Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đề 1

Câu 1 (2,0 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi
biến hóa sau đây, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
Mg(1)−→MgSO4(2)−→Mg(OH)2(3)−→MgCl2(4)−→Mg(NO3)

Câu 2 (2,0 điểm): Cho các kim loại sau: Mg, Cu, Al, Ag
a/ Hãy sắp xếp các kim loại trên theo chiều mức độ hoạt động hóa học
giảm dần.
b/ Các kim loại trên kim loại nào tác dụng được với dung dịch HCl.
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
c/ Trong các kim loại trên kim loại nào được sử dụng làm bình đựng
axit H2SO4 đặc nguội? Giải thích.
Câu 3 (1,5 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung
dịch sau:
NaOH, H2SO4, Na2SO4, NaCl
Câu 4 (1,5 điểm)
a/ Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi cho đinh sắt vào
dung dịch CuCl2.
b/ Nêu phương pháp làm sạch dung dịch ZnSO4 có lẫn một ít tạp chất
CuSO4. Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có.
Câu 5 (3,0 điểm)
Cho 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 1,5M tác dụng hoàn toàn với dung
dịch NaOH 2M
a. Tính khối lượng kết tủa thu được.
b. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần dùng.
c. Tính nồng độ mol dung dịch thu được sau phản ứng

Luyện tập

Bài 1 :
1. Fe→FeCl2→Fe(OH)2→FeO→Fe→Fe3O4
2. Fe2O3 → Fe2(SO4)3 → K2SO4 → KOH → Cu(OH)2 → CuSO4 → Cu
Bài 2 :
Có bốn ống nghiệm bị mất nhãn, mỗi ống nghiệm đựng một trong
bốn dung dịch sau: Fe2(SO4)3, Na2CO3, BaCl2, Na2SO4. Bằng
phương pháp hóa học hãy nhận biết và viết các phương trình phản
ứng hóa học xảy ra

Bài 3 Trình bày phương pháp hóa học nhận biết dung dịch các chất sau
đây đựng riêng biệt trong các lọ: Ca(OH) 2, H2SO4, HNO3, KCl. Viết các
phương trình phản ứng xảy ra.

Bài 4:
a) Cho biết pH của một số loại nước ngọt như sau:

7UP (pH = 3,2), Pepsi (pH = 2,53), Coca cola (pH = 2,4), Sprite (pH =
3,3). Hãy cho biết nước ngọt là dung dịch có tính axit hay bazơ. Uống
nhiều nước ngọt ảnh hưởng gì đến sức khỏe của em?

b) Bằng phương pháp hóa học, em hãy nêu cách tách riêng kim loại bạc ra
khỏi hỗn hợp kim loại kẽm và bạc. Viết phương trình hóa học minh họa.

Bài 5: Cho một khối lượng sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl. Kết thúc
phản ứng, thu được 3,36 lít khí (đktc).

a) Viết phương trình hóa học. 

b) Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng.

c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.

Bài 6 : Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl
14,6% (vừa đủ) thu được 7,84 lít khí (đktc) và dung dịch Y.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp X.

Bài 7 : Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam magie vào dung dịch axit clohidric
10%, sau phản ứng thu được dung dịch A và khí B. 
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra?

b) Tính thể tích khí B thoát ra (đktc) 

c) Tính khối lượng dung dịch Axit clohidric 10% đã dùng? 

d) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A tạo thành sau phản ứng? 

Bài 8 : Hòa tan 13,9 g hỗn hợp hai kim loại nhôm và sắt trong 200 ml
dung dịch HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được hỗn hợp muối và 7,84 lít
khí H2 (đktc).

a) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong
hỗn hợp

b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl phản ứng.

c) Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?

You might also like