Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

XUYÊN TÂM LIÊN (cả cây)

Tên tiếng anh: Kalmegh, halviva,…


Tên khác: Công cộng, lãm hạch liên, hùng bút, khổ đàm thảo
Tên dược liệu: Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees
Tiêu chuẩn cảm quan1: Bộ phận trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên
tâm liên [Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees], họ Ô rô (Acanthaceae).
Thân hình vuông, thường phân nhánh, đốt hơi phình ra, kết cấu mỏng manh, dễ
gãy. Lá đơn, mọc đối, có cuống ngắn, hình mác, dài 3 cm đến 10 cm, rộng 1 cm
đến 2 cm, gốc thuôn, đầu nhọn dài, hai mặt nhẵn, mặt trên màu xanh đậm, mặt
dưới màu xanh nhạt. Hoa nhỏ, mọc thành chùm ờ nách lá và ở ngọn cành. Mùi
nhẹ, đặc trưng, vị rất đắng
Thành phần hóa học chính2:
- Diterpen lacton (chất chính là andrographolid và các dẫn chất), flavonoid,
andrographan, andrographon, eugenol, carvacrol, acid myristic, tritriacontan,
acid cafeic, polysaccarid, đường,…
Tác dụng chính theo tài liệu của Đỗ Tất Lợi:
- Liều dùng: 10-15g lá/ngày
- Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt táo thấp, thanh tràng chỉ lỵ, thanh phế chỉ
khái. Chủ trị các bệnh viêm ruột, lỵ cấp tính, viêm phổi, viêm họng, amidan.
ho, ho gà, viêm gan virus, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng đinh
độc, rắn độc cắn3
- Có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống HIV4, chống oxy hóa, chống ký
sinh trùng, chống co thắt, chống đái tháo đường, hạ sốt, chống viêm gan,
chống nhiễm trùng, chống viêm gan5, 6
- Chống ung thư và tăng cường miễn dịch7.

1
Dược điển VN V
2
Đỗ Tất Lợi (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập 2, trang 1138-1143, NXB khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội
3
Dược điển VN V
4
Niranjan Reddy, V. L., Malla Reddy, S., Ravikanth, V., Krishnaiah, P., Venkateshwar Goud, T., Rao, T. P., ... &
Venkateswarlu, Y. (2005). A new bis-andrographolide ether from Andrographis paniculata nees and evaluation of
anti-HIV activity. Natural Product Research, 19(3), 223-230.
5
Niranjan, A., Tewari, S. K., & Lehri, A. (2010). Biological activities of kalmegh (Andrographis paniculata Nees).
6
Đỗ Tất Lợi (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập 2, trang 1138-1143, NXB khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội
- Kháng khuẩn8,9, đặc biệt dịch chiết ethanol đã được chứng minh các tác
dụng10: Escherichia coli , Shigella sonnei.Salmonella typhi. Vibrio cholerae,
Staphylococcus aureus, Shigella boydii, Bacillus licheniformis, Salmonella
typhimurium, Vibrio cholerae, Vibrio alginolyteus, Mycrobacterium
tuberculosis, Staphylococcus aureus. Riêng đối với Shigella thì hoạt chất có
tác dụng là chất tan trong nước, còn lại hoạt chất có tác dụng kháng các vi
khuẩn khác tan trong cồn cao độ11.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng chiết xuất ethanol từ lá của A. paniculata
cho thấy các hoạt động kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa mạnh
nhất12. Chiết xuất này cóhàm lượng phenol và flavonoid cao nhất tương ứng
là 64,82 mg / g và 0,87 mg / g. Hoạt tính kháng khuẩn cao nhất được ghi
nhận của dịch chiết ethanol cao hơn hẳn so với các cách chiết bằng
chloroform, hexane, metanol, với giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là
0,75 mg / ml đối với Pseudomonas aeruginosa và 1,0 mg / ml đối với
Staphylococcus aureus. Hoạt tính kháng nấm cao với giá trị MIC là 1,75
mg / ml và 3,0 mg / ml đã được ghi nhận đối với Epidermophyton floccosum
và Trichophyton rubrum. Hoạt tính chống oxy hóa có nhiều hơn trong chiết
xuất ethanol, cho thấy giá trị ức chế nồng độ ức chế (IC50) lần lượt là 0,5
mg / ml, 0,1 mg / ml và 0,9 mg / ml đối với hoạt động quét DPPH, hoạt động
ức chế peroxid hóa lipid và chống độc gây bởi H2O2.
Độc tính13:
- Không ghi nhận độc tính đối với gen người (qua các xét nghiệm in vitro
khác nhau: Ames, quang sai nhiễm sắc thể (CA) và micronucleus (MN)).
- Sử dụng đường uống trên chuột cái, không xác định có bất kỳ tác dụng độc
hại nào ở liều 5g chế phẩm từ xuyên tâm liên/kg thể trọng chuột.

7
Kumar, R. A., Sridevi, K., Kumar, N. V., Nanduri, S., & Rajagopal, S. (2004). Anticancer and immunostimulatory
compounds from Andrographis paniculata. Journal of ethnopharmacology, 92(2-3), 291-295.
8
Đỗ Tất Lợi (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập 2, trang 1138-1143, NXB khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội
9
Singha, P. K., Roy, S., & Dey, S. (2003). Antimicrobial activity of Andrographis paniculata. Fitoterapia, 74(7-8),
692-694.
10
Mishra, U. S., Mishra, A., Kumari, R., Murthy, P. N., & Naik, B. S. (2009). Antibacterial activity of ethanol
extract of Andrographis paniculata. Indian journal of pharmaceutical sciences, 71(4), 436.
11
Đỗ Tất Lợi (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập 2, trang 1138-1143, NXB khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội
12
Premanath, R., & Devi, N. L. (2011). Antibacterial, antifungal and antioxidant activities of Andrographis
paniculata Nees. Leaves. International Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, 2(8), 2091.
13
Chandrasekaran, C. V., Thiyagarajan, P., Sundarajan, K., Goudar, K. S., Deepak, M., Murali, B., ... & Agarwal, A.
(2009). Evaluation of the genotoxic potential and acute oral toxicity of standardized extract of Andrographis
paniculata (KalmCold™). Food and Chemical Toxicology, 47(8), 1892-1902.

You might also like