Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

CHƯƠNG 6: CÁC CÔNG CỤ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC VÀO

NỀN KINH TẾ
I. Nhóm công cụ pháp lý
1. Quy định khung
Tạo ra 1 sân chơi kinh tế chung cho 1 quốc gia mà ở đó tất cả các hoạt động kinh tế đều được đặt
trong vòng pháp luật. Nhà nước sử dụng Hiến pháp, luật, văn bản dưới luật để quản lý kinh tế. Mọi
hành vi vi phạm sẽ có chế tài xử phạt tương ứng.

2. Kiểm soát trực tiếp


a, Kiểm soát về giá (đặt giá trần và giá sàn):
- Giá trần:
+ Khái niệm: Là mức giá tối đa được phép giao dịch
+ Mục đích: Bảo vệ người tiêu dùng
+ Tác động: làm thiếu hụt hàng hóa và giảm giá hàng hóa, tuy nhiên chưa chắc đã bảo vệ được người
tiêu dùng(cái này còn phải xem CS tăng hay giảm). Thích hợp để điều tiết độc quyền bán.

- Giá sàn:
+ Khái niệm: Là mức giá tối thiểu được phép giao dịch
+ Mục đích: Bảo vệ người sản xuất. Tác động: làm dư thừa hàng hóa và tăng giá hàng hóa, tuy nhiên
chưa chắc đã bảo vệ được người sản xuất(cái này còn phải xem PS tăng hay giảm). Thích hợp để điều
tiết độc quyền mua.

Tác động chung: Dù là giá trần hay giá sàn thì đều làm giảm sản lượng giao dịch hàng hóa, do đó
gây ra TTPLXH do tiêu dùng/sản xuất quá ít.

1
CHƯƠNG 6: CÁC CÔNG CỤ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC VÀO
NỀN KINH TẾ
b, Kiểm soát về lượng
- Khái niệm: Là hình thức hạn chế sản xuất 1 số loại hàng hóa bằng cách cấp hạn ngạch. Các doanh
nghiệp không được phép sản xuất ra mức sản lượng cao hơn số lượng mà Chính phủ quy định.
- Mục đích: hạn chế việc sản xuất các hàng hóa độc hại, ô nhiễm hoặc phi khuyến dụng.
- Tác động: sản lượng hàng hóa trên thị trường giảm, giá hàng hóa tăng, gây ra tổn thất PLXH do
sản xuất quá ít.

Khi Chính phủ đặt hạn ngạch sản suất thì Sq sẽ đóng vai trò thực tế nên sản lượng được giao dịch ở
mức Qq và giá tăng đến Pq và gây tổn thất PLXH là SABC

c, Quy định về cung cấp thông tin:


- Khái niệm: Chính phủ đặt ra các quy định về cung cấp thông tin.
- Mục đích: Khắc phục hiện tượng thông tin không đối xứng.
- Phân loại: Cung cấp thông tin trực tiếp và gián tiếp:
+ Cung cấp thông tin trực tiếp: người sản xuất phải cung cấp thông về đầy đủ, chi tiết về sản
phẩm. Thường các thông tin đó thể hiện trên quảng cáo, bao bì, nhãn mác, hướng dẫn sử dụng, tem
kiểm dịch, tem chống giả, bản quyền, thương hiệu,…
+ Cung cấp gián tiếp: cung cấp thông tin về người sản xuất và cung cấp dịch vụ thông qua giấy
phép hành nghề và chứng chỉ nghề nghiệp:
Giấy phép hành nghề là giấy tờ thể hiện việc cá nhân sử dụng nó được phép hoạt động trong lĩnh
vực nào đó  có tính pháp lý.
Chứng chỉ nghề nghiệp thể hiện trình độ chuyên môn về 1 lĩnh vực của cá nhân sở hữu nó  không
có tính pháp lý.

2
CHƯƠNG 6: CÁC CÔNG CỤ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC VÀO
NỀN KINH TẾ
II. Nhóm công cụ tạo cơ chế và thúc đẩy thị trường:
1. Tự do hóa: là các biện pháp làm giảm bớt sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế.

a, Nới lỏng điều tiết


Giảm bớt các quy định không cần thiết trong các lĩnh vực. Điều này không đồng nghĩa với việc bãi
bỏ đồng loạt các quy định trong 1 ngành.
Ví dụ: Bãi bỏ các giấy phép con trong 1 số ngành nghề.

b, Hợp thức hóa


Công nhận một số hoạt động, lĩnh vực, thị trường trước đây không hợp pháp được tồn tại hợp pháp.
Ví dụ: Chính phủ cho phép 1 số CASINO được đi vào hoạt động ở Quảng Ninh.

c, Đa dạng hóa các loại hình cung cấp hàng hóa, dịch vụ
Cho phép xuất hiện thêm nhiều đối tượng và hình thức cung ứng các hàng hóa dịch vụ như: chuyển
từ miễn phí sang thu phí, bán, cho thuê tài sản Nhà nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước,
xã hội hóa các hoạt động kinh tế.

2, Hỗ trợ sự hình thành của thị trường


Gồm 2 hình thức cơ bản là:

- Tạo ra những hàng hóa mới có thể trao đổi trên thị trường
Ví dụ: thị trường chứng khoán, thị trường giấy phép xả thải,…

- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản hiện có:
Ví dụ: xác lập quyền sở hữu, sử dụng đất đai giúp chúng đi vào thị trường bất động sản.

3, Mô phỏng thị trường


Tạo ra sự cạnh tranh giống như cơ chế thị trường đối với những hàng hóa dịch vụ không có thị trường.
Gồm 2 hình thức cơ bản là đấu giá và đấu thầu:

- Đấu giá: - Đấu thầu:


+ Quan hệ giữa 1 người mua và nhiều người + Quan hệ giữa 1 người mua và nhiều người
bán bán
+Người mua được chọn là người mua trả giá + Người bán được lựa chọn là người đáp ứng
cao nhất. tốt nhất yêu cầu mà người mua đặt ra.
+ Đối tượng: hàng hóa. + Đối tượng: dịch vụ.

3
CHƯƠNG 6: CÁC CÔNG CỤ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC VÀO
NỀN KINH TẾ
III. Nhóm công cụ đòn bẩy (thuế và trợ cấp đơn vị)
1. Thuế
+ Làm cho người bán hoặc người mua đều giảm hành vi của mình đi (cung hoặc cầu dịch trái).
+ Đánh vào 1 bên nhưng làm cho cả 2 bên cùng chịu thuế. Tuy 1 người nộp thuế nhưng bản chất là
nộp cho cả 2 người bán và mua.
+ Gây méo mó thị trường và tổn thất PLXH do sản xuất/tiêu dùng quá ít.
+ Bên nào co giãn nhiều hơn (thoải hơn) thì chịu thuế ít hơn.

2. Trợ cấp
+ Làm cho người bán hoặc người mua đều tăng hành vi của mình đi (cung hoặc cầu dịch phải).
+ Trợ cấp vào 1 bên nhưng làm cho cả 2 bên đều được hưởng.
+ Gây méo mó thị trường và tổn thất PLXH do sản xuất/tiêu dùng quá mức.
+ Bên nào co giãn nhiều hơn (thoải hơn) thì được trợ cấp ít hơn

Lưu ý: Ngoài ra còn 1 số hình thức trợ cấp khác như: trợ cấp bằng tiền, bằng hiện vật, tem phiếu hoặc trợ
thuế (giảm mức thuế).
4
CHƯƠNG 6: CÁC CÔNG CỤ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC VÀO
NỀN KINH TẾ
IV. Nhóm công cụ sử dụng Khu vực công (KVC) để cung cấp hàng hóa, dịch vụ

1. KVC cung cấp trực tiếp

Là hình thức sử dụng các bộ phận của KVC để cung ứng hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng.

- Sử dụng bộ máy hành chính – sự nghiệp: Ví dụ: Trường học, bệnh viện,…

- Sử dụng các Doanh nghiệp Nhà nước: Ví dụ: Điện, xăng dầu, đường sắt,…

2. Cung ứng gián tiếp thông qua thuê ngoài

Thuê mướn hoặc tạo cơ chế để KVTN để hỗ trợ Nhà nước cung cấp hàng hóa dịch vụ cho người tiêu
dùng trong bối cảnh Nhà nước bị hạn chế về nguồn lực.

- Thuê ngoài trực tiếp: thuê các doanh nghiệp tư nhân hoạt động vì lợi nhuận dưới các hình thức hợp
tác công – tư (PPP) như BT, BOT, BTO, …

- Thuê ngoài gián tiếp: thuê các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ.

V. Nhóm công cụ bảo hiểm và giảm nhẹ tổn thương


1. Bảo hiểm
- Khái niệm: Hình thức san sẽ rủi ro giữa số ít những người hay gặp rủi ro đến số đông những người
không gặp rủi ro.
- Hạn chế của bảo hiểm:
+ Lựa chọn ngược: là việc những người có nguy cơ gặp rủi ro mới nhiệt tình mua bảo hiểm.
+ Lợi dụng bảo lãnh cố ý làm liều (rủi ro đạo đức): thay đổi hành vi khi đã mua bảo hiểm nhằm tăng
nguy cơ tổn thương nhằm trục lợi từ bồi thường.
+ Hội chứng bên thứ 3 trả tiền: lạm dụng việc được bảo hiểm để phát sinh những chi phí tốn kém
khiến bảo hiểm phải thanh toán và qua đó khiến những người khác đóng bảo hiểm phải chịu gánh
nặng cho mình.

2. Các công cụ giảm nhẹ tổn thương


- Trợ cấp khó khăn: giúp những cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt, yếu thế trong xã hội.
VD: trợ cấp hộ nghèo, cận nghèo, trợ cấp trẻ mồ côi, người già neo đơn, người tàn tật, tai nạn, tử tuất.
- Đền bù: giảm bớt sự mâu thuẫn và chống đối của các đối tượng chịu thiệt hại từ các chính sách kinh tế.
VD: Đền bù giải phóng mắt bằng.
- Dự trữ quốc gia: dự trữ các mặt hàng thiết yếu, quan trọng, hạn chế những tác động của những biến
động bất thường đối với nền kinh tế và giảm bớt sự phụ thuộc của quốc gia từ nguồn cung bên ngoài.
VD: dự trữ xăng dầu, lương thực, thuốc men, vàng, USD,…
5

You might also like