Chương 5

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN CÔNG CỘNG

I. Khái niệm và đặc điểm của lựa chọn công cộng (LCCC)
1. Khái niệm về LCCC
LCCC là 1 quá trình mà trong đó ý kiến của các cá nhân được kết hợp lại trong 1 quyết định của tập thể.
2. Đặc điểm của LCCC
- Mang tính tập thể, không thể phân chia.
- Mang tính cưỡng chế: tất cả các cá nhân đều phải chấp hành quyết định của tập thể.
3. Kết cục của LCCC
Một kết cục lựa của lựa chọn công cộng có thể là:
+ Tốt hơn: tất cả đều có lợi.
+ Xấu đi: tất cả đều bị thiệt.
+ Có người được lợi, có người bị thiệt.
+ Dậm chân tại chỗ: không có ai thay đổi lợi ích.
Các hành vi can thiệp của Chính phủ đều dựa trên cơ chế Lựa chọn công cộng nên cũng dẫn đến các
kết cục tương tự.
Tình trạng xấu đi xảy ra khi người biểu quyết không lựa chọn theo ý muốn của họ hoặc những cử tri
bầu ra họ. Tình trạng này người ta gọi là Hạn chế trong quá trình ra quyết định công cộng.

II. Các nguyên tắc lựa chọn công cộng


1. Nguyên tắc nhất trí tuyệt đối
a, Khái niệm
Một vấn đề được thông qua khi và chỉ khi tất cả các thành viên trong tập thể đồng ý.
b, Kết cục: tính khả thi rất thấp.
+ Nếu tất cả đồng thuận sẽ tạo ra hoàn thiện Pareto (xác suất thấp).
+ Nếu có ít nhất 1 thành viên không đồng ý sẽ dẫn đến dậm chân tại chỗ (xác suất cao).

1
CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN CÔNG CỘNG
c, Mô hình LINDALH
Đây là 1 mô hình mô phỏng kết cục của LCCC theo nguyên tắc Nhất trí tuyện đối thông qua hiện tượng
“Kẻ ăn không” đối với HHCC thuần túy.
Việc cung cấp HHCC thuần túy sẽ thông qua cơ chế thuế, tức là những người sử dụng nó (ở đây cũng
chính là các cử tri tham gia biểu quyết) sẽ đóng thuế cho Nhà nước và sau đó Nhà nước sẽ dùng số tiền
thuế đó để tài trợ cho việc sản xuất HHCC nói trên. HHCC này chỉ được cung cấp khi các cử tri thống
nhất với nhau về 1 lượng HHCC.
Tuy nhiên cử tri nào cũng muốn mình đóng thuế ít đi mà vẫn được tiêu dùng HHCC và đẩy gánh nặng
thuế lên những người khác nên khả năng đồng thuận trong việc đặt ra phân chia hợp lý về việc đóng
thuế cũng như về lượng HHCC sẽ sản xuất là rất khó.
2. Nguyên tắc LCCC theo đa số
Gồm 2 hình thức biểu quyết theo đa số giản đơn (đa số tương đối) và biểu quyết theo đa số tuyệt đối.
a, Khái niệm
+ Biểu quyết theo đa số giản đơn: Một vấn đề chỉ được thông qua nếu có > 50% số cử tri tán thành.
+ Biểu quyết theo đa số tuyệt đối: Một vấn đề chỉ được thông qua nếu tỷ lệ cử tri áp đảo (tỷ lệ này pahỉ
vượt trội hơn mức 50%: tức > 2/3 hoặc > 3/4,…) tán thành. Về bản chất, đây là nguyên tắc trung gian
giữa 2 nguyên tắc nhất trí tuyệt đối và biểu quyết theo đa số giản đơn.
b, Kết cục
+ Nếu nhóm đa số và thiểu số đồng thuận thì phương án mà họ lựa chọn đạt được tỷ lệ 100% và sẽ tạo
ra hoàn thiện Pareto (E  A)
+ Nếu 2 nhóm không đồng thuận thì phương án mà nhóm đa số lựa chọn sẽ được chiến thắng  xảy ra
sự áp chế của nhóm đa số với nhóm thiểu số (E  M)

2
CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN CÔNG CỘNG
III. Phân tích chuyên sâu về biểu quyết theo đa số
1. Đấu cặp
a, Khái niệm
Đối với các tình huống LCCC theo đa số xuất hiện từ 3 phương án lựa chọn trở lên thì việc chỉ được
chọn 1 phương án mà mỗi cử tri ưu thích nhất có thể dẫn đến việc không có phương án nào được thông
qua do tỷ lệ tán thành cho mỗi phương án là quá thấp, không vượt qua được 50%. Do đó người ta sử
dụng phương pháp đấu cặp trong việc biểu quyết. Đấu cặp được là chọn ra 2 phương án bất kỳ để đưa
ra biểu quyết, sau đó phương án thắng sẽ lại đấu tiếp với các phương án còn lại đến hết thì thôi.
Trong việc đấu cặp, các cử tri sẽ sắp xếp mức ưu tiên của mình về các phương án theo thứ tự từ cao
xuống thấp theo lợi ích ròng mà họ nhận được từ các phơng án. Trong quá trình đấu cặp, nếu cặp đấu
không xuất hiện ưu tiên 1 của họ thì họ sẽ chọn ưu tiên 2 thay thế để biểu quyết.
b, Kết cục của quá trình đấu cặp
Kết cục Cân bằng biểu quyết Quay vòng biểu quyết
Khái niệm Thứ tự đầu cặp không ảnh hưởng đến kết Thay đổi thứ tự đấu cặp sẽ cho ra các kết
quả thu được. quả khác nhau.
Ví dụ
Cử tri 1 2 3 Cử tri 1 2 3
Ưu tiên 1 A C B Ưu tiên 1 A C B
Ưu tiên 2 B B C Ưu tiên 2 B A C
Ưu tiên 3 C A A Ưu tiên 3 C B A

(A vs B) vs C  B vs C  B thắng (A vs B) vs C  A vs C  C thắng

(B vs C) vs A  B vs A  B thắng (B vs C) vs A  B vs A  A thắng

(A vs C) vs B  C vs B  B thắng (A vs C) vs B  C vs B  B thắng

Cả 3 trường hợp, B đều là phương án Mỗi trường hợp lại cho ra 1 phương án
được chọn được chọn khác nhau.
Nguyên nhân Tồn tại ít nhất 1 cử tri có lựa chọn đa đỉnh

Do đó khi xảy ra quay vòng biểu quyết thì người ta có thể thao túng kết quả biểu quyết nếu:
+ Thực sự muốn thao túng kết quả để có lợi cho mình
+ Nắm được quy luật giữa thứ tự biểu quyết và kết quả biểu quyết
+ Không cho phép việc đấu cặp lại theo thứ tự khác.

3
CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN CÔNG CỘNG
2. Đỉnh, lựa chọn đơn đỉnh và lựa chọn đa đỉnh
Để làm rõ tại sao có hiện tượng quay vòng biểu quyết và cân bằng biểu quyết đã nói trên, ta đi vào các
khái niệm sau:
a, Các khái niệm
- Đỉnh: là điểm cao hơn 2 điểm xung quanh nó trên bản đồ lợi ích.
- Lựa chọn đơn đỉnh: là khi rời khỏi điểm ưu tiên nhất (lợi ích cao nhất) thì dù đi theo hướng nào cũng
chỉ thấy lợi ích giảm xuống mà không tăng.
- Lựa chọn đa đỉnh: là khi rời khỏi điểm ưu tiên nhất (lợi ích cao nhất) thì dù đi theo 1 hướng nào đó
sẽ thấy lợi ích ban đầu giảm xuống rồi lại tăng lên.

b, Lựa chọn đơn đỉnh


- Nguyên nhân của lựa chọn đơn đỉnh là cử tri đó có lợi ích cận biên giảm dần

- Hệ quả: Nếu tất các các cử tri đều có lựa chọn đon đỉnh thì kết quả đấu cặp sẽ luôn luôn là cân bằng
biểu quyết.

4
CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN CÔNG CỘNG
c, Lựa chọn đa đỉnh
- Nguyên nhân của lựa chọn đa đỉnh là cử tri đó không tuân theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần
- Hệ quả: Việc tồn tại ít nhất 1 cử tri nào đó có lưạ chợn đa đỉnh thì có thể xảy ra cân bằng biểu quyết
và cũng có thể xảy ra cân bằng biểu quyết.
Tức là quay vòng biểu quyết thì do chắc chắn tồn tại ít nhất 1 cử tri có lựa chọn đa đỉnh, tuy nhiên
không có chiều ngược lại.
3. Định lý cử tri trung gian
- Cử tri trung gian: là cử tri nằm chính giữa sự lựa chọn của tất cả các cử tri. Một nửa số cử tri có lựa
chọn cao hơn, một nửa số cử tri có lựa chọn thấp hơn.
- Định lý cử tri trung gian: Nếu tất cả các cử tri đều có lựa chọn đơn đỉnh + các phương án biểu quyết
được sắp xếp theo thứ tự nhất định (tăng dần hoặc giảm dần)
 kết quả của LCCC theo đa số (giản đơn) sẽ phản ánh đúng lựa chọn của cử tri trung gian.
4. Liên minh
a, Khái niệm
Là hình thức trao đổi phiếu bầu giữa các cử tri để hình thành nhóm đa số đảm bảo chiến thắng khi biểu
quyết theo đa số. (tôi bầu cho phương án anh thì anh phải bầu phương án cho tôi, chúng ta cùng có lợi)
b, Cơ sở hình thành liên minh:
Liên minh được hình thành trên các cơ sở sau:
- Tất cả các thành viên trong liên minh cùng có lợi.
- Tạo ra 1 nhóm đa số chắc chắn giành chiến thắng trong việc biểu quyết.
c, Kết quả:
- Các thành viên trong liên minh có thể không lựa chọn trên cơ sở lợi ích của mình mà dựa trên lợi ích
của phe nhóm liên minh.
- Liên minh có thể làm tăng hoặc giảm PLXH tùy thuộc vào tương quan về lợi ích ròng giữa 2 nhóm:
liên minh và ngoài liên minh:
+ Khi biểu quyết lợi ích của nhóm liên minh tăng lên nhiều hơn mức lợi ích của nhóm ngoài liên minh
bị giảm xuống thì PLXH tăng.
+ Khi biểu quyết lợi ích của nhóm liên minh tăng lên ít hơn mức lợi ích của nhóm ngoài liên minh bị
giảm xuống thì PLXH giảm.

You might also like