Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 17

BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2022

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển ngành tháng 10, 10 tháng;
nhiệm vụ trọng tâm tháng 11

Phần I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 10 VÀ 10 THÁNG
Mười tháng đầu năm, ngành nông nghiệp, nông thôn thực hiện kế hoạch
trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được
kiểm soát; giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng
mạnh những tháng đầu năm, sau đó dần được kiểm soát ổn định; khủng hoảng
lương thực toàn cầu ngày càng tăng bởi tác động kép của xung đột quân sự Nga -
Ucraina, trong khi thời tiết cực đoan và dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn
ở nhiều nước. Tuy nhiên, Ngành đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa
phương tập trung triển khai các giải pháp nhằm ổn định phát triển sản xuất, ứng
phó với biến động thị trường, thời tiết, dịch bệnh; tăng cường đàm phán mở cửa
thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông lâm thủy sản. Nhờ vậy, nông nghiệp vẫn
tăng trưởng khá với tốc độ tăng 9 tháng đầu năm 2,99%; năng suất, sản lượng và
kim ngạch xuất khẩu nhiều sản phẩm chủ lực tăng, duy trì vai trò là trụ đỡ của nền
kinh tế, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu.
Một số kết quả cụ thể như sau:
I. PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Kết quả sản xuất
a) Trồng trọt
Trong tháng 10, các địa phương tập trung thu hoạch lúa Mùa, lúa Thu Đông;
gieo trồng và chăm sóc cây màu vụ Đông. Cụ thể:
* Lúa: Lũy kế đến trung tuần tháng 10, cả nước gieo cấy được gần 7,1 triệu
ha lúa, giảm 139 nghìn ha (-1,9%) so với cùng kỳ năm trước (CKNT) 1,2; đã thu
hoạch 6,5 triệu ha, giảm 72,8 nghìn ha (-1,1%); năng suất bình quân đạt 60,7
tạ/ha; sản lượng thu hoạch 39,2 triệu tấn, giảm 2,7%. Trong đó:
- Lúa Hè Thu: Diện tích gieo cấy 1,92 triệu ha, giảm 2,0%; đã thu hoạch
xong; năng suất bình quân đạt 56,4 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha; sản lượng trên 10,8
triệu tấn, giảm 2,4% so với vụ Hè thu năm 2021.
- Lúa Thu Đông: Các địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
1
Lúa Đông Xuân đạt 2992 nghìn ha, bằng 99,5% cùng kỳ; lúa Hè Thu đạt 1.915,6 nghìn ha, giảm 2,0%; lúa Mùa
đạt 1.527,6 nghìn ha, giảm 1,7%, lúa Thu Đông đạt 642 nghìn ha, giảm 8,6%.
2
Diện lúa vụ Hè Thu, Thu Đông và nhiều loại rau màu giảm, chủ yếu do (1) chuyển đổi sang cây trồng khác có
hiệu quả kinh tế cao hơn (dừa, cam, ổi, thanh long,… ); (2) người dân chủ động giảm do tác động của chi phí
đầu vào tăng cao, do diện tích đất kém hiệu quả; (3) Bất lợi về thời tiết ảnh hưởng lúa giai đoạn ngậm sữa – chín
bị đổ ngã; (4) xuất khẩu gặp khó khăn; (5) giá bán sản phẩm không ổn định.
2
xuống giống được 642 nghìn ha, giảm 7,6% so CKNT. Đã thu hoạch được khoảng
313,6 nghìn ha với sản lượng đã thu hoạch đạt 1,8 triệu tấn, giảm 3,4% so CKNT.
- Lúa Mùa: Cả nước gieo cấy trên 1,5 triệu ha, tăng 0,2% so CKNT; đã thu
hoạch được 914,5 nghìn ha, giảm 3,9% so CKNT; sản lượng thu hoạch đạt gần 5
triệu tấn, giảm 3,7%.
* Rau, màu: Tính đến trung tuần tháng 10, cả nước gieo trồng 950,1 nghìn
ha ngô, giảm 1,5% so với CKNT; 97,6 nghìn ha khoai lang, giảm 6,4%; 173,4
nghìn ha lạc, giảm 1,2%; 36 nghìn ha đậu tương, giảm 6,7%; 1,16 triệu ha rau đậu
các loại, tăng 0,9%.
b) Chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tháng phát triển ổn định, dịch
bệnh cơ bản được kiểm soát. Giá thịt lợn hơi trong tháng biến động giảm so với
tháng trước, giá thịt gia cầm ở mức tương đương tháng trước. Giá thành chăn nuôi
hiện vẫn ở mức cao do giá nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng so với năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê, đến cuối tháng 10/2022, tổng số trâu ước giảm
1,0% so CKNT; đàn bò tăng 3,3%; đàn lợn tăng 13,6%; đàn gia cầm tăng 5,2%.
Tại thời điểm ngày 23/10/2022, trên cả nước không có dịch Tai xanh; có 01
ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại Nghệ An; có 04 ổ dịch LMLM tại Hà Tĩnh, Gia
Lai; có 53 ổ bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại 18 tỉnh, thành phố và có 05 ổ dịch viêm
da nổi cục tại 04 tỉnh Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Tiền Giang và Bến Tre chưa qua 21
ngày. Tính chung 10 tháng, đã phải tiêu hủy 129.821 gia súc, gia cầm; trong đó,
có 77.619 gia cầm và 52.202 gia súc (trâu, bò, lợn).
Đến nay, đã cấp 59 Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất TACN, 18 tổ
chức được chỉ định chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi, 12 tổ chức chứng nhận
sản phẩm phù hợp TCVN về NN hữu cơ. Tổng số cơ sở chăn nuôi còn hiệu lực
chứng nhận VietGAP 406 cơ sở3; 19 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận sản phẩm
sản xuất phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ.
c) Lâm nghiệp
Trong tháng, thời tiết mát và có mưa nhiều nên tương đối thuận lợi cho việc
trồng rừng, Bộ đã chỉ đạo, đôn đốc các địa phương chuẩn bị cây giống và hiện
trường để trồng rừng theo kế hoạch. Tháng 10, chuẩn bị được 53,6 triệu cây
giống, trồng rừng đạt 25,7 nghìn ha, giảm 9,7% so với T10/2021; sản lượng gỗ
khai thác ước đạt 1,88 triệu m3, tăng 6,0%; sản lượng củi ước đạt 1,5 triệu ste,
giảm 0,7% so với T10/2021. Lũy kế 10 tháng, cả nước chuẩn bị được gần 1,13 tỷ
cây giống, tăng 0,6% so với CKNT; trồng rừng đạt 213,2 nghìn ha, tăng 4,2% so
với CKNT; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 15,6 triệu m3, tăng 6,2%; sản lượng củi
15,4 triệu ste, tăng 0,3%.4
Thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra công

3
Gồm: 201 cơ sở chăn nuôi lợn; 151 cơ sở chăn nuôi gà; 03 cơ sở chăn nuôi bò sữa; 11 cơ sở chăn nuôi bò thịt; 31 cơ
sở chăn nuôi vịt, ngan; 09 cơ sở chăn nuôi ong mật.
4
Theo TCLN: Tháng 10, trồng rừng đạt 22,5 nghìn ha, khai thác gỗ đạt 2,2 triệu m 3. 10 tháng trồng rừng được
205,7 nghìn ha; sản lượng gỗ khai thác đạt 14,3 triệu m3.
3
tác quản lý bảo vệ rừng và đôn đốc xử lý vụ việc khai thác rừng trái phép; kịp thời
xử lý các điểm nóng về chặt phá rừng nhất là các tỉnh Tây Nguyên. Tháng 10, diện
tích rừng bị thiệt hại khoảng 89 ha, giảm 27,9%. Lũy kế 10 tháng, diện tích rừng
bị thiệt hại khoảng 1.000 ha, giảm 60,2% so CKNT; trong đó, rừng bị phá 963 ha,
giảm 0,2%; bị cháy 25 ha, giảm 98,3%.
Mười tháng, cả nước thu 3.200 tỷ đồng tiền dịch vụ MTR vượt 7% kế hoạch
năm 2022 và tăng 18% so CKNT; đã cấp chứng chỉ cho hơn 65.000 ha rừng. Tính
chung, có 330 chủ rừng đã xây dựng phương án QLRBV được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt với tổng diện tích trên 3,9 triệu ha; có 387 nghìn ha được cấp
chứng chỉ rừng tại 31 địa phương.
Hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia gửi các thành viên để chuẩn
bị họp Hội đồng thẩm định.
d) Thủy sản
Tình hình nuôi trồng thủy sản trong tháng 10/2022 tiếp tục phát triển do
tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản; sản lượng thủy sản nuôi trồng trọng
điểm thu hoạch đạt khá do diện tích thả nuôi từ đầu năm tăng cao. Tuy nhiên, do
bão số 5, 6 nên nhiều tầu cá tại các tỉnh miền Trung phải nằm bờ. Sản lượng thủy
sản tháng 10 ước đạt 815,9 nghìn tấn, tăng 2,5% so với CKNT; lũy kế 10 tháng
ước đạt 7.450,7 nghìn tấn, tăng 3,1% so với CKNT. Cụ thể:
- Khai thác: Tháng 10, sản lượng ước đạt 298,4 nghìn tấn, giảm 0,6%. Tính
chung 10 tháng, sản lượng 3.290 nghìn tấn, giảm 2,2%; trong đó, khai thác biển
lũy kế ước đạt 3.130 nghìn tấn, giảm 2,4%.
- Nuôi trồng: Tháng 10, sản lượng ước đạt 517,5 nghìn tấn, tăng 4,5%. Tính
chung 10 tháng, sản lượng ước đạt 4.160,7 nghìn tấn, tăng 7,7%; trong đó, cá tra
ước đạt 1.357,7 nghìn tấn, tăng 14,6%; tôm 887,2 nghìn tấn, tăng 9,6% (tôm sú
đạt 227,4 nghìn tấn, tăng 2,2%; tôm thẻ chân trắng 608,9 nghìn tấn, tăng 13,1%).
Tập trung phối hợp với các địa phương làm việc với đoàn thanh tra của EC
kiểm tra công tác chống khai thác IUU. Đã trình TTgCP thành lập Hội đồng thẩm
định và tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch Cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu
cá; tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.
2. Tiêu thụ nông sản, phát triển thị trường
a) Xuất, nhập khẩu
Mười tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu NLTS khoảng 82,1 tỷ USD,
tăng 10,2% so với CKNT; trong đó xuất khẩu (XK) trên 44,9 tỷ USD, tăng 14,1%;
nhập khẩu (NK) khoảng 37,2 tỷ USD, tăng 5,8%; xuất siêu 7,7 tỷ USD, tăng
83,7%.
* Về xuất khẩu:
- Kim ngạch xuất khẩu: Tháng 10, kim ngạch XK ước trên 4,5 tỷ USD, tăng
13,5% so với tháng 9/2022; trong đó, nhóm nông sản chính trên 2,1 tỷ USD, lâm
sản chính gần 1,3 tỷ USD, thủy sản 900 triệu USD và chăn nuôi 35,3 triệu USD…
Tính chung 10 tháng, kim ngạch XK ước trên 44,9 tỷ USD, tăng 14,1% so
4
với CKNT . Trong đó, XK nhóm nông sản chính trên 18,8 tỷ USD, tăng 7,2%;
5

lâm sản chính khoảng 14,4 tỷ USD, tăng 10,7%; thủy sản đạt 9,4 tỷ USD, tăng
32,7%; chăn nuôi 326,9 triệu USD, giảm 8,7%; đầu vào sản xuất gần 2,0 tỷ USD,
tăng 45,3%.
Đến nay, có 08 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị XK trên 02 tỷ USD (cà
phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ). Nhiều mặt hàng đạt giá
trị xuất khẩu cao hơn CKNT, như: Cà phê gần 3,3 tỷ USD (tăng 33,4%); cao su
2,8 tỷ USD (tăng 11,2%); gạo trên 2,9 tỷ USD (tăng 7,4%); hồ tiêu 829 triệu USD
(tăng 4,7%); sắn và sản phẩm sắn 1,1 tỷ USD (tăng 16,5%), cá tra trên 2,1 tỷ USD
(tăng 76,5%), tôm 3,8 tỷ USD (tăng 20,3%), gỗ và sản phẩm gỗ 13,5 tỷ USD
(tăng 11,4%); phân bón các loại 961 triệu USD (gấp 2,5 lần); thức ăn gia súc và
NL 942 triệu USD (tăng 9,2%).
Những mặt hàng giảm gồm: Nhóm hàng rau quả gần 2,8 tỷ USD (giảm
6,5%), hạt điều gần 2,6 tỷ USD (giảm 15,3%), sản phẩm chăn nuôi 326,9 triệu
USD (giảm 8,7%); dù giá trị XK nhóm sắn và SP sắn tăng 16,5% nhưng giá trị
XK của sản phẩm sắn lại giảm 0,6% với giá trị trên 190 triệu USD.
Một số sản phẩm có giá XK bình quân tăng so với CKNT, như: Phân bón
các loại giá bình quân khoảng 616 USD/T, tăng 72,7%; hạt tiêu khoảng 4.372
USD/T, tăng 26,9%; cà phê khoảng 2.301 USD/T, tăng 20,6%,… Giá XK sang
gạo sang tháng 9 bắt đầu tăng nhẹ so với tháng 8 nhưng tính bình quân thì giá XK
khoảng 484 USD/T, giảm 8,3% so với CKTN; hạt điều khoảng 5.995 USD/T)
giảm 4,3%.
Đến nay, đã cấp 4.814 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu tại 54 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; 1.419 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu
cho các loại quả tươi (thanh long, xoài, vú sữa, chuối, bưởi, chanh không hạt,
nhãn, vải, ớt, thạch đen...) được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc,
New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản…
- Về thị trường XK: 10 tháng, các thị trường6 thuộc khu vực châu Á (chiếm
44,1% thị phần), châu Mỹ (27,9%), châu Âu (11,5%), châu Đại Dương (1,7%) và
châu Phi (1,7%). Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt trên 11,4 tỷ
USD (chiếm 25,4% thị phần); đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc khoảng 8,3 tỷ
USD (chiếm 18,5% thị phần); thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị XK đạt 3,5
tỷ USD (chiếm 7,8%); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị XK đạt trên 2,1 tỷ
USD (chiếm 4,7%).
* Đánh giá chung: Hạn hán tại Trung Quốc ảnh hướng đến sản xuất là cơ
hội cho XK nông sản sang thị trường này; lạm phát tại Châu Âu, chiến sự tại
Ucraine, biến đổi khí hậu làm trầm trọng vấn đề về ANLT, EU đã xây dựng KH
“Làn đường đoàn kết” để thuận lợi cho việc giao thương nên XK sang thị trường
này dần chuyển biến tích cực nhưng yêu cầu của nhà nhập khẩu ngày càng cao,
chi phí logitics lớn... Đối với thị trường Hoa Kỳ, trong tháng 10, quả bưởi tươi
(citrus maxima) là loại trái cây thứ 7 của nước ta được phép nhập khẩu vào thị
5
Trong đó, giá trị xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản chế biến ước khoảng tỷ đồng, chiếm khoảng % tỷ
trọng xuất khẩu NLTS toàn ngành.
6
Số liệu thống kê theo khu vực Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương chưa bao gồm một số
thị trường nhỏ khác không được thống kê cụ thể bởi Tổng cục Hải quan.
5
trường này , một số loại trái cây khác như dừa, sầu riêng vẫn được xuất khẩu sang
7

Hoa Kỳ, nhưng dưới dạng sản phẩm đông lạnh.


* Về nhập khẩu
- Kim ngạch nhập khẩu: Tính chung 10 tháng, kim ngạch NK các mặt hàng
NLTS ước trên 37,2 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá
trị NK các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 22,7 tỷ USD, tăng 2,9%; nhóm
hàng thủy sản ước trên 2,3 tỷ USD, tăng 40,6%; nhóm lâm sản chính 2,7 tỷ USD,
tăng 7,4%; nhóm sản phẩm chăn nuôi gần 2,7 tỷ USD, giảm 5,2%; nhóm đầu vào
sản xuất ước 6,7 tỷ USD, tăng 11,3%.
- Về thị trường NK: Khu vực châu Á chiếm 30,4% thị phần NK của Việt
Nam, thứ 2 là châu Mỹ chiếm 25,5%, châu Đại dương chiếm 7,3%, châu Âu
chiếm 4,3% và châu Phi chiếm 3,4%. Achentina, Hoa Kỳ, Trung Quốc là 3 thị
trường cung cấp hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam với thị phần
trong tổng giá trị nhập khẩu lần lượt là 9,0%, 8,7% và 8,4%.
b) Thị trường trong nước: Trong tháng 10, giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL tăng
mạnh vào cuối tháng do nhu cầu sôi động trong khi nguồn cung khan hiếm. Giá
thịt lợn tại miền Bắc và miền Trung tăng nhẹ, tại các tỉnh miền Nam diễn biến ổn
định. Thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng thị trường cà
phê thế giới. Giá tiêu trong nước giảm do khó khăn về thị trường tiêu thụ, trong
khi giá hạt điều tăng nhẹ tại Bình Phước. Giá sầu riêng tăng đáng kể do điều kiện
xuất khẩu thuận lợi khiến nhu cầu gia tăng.
c) Công tác hỗ trợ tiêu thụ nông sản, ổn định giá
- Theo dõi sát biến động thị trường; tình hình sản xuất và nguồn cung, đặc
biệt là các nông sản vào chính vụ như nhãn, na, sầu riêng, xoài, thanh long, bơ…
Tuyên truyền, thông tin và định hướng sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị
trường, hạn chế các yếu tố tác động đến giá cả, đảm bảo lợi ích của người dân.
- Tiếp tục đẩy mạnh đàm phán, mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch.
Hỗ trợ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh theo
phương thức mới đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các thị trường.
- Tham gia, phối hợp, hỗ trợ các địa phương, đơn vị tổ chức các hoạt động
xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản.
3. Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm

Tổ chức triển khai và đôn đốc, hỗ trợ các địa phương triển khai Đề án “Đảm
bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030”; xây
dựng và phát triển mô hình cung cấp thực phẩm NLTS an toàn trên phạm vi toàn
quốc; đã có 1.669 chuỗi được kiểm soát (tăng 25 chuỗi so CKNT) với sự tham gia
của một số tập đoàn lớn (Dabaco, Ba Huân, Saigon Coop, San Hà ...).
Duy trì triển khai các chương trình giám sát vệ sinh ATTP nông lâm thủy
sản. Tiếp cận chủ động trong xử lý các sự cố mất ATTP và đàm phán xử lý các
rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản Việt

7
Sau quả xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa.
6
Nam . Lũy kế 10 tháng, tỷ lệ mẫu thực phẩm NLTS được giám sát đạt yêu cầu
8

ATTP đạt 97,7%; tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh NLTS được chứng nhận đủ
điều kiện bảo đảm ATTP đạt 99,4%; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh NLTS ký
cam kết tuân thủ quy định ATTP đạt 89%.
Trong tháng 10, có 02 lô hàng thực phẩm sang Hàn Quốc bị cảnh báo vi
phạm; đã kiểm tra ATTP hàng có nguồn gốc thực vật 17.519 lô hàng; trọng lượng
912,17 nghìn tấn (tăng 32,9% so với tháng 10/2021). Lũy kế 10 tháng, kiểm tra
ATTP 125.897 lô hàng (tăng 34,5% so CKNT), tổng trọng lượng trên 11,3 triệu
tấn (tăng 5,34%).
4. Phát triển nông thôn, xây dựng NTM; đổi mới tổ chức sản xuất
a) Xây dựng nông thôn mới: Có 5.860 xã (71,3%) đạt chuẩn nông thôn mới;
có 925 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 110 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu ; bình quân
cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã; có 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố
hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (đạt 39,6% số huyện cả nước). Có 18 tỉnh9
có 100% số xã đạt chuẩn NTM; công nhận 8.565 sản phẩm OCOP với 4.392 chủ
thể tham gia.
Ban hành 04 Quyết định của BCĐ Trung ương về Kế hoạch triển khai 04
Chương trình chuyên đề. Tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP
giai đoạn 2021-2025; Dự thảo Nghị quyết của Ban Cán sự đảng Bộ về tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM gắn với CCL
nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Dự kiến kế hoạch 2023 gửi Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính.
b) Đổi mới, tổ chức lại sản xuất; phát triển kinh tế nông thôn
Cả nước có 19.046 HTX nông nghiệp (tăng 706 HTX so CKNT), trong đó
có trên 60% xếp loại khá, tốt trở lên; số thành viên HTX trên 3,5 triệu thành viên.
hướng dẫn các địa phương xây dựng Kế hoạch đào tạo, tập huấn cho HTX, nông
dân và Tổ khuyến nông cộng đồng; xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm vùng
nguyên liệu của các Doanh nghiệp và địa phương phục vụ xây dựng mã số vùng
trồng; Xây dựng Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT về nội dung triển khai
thực hiện Nghị Quyết số 20-NQ/TW 2022 của BCH Trung ương Đảng về đổi mới
phát triển kinh tế tập thể giai đoạn mới. Ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025.
Tổ chức Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022; Hội nghị
định hướng và giải pháp thúc đẩy tổ chức sản xuất gắn với xây dựng các chuỗi giá
trị ngành hàng nông sản tại tỉnh Đồng Tháp; chuẩn bị tổ chức các Hội nghị triển
khai tại các vùng nguyên liệu (cây ăn quả, gỗ rừng trồng, cà phê, lúa gạo)...

8
Trung Quốc đã chấp thuận bổ sung 09 cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào Trung Quốc,
nâng tổng số lên 788 cơ sở; Thị trường EU: tổ chức các đoàn rà soát tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản khai
thác xuất khẩu vào EU, nâng tổng số doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu vào EU là 661 doanh nghiệp. Ban hành công
văn số 6681/BNN-QLCL ngày 06/10/2022 gửi các địa phương về các vấn đề liên quan đến quản lý, kiểm soát
caffeine;
9
Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình,
Quảng Ninh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bạc Liêu
7
5. Công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai
Trong tháng 10, tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình
hình thiên tai; tham mưu TTCP, Ban chỉ đạo ban hành 06 Công điện chỉ đạo ứng
phó và khắc phục hậu quả thiên tai; phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên
quan chỉ đạo các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với
bão số 5,6; 19 trận mưa lớn, lũ quét, 05 vụ sạt lở bờ sông. Theo dõi nguồn nước
hỗ trợ các địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn,
ngập lụt, úng, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và cấp nước cho sản xuất.
Hoàn thành hồ sơ Quy hoạch Phòng, chống thiên tai và thủy lợi giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn 2050 theo ý kiến của Hội đồng thẩm định để trình TTgCP
phê duyệt vào Quý IV; phê duyệt nhiệm vụ 02 Quy hoạch chuyên ngành 10. Tổ
chức thành công chuỗi hoạt động hưởng ứng như: Hội trại Thanh niên với giảm
nhẹ rủi ro thiên tai; Cuộc thi hùng biện “Thanh niên hỗ trợ cộng đồng giảm nhẹ
rủi ro thiên tai”; gameshow Chiến thắng Internet với chủ đề “Cùng em đẩy lùi
thiên tai và BĐKH”.
Tháng 10, thiên tai làm 14 người chết, mất tích, 9 người bị thương, thiệt hại về
kinh tế ước tính là 2.230 tỷ đồng11. Luỹ kế đến ngày 24/10, cả nước đã xảy ra 11/22
loại hình thiên tai12 làm 148 người chết, mất tích; 263 người bị thương; thiệt hại về
kinh tế ước khoảng 11.904 tỷ đồng13, gấp 2,9 lần so với CKNT.
6. Đầu tư xây dựng cơ bản
Rà soát, đôn đốc các CĐT khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vương mắc đối
với các dự án để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt (đối với các dự án mở mới), thực
hiện và giải ngân. Mười tháng, Bộ đã phân bổ hết 6.438 tỷ đồng; khối lượng giải
ngân khoảng 2.928,9 tỷ đồng, đạt 45,5% vốn đã giao, cụ thể:
Đơn vị: Tỷ đồng
Ước giải ngân đến
Số Vốn KH 30/10/2022
TT Danh mục
DA 2022
Giá trị Tỷ lệ
Dự án vốn trong
1 138 3.275 1.715,5 52,4%
nước
A Dự án thủy lợi, đê kè 86 2.946 1.538,9 52,2%
Dự án nông, lâm, thủy,
B 52 329 176,6 53,6%
viện trường
10
quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng-Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch thủy
lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
11
6 nhà sập, 64 nhà hư hỏng, tốc mái, 100.000 nhà ngập nước; 2.296 ha lúa, hoa màu, 603 ha cây trồng khác,
93.370 chậu hoa, cây cảnh ngập úng, thiệt hại; 745 con gia súc, 62.883 gia cầm bị chết, cuốn trôi; 198 ha nuôi
trồng thuỷ sản bị thiệt hai; 76 km đê, kè, kênh mương; 40 đập thủy lợi hư hỏng; 23,5 m bờ sông, bờ biển bị sạt lở;
12 km đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng với khối lượng 149.000 m3 đất đá, bê tông; 16 cầu bị hư hỏng.
12
6 cơn bão, 2 ATNĐ, 211 trận mưa lớn, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, 197 trận dông lốc, 86 vụ sạt lở bờ sông, 230
trận động đất, 9 đợt gió mạnh trên biển và 2 đợt rét đậm, rét hại.
13
730 nhà sập, 17.317 nhà hư hỏng, tốc mái; 253.766 ha lúa, ha hoa màu, 73.982 ha cây trồng khác ngập úng, thiệt
hại; 22.897 con gia súc, 619.300 gia cầm bị chết, cuốn trôi; 409 ghe, thuyền bị chìm, hư hỏng; 18.217 ha nuôi trồng
thuỷ sản, 9.110 lồng bè bị thiệt hai; 416.225 km đê, kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 169 cầu tạm bị hư hỏng,
cuốn trôi; 341 km đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng với khối lượng 1,6 triệu m3 đất đá, bê tông.
8
Ước giải ngân đến
Số Vốn KH 30/10/2022
TT Danh mục
DA 2022
Giá trị Tỷ lệ
2 Dự án vốn vay ODA 18 3.163 1.213,4 38,4%
A - Vốn trong nước   1.263 181,9 14,4%
B - Vốn nước ngoài   1.900 1.031,5 54,3%
Tổng cộng 153 6.438 2.928,9 45,5%

- Đối với 29 dự án kéo dài vốn 2021: Đã giải ngân 52%, cả năm ước giải
ngân đạt 93%.
- Đối với 26 dự án chuyển tiếp: Dự kiến không thể giải ngân hết kế hoạch
vốn 2022. Bộ đã có văn bản số 5839/BNN-KH ngày 07/9/2022 đề nghị Bộ Kế
hoạch và Đầu tư tổng hợp trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm 950 tỷ đồng.
- Đối với 131 dự án mở mới 2021-2025: 02 dự án nhóm A đã trình Thủ
tướng Chính phủ từ tháng 4/2022 nhưng chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư;
128 dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư (17 dự án chưa được giao vốn do chưa
chuyển mục đích sử dụng rừng hoặc chỉ thực hiện CBĐT cho trung hạn 2026-
2030; 111 dự án đã được bố trí kế hoạch vốn để thực hiện CBĐT, đã phê duyệt 52
dự án, dự án thành phần, các DA còn lại dự kiến phê duyệt trong quý IV/2022 và
quý I/2023; 04 dự án đang tổ chức LCNT).
7. Công tác khác
a) Kế hoạch, tài chính: Hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về NN, NT, NT
đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 (sau khi tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp
ý của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương); chuẩn bị nội dung và thủ tục để in tài
liệu Hỏi đáp về Chiến lược phát triển Ngành. Đề nghị Bộ Tài chính cấp bổ sung
kinh phí chế độ, chính sách cho HSSV năm 2022; điều chỉnh dự toán năm 2022;
rà soát và hoàn thiện quyết toán năm 2021 theo ý kiến của Bộ Tài chính. Phối
hợp với UBND các tỉnh Kiểm tra hiện trạng nhà đất tại các tỉnh Hà Giang, Quảng
Bình, Quảng trị.
b) Tổ chức bộ máy: Tiếp tục hoàn chỉnh, trình Chính phủ Nghị định thay
thế Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ. Hoàn thiện Đề án sắp xếp các đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc Bộ. Đã xem xét bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
đối với 09 công chức vào các chức danh tại các đơn vị. Tổng hợp, rà soát quy hoạch
các đơn vị giai đoạn 2021-2026 và xây dựng giai đoạn 2026-2030.
c) Khoa học công nghệ: Thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện nhiệm
vụ KH&CN bắt đầu thực hiện từ 2023. Tiếp tục hoàn thiện Chiến lược phát triển
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành NN và PTNT giai đoạn 2021-
2030. Chuẩn bị dự án Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ngành Nông
nghiệp; Đề án chuyển đổi số ngành NN và PTNT đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030. Tháng 10, Cấp số hiệu 10 TCVN (03 TC lĩnh vực Trồng trọt, 07 TC
9
lĩnh vực BVTV); xem xét ban hành QCVN về keo dán gỗ; lũy kế 10 tháng, có 83
TCVN, QCVN đã được cấp số hiệu, đạt 45,4% kế hoạch năm 2022.
d) Xây dựng văn bản: Tháng 10, tham mưu Chính phủ ban hành 01 Nghị
định, trình TTCP 02 Quyết định. Lũy kế 10 tháng, Chính phủ đã ban hành 06
Nghị định (có 04 NĐ Bộ trình năm 2021); Bộ đã trình Chính phủ 03 Nghị định
(chưa ban hành); TTgCP ban hành 02 Quyết định; Bộ đã trình 02 Quyết định
(chưa ban hành); Bộ trưởng ban hành 15 Thông tư (trong đó có 03 TT ngoài KH).
II. CHUYỂN ĐỔI TƯ DUY TỪ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SANG KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP
Toàn Ngành tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển NN và NT
bền vững, Kế hoạch cơ cấu lại ngành, Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn. Một số hoạt động và kết quả đạt được như:
- Đã có nhiều diện tích lúa kém hiệu quả được người dân và địa phương chủ
động chuyển đổi sang cây trồng khác, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn; Bộ
hướng dẫn người dân, địa phương khuyến khích áp dụng quy trình sản xuất hữu
cơ, giảm thâm dụng tài nguyên thiên nhiên và vật tư đầu vào; sử dụng những
giống lúa thơm, chất lượng cao và chủ lực xuất khẩu (Jasmine 85, nhóm giống ST,
Nàng Hoa 9, VD20, Đài Thơm 8; nhóm giống OM,...) nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng khó tính của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái, xanh, hữu có có hiệu quả kinh tế
được phát triển, như: nhờ phát triển mạnh chăn nuôi lợn, gà đồi ăn chuối thành
công, tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai đã “thoát cửa tử” nhờ chính từ lĩnh vực nông
nghiệp. Các tỉnh, thành phố ĐBSCL đã quan tâm chỉ đạo, nông dân có nhiều kinh
nghiệm và áp dụng thành công quy trình kỹ thuật rải vụ, nhờ vậy hiệu quả kinh tế
của rải vụ 5 loại cây ăn quả (thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, nhãn) tăng
1,5 lần đến 2 lần so sản xuất chính vụ.
- Công tác quản lý chất lượng giống được nhiều địa phương quan tâm thực
hiện, tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát chất lượng giống đạt 85%. Nhiều
địa phương và chủ rừng đã quan tâm xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng;
đến nay, đã có 387 nghìn ha được cấp chứng chỉ rừng tại 31 địa phương. Tiền thu
dịch vụ môi trường rừng nhanh, vượt 7% kế hoạch năm 2022.
- Đã xây dựng 1.669 chuỗi cung cấp thực phẩm NLTS an toàn với sự tham gia
của nhiều tập đoàn lớn, duy trì kiểm tra mẫu NLTS sau thu hoạch, tỷ lệ vi phạm
ATTP thấp (từ 1,6 - 2,3%) với 99,4% cơ sở đáp ứng quy định ATTP; kiểm soát sản
phẩm nhập khẩu… góp phần đảm bảo ATTP trong nước và xuất khẩu; củng cố niềm
tin của người tiêu dùng trong nước.
- Phát triển, nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; số lượng
doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp gia tăng, nhiều trang trại, hộ kinh doanh
chuyển đổi thành lập doanh nghiệp mới có quy mô và hiệu quả cao hơn.
- Thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã đạt được nhiều kết quả
tích cực, góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế và
tăng kim ngạch xuất khẩu; đồng thời cũng góp phần định hướng người nông dân
thực hành sản xuất chuyên nghiệp hơn, sản xuất theo tiêu chuẩn và thị hiếu của thị
10
trường.
- Đang có chuyển biến tích cực về chất lượng, hiệu quả hoạt động của các
HTX nông nghiệp, tăng quy mô thành viên qua xu thế liên kết, sáp nhập các HTX;
ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu, xây dựng và tham
mưu TTgCP ban hành cơ chế, chính sách, đề án, chương trình để thúc đẩy phát
triển HTX, vùng nguyên liệu, hệ thống logistic… tạo môi trường thuận lợi để
HTX hoạt động có hiệu quả, thích ứng với biến động thị trường; nghiên cứu các
giải pháp để giảm chi phí, nguyên liệu vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Số lượng xã đạt chuẩn NTM, NTM kiểu mẫu, NTM nâng cao, huyện đạt
chuẩn tăng đều theo các tháng. Tăng nhanh số lượng sản phẩm OCOP tạo điều
kiện giúp doanh nghiệp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; đồng thời, người tiêu dùng
trong nước dễ dàng tiếp cận thông tin và tiêu dùng những sản phẩm nội địa chất
lượng cao. Phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đa giá trị.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những mặt được, ưu điểm
- Mặc dù, tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là do ảnh hưởng hậu dịch
Covid-19 và xung đột quân sự Nga - Ukraine đang diễn ra; nhưng toàn Ngành đã
chủ động, tích cực, sáng tạo trong công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện đồng bộ
các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn để đạt “Mục tiêu kép”: (1) Duy trì tăng
trưởng trên tất cả các tiểu ngành, lĩnh vực, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; (2)
Bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, góp phần bảo đảm các cân đối lớn của
nền kinh tế; (3) Giá trị xuất khẩu NLTS đạt ở mức cao, thặng dư thương mại tăng
cao; (4) Số xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới tăng, sản phẩm đạt chuẩn OCOP
tăng mạnh; (5) Công tác xây dựng thể, nhất là các chương trình, đề án quan trọng
mà Bộ chủ trì, tham gia xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành làm cơ sở
pháp lý, có chế chính sách thúc đẩy phát triển Ngành.
- Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 16/6/2022 về NN, ND, NT đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045 và Chiến lược phát triển NN và NT bền vững giai đoạn
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được cả hệ thống chính trị và xã hội quan
tâm; đây là cơ hội, điều kiện, nền tảng để thực hiện chuyển đổi nông nghiệp bền
vững, trong đó chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông
nghiệp là tiên quyết. Thực tế có nhiều mô hình hay, việc làm sáng tạo trong đổi
mới từ suy nghĩ đến cách làm, hành động đem lại giá trị cao, triển vọng nhân
rộng, phát triển; nhất là những điểm mới về phát triển HTX, trang trại thời gian
vừa qua (như Kế hoạch Coop.66 hợp tác xã; Đề án phát triển vùng nguyên liệu
phục vụ chế biến, tiêu thụ NLTS…).
2. Những tồn tại, hạn chế
a) Phát triển sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
- Những khó khăn khi nguyên liệu vật tư đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu
đã được giải quyết, nhưng chưa triệt để, cần có thời gian; trong khi giá một số
nông sản thấp đã ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người sản xuất.
11
- Hoạt động xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa thị trường được đẩy
mạnh, nhưng thị trường các nước phát triển luôn có những thay đổi, đòi hỏi cao về
chất lượng trong khi để người sản xuất hiểu và thay đổi sản xuất theo phương thức
mới đáp ứng yêu cầu về của thị trường xuất khẩu cần nhiều thời gian hơn.
- Giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, cả về tỷ lệ
và giá trị tuyệt đối. Bên cạnh đó, giá vật tư xây dựng tăng ở mức cao những tháng
đầu năm đã ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các dự án; một số vướng mắc lớn
chậm được giải quyết.
b) Về chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
- Công tác truyền thông và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của NN,
ND, NT (bao gồm cả chuyển đổi sang tư duy kinh tế; kể cả của cán bộ lãnh đạo
quản lý của Ngành) được quan tâm đẩy mạnh nhưng chưa thật đầy đủ, đúng mức;
có lúc, có nơi còn thiếu chủ động, quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện, chưa tổ
chức theo dõi, đánh giá thường xuyên, liên tục.
- Quá trình phát triển vẫn còn nhiều yếu tố thiếu bền vững; chưa đáp ứng
được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn và tiêu chuẩn cao.
Chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm vẫn chưa cao, thiếu ổn
định; trong khi thị trường tiêu thụ đòi hỏi cao về chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Công nghiệp chế biến NLTS, nhất là ở khâu bảo quản và chế biến sâu, công
nghiệp phụ trợ chưa phát triển mạnh.
- Công tác quản lý chất lượng, vật tư nông nghiệp ở một số địa phương, vào
một số thời điểm chưa được kiểm soát, giám sát thực hiện nghiêm túc (như vụ rau
VietGap dởm xâm nhập vào một số siêu thị lớn thời gian vừa qua được báo chí
nêu). Cần coi trọng hơn và chuyển mạnh sang xây dựng, hoàn thiện hệ thống các
quy chuẩn, tiêu chuẩn cho thị trường trong nước thông qua các hiệp hội ngành
hàng, siêu thị, hệ thống phân phối.
- Các hình thức tổ chức và liên kết sản xuất hiệu quả chưa thật sự ổn định.
Liên kết theo chuỗi giá trị để thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao để
giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị gia tăng chưa phổ biến. Kết nối liên vùng,
liên ngành ở nhiều địa phương, nhiều ngành hàng còn rời rạc.

Phần II
NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THÁNG 11

I. BỐI CẢNH
Thị trường thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các
nhân tố kinh tế, chính trị, nhất là nhóm hàng nhiên liệu, năng lượng sẽ tác động
đến thị trường hàng hóa trong nước; chi phí vận chuyển tăng mạnh. Một số quốc
gia thắt chặt tín dụng do lạm phát; ban hành những chính sách mới nhằm bảo đảm
ANLT quốc gia; Trung Quốc gia tăng kiểm soát hàng hóa; những cáo buộc gian lận
xuất xứ, nguồn gốc nguyên liệu… cũng đang trở thành những thách thức đối với xuất
khẩu nông sản nói chung, nhất là đối với gỗ và đồ gỗ Việt Nam; Ấn Độ hạn chế xuất
khẩu một số loại gạo, nhu cầu về nông lâm thủy sản tại các thị trường trọng điểm có
thể tăng mạnh để phục vụ lễ hội cuối năm,...
12
Thị trường trong nước các mặt hàng rau củ quả có nguồn cung dồi dào,
tương đối ổn định. Giá các loại trái cây dự báo tăng nhẹ do nhu cầu tiêu dùng tăng
phục vụ các dịp lễ hội cuối năm. Chi phí vật tư đầu vào phục vụ sản xuất dù đã
giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Thời tiết diễn biến bất thường14, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi còn tiềm
ẩn nhiều nguy cơ, bùng phát ảnh hưởng đến sản xuất NLTS; Nguy cơ phá rừng,
lấn chiếm đất lâm nghiệp để làm nông nghiệp, dự án du lịch,….
II. MỤC TIÊU CẢ NĂM 2022
- Tăng trưởng VA toàn ngành cả năm 2,9-3,0%.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS: Khoảng 53-54 tỷ USD.
- Tỷ lệ che phủ rừng: Ổn định 42,0%.
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới: Trên 73%; có trên 255 đơn vị cấp
huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới >77%.
- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh: 92,5%.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Trồng trọt, bảo vệ thực vật
- Tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất lúa và rau màu, kịp thời triển khai các
biện pháp ứng phó tác động tiêu cực bởi thời tiết, đảm bảo sản lượng lúa gạo, ổn
định thị trường trong nước những dịp lễ Tết cuối năm và phục vụ xuất khẩu.
- Chỉ đạo các tỉnh phía Nam thu hoạch lúa vụ Thu Đông, vụ Mùa kịp thời
và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023. Các tỉnh phía Bắc chỉ
đạo gieo trồng cây vụ Đông và chuẩn bị kế hoạch vụ Đông Xuân 2022-2023.
Chuẩn bị Hội nghị hội thảo về sản xuất lúa Thu Đông tại các tỉnh ĐBSCL.
- Tiếp tục nắm bắt tình hình sản lượng các loại cây ăn quả chủ lực phục vụ
xuất khẩu như thanh long, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng, đề xuất chỉ đạo rải
vụ các đối tượng cây trồng phù hợp với thị trường tiêu thụ, có giá bán tốt và hiệu
quả kinh tế cao.
- Chỉ đạo tăng cường sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, Global
GAP, 4C, Rainforest,... trên các đối tượng cây trồng, để nâng cao chất lượng và
tăng giá thành sản phẩm.
- Tăng cường công tác bảo vệ thực vật, tổ chức trực ban chỉ đạo công tác
phòng chống dịch và kịp thời xử lý các vùng dịch phát sinh; đặc biệt lưu ý các sinh
vật gây hại trên lúa và cây trồng khác (ngô, rau màu, sắn, điều, hồ tiêu, cà phê,
thanh long, cây có múi,... ).
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tốt đối tượng KDTV, sinh vật gây hại lạ đi
14
Từ nay đến đầu năm 2023 có khoảng từ 03-05 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên biển Đông, trong đó có khoảng
02-03 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Có khả năng tháng 01/2023 vẫn xuất hiện xoáy
thuận nhiệt đới trên khu vực Nam Biển Đông. Tháng 11/2022, mưa ở Bắc Trung Bộ cao hơn từ 15-30%, khu vực
Trung và Nam Trung Bộ cao hơn từ 30-60%, có nơi trên 70% so với TBNN cùng thời kỳ; tháng 12, mưa tại Nam
Trung Bộ cao hơn từ 20-40% so với TBNN cùng thời kỳ; các sông Trung Bộ và Tây Nguyên khả năng xuất hiện
02-03 đợt lũ vừa và lớn.
13
theo hàng hóa nhập khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu KDTV đối với hàng hóa xuất
khẩu; siết chặt và tăng cường công tác quản lý đăng ký, khảo nghiệm thuốc BVTV;
Rà soát, đánh giá lại các CSSX phân bón. Theo dõi, giám sát việc triển khai thực
hiện mô hình phát triển phân bón hữu cơ của doanh nghiệp theo tiến độ đã ký cam
kết.
2. Chăn nuôi, thú y
- Tập trung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh
trên đàn vật nuôi; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn
cung thực phẩm; hỗ trợ tiêu thụ, lưu thông sản phẩm chăn nuôi đáp ứng tốt nhu
cầu tiêu dùng tăng cao bởi các dịp lễ tết cuối năm. Tăng cường chỉ đạo triển khai
nhanh mô hình chăn nuôi ATSH, ATDB trên các đối tượng vật nuôi, nhất là đối
với chăn nuôi lợn.
- Khảo sát, đánh giá chất lượng đàn giống tại các địa phương, doanh nghiệp
theo các đối tượng giống vật nuôi; kiểm tra cơ sở sản xuất, mua bán giống vật
nuôi và sản phẩm chăn nuôi; đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng lợn đực giống
và bò đực giống trong chăn nuôi.
- Đánh giá điều kiện sản xuất thực tế của một số đơn vị đăng ký sản xuất,
lưu hành TACN, chế phẩm xử lý môi trường, chăn nuôi an toàn sinh học,...; một
số tổ chức đánh giá sự phù hợp TACN. Tăng cường giám sát quản lý chất lượng
vật tư lĩnh vực chăn nuôi, kiểm soát an toàn thực phẩm; kịp thời xử lý các vụ việc
vi phạm về chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi…
- Theo dõi tình hình dịch bệnh ở các địa phương đặc biệt đối với bệnh nguy
hiểm như DTLCP, CGC, LMLM, Tai xanh, Viêm da nổi cục. Đôn đốc, hướng dẫn
các địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.
Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y cho
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc thú y.
3. Thuỷ sản
- Tiếp tục chỉ đạo hướng dẫn các địa phương tập trung phát triển nuôi trồng
các đối tượng nuôi chủ lực và các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao theo hướng
nâng cao giá trị thương mại và phát triển bền vững. Kiểm soát chất lượng giống
thủy sản, vật tư đầu vào trong nuôi trồng thủy sản; Chỉ đạo các địa phương làm tốt
công tác đăng ký đối tượng nuôi chủ lực; đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè. Tổ
chức hội nghị phát triển rong biển; Hội nghị triển khai chương trình quốc gia phát
triển nuôi trồng thủy sản;
- Theo dõi diễn biến thời tiết, dự báo ngư trường, tình hình khai thác hải sản
của ngư dân trên các vùng biển để kịp thời hỗ trợ ngư dân yên tâm sản xuất an
toàn, hiệu quả. Tiếp tục chuẩn bị đàm phán trực tuyến lần III với phía Trung Quốc
về hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ; kiểm tra thực thi Luật Thủy sản tại Bạc
Liêu, Sóc Trăng.
- Tổ chức trực ban tiếp nhận thông tin sự cố nghề cá trên biển, thông tin qua
đường dây nóng Việt Nam với các nước. Chỉ đạo triển khai kế hoạch tuần tra,
kiểm tra, kiểm soát đối với Chi cục Kiểm ngư Vùng; tăng cường công tác tuần tra,
kiểm soát nhằm không để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
14
- Hoàn thiện và gửi hồ sơ đến thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch
Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch cảng cá và
khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
4. Lâm nghiệp
- Theo dõi, đôn đốc các địa phương đang trong thời vụ trồng rừng chuẩn bị đủ
cây giống, hiện trường để trồng rừng theo kế hoạch, chủ động kiểm soát chất lượng
giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn; Chỉ đạo, đôn đốc hệ thống kiểm lâm cả
nước thực hiện các biện pháp PCCCR, bố trí lực lượng thường trực tại các vùng
rừng có nguy cơ cháy cao; duy trì thường trực công tác phòng cháy, chữa cháy
rừng đảm bảo 24/24 giờ tại Cục Kiểm lâm và các Chi cục Kiểm lâm vùng.
- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền
vững giai đoạn 2021-2025; kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục bám sát phê
duyệt đề án thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược
liệu và Chương trình phát triển Sâm Ngọc Linh.
- Hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia. Xây dựng Đề án phát triển giá trị đa dụng
của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
5. Hợp tác quốc tế, phát triển thị trường thúc đẩy tiêu thụ nông sản
a) Xuất khẩu nông sản
- Đẩy nhanh tiến độ đàm phán mở cửa thị trường đối với các sản phẩm gồm:
nhãn xuất khẩu đi Nhật Bản; chanh leo, dừa, bưởi sang Hoa Kỳ, bưởi XK sang Hàn
Quốc, chanh leo XK sang Úc, cây có múi XK đi New Zealand. Triển khai Nghị định
thư về sầu riêng và hướng dẫn tạm thời đối với chanh leo xuất khẩu sang Trung
Quốc; đàm phán các nội dung kỹ thuật về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với
khoai lang, chuối, thanh long xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc .
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) với
các nước, khu vực trên thế giới; Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định EVFTA và các Hiệp định song phương với
các nước tới các địa phương, hiệp hội ngành hàng, hội, doanh nghiệp, hợp tác xã;
Đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất
khẩu chính ngạch vào thị trường lớn và tiềm năng15. Phối hợp chặt chẽ với các
Hiệp hội, Cục Phòng vệ Thương mại để ứng phó với các vụ điều tra phòng vệ
thương mại. Khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh áp dụng công nghệ số trong
quản lý doanh nghiệp, thương mại điện tử, chuẩn bị hàng hoá phục vụ dịp giáng
sinh; kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường; thực hiện nghiêm quy
định về hồ sơ nguồn gốc xuất xứ.
- Tiếp tục tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và
các nước thành viên WTO, phản hồi các góp ý đối với dự thảo biện pháp SPS mới
của Việt Nam đã thông báo với WTO; Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan liên quan
15
Trung Quốc ( tổ yến, bơ, bưởi, na, roi, dừa…), Nhật Bản (nhãn, bưởi, chanh leo, xuất khẩu gia cầm đã qua xử lý nhiệt), Hàn
Quốc (tôm, bưởi, vú sữa, chanh leo, nhãn, vải, chôm chôm, thịt gia súc, gia cầm chế biến, trứng gia cầm chế biến), Myanmar
(bưởi, xoài), Thái Lan (chôm chôm, bưởi, chanh leo, na, vú sữa), Úc (tôm tươi, chanh leo), New-Zealand (chanh ta, chanh leo,
nhãn, vú sữa, bưởi, vải, măng cụt, dưa hấu)…
15
đến Lệnh 248, 249 của TCHQ Trung Quốc.
b) Thị trường trong nước
- Chủ động phối hợp với địa phương, hiệp hội ngành hàng theo dõi biến động
thị trường, nhất là nguồn cung và giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu
phục vụ tiêu dùng trong nước, vật tư (thịt lợn, gạo, phân bón, thức ăn chăn nuôi); các
mặt hàng đang có biến động về giá (hồ tiêu, cá tra, cà phê, thịt gia cầm) đảm bảo
nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước, đặc biệt các dịp lễ cuối năm.
- Tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ
nông sản.
6. Quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
- Đôn đốc, hỗ trợ các địa phương triển khai các nhiệm vụ theo phân công,
phân cấp; triển khai Đề án Đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy
sản giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông
lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022; hướng dẫn, hỗ trợ doanh
nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Cung cấp kịp thời, chính xác cho các Báo, Đài thông tin quản lý chất
lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản; phối hợp phổ biến
pháp luật chất lượng, ATTP, truyền thông quảng bá sản xuất, kinh doanh nông
lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn.
- Triển khai các chương trình phối hợp (Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam; UBND TP. Hà Nội, Cần Thơ và các địa phương liên quan;
hướng dẫn triển khai “Hỗ trợ một số cơ sở sản xuất thực phẩm nông sản, thủy sản
áp dụng, đánh giá, chứng nhận HACCP/ISO 22000 từ nguồn kinh phí Sự nghiệp
Y tế năm 2022”.
- Chỉ đạo hướng dẫn các địa phương tập trung nguồn lực tiếp tục nhân rộng
số lượng, mở rộng quy mô chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn; vận động
cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ ký cam kết và tuân thủ quy định ATTP.
- Duy trì triển khai các chương trình giám sát vệ sinh ATTP nông lâm thủy
sản kịp thời cảnh báo, xử lý vi phạm theo quy định. Chủ động tiếp nhận thông tin,
thanh tra đột xuất, xử lý kịp thời, nghiêm túc các vi phạm về ATTP. Duy trì kiểm
nghiệm, thẩm tra, chứng nhận kịp thời phục vụ doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu.
7. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới
- Tiếp tục hoàn thiện, trình Chính phủ, TTCP: Nghị quyết về phát triển
HTX. Xây dựng Kế hoạch hành động, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển
khai thực hiện các Chương trình, Chiến lược, Đề án đã được Chính phủ TTCP phê
duyệt. Tổ chức Hội nghị triển khai vùng nguyên liệu cây ăn quả, gỗ rừng trồng, cà
phê, lúa gạo tại các tỉnh; Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Nông nghiệp
và PTNT Việt Nam, Công ty Bảo hiểm nông nghiệp (ABIC) về nội dung thực
hiện tín dụng và bảo hiểm nông nghiệp trong Đề án thí điểm xây dựng vùng
nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Chỉ
đạo thực hiện, kiểm tra các nhiệm vụ, mô hình giảm nghèo; tiếp tục triển khai
Chương trình Không còn nạn đói; Chương trình bố trí dân cư; Chương trình bảo
16
tồn và phát triển làng nghề;…
- Hoàn thiện Hồ sơ trình TTCP xem xét, ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân
hạng sản phẩm Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025. Tổ chức Hội nghị quán
triệt một số nội dung trọng tâm thực hiện Chương trình và các chương trình
chuyên đề. Ban hành Nghị quyết về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại nông nghiệp giai đoạn
2021-2025. Tiếp tục hướng dẫn các địa phương triển khai Chương trình OCOP và
tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2022.
8. Thủy lợi, phòng chống thiên tai
- Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, nguồn nước, xâm nhập mặn để chỉ
đạo ứng phó kịp thời, hỗ trợ các cấp chính quyền và người dân chủ động chuẩn bị
sẵn sàng ứng phó và khắc phục hậu quả được kịp thời, hiệu quả; Chỉ đạo các địa
phương tăng cường công tác quản lý, vận hành đảm bảo an toàn đập chỉ đạo vận
hành các liên hồ chứa, nhất là lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, đảm bảo an toàn
công trình trong mùa mưa lũ và xây dựng kế hoạch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa
vụ Đông Xuân 2022 - 2023.
- Hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện nguồn kinh phí Trung ương tạm cấp
năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Tổng hợp đề xuất của
các tỉnh về thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 8 tháng đầu
năm 2022; tổ chức họp với các Bộ ngành liên quan; báo cáo Ban Chỉ đạo trình
Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ các địa phương. Báo cáo kết quả của Đoàn công tác
tham dự ACDM lần thứ 41 và các cuộc họp cấp Bộ trưởng Asean về Quản lý thiên
tai. Xây dựng Đề án chi tiết tổ chức các Hội nghị chuyên môn thường niên với vai
trò Việt Nam là Chủ tịch Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai trong năm 2023.
- Họp Hội đồng thẩm định và hoàn thiện hồ sơ trình TTCP phê duyệt Quy
hoạch Phòng, chống thiên tai và Thủy lợi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;
hoàn thiện Tờ trình và dự thảo Quyết định điều chỉnh bổ sung một số điều của
Quyết định số 257/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê
điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Phối hợp Văn phòng Chính phủ trình
TTCP phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày
23/6/2022 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ
chứa giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2045”.
9. Đầu tư xây dựng cơ bản
Phấn đấu giải ngân lũy kế hết tháng 11 năm 2022 đạt trên 55% vốn trong
nước, vốn nước ngoài đạt 60%.
- Các dự án chuyển tiếp: Tiếp tục bám sát Văn phòng Chính phủ, các Bộ,
ngành có liên quan để tháo gỡ vướng mắc cho 3 dự án lớn. Yêu cầu các Chủ đầu
tư rà soát, điều chỉnh tiến độ thực hiện giải ngân chi tiết hàng tháng phù hợp với
thực tế hiện trường; chấp thuận để đôn đốc thực hiện; bám sát mục tiêu giải ngân
yêu cầu của Bộ. Rà soát vốn các dự án để kịp thời điều chỉnh vốn kế hoạch cho
phù hợp; Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành các dự án giai đoạn 2016-
2020;
- Các dự án mở mới: Đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư các dự án đã
17
được phê duyệt dự án tiến hành thủ tục đấu thầu tư vấn, khảo sát lập Thiết kế kỹ
thuật; Bản vẽ thi công… đảm bảo đúng pháp luật, đáp ứng tiến độ thực hiện, giải
ngân. Đôn đốc đơn vị tư vấn phối hợp chặt chẽ trong quá trình khảo sát thiết kế,
rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo chất lượng đủ điều kiện trình phê
duyệt dự án.
10. Các nhiệm vụ khác
- Kế hoạch, tài chính: Hướng dẫn các đơn vị, Sở Nông nghiệp và PTNT
triển khai thực hiện Chiến lược và Bộ chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát
triển Ngành. Trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động của thực hiện
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022. Hoàn thiện Kế hoạch đầu tư công, dự
toán NSNN năm 2023 để chuẩn bị giao; theo dõi thực hiện kiến nghị của Kiểm
toán ngân sách năm 2021; rà soát tổng hợp cơ sở dữ liệu về đất đai tại các đơn vị
trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; kiểm tra hiện trạng nhà đất tại tỉnh Yên Bái,
Sơn La, Tây Ninh, An Giang, Bình Phước
- Tổ chức cán bộ: Triển khai Nghị định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ thay thế Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngay sau khi
được Chính phủ ban hành. Tiếp tục hoàn thiện Đề án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc Bộ. Thí điểm triển khai cơ chế giao nhiệm vụ đào tạo một số
ngành nông nghiệp trình độ đại học, cao đẳng. Hoàn thiện Quy chế sửa đổi, trình
Lãnh đạo Bộ ký và ban hành Quy chế Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ .
- Khoa học công nghệ: Thực hiện các công tác quản lý nhà nước về
KHCN, khuyến nông, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn. Thẩm định đề cương Dự
án “Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu nền tảng ngành Nông nghiệp và
PTNT”; xem xét ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới
sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2030.
- Xây dựng văn bản: Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng VB. Tháng 11,
Bộ cần hoàn thành 05 Nghị định trình Chính phủ (02 NĐ thuộc kế hoạch của
tháng 10, 03 NĐ theo kế hoạch của tháng 11), Bộ ban hành 06 Thông tư (gồm 03
TT chưa được ban hành tháng 10).
- Đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính, thực hiện các nhiệm vụ về cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tham
nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

You might also like