Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

!

M EN U

YOORI'S BLOG
N HỮ NG CÂU CH UY ỆN T Ừ MỘT N GƯ ỜI LÀM
PH I M H ƠI L À M B IẾN G

B Y YO O RIB A E

[Kịch bản 101] #17:


Trình bày kịch bản
đúng chuẩn quốc tế
với Celtx

Chuyện trình bày kịch bản sao cho đúng với


tiêu chuẩn quốc tế, hay còn gọi là chuẩn
Hollywood, từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi
trên các diễn đàn biên kịch khắp Việt Nam.
Còn nhớ khi mới vào nghề, tôi đã bao lần
bút chiến với không biết bao nhiêu biên kịch
chuyên nghiệp trên khắp các page, group
lớn nhỏ trên facebook về chủ đề này. Riết
chán quá tôi chẳng thèm tranh cãi nữa.

Nếu bạn lên Google tìm kiếm với từ khóa


“trình bày kịch bản theo chuẩn quốc tế”, bạn
sẽ thấy hàng triệu kết quả. Theo tiêu chuẩn
thì kịch bản phải được trình bày bằng font
Courier New, size 12, cách dòng đôi gì đó…
Lý thuyết là thế, nhưng ở VN, đến thời điểm
bây giờ, vẫn có nhiều kịch bản phim, mà
phần lớn là kịch bản phim truyền hình, hoàn
toàn không tuân thủ quy tắc trình bày ấy.

Trên đây là 3 kịch bản mẫu tôi lấy trên


mạng. 1 kịch bản phim nước ngoài và 2 kịch
bản phim VN. Chỉ cần nhìn sơ qua bạn cũng
có thể thấy sự khác nhau trong cách trình
bày của 3 kịch bản.

Cho đến cách đây 10 năm, hầu hết kịch bản


phim VN được viết bằng phần mềm Word.
Sau này thì có thêm Screenforce viết trên
nền Word. Điểm bất tiện của việc viết bằng 2
phần mềm này là cả 2 đều không có chức
năng tự động trình bày theo tiêu chuẩn mà
bạn phải tự cài đặt. Dù vậy, có nhiều biên
kịch lớn tuổi, từ những bộ môn khác như
văn học, viết kịch chuyển sang, vốn quen với
cách trình bày của những thể loại đó, nên cứ
tiện tay trình bày theo cách họ muốn, mà
không thèm quan tâm tại sao phải trình bày
như tụi tư bản.

Khi được hỏi về điều này, nhiều biên kịch lôi


kinh nghiệm viết ra biện minh, hoặc “VN
khác Mỹ”, “trình bày không quan trọng,
quan trọng là nội dung”… Tất cả chỉ là ngụy
biện.

Tôi sẽ nói cho bạn biết điều này:

TẠI SAO PHẢI TRÌNH


BÀY KỊCH BẢN PHIM
ĐÚNG TIÊU CHUẨN
QUỐC TẾ?
1. Dễ nhìn.

Bạn thử nhìn lại 3 kịch bản ở trên xem. Cách


trình bày ở kịch bản 1 giúp người đọc dễ
dàng nhận thấy đâu là lời thoại, đâu là hành
động, đâu là tiêu đề cảnh. Đó là mục đích
đầu tiên.

2. Một phút một trang.

Nguyên tắc của kịch bản phim truyện là một


trang kịch bản tương đương một phút phim.
Điều này giúp các nhà sản xuất dễ dàng hơn
trong việc tính toán thời lượng & chi phí sản
xuất phim. Đương nhiên là có xê xích 1-2
phút, nhưng chỉ 1-2 phút thôi. Ngược lại,
nếu bạn viết bằng Word, 1 trang Word có
thể lên tới 1,5-2 phút phim. Nếu bạn là biên
kịch truyền hình, bạn viết 30 tập trên Word,
nhận tiền 30 tập, và NSX cầm kịch bản đó ra
quay được 45 tập, NSX sẽ rất yêu quý bạn, vì
với họ bạn là một con ngu, một con ngu
giúp NSX tiết kiệm được tiền nhuận bút 15
tập kịch bản. Bên cạnh đó, việc xác định thời
lượng cũng rất quan trọng, vì biên kịch có
thể ước chừng được tốc độ cũng như mạch
phim, cài cắm, cao trào… dựa vào việc kịch
bản đang tới trang mấy.

3. Chuyên nghiệp.

Tất cả biên kịch chuyên nghiệp trên thế giới


đều tuân thủ cách trình bày này. Bạn tuổi gì
mà đòi làm khác họ? Nếu kịch bản của bạn
không được trình bày đúng tiêu chuẩn quốc
tế, các nhà sản xuất hàng đầu hiện nay ở VN
sẽ không đọc kịch bản của bạn đâu. Thực tế
đó.

Tôi không nói những điều này để chỉ trích ai


cả. Các biên kịch già cứ làm theo ý họ. Có
nhiều biên kịch trẻ trong nhiều dự án vẫn
phải viết kịch bản theo lối văn học hoặc kịch
bản sân khấu vì nhiều đạo diễn già đã quen
lối cũ không muốn sửa. Nhưng nếu bạn
muốn kịch bản của bạn đến được với những
nhà sản xuất hàng đầu, muốn công sức viết
ra được trả đúng, muốn đảm bảo cảnh cao
trào sẽ xuất hiện đúng phút đó của tập
phim, muốn kịch bản của bạn đi ra thế giới,
thì hãy học cách trình bày kịch bản đúng
tiêu chuẩn quốc tế. Đó cũng là cách thể hiện
sự tôn trọng đối với kịch bản của bạn và
những người sẽ đọc nó.

Tôi không nhớ rõ lắm về tiêu chuẩn trình


bày đâu, kiểu phải cách dòng bao nhiêu cm,
thụt đầu hàng mấy cm… Vậy nên tôi sử
dụng một công cụ tiện lợi, dễ dàng cho việc
viết lách, trình bày, một phần mềm được
thiết kế dành riêng cho việc viết kịch bản
phim. Đó là:

CELTX
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CELTX

VIẾT KỊCH BẢN BẰNG C…

Bạn có thể tải phần mềm Celtx miễn phí tại


đây

Nếu bạn dùng iOS, xin chia buồn, bạn phải


lên web của họ để mua thôi.

Cài đặt phần mềm này khá dễ dàng, bạn chỉ


cần click vào file download, bấm Next & OK
thôi.

Sau khi cài đặt xong, bạn mở phần mềm


Celtx lên.

Khi cửa sổ phần mềm hiện lên, bạn chọn thể


loại bạn muốn viết, ở đây là Film.

Giao diện phần mềm hiện lên như thế này.

Ở phía trên bên trái màn hình, bạn bấm vào


ô Scene Heading.

Scene Heading: TIÊU ĐỀ CẢNH

Action: Hành động

Character: TÊN NHÂN VẬT

Dialog: Lời thoại của nhân vật

Parenthetical: (cảm xúc khi nhân vật nói


thoại / tiếng ngoài hình)

Transition: CUT TO (lược cảnh)

Hai cái dưới cùng không cần để ý đâu.

VIẾT KỊCH BẢN TRÊN


CELTX

TIÊU ĐỀ CẢNH: Bạn ghi tiêu đề cảnh theo


cú pháp sau:

NỘI/NGOẠI. TÊN BỐI CẢNH.


THỜI GIAN (NGÀY/ĐÊM)

Trong đó:

NỘI/NGOẠI: Nhằm xác định cảnh quay


đó quay ngoài trời (NGOẠI) hay trong
nhà (NỘI). Một cách xác định đơn giản
là bạn tưởng tượng bạn đang ở trong
bối cảnh, sau đó ngước nhìn lên. Nếu
trên đầu bạn có mái che thì đó là cảnh
NỘI, nếu là bầu trời thì đó là cảnh
NGOẠI.
TÊN BỐI CẢNH: Địa điểm, đấu trường
nơi sự kiện xảy ra. Hãy đặt tên bối cảnh
ngắn gọn, dễ nhớ, không gây nhầm
lẫn. Ví dụ: NHÀ CỦA QUÂN, QUÁN
CAFE, CHUỒNG LỢN…

*Trong trường hợp bối cảnh lớn có


nhiều bối cảnh nhỏ ở trong, hãy đặt
tên theo cú pháp sau: BỐI CẢNH LỚN –
BỐI CẢNH NHỎ. VD: NHÀ CỦA QUÂN –
PHÒNG NGỦ, KHÁCH SẠN – SẢNH,
KHÁCH SẠN – TẦNG HẦM, BỆNH VIỆN –
PHÒNG MỔ… Trong các phim truyền
hình VN, hay xảy ra tình trạng ghi BỐI
CẢNH, sau đó trong cảnh lại chia ra
“phòng ngủ”, “nhà tắm”, trong sân”,
“sau vườn”… Đây là cách ghi sai, vì mỗi
bối cảnh dù nhỏ cũng đã là thay đổi
đấu trường. Khi ra hiện trường, có khi
phòng khách quay ở Long An, phòng
tắm quay tận Ninh Bình, thì không thể
tính là 1 cảnh được. Nhưng tại sao NSX
luôn gợi ý biên kịch ghi vậy? Để tiết
kiệm tiền catse của diễn viên phụ. Với
lại từng có tình trạng biên tập không
có nghề, không hiểu biết, bắt mỗi tập
phim chỉ được có số lượng cảnh quay
trong giới hạn nhất định, nên nhiều
biên kịch ghi như vậy để lách luật. Đều
chỉ là trò khôn lỏi thôi, không phải điều
đúng đắn. Dù vậy, nếu NSX muốn,
hoặc bạn lỡ xui gặp biên tập ngu, thì
trò này cũng không quá tệ.

THỜI GIAN: Đây là thời gian mà cảnh


quay / sự kiện diễn ra. Thông thường,
bạn chỉ cần ghi NGÀY hoặc ĐÊM là
được, không cần phải ghi chính xác
mấy giờ. Nếu cảnh đó cần phải diễn ra
ở một thời điểm có ánh sáng đặc biệt
như bình minh hay hoàng hôn thì bạn
có thể thay NGÀY bằng BÌNH MINH,
HOÀNG HÔN. Còn trong trường hợp
bạn muốn khán giả biết cảnh đó diễn
ra ở một mốc thời gian chính xác (như
9h30 chẳng hạn) thì hãy thể hiện điều
đó bằng hình ảnh ở phần Action.

Có nhiều kịch bản ghi lộn xộn thứ tự


NỘI/NGOẠI. TÊN BỐI CẢNH. THỜI GIAN, tôi
cũng từng vậy. Tuy nhiên, thứ tự như trên là
đúng nhất, vì khi nhìn vào danh sách cảnh,
NSX và AD1 (Trợ lý đạo diễn 1, KHÔNG PHẢI
phó đạo diễn) sẽ tính được ngay có bao
nhiêu cảnh ngoài trời, bao nhiêu cảnh trong
nhà, có những bối cảnh nào, trong bối cảnh
đó có bao nhiêu cảnh ngày, bao nhiêu cảnh
đêm, từ đó dễ dàng tính toán được chi phí,
thời gian sản xuất, cũng như biết được có
bao nhiêu cảnh cần book xe tải đèn. Viết
tiêu đề cảnh đúng cú pháp quan trọng như
vậy đấy.

Trong trường hợp cảnh của bạn là Hồi


tưởng (Flash Back) hay Viễn tưởng (Flash
Forward) hay xảy ra ở một năm nào đó
không phải hiện tại, bạn chỉ cần thêm phần
HỒI TƯỞNG/ VIỄN TƯỞNG/ NĂM… vào sau
phần THỜI GIAN trong tiêu đề cảnh là được.

Khi dùng Celtx, bạn không cần đánh số cảnh


hoặc viết hoa tiêu đề cảnh, vì phần mềm sẽ
tự làm điều đó giúp bạn.

Sau khi viết xong tiêu đề cảnh, bạn gõ


[Enter], phần mềm sẽ tự động chuyển sang
phần Action/Hành động.

Để chuyển đổi giữa phần Hành động


(Action) và TÊN NHÂN VẬT (Character) bạn
bấm phím [Tab]

Lưu ý: Nên đặt tên nhân vật 1 hoặc 2


chữ. Bạn không cần phải viết cả họ tên
nhân vật ra. Bên cạnh đó, đừng quên
chúng ta là người VN. Người VN có cách
đặt tên và gọi tên khác với các dân tộc
khác. Khán giả sẽ chẳng vui vẻ gì khi
thấy tên nhân vật kiểu Tiểu Ngư, Khiết
Đan, Dạ Vũ… hay cách nhân vật gọi nhau
kiểu Quỳnh Châu ơi, Long Nhật à, Hoàng
nói Oanh nghe… đâu. Hãy thuần Việt từ
cách đặt tên và gọi tên nhân vật. Đừng
lai Tàu Khựa, làm ơn.

Sau khi gõ TÊN NHÂN VẬT (phần mềm tự


động viết hoa), bạn nhấn [Enter] để chuyển
xuống phần Dialog (Lời thoại). Nếu bạn
muốn thể hiện cảm xúc khi nhân vật nói
thoại, hoặc câu thoại đó là tiếng ngoài hình,
hãy bấm [Tab] để chuyển đổi giữa Lời thoại
và Chú thích (Parenthetical).

Trong lúc viết, đừng quên bấm Save Ctrl + S


liên tục. Và hãy nhớ điều này: KHÔNG
ĐƯỢC SAVE FILE CÓ DẤU. Bạn phải đặt tên
file không dấu. Nếu bạn đặt tên file có dấu,
phần mềm sẽ tự tạo file không dấu và bạn
sẽ lạc mất file.

Sau khi bạn hoàn thành kịch bản, để biết


bạn đã viết được bao nhiêu trang, hãy vào
mục Script -> chọn Format Option…

Trong bảng Format Options, chọn ô đầu


tiên sang khổ A4, chọn các dòng tiếp theo,
không chọn dòng cuối.

Nhớ bấm Save.

Sau khi bạn viết xong hết kịch bản, giao diện
của bạn sẽ như thế này.

Hãy nhìn sang góc trái màn hình, ở phần


Project Library. Đó là nơi hiển thị những
kịch bản mà bạn đã viết trong project đó,
cũng như là nơi bạn tạo ra, thêm vào những
phần mới của kịch bản như bản chỉnh sửa,
đề cương, storyboard, lịch sản xuất, hồ sơ
nhân vật…

Tôi dùng hình ảnh minh họa lấy từ một dự


án phim ngắn tôi viết năm ngoái. Bạn có
thể thấy, có rất nhiều bản chỉnh sửa khác
nhau trong cùng 1 project. Tôi có thói quen
mỗi lần sửa kịch bản sẽ copy ra một bản
mới, vì không biết khi nào khách hàng sẽ
hứng lên muốn làm bản đầu tiên. Tất cả
những gì liên quan đến dự án sẽ được gói
gọn trong một file duy nhất, dễ kiểm soát.
Hãy thử tưởng tượng bạn sửa kịch bản 50
lần trên Word đi.

Bên dưới mục Project Library là mục


Scenes. Đây là mục hiển thị toàn bộ các
cảnh có trong kịch bản.

You might also like