Tiểu Luận Sáo Trúc - Nguyễn Phước Thịnh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT CẦN THƠ

----------------- 📖 -----------------

TIỂU LUẬN SÁO TRÚC

NGUYỄN
PHƯỚC
THỊNH
MSSV:
CE171574
MÃ MÔN HỌC:
ĐSA102.2.B1

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Quyết


PHỤ LỤC
I. NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG..................................................................................2
1. Đờn ca tài tử..............................................................................................................2
1.1. Nguồn gốc ra đời:..................................................................................................2
1.2. Các tác phẩm tiêu biểu:.........................................................................................3
2. Nhã nhạc cung đình Huế...........................................................................................3
2.1. Nguồn gốc ra đời:...................................................................................................3
2.2. Các tác phẩm tiêu biểu:......................................................................................6
3. Dân ca quan họ Bắc Ninh..........................................................................................6
3.1. Nguồn gốc ra đời:...................................................................................................6
3.2. Các tác phẩm tiêu biểu:......................................................................................7
4. Cà trù......................................................................................................................... 7
4.1. Nguồn gốc ra đời:...................................................................................................7
4.2. Các tác phẩm tiêu biểu:....................................................................................10

1
I. NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG
1. Đờn ca tài tử
1.1. Nguồn gốc ra đời:
Đờn ca tài tử Nam bộ là dòng nhạc dân gian, cổ xưa của Việt Nam được UNESCO ghi
danh là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh
hưởng lớn. Hiện nó tác động tới 21 tỉnh thành phía Nam đồng bằng sông cửu Long của nước
ta, nổi bật nhất đó là đờn ca tài tử Bạc Liêu. nó được xuất hiện khoảng vào những năm 1920
của thế kỷ trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh
và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền ầm bằng cây
guitar phím lõm. 
Có thể nói ông tổ của đờn ca tài tử đó chính là nhạc sĩ, tác giả bài “Dạ cổ Hài Lang”
Ông tổ Cao Văn Lầu (thường gọi là Sáu Lầu). Ông tổ của đờn ca tài tử Cao Văn Lầu sinh
ngày 22/12/1892 mất ngày 13/08/1976.

2
C
ao Văn Lầu(1892-1976) – Ông tổ của Đờn ca tài tử
1.2. Các tác phẩm tiêu biểu:
Các tác phẩm tiêu biểu: Dạ cổ hoài lang, Lưu Thủy Đoản, Bình bán vắn, Kìm Tiền Huế,
Hành vân.
2. Nhã nhạc cung đình Huế
2.1. Nguồn gốc ra đời:
Nhã Nhạc Cung Đình là thể loại nhạc có từ thời phong kiến được biểu diễn phục vụ
trong cung đình vào những dịp lễ như: Đại triều, Thường triều, Tế giao, Tế miếu… Nhạc có
lời hát tao nhã cùng điệu thức cao sang, quý phái góp phần tạo sự trang trọng cho các buổi lễ.
Đây còn là biểu tượng của vương quyền và sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại.  Chính vì
thế Nhã nhạc cung đình Huế rất được các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng.

3
Theo sử sách ghi lại, Nhã nhạc cung đình Huế có quá trình hình thành và phát triển theo
từng giai đoạn qua các triều đại Lý - Trần. Các thế hệ kế thừa tiếp tục gìn giữ, bổ sung sáng
tạo và phát triển loại hình nghệ thuật này ngày càng phong phú, tinh tế đạt đỉnh cao vào triều
đại Nhà Nguyễn.

 Dưới thời Lý: Nhã Nhạc Cung Đình có từ thời Lý (giai đoạn 1010 - 1225) và bắt
đầu hoạt động có quy củ về sau. Ở thời này, Nhã Nhạc có lời hát tao nhã, điệu thức cao sang
là biểu tượng cho sự trường tồn, hưng thịnh và quyền lực của quân chủ phong kiến.

Nhã Nhạc Cung Đình có từ thời Lý, giai đoạn 1010 - 1225 (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

 Dưới thời Lê: Nhã Nhạc Cung Đình vào thời Lê (giai đoạn 1427 - 1788) được
dành riêng cho giới quý tộc, bác học. Thể loại nhạc có kết cấu phức tạp, chặt chẽ với quy mô
tổ chức rõ ràng, chi tiết. 

Từ triều Lê, Nhã Nhạc được phân định ra nhiều thể loại riêng biệt như: Giao nhạc, Đại
triều nhạc, Miếu nhạc, Đại yến nhạc, Thường triều nhạc, Cửu nhật nguyệt lai trùng nhạc… 

Tuy nhiên vào cuối Triều Lê, Nhã Nhạc không còn giữ được sự phát triển mà bắt đầu
bước vào thời kỳ suy thoái, nhạt phai do nhiều nguyên nhân khác nhau.

4
 Dưới thời Nguyễn: Nhã nhạc cung đình Huế phát triển mạnh mẽ trở lại và được
tổ chức bài bản vào triều Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1945). Đặc biệt vào nửa đầu thế kỷ XIX,
triều đình vua Gia Long đã biết sử dụng thể loại âm nhạc bác học này để “di dưỡng tinh thần”
khi mới lập nghiệp ở phương nam. 

Hình ảnh Nhã nhạc cung đình Huế vào triều Nguyễn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Từ đây nhã nhạc đã gắn liền với cung đình Huế và phát triển theo mô thức quy phạm
đúng chuẩn, có hệ thống, bài bản với hàng trăm nhạc chương. Giai đoạn này cũng là bước
chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề phát triển cho âm Nhạc Cung Đình qua các đời vua sau.

Ngày nay, Nhã nhạc cung đình Huế với các hình thức như dàn nhạc, ca chương, bài bản,
vũ khúc được diễn xướng trong nhiều dịp như: Festival Huế, lễ hội Phật giáo, lễ hội dân gian,
âm nhạc thính phòng…

Nhã nhạc còn được trình diễn trong các nghi thức ngoại giao, biểu diễn phục vụ khách
du lịch và dân địa phương trong các dịp đại lễ và tết cổ truyền… Chính vì thế, Nhã nhạc ngày
nay vẫn có điều kiện và không gian diễn tấu phong phú. Giá trị nghệ thuật vẫn được giữ gìn,
trường tồn và tiếp tục phát huy. 

5
Nhã nhạc ngày nay vẫn có điều kiện và không gian diễn tấu phong phú (Nguồn ảnh:
Sưu tầm)

2.2. Các tác phẩm tiêu biểu:

Các tác phẩm tiêu biểu: 10 bản Ngự bao gồm Phẩm tuyết, Hồ quảng, Nguyên tiêu, Bình
bán, Liên hoàn, Nhã nhạc cung đình Huế - Lưu thủy kim tiền, Tây mai, Xung phong, Tẩu mã,
Long hổ.

3. Dân ca quan họ Bắc Ninh


3.1. Nguồn gốc ra đời:
Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một hình thức hát giao duyên giữa các liền anh liền chị.
Đây là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng.
Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên
dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu
ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất
nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người hát Quan họ.

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ gốc thuộc
xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay), dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về

6
quê hương để trẩy hội đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình
diễn Quan họ tự bao đời nay.

Vì ra đời từ rất lâu về trước nên Quan họ Bắc Ninh có rất nhiều câu chuyện kể về thời
điểm ra đời, có ý kiến cho là Quan họ có từ thế kỷ 11, số khác cho là từ thế kỷ 17, nhưng tất
cả, các công trình khảo sát, nghiên cứu từ trước tới nay tuy có khác nhau nhưng đều đã khẳng
định giá trị to lớn của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ, đặc biệt là dân ca Quan họ, loại
hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến.
Theo điều tra của Sở văn hóa Hà Bắc (thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay)
thì trước cách mạng tháng Tám năm 1945 có 49 làng quan họ rải rác ở các huyện Tiên Sơn,
Yên Phong, Quế Võ, Việt Yên và thị xã Bắc Ninh. Mỗi làng quan họ ở Bắc Ninh lại có nét
độc đáo riêng.

Hình ảnh các nghệ sĩ đang hát giao duyên


3.2. Các tác phẩm tiêu biểu:
Các tác phẩm tiêu biểu: Cây trúc xinh, Chàng buông vạt áo em ra, Chia rẽ đôi nơi, Cò
lả.
4. Cà trù

7
4.1. Nguồn gốc ra đời:
Ca trù thực chất là một từ chữ Nôm là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng
rất được ưa chuộng tại bắc bộ và bắc trung bộ Việt Nam. Ngoài ra hình thức âm nhạc này còn
được gọi với cái tên khác là hát cô dâu, hát nhà trò, rất được thịnh hành ở thế kỷ 15. Ca trù là
một loại hình âm nhạc kinh điển, đỉnh cao của việc kết hợp thơ ca và âm nhạc

8
Đinh Dự chính là ổng tổ của Ca trù

Tượng thờ vợ chồng ngài Đinh Dự, Tổ sư của ca trù

Ca trù khởi nguồn từ lối hát Đào nương, một lối hát lấy giọng nữ làm trọng và đã xuất
hiện trong đời sống người Việt hơn hai thế kỷ trước Công nguyên:

 Thời Tiền Lê, năm Thiên Phúc thứ 8 (987), Đại Hành Hoàng đế sai Khuông Việt
chế khúc để hát tiễn sứ thần phương Bắc Lý Giác về nước. Khác với lối làm thơ, chế khúc là
viết ca từ cho một ca điệu có sẵn, ca nương dựa vào điệu mà “bẻ thành làn hát” đây chính là
tiền thân của hát ca trù..
 Thời Lý, năm Thuận Thiên thứ 16 (1025) tại Thăng Long vua Lý Thái Tổ định ra
hát xướng, con trai gọi là Quản giáp, con gái gọi là Ả đào (dân gian vẫn gọi là quản – đào).
Lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, nghề ca xướng, và những người làm nghề ca xướng được
nhà nước coi trọng và lập ra tổ chức để họ hành nghề. Do vậy mà nghệ thuật quản – đào ngày
càng phát triển và hoàn thiện..
 Thời Trần (1225 -1400), âm nhạc có quản giáp, ả đào ngày càng thịnh hành, ngày
càng thể hiện vai trò “bao sân” trong đời sống xã hội.

9
 Thời Lê Sơ, năm thứ 4 Thiệu Bình (1437), vua Lê Thái Tông sai Lương Đăng định
ra quy chế lễ nhạc. Sinh hoạt nhạc quan – đào thu hẹp dần quy mô và phân chia thành hai bộ
phận Nhạc bát âm và Hát ả đào.
 Từ niên hiệu Hồng Đức (1470) đến niên hiệu Đức Nguyên (1675), những người
hành nghề âm nhạc phải sinh hoạt trong một tổ chức mới gọi là ty giáo phường. Nghệ thuật
trình diễn phục vụ cúng tế ấy là những canh hát thờ thần, sau này quen gọi là hát cửa đình.
 Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX nhu cầu nghe hát ca trù phát triển
rầm rộ khắp nước. Nhiều đào nương ở nông thôn đua nhau ra Hà Nội và các tỉnh thành, phố
thị mưu sinh. Người nhiều tiền thì thuê địa điểm mở nhà hát ca trù ngay ven đường, người ít
tiền thì đi hát thuê. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển quá nóng nhà hát ca trù ở
các đô thị Việt Nam thời bấy giờ. Để thu hút khách, các chủ nhà hát đã chiêu mộ thêm những
cô gái trẻ không biết hát làm công việc chiêu đãi khách gọi là cô đầu rượu.

4.2. Các tác phẩm tiêu biểu:

Các tác phẩm tiêu biểu: Tự tình, Hơn nhau một chữ thì, Phận hồng nhan có mong manh,
Nhân sinh thấm thoắt

5. Chèo
5.1. Nguồn gốc ra đời:
Chèo có lịch sử hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh. Kinh đô Hoa Lư (Ninh
Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài Đinh
Quang Huy một ca vũ nhạc tài ba trong hoàng cung nhà Đinh. Sau đó chèo phát triển rộng ra
vùng châu thổ Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ - Tĩnh trở ra. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và
múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích
truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát
triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một con hát quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở
Việt Nam vào thế kỷ 14, tên gọi Lý Nguyên Cát. Binh sĩ này vốn là một diễn viên nên đã đưa
nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm
các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có
thêm phần hát.
Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình,
do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Chèo trở về với nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng
chữ Nôm. Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam
và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm
Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này. Đến
thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải,
hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20, chèo được đưa lên sân
khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích
truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai.

10
Chèo gắn liền với sinh hoạt đời sống, hội hè của người Việt. Đồng bằng châu thổ sông
Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu
hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no
ấm. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt
Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.

 Phạm Thị Trân (926-976), hiệu là Huyền Nữ (người nữ huyền diệu), là nữ nghệ sĩ thời
nhà Đinh của Việt Nam. Bà được tôn là bà tổ của nghệ thuật hát chèo, đồng thời là vị tổ nghề
đầu tiên của ngành sân khấu Việt Nam. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên được phong làm
quan trong thời đại phong kiến ở nước ta. Với những đóng góp đặc biệt trong lịch sử dân tộc,
bà Phạm Thị Trân được đưa vào danh sách những phụ nữ Việt Nam huyền thoại được thế giới
tuyển chọn là “Những hình tượng phụ nữ nổi tiếng nhất của nhân loại từ thời tiền sử đến
nay”.
5.2. Các tác phẩm tiêu biểu:
Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như là Quan Âm Thị Kính, Thầy mù, Hương câm.
II. cảm nhận của em về việc đưa nhạc cụ dân tộc vào trong các tác phẩm nhạc trẻ,
nhạc đương đại hiện nay
Âm nhạc là một “quốc hồn, quốc tuý” của mỗi quốc gia. Nền âm nhạc cổ truyền mà
đất nước ta đang có là sự kết tinh đáng tự hào trong quá trình sáng tác nghệ thuật được
lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đó là những lời hát ru mềm mại, những câu hát giao
duyên tình tứ, những bài hát dân ca ngọt ngao làm xao xuyển người nghe,… Ấy vậy mà
điều quý giá nhất của tổ tiên đang phải đối mặt với một tương lai bị rơi vào quên lãng khi
giới trẻ hiện nay, một thế hệ tương lai của đất nước ngày càng rời xa. Trong thời đại kĩ
thuật số, có rất nhiều loại nhạc cụ với nhiều sự đa dạng âm thanh kéo theo đó họ lại ưa

11
chuộng những thể loại nhạc trẻ hơn thay vì nghe những bài hát dân tộc được coi là “nhàm
chán” đối với họ. Dần dần các thể loại âm nhạc và nhạc cụ của dân tộc lại trở nên xa lạ
với giới trẻ vì thể theo quan điểm của nên, các nghệ sĩ nên đưa các thể loại nhạc cụ dân
tộc vào các bài hát hiện đại vưa làm mới được tác phẩm mà còn có thể cho mọi người biết
thêm về các loại nhạc cụ của dân tộc Việt Nam chúng ta. Những loại hình âm nhạc đặc
sắc như Dân ca Nam Bộ, quan họ, ca trù,… đã được UNESCO công nhận là di sản văn
hoá phi vật thể của nhân loại nhưng hiện nay dều rơi vào tình trạng bị lãng quên bởi
những khán giả trẻ. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm vị thế trong lòng
người nghe. Nhiều câu lạc bộ về các nhạc cụ dân tộc và thể loại âm nhạc vẫn đang được
các nghệ sĩ cố duy trì, các chương trình học của một số trường vẫn đang cố gắng đưa vào
trường học góp phần đưa âm nhạc truyền thống gần hơi đến với khán giả trẻ tuổi. Để
muốn khán giả trẻ yêu âm nhạc truyền thống, trước hết chúng ta phải làm cho họ hiểu
hơn nhiều về các loại nhạc cụ và âm nhạc của dân tộc ta. Với thị trường âm nhạc hiện
nay, sự dung hoà giữa yếu tố truyền thống và hiện đại ngày càng được tác giả coi trọng.
Nếu như trước đây âm nhạc truyền và hiện đại là hai loại không liên quan đến nhau thì
dạo gần đây, nhiều nhạc sĩ đã khéo léo kết hợp nó một cách hoàn hảo và đánh được vào
tâm lí của người nghe tạo nên những bản nhạc ghi lại dấu ấn khó phai như tác giả Cao Bá
Hưng đã tạo nên một bản nhạc mang đấm chất văn học và dân tộc nổi bật là ca khúc
“Kiều”, tác giả không tạo nên một nội dung ấn tượng mà còn kết hợp các loại nhạc cụ
truyền thống như đàn nguyệt, trống, sáo,… đã mang lại một “Kiều” thật ấn tượng và đến
gần với khán giả trẻ tuổi một cách rất trôi chảy. Để khán giả hiện nay biết đến âm nhạc
truyền thông của Việt Nam là một điều không hề đơn giản đối với một đất nước đang
phát triển, nó cần thời gian để truyền tải và bên cạnh đó các tác giả và những người trong
lĩnh vực âm nhạc nên cố gắng truyền tải để những di sản của nước ta không phải rơi vào
tình trạng bị dần lãng quên.

12

You might also like