đánh giá
- Có thể nói, hai đoạn thơ đã bồi dương thêm tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào về con
người VN cho mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay.
- Qua cách cảm nhận của tác gải, Đất Nước hiện lên vừa thiêng liêng vừa sâu sắc, vừa lớn
lao gần gũi thân thiết với mọi người. Bên cạnh đó, giọng thơ chính luận trữ tình ngọt ngào da
diết đã khiến người đọc thấy đây nhưu những lời tự nhi, tự dặn mình.
*Bình luận về việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ.
- Chất liệu dân gian được sử dụng rất đậm đặc, đa djang (có phong tục, lối sống, tập quán
sinh hoạt, vận dụng quen thuộc, có ca dao, dân ca, tục ngữ, các truyện cổ tích). Hơn thế, chất liệu
dân gian được sử dụng rất sáng tạo (chỉ gợi ra bằng một vài chỗ hay một hình anh, một chi tiết...
nhưng vẫn đầy đủ ý nghãi, thậm chí rất sâu sắc, mới mẻ).
- Điều này đã tạo nên một không khí, giọng điệu, không gian nghệ thuật vừa bình dị, gần
gũi, hiện thực lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng.
LIÊN HỆ MỞ RỘNG
Quê hương nói riêng và đất nước nói chung đã trở thành một phần máu thịt gắn bó với mỗi con
người trong từng hơi thở, tiếng nói, từng điệu hồn dẫu là tiềm tàng hay biểu đạt thành câu. Chính
vì vậy mà tình yêu quê hương, đất nước tự ngàn xưa đã trở thành một nguồn cảm hứng khơi dậy
nhiều nỗi niềm, suy tư:
“đất nước tôi ơi
Những dòng sông đã cho tôi gương mặt
Những chân trời đã cho tôi tiếng hát
Đồng bãi cho tôi sức vóc bàn tay
Đồi núi cho tôi những bước dài
Hoa và chim đã cho tôi mộng ước
Những trái tim đập dồn trong ngực
Là cua người- lẽ sống của đời tôi”
(người cùng tôi, Lưu Quang Vũ)
ĐỀ 2: TƯ DUY ĐOẠN TRÍCH
Cảm nhận về đoạn trích sau;
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúc ta trồng
....
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Từ đó, khái quát cách thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” của nhà thơ NKĐ.
CÁC BƯỚC LÀM
GỢI Ý VIẾT ĐOẠN KHÁI QUÁT ĐẦU THÂN BÀI
Trải suốt chiều dài lịch sử văn học, hình tượng đất nước không biết đã bắt nhịp biết bao trái tim
thổn thức, chiếm trọn bao nhiêu cảm hứng sáng tác của thi nhân. Đất Nước tráng lệ, kì vĩ trong
con mắt cua Nguyễn Trãi: hùng dũng lướt đi trong thơ Xuân Diệu; vất vả đau thương nhưng lấp
lánh hi vọng ở sáng tác Nguyễn Đình Thi... đất nước đi vào thơ ca khi quặn thắt, nghẹn đắng
lòng người; lúc rực sáng những nét đẹp văn hóa, chiều sâu lịch sử. Ta bắt gặp một Đất Nước vô
cùng bình dị, chân phương nhưng giàu truyền thống văn hóa cũng như chiều dài lịch sử dân tộc
trong thơ của NKĐ. Bản trường ca Mặt đường khát vọng được viết năm 1971 và in năm 1974
như một viên ngọc quý, vì tình tú đẹp đẽ trên bầu trời thi ca VN. Tác phẩm đã khơi dậy sự thức
tỉnh của tuổi trẻ đô thị cùng tạm chiếm miền Nam; cổ vũ mạnh mẽ ttinh thần dân tộc; hướng về
nhân dân; nêu cao ý thức, thắp ngọn lửa lý tưởng cho thế hệ thanh niên trẻ tuổi lúc bấy giờ.
*Cảm nhận đoạn trích
- Nhân dân là lực lượng sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền mọi giá trị văn hóa, vật chất và tinh
thần của Đất Nước.
+ Điệp đại từ “họ” và điệp cấu trúc “họ...” khẳng định sức mạnh, công lao to lớn của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
+ Các động từ “giữ, truyền, chuyền, gánh, đắp, be, trồng, hát” khẳng định sứ mệnh thiêng liêng
của mỗi con người, các thế hệ trong công cuộc xây dựng đất nước.
+Những danh từ “hạt lúa, lửa, hòn than, đập, bờ, cây, trái” mang giá trị văn hóa sâu sắc, lâu đời.
Những từ “giọng điệu, tên xã, tên làng” mang giá trị tinh thần gắn bó với những người dân.
+ Nhân dân cũng là lực lượng mơ mang bờ cõi “những chuyến di dân, đắp đập be bờ” đầy gian
khổ, hi sinh.
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thù vùng lên đánh bại
- Hai câu thơ nhấn mạnh nhân dân đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giữ nước.
- Nhà thơ sử sụng phép điệp cấu trúc “có... thì” và phép đối “ngoại xâm- nội thù” thấy
được sức mạnh to lớn của nhân dân chống lại các thế lực thù địch cả trong và ngoài đất nước.
Để đất nước này là đất nước của nhân dân
Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại
- Hai câu thơ thể hiện trực tiếp tư tưởng xuyên suốt tác phẩm: nhân dân là đối tượng làm
chủ đất nước. Nhân dân có quyền thừa hưởng thành quả do mình làm ra. Do đó, đất nước của
nhân dân cũng chứa đựng những giá trị văn hóa, văn học dân gian (ca dao, thần thoại).
ĐÁNH GIÁ CHUNG
“ Thơ là một điệu hồn đi tìm các hồn đồng điệu. Thơ là tiếng nói tri âm” nhà thơ xứ Huế NKĐ
với thi phẩm đất nước đã ngân vang khúc hát tự hào khôn xiết say mê đất nước mình. Nhân dân
mình làm thổn thức bao tấc lòng hướng về dải đất chữ S thân thương. Giọng thơ nóng bỏng,
nhiệt tình yêu nước và hiện thực kháng chiến của dân tộc xen lẫn chất suy tư, chiêm nghiệm rất
iêng đã giúp nhà thơ khẳng định rõ nét tư tưởng đất nước của nhân dân; văn hóa là kết tinh từ
chính lẽ sống, tình cảm và tâm hồn. Những câu ca dao quen thuộc, nặng nghĩa sâu tình được
NKĐ vận dụng khéo léo làm hiện lên những truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc: tình yêu
thương; lòng thủy chung, son sắt, sự kiên cường, anh dũng, bất khuất, oai cường. Chất trữ tình và
chính luận bàng bạc trải đều các câu thơ tự do, uyển chuyển như khơi dòng yêu quý, trân trọng
đồng thời gọi dậy sứ mệnh cao cả nơi tuổi trẻ trong cuộc chiến đấu gian khó của toàn dân tộc.
Nhà thơ cũng thật tài tình, tinh tế khi vận dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian tạo nên
khoảng không gian nghệ thuật vừa gần gũi, bình dị, thân thuộc vừa bay bổng, mơ mộng. Không
chỉ là điệu hồn, Nguyễn Khoa Điềm còn gửi gắm đến thế hệ hôm nay niềm tin yêu, sự tự hào bất
diệt về quê cha đất tổ; để mỗi người con Việt Nam mãi ghi tạc dáng hình đất nước, quê hương xứ
sở dẫu có đi đâu, ở đâu, xa mấy... đoạn thơ đã khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân dân
chính là sự hội tụ và kết tinh bao công sức, khát vọng của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
*Nhận xét về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
- Đoạn thơ thể hiện tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” qua chiều dài lịch sử, chiều rộng không
gian địa lí và chiều sâu văn hóa dân tộc được bao thế hệ dày công dựng xây, gìn giữ. Vì thế, Đất
nước chính là Nhân dân, của Nhân dân.
- Những từ Đất nước, “Nhân dân” được viết hoa và lặp lại thể hiện sự trang trọng khẳng định sự
gắn bó thắm thiết giữa Nhân dân với Đất nước.
- Cách diễn đạt bằng chất liệu văn hóa dân gian; giọng thơ trữ tình- chính luận sâu lắng, tha thiết
đã làm nên sự độc đáo cho đoạn thơ khi nói về đề tài Đất nước.
Nhận định lí luận văn học hay khi phân tích thơ:
“ Ngôn ngữ của thi ca khác với ngôn ngữ của đời sống ở chỗ là nó gợi ra được những liên tưởng
phong phú, khơi dậy ở tâm hồn con người những rung động sâu xa, biến những tầm thường của
đời sống thành những gì lãng mạn cao cả”. (Lâm Ngữ Đường)
“Thơ là thanh nam châm có sức hút diệu kì. Mỗi người không yêu thơ khi đọc mấy vần thơ cũng
sẽ tìm thấy cho mình được vài lời hay ý đẹp. ấy là thơ đã làm cho họ thấy được điều cần thấy ở
thơ rồi”. (Lâm Ngữ Đường)

“Bản chất của thơ là thơ ngây, là bất thường, là xuất kỳ bất ý, là tiếng nói của tâm kinh, tiếng nói
của sự chiêm nghiệm nhiều khi là cả đời người, của nhiều đời người. Những tập thơ có giá trị
thực sự, chúng có thể là “Kinh thánh của tâm hồn” (Thanh Thảo- nhà thơ nổi tiếng với bài “Đàn
ghita của Lorca)
GỢI Ý KẾT BÀI
“Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi”.
Giang Nam đã gửi gắm đến chúng ta- những người may mắn sống trong hòa bình, độc lập lời
nhắc nhớ công lao, sự biết ơn sâu sắc đến những người đã ngã xuống trả lại màu xanh cho đất
nước. Sự hi sinh máu xương ấy đã góp phần làm nên đất nước phấp phới cờ hoa, lung linh cảnh
sắc. Tiếp nối mãi trang sử trang hoa, bề dày lịch sử dân tộc. Và Nguyễn Khoa Điềm- tác giả của
trường ca “Mặt đường khát vọng” đã ấp iu Việt Nam để khơi nguồn sáng tác, trở thành “giao liên
dẫn dắt qua đường “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm “tiếng sáo thổi lòng thời đại” để nối tiếp
cùng hậu thế mai sau...

You might also like