Cautruc IMRAD

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/270884423

Cấu trúc văn bản khoa học – IMRAD là gì?

Technical Report · September 2014

CITATIONS READS
0 11,933

1 author:

Nguyen Phuoc Long


Inje University
74 PUBLICATIONS   1,182 CITATIONS   

SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Nguyen Phuoc Long on 15 January 2015.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


Cấu trúc văn bản khoa học – IMRAD là gì?

Theo kết quả một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Luciana B. Sollaci và cộng sự, cấu trúc IMRAD
(hay IMRD) được sử dụng lần đầu tiên vào khoảng thập niên 40 của thế kỉ trước. Sau đó, nó trở
thành kết cấu của 80% tổng số bài báo ở những năm 80 và hiện nay đang là cấu trúc chuẩn của
(hầu hết) các bài báo gốc (original paper) trong lĩnh vực Y Sinh học [1]. Vậy IMRAD là gì và tại
sao lại được sử dụng phổ biến như vậy?

IMRAD

Như chúng ta đã biết, cấu trúc khung chuẩn của các công trình khoa học (trong lĩnh vực Y Sinh)
hiện nay bao gồm các thành phần sau:

Title – Tiêu đề
Contact information – Thông tin liên hệ (của tác giả)
Abstract (và keywords) – Tóm tắt bài báo và từ khóa chính.
Introduction – Phần tổng quan.
Methods hay Materials and Methods – “Vật liệu” và Phương pháp nghiên cứu.
Results – Kết quả.
(and…)
Discussion – Tham luận.
(Conclusion – Kết luận: Có thể tách làm phần riêng hoặc nằm chung với phần Discussion).
Các phần phụ khác: Acknowledgement (cảm tạ), Disclosing conflicts of interest…
References – Tài liệu tham khảo.

Trong đó, IMRAD là chữ viết tắt tập hợp từ chữ cái đầu của Introduction – Methods (hay Materials
and Methods) – Results – (And) – Discussion. Như vậy, có thể hiểu IMRAD như là cấu trúc trình
bày của một bài báo nhằm phản ánh các thành phần chính (tối thiếu) cần có của một công trình
khoa học.

Nội dung chủ yếu của các phần trong cấu trúc IMRAD được trình bày trong hình dưới đây:
Vai trò của IMRAD

IMRAD giúp bài báo khoa học có được sự trật tự và chứa đựng đủ các khía cạnh cần có trong một
công trình khoa học. Các nhà Khoa học có thể “lợi dụng” điều này để đọc hay lướt nhanh theo
“cụm thông tin đích” thay vì phải đọc từ đầu với trình tự đi từ trên xuống dưới. IMRAD, nhờ vậy,
giúp tiết kiệm thời gian khi khảo sát một lượng lớn các bài báo để tìm ra cái khiến nhà khoa
học thích thú và/hoặc phù hợp với nhu cầu sử dụng [2].

Ngoài việc sử dụng IMRAD và một số “biến tướng” của nó, như IRDAM có phần Results đảo lên
nằm ngay sau Introduction chẳng hạn. Người ta còn đề nghị một số tiêu chuẩn “bổ sung” khi trình
bày bài báo khoa học cho mỗi tiểu mục, tùy nhu cầu hay quan điểm và mục đích sử dụng [3,4,5].
Một số tạp chí cũng không đòi hỏi các tác giả phải theo đúng trình tự trình bày IMRAD (hay
IRDAM) mà có thể tùy biến nếu họ thấy phù hợp. Ví dụ, tạp chí Plos ONE chỉ yêu cầu “khung”
cố định phần mở đầu và kết thúc, các phần ở giữa sẽ có vị thứ tùy ý tác giả [6].

Tóm lại, IMRAD hiện vẫn là cấu trúc chuẩn được sử dụng rộng rãi (ít nhất là trong lĩnh vực Y
Sinh học). Việc hiểu ý nghĩa của nó sẽ giúp chúng ta tiếp cận tri thức chính qui từ các bài báo khoa
học một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Không chỉ vậy, IMRAD cũng có thể phục vụ tốt cho
công cuộc nghiên cứu khoa học, đặc biệt giúp tiết kiệm thời gian.

Tóm tắt qui trình viết bài báo khoa học có cấu trúc
IMRAD

Trên đây là một số ý niệm căn bản về IMRAD, bức tranh thực tế phức tạp hơn nhiều và mỗi người
ở từng lĩnh vực sẽ có những cảm nhận riêng về nó. Mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi
người.
Tài liệu tham khảo
[1] Sollaci, Luciana B., and Mauricio G. Pereira. “The introduction, methods, results, and
discussion (IMRAD) structure: a fifty-year survey.” Journal of the medical library association 92.3
(2004): 364.

[2] Burrough-Boenisch, Joy. “International reading strategies for IMRD articles.” Written
Communication 16.3 (1999): 296-316.

[3] Wu, Jianguo. “Improving the writing of research papers: IMRAD and beyond.” Landscape
Ecology 26.10 (2011): 1345-1349.

[4] Smith, Richard. “Quality improvement reports: a new kind of article.” BMJ 321.7274 (2000):
1428-1428.

[5] Davidoff, Frank, et al. “Publication guidelines for quality improvement in health care:
evolution of the SQUIRE project.” Quality and Safety in Health Care 17.Suppl 1 (2008): i3-i9.

[6] “There are no explicit requirements for section organization between these beginning and
ending sections. Articles may be organized in different ways and with different section titles,
according to the authors’ preference.” http://www.plosone.org/static/guidelines

Đọc thêm
Philip Abraham, The IMRaD format
Nguyễn Phước Long (tổng hợp) – www.nguyenphuoclong.com

View publication stats

You might also like