Tài liệu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Khái niệm dấu vết hình sự

Cũng như các quá trình vật chất khác, các vụ phạm tội và các vụ việc có tính hình sự gây ra
những biến đổi đối với môi trường vật chất xung quanh, hình thành nên các phản ánh chứa
đựng thông tin về quá trình đã xảy ra. Các phản ánh này tồn tại dưới hai dạng là phản ánh vật
chất và phản ánh ý thức. Hai loại phản ánh này khác nhau về nhiều phương diện như quy luật
hình thành, cơ chế hình thành, hình thức tồn tại, phương pháp và phương tiện kỹ thuật dùng
để phát hiện, thu thập, bảo quản, đánh giá và sử dụng chúng trong hoạt động điều tra hình sự.
Trong khoa học điều tra hình sự, hai loại phản ánh này thuộc về hai phạm trù khác nhau:
phạm trù dấu vết hình sự và phạm trù lời khai.

Dấu vết hình sự tồn tại dưới các hình thức khác nhau về chất và lượng. Chúng có thể là chất
rắn, chất lỏng, chất khí, mùi vị, âm thanh, ánh sáng, từ trường, điện trường. Dấu vết hình sự
được hình thành do sự tác động qua lại giữa thủ phạm, công cụ, phương tiện phạm tội vói nạn
nhân, với những đối tượng xâm hại khác và với môi trường xung quanh trong quá trình thực
hiện tội phạm.

Dấu vết hình sự hình thành trong vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự. Vụ việc mang
tính hình sự là những vụ việc xâm hại đến khách thể do luật hình sự bảo vệ nhưng do chưa đủ
thông tin nên chưa xác định được các yếu tố cấu thành tội phạm. Mỗi vụ phạm tội hoặc vụ
việc có tính hình sự xảy ra tất yếu làm xuất hiện và tồn tại dấu vết hình sự khác nhau. Dấu vết
hình sự lại chứa đựng những thông tin nhất định phản ánh diễn biến, bản chất của vụ việc đã
xảy ra, nói cách khác dấu vết hình sự là hệ quả tất yếu của vụ phạm tội và vụ việc mang tính
hình sự. Do đó, nếu phát hiện, thu thập đủ dấu vết hình sự và khai thác triệt để thông tin từ
chúng sẽ xác định được bản chất và những tình tiết khác liên quan đến các vụ việc trên.

Tóm lại, dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính
hình sự.

2. Tính chất cơ bản của dấu vết hình sự


2.1 Tính khách quan
Dấu vết hình sự là dạng vật chất cụ thể hình thành do quá trình tác động cơ học, vật lý, hoá
học, sinh học trong các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự. Do vậy, dấu vết hình sự tồn
tại mang tính tất yếu khách quan và phản ánh trung thực đặc điểm của đối tượng sinh ra nó.
2 Tính không gian và thời gian
Cũng như mọi hiện tượng vật chất khác, dấu vết hình sự được hình thành trong một không
gian, thời gian nhất định. Thời điểm hình thành dấu vết hình sự cũng chính là thời gian diễn
ra vụ phạm tội hay vụ việc có tính hình sự. Do đó, dấu vết hình sự cho biết thông tin về địa
điểm, thòi gian vụ tội phạm hay vụ việc có tính hình sự.

2.3 Tính phản ánh


Phản ánh là thuộc tính cơ bản của vật chất, trong khi đó dấu vết hình sự là một dạng vật chất
cụ thể nên dấu vết hình sự cũng mang đặc tính phản ánh, mà nội dung phản ánh lại đa dạng,
phong phú về tội phạm hay vụ việc có tính hình sự. Nhờ đặc tính này của dấu vết hình sự, cơ
quan điều tra có thể khai thác được các thông tin từ nó phục vụ cho hoạt động điều tra

3. Cách phân loại dấu vết hình sự


3.1 Căn cứ vào các lĩnh vực kỹ thuật hình sự
- Dấu vết đường vân (dấu vết vân tay, vân chân);

Dấu vết cơ học (dấu vết chân, giày, dép, dấu vết công cụ, dấu vết cắn...);

- Dấu vết súng đạn (dấu vết trên súng, trên đầu đạn, vỏ đạn, trên vật cản);

- Dấu vết sinh vật (dấu vết máu, chất bài tiết, dấu vết lông, tóc...);

- Dấu vết hơi;

- Dấu vết hoá hình sự (dấu vết đất, bụi, dấu vết sơn, thủy tinh, độc chất...);

- Chữ viết tay, chữ ký;

- Tài liệu in, hình dấu, chữ đánh máy.

3.2 Căn cứ vào cấu trúc bề mặt của dấu vết và cơ chế hình thành dấu vết
- Dấu vết in
Dấu vết in được hình thành chủ yếu do sự di chuyển vật chất khi có sự tác động qua lại giữa
vật gây vết và vật mang vết.

Dấu vết in được chia làm hai loại:


+ Dấu vết in lồi: Là dấu vết in được hình thành khi vật gây vết để lại một lớp mỏng vật chất
trên bề mặt của vật mang vểt nơi chúng tiếp xúc.
Ví dụ: Dấu vết vân tay dính máu, phẩm mầu, mồ hôi...
+ Dấu vết in lõm: Là dấu vết in được hình thành khi vật gây vết lấy đi một lớp mỏng vật chất
trên bề mặt của vật mang vết nơi chúng tiếp xúc.

Ví dụ: Dấu vết vân tay để lại trên mặt bàn có phủ một lóp bụi mỏng...
- Dấu vết lõm.
Dấu vết lõm được hình thành do sự tác động của vật gây vết làm biển dạng và để lại vết lõm
trên bề mặt của vật mang vết. Ví dụ: Dấu vết tay trên bơ mỡ, dất vết chân, giày, dép trên
bùn...
- Dấu vết cắt.
Dấu vết cắt là một dạng của dấu vết lõm và dấu vết trượt, được hình thành khi lưỡi cắt của
vật gây vết tác động ngang qua hoặc có xu hướng ngang qua vật mang vết. Dấu vết là các mặt
cắt và nó phản ánh đặc điểm riêng của lưỡi cắt dưới dạng các đường xước nhỏ chạy song
song.

Dấu vết trượt.


Dấu vết trượt là một dạng của dấu vết lõm hoặc in, được hình thành khi điểm tỳ hoặc tựa
không chắc và một trong hai hay cả hai đối tượng (vật gây vết và vật mang vết) cùng chuyển
động. Dấu vết trượt là những đường xước chạy song song. Ví dụ: vết xước trên đầu đạn do
đường khương tuyển để lại khi đầu đạn đi qua nòng súng, vết xước trên thân hai ô tô khi
chúng chuyển động ngược chiều và va quệt nhau...
- Dấu vết khớp.
Dấu vết khớp là dấu vết được hình thành khi vật gây vết tác động lên vật mang vết làm cho
nó bị phân chia thành nhiều phần với những đặc điểm cá biệt tương ứng trên đường phân chia
và có thể dựa vào những đặc điểm này khớp chúng lại với nhau tạo thành vật ban đầu. Ví
dụ: Các mảnh của đèn pha ô tô bị vỡ, các phần của công cụ phạm tội bị gãy...
3.3 Căn cứ vào trọng lượng và độ lớn của dấu vết
Dựa vào căn cứ này, dấu vết hình sự được chia ra làm hai loại: Vi vết và vĩ vết.

Vi vết là một phần nhỏ trong vĩ vết như sinh vật trong đất, tạp chất trong hoá chất... hoặc là
những phần rất nhỏ của vật thể lớn như tơ, sợi, tro, bồ hóng, cặn chất đốt, lông, mảnh kim
loại hay là vi vật thể như bụi, vi khuẩn...
3.4 Căn cứ vào tên của vật gây vết để gọi tên dấu vết
Đây là trường hợp căn cứ vào tên của vật gây vết để gọi tên dấu vết cho phù hợp.

Ví dụ: Dấu vết do tay gây ra gọi là dấu vết tay; dấu vết do súng, đạn gây ra gọi là dấu vết
súng đạn; dẩu vết do phương tiện giao thông gây ra gọi là dấu vết phương tiện giao thông ...

4. Ý nghĩa của dấu vết hình sự

Mỗi dấu vết hình sự là một phần sự thật về các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự.
Chúng chính là những "nhân chứng câm" của các vụ việc đó. Việc phát hiện đầy đủ các loại
dấu vết và khai thác triệt để mọi thông tin từ chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
điều tra, xử lý các vụ án hình sự. Qua việc nghiên cứu dấu vết hình sự, có thể làm rõ được
một số vấn đề cơ bản sau:
- Nội dung, tính chất của vụ việc, quá trình diễn biến của vụ việc đó

- Phương thức, thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội; thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc

- Truy nguyên đối tượng để lại dấu vết

- Nhận định về điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm trên cơ sở đó đề xuất các biện
pháp phòng ngừa;

- Những thông tin từ các loại dấu vết được phát hiện, thu lượm còn là cơ sở để dựng lại hiện
trường phục vụ cho việc điều tra vụ án sau này.

"Bảo vệ hiện trường" được hiểu như sau:


Hoạt động của cơ quan công an thông qua sử dụng những biện pháp nghiệp vụ hành chính
công khai nhằm ngăn chặn những tác động làm thay đổi tình trạng hiện trường, dấu vết vật
chứng hoặc ghi nhận những thông tin về thay đổi hiện trường có liên quan đến vụ, việc xảy
ra, tạo điều kiện cho việc khám nghiệm hiện trường được tiến hành thuận lợi, khách quan.

Việc bảo vệ hiện trường đòi hỏi công an cấp cơ sở (công an xã, phường, thị trấn) phải có mặt
ngay tại địa điểm xảy ra vụ, việc, chỉ đạo và cùng với các lực lượng có trách nhiệm khác tiến
hành bảo vệ kịp thời, không để cho người không có trách nhiệm vào phạm vi hiện trường, đề
phòng súc vật hoặc mưa, gió làm thay đổi, xáo trộn tình trạng ban đầu của hiện trường. Trong
bảo vệ hiện trường, cần thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn thiệt hại đang diễn ra như
cấp cứu người bị nạn, bị hại hoặc giải tỏa ách tắc giao thông, chữa cháy nhưng phải hạn chế
tới mức thấp nhất sự xáo trộn hiện trường. Hoạt động bảo vệ hiện trường chỉ kết thúc khi cán
bộ khám nghiệm hiện trường tiến hành xong công việc khám nghiệm.
Hiện trường là nơi xảy ra hành vi phạm tội hoặc nơi phát hiện tội phạm mà cơ
quan điều tra cần tiến hành khám nghiệm để phát hiện, thu lượm dấu vết của tội
phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.

Chú ý:

Hiện trường không đơn giản là nơi thực hiện tất cả các hành vi phạm tội.
Nói cách khác, nơi phát hiện dấu vết tội phạm có khi không phải là nơi tội
phạm đã được thực hiện. Một vụ án xảy ra có thể có một hoặc nhiều hiện
trường, thể hiện sự phức tạp trong điều tra, phá án. Cũng như cho thấy tính
nguy hiểm, thủ đoạn và manh động của tội phạm. Do đó trong quá trình
điều tra có thể phát hiện được nhiều hiện trường.

Các quy định gọi tên hiện trường như sau:

+ Hiên trường thấy trước gọi là hiện trường số 1;

+ Hiện trường thấy sau gọi là hiện trường số 2, số 3,… theo trình tự phát
hiện.

Hiện trường của vụ án có nhiều loại khác nhau, nó đa dạng về hình thức, phong
phú về chủng loại. Mục đích của sự phân loại hiện trường nhằm cgiúp cho quá
trình bảo vệ và khám nghiệm hiện trường được kịp thời, nhanh chóng, phục vụ
tốt cho quá trình điều tra làm rõ sự việc đã xảy ra. Có thể dựa vào các căn cứ
sau để phân loại hiện trường:
Thứ nhất: Căn cứ vào địa điểm xảy ra vụ việc
Hiện trường được chia thành các loại:
Hiện trường trong nhà: Đó là hiện trường được che chắn hay bao bọc xung
quanh, có mái che chắn bên trên hay được bao bọc xung quanh mà không kể
đến chất liệu của vật bao bọc là tường vôi, vải dù hay mái rạ,…
– Hiện trường ngoài trời: Đó là hiện trường không được che chắn, bao bọc bới
bất cứ loại vật liệu nào.
– Hiện trường trên các phương tiện giao thông.

Thứ hai: Căn cứ vào nội dung và tính chất của vụ việc xảy ra
Hiện trường được chia thành:
– Hiện trường có người chết.
– Hiện trường có trộm.
– Hiện trường có súng đạn.
Hiện trường có cháy nổ- sự cố kỹ thuật.
– Hiện trường có tai nạn giao thông v…v..
Thứ ba: Căn cứ vào diễn biến của sự việc xảy ra
Một hiện trường có thể được quy tụ lại ở một địa điểm, nhưng cũng có thể có
nhiều địa điểm khác nhau, đó chính là những bộ phận của hiện trường. Số lượng
những bộ phận của hiện trường nhiều hay ít phần lớn phục thuộc vào diễn biến
hành vi của kẻ phạm tội, do đó được chia thành:
– Hiện trường nơi chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
– Hiện trường nơi thực hiện hành vi phạm tội.
– Hiện trường nơi che giấu hành vi phạm tội (hay chính là hiện trường giả) là
nơi thủ phạm cố ý sắp đặt tạo lập dấu vết để đánh lạc hướng điều tra của cơ
quan điều tra nhằm che giấu hành vi phạm tội.
Thứ tư: Căn cứ vào tình trạng của hiện trường
Hiện trường thành hai loại:
– Hiện trường còn nguyên vẹn là hiện trường từ khi phát hiện triển khai công
tác bảo vệ đến khi khám nghiệm các dấu vết vật chứng chưa bị thay đổi, xáo
trộn (hiểu theo nghĩa tương đối), do đó chưa ảnh hưởng tới dấu vết về độ chính
xác và đầy đủ.
– Hiện trường bị xáo trộn là hiện trường tư khi phát hiện triển khai công tác bảo
vệ đến khi khám nghiệm, các dấu vết, vật chứng đã bị biến đổi, mất mát.
Nguyên nhân của sự xáo trộn là do sự tác động của tự nhiên, sinh vật, con
người,… dẫn đến những thông tin thu thập được tại hiện trường bị sai lệch.
Thục tế cho thấy hiện trường các vụ trộn thường hay bị xáo trộn do chủ nhà
thường kiểm tra lại tài sản của mình sau khi bị mất trộm. Điều này đã làm mất
đi những dấu vết quan trọng mà thủ phạm đã để lại tại hiện trường.

4. Ý nghĩa của hiện trường trong công tác điều tra:


Hoạt động điều tra của cơ quan công an có hiệu quả hay không phụ thuộc
đáng kể bởi kết quả khám nghiệm hiện trường. Đặc biệt là đối với các vụ
án phức tạp, không có chứng cứ, nhân chứng hay suy đoán ban đầu về bị
can. Thậm chí trong nhiều trường hợp nó mang tính chất quyết định đối
với hiệu quả của hoạt động điều tra. Hiện trường có thể phản ánh bản chất
mà tội phạm khó chối cãi, từ đó tố cáo tội phạm.

– Xác định dấu vết, tìm kiếm chứng cứ:

Hiện trường là nơi xuất hiện và tồn tại của vật chứng, dấu vết phản ánh
tổng thể về vụ việc. Tại đây các dấu vết phản ánh chân thực nhất hành vi
của tội phạm, hay một số diễn biến của vụ án. Vì vậy hiện trường có ý
nghĩa quan trọng trong việc thu thập các thông tin, tài liệu chứng cứ phục
vụ cho việc điều tra, làm rõ vụ việc.
– Xác định thông tin, cách thức phạm tội:

Thông qua hiện trường, cơ quan điều tra có thể nhận định, đánh giá được
tính chất của vụ án xảy ra. Như về:

+ Các hoạt động, hành vi của thủ phạm.

+ Có thể xác định được công cụ, phương tiện mà thủ phạm sử dụng khi
phạm tội.

+ Suy đoán tương đối về thời gian hiện trường của thủ phạm.

+ Mối quan hệ giữa thủ phạm và hiện trường cũng như nhiều thông tin cần
thiết khác.

Phân loại thực nghiệm điều tra.

Theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra tiến hành các loại thực nghiệm điều tra sau:

1) Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng quan sát và thụ cảm tình tiết, hiện tượng
nào đó. Đây là loại thực nghiệm điều tra được tiến hành nhằm kiểm tra khả năng nghe, nhìn
của người khai đối với tình tiết, hiện tượng nào đó trong điều kiện, hoàn cảnh tương tư như
lời khai của họ để có cơ sở khách quan xác định đúng đắn lời khai này;

2) Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện hành vi, công việc nhất định. Đây
là loại thực nghiệm điều tra nhằm xác định người cụ thể nào đó có khả năng thực hiện được
hành vi, công việc trong những điều kiện nhất định hoặc trong khoảng thời gian đã xác định
hay không;

3) Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng diễn ra của sự việc, hiện tượng. Đây là loại
thực nghiệm điều tra được tiến hành bằng cách tổ chức thí nghiệm sự việc, hiện tượng nào đó
đã xảy ra chưa rõ nguyên nhân theo các giả thuyết điều tra đã đặt ra nhằm xác định nguyên
nhân và diễn biến của sự việc, hiện tượng ấy;

4) Thực nghiệm điều tra nhằm xác định diễn biến của những tình tiết cụ thể của sự việc xảy
ra. Đây là loại thực nghiệm điều tra được tiến hành để kiểm tra lời khai của bị can, người bị
hại, người làm chứng về quá trình diễn biến của sự việc đã xảy ra.
Đối với những tài liệu, tình tiết đã thu thập được trong giai đoạn điều tra nhưng chưa xác định
được tính khách quan và mức độ tin cậy của chúng, cơ quan điều tra có thể tổ chức thực
nghiệm điều tra để kiểm tra, xác minh những tài liệu, tình tiết đó. Khoản 1 Điều 204 Bộ luật
tố tụng hình sựquy định:
"Để kiếm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, cơ quan
điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình
huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực
nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ".
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (Điều 192. Điều 193, Điều 194, Điều 195).
2. Quy định về trình tự, thủ tục khi khám xét nhà ở của công dân.
♦ Căn cứ theo Điều 192 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì chỉ khi có các căn
cứ sau mới có thể tiến hành khám xét:
– Việc khi khám xét người, hay chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm hay phương tiện nào
đó chỉ được phép tiến hành khi có căn cứ để nhận định cho rằng ở trong người, hay
chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm hay phương tiện nào đó có công cụ hay phương tiện
phạm tội, các tài liệu, đồ vật, hoặc tài sản do hành vi phạm tội mà có hoặc các đồ
vật khác, các dữ liệu điện tử, những tài liệu khác có liên quan đến vụ án nào đó.
– Và việc khám xét chỗ ở, hay nơi làm việc, địa điểm nào đó cũng sẽ được các lực
lượng tiến hành khi phát hiện người đang bị truy nã, hoặc truy tìm và giải cứu nạn
nhân.
– Khi các lực lượng hoặc các cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để nhận định rằng
ở trong thư tín, điện tín, hoặc bưu kiện, hay bưu phẩm, các dữ liệu điện tử có chứa
công cụ, phương tiện phạm tội, các đồ vật hoặc các tài liệu có liên quan đến vụ án
thì có thể khám xét.
Căn cứ theo Điều 193, Điều 194, Điều 195 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
thì thẩm quyền để ra lệnh khám xét và các thủ tục để khám xét được quy định như
sau:
– Thẩm quyền để ra lệnh khám xét, và các chủ thể được quy định sau đây có quyền
ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp.
 Viện trưởng, Phó Viện trưởng của Viện Kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát
quân sự của các cấp.
 Chánh án, Phó Chánh án của Tòa án nhân dân và Tòa quân sự các cấp.
 Thẩm phán giữ chức vụ là Chánh tòa, Phó Chánh tòa của Tòa phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng xét xử.
 Thủ trưởng, Phó thủ trưởng của Cơ quan điều tra các cấp. Khi thực hiện
khám xét trong trường hợp này thì lệnh bắt phải được Viện Kiểm sát cùng
cấp phê duyệt trước khi đi thi hành lệnh khám xét.
 Ngoài ra trong các trường hợp không thể trì hoãn việc khám xét thì các chủ
thể có thẩm quyền được quy định có quyền ra lệnh khám xét nhưng trong
vòng 24 giờ sau khi khám xong thì người ra lệnh khám phải tiến hành thông
báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
– Thủ tục để khám xét chỗ ở của công dân:
 Căn cứ theo Khoản 1 Điều 193 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì việc
mà người có thẩm quyền khám xét sẽ được tiến hành theo quy định tại Điều
192, Điều 193 và Điều 194 của Bộ luật này. Khi bắt đầu tiến hành khám xét
chỗ ở của công dân thì phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự liên quan
đọc lệnh khám đó, lực lượng có thẩm quyền phải giải thích cho đương sự về
những quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám xét phải yêu cầu
đương sự có liên quan ấy đưa ra những đồ vật hoặc các tài liệu có liên quan
đến vụ án, nếu như đương sự có hành động từ chối thì tiến hành khám xét.
 Khi người có thẩm quyền khám xét thì phải có mặt người chủ nhà hoặc
người đã thành niên ở trong gia đình, phải có đại diện của chính quyền xã,
phường, thị trấn, và các người láng giềng chứng kiến việc này. Nếu trong
trường hợp mà người chủ nhà hoặc người đã thành niên ở trong gia đình này
cố tình vắng mặt hoặc bỏ trốn, đi vắng đâu đó lâu ngày mà việc khám xét
chỗ ở này không thể trì hoãn được nữa thì cần phải có đại diện chính quyền
địa phương và có mặt của hai người láng giềng.
 Không được phép khám xét chỗ ở của công dân vào ban đêm, trừ trường
hợp không thể trì hoãn được nữa nhưng phải ghi rõ lý do không thể trì hoãn
vào biên bản khám xét.
 Khi người đang có thẩm quyền tiến hành việc khám xét thì những người
hiện có mặt lúc đó không được phép tự ý rời khỏi nơi ấy, không được liên
hệ hoặc trao đổi với những người khác nữa cho đến khi việc khám xét chỗ ở
đã xong.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên được quy định tại Điều
52 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Điều 37 Bộ Luật Tố tụng hình sự
2015 như sau:
– Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt
động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán
bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
– Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

– Điều tra viên là một chức danh tố tụng. Bộ luật tố tụng hình sự quy định rất rõ ràng và cụ
thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên.

– Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Điều tra viên có những nhiệm vụ và quyền hạn
do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, đó là: Lập hồ sơ vụ án hình sự; triệu tập và hỏi cung bị
can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; quyết định áp giải bị can, quyết
định dẫn giải người làm chứng; thi hành lệnh bắt, tạm giữ, kê biên tài sản; tiến hành khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra; tiến hành
các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của
Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
– Trong quá trình điều tra vụ án Điều tra viên có quyền đề nghị với Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra quyết định thuộc thẩm quyền của họ. Trong trường hợp Điều tra viên
không nhất trí với quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì có quyền
đề nghị lên Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên, nhưng vẫn phải chấp hành. Trong trường
hợp ở xa, Điều tra viên được gửi kiến nghị bằng phương tiện vô tuyến điện, Thủ trưởng Cơ
quan điều tra cấp trên phải trả lời trong thời hạn quy định, quy định này, một mặt nhằm phát
huy tính độc lập, vai trò chủ động, tính sáng tạo của Điều tra viên và mặt khác cũng nhằm
bảo đảm để Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện đúng các nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.
– Những quyết định, yêu cầu của Điều tra viên phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội và mọi công dân chấp hành. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước
Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.

You might also like