Kịch bản Một ngày may mắn (Hyun Jin-geon)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Kịch bản: Một ngày may mắn (Hyun Jin-geon)

Nhân vật:
- Dẫn truyện (Nhật Uyên)
- Kim Chơm Ji (Bảo My) (râu lưa thưa dưới cằm, quần có túi)
- Vợ Kim Chơm Ji (Thu Phương) (tóc rối xù)
- Bà khách đi chuyến đầu (ko lời thoại) (kéo xe không)
- Giáo viên đi chuyến 2 (ko lời thoại) (kéo xe không)
- Cậu học sinh đi chuyến 3 (Hoàng Phúc)
- Cô gái giống học sinh hư (Thu Phương) (mặc áo choàng, đi giày cao gót,
uốn tóc, cầm chiếc giỏ mây)
- Một ông khách (Hoàng Phúc) (mang chiếc ba lô rất to)
- Chi Sam (Lộc Yến) (mặt đầy râu và béo phị)
- Cậu bé phục vụ (Hoàng Phúc) (đầu trọc)
Đạo cụ: xe kéo, trang phục, cái chiếu, em bé giả, 13 đồng tiền xu, tờ 1 won, bàn, 2
cái ghế, 2 cái ly, 1 bình rượu, 2 bát canh, 1 gói canh thịt bò,
Cảnh 1: (Đường mưa) Vào một buổi sáng nọ, trời ảm đạm và đang có mưa rơi
(tiếng mưa). Như thường lệ, ông Kim đang kéo xe ngoài đường. Ông đã gặp được
vị khách đầu tiên và đưa bà đến bến tàu điện bà đã trả cho ông 30 xu. Sau đó, ông
tiếp tục ngồi đợi khách tại bến tàu. Ông đưa cặp mắt cầu khẩn nhìn những vị
khách đang xuống tàu. Và may mắn đã xuất hiện, có một người trông có vẻ như
giáo viên đã lên xe của ông để đến trường Đông Quang và đã trả cho ông 50 xu.
Hôm thật là một ngày may mắn với ông, chỉ một buổi sáng mà ông đã kiếm được
tận 80 xu. Suốt hơn mười ngày qua, ông Kim ế ẩm, không kiếm được xu nào cả.
Bởi vậy, ông đã vui mừng đến nỗi rơi nước mắt khi nghe tiếng những đồng xu
đang va lanh canh vào nhau trên bàn tay mình.
Cảnh 2: (Tại nhà ) Ông có vợ và một con trai nhỏ. Vợ ông đã nằm li bì vì một căn
bệnh không rõ nguyên nhân suốt 3 tháng qua. Nhà ông nghèo đến nỗi cơm còn có
để ăn, nên ông không thể mua thuốc cho vợ được. Vậy mà ba bốn ngày nay vợ ông
cứ đòi ăn canh xương bò. Vào cái ngày mà ông nghĩ là một ngày may mắn. Bệnh
của vợ ông đã trở nặng và bà đã nài nỉ ông đừng đi ra ngoài.
Vợ ông Kim: (Nằm đắp chăn và ho) … Hôm nay ông đừng đi làm. Tôi đang bị ốm
nặng thế này cơ mà.
Kim: Nói mà có biết nghĩ không vậy? Ở nhà nhìn mặt nhau thì lấy gì mà bỏ vào
mồm? (Ông lạnh lùng mắng vợ rồi kéo xe ra ngoài đường)
Cảnh 3: (Tại trường) Tại trường Đông Quang, lại có thêm một sinh viên kêu ông
chở đến ga Namdaemun. Vì trời mưa nên ông chắc mẩm là hành khách sẽ không
từ chối dù mình có đòi tiền xe đắt hơn ngày thường. Suy nghĩ về một số tiền lớn đã
giúp ông quên đi nỗi lo lắng cho vợ. Ông không muốn bỏ lỡ cơ hội này.
(Cậu học sinh xuất hiện)
Cậu học sinh: Chú gì ơi! Từ đây đến bến tàu điện hết bao nhiêu vậy ạ?
Kim: 1 won 50 xu.
Cậu học sinh: 1 won 50 xu ư, nhiều vậy. ( vừa nói vừa lắc đầu)
Kim: Không nhiều đâu cậu ơi, tận 6km mà.
Cậu học sinh: Thôi vậy cũng được, đi nhanh lên đi (lấy hành lí và lên xe)
Ông Kim chở người khách đó rất nhẹ nhàng, đi như bay, bánh xe lăn như trượt
băng. Một lúc sau, xe đi gần qua nhà ông, hai chân ông bỗng trở nên nặng hơn và
nỗi lo lắng tràn ngập trong lòng. Dường như ông đang nghe thấy tiếng vợ văng
vẳng bên tai.” Hôm nay ông đừng đi làm. Tôi đang bị ốm nặng thế này cơ mà.”
(Kéo đi nhanh  đi đến gần nhà (chiếu cảnh nhà ông Kim) đi chậm lại)
Cậu học sinh: Sao lại chậm thế, tôi sắp trễ tàu rồi đó.
Kim: Vâng, vâng. (chạy nhanh hơn) (Kéo vào trong rồi đi ra với quần áo ướt)
Càng đi xa nhà ông càng kéo nhanh. Có như thế ông mới quên được nỗi lo lắng,
bất an trong lòng.
Cảnh 4: (bến tàu điện ) Đến bến tàu điện, Ông quên mất rằng bản thân đã kéo vị
khách đó đi tận 6 cây và người ông đã bị ướt như chuột lột. Ông chỉ nghĩ đến món
tiền lớn, ông cảm giác như bản thân đã trở thành một người giàu có.
Kim: (đưa 2 tay nhận tiền) tôi cảm ơn cậu. Chào cậu, cảm ơn cậu, hẹn gặp lại (cúi
gập người 2 lần)
Vị khách đi xa dần hòa vào dòng người và biến mất. Ông lại lặng lẽ ngồi xuống,
nhìn về phía con đường mưa, đột nhiên 1 cảm giác lạnh buốt tràn lên khắp người
ông, ông cảm thấy đói và kiệt sức, dường như sắp gục ngã, không thể đứng dậy
nỗi. Đến lúc này ông mới nhận ra rằng số tiền đó tuy nhiều nhưng công sức của
ông bỏ ra không hề ít.
Kim: Tổ cha nó! Làm sao mà về được khi trời cứ mưa như thế này. Mẹ kiếp! Tại
sao mưa lại cứ như tát vào má tôi như thế! (giận dữ) (ngồi xuống tay xe kéo)
Vì đường trở về khá xa, nên ông quyết định ở lại bến tàu để đợi khách cần chở về.
… (Tiếng tàu đến) Một lát sau, tàu đến, có khoảng mấy chục khách đi ra. Trong số
đó ông nhìn thấy một cô gái giống như một học sinh hư.
(Cô học sinh hư bước ra)
Kim: (Bước đến gần cô học sinh hư) Cô ơi, cô có đi xe kéo không?
Tôi sẽ lấy giá phải chăng thôi. Thế nhà cô ở đâu? (Đưa tay cầm chiếc giỏ
mây của cô gái)
Cô học sinh hư: (Quát) Sao ông dám làm như thế hả? (quay người đi ra khỏi khán
đài)
Kim: (giật mình lùi lại 1 bước) (sau khi cô gái đi, ông bần thần ngồi xuống nhìn về
phía đoàn tàu)
Ông nhìn những vị khách lên tàu với vẻ oán trách. Một lúc sau, tàu chuyển bánh,
ông phát hiên có 1 vị khách vẫn còn đứng dưới sân ga và nhanh chân chạy tới.
(Ông khách mang chiếc ba lô to xuất hiện)
Kim: (kéo xe chạy tới) Mời ông đi xe ạ!
Ông khách: Tôi đi phường Insa. 60 xu ông chở không?
Kim: vâng được ạ. Mời ông lên xe.
(Kéo đi một vòng, dừng lại, đưa 2 tay nhận tiền)
Của ông 60 xu ạ.
Ông khách: Đây!
Kim: Tôi cảm ơn ông. Cảm ơn ông.
(Cảnh đường mưa)
(Tiếp tục kéo xe, chạy trong trạng thái mệt mỏi như xỉn rượu)
Trên xe đã không còn khách, nhưng lúc này ông lại cảm thấy nặng nề hơn bao giờ
hết. Quang cảnh nhà cứ hiện lên trong tâm trí ông. Ông cố gắng chạy về nhà với
đôi chân chuệch choạc, liêu xiêu. Trời vẫn cứ đổ mưa, nhưng kì lạ là càng gần đến
nhà ông càng bớt sốt ruột. Không phải là do yên tâm mà ông sợ phải thừa nhận
việc bất hạnh đó đã xảy ra rồi. Ông không muốn đối diện với nó, để ông có thể
cảm nhận niềm vui của một ngày may mắn lâu hơn 1 chút. Ông nhìn xung quanh,
như muốn tìm kiếm 1 điều gì đó có thể giúp mình quên đi nỗi lo ấy. Ngay lúc đó,
Chi Sam bạn của ông từ quán rượu vỉa hè đi ra.
Cảnh 5: (quán rượu. Chisam xuất hiện.)
Chi Sam: Kim ơi, ông đang đi làm đấy à. Chắc nay kiếm được nhiều tiền lắm.
Chúng ta đi uống rượu đi.
Kim: (vẻ mặt sung sướng) Trông ông có vẻ như đã uống rượu rồi. Chắc ông cũng
kiếm được nhiều tiền ha. i k..k..k…..
Chi Sam: Không kiếm được tiền thì không được uống rượu à. Mà này, sao ông ướt
như chuột lột thế. Vô đây ngồi chút cho khô đi. ( kéo Kim vào bàn nhậu)
Cảnh 6: Ông Kim bước vào quán rượu và cái không khí ấm áp của quán bao phủ
người ông. Ông đưa mắt nhìn những đồ ăn ngon nóng hổi đang bốc khói nghi
ngút. Trên vỉ nướng nào là thịt bò, thịt lợn, gan, bánh đậu. Lúc này ông cảm thấy
đói cồn cào, bụng ông reo lên liên tục. Ông nghĩ rằng mình có thể ăn hết tất cả mà
vẫn chưa no.
Kim: cho tôi 2 cái bánh đậu và 1 bát canh lươn, 2 ly rượu gạo.
(Cậu bé phục vụ bưng ra canh và bánh đậu ra. Tiếng húp canh )
Kim: cho tôi thêm 2 bát canh nữa. (2 ly rượu được bưng ra)
Kim: Cho tôi thêm 2 ly rượu nữa. (Cầm bánh đậu lên ăn rồi uống 2 ly rượu mới
được bưng ra)
Chi Sam: (Nhìn chằm chằm Kim) Ơi, Kim ơi, uống nữa à, chúng ta đã uống 4 cốc
rồi, mất 40 xu rồi.
Kim: Đồ bần tiện, 40 xu quan trọng thế à. Hôm nay tao đã kiếm được nhiều tiền
rồi. Hôm nay tao hên lắm.
Chi Sam: Thế ông kiếm được bao nhiêu?
Kim: 30 won! Sao mày không rót rượu nữa cho tao… Không sao, không sao ăn
uống bao nhiêu cũng được vì hôm nay tao đã kiếm được cả đống tiền rồi.
Chi Sam: Ôi, ông này say rượu rồi, thôi đi.
Kim: Này uống thế này mà đã say được à, mày cứ uống tiếp đi. (đưa tay đánh vào
tai Chi Sam)
(Túm lấy cậu bé phục vụ đầu trọc đang rót rượu ở bàn bên cạnh)
Kim: (quát) Thằng chết tiệt, sao không sang đây rót rượu cho tao.
Cậu bé phục vụ: (cười hì hì nhìn ông)
Kim: Mẹ kiếp, mày nghĩ rằng tao không có tiền à. (rút tờ 1 won ra và ném mạnh
xuống bàn. Mấy đồng xu trong túi cũng bị rơi ra theo, tiếng đồng xu rơi)
Chi Sam: Kim à, tiền rơi rồi kìa. Sao ông lại ném tiền đi như thế? (cúi xuống nhặt
tiền)
Kim: (nhìn theo những đồng xu bị rơi, lắc đầu, quát to)
Nhìn đây! Chúng mày hãy nhìn đây. Tao có tiền mà, chúng mày đáng bị
đánh què chân. (Xòe tay ra nhận lại tiền từ Chi Sam, lại ném tiền xuống đất)
Ôi, Những đồng tiền chết tiệt này! (tiếng đồng xu rơi)
(Uống tiếp 2 cốc, Liếm mép) Rót nữa, rót nữa.
(Uống thêm 1 cốc. Vỗ vai Chi Sam, cười to,)
k..k…k… Chi Sam ơi, tôi kể một chuyện rất buồn cười cho ông nghe nhé. Hôm
nay tôi đã chở khách đến bến tàu.
Chi Sam: Sao thế?
Kim: Khi tôi chở khách đến đó, tôi đã phải chờ quanh bến xe hi vọng có thể chở
một người khác về đây. Lúc đó tôi đã nhìn thấy một cô gái giống như một nữ sinh
mặc áo choàng đang bị ướt. Tôi đã đến gần, cầm cáu giỏ mây của cô và mời cô lên
xe tôi. Cô ta gạt tay tôi, quay ngoắt đi và thét lên : “Sao ông dám làm thế” (Nhái
giọng phụ nữ) Cái giọng đó y như là tiếng chim chích á. Kkk…kk..
(Mọi người trong quán cũng cười theo)
Đồ kẹt xỉ, tôi đâu có làm gì, (nhái giọng nữ) “Sao ông dám làm thê!”. Trời
ơi, người gì mà thiếu văn hóa thế. Kkk…kkk…
(Tiếng cười rộ lên trong quán và nhỏ dần )
Kim: (khóc)
Chi Sam: Lúc nãy đang cười to thế sao bây giờ lại khóc thế này?
Kim: Vợ tôi chết rồi. (vừa khóc vừa nói)
Chi Sam: Sao, vợ ông chết à, khi nào?
Kim: Khi nào à, hôm nay!
Chi Sam: Thằng điên, đừng nói dối như thế.
Kim: Không nói dối đâu, bà ấy chết thật mà… Xác vợ còn để ở nhà mà tôi lại đang
uống rượu ở đây. Tôi là kẻ đáng chết, đáng chết. (Khóc to hơn nữa)
Chi Sam: (ngờ vực) Hầy, ông đang nói dối hay thật đây? Chúng ta về nhà đi. (Kéo
ông Kim đứng dậy)
Kim: (gạt tay ra, cười, mắt rưng rưng) Ai chết? Vẫn còn sống khỏe. Bà ấy chỉ
chết cơm thôi. Ông bị lừa rồi. kkk….kkk…
Chi Sam: Ông điền rồi à. Tôi có nghe nói vợ ông đang ốm. Cũng trễ rồi chúng ta
về thôi.
Kim: Không chết. bà ấy không chết đâu mà. (quát) Cho tôi 4 cốc rượu nữa.
(Hai người uống xong)
Tính tiền đi!
Cậu bé phục vụ: hết 1 won ạ
Kim: đây! Về thôi ông ơi.
Khi ra về dù say rượu ông vẫn nhớ và ghé mua cho vợ một bát canh thịt bò. Nhà
ông là nhà thuê và hằng ngày ông phải đi xin nước, mỗi tháng phải trả tiền thuê 1
won.
Cảnh 7: (Tại nhà) Về đến nhà, dù say xỉn nhưng ông vẫn nhận ra rằng có 1 sự im
ắng kinh khủng đang bao trùm căn nhà của ông. Ông không nghe thấy tiếng ho
khan của vợ, ko nghe thấy cả tiếng thở khò khè nặng nhọc mà thường ngày ông
vẫn hay nghe. Chỉ có tiếng day vú của trẻ thơ khi mẹ không còn sữa. Chính âm
thanh ấy làm cho sự yên ắng càng lắng sâu hơn, đáng sợ hơn và bất an hơn. Có lẽ
ông đã dự đoán được tình thế khốn khổ đó, nên khi bước vào sân nhà ông đã quát
to.
Kim: (Xỉn vừa đi vào nhà, tay cầm túi canh thịt bò. Quát to) Bà đáng bị đánh đòn
lắm. Chồng về nhà mà không ra đón à? (tiếng mở cửa, Kim bịt mũi)
Bà tệ lắm, cả ngày lẫn đêm chỉ nằm ườn ra đấy, không xem chồng ra gì cả.
Chồng đã về, mà vẫn còn nằm à. (đưa chân đá vào người vợ) (tiếng khóc của bé)
(cúi xuống đỡ vợ lên, vừa lay vợ) Bà ơi, nói đi, nói đi! Sao môi bà cứ mím
chặt thế này. Bà tệ quá!
Ư, ư, xem này, không trả lời.
Ư, ư vẫn không trả lời. Chả lẽ bà chết thật rồi sao? (nhạc buồn)
Mắt này, mắt này, sao không nhìn tôi mà cứ nhìn lên trần nhà thế.
(Khóc dàn dụa, nước mắt rơi xuống người vợ, cuối xuống trán vợ)
Tôi đã mua canh thịt bò cho bà, sao bà không dậy ăn đi, sao bà không dậy ăn
đi… Hôm nay rất kì lạ bà ạ! Quá may mắn nhưng...

You might also like