Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

1.

Tự luận:
1. Nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du miền núi Bắc
Bộ.
- Có địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng thuận lợi
cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công
nghiệp và đô thị.
- Có nhiều cao nguyên với đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.
- Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thuận lợi cho trồng cây
công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
- Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
- Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá
xây dựng.
- Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch.
- Tài nguyên di lịch tự nhiên rất phong phú: Sa Pa, hồ Ba Bể,...

2. Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở
Vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
- Nghề rừng phát triển nên độ che phủ rừng tăng lên và có tác dụng:
+ Hạn chế xói mòn đất.
+ Cải thiện điều kiện sinh thuỷ cho các dòng sông.
+ Điều tiết nguồn nước các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi. 
+ Cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ,... ổn định
hơn.
- Nghề rừng góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp. Do đó,
thu nhập của người dân tăng lên, đời sống cho đồng bào các dân tộc từng bước
được cải thiện.
3. Điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi khó khăn gì
cho phát triển kinh tế - xã hội?
- Thuận lợi:
 Đất phù sa màu mỡ.
 Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong
sản xuất nông nghiệp.
 Có một mùa đông lạnh rất phù hợp cho một số cây trồng ưa lạnh, cho phép
phát triển vụ đông với nhiều loại rau.
 Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Nam, Ninh
Bình; sét cao lanh (Hải Dương); than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái
Bình).
 Nguồn tài nguyên biển: sinh vật biển phong phú, có địa điểm xây dựng cảng
nước sâu thuận lợi (Cái Lân), có các địa điểm du lịch nổi tiếng như biển Hải
Phòng, Thái Bình...
- Khó khăn:
 Diện tích đất bình quân đầu người thấp, đất bị bạc màu.
 Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp.
 Thiên tai thường xảy ra: bão, úng lụt, rét đậm, sâu bệnh,...

4. Sản xuất lương thực ở vùng Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như
thế nào?
- Tầm quan trọng của sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:
+ Cung cấp lương thực cho vùng và các vùng khác trong cả nước.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
+ Cung cấp nguyên liệu co ngành công nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm.
+ Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu: Lúa gạo.
2. Trắc nghiệm
Câu 1. Thế mạnh kinh tế nổi bật nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. trồng cây công nghiệp hàng năm. B. khai thác, chế biến khoáng sản.
C. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. D. chăn nuôi gia súc lớn, gia cầm.
Câu 2: Việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không có ý nghĩa
nào sau đây?
A. Cung cấp năng lượng cho vùng và cả nước.
B. Tạo ra các cảnh quan đẹp phục vụ du lịch.
C. Góp phần điều tiết dòng chày trên các sông.
D. Phát triển giao thông vận tải đường sông.

Câu 3: Vùng đồi gò phía Tây của Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để phát
triển các loại cây trồng nào sau đây?
A. Cây lương thực, cây công nghiệp B. Cây ăn quả, cây công nghiệp lâu
lâu năm. năm.
C. Cây ăn quả, cây công nghiệp hàng D. Cây công nghiệp hàng năm và lâu
năm. năm.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết mỏ đồng ở Sinh Quyền
thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Lào Cai. B. Lai Châu. C. Yên Bái. D. Điện Biên.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, quy mô của trung tâm kinh tế
Hà Nội là
A. dưới 10 nghìn tỉ đồng. B. từ trên 10 đến 15 nghìn tỉ đồng.
C. trên 100 nghìn tỉ đồng. D. từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng.
Câu 6: Vùng Bắc Trung Bộ có đặc điểm lãnh thổ là
A. hẹp ngang. B.rộng lớn nhất.
C. kéo dài theo chiều Tây – Đông. D. dạng hình chữ S.
Câu 7: Tài nguyên tự nhiên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. khoáng sản. B. nguồn lợi sinh vật biển.
C. đất phù sa. D. hang động đá vôi.

Câu 7: Đồng bằng sông Hồng là sản phẩm bồi tụ phù sa của hệ thống sông nào sau
đây?
A. Hệ thống sông Thái Bình và sông Lục Nam.
B. Hệ thống sông Hồng và sông Thương.
C. Hệ thống sông Hồng và sông Cầu.
D. Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
Câu 8: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2017
Năm 2010 2017
Diện tích (nghìn ha) 7 489,4 7 720,0
Sản lượng (nghìn tấn) 40 005,6 42 840,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, Nhà xuất bản Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, năng suất lúa của nước ta năm 2010 và năm 2017 lần lượt là:
A. 1,87 tạ/ha và 1,80 tạ/ha.
B. 5,34 tạ/ha và 5,55 tạ/ha.
C. 53,4 tạ/ha và 55,5 tạ/ha.
D.18,7 tạ/ha và 18,0 tạ/ha.

Câu 9: Cho bảng số liệu:


Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

(Đơn vị: tạ/ha)


(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về năng suất lúa của Đồng
bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1995 - 2016?
A. Đồng bằng sông Hồng tăng nhưng không ổn định.
B. Đồng bằng sông Cửu Long giảm nhưng không ổn định.
C. Đồng bằng sông Cửu Long luôn thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.
Đồng bằng sông Hồng tăng nhiều hơn Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 10. Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. sắt, đá vôi, cao lanh.

B. than nâu, mangan, thiếc.

C. đồng, Apatít, vàng.

D. cát thủy tinh, ti tan, vàng.

Câu 11: Cho bảng số liệu:


Sản lượng than sạch, dầu thô khai thác và điện của nước ta, giai đoạn 2010 -
2015
Năm 2010 2013 2014 2015
Than sạch  (nghìn tấn) 44 835 41 064 41 086 41 664
Dầu thô khai thác  (nghìn tấn) 15 014 16 705 17 392 18 746
Điện  (triệu kwh) 91 722 124  454 141 250 157 949
Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển
của ngành công nghiệp năng lượng nước ta?
A. Sản lượng điện tăng liên tục. B. Sản lượng than có xu hướng giảm.
C. Sản lượng dầu thô khai thác tăng. D. Sản lượng điện tăng chậm hơn dầu thô.

Câu 12: Ranh giới tự nhiên giữa vùng Bắc Trung Bộ với Duyên hải Nam Trung
Bộ là dãy núi nào sau đây?
A. Tam Điệp. B. Bạch Mã. C. Hoành Sơn. D. Trường Sơn.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm của vùng Đồng bằng sông
Hồng?
A. Diện tích trồng lúa lớn nhất. B. Mật độ dân số cao nhất.
C. Diện tích nhỏ nhất cả nước. D. Năng suất lúa cao nhất.

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công
nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có cơ cấu ngành đa dạng nhất?
A. Hạ Long. B. Hải Phòng. C. Hải Dương. D. Hà Nội.

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các điểm du lịch biển ở Bắc
Trung Bộ theo chiều từ Bắc vào Nam là:
A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá B. Cửa Lò, Thiên Cầm, Sầm Sơn, Đá
Nhảy. Nhảy.
C. Thiên Cầm, Cửa Lò, Đá Nhảy, Sầm D. Đá Nhảy, Thiên Cầm, Cửa Lò, Sầm
Sơn. Sơn.

Câu 16. Cho bảng số liệu: Diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm ở
nước ta
(Đơn vị:nghìn ha)
Năm 2010 2015 2016 2017
Cây công nghiệp hàng
năm 797 , 6 676 , 8 633 , 2 611 , 5
2154 , 
Cây công nghiệp lâu năm 2010 , 5 5 2345 , 7 2383 ,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích cây công
nghiệp lâu năm và hàng năm ở nước ta, giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào
sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. B. Miền. C. Đường. D. Kết hợp.
Câu 17: Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng
điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Chế biến lương thực, thực phẩm. B. Công nghiệp năng lượng.
C. Sản xuất vật liệu xây dựng. D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có diện tích trồng lúa lớn
nhất vùng Bắc Trung Bộ là
A. Quảng Bình. B. Hà Tĩnh. C. Thanh Hóa. D. Nghệ An.

Câu 19: Đồng bằng sông Hồng không có đặc điểm kinh tế - xã hội nào sau đây?
A. Mật độ dân số cao nhất cả nước.
B. Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.
C. Hệ thống đê điều dài nhất cả nước.
D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh nhất cả nước.
Câu 20: Cho biểu đồ: Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của
nước ta, giai đoạn 2010 - 2017

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của
nước ta qua các giai đoạn.
B. Quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của
nước ta qua các giai đoạn.
C. Sự thay đổi quy mô tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của
nước ta qua các giai đoạn.
D. Sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của
nước ta qua các giai đoạn.

Câu 21. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam, hãy cho biết các dân tộc ít người nào sau
đây cư trú chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Gia – rai, Ê-đê, Chăm, Ra-glai, Chu-ru.
B. Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông.
C. Khơ-me, Chăm, Hoa, Cơ-ho, Rơ-măm.
D. Ba-na, Xơ-đăng, Bru-Vân Kiều, Xtiêng.
Câu 22. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam, hãy cho biết các dân tộc ít người nào sau
đây cư trú chủ yếu ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên?
A. Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho.
B. Mường, La Chí, Sán Chay.
C. Khơ-me, Dao, Pà Thẻn.
D. La Hủ, Lô Lô, Si La.
Câu 23. Trong các nhân tố tự nhiên dưới đây, nhân tố nào có ảnh hưởng trực tiếp
tới sự phát triển và phân bố công nghiệp?
A. Đất. B. Nước.
C. Khoáng sản. D. Sinh vật.
Câu 24. Atlat Địa lí Việt Nam hãy cho biết hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa
dạng nhất nước ta là
A. Hà Nội và Đà Nẵng.
B. Hà Nội và Hải Phòng.
C. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
D. TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Câu 25. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam, hãy cho biết cảng nào sau đây là cảng
sông?
A. Hải Phòng. B. Dung Quất.
C. Vũng Tàu. D. Trà Vinh.
Câu 26. Đồng bằng sông Hồng nằm tiếp giáp với vùng kinh tế nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ.
Câu 27. Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng ở nước ta thuộc tỉnh:

A. Ninh Thuận

B. Bình Thuận

C. Khánh Hòa

D. Bà Rịa – Vũng Tàu

Câu 28. Về mùa đông ở Đồng bằng sông Hồng có gió


A. phơn thổi thường xuyên. B. tín phong thổi thường xuyên.
C. mùa đông bắc. D. mùa tây nam.

You might also like