Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

HỌC KỲ HÈ NĂM HỌC 2021-2022

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Phương Anh

Mã sinh viên: 20030254

Mã lớp học phần: MNS1053 2

1. Sự kiện:

Sự gia tăng của vấn nạn bạo lực học đường

2. Sự kiện khoa học

Học sinh cấp THCS tại tỉnh Thừa Thiên Huế sử dụng bạo lực ngày một nhiều để
giải quyết các mâu thuẫn trong và ngoài trường học

3. Đề tài nghiên cứu

Mở lớp rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh nhằm giảm thiểu tình
trạng bạo lực học đường tại các trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế

4. Lý do nghiên cứu

Hiện nay, vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra ngày một nghiêm trọng tại
Việt Nam. Theo số liệu thống kê gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn
quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học.
Đây chính xác là một con số đáng báo động khiến bạo lực học đường trở thành
một vấn đề đáng quan ngại đối với gia đình, trường học cũng như toàn xã hội.
Không những vậy, hành vi bạo lực của học sinh ngày nay cũng hết sức đáng sợ.
Đặc biệt là ở lứa tuổi THCS với sự phát triển tâm sinh lý và nhận thức của các
em chưa đồng đều. Các em có những hành vi xô xát, đấm đá, thậm chí sử dụng
các dụng cụ nguy hiểm như dao, kéo,... để hành hung lẫn nhau. Nhiều bạn đứng
ngoài còn khích lệ, cổ vũ bạo lực bằng cách hô hào, quay phim, chụp ảnh rồi
tung lên mạng với một thái độ rất thích thú, thể hiện sự thờ ơ, dửng dưng trước
người bị hại.

“Điển hình là những vụ bạo lực học đường gây hoang mang dư luận xảy ra ở
tỉnh Thừa Thiên Huế trong 2 năm trở lại đây đều là ở cấp THCS. Cụ thể, vào
năm 2021, trên địa bàn xảy ra 2 vụ bạo lực. Trong đó, 1 vụ liên quan giữa 2 nữ
sinh Trường THCS Duy Tân (TP Huế) và Trường THCS Thủy Dương (thị xã
Hương Thủy), 1 vụ giữa học sinh nữ Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (Huế).
Đến đầu năm 2022, tại TT-Huế liên tiếp xảy ra 3 vụ bạo lực học đường, trong
đó, 1 vụ liên quan nữ sinh Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (Huế), 1 vụ là học
sinh nữ Trường THPT Hương Trà (thị xã Hương Trà), 1 vụ việc nghiêm trọng
gây hậu quả chết người tại Trường THCS Phong An (huyện Phong Điền).”

Có thể nói, hành vi bạo lực học đường để lại nhiều hậu quả khôn lường không
chỉ với cá nhân người bị hại mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các em gây ra hành
vi bạo lực. Việc tăng cường giáo dục, thay đổi nhận thức của các em là rất quan
trọng. “Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế cho biết, đã tổ chức hội nghị chuyên đề nâng
cao hiệu quả công tác giáo dục phòng, chống bạo lực học đường; với sự tham
gia của các chuyên gia tâm lý giáo dục, lãnh đạo chính quyền địa phương, đại
diện cơ quan quản lý giáo dục, hiệu trưởng các nhà trường, đại diện cha mẹ
học sinh…” Nhưng đối tượng chính là các em học sinh thì vẫn chưa có được
giải pháp tối ưu nhất. Vì bạo lực học đường phần lớn là do ở độ tuổi còn nhỏ,
các em thiếu kỹ năng kiềm chế cảm xúc. Tuy nhiên, ít ai lưu tâm, để ý đến vấn
đề này dẫn đến việc những hành vi bạo lực giữa các em vẫn còn tồn tại. Vì vậy,
tôi lựa chọn giải pháp mở các lớp kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh và đi
vào chứng minh hiệu quả của nó trong việc giảm thiểu tình trạng bạo lực học
đường tại các trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế.

5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu: Chứng minh việc mở lớp rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc
cho học sinh có thể giúp giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường tại các
trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế

- Nhiệm vụ: Tìm ra giải pháp giúp giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường
tại các trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế

6. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: 2021-2022 (Theo Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế, từ năm 2017 đến
2020, trên địa bàn tỉnh không có vụ việc bạo lực học đường nguy hiểm
xảy ra. Tuy nhiên, từ năm 2021 đến đầu 2022, tại TT-Huế liên tiếp xảy ra
nhiều vụ việc đáng báo động liên quan bạo lực trong học sinh.)

- Không gian: các trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế

7. Mẫu khảo sát

- Đối tượng khảo sát: học sinh THCS, gia đình học sinh, giáo viên,... tỉnh
Thừa Thiên Huế

- Phương pháp lấy mẫu: thuận tiện

- Cỡ mẫu: 150; bao gồm 5 trường THCS xuất hiện bạo lực học đường
trong 2 năm 2021-2022 (mỗi trường 30 mẫu): Trường THCS Duy Tân
(TP Huế), Trường THCS Thủy Dương (thị xã Hương Thủy), Trường
THCS Huỳnh Thúc Kháng (Huế), Trường THCS Nguyễn Chí Diểu
(Huế), Trường THCS Phong An (huyện Phong Điền).

8. Câu hỏi nghiên cứu


- Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo: Việc mở lớp rèn luyện kỹ năng kiểm soát
cảm xúc cho học sinh có hiệu quả như thế nào trong việc giảm thiểu tình
trạng bạo lực học đường tại các trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế?

- Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ: Các lớp rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc
cho học sinh THCS sẽ được tổ chức như thế nào cho hiệu quả?

9. Giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo: Rèn kỹ năng kiểm soát cảm xúc giúp học
sinh THCS tỉnh Thừa Thiên Huế thay đổi cách nhìn nhận, hạ bớt cái tôi,
điều chỉnh thái độ một cách phù hợp, có chuẩn mực hơn.

- Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ: mọi trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ
đều có lớp rèn kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh

10. Phương pháp nghiên cứu

10.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Ngọc Văn (2022), Nhiều vụ học sinh đánh nhau, ngành giáo dục ‘chẩn
bệnh’ bạo lực học đường, Báo Tiền Phong

- Trần Thị Tiên, Nguyễn Thị Diệu Anh, Nguyễn Thị Phương Thanh (2018),
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc của học sinh trung học cơ sở, Đề tài NCKH
của sinh viên tham gia Hội nghị NCKH của trường ĐHSP ĐHĐN.

- Nguyễn Khánh Hà (2014), Rèn kĩ năng sống cho học sinh: Kĩ năng kiểm
soát cảm xúc, NXB ĐHSP

- Vy Thảo (2021), Để Bạo lực học đường không còn đất sống!, Báo Điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nguyễn Ánh Tuyết (1997), Tâm lý học trẻ em, NXB Giáo dục Hà Nội

10.2 Phương pháp phỏng vấn


- Nhóm đối tượng cần phỏng vấn: học sinh, phụ huynh học sinh và giáo
viên THCS tỉnh Thừa Thiên Huế

- Cách thức phỏng vấn: phỏng vấn gián tiếp (thông qua internet). Do tình
hình dịch bệnh nên để đảm bảo an toàn, chúng tôi phỏng vấn gián tiếp
qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Zalo,….

- Các câu hỏi phỏng vấn:

+ Suy nghĩ thế nào về tình trạng bạo lực học đường gia tăng ở các trường
THCS tỉnh Thừa Thiên Huế?

+ Giải pháp mở các lớp rèn kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh có hợp
lý hay không?

10.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Đối tượng: học sinh THCS tỉnh Thừa Thiên Huế

- Cỡ mẫu: 100 mẫu.

- Nội dung câu hỏi chủ yếu xoay quanh các vấn đề dư luận xã hội về hành
vi bạo lực trong các trường THCS ở tỉnh Thừa Thiên Huế và về cả giải
pháp mở lớp rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh.

- Thông tin thu được từ bảng hỏi được tiến hành thu thập, thống kê và xử
lý số liệu trên máy tính
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG, KỸ NĂNG


KIỂM SOÁT CẢM XÚC

1.1 Bạo lực học đường

1.1.1 Khái niệm

a. Bạo lực

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO: “Bạo lực là hành vi cố ý sử
dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để hủy hoại mình, chống lại
người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương
hoặc có nguy cơ tổn thương, hoặc tử vong hoặc sang chấn tâm lý, ảnh hưởng
đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác”.

Hiểu đơn giản thì bạo lực là việc sử dụng sức mạnh dùng để trấn áp và có thể
gây ra thương tích hoặc ảnh hưởng tâm lý cho người bị bạo lực.

(Theo Luật Hoàng Phi)

b. Bạo lực học đường

“Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý,
đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và
thể xác diễn ra trong phạm vi trường học”. Bạo lực học đường xuất hiện ngày
càng nhiều và đa dạng về mức độ cũng như tính chất.

Bạo lực học đường có thể là những hành vi xâm phạm về thể chất, nhưng cũng
có thể là hành vi xâm hại về mặt tâm lý của học sinh.

(Theo Luật Hoàng Phi)

1.1.2 Nguồn gốc bạo lực, bạo lực học đường


- Từ học sinh

- Từ môi trường gia đình

- Từ môi trường nhà trường

- Từ môi trường xã hội

1.1.3 Hậu quả của bạo lực học đường

- Với cá nhân

- Với gia đình

- Với nhà trường

- Với xã hội

1.2 Kiểm soát cảm xúc

1.2.1 Khái niệm

Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống,
hiểu được ảnh hưởng cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng
thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp

1.2.2 Vai trò, tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc

- Giảm căng thẳng, biết suy nghĩ, ứng phó tích cực trong mọi tình huống

- Giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn

- Giải quyết mâu thuẫn dễ dàng hiệu quả

- Duy trì trạng thái cân bằng, không làm tổn hại đến sức khỏe

- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung
quanh
CHƯƠNG 2: BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG GIA TĂNG TẠI CÁC TRƯỜNG
THCS TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Thực trạng bạo lực học đường cấp THCS tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng bạo lực học đường tại các
trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1 Nguyên nhân khách quan

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan

2.3 Hậu quả của bạo lực học đường tại các trường THCS tỉnh Thừa Thiên
Huế

2.3.1 Với cá nhân

2.3.2 Với cộng đồng, xã hội

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ LỚP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG KIỂM


SOÁT CẢM XÚC CHO HỌC SINH THCS TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1 Giới thiệu về giải pháp mở lớp rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc
cho học sinh THCS

3.1.1 Khái quát nghiên cứu về kỹ năng kiểm soát cảm xúc của học sinh
THCS

Phần lớn HS THCS có kỹ năng kiểm soát cảm xúc ở mức trung bình, có thể lý
giải xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý. Đây là thời kỳ quan trọng và phức tạp
của trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ
tuổi thơ sáng tuổi trưởng thành.

Sự chuyển tiếp tạo nên nội dung cơ bản khác biệt đặc thù về mọi mặt ở thời kỳ
này: Sự chuyển biến đổi về cơ thể, sự tự ý thức, kiểu quan hệ với người lớn, và
với bạn cùng tuổi, hoạt động học tập, hoạt động xã hội…. là những yếu tố tác
động HS. Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ năng kiểm soát cảm
xúc của HS THCS. (TRÍCH NGUỒN)

3.1.2 Lý do lựa chọn giải pháp

3.2 Hoạt động mở lớp rèn luyện kỹ năng kiểm soát bản thân cho học sinh
THCS tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.1 Nội dung, cách thức hoạt động, triển khai lớp rèn luyện kỹ năng kiểm
soát cảm xúc

“Neo cảm xúc” chính là cách dùng cơ thể (qua các giác quan VAKOG – thị
giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác) để neo giữ lại một cảm xúc nào
đó như hạnh phúc, yêu thương, can đảm… Trong đó , VAK (thị giác, thính giác,
xúc giác) là ba giác quan dễ nhất dùng cho Neo. Đây sẽ là những cơ sở khoa
học để tổ chức rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc ở HS.

Cần tiến hành xây dựng và và tổ chức thực nghiệm chương trình rèn luyện cảm
xúc cho HS THCS với các nội dung: rèn luyện kỹ năng nhận dạng cảm xúc của
bản thân; kỹ năng nhận dạng cảm xúc của người khác và kỹ năng kiểm soát
cảm xúc nhằm giúp HS nâng cao nhận thức và kiểm soát cảm xúc bản thân, duy
trì được mối quan hệ với bạn bè, thầy cô một cách tích cực hơn. (TRÍCH
NGUỒN)

3.2.2 Hiệu quả hoạt động của lớp rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc

3.3 Đánh giá giải pháp

3.3.1 Tiềm năng

3.3.2 Thách thức

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Báo động tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, Gia sư Đức
Minh

- BÀI THAM LUẬN VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH
HIỆN NAY. NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP, THPT Thạnh
Tân

- Bạo lực học đường gia tăng – Sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức
(nuoicondungcach.com)

- Trần Thị Thúy, Bùi Hải Yến, Hoàng Văn Tuyến; Nghiên cứu: Thực trạng
bạo lực học đường hiện nay

- Phòng chống bạo lực học đường: Muốn thành công phải cần nhiều giải
pháp (congluan.vn)

- Nhiều vụ học sinh đánh nhau, ngành giáo dục ‘chẩn bệnh’ bạo lực học
đường (tienphong.vn)

- Để bạo lực học đường không còn đất sống! (dangcongsan.vn)

- Rèn kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho HS THCS (tuyensinh.tvu.edu.vn)

You might also like