Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 31

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LÒ HƠI

MỤC LỤC:
1. Giới thiệu chung về Lò Hơi
2. Giới thiệu và kiểm tra các thiết bị lò hơi.
3. Hướng dẫn vận hành lò hơi.
4. Các sự cố thường gặp khi vận hành lò hơi và phương pháp khắc phục.
***********
I. GIỚI THIỆU CHUNG LÒ HƠI
1. Lò hơi đốt than
1.1. Kết cấu – cấu tạo
 Lò hơi đốt than của nhà máy là lò hơi đốt than kiểu ghi xích có ống
nước tuần hoàn tự nhiên. Kết cấu chính của cụm sinh hơi bao gồm:
 4 ống góp 2 bên sườn lò: 2 ống trên và 2 ống dưới.
 Dàn ống nước tuần hoàn (ống nước xuống tuần hoàn và ống
sinh hơi).
 Balong chính (bồn chứa hơi): bao gồm các ống lửa, tại đây, hỗn
hợp nước và hơi được tách riêng ra, nước tiếp tục được đưa
xuống dàn ống nước để sinh hơi, hơi được đưa đi sử dụng sản
xuất.
 Nhiên liệu được đốt cháy trong buồng đốt bằng hệ thống ghi
xích đốt than. Nhiệt lượng tỏa ra đi theo dòng khói theo đường zig-zắc
và trao đổi nhiệt bức xạ với các dàn ống ở 2 bên sườn.
 Dòng khói sau khi trao đổi nhiệt bức xạ với dàn ống nước sẽ đi
lên trao đổi nhiệt đốt lưu qua các dàn ống lửa và đi ra ngoài hộp khói
kết thúc quá trình trao đổi nhiệt sinh hơi.
 Dòng khói khi ra khỏi hộp khói sẽ tiếp tục qua bộ sấy không
khí, bộ lọc bụi Cyclone, hệ lọc ướt và ra ngoài môi trường theo ống
khói.
 Toàn bộ cụm sinh hơi được đỡ trên bệ đỡ đặt trên cụm ghi xích. Hệ
thống cầu thang và sàn thao tác cho phép thực hiện các thao tác tại
mọi vị trí cần thiết.
 Tường lò được kết cấu nhiều lớp cấu tạo bằng gạch chịu lửa và bông
gốm, bông thuỷ tinh để ngăn chặn sự thất thoát nhiệt ra ngoài môi
trường để đảm bảo nhiệt thế buồng đốt và hiệu suất của lò, cũng như
điều kiện làm việc của công nhân vận hành quanh lò.
 Không khí cần thiết cho sự cháy được cấp vào lò bằng quạt gió. Từ
quạt gió, không khí được gia nhiệt qua bộ sấy không khí đưa vào lò
qua các cửa chia gió.
 Việc thải tro, xỉ được thực hiện qua phễu thải tro xỉ bố trí ở phía cuối
ghi xích, sau đó tro xỉ được tải ra ngoài bằng băng tải.

1.2. Chế độ đốt lò


 Quá trình đốt lò được thực hiện điều chỉnh theo phụ tải là công suất
hơi tiêu thụ yêu cầu, chế độ cháy tối ưu đảm bảo cho nhiên liệu cháy
hoàn toàn, do đó hiệu suất lò được duy trì ổn định, khói thải đảm bảo
yêu cầu môi trường.
 Than được cấp vào phễu than ở phía trước lò bằng hệ thống gầu tải.
Sau đó máy cấp than sẽ rải than trên bề mặt ghi xích. Ghi xích chuyển
động từ phía trước lò ra phía sau. Tốc độ chuyển động và chiều dày
lớp nhiên liệu trên ghi xích được điều chỉnh phù hợp với phụ tải của
lò. Xỉ được gạt xuống phễu thải xỉ và được đưa ra ngoài bằng thiết bị
thải xỉ.
 Nước cấp cho lò sau khi xử lý làm mềm được đưa vào lò bằng hệ
thống bơm cấp nước. Toàn bộ hệ thống cấp nước được điều khiển tự
động. Mực nước trong ba lông được quan sát trực quan qua 2 cụm ống
thuỷ sáng lắp tại đỉnh lò và qua 1 bộ báo % mức nước để điểu khiển
bơm cấp.
2. Lò hơi đốt dầu:
 Lò hơi đốt dầu của nhà máy là loại lò hơi ống lò ống lửa, nhiên liệu
của lò hơi đốt dầu là dầu FO. Dầu được đốt cháy trong ống lò, nhiệt
tỏa ra trao đổi nhiệt bức xạ với nước, sau khi trao đổi nhiệt bức xạ
trong ống lò, dòng khói sẽ trao đổi nhiệt đối lưu qua các dàn ống lửa.
 Dầu FO và không khí cần thiết cho quá trình cháy sẽ được cấp tự
động qua vòi phun và được điều chỉnh tự động theo công suất hơi tiêu
thụ.
 Nước cấp cho lò sau khi xử lý làm mềm được đưa vào lò bằng hệ
thống bơm cấp nước. Toàn bộ hệ thống cấp nước được điều khiển tự
động. Mực nước trong ba lông được quan sát trực quan qua 2 cụm ống
thuỷ sáng lắp tại đỉnh lò và qua 1 bộ báo tín hiệu để điều khiển bơm.
II. GIỚI THIỆU VÀ KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ LÒ HƠI
1. Các thiết bị phụ trợ lò hơi đốt than
 Động cơ ghi xích: chuyền tải chuyển động cho băng tải ghi.
 Quạt thổi: Cung cấp không khí cho quá trình cháy và làm mát ghi.
 Quạt hút: đẩy khói và nhiệt lượng theo đường dẫn khói đi ra ngoài
môi trường. Hệ thống quạt hút – quạt thổi tạo cho áp suất buồng đốt
luôn âm (< áp suất khí quyển).
 Bơm cấp: bổ sung nước cho lò hơi.
 Bộ sấy không khí: Gia nhiệt cho không khí trước khi cấp vào lò.
 Bộ lọc bụi Cyclone: lọc các hạt bụi lẫn trong khói than, hoạt động
theo nguyên lý làm mất động năng của hạt bụi.
 Bộ lọc ướt: lọc các hạt bụi nhỏ mà bộ lọc bụi Cyclone không lọc được
và khử các khí có hàm lượng lưu huỳnh trước khi ra ngoài môi
trường.
 Hệ thống cấp nhiên liệu: bao gồm hệ thống vít tải, gầu tải, phễu than
5T, phễu than 10T. Hệ thống có nhiệm vụ chuyển than từ phễu 5T lên
phễu 10T và cung cấp nhiên liệu đốt cho lò hơi.
 Hệ thống tải xỉ: bao gồm băng tải xỉ đuôi lò, 2 băng tải xỉ dài ra kho
xỉ. Hệ thống có nhiệm vụ vận chuyển xỉ thải ra ngoài sau khi đốt.
 Van an toàn: tự động mở van xả hơi ra ngoài khi lò đạt quá áp suất cài
đặt của van
 Áp kế: là thiết bị để đo áp suất của hơi nước trong lò. Áp kế được đặt
trên đỉnh lò, qua hệ thống ống dẫn và van ba ngả (hoặc hệ ống
Xyphong).
 Ống thủy: là thiết bị rất quan trọng của lò hơi, dùng để theo dõi mức
nước trong lò. Ống thủy hoạt động theo nguyên tắc bình thông nhau, 1
đầu nối vào khoang nước, 1 đầu nối vào khoang hơi.
Lò sử dụng ống thủy sáng và ống thủy tối để theo dõi mức nước trong
lò và đưa tín hiệu điều khiển bơm cấp.
 Hệ làm mềm nước: là thiết bị quan trọng của hệ thống lò hơi. Hệ làm
mềm nước có nhiệm vụ lọc bỏ các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước
trước khi cấp vào lò hơi.
2. Kiểm tra hệ thống:
Trước khi vận hành lò hơi cần kiểm tra các bộ phận:
 Chạy không tải và kiểm tra toàn bộ các thiết bị.
 Các loại van, hệ thống cấp nước, hệ thống đường ống, hệ thống xử lý
nước... phải được lắp đặt hoàn chỉnh theo đúng quy phạm và bản vẽ
thiết kế. Các van phải đảm bảo kín và đóng mở dễ dàng .
 Ống thuỷ sáng phải có vạch đỏ chỉ mức nước trung bình (ngang giữa
ống thuỷ), mức nước cao nhất và mức nước thấp nhất. Hai mức nước
này bằng mức nước trung bình ± 50 mm. Kiểm tra các van, vặn thử
các tay van của ống thủy.
 Kiểm tra hệ thống ghi xích, các dàn ống làm mát, dàn ống sinh hơi và
dàn ống lửa.
 Van an toàn được chỉnh áp suất hoạt động theo quy phạm :
 Van làm việc : chỉnh ở mức PLV + 0,2 kG/cm2.
 Van kiểm tra : chỉnh ở mức 1,1PLV.
 Các hệ thống tự động phải hoạt động tốt ở các chế độ định trước.
 Các thiết bị đo, an toàn và tự động phải được lắp đặt đúng theo yêu
cầu quy phạm.
 Kiểm tra toàn bộ phần áp lực của nồi hơi đảm bảo không có hiện
tượng hư hỏng.
 Kiểm tra nhiên liệu và nước cấp đảm bảo đạt quy cách, chất lượng và
đủ dự trữ.

III. VẬN HÀNH LÒ HƠI


1.Chuẩn bị
 Trước khi vận hành lò hơi cần kiểm tra kỹ lại hệ thống lò hơi (như đã
nêu trên), chuẩn bị các dụng cụ bảo hộ: Găng tay, khẩu trang, kính,
trang than...
 Đóng các van xả, van cấp hơi, van an toàn. Mở van cấp nước, van xả
khí để thoát khí, mở van lưu thông ống thủy và van 3 ngả của áp kế.
 Gạt công tác bơm về bên điều chỉnh bằng tay, bơm từ từ nước đã xử
lý vào lò. Khi nước đã lên đến vạch thấp nhất ống thủy thì ngừng cấp
nước, để cho nước ổn định, kiểm tra xem nước có bị tụt xuống không,
đồng thời kiểm tra độ kín của các van và mặt bích.
 Mở cửa điều tiết gió, chạy quạt hút khoảng 10-15 phút để hút hết bụi
đọng trên đường khói.
 Kiểm tra các hệ thống đèn báo tín hiệu, hệ cấp nhiên liệu để khởi
động đốt lò.
2. Khởi động lò:
Khởi động lò thực hiện theo trình tự sau:
 Mở tấm điều chỉnh độ dày than, dải 1 lớp than mỏng khoảng
50÷70mm, rộng hết bề mặt ghi, dài khoảng 2m.
 Chất củi gộc lên trên lớp than (chú ý xếp củi thành đống có các
khoảng hở để dễ đốt), rồi rưới dầu lên củi và cho vào một ít giẻ tẩm
dầu và châm lửa đốt từ bên ngoài bằng que quấn giẻ tẩm dầu.

Chú ý:
 Cấm không được dùng củi có đinh để nhóm lò.
 Chỉ dùng dầu hoả hoặc dầu Diesel để rưới lên củi và tẩm vào
giẻ, cấm dùng xăng để nhóm lò.
 Điều chỉnh cửa điều tiết gió để tăng cường hút gió tự nhiên. Khi than
đã bén cháy, chạy quạt gió nhỏ lại, đóng cửa nhóm lửa lại, cho ghi lò
chạy chậm đồng thời quan sát mặt lửa qua cửa thăm, qua đó điều
chỉnh các cửa gió cho phù hợp sao cho than trước khi rơi xuống máng
xỉ đã cháy hết. Cửa số 2 và 3 trước lò mở nhỏ, cửa số 4 và 5 mở hết để
thực hiện trung tâm cháy, cửa số 6 mở gió mạnh hơn cửa số 2 cửa số 7
mở bé hơn cửa số 2 (thậm chí có thể đóng). Luôn duy trì áp suất
buồng đốt khoảng -10 ÷ -20 pa.
Chú ý:
 Duy trì điểm than bắt cháy cách đầu lò khoảng 1¸1,2m. Nếu
điểm bắt cháy xa quá thì phải dừng ghi (hoặc chạy gián đoạn),
đẩy củi và gạt các viên than đã bén cháy về phía đầu lò để tạo
điều kiện cho lớp than đầu lò bén cháy.
 Nếu điểm bắt cháy quá gần lưỡi điều chỉnh than (≤200mm), thì
cho ghi chạy nhanh hơn để duy trì khoản cách tối thiểu giữa
điểm bắt cháy và lưỡi chỉnh than là 200mm.
 Tăng nhiệt độ buồng đốt phải từ từ, không được tăng đột ngột sinh ra
hiện tượng chịu nhiệt không đều ở các bộ phận gây ra ứng suất nhiệt
ảnh hưởng đến tuổi thọ của lò hơi. Thời gian quy định như sau:
 Từ lúc nhóm lò (0 ¸ 1) kG/cm2: trong 2 giờ.
 Từ (1 ¸ 8) kG/ cm2: trong vòng 2giờ.
 Khi bắt đầu xuất hiện hơi nước thì đóng van xả khí hoặc thôi kênh van
an toàn. Khi áp suất lên đến 1¸1,5kG/cm2 thì tiến hành thông rửa ống
thuỷ, thao tác như sau:
 Mở van xả để thông rửa ống thuỷ.
 Đóng van hơi để thông rửa đường nước.
 Mở van hơi, đóng van nước để thông rửa đường hơi.
 Mở van nước, đóng van xả, kiểm tra mức nước trong ống thuỷ.
 Nếu tắc đường hơi hoặc đường nước ra ống thuỷ thì thông rửa
nhiều lần. Khi thông rửa ống thuỷ phải đeo găng tay, không
nhìn thẳng vào ống thuỷ, thao tác các van phải từ từ.
 Khi áp suất chỉ đến 2¸2,5kG/cm2, tiến hành kiểm tra áp kế.
 Vặn van ba ngả về hướng xả nước đọng từ áp kế ra ngoài, đóng
đường hơi thông ra áp kế.
 Kiểm tra: kim áp kế phải trở về số "0".
 Mở hơi ra áp kế, kiểm tra xem kim có chỉ đúng vị trí ban đầu
không.
 Khi áp kế lên đến (4 ¸ 5) kG/cm2 thì tiến hành xả đáy lò lần thứ nhất,
theo trình tự sau đây:
 Lấy nước vào lò đến 2/3 ống thuỷ.
 Kiểm tra đường ống xả.
 Phải bố trí người theo dõi mức nước ống thuỷ.
Tiến hành xả 2 ¸ 3 hồi, mỗi hồi từ 5 ¸ 10 giây, hồi nọ cách hồi kia
10¸15 giây theo quy trình cụ thể như sau:
 Mở van chặn trước.
 Hé mở van xả để sấy đường ống trong 5 phút và tiến hành xả
đến 1/3 ống thuỷ thì dừng lại.
 Ngừng xả: đóng van xả trước rồi đóng van chặn.
 Sau khi đóng van chặn, hé van xả để xả hết nước còn thừa.
 Đóng chặt van xả lại đồng thời kiểm tra lại đường ống xả xem
các van có kín không.
 Khi áp suất đến 6 kG/cm2, kiểm tra lại toàn bộ các bộ phận chịu áp
lực của lò, thận trọng dùng clê ngắn vặn chặt các đai ốc trong phạm vi
nồi hơi. Nếu phát hiện có vấn đề trục trặc, phải hạ áp suất xuống còn 0
kG/cm2 để khắc phục, kiểm tra các thiết bị liên quan.
 Khi áp suất lên đến 13kG/cm2, kiểm tra van an toàn bằng cách dùng
tay nâng nhẹ tay van lên xả hơi ra ngoài trời và đóng kín lại, rồi thông
rửa ống thuỷ lần thứ hai.
Khi áp suất của lò đạt mức áp suất làm việc tối đa PLVmax , cấp
nước vào lò đến vạch trung bình của ống thủy.
Nâng áp suất của lò lên áp suất hoạt động của các van an toàn đã
được chỉnh theo quy phạm. Các van an toàn phải hoạt động và kim áp kế
sẽ vượt quá vạch đỏ một chút.
Công việc khởi động đốt lò được kết thúc khi đã đưa áp suất của lò
lên áp suất giới hạn và kiểm tra xong sự hoạt động của lò. Gạt công tắc
bơm sang chế độ tự động. Nếu lò hoạt động bình thường thì tiến hành
hòa hơi sử dụng.
3. Vận hành lò:
Hòa hơi và cấp hơi cho sản xuất:
 Hơi bão hoà được sản sinh trong lò hơi qua các dàn ống sinh hơi được
đưa vào bình góp hơi, từ đó được phân phối đi tiêu thụ của dây
chuyền công nghệ. Nước ngưng sau các thiết bị công nghệ được thu
về qua hệ thống thu hồi nước ngưng và cấp lại cho lò.
 Khi áp suất của lò gần bằng với áp suất làm việc tối đa PLVmax thì
chuẩn bị cấp hơi. Trước khi cấp hơi, mức nước trong lò phải ở mức
trung bình của ống thủy và chế độ cháy phải ổn định.
 Khi cấp hơi, mở từ từ van hơi chính để một lượng hơi nhỏ làm nóng
đường ống đẫn hơi và xả hết nước đọng trên đường ống dẫn hơi trong
khoảng thời gian 10¸15 phút. Trong thời gian đó quan sát hiện tượng
giãn nở ống và giá đỡ ống. Kiểm tra xem đường ống bị rung động
mạnh không, có tiếng kêu bất thường không, nếu có hiện tượng trên
thì kiểm tra lại kỹ, nếu có nguy cơ xảy ra sự cố đường ống thì ngừng
ngay việc hoà hơi.
 Sau khi kiểm tra, nếu thấy bình thường thì mở dần hết cỡ van hơi
chính để cấp hơi đi. Việc mở van phải từ từ, khi mở hết cỡ thì xoay
ngược lại nửa vòng vô lăng van hơi lại.
 Để tránh hơi có lẫn nước, nước được cấp vào lò phải từ từ và không
để mức nước trong lò cao quá vạch trung bình của ống thủy.
Chế độ cấp nước:
 Nước cấp cho lò sau khi được xử lý làm mềm được đưa vào lò bằng
hệ thống bơm cấp nước. Toàn bộ hệ thống cấp nước được điều khiển
tự động. Mực nước trong lò được quan sát trực quan qua 2 cụm ống
thuỷ sáng lắp trên bồn sinh hơi (balong trên), và được theo dõi qua hệ
thống tín hiệu của ống thủy tối.
 Trong thời gian vận hành lò phải giữ mức nước trung bình trong lò,
không nên cho lò hoạt động lâu ở mức thấp nhất và cao nhất của ống
thuỷ. Lò hơi được cấp nước tự động bằng hệ thống tự động cấp nước
và do bơm điện đảm nhận.
 Việc cấp nước vào lò phải từ từ để không làm cho lò bị giảm áp đột
ngột.
Chế độ xả bẩn:
 Việc xả bẩn định kỳ cho lò hơi được thực hiện nhờ các van xả ở
balông dưới và các ống góp (thường mỗi đường xả được lắp 1 van
chặn và 1 van xả nhanh).
 Tùy theo chế độ nước cấp cho lò mà xác định số lần xả bẩn trong 1 ca.
Nước cấp càng cứng, độ kiềm càng cao thì số lần xả càng nhiều,
nhưng ít nhất 1 ca phải xả bẩn 2 lần, mỗi lần 2¸3 hồi, mỗi hồi từ
10¸15 giây. Trước khi xả bẩn nên nâng mức nước trong lò lên trên
mức nước trung bình khoảng 25 ¸ 50 mm của ống thuỷ sáng.
Chế độ đốt lò và thải tro xỉ:
 Trong quá trình cấp hơi, lò phải đảm bảo chế độ đốt tốt, tức là đảm
bảo nhiên liệu cháy hoàn toàn, nếu không thì phải xem xét và hiệu
chỉnh các hệ thống đốt nhiên liệu. Nếu có khói đen thì phải cấp thêm
gió (điều chỉnh các cửa gió), nếu không nhìn rõ khói thì phải hạn chế
việc cấp gió. Nếu khói ra có mầu xám nhạt là chế độ đốt tốt.
 Trong quá trình vận hành lò, tuyệt đối không được hoạt động quạt đẩy
khi quạt hút chưa hoạt động để không tạo áp suất dương trong buồng
đốt.
 Thường xuyên theo dõi chế độ cháy của lò hơi qua các cửa quan sát
bố trí trên tường lò.
 Phần tro bụi đọng lại trên đường ống đối lưu được thải ra ngoài theo
đường lọc bụi.
 Phải tiến hành xả tro xỉ trong các hộp gió (mỗi giờ một lần) bằng cách
giật các cần xả tro hai bên lò.
 Dọn bụi, xỉ gầm ghi phía trước và sau lò.
Chế độ vận hành lò bình thường:
 Tuỳ theo công suất mà điều chỉnh cửa điều tiết gió, khói, tốc độ ghi,
chiều dày lớp nhiên liệu, giữ áp suất và nhiệt độ hơi đã quy định.
Nhưng không được vận hành quá áp suất và quá công suất cho phép,
cung cấp đầy đủ hơi cho sản xuất, thực hiện tiết kiệm than, chiều dày
lớp nhiên liệu duy trì trong khoảng 70¸150 mm, không nên thay đổi
chiều dày than nhiều.
 Không được tắt quạt đẩy khi than đang cháy trên ghi, nếu cần thiết
giảm cường độ cháy chỉ có thể giảm tần số (giảm công suất) quạt thổi.
 Duy trì chế độ đốt với áp suất buồng đốt âm (không phè lửa ra ngoài
và có lực hút nhẹ vào trong). Chỉ trong trường hợp đặc biệt mới ép
dương lò (khi than khó bắt cháy ở đầu lò).
 Khi trang than, đánh lò phải đảm bảo mặt than phẳng, tuyệt đối không
để trống mặt ghi. Không được để thiếu than trong phễu than dẫn đến
trống mặt ghi.
 Không được đóng hết các cửa điều tiết gió hai bên lò. Khi vận hành
ổn định các cửa gió mở như sau:
 Cửa 1: 0 - 20%
 Cửa 2, 3: 10 - 30%
 Cửa 4: 100%
 Cửa 5: 60 - 100%
 Cửa 6: 20 - 30%
 Công nhân vận hành phải thường xuyên xem xét trông nom ống thuỷ
sáng lắp ở balông trên, luôn luôn vận hành với mức nước trung bình
(1/2 ống thuỷ). Mỗi ca thông rửa ống thuỷ vào đầu và giữa ca thao tác
như ở phần trên đã nêu.
Chú ý: phải thường xuyên theo dõi ống thuỷ sáng lắp ở balông trên (ít
nhất 1 giờ 1 lần).
 Công nhân vận hành phải kiểm tra áp kế 2 lần vào đầu và giữa ca, giữ
cho đồng hồ hoạt động chính xác.
 Mỗi ca công nhân vận hành phải kiểm tra van an toàn 1 lần vào cuối
ca để đảm bảo van an toàn làm việc nhạy, chính xác.
 Mỗi ca công nhân vận hành phải xả bẩn, xả đáy ít nhất 2 lần vào lúc
công suất thấp, áp suất cao, điều chỉnh than gió cho thích hợp. Duy trì
áp suất buồng lửa từ -20÷ -60pa. Xem nhiệt kế cắm ở hộp khói khống
chế nhiệt độ khói thoát ra từ 150oC¸ 200oC.
 Điều chỉnh tốc độ ghi lò cho phù hợp, không để than cháy hết làm
trống mặt ghi. Khi trời mưa, than ướt thì cho ghi chạy chậm than dày
độ 100¸150 mm.
 Than vận hành lò hơi là loại than không khói cỡ hạt trong khoảng
6¸18 mm, đường kính nhỏ hơn 6 mm không quá 50%. Nhiệt trị của
than trong khoảng 6500¸7100 kcal/kg. Trộn than phải đúng quy định
không được để cho phễu thiếu than hoặc phễu than bị tắc than không
rơi xuống ghi lò được,
 Phải kiểm tra dầu mỡ ở bộ điều tốc ghi và tuỳ theo điều kiện vận
hành, yêu cầu công suất mà điều chỉnh lớp than tốc độ ghi theo tần số
5÷30Hz.
 Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được để than cháy dưới cửa
điều tiết than để tránh làm hỏng cửa điều tiết than. Nếu xảy ra cháy
than cách cửa điều tiết dưới 200mm thì phải tăng tốc độ ghi lò.
 Lớp than cháy hết ở cách lưỡi gạt xỉ ở cuối ghi lò khoảng 0,5m, tro
than có màu xám. Cuối ghi phải duy trì một lớp xỉ có chiều dày nhất
định tránh ghi lò tiếp xúc trực tiếp với lửa. Luôn chú ý nếu thấy lưỡi
gạt xỉ bị tích tụ nhiều than xỉ thì phải khắc phục ngay bằng cào hoặc
trang than xỉ để cho lưỡi gạt hoạt động tốt. Nhưng không được cào
mạnh làm cho lưỡi gạt xỉ không tiếp xúc với ghi làm cho xỉ dồn
xuống dưới nhiều gây sự cố kẹt ghi lò.
 Công nhân vận hành lò hơi phải thường xuyên kiểm tra nước bộ thải
xỉ, mực nước trong máng phải đủ ngập họng thoát xỉ. Đề phòng tro xỉ
có nhiệt độ cao làm hư hại máy và gió lạnh lọt vào buồng lửa, đảm
bảo thải xỉ liên tục.
 Luôn luôn theo dõi kiểm tra dầu mỡ, nhiệt độ, nước làm mát, tiếng ồn,
tiếng kêu các loại bơm, quạt, các thiết bị phụ khác. Đối với bơm, quạt
dự phòng mỗi ca phải chạy thử ít nhất 1 lần. Mỗi ca phải phân tích
mẫu nước 4 lần để kịp thời xử lý cho thích hợp.
4. Dừng lò:
Dừng lò bình thường:
 Khi nhận được lệnh dừng lò thì thực hiện theo trình tự sau:
 Báo cho công nhân vận hành than ngừng cấp than.
 Giảm tốc độ ghi tới mức thấp nhất.
 Mở cửa nhóm lửa, theo dõi lớp than, khi điểm cháy cách cửa
điều tiết than 500¸700 mm thì cho ghi ngừng hẳn. Hạ cửa điều
chỉnh lớp than xuống, đóng bớt cửa điều tiết gió, khói cho đến
khi than cháy hết thì tắt hẳn quạt gió và quạt khói.
 Gạt công tác bơm về phía điều chỉnh bằng tay. Ấn nút chạy bơm cấp
nước vào lò đến mức tối đa của ống thuỷ. Tiến hành thông rửa ống
thuỷ và xả cặn đáy lò. Đóng dần van hơi chính cấp hơi đi tiêu thụ.
 Đóng hẳn van cấp hơi và xả hơi ra ngoài khí quyển bằng cách mở van
xả khí hoặc kênh van an toàn để giảm dần áp suất của lò xuống
 Để lò nguội từ từ có sự giám sát thường xuyên của người vận hành lò
hơi. Khi lò hơi đã nguội, áp suất trong lò xuống 0 kG/cm2 thì đóng
cửa điều tiết gió, kênh van an toàn cho thoát hết hơi thừa ra ngoài.
 Sau 10 giờ mở hết cửa điều tiết khói, xả bẩn lò lần thứ 2 và cấp nước
vào lò để nâng mức nước trong lò đến vạch cao nhất của ống thuỷ
 Cho ghi lò chạy chậm để cho xỉ rơi hết xuống hố thải xỉ.
 Việc tháo nước ra khỏi lò để vệ sinh phải có sự cho phép của người
phụ trách lò hơi và chỉ được tháo nước lò khi áp suất trong lò bằng 0
kG/cm2 và nhiệt độ nước lò nhỏ hơn 70oC. Việc tháo nước phải từ từ
và khi đã mở van xả khí hoặc kênh van an toàn.
Thời gian dừng lò từ lúc ngừng cấp than vào lò đến khi tháo nước
ra ngoài không được dưới 18 giờ.
Dừng lò khẩn cấp:
 Khi gặp những sự cố nguy hiểm như: áp suất trong lò tăng quá mức
cho phép, tuy đã xử lý nhưng áp suất vẫn tăng; cạn nước nghiêm
trọng; nước đầy nghiêm trọng có nguy cơ phá huỷ các thiết bị dùng
hơi và lò hơi; mức nước trong lò giảm mạnh trong khi bơm cấp nước
vẫn làm việc; các bơm cấp nước hỏng mà không có khả năng khắc
phục kịp thời; tất cả các ống thuỷ và các thiết bị báo mức đã vỡ hoặc
hỏng; các van an toàn dừng hoạt động; các bộ phận chịu áp lực của lò
có hiện tượng biến dạng, nứt, chảy nước các mối nối, hỏng các bộ
phận lò hơi có thể gây ra nguy hiểm cho công nhân và an toàn thiết bị
thì phải dừng lò khẩn cấp và trình tự thao tác như sau:
 Tắt quạt đẩy, sau 15 phút tắt quạt hút, đóng tất cả cửa của lò lại tránh
gió lạnh lùa vào lò.
 Ngừng ngay cấp than vào phễu, hạ cửa điều tiết than xuống vị trí thấp
nhất, chạy ghi với tốc độ nhanh nhất để cho than ra, khi than và xỉ đã
đổ xuống phễu xỉ thì cho ghi dừng hoạt động.
 Gạt công tắc bơm sang phía điều chỉnh bằng tay và ấn nút bơm để cấp
nước vào lò.
 Đóng van hơi chính lại. Nếu không phải sự cố cạn nước nghiêm
trọng thì kênh van an toàn hoặc mở van xả khi cho hơi thoát ra ngoài.
 Cấp đầy nước vào lò tăng cường xả bẩn đáy lò (dùng bơm hơi nếu mất
điện). Để lò nguội từ từ dưới sự giám sát của người thợ vận hành lò
hơi.
Chú ý:
- Nếu lò hơi sự cố cạn nước thì nghiêm cấm việc cấp nước vào lò.
- Tuyệt đối cấm không được dùng nước để dập lửa trong lò.
- Tất cả quá trình vận hành đều phải ghi sổ nhật ký và sổ giao nhận
ca đầy đủ, chính xác.
5. Bảo dưỡng lò:
 Phương pháp bảo dưỡng khô: (Áp dụng cho lò hơi ngừng vận hành từ
1 tháng trở lên)
Sau khi ngừng vận hành thì tháo hết nước trong lò hơi ra. Mở nắp cửa
người chui trên 2 balông, mở các van, tháo các nắp vệ sinh của ống góp.
Vệ sinh cáu cặn bên trong balông, các dàn ống, các ống góp và đốt lửa
sấy khô (chú ý không đốt lửa to).
Dùng 25 ¸ 30kg vôi sống có cỡ hạt từ 10 ¸ 30mm đựng trong khay
nhôm và đặt vào bên trong 2 balông. Đóng tất cả các cửa các van của lò
lại. Cứ 3 tháng kiểm tra 1 lần, nếu thấy vôi sống vỡ thành bột thì thay
mới.
 Phương pháp bảo dưỡng ướt: (Áp dụng cho lò hơi ngừng vận hành
dưới 1 tháng)
Sau khi ngừng vận hành lò hơi thì tháo hết nước trong lò ra, rửa sạch
và vệ sinh cáu cặn trong lò
Cấp đầy nước vào lò và đốt lò tăng dần nhiệt độ nước lò đến 100oC.
Khi đốt lò phải mở van xả le hoặc kênh van an toàn để thoát khí và lò
không tăng áp suất.
Ngừng đốt lò, đóng van xả le hoặc van an toàn lại.
6. Vệ sinh và duy tu:
 Vệ sinh:
 Tuỳ theo chất lượng nước cấp được sử dụng mà quyết định chu kỳ vệ
sinh cáu cặn trong lò hơi. Thông thường từ 3¸6 tháng vệ sinh 1 lần.
 Vệ sinh bên trong lò được thực hiện bằng phương pháp dùng hoá chất
kết hợp với thủ công cơ khí qua các cửa của balông và các cửa vệ sinh
ở ống góp.
 Hoá chất sử dụng để xử lý cáu cặn thích hợp cho lò hơi là dung dịch
NaOH nồng độ 2%. Đổ đầy dung dịch NaOH vào lò hơi và đun đến
áp suất bằng 0,3¸0,4PLV, duy trì từ 12 đến 24 giờ hoặc lâu hơn nữa
tuỳ thuộc độ dày của lớp cáu cặn. Sau khi tháo dung dịch NaOH ra
khỏi lò thì cấp nước vào rửa lò và vệ sinh cơ khí.
 Việc xử lý bằng hoá chất phải do người am hiểu, thông thạo về hoá
chất chủ trì.
 Duy tu:
 Cứ một tháng vận hành phải kiểm tra lại toàn bộ lò hơi một lần. Chú ý
các loại van, ống thuỷ, áp kế, hệ thống cấp nước, xem có hiện tượng
rò rỉ không, tro bụi có bị tích tụ trong chùm đối lưu không, ghi lò có
bị cháy, bị võng không... đặc biệt là các bộ phận chịu áp lực của lò hơi
(balông, ống góp, các ống tiếp nhiệt, các cửa người chui, cửa vệ
sinh...) có hiện tượng rò rỉ, biến dạng, hư hỏng không. Nếu bị hư hỏng
cần khắc phục, sửa chữa và thay thế. Đồng thời tro đọng, bám trên
đường khói qua các ống tiếp nhiệt cần phải được vệ sinh sạch sẽ.
 Từ 3 ¸ 6 tháng vận hành phải ngừng lò kiểm tra sửa chữa toàn diện,
kết hợp vệ sinh cáu cặn cho lò.
 Khi lá ghi bị cháy để lọt than xuống gầm ghi, phải tiến hành thay ngay
các lá ghi bị cháy để không ảnh hưởng đến hoạt động của lò. Việc
thay lá ghi có thể thực hiện khi lò đang hoạt động. Tùy theo cường độ
đốt và vị trí lá ghi trên mặt đốt mà tuổi thọ của mỗi lá ghi có thể khác
nhau. Thông thường, sau 3 tháng vận hành phải thay dần các lá ghi bị
cháy, trong vòng 6 tháng phải thay khoảng 30 ~ 40% số lá ghi. Tuy
nhiên, nếu tuân thủ tốt các quy trình vận hành và duy trì phụ tải hơi ổn
định thì tuổi thọ của lá ghi có thể kéo dài đến 9 ~ 10 tháng.

IV. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH - CÁCH KHẮC PHỤC
1. Lò cạn nước:
 Hiện tượng:
 Nhìn thấy đèn tín hiệu đỏ trên tủ điều khiển trung tâm, chuông kêu
báo sự cố cạn nước nghiêm trọng.
 Nhìn ống thuỷ không còn nước nữa, chỉ còn một màu trắng đục của
hơi.
 Có thể nhìn thấy kim áp kế tăng lên 1 chút, van an toàn xì hơi.
 Nguyên nhân:
 Thiết bị tự động cấp nước hỏng không tác động.
 Do công nhân không theo dõi thường xuyên mức nước trên ống thuỷ,
không cấp nước kịp thời cho lò hơi.
 Do van xả đáy bị hở chảy nước nhiều.
 Do ba lông, ống sinh hơi bị xì hở nước thoát ra ngoài mà không biết.
 Do bơm hỏng, hệ thống cấp nước bị tắc, hay bơm mất chân không,
nước không bơm được vào lò
 Do đường nước ra ống thuỷ bị tắc nên báo mức nước giả tạo.
 Phương pháp xử lý:
 Cắt chuông báo.
 Kiểm tra ống thuỷ xem ống thuỷ có bị chảy nước không, sau đó tiến
hành "gọi nước" theo quy trình sau:
 Đóng van hơi ống thuỷ;
 Mở van xả đáy ống thuỷ để thông rửa đường nước;
 Đóng van xả ống thuỷ, mở lại van đường hơi;
 Nếu thấy nước còn lấp ló ở mặt đáy ống thuỷ là còn có khả năng cung
cấp nước vào lò hơi. Công nhân vận hành là sẽ tiếp tục thao tác như
sau:
 Tắt ngay quạt gió, đóng các cửa điều tiết gió, khói.
 Gạt công tác bơm sang phía điều chỉnh bằng tay, ấn nút chạy
bơm cấp nước vào lò từ từ đến mức 1/3 ống thuỷ (tối thiểu) chú
ý nghe và theo dõi xem có hiện tượng gì khác thường, mức
nước có tăng không, nếu ổn định thì sau 5 phút bơm nước từ từ
đến mức trung bình (1/2 ống thuỷ) và cho lò làm việc bình
thường.
 Nếu "gọi nước" 2 lần mà không thấy nước lấp ló ở đáy ống thuỷ thì
phải nhanh chóng dừng lò sự cố ngay lập tức. Tuyệt đối không được
cấp nước vào lò, trình tự thao tác như sau:
 Tắt ngay quạt gió, đóng các cửa điều tiết gió.
 Hạ cửa điều chỉnh than xuống điểm thấp nhất, nhanh chóng cho
ghi lò chuyển động với tốc độ nhanh nhất để gạt hết than và xỉ
xuống phễu xỉ, khi hết than xỉ trên ghi thì cho ghi lò ngừng
chạy.
 Đóng van hơi chính, nếu áp suất lên cao thì có thể kênh van an
toàn để xả bớt hơi ra ngoài để giảm áp suất.
 Sau 20 phút tắt quạt khói (quạt hút), đóng cửa điều tiết khói để
lò nguội từ từ.
2. Lò đầy nước:
 Hiện tượng:
 Thấy đèn tín hiệu đỏ và chuông báo đầy nước quá mức.
 Thấy ống thuỷ ngập nước, toàn thân ống thuỷ là cột màu trắng long
lanh của nước.
 áp suất giảm xuống từ từ, kim áp kế giảm đi ít.
 Có thể nghe thấy tiếng rung động, thuỷ kích đường ống.
 Nguyên nhân:
 Do công nhân không theo dõi thường xuyên mức nước ở ống thuỷ.
 Thiết bị khống chế tự động cấp nước hỏng (nước đã vượt quá trên
mức cao nhất nhưng mạch điện không ngắt, bơm vẫn chạy cấp nước
vào lò).
 Do van cấp nước bị hỏng đóng không kín.
 Phương pháp xử lý:
 Cắt chuông
 Thông rửa ống thủy theo quy trình vận hành hoặc kiểm tra bằng cách
sau đây:
 Đóng van nước của ống thủy.
 Mở van xả ống thủy, xả hết nước trong ống thủy rồi đóng lại,
mở lại van đường nước.
 Nếu thấy nước vẫn ngập ống thủy thì trình tự thao tác như sau:
 Gạt công tác bơm sang phía điều chỉnh bằng tay để tắt bơm và
đóng chặt van cấp nước vào lò lại.
 Tiến hành xả đáy lò theo quy trình vận hành lò như đã nói ở
trên, xả đến mức 2/3 ống thủy (mức tối đa) thì ngừng. Tiếp tục
quan sát sau 3 phút, xả tiếp cho đến mức trung bình rồi ngừng
hẳn.
 Đóng van hơi chính, kênh van an toàn để xả hơi ra ngoài.
 Khi xử lý sự cố nên giảm bớt chế độ cháy trong buồng đốt đến
khi ổn định, mở van hơi chính cấp cho sản xuất cho lò vận hành
bình thường.
3. Ghi lò bị kẹt:
 Hiện tượng:
 Ghi lò đang chạy đột nhiên ngừng lại, rồi tiếp tục chạy khi nhanh khi
chậm.
 Bộ ly hợp an toàn trên bộ điều tốc rung động
 Nghe thấy tiếng kêu "két-két" của trục ghi lò.
 Nguyên nhân:
 Bu lông căng xích ở 2 bên đầu ghi bên chặt quá, bên lỏng quá làm cho
ghi lò bị xê dịch nghiêm trọng.
 Ghi lò bị cong ở trục chính (trục bánh xích) và áp sát vào thép góc ở
cạnh.
 Do sắt rơi vào, do các mắt ghi bị cháy gẫy, bu lông chìm long ra làm
kẹt ghi, lưỡi gạt xỉ không tiếp xúc với ghi.
 Do than cháy vón cục gây thêm trở lực.
 Do lò xo bộ ly hợp an toàn trong bộ điều tốc bị hỏng làm cho ghi
không chuyển động được.
 Do ghi chùng quá, phía trước không ăn khớp với răng trục chính, suốt
ghi quá cong võng.
 Phương pháp xử lý:
 Vặn nút điều chỉnh trên hộp điều tốc về "0", cho ghi lò ngừng chuyển
động để kiểm tra.
 Nếu ghi lò bị lệch ở trục chính (trục bánh xích) thì vặn chặt êcu điều
chỉnh căng xích ghi lò cho đến khi hết cong, khi vặn chặt thì cự ly ở 2
bên trái-phải của trục chính phải đều nhau. Nếu ghi vẫn không chạy
được thì ngừng lò sự cố để sửa chữa.
 Nếu ghi lò bị cháy mà không gây kẹt thì nâng cửa điều chỉnh than, rải
1 lớp than dày lên mặt ghi, cho ghi chạy với tốc độ chậm khi thấy chỗ
hỏng lộ ra ở cửa kiểm tra ghi lò phía trước, ngừng ghi lại nhanh chóng
thay các lá ghi bị cháy. Tuyệt đối không được tắt quạt gió, đóng cửa
điều tiết gió khi ghi ngừng sẽ làm cho ghi lò nóng quá mức.
 Nếu gạt xỉ không tiếp xúc hoặc bám xiết quá ghi lò không chạy được
thì ngừng lò sự cố, cời hết than xỉ ở dưới ghi ra.
4. Ghi lò không chuyển động được hoặc chuyển động gián đoạn
 Hiện tượng:
 Ghi lò đang chạy rồi dừng lại.
 Ghi lò chạy gián đoạn, lúc chạy, lúc dừng.
 Có tiếng kêu "két-két".
 Nguyên nhân:
 Lò xo của bộ ly hợp an toàn ép quá chặt hoặc quá lỏng.
 Nếu quá lỏng thì không kéo ghi chuyển động được.
 Nếu quá chặt thì mô tơ kéo quá tải.
 Phương pháp xử lý:
 Phải điều chỉnh lại lò xo của bộ ly hợp an toàn:
 Lấy cờ-lê lắp vào đầu góc vuông của hộp điều tốc, quay mạnh
cờ-lê ngược với chiều quay đến khi bộ ly hợp an toàn rung
động là thích hợp. Khi đã rung động phải đóng ngay ly hợp
điều tốc lại rồi tiến hành kiểm tra, đồng thời dùng cờ-lê quay
ngược lại không quá 50 mm để tấm ngăn gió phía trong không
bị hỏng, khi bộ ly hợp an toàn không rung động mới cho tiếp
tục vận hành.
 Tổng số khe hở của lò xo bộ ly hợp an toàn ở đầu trục quay
không dưới 20mm.
5. Băng tải xỉ bị kẹt:
 Hiện tượng:
 Băng tải đang làm việc thì dừng lại.
 Có tiếng kêu khác thường
 Máy làm việc mà xỉ không tải lên được.
 Nguyên nhân:
 Khi vận hành do than pha trộn không đều, không đúng cỡ hạt đã quy
định, than củi không cháy hết làm kẹt hệ thống thải xỉ.
 Lá gạt thải xỉ bị gãy, hỏng.
 Phương pháp xử lý:
 Tắt ngay động cơ.
 Kiểm tra máy thải xỉ tìm nguyên nhân và xử lý.
 Nếu dừng thải xỉ lâu quá 30 phút thì phải dừng ghi để xỉ không xuống
phễu nữa.
6. Băng tải xỉ bị đứt xích:
 Hiện tượng:
 Xích thải xỉ bị đứt, bị lệch tấm gạt, xích bị trượt trên lô chủ động.
 Có tiếng kêu khác thường.
 Máy làm việc mà xỉ không tải lên được.
 Nguyên nhân:
 Do bị dị vật rơi xuống máng thải xỉ gây kẹt.
 Do CNVH không chú ý để xỉ dồn vào quá nhiều trong khi băng tải xỉ
không hoạt động gây ứ đọng xỉ.
 Phương pháp xử lý:
 Tắt ngay động cơ, dừng ghi.
 Kiểm tra, khắc phục. Nếu xích đứt ngầm dưới nước thì cần ngưng lò
để bơm cạn nước hố thải xỉ để tiến hành nối xích.
7. Thủng hoặc nổ ống sinh hơi:
 Hiện tượng:
 Thấy hơi nước phun xuống buồng đốt phần tro xỉ bị ướt.
 Mức nước ống thủy giảm xuống nhanh.
 Có thể nghe thấy tiếng động trong lò.
 Nguyên nhân:
 Do chất lượng nước cấp không đúng yêu cầu, nhiều cặn bám vào
thành ống.
 Tuần hoàn nước trong lò bị đảo lộn, bị phá hoại, bảo ôn ống góp bị
phá huỷ.
 Lò hơi vận hành mà ống bị đốt nóng không đồng đều (gió lạnh lọt vào
buồng đốt) hay thu nhiệt không đều.
 Do đọng tro kết xỉ ở thành ống nhiều, ống bị bào mòn.
 Vận hành lò không đúng quy trình, đốt lò quá vội, áp suất lò thay đổi
liên tục, lò bị cạn nước, công suất lò bị thay đổi liên tục, dừng lò cho
lò nguội quá nhanh.
 Do chất lượng ống không tốt.
 Cặn nước nhiều mà không xả đáy.
 Phương pháp xử lý:
 Ngừng lò sự cố. Nếu ống sinh hơi bị vỡ quá to lượng nước cấp vào
không bằng lượng nước thoát ra thì không cấp nước vào lò nữa.
Nhanh chóng tìm biện pháp thay thế, sửa chữa để đưa lò vào sản xuất.
8. Xì hở các mặt bích, bộ phận áp lực
 Hiện tượng:
 Nghe có tiếng rít của hơi xì ra mạnh.
 Nguyên nhân:
 Do chất lượng chế tạo, sửa chữa, lắp ráp không đảm bảo.
 Do gió lạnh lùa vào nhiều làm rạn nứt kim loại.
 Do chất lượng nước không tốt gây ăn mòn cục bộ, biến dạng kim loại
sinh ra rạn nứt, cạn nước, cong ống.
 Phương pháp xử lý:
 Nếu các van, bích xì hở nhẹ thì chú ý theo dõi đến kỳ sửa chữa gần
nhất thay thế và chữa. Nếu xì to thì hạ áp suất xuống P = 0 kG/cm2
 Nếu xì hở các bộ phận áp lực thì phải ngừng lò sự cố để khắc phục.
9. Hỏng ống thủy và áp kế:
 Hiện tượng:
 Nghe thấy tiếng nổ.
 Hơi và nước phun ra.
 Nguyên nhân:
 Do ống thủy, áp kế bị nóng lạnh đột ngột hoặc va đập vật cứng vào.
 Do ống thủy bị lệch tâm, lúc lắp ráp các rắc-co xiết chặt quá, ống thủy
không có chỗ giãn nở.
 Do trong quá trình làm việc ống thủy bị mài mòn.
 Phương pháp xử lý:
 Nếu hỏng nặng ống thủy mà không có hệ dự phòng hoặc áp kế không
có cái thay thì cho dừng lò bình thường.
 Nếu áp kế bị vỡ tung mặt kính ra . Kim áp kế bị rung động nhiều, biến
động rung động lớn hớn 0,5 kG/cm2, chỉ không chính xác hoặc không
trở về không khi không có áp suất thì phải thay mới. Trình tự thao tác
như sau:
 Vặn van ba ngả xả nước đọng trong áp kế ra.
 Khóa hơi ra áp kế thay cái mới vào.
 Hé mở van ba ngả sấy áp kế 5 phút, mở van ba ngả hết để cho
áp kế làm việc trở lại.
 Gioăng tết xì hở mạnh thì phải thay gioăng tết mới.
 Kính mờ hoặc nứt nhẹ thì chờ đến kỳ tu sửa gần nhất sẽ thay thế.
 Xiết lại các rắc-co của ống thủy cho đều tay, nếu kính bị vỡ thì phải
thay gấp kính mới bằng cách khóa đường hơi, đường nước cấp vào
ống thủy.
10. Cụm van cấp nước bị hỏng:
 Hiện tượng:
 Nước nóng trả lại bơm.
 Bơm chạy nhưng không thấy nước vào lò.
 Nguyên nhân:
 Do nước cấp có nhiều tạp chất làm mài mòn clap-pê và bạc van nên
đóng van không kín.
 Do clap-pê van 1 chiều bị kẹt cứng bơm nước không vào lò.
 Phương pháp xử lý:
 Nếu cụm van hỏng nhẹ, nước rò ra ít thì cho lò làm việc đến kỳ sửa
chữa gần nhất dưới 1 tháng. Nếu nước nóng trở lại bơm thì khi chạy
bơm phải xả nước nóng ra trước.
 Trường hợp van hỏng nặng nước không vào lò được phải ngừng lò sự
cố kịp thời thay thế sửa chữa ngay.
11. Cụm van xả đáy bị hỏng
 Hiện tượng:
 Sau khi xả, đóng chặt van vẫn thấy nước rò ra.
 Nước xì mạnh ở van xả đáy, mức nước ống thủy giảm.
 Khi mở van xả nhưng nước không ra.
 Nguyên nhân:
 Do clap-pê bị mòn, đóng không kín.
 Do ty van bị gẫy, cong, tết chèn bị mòn hết.
 Do cặn nước bám vào nhiều làm tắc van.
 Phương pháp xử lý:
 Đóng thật chặt van, xem nước còn rò không nếu nước còn rò thì
ngừng lò sự cố.
 Nếu van xả hỏng nặng, thì đóng van chặn thay van xả.
 Nếu van bị tắc thì ngừng lò bình thường để sửa chữa.
 Trường hợp cụm van bị xì hở nhẹ thì phải theo dõi tình hình làm việc
của van đến kỳ sửa chữa gần nhất nhưng không quá 1 tháng.
12. Sụp tường, vòm lò, hỏng bảo ôn
 Hiện tượng:
 Nghe tiếng động của gạch rơi xuống buồng lửa.
 Thấy gạch rơi trên mặt ghi từ tường lò hay ở các cuốn lò.
 Bảo ôn bị bung ra, tường lò nứt rạn lớn.
 Nguyên nhân:
 Do xây lắp không đúng quy chuẩn, các gờ đốc của các cuốn gạch bị
gãy.
 Các bộ phận của lò bị giãn nở làm rạn nứt tường bảo ôn.
 Do bảo ôn lâu quá bị hỏng.
 Phương pháp xử lý:
 Nếu tường lò, cuốn lò, bảo ôn bị hỏng nhẹ không làm lộ khung đỡ,
ống nước xuống, ống góp thì vẫn tiếp tục chạy lò đến kỳ sửa chữa gần
nhất phải tu sửa lại (nhưng không lâu quá 1 tháng).
 Nếu hỏng để lộ các khung đỡ, ống góp, ống nước xuống... thỉ phải
ngừng lò sự cố để sửa chữa.
13. Bơm cấp nước bị hỏng:
 Hiện tượng:
 Đóng điện nhưng bơm không chạy
 Mở hơi nhưng bơm hơi không chạy trong khi áp lực của lò cao.
 Bơm chạy nhưng nước không vào lò.
 Nguyên nhân:
 Đối với bơm điện: do hỏng đường điện, mất pha hoặc lýí do khác
 Đối với bơm hơi:
 áp suất hơi vào bơm hơi thấp quá, tay biên nằm ở điểm chết.
 Tết bị hở, ngăn kéo điều chỉnh không đúng quy định
 Bơm khô dầu hay độ nhớt dầu không đúng quy định
 Phương pháp xử lý:
 Đối với bơm điện: báo ngay cho thợ điện đến sửa chữa.
 Đối với bơm hơi: nếu thiếu dầu thì bổ sung ngay, xả hết nước đọng
trong xi lanh hơi, điều chỉnh cho tay bơm qua điểm chết.
14. Quạt bị hỏng:
 Hiện tượng:
 Đóng điện nhưng động cơ không chạy.
 Quạt làm việc nhưng không có gió.
 Có tiếng va đập trong thân quạt.
 Nguyên nhân:
 Điện vào động cơ thiếu pha.
 Đường dẫn gió bị thủng, tắc.
 Cánh quạt bị hỏng.
 Êcu công cánh quạt bị hỏng hoặc bị long
 Nhiệt độ khói quá cao cánh quạt bị biến dạng.
 Phương pháp xử lý:
 Cắt điện báo cho thợ điện đến sửa chữa.
 Kiểm tra hệ thống dẫn gió, khói
 Kiểm tra cánh quạt, vỏ quạt nếu bị cong vênh thì phải khắc phục.
 Kiểm tra các cửa điều tiết gió, khói đã mở hết chưa.
 Trường hợp quạt gió quạt khói hư hỏng nặng không thể sửa chữa tức
thời được thì ngừng lò bình thường để tiến hành sửa chữa.

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI VẬN HÀNH


 Lò phải ngừng vận hành ngay để sửa chữa đột xuất nếu có hiện tượng
hư hỏng các bộ phận chịu áp lực của lò hơi gây nguy cơ tai nạn
nghiêm trọng.
 Hết hạn sử dụng vận hành lò hơi (theo giấp phép của Thanh tra kỹ
thuật an toàn lao động) phải ngừng vận hành lò để tiến hành kiểm tra,
sửa chữa và đăng kiểm để sử dụng tiếp.
 Việc sửa chữa vừa và lớn lò hơi phải do các cá nhân và đơn vị được
pháp lý nhà nước công nhận và phải tuân thủ theo đúng quy phạm kỹ
thuật an toàn lò hơi hiện hành.
 Khi gặp các sự cố không khắc phục được thì đề nghị liên hệ với nhà
cung cấp lò hơi.
 Mọi sự cố và khắc phục sự cố phải ghi vào nhật kí vận hành.
 Việc thay đổi kết cấu và nguyên lý làm việc của lò hơi phải được nhà
cung cấp lò hơi chấp thuận. Nếu cơ sở sử dụng tự ý thay đổi thì mọi
trách nhiệm thuộc về cơ sở đó.
 Phải thường xuyên theo dõi ống thủy sáng lắp trên bồn sinh hơi (ít
nhất 1 giờ 1 lần).
 Công nhân vận hành phải kiểm tra áp kế 2 lần vào đầu và giữa ca, giữ
cho đồng hồ hoạt động chính xác, thao tác như đã nêu ở phần trên.
 Mỗi ca công nhân vận hành phải kiểm tra van an toàn 1 lần vào đầu ca
để đảm bảo van an toàn làm việc nhạy, chính xác, thao tác như đã nêu
ở phần trên.
 Mỗi ca phải xả bẩn, xả đáy ít nhất 2 lần vào lúc công suất thấp, áp
suất cao, điều chỉnh than, gió cho phù hợp. Duy trì áp suất buồng lửa
từ - 20 ÷ - 60 pa. Xem nhiệt kế cắm ở hộp khói khống chế nhiệt độ
khói thoát ra từ 180oC÷210oC.
 Khi xả bẩn, xả đáy cần phải xả nước ở hố xả đáy bằng cách mở van xả
dư ở hố xả đáy xuống bể xử lý, tránh hiện tượng nước còn đọng lại
trong đường xả đáy, gây ra hiện tượng thủy kích khi xả đáy.
 Chú ý: khi xả bẩn, xả đáy cần phải xả nước ở hố xả đáy bằng cách mở
van xả dư ở hố xả đáy xuống bể xử lý, tránh hiện tượng nước còn
đọng lại trong đường xả đáy, gây ra hiện tượng thủy kích khi xả đáy.
 Than vận hành lò hơi là loại than không khói, cỡ hạt trong khoảng 6 ÷
18 mm, đường kính than nhỏ hơn 6mm không quá 60%. Nhiệt trị của
than >6500kcal/kg.
 Trộn than phải đúng quy định, không được để cho phễu than bị tắc,
than không rơi xuống ghi lò được. Phải luôn kiểm tra dầu mỡ ở bộ
điều tốc băng tải ghi.
 Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được để than cháy dưới cửa
điều tiết tránh làm hỏng cửa điều tiết than và hỏng ống làm mát đầu
lò. Nếu than cháy cách cửa điều tiết 200mm thì phải tăng tốc độ ghi
lò.
 Lớp than cháy hết ở cách lưỡi gạt xỉ ở cuối ghi lò khoảng 0,5 ÷ 1m,
tro than có màu xám. Cuối ghi phải duy trì một lớp xỉ có chiều dày
nhất định tránh ghi lò tiếp xúc trực tiếp với lửa. Luôn chú ý nếu thấy
lưỡi gạt xỉ bị tích tụ nhiều than xỉ thì phải khắc phục ngay bằng cào
hoặc trang than xỉ để cho lưỡi gạt hoạt động tốt, nhưng không được
cào mạnh làm cho lưỡi gạt xỉ không tiếp xúc với ghi làm cho xỉ dồn
xuống dưới nhiều gây sự cố kẹt ghi lò, rơi tấm gạt xỉ xuống hố thải xỉ
gây sự cố kẹt băng tải xỉ đuôi lò.
 Công nhân vận hành lò hơi phải thường xuyên kiểm tra nước bộ thải
xỉ, mực nước trong máng phải ngập họng thoát xỉ. Đề phòng tro xỉ có
nhiệt độ cao làm hỏng máy và gió lạnh lọt vào trong buồng lửa, và
phải đảm bảo quá trình thải xỉ liên tục.
 Luôn luôn theo dõi kiểm tra dầu mỡ, nhiệt độ, nước làm mát, tiếng ồn,
tiếng kêu bơm, quạt và các thiết bị phụ trợ khác. Đối với bơm, quạt dự
phòng mỗi ca cần chạy thử ít nhất 1 lần. Mỗi ca phải phân tích mẫu
nước ít nhất 1 lần để kịp thời xử lý cho thích hợp.

You might also like