Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TÓM TẮT

Bất kì cuộc chiến tranh nào cũng đem lại những hậu quả to lớn vô cùng nặng nề
về của cải, vật chất cũng như tinh thần cho ai?. Ngày 24 tháng 2 năm 2022 Nga tiến
hành cuộc chiến tranh chiến dịch quân sự vào Ukraina – tên chưa chính xác. Đây
cũng chính là dấu mốc cho những biến động lớn trên toàn Thế Giới đến tận bây giờ
và một thời gian dài sau nữa. Việt Nam đương nhiên cũng không nằm ngoài phạm vi
ảnh hưởng từ những đợt sóng " Xung kích" của cuộc chiến tranh Nga - Ukraina. Bổ
sung thêm 1 câu nói về tác động của chiến tranh Nga – U đến thị trường năng lượng
thế giới Cuộc chiến đã làm biến động thị trường năng lượng Việt Nam, khiến cho giá
cả các mặt hàng năng lượng thiết yếu tăng cao. Đặc biệt là thời điểm diễn ra cuộc
chiến Việt Nam mới bắt đầu cuộc sống bình thường mới sau đại dịch Covid 19 đầy
khó khăn.
Qua đó rất cần đưa ra những phân tích đánh giá cùng với những giải pháp, - bỏ đề
xuất để giải quyết những vấn đề xoay quanh sự ảnh hưởng to lớn của Chiến tranh tới
thị trường năng lượng Việt Nam.- viết lại câu cho rõ ý Đề tài nghiên cứu thay thế
bằng chủ đề bài viết: " Tác động của cuộc chiến tranh Nga - Ukraina đến thị trường
năng lượng – tên chủ đề thiếu phạm vi không gian -> bổ sung không gian" vì thế - bỏ
được lập nên thay thế bằng lựa chọn với mong muốn nói lên những tác động tiêu cực-
bỏ từ cuộc chiến tới thị trường năng lượng Việt Nam từ đó ….được giảm bớt và
chúng ta có thể đứng dậy mạnh mẽ hơn, thông minh hơn ngay kể cả khi cuộc chiến
vẫn đang tiếp diễn vô cùng ác liệt.
TỪ KHOÁ: chiến tranh Nga – Ukraina, năng lượng, thị trường năng lượng
I. Tổng quan về thị trường năng lượng
1. Khái niệm thị trường năng lượng
Thị trường năng lượng là nơi mua bán và cung cấp nguồn năng lượng. Giống như
trao đổi hàng hoá, năng lượng ở dạng vật chất cũng được trao đổi và giao thương.
Nguồn năng lượng chủ yếu là năng lượng điện, dầu mỏ, khí đốt,...
Thị trường năng lượng được mở rộng trên nhiều quốc gia. Những nước sở hữu trữ
lượng tài nguyên thiên nhiên lớn sẽ là nguồn khai thác chính cho các quốc gia khan
hiếm tài nguyên. Tùy vào vị trí địa lý của từng quốc gia mà năng lượng có tính đa
dạng khác nhau.
2. Cấu tạo thị trường năng lượng
Thành phần 2 cụm từ bị mâu thuẫn lựa chọn “thành phần” thị trường năng lượng
gồm có:
- Các chủ thể:
+ Chính phủ của các quốc gia cùng các cơ quan Nhà nước có liên quan, điều tiết
thị trường năng lượng trong nước để phù hợp với tình hình hình chính trị, kinh tế, xã
hội và các mặt liên quan đến pháp lý trên thị trường năng lượng.
+ Tổ chức năng lượng thế giới IEA (International Energy Agency) duy trì sự ổn
định tài nguyên năng lượng trên thế giới.
+ Người tiêu dùng
+ Các nhà cung cấp năng lượng
- Khách thể là kết quả, lợi ích mà các chủ thể thu được sau khi thực hiện giao
dịch trên thị trường năng lượng
- Giá cả năng lượng: ý này hơi cụt, bổ sung thêm
3. Vai trò thị trường năng lượng
Thị trường năng lượng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sựg phát
triển không chỉ của nền kinh tế nước ta mà còn cho cả nền kinh tế thế giới, nó gắn
chặt sản xuất với sinh hoạt, tiêu dùng, thúc đẩy và điều tiết các hoạt động sản xuất
kinh doanh. Buộc các quốc gia, các chủ thể kinh tế hoạt động một cách thống nhất và
tuân theo các quy tắc chung. Giúp cho các quốc gia, các nhà cung cấp điều chỉnh giá
năng lượng với những thay đổi, biến động trên thị trường.
Thị trường năng lượng ngày càng phát triển cùng với sự phát triển và nhu
cầu ngày càng cao trong cuộc sống của con người, điều đó thúc đẩy con người phát
triển và đi lên đáp ứng chính những nhu cầu của họ.
Thị trường năng lượng cũng ngày càng đa dạng giúp cho người tiêu dùng và
các quốc gia có thêm nhiều lựa chọn để phù hợp với nhu cầu và tiềm lực của mỗi
người, mỗi quốc gia,...
II. Tác động của chiến tranh Nga – Ukraina tới thị trường năng lượng
1. Tác động của chiến tranh Nga – Ukraina tới thị trường năng lượng thế giới
1.1 . Tác động tiêu cực -> tổ chức sắp xếp các ý cho rõ rang và lo gic,
một là, tác động tiêu cực đến nguồn cung
hai là, tác động tiêu cực về giá cả
ba là, …

Trong ngắn hạn, khó có thể tìm được nguồn cung thay thế Nga, bởi Nga đang là
nhà cung cấp hàng đầu trong cả 2 mặt hàng chính trên thị trường năng lượng là dầu
thô và khí đốt.
Các nhà sản xuất nhiên liệu ngoài Nga không đủ nhiên liệu để cung cấp cho thị
trường ở châu Âu.
Chính phủ các quốc gia phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến thị trường năng
lượng, phải đảm bảo nguồn cung cấp để đảm bảo duy trì sự phát triển, sản xuất. Do
đó, họ cần phải điều tiết thị trường năng lượng phải phù hợp với những diễn biến liên
quan đến các vấn đề về kinh tế, chính trị và xã hội.
Tổ chức năng lượng thế giới IEA (International Energy Agency) phải ra nhiều
chính sách để đối phó với tình trạng thiếu hụt năng lượng
Làn sóng tăng giá đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Nga như dầu, khí
đốt và nguyên liệu sản xuất kim loại thô-dự kiến sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng
lạm phát vốn đang gia tăng và sản xuất ngừng trệ do đại dịch Covid-19. Điều này
cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới những chiến lược, chính sách tiền tệ của các quốc
gia trên thế giới.
Các công ty niêm yết của phương Tây sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nếu nước
Nga động binh, cho dù đối với các công ty năng lượng, thiệt hại doanh thu – nếu có
sẽ được bù đắp nhờ giá dầu tăng.
Ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi giá các mặt hàng đều tăng. Chiến tranh Nga
– Ukraine khiến nhiều hàng hóa quan trọng như dầu mỏ, khí đốt, lương thực có mức
giá cả tăng phi mã trên phạm vi toàn cầu, trong bối cảnh tỷ trọng xuất khẩu của Nga
đang ở mức cao, điều này đã đe doạ kinh tế thế giới.
Mức giá của các loại khí đốt tăng liên tục ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế
giới.

Giá khí gas thế giới tăng dữ dội (Nguồn: CafeF.vn)


Khi xung đột xảy ra, mặc dù phía Mỹ cam kết sẽ hạn chế các biện pháp trừng
phạt vào lĩnh vực năng lượng, trong khi Nga cũng cam kết sẽ tiếp tục cung cấp dầu
mỏ và khí đốt cho thế giới, nhưng số liệu của EIA, trong ngày 24/2, giá dầu vẫn tăng
mạnh, dầu WTI có thời điểm vượt 100 USD/thùng khi đạt mức 100,54 USD/thùng,
trong khi dầu Brent ở mức 105,79 USD/thùng, trước khi kết phiên ở mức 91,37
USD/thùng và 96,72 USD/thùng. Cuối tháng 2, giá 2 loại dầu trên vẫn đang ở mức
cao với 91,21 và 97,13 USD/thùng. [1]
Giá các sản phẩm xây dựng, bao bì, ô tô, pin xe điện cũng được dự báo sẽ tăng
khi Nga đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu niken, nhôm, giá các mặt hàng này đã tăng
mạnh trong thời gian qua khi xung đột xảy ra gây áp lực cho thị trường năng lượng.
Cuộc khủng hoảng quan hệ giữa hai bên có tác động rất lớn đến giá cả của nhiều
mặt hàng trên thị trường thế giới.
1.2 Tích cực
Bên cạnh những tác động tiêu cực từ cuộc chiến Nga – U gây ra, đối với thị
trường năng lượng của thế giới nói chung vẫn có những tác động tích cực nhất định.
Một là, …
Hai là, ….
….. sắp xếp lại các ý rõ rang và sắp xếp theo các ý cho logic
Một số nước chuyển sang sử dụng năng lượng thay thế là nhiên liệu hóa thạch.
Hạt nhân-nguồn năng lượng sạch mà các quốc gia trên thế giới thường bỏ qua do
quan ngại về độ an toàn của nó. Tuy nhiên, hiện nay những công nghệ hạt nhân thế hệ
mới bao gồm các lò phản ứng nhỏ hơn và các nhà máy an toàn có khả năng đáp ứng.
Những năng lượng hạt nhân này có khả năng mở rộng và ít bị gián đoạn hơn so với
năng lượng gió hay Mặt trời và cũng là năng lượng sạch, với quy mô mở rộng rất lớn
thì có thể trở thành nguồn năng lượng đáng kể trong tương lai.
Thái độ đối với hạt nhân đang thay đổi: Đức đang cân nhắc việc kéo dài “tuổi thọ”
cho ba lò phản ứng hạt nhân mà nước này có kế hoạch cho ngừng hoạt động trong năm
nay. Nhật Bản đang bàn xem liệu có nối lại việc sử dụng năng lượng hạt nhân hay không,
một lựa chọn mà Tokyo hầu như đã từ bỏ sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân
Fukushima năm 2011. Ngay cả Singapore cũng đang hướng tới việc đưa hạt nhân vào
những lựa chọn năng lượng của nước này, ngoài LNG, Mặt Trời và các nguồn năng
lượng truyền thống.[2]

Việc hạn chế nhập khẩu khí đốt của Nga đặt ra cho các quốc gia đó là việc giảm
sự phụ vào các loại khí đốt góp phần cải thiện môi trường, tình trạng biến đổi khí hậu
trái đất.
Các nền kinh tế châu Âu muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu. Các
nước có sản lượng dầu khí trong nước sẽ khai thác tối đa nguồn tài nguyên trong nước, tự
lực về năng lượng, đảm bảo mục tiêu trung hòa carbon. Giảm việc khai thác từ tài nguyên
môi trường, giúp bảo vệ môi trường sống.
Khi giá dầu và khí đốt tăng cao đã thúc đẩy một loạt thay đổi theo hướng tích cực,
người tiêu dùng có xu hướng lái xe ít hơn và mua các phiên bản tiết kiệm nhiên liệu
nhiều hơn giúp giảm lượng khí thải ra ngoài môi trường.
2. Tác động của chiến tranh Nga – Ukraina tới thị trường năng lượng Việt Nam
Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu ái nên đa dạng nguồn năng lượng. Tài
nguyên nhiên liệu và năng lượng là nguồn lực cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế-xã hội của đất nước, quốc gia nào giàu có về nguồn tài nguyên này là cơ sở tiền đề
tốt nhất cho đáp ứng đầu vào của hệ thống kinh tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách
thức về chính trị và an ninh quốc phòng. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm
gió mùa Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên nhiên liệu-năng lượng đa dạng đầy đủ
các chủng loại như than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo như năng
lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt, năng lượng biển…
Tuy nhiên trước bối cảnh thế giới đang có cuộc chiến tranh Nga – Ukraina, thị
trường năng lượng Việt Nam cũng đang phải chịu ảnh hưởng rất lớn.
2.1 Tiêu cực
Thứ nhất, chuỗi cung ứng nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất bị đình trệ
Nga và Ukraine có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng và năng lượng toàn
cầu. Nga là nhà cung cấp lớn trên thị trường toàn cầu với nhiều mặt hàng. Sự gián
đoạn trong quá trình sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm dẫn đến phá vỡ chuỗi
cung ứng, ảnh hưởng đến giá nhiều mặt hàng quan trọng. Khi xung đột xảy ra, giá
các mặt hàng thế mạnh của Nga như lúa mỳ, phân bón, than, thép, các kim loại cơ
bản đều đã tăng vọt.
Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn về niken, neon, krypton, nhôm và
palladium - những vật liệu quan trọng để sản xuất các nguyên phụ liệu cấu thành các
thiết bị điện tử. Vì vậy, bất kỳ sự hạn chế hoặc đình trệ về nguồn cung hàng hóa từ
Nga có thể gây gián đoạn chuỗi sản xuất thiết bị điện tử. Mặc dù, Việt Nam không
nhập khẩu những vật liệu này trực tiếp từ Nga và Ukraine, nhưng lại mua từ Hàn
Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, khoảng 59 tỷ USD nhập khẩu máy móc, điện thoại,
thiết bị điện tử từ các thị trường Đông Á (chiếm 17,6% tổng kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam năm 2021). Vì vậy, khi Nga bị hạn chế kinh tế gây ảnh hưởng gián
tiếp tới Việt Nam. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đặc biệt đối với hoạt động
xuất khẩu các mặt hàng điện, điện tử. Việt Nam gặp khó khăn về nguồn cung các
nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Tăng giá nhiên liệu kéo theo giá cả sản xuất
hàng hóa và tiêu dùng tăng.
Thứ hai, giá xăng dầu tăng cao

Biến động giá xăng dầu 6 tháng đầu năm 2022


(Nguồn: Kênh 14) nên lấy dữ liệu của kênh thông tin chính thức của Chính
phủ: dantri, vnexpress, vneconomy, …
Xung đột là nguyên nhân làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu,
nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt, dầu mỏ do thị phần sản xuất và
xuất khẩu của Nga và Ukraine rất lớn. Nga là quốc gia khai thác và xuất khẩu dầu lớn
nhất thế giới, xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, chiếm 12% kim
ngạch thương mại toàn cầu với khoảng 2,5 triệu thùng/ngày đối với các sản phẩm dầu
mỏ.
Giá dầu tăng cao đồng nghĩa gia tăng chi phí cho hầu hết ngành sản xuất, áp lực
lạm phát với kinh tế toàn cầu càng lớn hơn. Việt Nam nhập khẩu ròng giá trị dầu mỏ
và các sản phẩm từ dầu với gần 6 tỷ USD trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2017 -
2021. Khi giá xăng dầu tăng cao, giá trị nhập siêu mặt hàng này cũng sẽ tăng. Mặt
khác, khủng hoảng Nga-Ukraine cùng với cấm vận sẽ khiến việc giao - nhận hàng
xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Nga bị chậm, chi phí vận chuyển tăng cao, làm
tăng chi phí. Bên cạnh đó, việc Nga bị loại khỏi hệ thống của SWIFT đã và đang có
các tác động nhất định tới hoạt động kinh tế và giao thương của Việt Nam. Trước mắt
sẽ không ảnh hưởng nhiều tới kim ngạch xuất khẩu nhưng về lâu dài, điều này sẽ tác
động tới tâm lý và giao dịch thương mại của doanh nghiệp, các khách hàng có hoạt
động đầu tư, giao thương với Nga, trong đó có cả Việt Nam sẽ chịu tác động nhất
định.
Thứ ba, ga còn xuất khẩu rất nhiều các loại hàng hoá khác như niken, titanium,
kim loại cơ bản... thậm chí là lúa mì, lương thực và chất dinh dưỡng của phân bón.
Chỉ riêng phân bón cũng đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Bởi lẽ, Việt
Nam có sản xuất phân bón nhưng cũng nhập phân bón rất nhiều. Giá phân bón tăng
không chỉ tác động đến doanh nghiệp, nền nông nghiệp mà tác động đến cả bà con
nông dân. => chưa rõ ý về sự khó khăn của các chủ thể liên quan đến mặt hàng phân
bón.
2.2 Tích cực
Bên cạnh một số bất lợi, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine vẫn mang cơ hội cho
doanh nghiệp Việt Nam khi doanh nghiệp nước ngoài rời đi, bỏ lại những thị phần có
thể tiếp cận. Khi căng thẳng Nga và phương Tây nổ ra, thị trường tại các nước này
tiềm ẩn rủi ro, nhiều nhà đầu tư sẽ đẩy nhanh hơn quá trình đa dạng hóa, chuyển dịch
chuỗi cung ứng, dòng vốn đầu tư, tìm kiếm địa chỉ an toàn hơn. Đây là điểm thuận lợi
cho Việt Nam với tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, môi trường
đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện. Theo Ths. Nguyễn Duy Ninh nhận định,
mặt tích cực có rất nhiều. Đầu tiên, tỷ trọng thương mại của Nga ở Việt Nam chỉ
chiếm khoảng 1%. Cho nên, đây sẽ là 1 cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam
tiến sâu vào thị trường Nga. Đồng quan điểm, TS. Lộc cho hay, khi phương Tây rời
Nga, Việt Nam sẽ có cơ hội tiến sâu hơn vào thị trường Nga. Nếu xét về mặt ngắn
hạn có thể khó khăn, nhưng về mặt dài hạn sẽ mở ra cơ hội để Việt Nam tăng cường
quan hệ với Nga, tăng cường các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này.
Mặc dù xung đột Nga - Ukraine khiến giá dầu tăng đã tạo sức ép lớn đến lạm phát
và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Tuy nhiên, giá dầu thế giới tăng
cũng có lợi cho ngành Dầu khí Việt Nam. Theo Bộ Tài chính, giá dầu tăng đã giúp
thu ngân sách của Việt Nam từ dầu thô tăng hơn 57% (tháng 02/2022) và đóng góp
gần 29% vào dự toán thu ngân sách của Nhà nước.
Giá dầu lên cao giúp ngành Dầu khí Việt Nam hưởng lợi, tăng nguồn thu từ hoạt
động xuất khẩu dầu thô. Doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vượt 34% kế
hoạch, nộp ngân sách vượt 52% kế hoạch (tháng 02/2022). Kèm theo đó là các khoản
tăng thu từ thuế, phí với dầu mỏ, xăng dầu thành phẩm tiêu thụ trong nước.

III. Giải pháp, khuyến nghị đề xuất cái gì để làm gì – cần thể hiện rõ trong
tên đề mục luôn. Không được để chung chung bằng cụm từ Giải pháp,
khuyến nghị.

1. Nhà nước, Chính phủ


Định giá năng lượng kết hợp hài hoà giữa hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và
khả thi tài chính.
Nhà nước phải tự đề cao vai trò của bản thân trong việc kiểm soát giá năng
lượng, đặc biệt là những dạng năng lượng có tính độc quyền như Điện. Bằng cách
tuyên truyền tiết kiệm điện, nước tới từng hộ gia đình.
Chọn lựa những nơi cung cấp Năng lượng mới thay thế cho nguồn cũ bị hạn chế
tới từ Nga.
Tác động vào thị trường Nga, cung cấp thêm những mặt hàng mà họ cần để đổi
lấy những mặt hàng mà chúng ta cần. Miễn là không ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế
của Việt Nam với các quốc gia khác trên Thế Giới.
Phổ biến rộng rãi về khái niệm năng lượng tái tạo tới người dân. Sự cần thiết
trong giảm thiểu biến đổi khí hậu và có lợi ích về kinh tế lâu dài.

2. Nhà cung cấp


Tìm kiếm nguồn hàng từ những người, những nơi mới cung cấp mới, nhanh
chóng trở lại thị trường để tránh mất khách quen. Tìm kiếm những khách hàng mới
ưa thích sử dụng hàng không xuất phát từ nguồn cung cấp cũ.
Không sản xuất dư thừa, thay vào đó chọn cách làm đủ sản lượng theo nhu cầu
tiêu dùng và được người tiêu dùng đăng kí trước.

3. Người tiêu dùng


Vì Giá xăng dầu thường có xu hướng tăng, nhiều nhà cung cấp xăng dầu ghim
hàng chờ đợi các đợt tăng rồi xuất ra thị trường. Nên người tiêu dùng có thể suy nghĩ
và cân nhắc thay đổi phương tiện đi lại cho phù hợp với đặc thù công việc. Ví dụ
những loại xe điện hoặc các phương tiện giao thông công cộng...
Chúng ta có thể tự làm thủ công kẹp giấy bằng nhựa hoặc Gỗ để giảm bớt nhu
cầu về Niken.
Sử dụng cẩn thận các thiết bị điện tử, sạc đúng thời gian, sử dụng điều độ, vừa
giúp bản thân khoẻ mạnh hơn ngoài ra còn giảm thiểu chi phí sửa chữa và thay mới.
Khi nguồn hàng có hạn và được bán với giá cao.
Sử dụng điện khi cần thiết, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Vừa tiết kiệm
chi phí sinh hoạt, an toàn phòng cháy chữa cháy, và tránh các sự cố như chập cháy
hoặc mất điện, tăng giá điện đồng loạt.
Nói chung người tiêu dung phải bình tĩnh, không bị chạy theo các cơn sốt vì nhu
cầu càng nhiều mà lượng hàng bị hạn chế do ảnh hưởng từ chiến tranh Nga - Ucraina
sẽ khiến cho giá cả liên tục tăng.
Các hộ gia đình có thể mua pin năng lượng mặt trời để phục vụ cho sinh hoạt
hàng ngày. Về lâu về dài khá tiết kiệm về kinh tế và còn giúp ngôi nhà trở nên thông
minh, hiện đại hơn, nhờ tự phục vụ. Giảm thiểu sức ép tới mạng lưới điện quốc gia.

KẾT LUẬN
Cuộc sống của mỗi người thì vẫn sẽ tiếp diễn cho dù ngoài kia có bao nhiêu cuộc
chiến tranh đi nữa. Chúng ta có quyền lựa chọn hướng đi cho bản thân mình, hi vọng
rằng những cuộc chiến tranh ngoài kia không khiến cho chúng ta trở yếu đuối, dễ tổn
thương mà ngược lại sẽ giúp chúng ta đứng lên mạnh mẽ hơn, đổi mới hơn như
những gì chúng ta đã làm sau đại dịch. Bình tĩnh đón nhận bởi bản thân Việt Nam
cũng từng là một lò lửa chiến tranh nhưng chúng ta không bao giờ từ bỏ, luôn tìm
cách để tự giải thoát cho chính bản thân mình. Nhìn vậy để thấy cuộc chiến cách xa
hàng nghìn cây số sẽ không bao giờ có thể đánh gục chúng ta trên bất kì phương diện
nào kể cả có là thị trường năng lượng - thị trường chịu sự ảnh hưởng lớn từ Nga.
Chúng tôi tin là như vậy!

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Cần có danh mục các tài liệu tham khảo cụ thể, trình bày theo quy định
Ví dụ:
World Bank (2016), World Development Indicators Online,
http://publications.worldbank/WDI/ , truy cập ngày 17/7/2016.

You might also like