Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 98

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ




ĐỒNG THỊ HẠNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP


Ở TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ


ĐỒNG THỊ HẠNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP


Ở TỈNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ


MÃ SỐ: 60 31 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRƯƠNG


TUẤN BIỂU

HÀ NỘI - 2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt


Chủ nghĩa xã hội CNXH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Khoa học - công nghệ KH - CN
Khoa học - kỹ thuật KH - KT
Kinh tế - xã hội KT - XH
Lực lượng sản xuất LLSX
Quan hệ sản xuất QHSX
Quốc phòng - an ninh QP - AN
Xã hội chủ nghĩa XHCN
Kinh tế nông nghiệp KTNN
Giá trị sản xuất GTSX
Hợp tác xã HTX

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 11
1.1. Kinh tế nông nghiệp và vai trò của phát triển kinh tế
nông nghiệp 11
1.2. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về phát triển
kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. 22
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI 29
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai 29
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh
Đồng Nai những năm qua 32
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI 56
3.1. Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh
Đồng Nai trong những năm tới 56
3.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông
nghiệp ở tỉnh Đồng Nai thời gian tới 63
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 88
3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nông nghiệp là một trong hai
ngành sản xuất vật chất cơ bản, có vai trò quan trọng hàng đầu của mọi thời
đại. Nông nghiệp - hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp. Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực
phẩm để duy trì sự tồn tại của con người và sự phát triển của xã hội loài người;
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là thị trường rộng lớn của
các ngành công nghiệp, dịch vụ; tạo môi trường sinh thái trong lành, bền vững
và góp phần quan trọng trong tăng cường tiềm lực QP - AN của đất nước.
Trong mối quan hệ với công nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp là tiền đề
của phân công lao động xã hội. C.Mác cho rằng: Trong lịch sử, chỉ đến khi
nông nghiệp cung cấp “đủ” lương thực cho con người thì nền sản xuất xã hội
mới phân chia thành ngành nông nghiệp và công nghiệp. Vì kinh tế nông
nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên những năm qua Đảng, Nhà
nước ta luôn quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, coi phát
triển nông nghiệp là nhiệm vụ kinh tế và nhiệm vụ chính trị - xã hội có ý nghĩa
chiến lược lâu dài. Trong công cuộc đổi mới, đã có nhiều chủ trương và giải
pháp để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng sản xuất
hàng hóa. Tuy nhiên, chuyển đổi một nền nông nghiệp tự cấp, tự túc lại vận
hành trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền nông nghiệp hàng hóa vận
hành theo cơ chế thị trường là một quá trình đòi hỏi có sự thay đổi thực sự
trong tư duy và trong hoạt động thực tiễn.
Là một tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, Đồng Nai là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tiềm năng
và lợi thế về phát triển kinh tế nông nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh, sản xuất nông nghiệp ở Đồng Nai có sự phát triển mạnh mẽ và đã đạt
được những thành tựu khá toàn diện. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển
4

dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh
doanh mới ra đời và không ngừng phát triển cả về quy mô, hiệu quả. Kết cấu
hạ tầng KT - XH nông thôn được tăng cường, bộ mặt nhiều vùng quê thay
đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân ngày càng được cải thiện, hệ
thống chính trị được củng cố, dân chủ ở cơ sở được phát huy, an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...
Tuy nhiên, những thành tựu trên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế
của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp ở Đồng Nai vẫn mang nặng tính tự cấp đan
xen với sản xuất hàng hóa nhỏ do ruộng đất phân chia manh mún; năng suất,
chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa thấp. Các hình
thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, khả năng xây dựng, khai thác các điểm
kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ ở từng huyện, xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn nhiều hạn chế, thị trường nông thôn hạn hẹp,
nhiều loại nông phẩm hàng hóa sức cạnh tranh thấp, đời sống của người nông
dân - thuần nông, còn nhiều khó khăn... Đây là những vấn đề cấp bách trong
chiến lược phát triển KT - XH của cả nước nói chung và ở tỉnh Đồng Nai
nói riêng, đồng thời là những vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu và triển khai thực hiện nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ
những lý do trên, tác giả chọn vấn đề nghiên cứu: “Phát triển kinh tế
nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn cao học kinh tế -
chuyên ngành Kinh tế chính trị.

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng là vấn đề
không mới cả về lý luận và thực tiễn. Ở nước ta vấn đề phát triển kinh tế nông
nghiệp đã có nhiều công trình khoa học đề cập dưới các góc độ khác nhau về
phạm vi, cách thức tiếp cận.
5

Những công trình nghiên cứu khoa học đã công bố mà tác giả luận văn sử
dụng làm tài liệu tham khảo gồm:
* Sách tham khảo
“Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam thực trạng và giải
pháp”của Trần Xuân Châu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam -
con đường và bước đi” của GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2004.
“Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam - Hôm nay và mai sau”
của Đặng Kim Sơn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008.

“Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông
nghiệp hàng hóa và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc bộ” chủ biên GS.
TS Lương Xuân Qùy, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996.
“Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam” của TS Nguyễn
Hữu Tiến, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2008.
“ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến
thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” của TS Phạm Ngọc Dũng, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2011 vv...
Những công trình nghiên cứu khoa học trên đã đề cập một cách tương đối
khái quát và có phần sâu sắc về đặc điểm, tính quy luật vận động và phát triển
của kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong quá trình đổi mới, các mô hình kinh
tế trong mở cửa hội nhập gắn với giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta
nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
* Luận án, luận văn
“Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước ta” Mai Văn Bảo, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000.
6

“Phát triển kinh tế hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Hồng” Bùi Văn Can, Luận án
tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, 2001.
“Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam thực trạng và giải pháp”
Đặng Thị Tố Tâm, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, 2002.
“Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Lạng Sơn” Nguyễn Thanh Hảo,
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
“Vai trò của phát triển nông nghiệp trong bảo đảm hậu cần tại chỗ cho
khu vực phòng thủ tỉnh Hà Nam hiện nay” Vũ Văn Khầu, Luận văn Thạc sĩ
Kinh tế, Học viện chính trị, 2010.
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Bình” Phạm Quang Huy,
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện chính trị, 2011.
“ Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương hiện
nay” Lê Văn Điền, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị, 2012.
Các luận án, luận văn trên trực tiếp đề cập một cách cơ bản cơ sở lý luận
và thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn. Trong phương hướng và hệ thống giải pháp, các tác giả có
đề cập đến phát triển kinh tế nông nghiệp, tuy nhiên phạm vi khái quát rộng,
với những giải pháp hình thành khung thể chế, giải pháp hỗ trợ, giải pháp xã
hội trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; hay nhóm giải pháp liên quan đến LLSX; nhóm giải pháp
liên quan đến QHSX; nhóm giải pháp liên quan đến cơ chế và chính sách vĩ
mô của nhà nước; sự phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn nói chung hoặc ở phạm vi một vùng kinh tế, tỉnh...
* Bài báo khoa học
“Vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong thời kỳ đổi
mới” Đào Thế Tuấn, Tạp chí Cộng sản, số 771/2007.
7

“ Sự phát triển Nông nghiệp đồng bằng sông Hồng trong những năm đổi
mới ” Nguyễn Sinh Cúc, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 3/2001.
“ 15 năm phát triển nông sản hàng hóa vùng đồng bằn sông Hồng.
Những vấn đề đặt ra trước thế kỷ XXI” Bùi Văn Can, Tạp chí Kinh tế và phát
triển, số11/2001.
“Thị trường sản phẩm nông nghiệp và một số vấn đề cần giải quyết”
Trần Bình Điền - Phạm Thắng, Tạp chí Cộng sản, số 3/1994.
“Chính sách thị trường với phát triển nông nghiệp, nông thôn” Chu
Hữu Quý và Nguyễn Kế Tuấn, Tạp chí Cộng sản, số 20, 10/1998.
“Đẩy mạnh phát triển một số hàng nông sản xuất khẩu có sức cạnh tranh
trên thị trường quốc tế” Lê Huy Ngọ, Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 2/1998.
“Đầu ra cho sản phẩm, những vấn đề cần giải quyết trong lĩnh vực
nông nghiệp và nông thôn hiện nay ở Việt Nam” Nguyễn Hữu Thảo, Tạp
chí Phát triển kinh tế, số 101, 3/1999.
“Đẩy mạnh chế biến nông sản” Bạch Đình Ninh, Nghiên cứu lý luận số
8/2000.
“Thuận lợi và thách thức của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO”
Đặng Kim Sơn, Tạp chí Cộng sản số 1/2007.
“ Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với việc
xóa đói giảm nghèo ở nước ta ” Nguyễn Mai Hồng, Thông báo khoa học, số
5/1999.
“ Phát triển nông sản hàng hóa thực trạng và giải pháp” Nguyễn Sinh
Cúc, Con số và sự kiện số 11/1999.
“ Quan hệ ruộng đất ở nông thôn : 55 năm nhìn lại ” Nguyễn Sinh Cúc,
Nghiên cứu Lý luận, số 9/2000.
Tổng quan nông nghiệp nước ta sau 15 năm đổi mới (1986 - 2000)
Nguyễn Sinh Cúc, Tạp chí Cộng sản, số 5, 3/2000.
8

“Thúc đẩy tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển nông nghiệp” Lê
Huy Ngọ. Hoạt động khoa học, số 8/2008.
Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) “ Về phát triển toàn diện nông nghiệp,
nông dân, nông thôn”. Quyết định số 80/QĐ - TTg, ngày 24/6/2002 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
“Vấn đề quan hệ ruộng đất trong nông nghiệp - Thực trạng và giải
pháp” Lê Đình Thắng, Nghiên cứu kinh tế, số 237/1998.
“Công nghệ sinh học và vấn đề phát triển nông nghiệp của Việt Nam”
GS. TS Bùi Chí Bửu, Tạp chí Cộng sản, số 791, 9/2008.
“Thúc đẩy sự phát triển khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp,
nông thôn” TS Nguyễn Thanh Hà, Tạp chí Cộng sản, số 801, 7/2009.
“Nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ sản xuất - thị trường”
GS.TS Võ Tòng Xuân, Tạp chí Cộng sản, số 812, 6/2010.
“Nông nghiệp Việt Nam sau 4 năm thực hiện cam kết WTO” TS Chu
Tiến Quang, Tạp chí Cộng sản, số 824, 6/2011.
"Phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020" GS. TS Nguyễn
Trần Trọng, Tạp chí Cộng sản, số 848, /6/2012.
Nội dung các bài viết trên đã đề cập và luận giải ở những góc độ khác nhau
về sự cần thiết, những thành tựu và hạn chế, một số vấn đề đặt ra cho phát triển
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hoặc những thách thức cho
nông dân, nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế đang CNH, HĐH
mở cửa và hội nhập quốc tế. Sự đóng góp khoa học của các công trình, các bài
viết trên vào sự phát triển nền nông nghiệp và nông thôn, nông dân Việt Nam là
rất hữu ích. Tuy nhiên với Đồng Nai, chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về
phát triển kinh tế nông nghiệp dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì vậy, đề tài tác
giả lựa chọn nghiên cứu hoàn toàn không trùng lặp với các công trình đã được
công bố.
9

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


* Mục đích
Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp.
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đồng Nai, trên cở sở đó đề
xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp Tỉnh
Đồng Nai thời gian tới.
* Nhiệm vụ
Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế nông nghiệp.
Đánh giá thực trạng phát triển phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai.
Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông
nghiệp ở tỉnh Đồng Nai thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
* Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển kinh tế nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích, nghiên cứu khảo sát số liệu, tư
liệu từ năm 2006 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam và thực tiễn phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta.
Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về phát triển kinh tế nông
nghiệp của các tác giả trong nước để vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh
Đồng Nai. Đồng thời, dựa vào các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê kinh tế
10

của Uỷ ban nhân dân, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Đồng Nai đã được công bố từ năm 2006 đến nay.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác -
Lênin, đề tài sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lô-gic với
lịch sử và một số phương pháp khác như: Thống kê, so sánh, phân tích, tổng
hợp, khảo sát thực tiễn và chuyên gia để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
6. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu và giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin, làm tài liệu tham
khảo để Đồng Nai và các địa phương xây dựng chủ trương, biện pháp phát
triển kinh tế nông nghiệp .
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu luận văn gồm 03 chương (6 tiết), kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục.
11

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH


NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1. Kinh tế nông nghiệp và vai trò của phát triển
kinh tế nông nghiệp

1.1.1. Kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp

* Khái niệm nông nghiệp

Nông nghiệp được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nông nghiệp
theo nghĩa rộng, là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình sinh học bao
gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp (trồng và khai thác bảo vệ tài
nguyên rừng), ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản). Thực tiễn cho
thấy, trong một thời gian dài của lịch sử nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ
yếu của hầu hết các quốc gia. Nông nghiệp là khu vực duy nhất sản xuất ra
lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Nông nghiệp theo nghĩa rộng
thường được sử dụng trong phân tích mối quan hệ với công nghiệp và dịch
vụ. Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng
trọt lại bao gồm: trồng cây lượng thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược
liệu, cây thức ăn cho chăn nuôi, cây rau củ…Trong chăn nuôi bao gồm: chăn nuôi
gia súc, gia cầm… Sản phẩm của nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng hằng
ngày của con người, là nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu cho chữa bệnh,
sức kéo cho sản xuất và vận tải…Trong phạm vi luận văn này, tác giả nghiên cứu
nông nghiệp theo nghĩa rộng.

* Khái niệm kinh tế nông nghiệp

Các nhà kinh điển Mác - Lênin đã nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản
về phát triển kinh tế nông nghiệp. C.Mác đã chỉ ra rằng việc chuyển xã hội từ nền
kinh tế tự nhiên, sinh tồn, tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa là một tất yếu.
12

Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc chậm phát triển sang nền kinh tế
nông nghiệp hàng hóa phát triển. Trong lý luận của C.Mác về phân công lao động
xã hội và sự hình thành các ngành kinh tế quốc dân, C.Mác khẳng định nông
nghiệp là một ngành sản xuất vật chất. Ông cho rằng sự phân công lao động mà
trước hết là trong nông nghiệp nói riêng và trong các ngành kinh tế nói chung là
cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hóa. Cơ sở của sự phân công đó là: Sự
tách rời giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nông nghiệp và công nghiệp, sự xuất
hiện nhiều ngành nghề khác nhau và giữa thành thị với nông thôn. Những sự tách
rời đó xảy ra khi nào? Điều đó chỉ có được khi có sự nâng cao năng suất lao động
xã hội, đặc biệt là trong nông nghiệp, tức nông nghiệp phải đạt tới một trình độ
phát triển nhất định.

V.I.Lênin là người kế thừa học thuyết Mác và phát triển trong điều kiện
lịch sử mới. Trong tác phẩm "Chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nga", Ông đã phân
tích sự giải thể của công xã nông thôn dẫn đến một sự phân hóa và phân tầng xã
hội ở nông thôn, tới sự mở rộng sản xuất hàng hóa và do đó tới chủ nghĩa tư bản.
Tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin ở đây là nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự giải
thể nền sản xuất truyền thống và sản xuất hàng hóa là con đường dẫn đến sự phát
triển. Ông còn nhấn mạnh đến sự xuất hiện một thứ chủ nghĩa tư bản trong nông
nghiệp tức là phát triển một nền nông nghiệp thương phẩm.

Hồ Chí Minh, người vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực
tiễn Việt Nam cho rằng phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng và cần phải
ưu tiên hàng đầu. Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới
phát triển mạnh. Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải
lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông
nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp, vì nông nghiệp cung cấp
nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp
làm ra. Do đó,“Phát triển nông nghiệp là cực kỳ quan trọng” [16, tr 554].
13

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao về vị trí, vai trò của nông nghiệp,
nông thôn với phát triển KT-XH nước ta trong thời kỳ quá độ. Vì Việt Nam là
một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế nước ta lấy canh nông làm gốc. Trong
công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy
vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta
thịch thì nước ta thịnh.

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn, Hồ
Chí Minh đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp. Người nói: Người thì có
hai chân. Kinh tế một nước thì có hai bộ phận chính: nông nghiệp và công nghiệp.
Người không thể thiếu một chân, thì nước không thể thiếu một bộ phận kinh tế.
Bác còn nhấn mạnh: “Nông nghiệp không phát triển thì công nghiệp cũng không
phát triển được” [16, tr 619].

Tóm lại, kinh tế nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt quan
trọng với sự phát triển của xã hội loài người nói chung. Với những nước đang
trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông
nghiệp càng có vai trò quan trọng hơn. Phát triển kinh tế nông nghiệp phải phát
triển toàn diện cả những điều kiện kinh tế vật chất và những quan hệ kinh tế - xã
hội của nó.

Từ sự phân tích trên cho thấy, kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế của
quốc dân, bao gồm toàn bộ các yếu tố vật chất cấu thành lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất tương ứng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

* Phát triển kinh tế nông nghiệp

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, phát triển là một quá trình
vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến
ngày càng hoàn thiện. Phát triển kinh tế nông nghiệp là quá trình biến đổi lâu
dài của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực chất của sự
14

phát triển là khả năng thích ứng của kinh tế nông nghiệp trong mọi kiểu tổ
chức sản xuất xã hội. Do đó, phát triển kinh tế nông nghiệp không chỉ tăng lên
về mặt số lượng, cơ cấu mà điều quan trọng là tăng lên về mặt chất lượng,
trong quá trình phát sinh, phát triển của nó.

Từ sự tiếp cận trên, dưới góc độ kinh tế chính trị, tác giả cho rằng: Phát
triển kinh tế nông nghiệp là tổng thể cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm
hoàn thiện, nâng cao chất lượng toàn diện kinh tế nông nghiệp với quy mô,
cơ cấu sản xuất hợp lý, theo yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia hay địa phương trong từng giai đoạn..

Phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đồng Nai là một quá trình tác động có
chủ đích, có định hướng của Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân trong
tỉnh nhằm huy động các nguồn lực phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của
tỉnh làm chuyển biến các yếu tố cấu thành của kinh tế nông nghiệp theo hướng
ngày càng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực vào
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát triển kinh tế nông nghiệp bao gồm có ba nhân tố cơ bản:

Một là: kinh tế nông nghiệp là một bộ phận của kinh tế hàng hóa, một
kiểu tổ chức kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, gắn với trình độ nhất định của
LLSX và phân công lao động xã hội. Đây là nhân tố xác định vị trí của kinh tế
nông nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa nói chung.

Hai là: Sản phẩm sản xuất ra dùng để trao đổi, mua bán trên thị trường.
Đây là yếu tố thể hiện tính chất cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp, đáp ứng
yêu cầu cơ bản của một nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường.

Ba là: Sự trao đổi, mua bán nông phẩm vừa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
xã hội, vừa có lợi nhuận cho người sản xuất để tái sản xuất mở rộng và hiện đại
hóa nông nghiệp. Đây là nhân tố nói lên mục đích của sản xuất KTNN.
15

Có thể nói rằng, sự ra đời và phát triển kinh tế nông nghiệp là một tất
yếu, là một bước tiến bộ của lịch sử nhân loại, một nấc thang phát triển mà
mọi quốc gia dù sớm hay muộn đều phải trải qua. Cho nên, với những quốc
gia chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp, trong xu thế hội nhập hiện nay, để
tăng trưởng, việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp là một nhiệm vụ quan
trọng và cấp thiết.
Tóm lại, phát triển kinh tế nông nghiệp là trách nhiệm chung của cả hệ thống
chính trị, Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể có liên quan và trực tiếp là
người nông dân, lực lượng lao động chủ yếu trong nông nghiệp; đối tượng của sự
phát triển bao gồm các yếu tố thuộc LLSX và QHSX tương ứng trong nông nghiệp
mà trước hết là người lao động, nguồn nhân lực trong nông nghiệp, tư liệu sản xuất
trong nông nghiệp và các hình thức tổ sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần
kinh tế trong nông nghiệp; mục đích của hoạt động này nhằm gia tăng về số lượng,
phát triển chất lượng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý .

Đây là nội dung căn bản có quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau
trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong đó sự gia tăng về số lượng là
đòi hỏi khách quan, sự phát triển về chất lượng là yêu cầu then chốt và sự biến đổi
hợp lý về cơ cấu là điều kiện đảm bảo. Chỉ khi nào chúng ta chuẩn bị và bảo đảm
được các nguồn lực tốt nhất cho sự phát triển này một cách đầy đủ, đồng bộ thì
mới có một nền nông nghiệp phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
đất nước, bảo đảm tăng cường quốc phòng, an ninh.

1.1.2. Nội dung và vai trò phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai

* Nội dung phát triển kinh tế nông nghiêp

Phát triển KTNN là nội dung quan trọng của quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn và quá trình thực hiện chủ trương của Chính phủ
trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đông Nai. Căn cứ vào nội
16

dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong Nghị quyết Trung ương 5
khóa IX về “Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ
2001- 2010”; Nghị quyết trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, Nông dân,
Nông thôn”; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 của Đại hội X,
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Đại hội XI; căn cứ vào
Định hướng chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam và căn cứ vào tình hình
điều kiện thực tế ở tỉnh Đồng Nai, cùng hệ thống các tiêu chí về xây dựng
nông thôn mới theo quy định của Chính phủ; nội dung phát triển kinh tế nông
nghiệp Đồng Nai được xác định như sau:

Một là, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nông nghiệp trên mọi phương diện,
(giá trị gia tăng, sản lượng tuyệt đối, đa dạng, cây trồng vật nuôi…).

Hai là, coi trọng đổi mới, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ trong
nông nghệp.

Ba là, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ, hiện đại,
được biểu hiện thông qua tỷ trọng cơ cấu ngành nông - lâm - ngư nghiệp; cơ cấu giữa
chăn nuôi và trồng trọt; giữa khai thác - chế biến - nuôi trồng thủy hải sản; giữa trồng
rừng - khai thác - chế biến; tỷ trọng giá trị nông phẩm xuất khẩu trong cơ cấu giá trị
xuất khẩu.... gắn với phát triển kinh tế nông thôn.

Bốn là, phát triển nền nông nghiệp sạch gắn với bảo vệ tài nguyên môi
trường...

Năm là, coi trọng giải quyết vấn đề xã hội trong quá trình phát triển.

* Vai trò của phát triển kinh tế nông nghiệp

Thứ nhất, phát triển kinh tế nông nghiệp góp phần tạo tiền đề quan trọng
bảo đảm thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.
17

Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm, bảo đảm nhu cầu ăn, nhu
cầu cơ bản của con người. Bởi vì, như trên đã phân tích, nông nghiệp và công
nghiệp là hai chân của nền kinh tế, một bộ phận cơ thể nằm trong chỉnh thể kinh tế
quốc dân thống nhất bảo đảm cho sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội đất nước
và của mỗi địa phương. Cho dù nước ta, cũng như Đồng Nai có cơ bản trở thành
nước hay địa phương công nghiệp theo hướng hiện đại, và dù có phát triển tới
đâu; dù tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm xuống do năng suất lao động trong
nông nghiệp tăng lên như thế nào thì nông nghiệp vẫn đóng một vai trò cực kỳ
quan trọng là đáp ứng nhu cầu ăn, nhu cầu cơ bản của con người. Thực tiễn trên
thế giới và nước ta đã khẳng định, đói nghèo, an ninh lương thực là nguy cơ của
mọi cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội. Nông nghiệp ổn định, bền vững
thì đất nước và mỗi địa phương mới phồn vinh, hạnh phúc, ổn định kinh tế, chính
trị; quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc.

Thứ hai, phát triển kinh tế nông nghiệp góp phần thực hiện công nghiệp
hóa, đô thị hóa tại chỗ.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình đô thị hóa. Ở
nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới hai quá trình này thường diễn ra đồng
thời, song hành cùng nhau. Trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn hiện nay, phát triển kinh tế nông nghiệp sẽ thực hiện được quá trình
CNH, HĐH tại chỗ; gắn bó tại chỗ công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ. Vấn đề
đô thị hóa sẽ được giải quyết theo cách thức đô thị hóa tại chỗ, tạo việc làm tại chỗ
cho người lao động nông nghiệp, nông thôn; hạn chế việc di dân cơ học ra các
thành phố, các trung tâm công nghiệp lớn. Sự phát triển này góp phần giảm sức ép
về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị; giảm sự phân hóa thu
nhập, chênh lệch kinh tế và đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, địa
phương trong nước nhất là giữa vùng phát triển và vùng kém phát triển hơn.
18

Thứ ba, phát triển kinh tế nông nghiệp tạo cơ sở vật chất cho phát triển văn
hóa nông thôn.

Kinh tế là cơ sở nền tảng vật chất của văn hóa, chính trị, tinh thần. Trong
mối quan hệ nội tại của nông nghiệp, nông thôn, đời sống văn hóa, tinh thần của
cư dân nông thôn, nông nghiệp chỉ có thể phát triển dựa trên nền tảng phát triển
của kinh tế nông thôn nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Nông thôn,
nông nghiệp nước ta vốn là vùng đan xen của văn hóa, sản xuất và sinh hoạt còn
nhiều phân tán, nhiều hủ tục lạc hậu cùng những giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp được lưu giữ và phát triển hàng ngàn đời với nền văn minh nông nghiệp lúa
nước. Vì vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp sẽ tạo điều kiện để vừa giữ gìn, phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, vừa bài trừ văn hóa lạc hậu, vừa tổ
chức tốt việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tinh thần góp phần xây
dựng nông thôn mới.

Thứ tư, phát triển kinh tế nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng
thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo.

Những năm đổi mới vừa qua, nước ta đã dành được nhiều thành tựu trong
phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, so với sự phát triển đô thị, nông nghiệp,
nông thôn tốc độ phát triển vẫn chậm hơn. Tỷ lệ lao động được đào tạo, nhất là
với những lao động trung tuổi ít, việc áp dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh
vực nông nghiệp chậm và khó khăn hơn các ngành kinh tế khác; năng suất lao
động nông nghiệp thường thấp. Vì vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp sẽ góp phần
đáng kể vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân nông
thôn, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững.

Thứ năm, phát triển kinh tế nông nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế.
19

Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, quá trình này đang bị các
nước tư bản phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối vừa tác
động tích cực vừa tác động tiêu cực, vừa hợp tác vừa đấu tranh. Trong xu thế ấy,
đòi hỏi đất nước phải tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đi đôi với xây
dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta cũng
không nằm ngoài xu thế và những yêu cầu chung đó. Cụ thể hơn, trong tiến trình
hội nhập khu vực và quốc tế, nông phẩm của Việt Nam, doanh nghiệp nông
nghiệp và ngành nông nghiệp nước ta phải cạnh tranh rất quyết liệt. Vì vậy, để
đứng vững và phát triển trong hội nhập, phát triển nông nghiệp là con đường tất
yếu để đáp ứng yêu cầu đó.
* Các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp
Một là, công tác quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế
nông nghiệp
Để kinh tế nông nghiệp Đồng Nai phát triển phải dựa vào nhiều thành
tố, trong đó có khung pháp lý hoàn chỉnh. Cụ thể là một chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách không ngừng được bổ xung, hoàn thiện,
sát, đúng với đòi hỏi của thực tiễn bảo đảm sự phát triển bền vững của kinh tế
nông nghiệp cả trước mắt và lâu dài. Công tác quy hoạch phát triển kinh tế
nói chung và công tác quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng có
vai trò vô cùng quan trọng, nó là quá trình tổng kết kinh nghiệm và vận dụng
lý luận vào thực tiễn sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa lớn. Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, các yếu tố như đất đai,
vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân
lực... đều được khai thác, sử dụng theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, định
hướng bởi cơ chế, chính sách vĩ mô và đều có tác động trực tiếp đến số lượng,
chất lượng, cơ cấu của kinh tế nông nghiệp theo hai chiều hướng tích cực và
tiêu cực. Cụ thể là, công tác quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách bảo đảm
cho phát triển kinh tế nông nghiệp tiến bộ, khoa học, phù hợp với thực tiễn, sẽ
mở đường, hỗ trợ, hậu thuẫn tích cực cho kinh tế nông nghiệp phát triển; ngược
20

lại công tác quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách bảo đảm cho phát triển kinh
tế nông nghiệp lạc hậu, xa rời thực tiễn không những không làm cho kinh tế
nông nghiệp phát triển mà còn cản trở sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
Hai là, nhận thức về yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp trong hệ
thống chính trị
Hiệu quả của phát triển kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt
động thực tiễn của từng cá nhân và mỗi tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp tham
gia hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp. Kết quả hoạt động thực tiễn phụ
thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó nhân tố đầu tiên, đóng vai trò quyết định
chính là trình độ nhận thức của mỗi cá nhân và từng tổ chức hoạt động trực
tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực nông nghiệp. Bởi vì, nhận thức đúng là cơ
sở cho hành động đúng. Có nhận thức đúng cùng với thống nhất về nhận thức
thì hệ thống chính trị, nhất là cá nhân và các tổ chức hoạt động kinh tế nông
nghiệp ở Đồng Nai mới thấy hết được vị trí, vai trò và tính chất quan trọng
của phát triển kinh tế nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
ở Đồng Nai trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Trên cơ
sở thống nhất về nhận thức đi đến thống nhất về nội dung, biện pháp thực
hiện trong hoạt động thực tiễn. Vì vậy, cần phải nâng cao và thống nhất về
nhận thức trong toàn hệ thống chính trị đối với việc phát triển kinh tế nông
nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở
Đồng Nai và xu thế mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay.
Ba là, chất lượng nguồn nhân lực và hệ thống kêt cấu hạ tầng kinh tế -
kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 -2020) theo tinh thần
nghị quyết đại hội XI Đảng cộng sản Việt Nam đối với toàn quốc nói chung,
Nghị quyết Đại hội lần thứ IX nhiệm kỳ (2010-2015) Đảng bộ tỉnh Đồng Nai
nói riêng, yêu cầu cần tập trung vào ba khâu đột phá quan trọng đó là: Hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo
lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Phát triển nhanh
21

nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi
mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển
nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào
hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Vì Vậy, nguồn nhân lực và kêt
cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp của
Đồng Nai là điều kiện cần thiết, không thể thiếu được, mang tính chất
quyết định đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp cả về số lượng, chất
lượng và cơ cấu. Do đó, kinh tế nông nghiệp Đồng Nai chỉ có thể phát
triển tốt khi yếu tố nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật
trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp không ngừng được nâng cao về mặt
chất lượng, bảo đảm vững chắc cho sự phát triển đó.
Bốn là, hoạt động liên kết “Bốn nhà”: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà
khoa học, nhà nông
Đây là một nhân tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển kinh tế
nông nghiệp hiện nay. Thực hiện tốt nội dung này không những góp phần
phát triển số lượng, chất lượng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo xu hướng sản
xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, mà còn góp phần giảm thiểu đáng kể những
rủi ro trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đồng Nai. Trong đó:
Nhà Nước, cụ thể là Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh Đồng Nai là chủ
thể ban hành đường lối, chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế nông
nghiệp. Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện việc ứng dụng thành tựu của khoa học
và công nghệ vào sản xuất các sản phẩm như máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu,
con giống, cây trồng, vật nuôi... cung ứng cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời
tham gia thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nhà khoa học, thực hiện việc
nghiên cứu, chuyển giao những thành tựu của khoa học và công nghệ cho các
chủ thể hoạt động kinh tế nông nghiệp. Nhà nông, với tư cách là các chủ thể trực
tiếp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp. Việc liên kết
bốn nhà cũng diễn ra theo hai xu hướng: xu hướng tích cực sẽ thúc đẩy kinh tế
22

nông nghiệp phát triển. Ngược lại, xu hướng tiêu cực sẽ kìm hãm sự phát triển
của kinh tế nông nghiệp.
Năm là, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phục vụ cho phát triển kinh
tế nông nghiệp
Sản phẩm của nông nghiệp mang nặng tính tự nhiên, hiệu quả của phát
triển kinh tế nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội của địa phương. Việc khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế về điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương phục vụ cho phát triển kinh tế nông
nghiệp sẽ trở thành lợi thế so sánh của Đồng Nai trong quá trình quảng bá
thương hiệu cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của nông phẩm hàng hóa
trong nền kinh tế thị trường cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì
vậy, vấn đề đặt ra Đồng Nai cần có một cơ chế, chính sách hết sức mềm dẻo,
linh hoạt trong việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của mình về tự nhiên, xã
hội phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế nông nghiệp
đang đặt ra hiện nay.
1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số nước và bài
học rút ra cho Đồng Nai
Nước ta phát triển kinh tế nông nghiệp có những điều kiện bên ngoài và
bên trong khác với các nước trên thế giới. Tuy vậy, nghiên cứu những bài học
kinh nghiệm về phát triển kinh tế nông nghiệp của các nước trên thế giới lại trở
nên cần thiết cho sự sáng tạo của nước ta nói chung, Đồng Nai nói riêng tránh
được những giáo điều sao chép và ảnh hưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm trong
hoạt động thực tiễn.
1.2.1. Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp ở các nước châu Á
* Kinh nghiệm Hàn Quốc
Nước này mở đầu công nghiệp hóa vào cuối thập kỷ 50, đầu thập
kỷ 60 của thế kỷ XX và đã hoàn thành công nghiệp hóa khoảng 30 năm. Bài học
tổng quát của Hàn Quốc về chính sách nông nghiệp trong công nghiệp hóa là giải
23

quyết mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị ở nông thôn, giữa công nghiệp với
nông nghiệp. Đây cũng là vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập rất nhiều.
Lần thứ nhất, với chính sách "hy sinh" nông nghiệp (kèm giá nông sản
thấp hơn giá thành) để thực hiện công nghiệp hóa, làm cho mức sống nông thôn
giảm sút, nên đã gây ra làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị (khoảng 1,3 triệu
người) từ 1955-1960. Bối cảnh đó đã là nhân tố đưa đến cuộc đảo chính quân sự
của Pắc Chung Hy (5-1961). Chính quyền mới đã thi hành nhiều chính sách có lợi
cho nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu là về tài chính, tín dụng, nên đã ổn định
nông nghiệp, nông thôn và tạo ra thị trường nội địa rộng lớn cho công nghiệp hóa,
cải thiện đời sống cho hàng chục triệu nông dân.
Lần thứ hai, khi Hàn Quốc chuyển hướng thực hiện chiến lược công
nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, chính quyền thực hiện trả lương thấp cho công
nhân và trở lại kìm giá nông sản, hạ thấp mức sống của nông dân, nông thôn. Vì
vậy, một làn sóng mới chừng 1,4 triệu cư dân nông thôn lại đổ ra thành thị, gây
nhiều khó khăn cho đô thị. Bối cảnh đó đã thúc đẩy một cuộc nổi dậy tự phát của
dân chúng vào tháng 8-1971. Do sức ép bên trong và bên ngoài (quan hệ Nam -
Bắc Triều Tiên) Chính phủ buộc phải trở lại vấn đề nông nghiệp, nông thôn với
"Chương trình phát triển nông thôn" gồm bốn nội dung chính như: (1) Tăng vốn
vay cho nông dân (từ 1,3 tỷ Won năm 1969 lên 78 tỷ Won năm 1974; (2) Mua
ngũ cốc với giá cao ở nông thôn và bán giá hạ cho thành thị; (3) Thay giống lúa cũ
bằng giống lúa mới năng suất cao; (4) Khuyến khích xây dựng hợp tác xã sản xuất
và đội lao động sửa chữa đường xá, cầu cống, nhà ở. Những chính sách này có
những kết quả tích cực, nhưng sau đó đã bộc lộ nhược điểm trợ giá mua lúa gạo
cao đã gây ra thâm hụt ngân sách lớn, xây dựng hợp tác xã và đội lao động theo
mệnh lệnh hành chính khiến nông dân bất mãn. Đó là bối cảnh gây ra tình hình
chính trị - xã hội căng thẳng, đưa đến cuộc đảo chính quân sự của Chun Đô Hoan
vào 12-1979. Tiếp đó, chịu sức ép của chính sách ngoại thương với Mỹ, đã làm
cho nông nghiệp Hàn Quốc đình đốn. Từ năm 1975-1985 bình quân thu nhập của
24

một hộ nông dân tăng 6,6 lần, trong khi số nợ mà họ đi vay tăng 63 lần. Tình hình
chính trị căng thẳng đã buộc Chính phủ Hàn Quốc phải đưa ra "kế hoạch tổng thể
về phát triển nông nghiệp, nông thôn" tháng 4-1989 và đề ra "Mười năm cải tiến
cơ cấu nông thôn" nhằm công nghiệp hóa nông nghiệp, đào tạo lại nguồn nhân lực
ở nông thôn, mở rộng quy mô các nông trại, nâng cao đời sống dân cư nông thôn
lên ngang với mức bình quân của một hộ làm công ăn lương ở đô thị.
* Kinh nghiệm Thái Lan
Nhìn lại quá trình cải cách, công nghiệp hóa của Thái Lan mấy thập kỷ
qua, có thể rút ra mấy vấn đề: Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất châu Á,
nhưng phần lớn nông dân nhiều thời kỳ lâm vào thiếu đói, vì 85% số hộ nông dân
không có ruộng đất, chịu lĩnh canh và làm thuê. Giai cấp địa chủ chống lại chính
sách hạn chế tập trung ruộng đất của Chính phủ. Thực hiện chiến lược công
nghiệp hóa, Thái Lan đã tập trung 95% nguồn vốn Nhà nước cho xây dựng cơ sở
hạ tầng và công nghiệp, nên coi nhẹ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và
bảo vệ tài nguyên. Tập trung xây dựng công nghiệp ở một số đô thị (80% cơ sở
công nghiệp ở Băng Cốc và phụ cận) đã phá hủy sự cân bằng về bố trí không gian
lãnh thổ, đưa đến mở rộng sự ngăn cách về trình độ phát triển giữa các vùng, nhất
là đô thị với nông thôn. Phần lớn nông dân bị bần cùng hóa, đưa đến phong trào
đấu tranh của nông dân. Tình hình trên là một trong những nhân tố dẫn tới khủng
hoảng chính trị - xã hội (5 Chính phủ thay nhau trong vòng 7 năm từ năm 1973
đến năm 1980). Về sau, nhờ đề xuất của một nhóm nhà khoa học xã hội hàng đầu,
Chính phủ đề ra chiến lược mới "Chiến lược phát triển có lựa chọn", đặt trọng tâm
vào phát triển nông nghiệp, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hóa, trong đó
khâu then chốt là phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như sợi
dây liên kết công nghiệp với nông nghiệp, nhờ đó đã lấy lại thế cân bằng trong
phát triển kinh tế trong thập kỷ 80.
Như vậy, bài học của Thái Lan cũng xoay quanh mối quan hệ nông
nghiệp với công nghiệp, nông thôn với đô thị. Mối quan hệ này giải quyết như thế
nào tùy thuộc vào giai cấp cầm quyền. Do đó, vấn đề hệ thống chính trị phải trở
25

thành nhân tố bên trong của sự phát triển, chứ không phải là nhân tố đứng bên
trên, bên ngoài.
* Kinh nghiệm Đài Loan
Do vấn đề chính trị đặt ra, đòi hỏi chính quyền Đài Loan tìm ra chính sách
kinh tế - xã hội phù hợp để tồn tại. Sức ép đó có lẽ là động lực quan trọng để Đài
Loan trở thành mô hình giải quyết quan hệ giữa công nghiệp hóa với nông nghiệp,
nông thôn thành công hơn cả trong số những nước công nghiệp mới. Chỉ trong vòng
3 thập kỷ, Đài Loan đã từ một vùng nông nghiệp kém phát triển trở thành một trong
mấy "con rồng" châu Á. Từ năm 1952-1990, sản lượng nông nghiệp tăng 4,5 lần, về
giá trị tăng từ 700 triệu USD lên 12 tỷ USD, riêng nông sản xuất khẩu tăng từ 114
triệu USD lên hơn 4 tỷ USD. Những thành tựu dành được trong phát triển nông
nghiệp của Đài Loan là nhờ vào việc giải quyết đúng đắn, hài hòa các vấn đề như:
Đem lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện hình thành các trang trại gia đình quy
mô nhỏ. Đến năm 1991, tổng số trang trại lên đến 823.256 trang trại với quy mô
trung bình là 1,08 ha/trang trại. Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
hóa nông thôn. Nhờ đó nông dân có tích lũy để thực hiện nền nông nghiệp đa
canh, đồng thời mấy chục vạn lao động nông nghiệp đã làm ngành nghề khác.
Nhờ cơ sở nông nghiệp, nông thôn phát triển đã tạo môi trường vì điều kiện cho
sản lượng công nghiệp tăng 50 lần từ 1952-1990. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ
thuật và cả hạ tầng xã hội để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó kinh tế thị
trường nông thôn rộng khắp, điều kiện sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn khác
trước, giáo dục bắt buộc từ 6-9 năm, tỷ lệ tăng dân số giảm dần (từ 3,2% năm
1962 xuống 1,5% năm 1985). Chú ý phát triển đồng đều giữa các vùng trong
nước, không tập trung quá mức vào các khu công nghiệp và đô thị. Tính đến đầu
thập kỷ 80, Đài Loan chỉ có 17,7% cơ sở công nghiệp đặt ở 5 thành phố lớn (trái
lại, ở Thái Lan trên 80% cơ sở công nghiệp tập trung ở Băng Cốc...), 42% đặt ở
vùng phụ cận, 32% đặt ở nông thôn. Đó là một không gian hợp lý của công
nghiệp hóa. Nhờ đó, mức thu nhập không chênh lệch lớn: 20% dân số giàu nhất,
dân số nghèo nhất thì năm 1950 tỷ lệ là 15/1 đã giảm xuống còn 4/1 vào những
26

năm 1990. Có nhiều biện pháp sử dụng ruộng đất phù hợp với yêu cầu từng bước
phát triển nông nghiệp. Công nghiệp hóa nông nghiệp đòi hỏi mở rộng quy mô
sản xuất để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà không đụng chạm đến quyền
sở hữu ruộng đất trang trại, nhưng chuyển quyền sử dụng cho người khác mở rộng
quy mô canh tác. Phương thức này vốn là sáng kiến của nông dân, sau được thể
chế hóa trong "Luật Phát triển Nông nghiệp" (1983). Để mở rộng quy mô sản
xuất, ngoài phương thức ủy thác, nông dân còn áp dụng hình thức làm chung các
công việc như làm đất, thu hoạch, mua bán giữa các hộ, hình thức tổ chức dịch vụ,
hội khuyến nông trở thành phổ biến. Một số nơi đã tổ chức hợp tác xã sản xuất
thử nghiệm, nhưng không được nông dân hưởng ứng.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển kinh tế nông nghiệp ở
Đồng Nai
Một là, cần có sự nhận thức đúng đắn, thống nhất và đồng thuận trong đánh
giá về vị trí, vai trò, ý nghĩa của phát triển kinh tế nông nghiệp trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung, Đồng Nai nói riêng trong toàn
hệ thống chính trị. Trước hết là ở đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước. Tiếp theo, là cụ thể hóa thành cơ chế, chính sách phù hợp
với thực tiễn. Cần có chính sách đất đai phù hợp; chính sách tài chính, tín dụng
tích cực nhằm khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp; chính sách giá cả hỗ trợ đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp
đúng đắn; chính sách đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông
nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu của phát triển nông nghiệp hàng hóa… Trên
cơ sở đó, thống nhất về nội dung, biện pháp chỉ đạo trong hoạt động thực tiễn.
Hai là, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ
tiên tiến, hiện đại trong phát triển kinh tế nông nghiệp là một trong những điều
kiện để nâng cao hiệu quả của kinh tế nông nghiệp; là tiền đề, cơ sở để nâng
cao năng lực cạnh tranh, hạ giá thành nông phẩm hàng hóa; là cơ sở để nâng
cao năng suất, chất lượng nông phẩm; điều kiện tiên quyết để phát triển kinh
tế nông nghiệp đạt hiệu quả cao đáp ứng xu thế mở cửa hội nhập kinh tế khu
27

vực và quốc tế.


Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế nông
nghiệp. Bởi vì, suy cho cùng, con người, nguồn nhân lực vẫn là nhân tố giữ vai trò
quyết định trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Người lao động là chủ thể của
quá trình sản xuất; bằng thể lực, tri thức, kinh nghiệm của mình người lao động
sử dụng tư liệu lao động trước hết là công cụ lao động tác động vào đối tượng
lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Trong quá trình sản xuất, tri thức, kỹ
năng, kinh nghiệm của người lao động ngày càng được nâng cao. Ngày nay
trước sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ thì lao động trí tuệ
đóng vai trò ngày càng quan trọng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khai
thác tốt tiềm năng lao động địa phương, bảo đảm tiền công, thu nhập hợp lý
cho người lao động là đòi hỏi bức thiết. Vì ngày nay hoạt động kinh tế nông
nghiệp, không đơn giản chỉ cần lao động phổ thông với công cụ sản xuất thủ
công lạc hậu như trước, mà cần phải có một tỷ lệ thích đáng lao động đã qua
đào tạo có trình độ tay nghề nhất định, để sử dụng có hiệu quả những thiết bị
máy móc trong sản xuất nông nghiệp.
Bốn là, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đặc biệt là cho phát triển công
nghiệp chế biến nông phẩm. Đây chính là lời giải có sức thuyết phục nhất của bài
toán giải quyết đầu ra cho nông phẩm hàng hóa; cùng với nó cần chú trọng giải
quyết phát triển cân đối, hài hòa giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ
không được quá đề cao, tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ bất cứ nghành kinh tế nào
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay. Đồng thời giải quyết tốt mối
quan hệ giữa phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đô thị theo phương
châm “ly nông bất ly hương”. Bên cạnh đó, hết sức chú trọng tạo sự liên kết vùng
thành không gian kinh tế thống nhất trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
Năm là, phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng, hoàn thiện quan
hệ sản xuất nông nghiệp phù hợp. Cùng với phát triển nguồn nhân lực và nghiên
cứu, ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế
nông nghiệp là quá trình tìm tòi, thử nghiệm vừa làm vừa rút kinh nghiệm trong
28

xây dựng những mô hình mới trong tất cả các phân ngành kinh tế nông nghiệp:
trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… với mục tiêu cuối cùng là khai thác tối đa, huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương để phát triển kinh tế
nông nghiệp đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài trong xây dựng và phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Đồng Nai.
*
* *
CNH, HĐH nông nghiệp là một trong những chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước ta, đồng thời là nội dung quan trọng trong thực hiện định hướng
chiến lược phát triển KTNT bền vững ở Đồng Nai, không chỉ phù hợp với xu
hướng phát triển chung mà còn là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nội tại
tỉnh nhà. Nó cho phép phát huy tối đa mọi nguồn lực và lợi thế so sánh để tất
cả các ngành nghề phát triển một cách hài hòa, vững chắc vừa bảo đảm tăng
trưởng liên tục, ổn định, đồng thời vừa bảo đảm về mặt xã hội và bảo vệ môi
trường sinh thái. Vì vậy, để tiếp tục thực hiện đường lối CNH, HĐH nông
nghiệp của tỉnh cần tiến hành khảo sát thực tiễn phát triển kinh tế nông nghiệp
một cách khoa học, toàn diện. Trên cơ sở đó, đánh giá thành tựu, hạn chế, chỉ
rõ nguyên nhân của thành tựu, hạn chế cũng như những vấn đề đặt ra cần tiếp
tục nghiên cứu giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp của
Đồng Nai thời gian tới.
29

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc
Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.862,37 km2 (bằng 1,76% diện tích tự
nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ). Phía Bắc
giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía
Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai có
hệ thống giao thông thuỷ bộ, đường sắt nối liền với các địa phương khác
trong cả nước, có sân bay quân sự Biên Hoà, là địa bàn trọng yếu về kinh tế,
chính trị và an ninh quốc phòng, có vị trí quan trọng trong sự phát triển của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây
Nguyên. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 586.237 ha. Trong tổng diện
tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, diện tích đất lâm
nghiệp chiếm 30,4%, diện tích đất chuyên dùng chiếm 13%, diện tích đất khu
dân cư chiếm 2,1%, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 5,4%.
Chính vị trí địa lý thuận lợi là tiền đề, điều kiện cho phép KT-XH nói
chung, kinh tế nông nghiệp của Đồng Nai nói riêng phát triển mạnh mẽ. Bên
cạnh đó, do tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh dẫn đến đất đai phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, kéo theo đó là những khó khăn,
trở ngại trong tiến hành sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện nay.
Mặt khác, tỉnh nằm trong khu vực nhiêṭ đới gió mùa cận xích đạo, với khí
hâ ̣u ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ
Bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ cao quanh
30

năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây
công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Điều kiện địa lý, khí hậu thuận lợi là một
trong những yếu tố thuận lợi để góp phần vào quá trình phát triển kinh tế nông
nghiệp ở Đồng Nai.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Tính đến hết tháng 6 năm 2014, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt gần
2.768.867 người, mật độ dân số đạt 485 người/km² .Trong đó dân số sống tại
thành thị đạt gần 1.000.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt gần
2.000.000 ngườihttp://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB
%93ng_Nai - cite_note-dsnongthong2011-18. Dân số nam đạt gần
1.400.000 người, trong khi đó nữ đạt gần 1.600.000 người. Tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,0 %. Đồng Nai có tháp dân số trẻ,
dân số trong độ tuổi lao động 65,54% (Khoảng 1,83 triệu lao động), lực lượng
lao động có trình độ văn hoá khá, quen với tác phong công nghiệp, cần cù và
cầu tiến. Tỷ lệ lao động được đào tạo trên tổng số lao động đang làm việc
khoảng 53%. Đây chính là điều kiện thuận lợi để tuyển dụng, đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung,
kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Về kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân
13,2%/năm. Trong đó nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 4,5%/năm; GDP bình
quân đầu người đến năm 2010 là 29,6 triệu đồng [10, tr.13]; năm 2011, mức tăng
trưởng GDP đạt 13,32%, quy mô GDP theo giá thực tế là 96.820 tỷ đồng, GDP
bình quân đầu người đạt 1.789 USD; năm 2012, tăng trưởng GDP đạt 12,1%, cao
hơn 2,4 lần so với mức tăng GDP 5,03% của cả nước. Đây chính là nguồn lực
quan trọng để tái đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung, kinh tế nông nghiệp
nói riêng.
31

Riêng khu vực nông thôn, KTNN có sự đóng góp quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Với 9/11 huyện là khu vực nông thôn, có tăng
trưởng kinh tế ổn định, tăng đều qua hằng năm; cơ cấu kinh tế - xã hội khu vực
nông thôn chuyển địch theo hướng CNH, HĐH và bước đầu đi vào xây dựng
nông thôn mới. Các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh ở khu vực
nông thôn, tạo điều kiện để thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Phát triển KTNN
trên địa bàn Tỉnh gắn liền với phát triển nông nghiệp là chủ yếu và cơ cấu nông
nghiệp đã được phát triển theo hướng hiện đại hoá, tốc độ tăng trưởng của ngành
nông nghiệp ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các
ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ là chủ yếu, nông - lâm - thủy sản
chiếm tỷ trọng thấp hơn. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo những quy luật của
quá trình công nghiệp hóa. Mức tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có tốc độ
bình quân cao đạt (19,1%/năm). Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế nông nghiệp của Đồng Nai.

Kết cấu hạ tầng toàn tỉnh khá phát triển và toàn diện. Trong đó, kết cấu
hạ tầng cơ sở khu vực nông thôn có sự phát triển và đầu tư đúng mức. Hệ
thống giao thông có trên 948,4 km đường các loại, đầu tư xây dựng hoàn
thiện các tuyến đường liên xã, 531,8 km. Hệ thống điện và lưới điện khá hoàn
chỉnh, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cung cấp điện an toàn, ổn định và chất
lượng phục vục cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của dân cư. Mạng lưới bưu
chính viễn thông đã thực hiện phủ sóng trên phạm vi toàn tỉnh; 100% thôn, xã
đều có hệ thống điện thoại, 100% xã vùng nông thôn được cáp quang hóa,
cung cấp dịch vụ thông tin di động, internet băng thông rộng và truyền số liệu
tốc độ cao, đảm bảo đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và liên lạc trực tiếp,
nhanh chóng và thuận lợi cho các vùng, khu vực. Hệ thống cơ sở giáo dục
được phát triển đồng bộ, mạng lưới y tế được tỉnh đầu tư phát triển khá mạnh,
đảm bảo phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh cho nhân dân. Có thể khẳng định
32

rằng, với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật; kinh tế - xã hội thuận lợi
sẽ là cơ sở, tiền đề, hậu thuẫn tích cực, có hiệu quả cho phát triển kinh tế nông
nghiệp ở Đồng Nai.

Tóm lại: Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cơ bản tạo thuận lợi
cho tỉnh Đồng Nai khai thác, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp
có hiệu quả.
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai những
năm qua
2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh
Đồng Nai
* Thành tựu phát triển KTNN ở tỉnh Đồng Nai
Một là, nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng đều và ổn định góp phần giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân,
thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đóng góp
to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp mặc dù gặp những khó khăn
do đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp dần, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh
phát sinh, giá vật tư tăng nhanh làm cho chi phí đầu vào tăng cao, trong khi giá
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không ổn định... Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy,
UBND, các cơ quan chức năng sở, ban, ngành đã tập trung chỉ đạo, đề ra các giải
pháp hiệu quả, phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng của
từng địa phương, từng vùng để khắc phục khó khăn, hạn chế thiệt hại và đưa sản
xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển ổn định, tăng
cả về diện tích, sản lượng và giá trị. Cụ thể:
Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân là
5,6% trong giai đoạn 2006 - 2011 (kế hoạch tăng là 5,2%); trong đó nông nghiệp
tăng 4,9%, lâm nghiệp tăng 11,7%, thủy sản tăng 12%. [39,Tr.03] Năm từ 2010 -
33

2013, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp gặp một số khó khăn như dịch bệnh phát
sinh, giá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giảm, trong khi giá vật tư nông nghiệp
(xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu) và giá thức ăn giá súc, gia cầm tăng cao; đất
sản xuất nông nghiệp thu hẹp để chuyển sang phát triển các ngành phi nông
nghiệp. Nhưng nhờ tập trung làm tốt việc phòng chống dịch hại trên cây trồng,
tiêu độc, khử trùng chuồng trại, tiêm phòng cho gia súc gia cầm, đẩy mạnh các
hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp; chú trọng thực hiện chương trình phát
triển cây trồng, vật nuôi chủ lực của từng địa phương... nên sản xuất nông nghiệp
tiếp tục phát triển ổn định, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế,
nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn tỉnh Đồng Nai.
Sản xuất nông nghiệp và thủy sản dần đi vào chiều sâu với năng suất, chất
lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên. Năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp
giá thực tế (trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ) thu được trên 1 ha đất sản xuất nông
nghiệp bình quân đạt 57,13 triệu đồng/ha tăng 3,1 lần so với năm 2005, hệ số sử
dụng đất nông nghiệp tăng từ 1,27 lần lên 1,37 lần. Theo đó, giá trị sản xuất nông
- lâm - thủy sản năm 2010 đạt 7.791,820 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất nông
nghiệp là 7.021 tỷ đồng (trồng trọt là 4.564,950 tỷ đồng; chăn nuôi là 2.166,550 tỷ
đồng). Năm 2011 (theo giá cố định 1994) là 8.248,7 tỷ đồng, tăng 4,9% so với
năm 2010. Năm 2012 là 8.561,8 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2011. 6 tháng đầu
năm 2013 là 4.147 tỷ đồng, tăng 3,5% so cùng kỳ; cả năm 2013 là 8.861 tỷ đồng,
tăng 3,5% so với năm 2012. Tốc độ tăng bình quân 3 năm 2011-2013 là 4,1%.
Riêng về nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bình quân
3 năm 2011 - 2012 là 4,2%. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng
sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập của người nông
dân. Cơ cấu cây trồng được chuyển đổi theo lộ trình kế hoạch.
Về trồng trọt, nhiều diện tích trồng lúa đã được chuyển đổi sang trồng bắp
và các cây lương thực khác nhằm thích ứng với điều kiện thiếu nước về mùa khô.
34

Sâu bệnh hại cây trồng hàng năm có phát sinh nhưng đều được xử lý kịp thời;
người nông dân đã thực hành sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Viet GAP, tưới nước tiết kiệm, bón phân qua
đường ống…. Do chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, cung ứng kịp
thời phân, thuốc, giống, củng cố hồ đập, tổ chức nạo vét kênh mương và triển khai
sâu rộng công tác khuyến nông nên hầu hết năng suất các loại cây trồng chủ yếu
năm 2012 tăng khá so với năm 2010 như: lúa đạt 50,16 tạ/ha, tăng 7,89%; bắp đạt
64,13 tạ/ha, tăng 8,45%; mỳ đạt 246,04 tạ/ha, tăng 0,87%; rau các loại đạt 246,04
tạ/ha, tăng 4,39%; xoài đạt 94,79 tạ/hạ, tăng 0,3%; sầu riêng đạt 78,98 tạ/ha tăng
12,5%; cà phê đạt 18,43 tạ/ha, tăng 2,4%; tiêu đạt 20,77 tạ/ha, tăng 0,6%; điều đạt
11,01 tạ/ha, tăng 8,9%...
Cơ cấu diện tích gieo trồng thay đổi theo hướng tăng diện tích các cây công
nghiệp lâu năm như điều, hồ tiêu, cà phê... và các cây ăn quả đặc sản như sầu
riêng, xoài, bưởi.... giảm diện tích các cây hàng năm trong đó lúa giảm khoảng 10
nghìn ha. Do năng suất tăng nên sản lượng lúa năm 2011 vẫn được duy trì khá ổn
định ở mức 336.223 tấn. Thực hiện Chương trình phát triển các loại cây trồng, vật
nuôi chủ lực giai đoạn 2006 - 2010, toàn tỉnh đã hình thành một số vùng chuyên
canh cây trồng chủ lực như vùng bưởi Tân Triều (Vĩnh Cửu); xoài La Ngà, Phú
Ngọc (Định Quán), Xuân Hưng, Suối cao (Xuân Lộc); sầu riêng Long Khánh,
Xuân Lộc; cà phê Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Khánh; hồ tiêu Xuân Thọ (Xuân
Lộc), Tân Phú. Năm 2011, sản lượng cà phê nhân đạt 31.393 tấn, hạt điều 50.074
tấn, tiêu hạt 13.318 tấn, cao su mủ khô 41.497 tấn.
Về chăn nuôi, những năm qua mặc dù chịu ảnh hưởng của những khó khăn
chung do dịch bệnh phát sinh thường xuyên, giá tiêu thụ sản phẩm giảm, trong khi
giá thức ăn tăng nhanh, nhưng nhờ thực hiện các biện pháp khuyến khích phát
triển các mô hình chăn nuôi đa dạng và tiên tiến, tích cực áp dụng kỹ thuật nên
vẫn duy trì được tổng đàn gia súc, gia cầm. Năm 2011, đàn heo đạt 1.329,32
35

nghìn con, tăng 56,32 nghìn con (tăng 4,4%) [39, tr.224]. Chăn nuôi cơ bản phát
triển theo hướng tập trung, hình thành phương thức chăn nuôi công nghiệp, bán
công nghiệp tăng khả năng giữ gìn vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh
cho gia súc, gia cầm. Chất lượng đàn giống được nâng lên, đa số giống gốc được
ngoại nhập. Chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh, số lượng gia cầm tăng từ gần 4,65
triệu con lên 9,3 triệu con, trong đó gà chiếm 8,9 triệu con. Chăn nuôi trâu, bò có
chiều hướng giảm do giá thức ăn chăn nuôi tăng và diện tích chăn thả thu hẹp, số
lượng trâu, bò giảm từ 92,7 nghìn con xuống 84,6 nghìn con trong đó bò có gần
80,7 nghìn con.
So sánh năm 2010 với năm 2006, sản lượng thịt heo hơi tăng từ 132.613
tấn năm 2006 lên 197.406 tấn năm 2010. Đàn dê tăng lên 47,8 nghìn con. Sản
lượng thịt hơi gia súc xuất chuồng và thịt gia cầm giết bán vẫn tăng bình quân
5,1%/năm, đạt khoảng 201 nghìn tấn trong năm 2010. Tổng sản lượng thịt hơi
xuất chuồng và thịt giết mổ các loại gia súc, gia cầm năm 2011 đạt 222.564 tấn;
năm 2012 đạt 234.935 tấn, đáng chú ý là thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 116 tấn, thịt
bò hơi xuất chuồng đạt 5.541 tấn, thịt heo hơi xuất chuồng 177.871 tấn, thịt gia
cầm giết mổ 51.407 tấn.
Đối với thủy sản, phong trào nuôi trồng thủy sản trong tỉnh phát triển khá
mạnh với các phương thức nuôi phong phú, có sự đầu tư lớn và nhờ thị trường
tiêu thụ thuận lợi nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất chủ yếu là
nuôi trồng thủy sản chiếm trên 90% giá trị sản xuất toàn ngành. Diện tích nuôi
trồng thủy sản toàn tỉnh năm 2011 đạt 33.063 ha, tăng không nhiều so với năm
2006 (2528 ha), trong đó chủ yếu là diện tích nuôi nước ngọt với 31.433 ha (tăng
1880 ha). Năm 2010, tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt đạt 39,6
nghìn tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng chiếm 91,2% với đối tượng nuôi chủ yếu
là các giống cá nước ngọt có nhu cầu thị trường lớn. Năm 2011, sản lượng thủy
sản nuôi trồng tăng khá nhanh đạt 37.582 tấn, tăng 28% so với năm 2006, trong
36

đó sản lượng cá đạt 33.134 tấn, tăng 61,2%; sản lượng tôm đạt 4448 tấn, tăng 3,5
lần [42, tr.59]. Tính tổng sản lượng thủy sản cả nuôi trồng và đánh bắt năm 2011
đạt 42.758 tấn và năm 2012 đạt 43.933 tấn.
Đối với lâm nghiệp, do thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ
phòng chống cháy rừng và tích cực trồng rừng, trong những năm qua, được sự chỉ
đạo tập trung quyết liệt của tỉnh, sự phối hợp giữa các ngành, địa phương, đơn vị
liên quan trong việc tuyên truyền, giáo dục, tuần tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các
vi phạm đã mang lại kết quả tích cực trong công tác bảo vệ rừng. Diện tích rừng
được quản lý bảo vệ tốt, tình hình vi phạm về quản lý rừng giảm so với trước,
không xảy ra vi phạm có tính chất nghiêm trọng, phức tạp. Hoạt động khai thác,
mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản, gây nuôi động vật hoang đã được hướng
dẫn, kiểm tra ngày càng chặt chẽ, từng bước đi vào nề nếp, trật tự theo quy định.
Công tác phát triển rừng được quan tâm đúng mức, từ năm 2006 đến nằm
2011 đã trồng mới được 10.875 ha rừng tập trung, diện tích rừng trồng phân tán là
3343 ha; diện tích rừng được chăm sóc là 43.960 ha. Tổng diện tích rừng toàn tỉnh
tăng từ 155.225 ha (năm 2006) lên 168.805 ha (năm 2011); trong đó rừng tự nhiên
là 111.633 ha (chiếm 66,13%); rừng trồng là 57.172 ha (chiếm 33,87%). Tỷ lệ che
phủ rừng và che phủ cây xanh được duy trì ổn định, đến năm 2011 tỷ lệ che phủ
rừng toàn tỉnh đạt 29,76%, đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra; tỷ lệ cây xanh đạt
54,5% [19, tr.59].
Về giải quyết việc làm: Xét trên địa bàn toàn tỉnh, từ năm 2008-2010 đã
giải quyết việc làm cho 236.112 lượt lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ
2,6% cuối năm 2010 xuống mức 2,57% vào cuối năm 2012. Năm 2013 tỷ lệ thất
nghiệp thành thị là 2,54%. Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn từ
89% vào cuối năm 2010 lên 90,5% vào cuối năm 2013. Năm 2011-2013, tỉnh đã
giải quyết việc làm cho 158.114 lao động ở khu vực nông thôn. Giải quyết việc
làm thông qua các chương trình kinh tế - xã hội là 150.114 người, trong đó có
37

105.000 lao động từ nông thôn đến các khu công nghiệp làm việc và các dịch vụ
phi nông nghiệp, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội khác 45.114 người.
Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm từ nguồn vốn Chương trình 120 là
8.000 người. Tính đến tháng 6/2013, đã tổ chức chiêu sinh và dạy nghề cho
29.853 lao động nông thôn, trong đó có 18.201 người học nghề phi nông nghiệp
và 11.652 người học nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Về công tác đào tạo, dạy nghề: Trong năm 2008-2011 đã tuyển mới, đào
tạo, dạy nghề cho 173.449 lao động; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh
từ 52% cuối năm 2010 lên 58% vào cuối năm 2012; ước thực hiện năm 2013 tỷ lệ
lao động qua đào tạo là 60%. Năm 2011-2013 đã tổ chức chiêu sinh và dạy nghề
cho 34.661 lao động nông thôn với tổng số tiền là 62.390.000.000 đồng, trong đó
có 20.785 người học nghề phi nông nghiê ̣p chiếm 59,96% và 13.876 người học
nghề thuô ̣c lĩnh vực nông nghiê ̣p chiếm 40,04%. Tỷ lệ có việc làm sau khi học
nghề của các khóa đạt từ 70-75%. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khu vực
nông thôn từ 43,5% năm 2010 lên 49% cuối năm 2013. Trong đó, đối với 34 xã
xây dựng nông thôn mới dự kiến đến năm 2015 sẽ hoàn thành 19/19 tiêu chí và tỷ
lệ lao động qua đào tạo ở khu vực nông thôn đạt 48,1% vào cuối năm 2013 và có
31/34 xã đã đạt được tỷ lệ này.
Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2011 cho thấy chất lượng
nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp, nhất là khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động không
có chuyên môn kỹ thuật chiếm 42% - 50%; lao động nông nhàn còn lớn, chỉ mới
sử dụng 60% quỹ thời gian trong năm. Nhìn chung nguồn lao động ở nông thôn
của tỉnh rất dồi dào, đây là một lợi thế nhưng cũng là sức ép đối với nền kinh tế.
Vì vậy, những kết quả nêu trên là thành tích rất đáng trân trọng. Đóng góp vào
thành tích này phải kể đến sự cố gắng vượt bậc của các cơ sở dạy nghề nhất là các
cơ sở dạy nghề nông thôn trong tỉnh. Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 8.284 cơ
sở nghành nghề nông thôn, tăng 4% so với năm 2011, giải quyết công ăn việc làm
38

cho 30.404 lao động nông thôn tăng 3%, giá trị sản lượng ước đạt 1.945.680 triệu
đồng tăng 6% so với năm 2011. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã Long
Khánh, thành phố Biên Hoà tập trung thực hiện 9 dự án đã được phê duyệt với
tổng vốn đầu tư khoảng 30,890 tỷ đồng như: Đề án khôi phục và phát triển nghề
dệt thổ cẩm của người Châu Mạ huyện Tân Phú; Đề án phát triển nghề gỗ mỹ
nghệ trên địa bàn huyện Trảng Bom giai đoạn 2008 - 2013; Đề án phát triển nghề
mây tre đan trên địa bàn huyện Định Quán giai đoạn 2008 - 2013; Đề án khôi
phục và phát triển nghề đúc gang trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu; Đề án khôi phục
và phát triển nghề sản xuất, chế biến nấm các loại trên địa bàn thị xã Long Khánh;
Đề án Duy trì và phát triển nghề tre trúc trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu giai đoạn
2011-2015; Đề án phát triển nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Xuân Lộc giai
đoạn 2011-2015; Đề án khuyến công tại các khu tái định cư; Đề án phát triển
nghề dệt lưới xã Suối Nho, huyện Định Quán giai đoạn 2011 - 2015.
Về giảm nghèo: Thực hiện chủ trương giảm nghèo của Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh, năm 2005, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-HĐND
và năm 2011 đã ban hành Nghị quyết số 176/NQ-HĐND về chương trình giảm
nghèo trên địa bàn. Điều này cho thấy, công tác giảm nghèo đã được tỉnh quan
tâm thực hiện từ rất sớm. So với chuẩn nghèo được HĐND tỉnh quy định tại Nghị
quyết số 176/NQ-HĐND áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, ở Đồng Nai thì khu
vực thành thị thu nhập từ 850.000 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn thu nhập
từ 650.000 đồng/người/tháng trở xuống, toàn tỉnh có 42.520 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ
6,62% so với tổng số hộ dân [39, tr.5-6]; năm 2012 toàn tỉnh có 22.517 hộ nghèo,
chiếm 3,5% so với hộ dân. Đến cuối năm 2012, giảm khoảng 9.160 hộ nghèo (giảm
1,42%), hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,5% vào cuối năm 2012, đạt 100,98% so với kế
hoạch năm. Cụ thể tỉnh đã thực hiện lồng ghép hỗ trợ cho 11.410 lượt lao động hộ
nghèo được tập huấn khuyến nông, biết cách làm ăn phát triển sản xuất, phát triển
ngành nghề với kinh phí thực hiện 11.529 triệu đồng. So với kế hoạch đạt 103% về số
39

lượt hộ nghèo được hướng dẫn cách làm ăn và 74% về số tiền thực hiện. Trong 4 năm
2006 - 2009, dạy nghề cho 5.591 người nghèo với kinh phí 6.113 triệu đồng; trong đó
dự án dạy nghề riêng cho người nghèo đã dạy nghề cho 350 người nghèo với kinh phí
415 triệu đồng, so với kế hoạch đạt 281% lượt người được đào tạo nghề và 229% kinh
phí thực hiện.
Năm 2011- 2013, toàn tỉnh đã tổ chức cho gần 16.755 lượt hộ nghèo vay
vốn, với số tiền 239.783 triệu đồng để phát triển sản xuất; đồng thời đã tổ chức
dạy nghề cho 1.839 người nghèo với kinh phí 4 tỷ đồng; cấp 337.876 thẻ BHYT
miễn phí cho người nghèo với số tiền 148 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh đã thực hiện các
giải pháp như: miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác, vận động xây
dựng được 1.325 căn nhà tình thương và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả
cho các hộ nghèo. Sau 03 năm thực hiện giảm được 28.286 hộ và đưa tỷ lệ hộ
nghèo từ 6,22% năm 2011 còn 1,9% vào cuối năm 2013 và có 80/136 xã đạt tiêu
chí này.
Hai là, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tiến
bộ, hợp lí, tổ chức sản xuất kinh doanh của hợp tác xã và trang trại phát triển, cơ
cấu ngành nghề nông thôn chuyển dịch tích cực.
Trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
chiếm tỷ trọng 30,11% trong tổng GDP địa phương, trong đó riêng lâm nghiệp
1,31%, thủy sản 8,58%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm
65,02%; trong đó, cây hàng năm 22,8%; cây lâu năm, cây ăn trái 42,01%; sản
phẩm phụ trồng trọt 0,20%); chăn nuôi chiếm 30,86% (trong đó, gia súc 22,97%;
gia cầm 5,38%; chăn nuôi khác, sản phẩm không giết mổ và sản phẩm phụ chăn
nuôi 2,5%); dịch vụ chiếm 4,12%.
Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp tiếp tục theo xu hướng
tích cực, cơ cấu chăn nuôi đã tăng từ 27,35% năm 2006 lên 34,67% năm 2011;
trồng trọt có xu hướng tăng giá trị sản xuất cây lâu năm từ 59,41% lên 63,93%.
40

Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên 01 ha đất năm 2011 đạt
68,9 triệu đồng, tăng 2,56 lần so với năm 2006, trong đó giá trị trồng trọt đạt 66,05
triệu đồng, tăng 2,52 lần [42, tr.53]. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (ha)
năm 2013 đạt 85,58 triệu đồng/ha theo giá thực tế; tốc độ tăng bình quân giai đoạn
2010 - 2013 là 18,55%/năm theo giá thực tế; tốc độ tăng bình quân theo giá cố
định năm 1994 giai đoạn 2009 - 2013 là 7,7% (năm 2010 đạt 57,13 triệu đồng/ha).
vượt mục tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy đề ra (bình quân 4,2%/năm theo giá cố
định năm 1994). Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 32 triệu
đồng/người/năm, tăng 13,5 triệu đồng so với 2010 (năm 2010 đạt 18,5 triệu đồng/
năm).
Đối với các huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hộ nông thôn từ
nông - lâm - thủy sản sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ rõ rệt nhất là ở
huyện Trảng Bom và huyện Nhơn Trạch. Hai huyện này, số hộ nông - lâm - thủy
sản đều dưới 40% tổng số hộ nông thôn, đặc biệt huyện Nhơn Trạch chưa đến
30%. Tuy nhiên, ở các huyện Tân Phú, Định Quán, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc tốc độ
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hộ nông thôn từ nông lâm - thủy - sản sang công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ qua 5 năm 2006 - 2011 cũng có diễn ra nhưng ở mức
độ không đáng kể.
Cơ cấu hộ nông thôn phân theo thu nhập chính cũng có xu hướng chuyển
dịch tương tự theo ngành, nghề. Năm 2011, tỷ lệ hộ có nguồn thu nhập chính từ
nông - lâm - thủy sản chiếm 36,5% (giảm 14,66% so với năm 2006); tỷ lệ hộ có
nguồn thu nhập chính từ công nghiệp, xây dựng đạt 34,63% (tăng 12,02%); tỷ lệ có
nguồn thu nhập chính từ dịch vụ đạt 25,35% (tăng 2,33%) [39. tr.27]. Xu hướng
này diễn ra ở hầu hết các huyện nhưng với mức độ khác nhau.
Kinh tế nông nghiệp phát triển nên cơ cấu ngành, nghề của lao động nông
nghiệp, nông thôn chuyển dịch nhanh hơn so với cơ cấu ngành, nghề của hộ. Sự
chuyển dịch đó có liên quan trực tiếp đến quy mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu
41

lao động ở khu vực này. Năm 2011 số người trong độ tuổi có khả năng lao động ở
khu vực nông thôn là 965.772 người, tăng 200.271 người (tăng 26,16%) so với
năm 2006 (cả nước tăng 4,5% và khu vực Đông Nam Bộ tăng 19,13%). Tỷ lệ số
người trong tuổi lao động có khả năng lao động thực tế có làm việc trong 12 tháng
phân theo lao động chính năm 2011 như sau: lao động nông - lâm - thủy sản
chiếm 33,24%, giảm đáng kể so với mức 49,11% năm 2006; trong đó riêng ngành
nông nghiệp chiếm 32,16% (năm 2006 là 47,78%); tỷ trọng lao động công nghiệp,
xây dựng lần lượt ở các năm 2011, 2006 là 37,57%, 25,08%; tỷ lệ lao động dịch
vụ là 15,46% và 8,04% ở 2 năm tương ứng [39, tr.27].
Có thể khẳng định, Tỉnh đã xây dựng và hỗ trợ phát triển các hình thức
tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn nhất là phát triển
loại hình kinh tế hợp tác xã. Năm 2011-2013, toàn tỉnh đã thành lập mới 67
HTX, trong đó có 12 HTX thành lập mới trên địa bàn xã 34 xã nông thôn
mới. Củng cố 111 HTX; giải thể 24 HTX. Đến nay, toàn tỉnh có 255 HTX và
2 Liên hiệp HTX, với tổng vốn điều lệ gần 1.192 tỷ đồng với trên 76.100 xã
viên, giải quyết việc làm cho trên 7.100 lao động thường xuyên và lao động
thời vụ, trong đó có 80 hợp tác xã, 01 liên hiệp HTX phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Nhiều HTX đã mở rộng quy mô, phát triển đa ngành nghề, chú trọng
đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, xây dựng thương hiệu
cho sản phẩm nhờ đó nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, tăng giá trị
khi tiêu thụ, giúp sản phẩm các HTX thâm nhập vào thị trường thuận lợi. Các
HTX mới thành lập có quy mô lớn, đội ngũ cán bộ quản lý HTX có trình độ
năng lực và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Hoạt động của Quỹ trợ vốn
HTX đã giải quyết phần nào khó khăn về vốn cho các HTX. Kết quả đánh giá
đến cuối năm 2013, trên toàn tỉnh số hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có
hiệu quả đạt 73%; hợp tác xã trung bình 13% và hợp tác xã yếu, kém 8%; hợp
tác xã chưa xếp loại do mới thành lập chiếm 6% và có 98/136 xã đạt chỉ tiêu
42

này. Trong đó, đối với 34 xã xây dựng nông thôn mới đến năm 2015 hoàn
thành 19/19 tiêu chí, số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả đạt 74,8% và có
28/34 xã đạt chỉ tiêu này. [42,Tr.10]
Tổ hợp tác và câu lạc bộ trong nông nghiệp được chú trọng phát triển.
Trong 3 năm từ 2011 đến tháng 6/2013 đã thành lập mới 117 tổ hợp tác, giải thể
33 tổ hợp tác. Tính đến 31/12/2013 toàn tỉnh có 760 câu lạc bộ và tổ hợp tác với
19.500 thành viên tham gia và có 2.350 lao động làm việc trên diện tích đất sản
xuất đăng ký trên 15.540 ha; vốn góp là 1.745 triệu đồng. Toàn tỉnh hiện có 180 tổ
hợp tác đăng ký theo Nghị định 151/CP chiếm 23,7% trên tổng số câu lạc bộ, tổ
hợp tác của địa phương. Có 338 tổ hợp tác sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm theo
định kỳ; 290 tổ hợp tác sinh hoạt không định kỳ và 95 tổ hợp tác không sinh hoạt.
Trong đó, số tổ hợp tác trên địa bàn 34 xã xây dựng nông thôn mới là 235 tổ,
chiếm 32,5%. Hiện có 31/34 xã có tổ hợp tác chiếm tỷ lệ 91,2 % trên tổng số xã
xây dựng nông thôn mới; còn 3 xã chưa có tổ hợp tác gồm: Trị An (Vĩnh Cửu),
Long Thọ, Long Tân (Nhơn Trạch). Tỷ lệ tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả đạt
68% tăng 13% so với năm 2010 và có 93/136 xã đạt tiêu chí này. Trong đó đối
với 34 xã xây dựng nông thôn mới đến năm 2015 hoàn thành 19/19 tiêu chí, số tổ
hợp tác hoạt động có hiệu quả đạt 85,9% và có 32/34 xã đạt chỉ tiêu này.
Loại hình kinh tế trang trại phát triển khá. Thực hiện chủ trương phát triển
nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó khuyến khích phát triển kinh
tế hợp tác xã và kinh tế trang trại. Đến cuối năm 2011, trên toàn tỉnh mới chỉ có
1763 trang trại (theo tiêu chí quy định tại thông tư số 27/2001/TT-BNNPTN),
trong đó trang trại nông nghiệp là chủ yếu với 1177 trang trại chiếm 66,76% tổng
số trang trại toàn tỉnh. Số trang trại trồng trọt là 534, chiếm 30,27%; trang trại nuôi
trồng thủy sản là 20, chiếm 1,13% [42, tr.15]. Tại thời điểm này, tổng số lao động
thường xuyên của các trang trại là 6608 người, bình quân là 4 người/trang trại;
tổng diện tích đất của trang trại là 8381 ha, bình quân 4,75 ha/trang trại; doanh thu
43

trang trại năm 2011 là 4778 tỷ đồng, bình quân 2716 triệu đồng/trang trại; có 462
câu lạc bộ năng suất cao, với 12.560 thành viên, 174 tổ hợp tác với 4143 thành
viên tham gia.
Đến nay, toàn tỉnh hiện có 2.428 trang trại sản xuất và kinh doanh trong
lĩnh vực nông nghiệp. Tính đến ngày 31/12/2013 toàn tỉnh cấp được 734 giấy
chứng nhận kinh tế trang trại, chiếm 30,23% so với tổng số trang trại trên địa bàn
tỉnh. Các trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển các
loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tổ chức sản xuất quy mô lớn, hạn chế
tình trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nên những vùng sản xuất hàng hóa tập
trung với trình độ thâm canh cao, luôn gắn liền với chương trình phát triển cây
trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, khai thác và sử dụng một cách đầy đủ có hiệu quả
các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn.
Ba là, công tác tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu, giá trị xuất
khẩu nông - lâm - thủy sản tăng mạnh, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho
tỉnh.
Một số sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai đã tham gia thị trường
xuất khẩu tạo được uy tín cao như hạt điều Donafoods, xoài Suối Lớn.... Tăng
cường liên kết, hợp tác thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh
nghiệp chế biến như: Công ty Donafood, công ty Vedan, Dofico, các nhà máy chế
biến thức ăn gia súc… Các doanh nghiệp trên đã làm tốt công tác phối hợp tổ
chức và tham gia các hội chợ triển lãm để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm cây
trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương ra thị trường khu vực và thế giới. Đồng
thời, Sở Khoa học - Công nghệ đã triển khai và hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng
hóa trong nước cho 16 tổ chức, cá nhân; trong đó có 14 đơn vị sản xuất kinh
doanh trái cây, nấm, rau và 2 đơn vị chăn nuôi heo. Nhờ đó, bước đầu đã nâng cao
nhận thức về sở hữu trí tuệ, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và người
sản xuất kinh doanh nông sản, góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản
phẩm nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai.
44

Bốn là, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào
sản xuất nông nghiệp của địa phương bước đầu đạt kết quả tốt.
Đã tổ chức tốt việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào quá trình trồng trọt, từ
khâu nhân giống đến trồng, chăm sóc và thu hoạch. Công tác nhân giống đã đạt
được kết quả khá tốt; đã xây dựng và thực hiện bộ qui trình trồng, thâm canh các
loại cây chủ lực trên địa bàn tỉnh theo công nghệ cao; nhân giống vô tính, ghép cải
tạo nâng cao năng suất, chất lượng giống…đối với cây lúa, cây công nghiệp, cây ăn
trái, như: Giống lúa OM 6162, OM 4900… cà phê TR4, TR5, TR9… Đã ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật mới trong phòng trừ dịch hại tổng hợp; sản xuất theo quy trình
VietGAP, xử lý ra hoa trái vụ, sử dụng hệ thống tưới phun, tưới tiết kiệm kết hợp
bón phân qua đường ống cho cây trồng với quy trình công nghệ cao nên tiết kiệm
được 40-50% lượng nước tưới, giảm 10-15% lượng phân bón, tăng năng suất 15-
20%, giảm tỉ lệ sâu bệnh. Hiện nay đã có gần 5.000/15.000 ha cây ăn trái và cây
công nghiệp dài được ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trên trong sản xuất. Trong
chăn nuôi, đã triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao trong chăn nuôi
chọn giống vật nuôi và ứng dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi.
Đã đưa khoa học và công nghệ vào xây dựng cánh đồng lúa chất lượng
cao: Kết quả triển khai trong vụ Đông Xuân 2011-2012 tại xã Tân An huyện Vĩnh
Cửu (đây là xã có diện tích canh tác lúa lớn với 1.300 ha; chiếm 50% diện tích
canh tác đất nông nghiệp). Với diện tích đã thực hiện trên 10 ha, cho năng suất
6,5-7,0 tấn/ha, cao hơn 1,2 tấn so với năng suất theo tập quán trước đây của nông
dân, giảm chi phí sản xuất từ 0,7-1 triệu đồng/ha. Tiếp tục được mở rộng Vụ
Đông Xuân 2012-2013 tại xã Tân An được nhân rộng ra 56,7 ha với 30 hộ tham
gia, kết quả năng suất đạt 7-7,5 tấn/ha, lợi nhuận đạt 20 triệu đồng/ha. Vụ mùa
2012 triển khai tại xã Long Phước huyện Long Thành 5 ha; xã Xuân Phú huyện
Xuân lộc 5 ha, xã Phú Vinh huyện Định Quán 5 ha. Kết quả năng suất đạt từ 6,5-
7,0 tấn/ha, lợi nhuận đạt 18-20 triệu đồng/ha. Trong vụ Đông Xuân sớm 2012-
45

2013 tại xã Phú Thanh huyện Tân Phú thực hiện 70 ha với 130 hộ tham gia, năng
suất bình quân đạt 7,58 tấn/ha, lợi nhuận 27,7 triệu đồng/ha và đang tiếp tục triển
khai vụ Hè Thu sớm năm 2013 [42,Tr.7]. Bên cạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa
học, việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp cũng được thực hiện tốt.
Đến nay, nhiều loại cây trồng đã được thực hiện cơ giới hóa ở mức khá cao,
như: cây lúa, khâu làm đất cơ giới hóa 100% diện tích; thu hoạch đạt 20%;
khâu phơi sấy đạt 5% sản lượng. Cây bắp, khâu làm đất đạt 98%; khâu tách
hạt đạt 60%,...Các loại máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn hiện nay đã được áp dụng là: Máy kéo 986 cái, máy phát điện
1.250 cái, máy bơm nước 2.995 cái, máy sấy các loại, máy gặt đập liên hợp
71 cái, máy tuốt lúa, máy chế biến thức ăn gia súc 593 cái, bình phun thuốc có
động cơ 1.472 cái, tàu thuyền có động cơ 20 cái, máy chế biến thủy sản 61
cái, máy chế biến gỗ 9 cái. Việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp đã giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp
trong thời gian qua. [42,Tr.7,8]
Vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong nông
nghiệp đạt khá; nguồn vốn đa dạng. Triển khai 06 dự án thuộc Chương trình nông
thôn miền núi giai đoạn 2008-2013. Quản lý, triển khai thực hiện 41 đề tài, dự án
nông nghiệp cấp tỉnh. Tổng kinh phí ước là 52 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách
Trung ương là 5 tỷ đồng, ngân sách địa phương (tỉnh) 45 tỷ đồng, vốn khác và
nông dân đóng góp là 2 tỷ đồng. Các dự án như: Xây dựng và phát triển mô hình
cây thanh long ruột đỏ có hiệu quả cao tại huyện Trảng Bom; xây dựng mô hình
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa tại hai xã
vùng sâu Mã Đà và Phú Lý huyện Vĩnh Cửu; xây dựng mô hình sản xuất nấm
theo hướng Gap tại huyện Cẩm Mỹ... Quản lý, triển khai thực hiện 09 đề tài, dự
án nông nghiệp cấp huyện. Tổng kinh phí ước giải ngân đến cuối năm 2013 là 6,5
tỷ đồng. Trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh là: 2,25 tỷ
46

đồng; kinh phí sự nghiệp KH&CN cấp huyện là 2,25 tỷ đồng, nông dân đóng góp
01 tỷ đồng. Các đề tài nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất nhằm ổn định chất
lượng và an toàn thực phẩm theo quy chuẩn ASEAN GAP đối với bưởi và sầu
riêng hàng hóa sản xuất tại Đồng Nai. Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ
bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu (piper nigrum) tại tỉnh Đồng Nai;
nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi trồng nấm thực phẩm bạch hương Lentinula
Platinedodes phát hiện ở vườn quốc gia Cát Tiên....
Năm là, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sản xuất nông
nghiệp góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.
Về thủy lợi. Hiện nay, toàn tỉnh có 111 công trình thủy lợi đang hoạt động,
với 15 hồ chứa, 51 đập dâng, 32 trạm bơm, 13 công trình tạo nguồn, ngăn mặn,
tiêu thoát lũ. Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã và đang phát huy hiệu
quả, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế nông
nghiệp của địa phương nói riêng. Kết quả cụ thể như sau:
Đối với 136 xã trong tỉnh, tổng vốn đầu tư thủy lợi năm 2011-2013 là
103.713 triệu đồng, trong đó ngân sách địa phương là 102.329 triệu đồng; nhân
dân đóng góp 1.384 triệu đồng. Để thực hiện xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp
15 công trình đập nước và hồ chứa nước, 9 trạm bơm, 20 cống thoát nước, 44
công trình kiên cố hóa kênh mương nội đồng cho các xã có nhu cầu cấp thiết
nhằm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Với 34 xã năm 2015 đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới , hệ thống thủy lợi
phục vụ cho phát triển sản xuất và dân sinh trên địa bàn có 34/34 xã đạt bằng 100%.
Tỷ lệ km kênh mương nội đồng do xã quản lý được kiên cố hóa đạt 75,2% và 27/34
xã đạt tiêu chí. Tổng vốn đầu tư cho phát triển thủy lợi với 34 xã xây dựng nông
thôn mới trong 03 năm 2011-2013 là 48.725 triệu đồng từ ngân sách để thực hiện
xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp 10 công trình đập nước, mương thoát nước và
47

hồ chứa nước; 35,1 km kiên cố hóa kênh mương nội đồng cho các xã có nhu cầu
cấp thiết nhằm phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, công tác bảo vệ môi trường
đã được các ngành, các cấp và cộng đồng quan tâm thực hiện; Nhiều nhiệm vụ, giải
pháp được triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm,
cải thiện chất lượng môi trường. Bảo vệ môi trường trong phát triển nông nghiệp đã
được gắn với bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Ngành nông nghiệp đã tổ chức triển khai dự án “Nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn”, thông qua chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, số hộ có
chuồng trại hợp về sinh, số hộ có hố xí hợp vệ sinh tăng lên hàng năm. Đến nay,
tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 94,616%; hộ có chuồng trại
chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 82,6%, hộ có hố xí hợp vệ sinh đạt 93,03%. Tỷ lệ hộ
nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2011 là 92,08%; năm 2012 là
93,08% và năm 2013 đạt 93,8%.[ 39, tr.14].
Chú trọng giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp,
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các doanh nghiệp trên lưu vực
sông Thị Vải, sông Đồng Nai để bảo đảm chất lượng nguồn nước cho sinh hoạt và
sản xuất nông nghiệp. Hoàn thành việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ. Tổ chức kiểm tra, phân loại về môi trường theo Thông tư số 07/2007/TT-
BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với 423 cơ sở, công bố danh mục
123 cơ sở gồm 45 cơ sở ô nhiễm môi trường và 78 cơ sở ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng; kết quả, đã có 32/123 cơ sở được chứng nhận hoàn thành khắc
phục ô nhiễm.
* Nguyên nhân của những thành tựu phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh
Đồng Nai
48

Một là, Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trong
khu vực trục tam giác tăng trưởng kinh tế Đông Nam Bộ, là những thị trường lớn,
những trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật. Do đó, Đồng Nai có những thuận lợi
như: hấp dẫn của các nhà đầu tư, tiếp cận nhanh chóng những tiến bộ khoa học -
kỹ thuật, có điều kiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp; thuận lợi lớn về tiêu thụ
nông sản và tận dụng được năng lực của công nghiệp chế biến.
Hai là, Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và thổ nhưỡng phù
hợp với nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có thể phát triển nhiều loại cây trồng, vật
nuôi. Các vùng nông nghiệp của Đồng Nai có vị trí rất thuận lợi, kết cấu địa tầng
phù hợp với phát triển giao thông, công nghiệp chế biến tại chỗ, mà các địa
phương khác ít có được những điều kiện đó.
Ba là, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Đồng Nai đã nhận thức sâu sắc
các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế
nông nghiệp và vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của
địa phương. Cụ thể, đã có nghị quyết, kế hoạch tổ chức thực hiện khoa học, đúng
đắn, phù hợp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nông dân thực hiện tốt nhiệm vụ
phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Bốn là, Đồng Nai đã biết phát huy tối đa lợi thế là nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, đã sớm xác định cơ cấu kinh tế phù hợp với các tiểu vùng,
từng khu vực trong tỉnh, mạnh dạn đầu tư vốn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Đồng
thời đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường luôn tìm biện pháp phát huy có hiệu quả
các nguồn lực tại chỗ và thu hút đầu tư từ bên ngoài, không trông chờ và ỷ lại vào
Trung ương, đoàn kết nhất trí trong nội bộ, dám nghĩ, dám làm, huy động được
mọi nguồn lực của địa phương về nhân lực, vật lực, tài lực, sức mạnh của nhân
dân để tổ chức, thực hiện tốt chủ trương phát triển nông nghiệp và phát triển kinh
tế nông thôn, cải thiện đời sống của cư dân, xây dựng nông thôn mới.
49

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển kinh tế
nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai những năm qua
* Hạn chế
Một là, nông nghiệp tuy có chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa
nhưng chưa thực sự bền vững, giá trị sản xuất bình quân/ha đất canh tác chưa cao,
tỷ trọng dịch vụ trong ngành nông nghiệp còn thấp. Những năm qua, diện tích đất
nông nghiệp một mặt bị thu hẹp do quá trình chuyển đổi mục đích đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa và đô thị hóa; mặt khác đất nông nghiệp Đồng Nai vẫn bị
chia nhỏ, manh mún, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của việc sản xuất hàng hoá
lớn tập trung. Tiếp cận từ khía cạnh các thành phần kinh tế, trong kinh tế tập thể,
phần lớn HTX nông nghiệp hoạt động còn yếu. Việc tiêu thụ nông sản của HTX,
trang trại hiện nay còn khó khăn, sản xuất chưa gắn với chế biến, liên doanh liên
kết giữa 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả còn thấp… từ đó chưa
đủ sức cạnh tranh trong kinh tế thị trường.
Hai là, tốc độ xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật phục
vụ kinh tế nông nghiệp còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội ở khu vực nông thôn. Về giao thông, tỷ lệ nhựa hóa đường xã quản lý còn
thấp so với mục tiêu chương trình đề ra (44,6%/70% tiêu chí đề ra) nhất là hệ
thống giao thông ở các vùng sâu vùng xa. Về thủy lợi, công tác đầu tư xây dựng
cơ bản thủy lợi tiến hành chậm. Phần lớn các dự án công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng đều không hoàn thành làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu
quả. Về giáo dục, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong giáo dục mặc dù đã được
quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều trường tiểu học, trung
học chỉ đáp ứng được phòng học cho học sinh, các phòng chức năng khác như
phòng y tế, phòng bộ môn, phòng đa năng chưa được đầu tư đạt chuẩn. Một số địa
phương còn nhiều trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đạt chuẩn với
dịch tích đất đai theo quy định. Về văn hóa, công tác xã hội hóa trên lĩnh vực văn
hóa, thể thao, du lịch khu vực nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 05 của Chỉnh
50

phủ còn gặp nhiều khó khăn, chưa có bước đột phá và thiếu bền vững. Việc xây
dựng các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở gặp nhiều trở ngại, vướng mắc nhất là
về kinh phí và quỹ đất, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng xã nông thôn mới.
Ba là, vấn đề công bằng xã hội trong phát triển kinh tế nông nghiệp còn
nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Phát triển KTNN
bền vững là cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, vẫn còn
tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo ở nông thôn, miền núi và phát sinh nghèo mới ở vùng
đô thị hóa do chính sách chưa đồng bộ. Trong đầu tư cho vùng nghèo, vùng nông
thôn phát triển còn thiếu sự cân đối giữa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với
đầu tư kết cấu hạ tầng. Còn thiếu cơ chế kích thích tính chủ động, tự lực vươn lên
của người nghèo và cộng đồng vùng nghèo. Đời sống vật chất tinh thần của dân
cư nông thôn ở nhiều vùng còn khó khăn; chất lượng và mức hưởng thụ văn hóa
của dân cư vùng nông thôn còn thấp chưa tương xứng với tốc độ phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
Bốn là, tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực kinh tế nông nghiệp,
nông thôn ở nhiều nơi còn chưa được khắc phục. Trong phát triển kinh tế nông
nghiệp, thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nông nghiệp với bảo vệ
môi trường sinh thái. Do chạy theo lợi ích trước mắt mà hoạt động sản xuất
nông nghiệp đang lệ thuộc quá nhiều vào các loại hóa chất; đồng thời, do trình
độ nhận thức của người sản xuất còn hạn chế nên trong quá trình sản xuất, các
yếu tố đầu vào đã bị sử dụng một cách thiếu tổ chức, thiếu khoa học. Trong tất
cả các khâu của quá trình sản xuất đều thấy có sự tham gia của các loại hóa
chất ngay từ khâu làm giống cho đến khi thu hoạch... Việc sử dụng phân bón
hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng một
cách tuỳ tiện trong nông nghiệp đã có dấu hiệu vượt quá giới hạn cho phép của
môi trường sinh thái, đang làm cho một số diện tích đất canh tác được coi là
“Có vấn đề suy thoái”. Tài nguyên nước cũng đứng trước nguy cơ suy thoái
51

mạnh; nước ngầm ở một số vùng bị cạn kiệt vào mùa khô do khai thác quá
mức. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm bởi hóa chất. Việc sử dụng dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật và phân hóa học trong nông nghiệp cùng với việc không kiểm
soát được chất thải từ một số cơ sở chăn nuôi đã ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường và không khí xung quanh.
* Nguyên nhân hạn chế trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đồng Nai
Một là, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành diễn ra nhanh chóng và theo
hướng tích cực trong khi quá trình đổi mới cách thức sản xuất trong khu vực nông
nghiệp, nông thôn còn chậm chậm, việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật
vào sản xuất còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất nông
nghiệp hàng hóa.
Hai là, quá trình hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm từ khu vực nông
thôn, đặc biệt là nông nghiệp còn chậm, không đồng bộ, chưa tạo động lực mạnh
mẽ để phát triển KTNN. Mặt khác, giá cả vật tư đầu vào còn cao; trong khi giá
bán nông phẩm trong những năm qua lại có xu thế giảm, không ổn định nên sức
cạnh tranh sản phẩm từ khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa cao làm hạn chế
đầu tư sản xuất, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn.
Ba là, công tác điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng chưa kịp thời; chậm điều
chỉnh quy hoạch để phù hợp với tình hình thực tiễn và diễn biến của thị trường; quy
hoạch phát triển thiếu đồng bộ, đầu tư manh mún, nhỏ lẻ, chưa mang tính tổng thể
gắn kết giữa các vùng, các địa phương với trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh và khu
vực. Việc xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn mới ở
dạng định hướng ở cấp tỉnh, thiếu cụ thể hóa ở cấp huyện và nhất là ở cơ sở. Các
định hướng phát triển thường thiếu yếu tố về thông tin thị trường, vốn, công nghệ,
nhân lực và chậm có sự điều chỉnh do sự biến động các yếu tố trên. Vì vậy, định
hướng còn mang tính hình thức, ít có ý nghĩa khi chỉ đạo thực hiện. Một số diện
52

tích đất nông nghiệp chuyển sang quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, đô thị và
dân cư phá vỡ quy hoạch thủy lợi ở nhiều vùng sản xuất dẫn đến úng, hạn cục bộ,
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tình trạng xã lập quy hoạch chưa bám sát
quy hoạch của huyện, huyện chưa bám sát quy hoạch của tỉnh còn phổ biến. Do
đó chưa tạo được sự đồng bộ và nhất quán cao trong tổ chức thực hiện. Việc quy
hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới còn chưa có sự kết hợp chặt
chẽ với quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp tại chỗ, tạo việc làm mới và chuyển
đổi nghề cho nông dân.
Bốn là, nhận thức về yêu cầu phát triển KTNN bền vững trong tầng lớp
nhân dân còn hạn chế. Để phát triển KTNN, Tỉnh ủy cùng với UBND, HĐND
tỉnh đã ban hành các chủ trương, chính sách, nghị quyết để phát triển kinh tế xã
hội nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, công tác
tuyên truyền, vận động nhân dân chưa làm tốt, còn dàn trải, thiếu trọng tâm,
trọng điểm, còn mang tính hình thức. Do đó, một số ngành, địa phương và phần
lớn nhân dân nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp
chưa đầy đủ. Điều đó, làm cho công tác xây dựng quy hoạch, đề án, dự án, triển
khai thiếu đồng bộ, đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp; việc dồn điền, đổi thửa
giữa các nông dân khó khăn, nên quy mô sản xuất chưa đáp ứng được với yêu
cầu của sản xuất kinh tế nông nghiệp.
Năm là, chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất nông nghiệp còn thấp
đáp ứng chậm so với yêu cầu phát triển. Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong
khu vực nông thôn tuy đạt nhiều tiến bộ so với các năm trước nhưng trình độ
chuyên môn của lao động nông thôn còn thấp trước yêu cầu sản xuất nông nghiệp
hàng hóa lớn trong nền kinh tế thị trường. Trong nông nghiệp, năng lực trình độ
cán bộ khoa học - kỹ thuật trực tiếp tham gia chỉ đạo sản xuất hướng dẫn nông
dân còn hạn chế. Số cán bộ đại học nông nghiệp đang trực tiếp tham gia sản xuất
nông nghiêp tại hộ nông dân, các trang trại, các cơ sở quốc doanh thấp. Các chủ
53

trang trại hầu hết chưa qua đào tạo trung cấp mà chủ yếu học tập thông qua thực
tiễn và hệ thống khuyến nông tập huấn nên kiến thức cơ bản của nghề nghiệp, khả
năng tiếp cận và xử lý thông tin thị trường còn yếu. Ở các hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã qua đào tạo trung cấp trở lên mới đạt thấp.
Sáu là, sự phối hợp theo mô hình liên kết “Bốn nhà”: Nhà nước, nhà
doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông chưa hiệu quả. Khả năng thích ứng
trong cơ chế thị trường của dân cư nông thôn ở Đồng Nai chưa cao, khi gặp
giá cả thất thường thì việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi chưa phù hợp. Tính
liên kết giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp chưa bền vững, hiện tượng phá
vỡ “hợp đồng” thường xuyên diễn ra; việc ứng dụng những thành tựu KH-CN
hiện đại vào trong qua trình sản xuất còn hạn chế; hộ nông dân tiếp cận vốn
vay ngân sách còn gặp nhiều khó khăn.
2.2.3. Những vấn đề cần giải quyết nhằm phát triển kinh tế nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đồng Nai hiện nay đã và đang gặp
phải những trở ngại cần được xem xét, giải quyết đó là:
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn với khả năng có hạn về trình độ nguồn nhân lực và vốn
Phát triển kinh tế nông nghiệp tất yếu phải đẩy nhanh quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đó là nội dung quan trọng trong quá trình thực
hiện thành công CNH, HĐH và phát triển bền vững của Tỉnh nhà, để đạt mục tiêu
đến năm 2015 tỉnh Đồng Nai cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện
đại. Động lực của quá trình ấy, chính là KH-CN, việc nghiên cứu và ứng dụng các
thành tựu KH-CN hiện đại là yêu cầu quan trọng đối với CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn và phát triển KTNN. Vì vậy, phải đẩy nhanh việc nghiên cứu
và ứng dụng các thành tựu KH-CN hiện đại vào sản xuất, đặc biệt ở khu vực nông
thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trở
ngại lớn nhất trong việc ứng dụng các thành tựu KH-CN là sự hạn chế về trình độ
54

nguồn nhân lực và nguồn vốn hạn hẹp đầu tư vào phát triển kinh tế nông nghiệp.
Nhân lực nông nghiệp ở Đồng Nai hiện nay chất lượng còn thấp, tỷ lệ được đào
tạo còn ít dẫn đến khó khăn khi tiếp cận và sử dụng các công nghệ hiện đại vào
quá trình sản xuất.
Vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất và là điều kiện để đầu tư
các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm, hạn chế gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Vấn đề đặt ra là phải tạo
nguồn vốn và từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đẩy nhanh việc
nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào các khâu
của quá trình sản xuất trong khu vực nông nghiệp.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng kinh tế nông nghiệp với bảo
vệ tài nguyên, môi trường sinh thái
Do chạy theo mục tiêu lợi nhuận và do nhận thức của người dân chưa cao
mà ở Đồng Nai trong hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ nói
chung và nông nghiệp nói riêng, các yếu tố đầu vào đã bị sử dụng thiếu tổ chức,
thiếu khoa học gây tác động đến môi trường. Các khu, các cụm công nghiệp trên
địa bàn nông thôn tỉnh Đồng Nai xả chất thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi
trường, ra các con sông làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế nông nghiệp. Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kéo dài, trì trệ cũng
một phần làm ô nhiễm nguồn không khí; việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo
vệ thực vật chưa đúng kỹ thuật đã gây tồn dư nhiều hóa chất độc hại trong môi
trường đất và môi trường nước, nhiều vùng chăn nuôi tập trung chưa có hệ thống
thu gom và xử lý chất thải. Tình trạng đó đã làm ảnh hưởng lớn đến tính bền vững
trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, gắn kết giữa tăng trưởng với bảo vệ
tài nguyên môi trường tự nhiên trong phát triển KTNN cần được quan tâm giải
quyết trong chiến lược chung về phát triển theo hướng bền vững ở Đồng Nai.
Thứ ba, mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao tính bền vững trong liên kết
“bốn nhà” với thực tiễn liên kết lỏng lẽo hiện nay
55

Chương trình liên kết “bốn nhà” từ lâu đã đi vào đời sống kinh tế nông
nghiệp những tưởng sẽ mở ra nhiều lợi thế cho người nông dân và những thành
phần quan tâm đến nông nghiệp, nhưng kết quả còn hạn chế. Trong liên kết chưa
có cam kết ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi kinh tế của các bên; chưa có mô
hình, địa điểm cụ thể, chưa đạt hiệu quả cao. Tính liên kết trong “Bốn nhà” nhiều
khi chỉ mang tính đơn lẻ đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trình độ dân trí của nông dân
còn thấp, hộ nông dân còn thiếu vốn đầu tư, khả năng tiếp cận chính sách, khoa
học kỹ thuật hiện đại hạn chế. Một mặt, chính sách “Bốn nhà” khó có thể thực
hiện được với các hộ nông dân nhỏ lẻ, hiện tượng phá vỡ hợp đồng giữa nông dân
và doanh nghiệp còn xảy ra. Mặt khác, do thị trường tiêu thụ sản phẩm của người
dân bấp bênh, giá cả không ổn định ảnh trực tiếp đến việc sản xuất và đời sống
của các hộ nông dân.
*
* *
Những năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình phát triển
kinh tế nông nghiệp ở Đồng Nai còn nhiều hạn chế, chứa đựng những yếu tố thiếu
bền vững. Vì vậy, để tiếp tục thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn của Đảng và thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Chính phủ,
quá trình phát triển KTNN tại tỉnh Đồng Nai cần được đặt dưới sự dẫn dắt của
một hệ thống các phương hướng và trên cơ sở đó xác định được một hệ thống giải
pháp đồng bộ và có tính khả thi cao để làm cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp
tỉnh Đồng Nai thực sự hiệu quả.
56

Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI THỜI GIAN TỚI
3.1. Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
thời gian tới
* Mục tiêu tổng quát
Một là, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng
cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Hai là, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập trên đơn
vị diện tích của một số cây trồng vật nuôi chủ lực, góp phần nâng cao và ổn
định đời sống của người nông dân trên địa bàn.
Ba là, nâng cao khả năng cạnh tranh của một số cây trồng vật nuôi có lợi
thế so sánh, giữ vững thị trường nội địa đối với các sản phẩm sầu riêng, xoài,
heo, gà; xuất khẩu đối với các sản phẩm cà phê, tiêu, cao su, điều, bưởi.
* Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xây dựng các chương trình ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật và
công nghệ tiên tiến, phù hợp vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản tại các
địa bàn nông thôn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh của nông sản hàng hóa chủ lực trên thị trường.
Thứ hai, liên kết và phối hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương về nông nghiệp, nông thôn, các chương trình nghiên cứu khoa
học, chương trình mục tiêu quốc gia khác để nâng cao hiệu qủa đầu tư từ các
nguồn lực của nhà nước, huy động tối đa nguồn lực của xã hội, hình thành và
phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất mang tính hàng hóa cao, tăng thu
nhập, tạo thêm việc làm, xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống cho nông dân.
Thứ ba, kết hợp các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ
kỹ thuậtvà nông dân và hình thành mạng lưới cán bộ kỹ thuật và đội ngũ cộng
57

tác viên cơ sở có trình độ kỹ thuật phù hợp, nhằm giúp các địa phương chủ
động tìm kiếm, lựa chọn và thực hiện các giải pháp thích hợp với yêu cầu
phát triển cây trồng vật nuôi của địa phương.
Thứ tư, định hướng đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh hình thành những
vùng sản xuất ổn định: chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn trái, khuyến
khích phát triển chăn nuôi gắn với an toàn dịch bệnh, để sản xuất ra các sản
phẩm có chất lượng, độ đồng đều cao phục vụ nhu cầu thị trường nội địa, chế
biến và xuất khẩu. Ứng dụng công nghệ, phương pháp chế biến cho phù hợp
yêu cầu của thực tế.
3.1.1. Phương hướng bố trí sử dụng đất nông nghiệp
Dự báo trong kỳ quy hoạch 2011-2020 đất sản xuất nông nghiệp tiếp tục
giảm khoảng 46.814 ha cho các mục đích phi nông nghiệp, bình quân mỗi
năm giảm khoảng 4.681 ha, do giai đoạn này thực hiện đầu tư các công trình
trọng điểm quốc gia, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu
phục vụ mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
có kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại vào năm 2020. Diện tích đất nông nghiệp
đến cuối năm 2020 còn khoảng 421.690 ha. Trong đó: đất trồng lúa chiếm
7,82%, đất trồng cây lâu năm chiếm 41,49%, đất rừng phòng hộ chiếm
8,65%, đất rừng đặc dụng chiếm chiếm 24,01%, đất rừng sản xuất chiếm
7,7%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 1,65%, các loại đất nông nghiệp còn lại
chiếm 8,65%.
3.1.2. Phương hướng chung về phát triển nông - lâm - thủy sản
* Nông nghiệp
Ngoài việc ưu tiên đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư vào Trung tâm công
nghệ sinh học và khu liên hợp công nông nghiệp để tạo sự đột phá và sức lan
tỏa, tỉnh tập trung đầu tư hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; cải tạo, nâng
cấp hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ trồng trọt. Bổ sung cơ chế, chính sách
58

phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa liên kết các khâu từ sản
xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, liên kết nhà nước - nhà nông - nhà khoa
học - nhà doanh nghiệp; xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản. Khuyến
khích, hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá có
giá trị gia tăng nông nghiệp lớn trên đơn vị diện tích đất như các trang trại ứng
dụng công nghệ cao, kinh tế trang trại, gia trại, doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng các vùng chuyên canh, mở rộng chăn nuôi theo mô
hình quy mô tập trung, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi
trường sinh thái. Hình thành các trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao, công nghệ sạch. Ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật trong các khâu sản
xuất, tập trung vào các khâu tạo giống, nhập khẩu giống mới năng suất cao,
nghiên cứu thích nghi giống mới, phát triển công nghệ tưới tiết kiệm nước,
công nghệ bảo quản và công nghệ chế biến sau quy hoạch. Xây dựng thương
hiệu cho một số nông sản thế mạnh và đặc trưng của tỉnh.
Tập trung phát triển mạnh sản xuất nông sản hàng hóa như rau thực
phẩm, cây cảnh, cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều, tiêu...), cây ăn trái, cây
công nghiệp hàng năm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Phát triển các vùng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao, đảm bảo sản lượng
lúa đạt khoảng 300 - 310 nghìn tấn vào năm 2020, hạn chế việc chuyển đất
trồng lúa sang các mục đích khác. Dự kiến đến năm 2015 sẽ ổn định diện tích
trồng lúa vào khoảng 35.582 ha và năm 2020 khoảng 33.000 ha. Tập trung
phát triển các vùng lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, áp dụng các biện pháp
phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), sản xuất theo qui trình GAP, sản xuất lúa
sạch, năng suất cao. Vùng rau quả sạch, vùng hoa, vùng cây ăn quả, xây dựng
các mô hình trang trại ứng dụng công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ
cao, mô hình sản xuất nhà lưới, nhà kính sản xuất rau quả, hoa chất lượng
cao. Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất rau an
59

toàn, vùng cây trồng hàng hóa tập trung, hỗ trợ chuyển giao giống, qui trình
kỹ thuật trồng và sơ chế, bảo quản sản phẩm, xác nhận nguồn gốc nông sản,
thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản
cho nông dân.
Về cây bắp. Giảm dần diện tích trồng bắp còn khoảng 38 - 40 nghìn ha
tập trung ở các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, tăng tỷ lệ
diện tích bắp lai, bắp thực phẩm chất lượng cao chiếm trên 80%, đầu tư
tăng năng suất bắp lên trên 7 tấn/ha, sản lượng khoảng 270 - 280 nghìn tấn
vào 2020.
Cây khoai mỳ. Duy trì các vùng trồng khoai mỳ nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến, diện tích ổn định ở qui mô khoảng 10 - 11 nghìn ha cho sản
lượng hàng năm khoảng 280 - 300 nghìn tấn giai đoạn 2015 - 2020.
Về rau, hoa, cây kiểng. Mở rộng diện tích gieo trồng các loại rau, đậu
thực phẩm lên khoảng 17 - 18 nghìn ha, cho sản lượng 270 - 280 nghìn tấn
vào 2015 và 320 - 330 nghìn tấn vào 2020. Phát triển các vùng sản xuất rau
sạch, an toàn ở các huyện và khu vực ven đô thị lớn trong tỉnh. Hỗ trợ phát
triển các mô hình trang trại ứng dụng công nghệ cao, mô hình gia trại sản xuất
nhà lưới, nhà kính sản xuất rau đậu thực phẩm có chất lượng cao cung cấp
cho các đô thị, khu vực công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Hình thành vùng
hoa, cây kiểng (mai, lan, cây cảnh...) ven thành phố Biên Hòa và các đô thị,
tăng diện tích trồng hoa, cây kiểng tập trung lên khoảng 1300 ha (trồng 3 - 5
vụ/năm) vào 2016 - 2020.
Cây công nghiệp: Dự kiến vào 2015 và 2020, diện tích cao su giảm còn
38 - 40 nghìn ha và 30 - 32 nghìn ha, diện tích cà phê giảm xuống còn 17 - 18
nghìn ha và 14 - 15 nghìn ha, diện tích hồ tiêu tăng lên 8 nghìn ha và ổn định
đến 2020, diện tích điều giảm xuống còn 45 - 47 nghìn ha và 38 - 40 nghìn
ha. Phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung áp dụng qui trình GAP như:
60

vùng trồng cây cà phê ở Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Định Quán, Tân Phú; Vùng
trồng tiêu ở Cẩm Mỹ, Tân Phú, Xuân Lộc, Trảng Bom.
Cây ăn trái: ổn định diện tích cây ăn trái khoảng 45- 46 nghìn ha cho sản
lượng 320 - 330 nghìn tấn vào 2015 và 380 - 390 nghìn tấn trong đó chế biến,
xuất khẩu đạt khoảng 50 - 55 triệu USD vào 2020. Phát triển các vùng cây ăn
trái đặc sản, vùng cây ăn trái tập trung cung cấp ổn định từng loại trái cây cho
các khách hàng lớn như vùng trồng soài Xuân Lộc, Định Quán, Vĩnh Cửu; vùng
trồng sầu riêng Long Khánh, Cẩm Mỹ; vùng bưởi Vĩnh Cửu, Tân Phú. Khuyến
khích các hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm trái cây cho nông dân. Hỗ trợ
nông dân cải tạo vườn tạp, vườn cũ, sử dụng các giống mới, giống đặc sản, áp
dụng qui trình kỹ thuật tăng năng suất và phẩm cấp trái cây.
* Lâm nghiệp
Tập trung bảo vệ diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn cho hồ
thủy điện Trị An, rừng phòng hộ ngập mặn. Tăng diện tích độ che phủ của rừng
và cây xanh bằng cách phát triển diện tích cây lâm nghiệp phân tán, cây xanh
bóng mát ở những khu vực như: công sở, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp
và trục đường giao thông, khu đất trống…và tại vùng nông thôn. Quy hoạch đến
năm 2015, tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 176.095 ha; trong đó, đất
rừng sản xuất là 38.370 ha, đất rừng phòng hộ 36.468 ha, đất rừng đặc dụng là
101.257 ha. Đến năm 2020, tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 170.239 ha;
trong đó, đất rừng sản xuất là 32.475 ha, đất rừng phòng hộ 36.507 ha, đất rừng
đặc dụng là 101.257 ha.
Thời kỳ 2011 - 2020 do giảm diện tích cây trồng lâu năm (cao su, điều);
cây ăn trái để chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng các công trình hạ tầng,
quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt (đường giao
thông, sân bay...) chính vì vậy tỷ lệ che phủ cây xanh có xu hướng giảm đi. Tỷ lệ
che phủ cây xanh đến năm 2015 là 56%, đến năm 2020 giảm xuống còn 52%;
phấn đấu ổn định tỷ lệ che phủ rừng là 29,76%.
61

Trước mắt, cần tập trung xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh
Đồng Nai 2014-2015 cũng như các năm tiếp theo; xây dựng và triển khai thực
hiện Dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ núi Chứa Chan.
* Thủy sản
Phương hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh theo hướng tập trung
với các mô hình nuôi trồng thủy sản công nghiệp và bán công nghiệp nhằm nâng
cao năng suất và thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm; giảm dần diện tích nuôi trồng
thủy sản nhỏ lẻ, không hiệu quả. Dự kiến diện tích có mặt nước nuôi thủy sản đến
năm 2015 khoảng 7.300 ha - 7.500 ha, năm 2020 khoảng 7.000 ha - 7.200 ha.
Đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, sử
dụng giống nuôi nguồn gốc rõ ràng, các giống thủy sản được chứng nhận, phổ
biến việc áp dụng các chế phẩm công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản bền
vững, áp dụng các qui trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo qui phạm thực hành tốt
(GAP) để tăng năng suất và nuôi trồng thủy sản an toàn. Tăng sản lượng thủy sản
nuôi trồng toàn tỉnh lên khoảng 70 nghìn tấn vào 2015 và 80 - 83 nghìn tấn vào
2020. GTSX trên 1 ha đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản (giá năm1994) bình
quân đạt 100 - 120 triệu đồng/ha vào 2015 và 170 - 180 triệu đồng/ha vào 2020.
Làm tốt công tác tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra an toàn kỹ thuật và cấp sổ đăng
ký, đăng kiểm cho các phương tiện hoạt động nghề cá theo đúng quy định. Tiếp
tục theo dõi tình hình dịch bê ̣nh trên thủy sản nuôi và diễn biến môi trường trên
các vùng nuôi trọng điểm.
3.1.3. Chăn nuôi và xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
* Về chăn nuôi gia súc, gia cầm
Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, chuyên môn hóa dưới hình thức
gia trại, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi có áp dụng các biện pháp xử lý chất
thải, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Khuyến khích thu hút các dự án đầu tư khu chăn nuôi công nghiệp nuôi heo, gia
62

cầm, bò sữa, bò thịt chất lượng cao, sản xuất giống, dự án sản xuất thức ăn gia
súc, dự án đầu tư nhà máy chế biến thịt các loại.
Xây dựng các trung tâm giống, hỗ trợ nông dân cải tạo cơ cấu giống, cơ cấu
đàn gia súc, gia cầm, chăn nuôi bò thịt có chất lượng cao, bò sữa, heo siêu nạc,
chăn nuôi gà lấy trứng, gà thịt an toàn dịch bệnh. Huy động đầu tư phát triển các
khu chăn nuôi tập trung theo qui hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, bao gồm 139
khu có tổng diện tích 15.374,7 ha trên địa bàn 8 huyện và thị xã Long Khánh (trừ
huyện Nhơn Trạch và thành phố Biên Hòa). Tăng cường công tác kiểm tra điều
kiện vệ sinh các hoạt động chăn nuôi, giết mổ, kiểm dịch sản phẩm trước lúc xuất
chuồng, tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc.
Về chăn nuôi bò, từng bước thay thế dần giống bò phát triển chậm có
trọng lượng thấp bằng giống bò nhập từ nước ngoài cho năng suất và chất
lượng thịt cao, chọn lọc giống bò sữa để phát triển và tăng hiệu quả chăn nuôi
bò sữa dưới hình thức trang trại, hộ gia đình. Tập trung phát triển chăn nuôi
bò ở các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, ổn định qui mô đàn
bò hàng năm khoảng 80 - 85 nghìn con (bò sữa 3 - 3,5 nghìn con) đến 2015
và 70 - 75 nghìn con (bò sữa 4,5 - 5 nghìn con) vào 2020; duy trì đàn trâu
hàng năm 3,5 - 4 nghìn con đến 2020. Phát triển chăn nuôi heo theo hướng
chọn lọc giống chất lượng đã được khẳng định, giống cải tiến để tăng tỷ lệ
heo hướng nạc. Mở rộng chăn nuôi heo sữa, heo hướng nạc qui mô trang
trại, hộ gia đình, tăng đàn heo lên 1,5 - 1,6 triệu con vào 2015 và 1,9 - 2
triệu con vào 2020. Hỗ trợ nông dân áp dụng các biện pháp phòng chống
dịch bệnh gia cầm, chăn nuôi gà thịt, gà siêu trứng dưới hình thức bán công
nghiệp qui mô gia trại, trang trại, tạo thành sản phẩm hàng hoá lớn, một
phần cung cấp cho chế biến. Phát triển đàn gia cầm với qui mô 11- 12 triệu
con (gà 10,5- 11,5 triệu con) vào 2015 và 13- 14 triệu con (gà 12,5- 13,5
triệu con) vào 2020.[39, tr.5]
63

* Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung


Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm
môi trường, ngăn chặn tình trạng lây lan dịch bệnh, tiến hành quy hoạch và
huy động đầu tư xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Đến năm 2015, xây dựng được 36 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
trong vùng qui hoạch bao gồm huyện Thống Nhất 4 cơ sở, huyện Định Quán
3 cơ sở, huyện Tân Phú 4 cơ sở, huyện Cẩm Mỹ 5 cơ sở, huyện Xuân Lộc 6
cơ sở, huyện Vĩnh Cửu 3 cơ sở, huyện Long Thành 5 cơ sở, huyện Trảng
Bom 2 cơ sở, thị xã Long Khánh 4 cơ sở.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh
Đồng Nai thời gian tới
3.2.1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
nông nghiệp
Bố trí sử dụng đất toàn tỉnh đến 2020, cơ bản ổn định diện tích đất rừng
lâm nghiệp, giữ vững đất trồng lúa có tưới tiêu chủ động, tiếp tục tăng diện
tích đất phi nông nghiệp để có quĩ đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển
các ngành phi nông nghiệp, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới. Tận dụng
tối đa đất hoang hóa, đất chưa sử dụng cho các mục đích phát triển công
nghiệp, xây dựng đô thị. Dành quĩ đất để tiếp tục mở rộng diện tích che phủ
của cây xanh, tập trung khoanh nuôi, bảo vệ các rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng, nhất là các rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đồng Nai, hồ Trị An, Khu
bảo tồn thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai. Phát triển vành đai cây xanh, công
viên cây xanh ở các khu vực đô thị, khu vực tập trung công nghiệp như
thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng
Bom, tạo cảnh quan sinh thái kết hợp đặc dụng ngăn giảm ô nhiễm khí, bụi.
Rà soát, điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt, nước dưới đất, lập qui
hoạch sử dụng tài nguyên nước, tổ chức quản lý và khai thác tổng hợp tài
64

nguyên nước theo các lưu vực sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông La Ngà
và các sông lớn trong tỉnh gắn với qui hoạch thuỷ lợi và cấp nước sinh hoạt
nông thôn, đô thị. Giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước
thải vào nguồn nước, sử dụng nước dưới đất và nước mặt hợp lý, không
gây ô nhiễm và suy thoái nguồn nước, đảm bảo an toàn cho khai thác sử
dụng sinh hoạt.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác khoáng
sản trên cơ sở 144 khu vực cấm khai thác khoáng sản đã được qui hoạch.
Chấm dứt tình trạng khai thác cát, sỏi, đá trái phép, các hoạt động khai thác
khoáng sản gây ô nhiễm tác động môi trường nghiêm trọng
Đây là giải pháp quan trọng có ý nghĩa với sự phát triển kinh tế nông
nghiệp ở Đồng Nai. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp là cơ sở
khoa học cho việc đề ra các chủ trương, biện pháp lộ trình, hình thức bước đi đúng
đắn để kinh tế nông nghiệp phát triển. Làm cho các chủ trương lãnh đạo đi vào
thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sẽ giúp cho
việc huy động, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực, khai thác, phát huy tối
đa tiểm năng, thế mạnh của địa phương vào phát triển kinh tế nông nghiệp. Khắc
phục sự phát triển tự phát, manh mún trong kinh tế nông nghiệp ở Đồng Nai thời
gian qua; nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong kinh tế nông nghiệp... Để
thực hiện giải pháp này, yêu cầu cần thực hiện tốt các nội dung, biện pháp sau:
Một là, Căn cứ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 định hướng đến
năm 2020 của từng địa phương; trên cơ sở xác định các loại cây trồng, vật
nuôi chủ lực có lợi thế so sánh của từng vùng, ngành Nông nghiệp phối hợp
với các đơn vị liên quan cùng các địa phương thống nhất nội dung chuyển đổi
cơ cấu cây trồng chủ lực cho phù hợp với lợi thế của từng vùng, tăng hiệu quả
sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác; Tổ chức sản xuất theo hướng tăng
năng suất, chất lượng và giá trị các loại nông sản hiện có, giảm giá thành sản
65

phẩm, kết hợp mở rộng quy mô sản xuất một số cây trồng, vật nuôi chủ lực
trên cơ sở thị trường và lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và
nước. Tiến hành rà soát, bổ sung dự án quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông
nghiệp đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. Trên cơ sở đó, xác định và xây dựng quy
hoạch một số cây trồng, vật nuôi chủ lực gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá
tập trung; quy hoạch sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ; khai thác, phát huy tiềm
năng, thế mạnh của từng địa phương, làm căn cứ để lập các dự án đầu tư và xây dựng
kế hoạch sản xuất nông nghiệp 5 năm và hàng năm. Quy hoạch cần căn cứ điều
kiện khí hậu, đất đai, địa phương xác định các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, có
lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở qui hoạch kinh tế - xã hội, qui hoạch sử dụng đất, các
qui hoạch ngành và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn để
xây dựng các dự án cụ thể, chi tiết cho từng vùng, từng tiểu vùng, từng cánh đồng
tương ứng và phù hợp với định hướng phát triển cây, con chủ lực. Các giải pháp
để đầu tư kết cấu hạ tầng, chính sách về vốn (tín dụng, tiêu thụ sản phẩm, xây
dựng thương hiệu...) phải được cụ thể hóa cho từng dự án, trên cơ sở đó các ngành
có liên quan tùy theo chức năng sẽ tham gia để đảm bảo cho các dự án thực hiện
có hiệu quả.
Triển khai quy hoạch phát triển nông nghiệp đến cấp huyện và làm thí
điểm đến cấp xã. Hiện nay cấp huyện vẫn chưa có quy hoạch nông nghiệp chi
tiết mà vẫn làm chung với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH cấp huyện,
cấp xã hầu như mới làm được quy hoạch khu trung tâm, chưa làm quy hoạch
nông nghiệp. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp ở các cấp cần xác định các loại
cây trồng và vật nuôi chủ lực để tập trung đầu tư phát triển thành nông nghiệp
hàng hoá lớn, những sản phẩm chủ lực, có nhiều lợi thế so sánh của địa phương.
Nâng cao sức cạnh tranh của nông phẩm hàng hóa Đồng Nai trên thị trường trong
và ngoài nước; mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho người sản xuất.
Hai là, tăng cường quản lý nhà nước mà trực tiếp ủy ban nhân dân tỉnh và
các sở, ban ngành chức năng địa phương trong khâu tổ chức triển khai thực hiện
66

quy hoạch, bám sát quy hoạch để xây dựng kế hoạch và các dự án đầu tư và tổ
chức thực hiện có hiệu quả theo đúng phương án quy hoạch đã được cấp có thẩm
quyền duyệt. Các phương án quy hoạch cần được phổ biến rộng rãi và có sự tham
gia của người nông dân, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp
trong chỉ đạo thực hiện, tránh sự “khép kín” trong công tác quy hoạch.
Ba là, làm tốt công tác bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp. Trên thực tế, nhiều địa phương
trong nước cũng như tỉnh Đồng Nai đã có nhiều quy hoạch treo; các dự án không
thể triển khai để đưa vào hoạt động. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân như
không làm tốt công tác dự báo, điều tra... và có cả nguyên nhân từ khâu bảo đảm
như về cơ chế chính sách, môi trường đầu tư, khả năng cung cấp vốn, bảo đảm
nguồn nhân lực, cung cấp nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, quy hoạch, kế hoạch phải
phù hợp với khả năng, điều kiện của tỉnh. Đồng thời, phải làm tốt công tác bảo
đảm các điều kiện cho thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp và
phải được quan tâm đứng mức của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng
và của chủ đầu tư...
Bốn là, dự báo xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trong nước, khu vực
và thế giới. Công tác dự báo nói chung và dự báo xu hướng phát triển nông nghiệp
trong nước, khu vực và thế giới rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
quy hoạch, đến việc triển khai các kế hoạch, dự án phát triển nông nghiệp. Quy hoạch
phù hợp với xu hướng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà sản xuất. Làm
tốt dự báo sẽ khác phục được tình trạng sản xuất chạy theo phong trào, “được mùa
rớt giá”, “một nhà thì sống, đống nhà thì chết” rất phổ biến hiện nay.
3.2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội,
áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại cho phát triển kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng muốn phát triển rất cần
có các điều kiện vật chất bảo đảm. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - kỹ
67

thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ hiện đại là một trong những
điều kiện, tiền đề bảo đảm cho sự phát triển đó. Trong thời gian qua, kết cấu hạ tầng
sản xuất nông thôn ở Đồng Nai đã được tăng cường một bước và có tác dụng nhất
định đối với sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân trong Tỉnh. Tuy
nhiên, trước yêu cầu phát triển KT-XH và nông nghiệp hàng hóa lớn, kết cấu hạ
tầng sản xuất nông thôn của Tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập. Tỉnh gần
các trung tâm công nghiệp, thành phố lớn nhưng sự kết nối hạ tầng nông thôn với
hạ tầng đô thị chưa tốt. Giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, nước, bưu chính viễn
thông; hệ thống các trường đào tạo nhân lực cho kinh tế nông nghiệp, hệ thống giáo
dục phổ thông, dạy nghề... trên nhiều mặt chưa thật sự đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế nông nghiệp hàng hóa lớn của địa phương. Vì vậy, chưa khai thác sử dụng
có hiệu quả tiềm năng nông nghiệp của Tỉnh. Để phát huy tiềm năng, nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh phải nâng cao trình độ và hoàn
thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng. Để thực hiện giải pháp này, yêu
cầu cần thực hiện tốt các nội dung, biện pháp sau:
Một là, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội
phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp
Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vốn
vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp,
nông thôn, đầu tư xây dựng, đổi mới thiết bị, công nghệ các cơ sở chế biến
nông sản. Tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ, vốn
của các bộ, ngành trung ương, vốn từ các chương trình hợp tác quốc tế, vốn
ODA, FDI... Đặc biệt chú ý đến các giải pháp phát huy nội lực, tránh tư tưởng
bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài. Quản lý chặt
chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.
Đầu tư các công trình hồ chứa nước, hệ thống thủy lợi bằng nguồn vốn
nhà nước và nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác để phục vụ có hiệu quả
cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ
68

bản hệ thống thuỷ lợi, kiểm soát lũ, chủ động phòng chống thiên tai; bảo đảm
tưới tiêu an toàn, chủ động, khoa học cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ
đời sống nông dân. Tập trung xây dựng các đập đầu mối, nâng cấp các công
trình thuỷ lợi hiện có, kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng kết hợp với
đường giao thông nội đồng để đảm bảo chủ động nước tưới cho toàn bộ diện
tích các vùng thâm canh cao sản tập trung, công nghệ cao, vùng sản xuất hàng
hoá. Củng cố hệ thống hồ, đập, đê, kè ven sông; nâng cấp hệ thống cảnh báo,
chủ động phòng ngừa lũ lụt, bão, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
Phát triển giao thông nông thôn: Cùng với đầu tư phát triển, nâng cấp
các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ cần tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới giao
thông nông thôn. Phấn đấu 100% số xã được cứng hoá mặt đường đến trung
tâm xã; đồng thời triển khai xây dựng hệ thống giao thông đến các thôn, ấp,
tạo điều kiện cho giao lưu, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá; theo phương châm
nhà nước và nhân dân cùng làm. Phát triển giao thông nông thôn trước hết tập
trung cho 34 xã phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong
năm 2015. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cải tạo và phát triển hệ thống lưới
điện nông thôn để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, sinh hoạt của nông dân và
hoạt động của các cơ sở sản xuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Phát triển
hệ thống dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, bao gồm: dịch vụ thủy lợi, thông tin và
chuyển giao công nghệ mới, dịch vụ về điện, giao thông vận tải, dịch vụ cung ứng
vật tư cho nông nghiệp và công nghiệp nông thôn, dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa,
dịch vụ tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.
Hai là, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện
tốt giải pháp về giống
Đối với nông nghiệp thì giống được xác định là “tiền đề’ và phân bón, thức
ăn là “cơ sở” để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần quan trọng nâng cao năng suất,
69

chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Do đó, cần tiếp tục triển khai có
hiệu quả chương trình giống cây trồng, vật nuôi nhất là các giống cây trồng, vật
nuôi chủ lực của tỉnh. Tổ chức tốt hệ thống sản xuất giống và cung ứng giống,
tăng cường quản lý nhà nước ở địa phương về công tác giống. Đưa nhanh các
giống có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với từng vùng sinh thái vào sản
xuất nhằm tạo ra bước phát triển mới về chất lượng sản xuất nông nghiệp, cung
cấp đủ nguyên liệu có chất lượng cho chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Đối với cây trồng, Sử dụng giống nhập ngoại, tự tạo và nhân nhanh những
giống tốt hiện có tại địa phương thông qua các hội thi trái ngon, giống tốt. chú
trọng ứng dụng các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng tốt, thích
hợp điều kiện sinh thái của từng vùng. Khuyến cáo, hướng dẫn nông dân sử
dụng các giống cây có năng suất, chất lượng cao. Đối với diện tích đang sử
dụng giống cũ, năng suất thấp, trước mắt tăng cường các biện pháp thâm canh
tăng năng suất nhằm nâng cao hiệu quả, đồng thời từng bước thay thế bằng
các giống mới tốt hơn theo phương thức chuyên canh chuyển đổi giống nhanh
(ghép). Với cây chủ lực gồm: Cao su 43.800 ha; hồ tiêu 7.897 ha; điều 52.520
ha; cà phê 18.984 ha; xoài 8.637 ha; bưởi 1.547 ha và sầu riêng 4.319 ha. Để bảo
đảm diện tích trên, khâu giống cũng như ứng dụng các thành tựu công nghệ phải
ưu tiên cho chương trình phát triển và các địa phương có vùng chuyên canh các
loại cây trồng chủ lực đã hình thành như: Bưởi Tân Triều (Vĩnh Cửu), xoài La
Ngà, Phú Ngọc (Định Quán), Xuân Hưng, Suối Cao (Xuân Lộc); sầu riêng Long
Khánh, Xuân Lộc; cà phê Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Khánh; tiêu Xuân Thọ
(Xuân Lộc), Tân Phú...
Đối với vật nuôi, chủ động nhập khẩu một số giống heo, gà có năng suất
cao và chất lượng tốt nhằm sản xuất ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường
trong nước và xuất khẩu; Tiếp tục ứng dụng rộng rãi kỹ thuật thụ tinh nhân
tạo heo ở các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, góp phần nâng cao chất
70

lượng đàn heo, tăng độ đồng đều về giống, hướng tới đáp ứng yêu cầu của
nguyên liệu trong chế biến sản phẩm; Tuyển chọn một số giống gà ta có năng
suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng đưa vào sản
xuất, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Với vật nuôi chủ lực (gà, bò, heo).
Tổng đàn heo duy trì khoảng 1,2 triệu con, chăn nuôi trang trại chiếm khoảng
60%, với 1.226 trang trại. Vì vậy, phải áp dụng khoa học kỹ thuật để bảo đảm cơ
cấu đàn heo đực giống khoảng 1.900 con; nái sinh sản khoảng 140.000 con (nái
nuôi trang trại 68.545 con/694 trang trại nái sinh sản), hàng năm tạo ra khoảng 2,5
triệu con thương phẩm. Giống heo nuôi trên địa bàn chủ yếu là các giống có
nguồn gốc nhập nội, chiếm trên 95% cơ cấu đàn, hầu hết là giống Landrace,
Yorkshire, Duroc, Pietrain. Tổng đàn bò khoảng 80.000 con, tỷ lệ bò lai Zebu trên
80%, trong đó chăn nuôi trang trại 1.553 con với 13 trang trại. Chăn nuôi gia cầm
trong đó tập trung duy trì tổng đàn gia cầm khoảng 9 triệu con, chủ yếu gà (8,7
triệu); vịt (300.000). Chăn nuôi gà trang trại chiếm 80%, với 474 trang trại. Cần
làm tốt duy trì đàn gà giống bố mẹ gần 1 triệu con thuộc 10 cơ sở ấp nở gà trên địa
bàn tỉnh; gà đẻ trứng thương phẩm trên 2 triệu con, sản lượng 600 triệu quả/năm;
gà thịt nuôi trang trại, tổng đàn duy trì gần 4,5 triệu con, cung cấp cho thị
trường 21.200 tấn thịt/năm. Chăn nuôi nhỏ lẻ khoảng 20%, số lượng từ 1,2
triệu - 1,4 triệu con, gồm gà, vịt... Giống gà sử dụng trong chăn nuôi trang trại
gồm: gà hướng thịt trắng (Arbor Acres, Ross, Cobb); gà hướng trứng (Hyline
Brown, Lohmann Brown, ISA Brown); gà Tam hoàng, gà Lương phượng.
Giống gà nuôi nhỏ lẻ ở các nông hộ phần lớn là gà ta và gà ta lai. Muốn bảo
đảm tổng đàn như trên cần phải áp dụng nghiêm ngặt các kỹ thuật chăn nuôi
tiên tiến, trước hết là bảo đảm chất lượng giổng; áp dụng các tiêu chuẩn kỹ
thuật trong chăn nuôi, bảo đảm vệ sinh, phòng dịch và đặc biệt là kiểm soát
chăn nuôi nhỏ lẻ.
Tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của lực
lượng khuyến nông và thú y, bảo vệ thực vật nhất là ở tuyến cơ sở. Đẩy mạnh
71

hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đưa nhanh các tiến bộ khoa
học - kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng và phổ biến các mô hình sản xuất hàng
hoá lớn có hiệu quả. Coi trọng việc xây dựng, tổng kết được nhiều mô hình
sản xuất tốt phù hợp với từng vùng, từng địa phương để nông dân có thể học
tập và làm theo; tránh việc đầu tư xây dựng các mô hình mang nặng tính hình
thức, khó có thể phổ biến nhân rộng. Lấy kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại
làm đơn vị kinh tế cơ sở để ứng dụng đồng bộ và có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật
mới. Chỉ đạo, tạo điều kiện cho các địa phương thành lập các câu lạc bộ, hội nghề
nghiệp... để làm đầu mối hỗ trợ chuyển giao các thành tựu khoa học - kỹ thuật
trồng trọt và chăn nuôi cũng như đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu
các loại sản phẩm chủ lực để giới thiệu và tiếp cận người tiêu dùng trong và ngoài
nước. Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn tín dụng đầu tư khoa học, kỹ thuật phát
triển sản xuất phù hợp theo từng loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh của địa
phương; ưu tiên cho vay để đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến,
hiện đại vào sản xuất.
Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, đảm bảo
an toàn cho sản xuất theo hướng một nền sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp
hữu cơ bền vững. Hiện nay các dịch bệnh nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi như
bệnh lở mồm long móng ở đàn gia súc, bệnh tai xanh ở heo, dịch cúm H5N1,
H7N1, H7N9 ở gia cầm... đang có tác động lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của
ngành chăn nuôi. Vì vậy, cần thiết phải quy hoạch thành vùng chăn nuôi tập trung
để quản lý và kiểm soát dịch bệnh, kịp thời phòng chống dịch khi xẩy ra. Tăng
cường đầu tư khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh
học và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin. Đưa nhanh công nghệ mới tiên
tiến vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
Tạo điều kiện để nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cơ giới
72

hoá các khâu làm đất, chăm sóc, tưới tiêu khoa học, phòng trừ dịch bệnh… Xây
dựng chương trình quản lý và bảo vệ môi trường một cách đồng bộ có hiệu quả
bền vững, trong đó chú trọng việc giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường trong
nhân dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh. Thực hiện các biện pháp canh tác
nông nghiệp bền vững; hạn chế sử dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp
hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, an toàn.
3.2.3. Bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phát triển kinh tế
nông nghiệp
Cơ chế, chính sách có vai trò quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Cơ chế, chính sách phù
hợp sẽ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, nhờ có đường lối, chủ chương,
chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước với nông nghiệp, nông dân, nông thôn
nên nông nghiệp nước ta đã từng bước phát triển. Có thể xem việc thực hiện Chỉ
thị 100 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng (khóa IV), Nghị quyết 10 của Bộ Chính
trị (khóa VI) về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân là khởi đầu của
việc đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp. Những thành
tựu của việc thực hiện chính sách đổi mới trên mà nông nghiêp nước ta có bước
phát triển vượt bậc, nhiều hộ nông dân bước đầu đã có tích lũy, tạo tiền đề phát
triển kinh tế. Sau Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII (1993) và đặc biệt là sau khi
Luật Đất đai ra đời quy định 5 quyền sử dụng đất, thì kinh tế nông nghiệp thực sự
có bước phát triển khá nhanh và đa dạng. Phát triển kinh tế nông nghiệp còn tạo ra
việc làm, có thêm điều kiện tích tụ vốn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, góp phần bảo
đảm an ninh quốc phòng; thực hiện có kết quả kế hoạch định canh định cư, xóa
đói giảm nghèo; nâng cao trình độ dân trí, trình độ tiếp cận và vận dụng các tiến
bộ về khoa học kỹ thuật vào cuộc sống và sản xuất, từ đó rút ngắn được khoảng
cách về thu nhập, về trình độ nhận thức mọi mặt giữa nông thôn và thành thị. Tuy
nhiên, hiện nay nhiều chính sách với với triển kinh tế nông nghiệp chưa phù hợp,
73

bộc lộ những bất cập nhất là trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế. Để thực hiện giải pháp này, yêu cầu
cần thực hiện tốt các nội dung, biện pháp sau:
Một là, chính sách đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của sản xuất, kinh doanh trong nông
nghiệp. Chính sự biến đổi của quan hệ đất đai trong những năm đổi mới đã dẫn
đến thành tựu phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta như hiện nay. Đến lượt nó,
việc hoàn thiện chính sách đất đai sẽ có tác dụng phát triển nông nghiệp có hiệu
quả cao và bảo đảm đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển kinh tế nông
nghiệp gắn liền với tích tụ đất đai, nhưng đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của
đất nước, cần cho nhiều nhu cầu của xã hội và về cơ bản không thể mở rộng. Do
đó, việc xác định chính sách đất đai và việc quản lý đất đai đối với nông nghiệp là
hết sức hệ trọng. Trước hết giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa quyền sở hữu và
quyền sử dụng đất. Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 1993, 2003 và bổ
sung, sửa đổi năm 2013 xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý theo quy định chung. Nhà nước quản lý đất đai theo pháp luật
và giao quyền sử dụng cho các chủ thể kinh tế sử dụng hợp lý, tiết kiệm và khai
thác có hiệu quả. Quyền sở hữu Nhà nước về đất đai là tuyệt đối, Nhà nước có
quyền thu hồi để phục vụ vào mục đích chung, có quyền thu hồi để điều chỉnh
hợp lý một khi xét thấy cần thiết. Nhà nước thay mặt xã hội giao cho những chủ
thể cụ thể có quyền sử dụng và có cơ chế đảm bảo lợi ích hài hòa, gắn với lợi ích
của các chủ thể với lợi ích của cộng đồng, với địa phương sở tại và quốc gia. Vì
vậy, chính sách đất đai với nông nghiệp phải phù hợp với Luật Đất đai, khuyến
khích được sự khai thác, sử dụng đất trống, đồi núi trọc, tạo điều kiện tích tụ
ruộng đất ở mức hợp lý, đồng thời bảo vệ được đất đai, môi trường sinh thái và
phải tính đến hậu quả của xã hội lâu dài.
Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai theo luật để kiểm soát các biến
động về đất đai. Cần bảo vệ diện tích lúa màu mỡ và diện tích rừng phòng hộ
74

xung yếu và đặc dụng, khi sử dụng đất lúa để đào ao, lên liếp trồng cây lâu năm
hoặc cho nước mặn vào nuôi trồng thủy sản thì phải xin phép và thực hiện theo
quy hoạch. Việc tích tụ ruộng đất phải được kiểm soát, quản lý chặt chẽ của Nhà
nước, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế không để quá trình này
diễn ra tự phát dẫn đến một bộ phận nông dân mất đất mà không tìm được việc
làm trở thành nghèo khó. Giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu
dài cho người dân sản xuất; sớm hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất để ổn định lâu dài cho hộ nông dân, tạo điều kiện cho dân yên
tâm đầu tư phát triển sản xuất. Việc giao cấp đất để sản xuất cây hàng năm với
mọi đối tượng không vượt quá mức hạn điền cho phép. Tập trung chỉ đạo việc
giao cấp đất hoang, đến 2020 tỉnh không còn đất hoang. Các tổ chức, cá nhân
không phải nông dân có quyền được thuê đất để tổ chức sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp. Thời hạn và diện tích được thuê đất tùy thuộc vào vị trí, mục đích và quy
mô sử dụng đất. Đồng thời, phải bám sát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa
phương, quy hoạch đất đai cho công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị.
Hai là, chính sách về vốn, tín dụng, thuế và hỗ trợ chuyển dịch sản xuất
Có chính sách cụ thể về vốn vay cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ
hợp tác và hộ nông dân đã xác định được hướng sản xuất, kinh doanh chiến
lược, có tiềm năng cạnh tranh trong và ngoài nước cần được vay vốn trung,
dài dạn với lãi xuất hợp lý để phát triển sản xuất nông nghiệp. Có chính sách
thuế hợp lý đối với các đơn vị xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ phát
triển các vùng chuyên canh cây con chủ lực; tạo điều kiện nhập khẩu giống
mới, thiết bị kỹ thuât, công nghệ chế biến....
Đối với một số vùng sâu, vùng xa của tỉnh kinh tế phát triển còn hạn chế cần
có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất, xem
xét và giảm thuế đúng luật cho các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong
nông nghiệp tại vùng sâu, vùng xa.
75

Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo định hướng xây dựng các vùng
chuyên canh cây trồng và phương thức chăn nuôi tập trung, đảm bảo an toàn
sinh học bước đầu sẽ khó khăn đối với người nông dân; nhà nước cần có các
chính sách hỗ trợ, trong đó ngoài việc hỗ trợ giống, kỹ thuật thì việc hỗ trợ về
vốn vay để phát triển sản xuất là hết sức cần thiết.
Ba là, chính sách đầu tư
Kinh tế nông nghiệp tỉnh, phần lớn được phát triển ở các vùng còn nhiều
khó khăn, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chậm phát triển. Vì vậy, để
ổn định sản xuất và đời sống của bà con nông dân cũng như tạo môi trường thuận
lợi cho các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhất thiết phải có sự
đầu tư của Trung ương và tỉnh như: Đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại, đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vốn, bao tiêu đầu ra cho sản phầm nông sản, khoa
học-kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt...
Bốn là, chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế
nông nghiệp
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cho phát triển nông nghiệp. Tập trung đào
tạo cán bộ chuyên trách đại học ngành trồng trọt, chăn nuôi, quản lý kinh tế nông
nghiệp cho cán bộ ngành nông nghiệp và cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo cơ sở. Năm 2010,
đồng Nai đã phấn đấu thực hiện được yêu cầu cán bộ lãnh đạo Đảng chính quyền cấp
huyện có trình độ đại học, cấp xã có trình độ đại học hoặc trung cấp kỹ thuật nông
nghiệp trở lên. Tuy nhiên, cần phải có biện pháp tăng cường đào tạo và bố trí cán bộ
khoa học kỹ thuật, quản lý nông nghiệp cho cấp huyện, cơ sở và tổ chức kinh tế để
đến năm 2015 cấp xã có đủ cán bộ trình độ đại học hoặc trung cấp kỹ thuật nông
nghiệp bao gồm khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y... Đi đôi với đào tạo bồi dưỡng
cần có chính sách khuyến khích cán bộ khoa học kỹ thuật về công tác ở huyện, xã,
các cơ sở kinh tế. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần thực hiện kế hoạch
luân chuyển cán bộ khoa học kỹ thuật về cơ sở. Từng bước mở các trung tâm dạy
76

nghề làm nông nghiệp ở tỉnh, huyện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nông dân,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa -
hiện đại hóa. Xây dựng kế hoạch phối hợp các Viện, Trường tăng cường đào
tạo các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp thực hành để hỗ trợ chuyển giao
kỹ thuật có hiệu quả cho nông dân. Tổ chức các khóa huấn luyện ngắn hạn có
mục tiêu cụ thể nhằm bổ sung kiến thức cơ bản chuyên môn về cây trồng, vật
nuôi, phân bón, dinh dưỡng.... cho các tổ chức sản xuất tập thể, chủ trang trại,
hộ nông dân có yêu cầu.
3.2.4. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản
gắn với mở rộng thị trường cho sản phẩn nông nghiệp
Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản có vai trò rất quan
trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Công nghiệp chế biến giúp bảo quản
nông phẩm hàng hóa, giữ được chất lượng nhất là giá trị dinh dưỡng của nông
phẩm hàng hóa. Chất lượng nông phẩm hàng hóa là một trong những nhân tố
quyết định đến sức mua, đến giá cả. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển làm
tăng giá trị gia tăng cho nông sản, tránh xuất khẩu thô, tạo nhiều việc làm, tăng thu
nhập cho người nông dân, khắc phục tổn thất sau thu hoạch. Thực tế cho thấy,
nông sản Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng rất phong phú, đa dạng với
số lượng lớn không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dành
một khối lượng rất lớn cho xuất khẩu nhưng chúng ta lại không xuất khẩu được
hoặc có xuất khẩu được thì với khối lượng không nhiều so với tiềm năng. Giá cả
nông sản thấp so với sản phẩm cùng loại của các nước là vì chúng ta chưa phát
triển được công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Trong khi
điều kiện khí hậu nóng, ẩm làm nông sản, thực phẩm rất nhanh bị phân hủy dưới
sự tác động của khí hậu. Mặt khác, nông phẩm bị thất thoát, lãng phí lớn lên đến
10 - 15%, tính chung mỗi năm nước ta thất thoát do thu hoạch lên tới hàng tỷ đô la
Mỹ. Trên thực tế hiếm có địa phương nào lại có nhiều tiểm năng để phát triển
77

công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm như Đồng Nai. Sự phân tích trên cho
thấy để phát triển kinh tế nông nghiệp nhất thiết phải đẩy mạnh phát triển công
nghiệp chế biến, đây không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài
của địa phương. Để thực hiện giải pháp này, yêu cầu cần thực hiện tốt các nội
dung, biện pháp sau:
Một là, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản
UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan chức năng. Nhất là, Sở Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Công thương thực hiện rà soát, tổng kiểm kê
tất cả các cơ sở chế biến nông - lâm - thủy sản trên địa bàn tỉnh. Về số lượng, chất
lượng, hiệu quả và khả năng sản xuất, kinh doanh của từng cơ sở. Đồng thời, căn
cứ vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh nhà lập kế hoạch
tổng thể và chi tiết tham mưu, đề xuất với tỉnh ủy, UBND tỉnh nội dung, biện
pháp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến
nông - lâm - thủy sản một cách có hiệu quả, hậu thuẫn tích cực cho phát triển kinh
tế nông nghiệp cả trước mắt và lâu dài.
Tổ chức quán triệt sâu rộng nội dung chủ trương, biện pháp lãnh đạo
cũng như kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản đến
toàn hệ thống chính trị trong tỉnh. Trong đó, tập trung vào đội ngũ cán bộ,
đảng viên là lãnh đạo của các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh. Chú trọng lãnh đạo:
Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Công thương, Cục thuế, Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn... và đặc biệt là chủ các cơ sở chế
biến nông - lâm - thủy sản những người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện nội dung này. Trên cở sở thống nhất về nhận thức, đi đến thống nhất
về hành động. Với mục đích cuối cùng là khai thác và phát huy tối đa mọi
tiềm năng, lợi thế của địa phương cũng như sử dụng hiệu có quả các nguồn
lực của tỉnh nhà để phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản đáp
ứng yêu cầu thị trường nội địa và thị trường nước ngoài, từ đó tạo tiền đề, cơ
sở hỗ trợ tích cực phát triển kinh tế nông nghiệp Đồng Nai.
78

Hai là, thực hiện có hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại và dịch
vụ, mở rộng thị trường đầu ra cho nông sản
Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 là đảm
bảo vững chắc an ninh lương thực, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, chất
lượng sản phẩm các loại cây trồng, vật nuôi. Mở rộng diện tích các loại cây
trồng có giá trị kinh tế cao, nông sản nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và
xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thủy sản với quy mô
lớn, theo hướng công nghiệp... Vì vậy, hoạt động xúc tiến thương mại và dịch
vụ, tìm kiếm, phát triển thị trường nông sản trong và ngoài tỉnh là vấn đề rất
cần thiết . Thực tế những năm qua cho thấy, hoạt động xúc tiến thương mại và
dịch vụ, mở rộng tìm kiếm thị trường cho nông sản hàng hóa hoạt động nhỏ
lẻ, tính tự phát cao, chất lượng hàng hóa, hiệu quả kinh doanh còn thấp chưa
tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và chưa được quan tâm đúng mức,
dẫn đến người sản xuất còn lúng túng trong khâu tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Trong thời gian tới, để hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
nông sản hàng hóa, Đồng Nai cần thực hiện tốt những nội dung sau:
Chính quyền của địa phương từ tỉnh xuống cơ sở huyện, xã, thôn, xóm
với tư cách là nhà quản lý phải là người cung cấp thông tin về thị trường trong
và ngoài tỉnh kịp thời cho các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh và chủ trang
trại, không để thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch ảnh hưởng xấu đến người
sản xuất, kinh doanh; định hướng thị trường, xúc tiến thương mại, tổ chức hệ
thống các kênh lưu thông, hỗ trợ đầu ra cho nông sản; hỗ trợ khuyến khích
đầu tư các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản; phát triển hệ thống trợ giúp can
thiệp vĩ mô để bình ổn giá...
Cần quy hoạch và đầu tư phát triển các chợ đầu mối, các tiểu khu
thương mại, dịch vụ mua, bán nông sản và vật tư nông nghiệp ở nông thôn,
nhất là các địa phương phát triển mạnh các vùng sản xuất hàng hóa tập
79

trung. Thực hiện xúc tiến thương mại và dịch vụ, quảng bá sản phẩm nông
nghiệp hàng hóa, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, dự báo hoạt động của thị
trường. Các hình thức dịch vụ cần phát triển mạnh như: Cung ứng phân bón,
thuốc trừ sâu; thủy nông, thú y, giống cây trồng và vật nuôi; chuyển giao kỹ
thuật, công nghệ, tín dụng... phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, đặc biệt
mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng chủ động tham gia hội nhập kinh
tế quốc tế và khu vực.
Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền về hội chợ hàng hóa nông
sản thông qua các cơ quan truyền thông của trung ương cũng như của tỉnh;
phát hành những chỉ dẫn đăng ký tham gia hội chợ, tổ chức tốt các hoạt
động marketing quảng bá giới thiệu sản phẩm tham gia các hội chợ triển
lãm trong nước, qua đó giúp các doanh nghiệp giới thiệu nông sản hàng
hóa, tìm kiếm bạn hàng, học hỏi kinh nghiệm đối tác, tạo thêm động lực
cho sản xuất hàng hóa. Giới thiệu các mô hình sản xuất giỏi trong tỉnh và
cập nhật hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
ngành nông nghiệp...
Có chính sách bao tiêu những nông sản hàng hóa khi thị trường tiêu thụ biến
động theo chiều hướng bất lợi cho người sản xuất. Có chính sách hỗ trợ nông dân
khi giá thị trường không đủ bù đắp chi phí sản xuất, tránh tình trạng đầu cơ ép giá
của tư thương (cả các doanh nghiệp nhà nước) làm cho người nông dân một nắng
hai sương mất mùa thì lo, nhưng được mùa cũng chẳng mừng vì “rớt giá”.
Khuyến khích các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định, lâu dài giữa các cơ sở chế
biến và kinh doanh nông sản với nông dân. Phát triển các hình thức bảo hiểm để
khắc phục rủi ro trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp.
3.2.5. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà
khoa học và nhà nông
Đây là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp. Bởi vì, đặc
điểm kinh tế lớn nhất của nước ta cũng như Đồng Nai là nông nghiệp, cơ sở vật
80

chất kỹ thuật nói chung và trong nông nghiệp nói riêng nghèo, lạc hậu. Trong khi
đó nông nghiệp lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng bảo đảm đáp ứng nhu cầu cơ
bản, nhu cầu ăn của con người; an ninh lương thực là một trong những an ninh
được đặc biệt coi trọng. Những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế nông
nghiệp rất đa dạng bao gồm cả nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài, nhân tố
khách quan và nhân tố chủ quan. Hơn nữa, nước ta đã là một trong những thành
viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam
phải cạnh tranh rất gay gắt với sản phẩm của các nước thành viên; thực hiện cam
kết chung, Nhà nước không được trợ cấp, trợ giá cho nông dân, nông nghiệp. Để
sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, việc đầu tư cho nông nghiệp đòi hỏi rất lớn về
nhân lực, vật lực, tài lực nhưng mức độ rủi ro khá cao. Thực tế, cũng khẳng đinh,
nông nghiệp Đồng Nai phát triển chưa tương xứng với tiểm năng, thế mạnh của
địa phương là do sự liên kết, hợp tác giữa bốn nhà trong phát triển nông nghiệp rất
hạn chế. Để thực hiện giải pháp này, yêu cầu cần thực hiện tốt các nội dung,
biện pháp sau:
Một là, giải quyết hài hòa lợi ích của các chủ thể trong việc liên kết
phát triển kinh tế nông nghiệp
Liên kết trong hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp bao gồm: liên kết
giữa Nhà nước, Nhà nông, Nhà khoa học, nhà Doanh nghiệp. Để hoạt động liên
kết có hiệu quả, bên cạnh hệ thống các chế tài áp dụng trong việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể thì điều quan trọng nhất là phải
giải quyết hài hòa lợi ích giữa các chủ thể. Trong đó, Nhà Nước, cụ thể Tỉnh ủy,
Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh Đồng Nai bên cạnh việc ban hành đường lối,
chủ trương, chính sách đúng đắn về phát triển kinh tế nông nghiệp thì UBND
tỉnh phải là nhà đầu tư trực tiếp, lớn nhất trong tạo lập môi trường kinh tế - kỹ
thuật, kinh tế - xã hội hậu thuẫn cho kinh tế nông nghiệp phát triển, đồng thời
tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời áp dụng các chế tài mạnh bảo đảm lợi ích
cho các chủ thể trong hợp tác, liên kết. Doanh nghiệp, đẩy mạnh việc ứng dụng
81

thành tựu của khoa học và công nghệ sản xuất, với số lượng ngày càng nhiều,
chất lượng cao, giá cả hợp lý với các sản phẩm như máy móc, phân bón, thuốc
trừ sâu, con giống, cây trồng, vật nuôi... khi tiêu thụ sản phẩm của Nông dân
thông qua các kênh tiêu thụ hoạt động dịch vụ nông nghiệp, yêu cầu phải công
khai, minh bạch các chỉ số về kỹ thuật, giá cả, bảo hành, quyền lợi của khách
hàng... Nhà khoa học, chủ động trong nghiên cứu, chuyển giao những thành tựu
của khoa học và công nghệ cho các chủ thể hoạt động kinh tế nông nghiệp thông
qua tập huấn, tư vấn kỹ thuật, tham quan, trình diễn mô hình... trực tiếp góp phần
nâng cao trình độ cho các chủ thể hoạt động kinh tế nông nghiệp. Đồng thời,
chuyển dần các đề tài nghiên cứu khoa học do Nhà nước đầu tư kinh phí thành
sản phẩm dịch vụ khoa học phục vụ hoạt động kinh tế nông nghiệp; khuyến
khích và hỗ trợ các chủ thể trực tiếp hoạt động dịch vụ nông nghiệp ký hợp đồng
đặt hàng với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học để phục vụ nhu cầu phát
triển. Nhà nông chủ thể trực tiếp hoạt động kinh tế nông nghiệp, đề cao tinh thần
trách nhiệm, ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ vào sản xuất,
thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng, chấp hành nghiêm pháp luật, bảo
đảm lợi ích hài hòa của các bên hợp tác, liên kết có hiệu quả.
Hai là, bảo đảm tốt cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc liên kết tạo cơ sở,
động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển
Cơ sở vật chất - kỹ thuật là thành tố quan trọng trong cơ cấu nguồn lực
góp phần quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các chủ thể, đồng thời
là điều kiện cần thiết bảo đảm sự hợp tác, liên kết có hiệu quả giữa các chủ
thể, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông nghiệp cả về số lượng,
chất lượng và cơ cấu. Để biện pháp này trở thành hiện thực, cần thực hiện tốt
các nội dung sau:
UBND tỉnh Đồng Nai với tư cách là nhà đầu tư lớn nhất trong việc tạo
lập môi trường kinh tế - kỹ thuật. Cụ thể là bằng nguồn vốn từ ngân sách và
hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tập trung phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kĩ thuật như: giao thông, điện lực, thủy lợi,
82

thông tin liên lạc... bảo đảm đủ về số lượng, tốt về chất lượng, mở đường, hỗ
trợ, dẫn dắt, hậu thuẫn cho các chủ thể liên kết, hợp tác một cách có hiệu quả.
Bản thân các chủ thể, trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động trong kinh tế
nông nghiệp thông qua nhiều kênh khác nhau, với các hình thức và biện pháp cụ
thể huy động các nguồn lực (cả nội lực và ngoại lực), nhất là vốn để đầu tư, mua
sắm hoặc thông qua liên kết, hợp tác với các chủ thể khác trang bị cơ sở vật chất
- kỹ thuật bảo đảm sự tồn tại và phát triển của bản thân các chủ thể, đồng thời
bảo đảm hoạt động liên kết, hợp tác có chất lượng, hiệu quả trong phát triển kinh
tế nông nghiệp.
*
* *
Phát triển kinh tế nông nghiệp là vấn đề tất yếu, nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng nông sản hàng hóa, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất,
tinh thần cho nhân dân nông nghiệp; bảo đảm an ninh lương thực và tăng
trưởng kinh tế ổn định bền vững. Phát huy lợi thế về KT - XH, phát triển nông
nghiệp sẽ góp phần quan trọng thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn,
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, có ý
nghĩa chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội
nhập kinh tế quốc tế. Để đạt được điều đó, đòi hỏi phải thực hiện một cách
đồng bộ hệ thống các quan điểm và giải pháp về phát triển kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất lớn, tiếp cận khoa học công nghệ mới, hiện đại. Trên cơ sở
đảm bảo yêu cầu quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của cả vùng nói chung
và quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh nói riêng. Thực hiện tốt các giải pháp
trên sẽ từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân; góp phần thực hiện thắng lợi mục
tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, dân chủ,
công bằng, văn minh và giàu đẹp.
83

KẾT LUẬN

Đồng Nai được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam
Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai
là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh -
Bình Dương - Đồng Nai. Với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh
nhưng nông nghiệp của Đồng Nai vẫn được xác định là ngành kinh tế giữ vị
trí quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực, cung cấp nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp chế biến của tỉnh; cung cấp lao động và tạo thị trường
cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển. Vì vậy, phát triển
kinh tế nông nghiệp là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn Đồng Nai nói riêng. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai
trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ,
theo lối tư duy kinh nghiệm, chưa tiếp cận nhiều khoa học công nghệ với
trong sản xuất; lao động trong nông nghiệp chủ yếu là thủ công nên năng suất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa vững chắc, sức cạnh tranh của
nông sản thấp, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan, chưa thực sự phát
huy được tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
Từ thực trạng - thành tựu, yếu kém và những bất cập trong phát triển kinh tế
nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai hiện nay, đòi hỏi phải quán triệt toàn diện các
quan điểm và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tối đa,
khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Đây
vừa là vấn đề mang tính thời sự cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơ bản mang tính
lâu dài. Vì vậy, cần có sự đồng thuận, thống nhất nhận thức và hành động của các
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế
và toàn thể nhân dân, nhất là cư dân nông nghiệp, nông thôn. Có như vậy mới tạo
ra nhân tố có tính chất quyết định sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh một
cách mạnh mẽ, bền vững.
84

Trong xu thế mở cửa, hội nhập và cơ chế thị trường, phát triển kinh tế
nông nghiệp toàn diện dựa vào tăng năng suất lao động, tăng giá trị sản lượng
trên một đơn vị diện tích, tăng sức cạnh tranh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm, tạo dựng thương hiệu cho nông sản hàng hóa Việt Nam... thực sự là
một vấn đề lớn, với Đồng Nai còn là vấn đề mới, với nhiều khó khăn và phức
tạp Trong giới hạn, phạm vi một luận văn thạc sỹ kinh tế, với khả năng trình
độ, năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm
khuyết trong xây dựng luận văn, tác giả luôn kính mong nhận được sự quan
tâm, chia sẻ, cảm thông; sự đóng góp chân thành của các nhà khoa học, các
đồng nghiệp và bạn đọc để tác giả tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn chỉnh đề
tài và đạt được sự trưởng thành tự hoàn thiện mình trong thực hiện nhiệm vụ
giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý kinh tế theo chức trách
được giao cả trước mắt và lâu dài.
85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày
05/8/2008 về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
2. Bộ Chính trị, Nghị quyết 06 / NQ-TW ngày 10/11/1998, về một số vấn đề
phát triển nông nghiệp và nông thôn.
3. Cục Thống kê Đồng Nai (2006), Niên giám thống kê năm 2005.
4. Cục Thống kê Đồng Nai (2011), Niên giám thống kê năm 2010.
5. Cục Thống kê Đồng Nai (2014), Niên giám thống kê năm 2013.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội
đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991.
7. Nguyễn Điền, Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á
và Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, 1990.
8. Đổi mới và phát triển nông nghiệp nông thôn, Nxb Nông nghiệp, 1996.
9. Đổi mới và hoàn thiện một số chính sách phát triển nông nghiệp nông
thôn. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996.
10. Đông Á con đường dẫn đến phục hồi, Nxb Chính trị Quốc gia, 1999.
11. Hoàng Hải, Nông nghiệp Châu Á, những kinh nghiệm phát triển, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
12. Chử Văn Lâm, Những vấn đề kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ ở Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991.
13. V.I. Lênin, “Vấn đề ruộng đất và những kẻ phê phán Mác”, Toàn tập, tập
5, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1975.
14. Các - Mác, Tư bản, quyển 3, tập 1, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1993.
15. Các - Mác, Tư bản, quyển 1, tập 2, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1993.
16. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
17. Nguyễn Xuân Nguyên, Khuynh hướng phân hóa hộ nông dân trong phát
triển sản xuất hàng hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
18. Nguyễn Thế Nhã, Hoàng Văn Hoa, Vai trò Nhà nước trong phát triển
nông nghiệp Thái Lan, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995.
86

19. Nguyễn Thế Nhã, Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn, Hà Nội, 1996.
20. Nguyễn Huy Oánh, “Kinh tế trang trại với vấn đề thực hiện CNTB Nhà
nước trong nông nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 5, 1998.
21. Vũ Văn Phúc, “Một số vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn”,
Tạp chí Nghiên cứu trao đổi, số 7, 4/1999.
22. Chu Hữu Quý, Phát triển toàn diện kinh tế nông thôn, nông nghiệp Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
23. Tài liệu tập huấn phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập I, II, Nxb Chính trị Quốc gia 1998.
24. Đặng Thị Tố Tâm (2010), Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam,
Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
25. Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Hữu Thọ, “Một số vấn đề quan trọng đối với nông nghiệp và nông thôn và
nhiệm vụ công tác tư tưởng”, Tạp chí Công tác tư tưởng văn hóa.
27. Thủ tướng Chính phủ (2013), Bộ Tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn
mới, ban hành theo Quyết định số 419/QĐ-TTg.
28. Thúc đẩy phát triển nông thôn Việt Nam từ viễn cảnh tới hành động; Việt
Nam vượt lên thử thách, Báo cáo của Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho
Việt Nam, ngày 7-8 tháng 12-1998.
29. Nguyễn Thanh Thủy (2007), “Giảm nghèo là yêu cầu tất yếu của phát
triển bền vững nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu phát triển bền
vững, (số 3).
30. Nguyễn Văn Tiêm, Chính sách Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn ở nước ta, Hội thảo khoa
học về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam, 1994.
31. Đào Thế Tuấn, “Những lý thuyết về kinh tế nông thôn”, Tạp chí Thông
tin lý luận, tháng 11-1991.
87

32. Nguyễn Kế Tuấn (2007), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn ở Việt Nam-con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
33. Đỗ Thế Tùng (2009), “Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển bền
vững ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (số 801).
34. Nguyễn Từ (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Nguyễn Từ (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát
triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Từ điển Tiếng Việt, Nxb KHXH, H, 1994.
37. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2011), Báo cáo Kết quả công tác lao
động, người có công và xã hội năm 2011, UBND tỉnh Đồng Nai
38. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Báo cáo thực hiện 8 chương trình phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2011-2015.
39. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Báo cáo tổng kết chương trình phát triển
các loại cây trồng vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-
2010 triển khia giai đoạn 2011-2015.
40. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã
hội Tỉnh Đồng Nai, 2013.
41. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Báo cáo kinh tế - xã hội giữa nhiệm kỳ
của tỉnh Đồng Nai, 2013
42. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Báo cáo 3 năm thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Nai, 2014
43. Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh Đồng Nai lần thứ XI.
44. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, HN, 1986.
45. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, HN, 1991.
46. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1996.
88

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai
89

Phụ lục 2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đồng Nai năm 2010
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 590.724 100,00
1 Đất nông nghiệp 468.504 79,31
1.1 Đất trồng lúa 38.735 8,27
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 20.121
1.2 Đất trồng cây lâu năm 204.047 43,55
1.3 Đất rừng phòng hộ 36.393 7,77
1.4 Đất rừng đặc dụng 101.257 21,61
1.5 Đất rừng sản xuất 43.919 9,37
1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 7.955 1,70
1.7 Các loại đất nông nghiệp còn lại 36.198 7,72
2 Đất phi nông nghiệp 121.321 20,54
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 323 0,27
2.2 Đất quốc phòng 14.476 11,93
2.3 Đất an ninh 1.190 0,98
2.4 Đất Khu công nghiệp 10.240 9,98
Trong đó: - Đất xây dựng khu công nghiệp 9.223
- Đất xây dựng cụm công nghiệp 1.017
2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản 1.368 1,13
2.6 Đất di tích danh thắng 93 0,08
2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải 113 0,09
2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 835 0,69
2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.193 0,98
2.10 Đất phát triển hạ tầng 18.887 15,57
Trong đó:
- Đất cơ sở văn hóa 999
- Đất cơ sở y tế 148
- Đất cơ sở giáo dục đào tạo 1.042
- Đất cơ sở thể dục thể thao 723
2.11 Đất ở đô thị 3.960 3,26
2.12 Các loại đất phi nông nghiệp còn lại 68.643 56,57
3 Đất chưa sử dụng 898 0,15
4 Đất đô thị 22.817 3,86
5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 136.479 23,1
6 Đất khu du lịch 796 0,13
90

Nguồn: Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 30/10/2012 của Chính phủ Về qui hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) tỉnh Đồng
Nai.
91

Phụ lục 3: Qui hoạch xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu
chuẩn VietGAP và GlobalGAP của Đồng Nai đến năm 2015

Stt Tên sản phẩm Vùng


1 Xoài Xuân Hưng Xuân Lộc
2 Xoài La Ngà Định Quán
3 Xoài Mã Đà Vĩnh Cửu
4 Xoài Phú Lý Vĩnh Cửu
5 Bưởi Tân Triều Vĩnh Cửu
6 Chôm chôm Xuân Định Xuân Lộc
7 Rau Trảng Dài Biên Hòa
8 Rau Trường An Xuân Lộc
9 Rau Gia Tân Thống Nhất
10 Rau Tân Tiến Xuân Lộc
11 Sầu riêng Long Khánh Long Khánh
12 Mãng cầu xiêm Cẩm Mỹ Cẩm Mỹ
13 Mãng cầu Tân Phú Tân Phú
14 Chuối Thanh Bình Trảng Bom
15 Tiêu Xuân Lộc Xuân Lộc
16 Tiêu Thanh Bình Trảng Bom
17 Heo Phú Sơn Trảng Bom
18 Điều Donafoods Biên Hòa
19 Cá rô Tân Hạnh Biên Hòa
20 Công ty CP Súc sản Đồng Nai Biên Hòa
92

Phụ lục 4: Quy hoạch phát triển các khu chăn nuôi tập trung gắn với
cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh đến 2020

Địa phương Số khu quy hoạch Tổng diện tích (ha)


Định Quán 14 1.543
Long Khánh 13 629
Thống Nhất 20 2.341
Cẩm Mỹ 21 3.964
Xuân Lộc 25 13.986
Tân Phú 24 5.441
Vĩnh Cửu 10 1.356
Trảng Bom 11 1.385,4
Long Thành 01 56,7
Tổng cộng 139 30.682,1

Phụ lục 5: Quy hoạch phát triển các khu chăn nuôi tập trung gắn với
cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh đến 2020

Địa phương Số khu quy hoạch Tổng diện tích (ha)

Định Quán 14 1.543


Long Khánh 13 629
Thống Nhất 20 2.341
Cẩm Mỹ 21 3.964
Xuân Lộc 25 13.986
Tân Phú 24 5.441
Vĩnh Cửu 10 1.356
Trảng Bom 11 1.385,4
Long Thành 01 56,7
Tổng cộng 139 30.682,1

Nguồn: Xử lý số liệu từ Báo cáo số 12/ BC-BCĐ-VPĐP ngày 05 tháng 12 năm


2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về kết qủa thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới 02 năm 2011 – 2012
93

Phụ lục 6: Danh sách các đơn vị được hỗ trợ nhãn hiệu hàng
hóa
Stt Ten đơn vị Nội dung hỗ trợ Ngành nghề Năm
1 Công ty cổ phần Nhãn hiệu hàng hóa Chăn nuôi heo 2006
chăn nuôi Phú trong nước
Sơn
2 Cơ sở du lịch sinh Nhãn hiệu hàng hóa Kinh doanh 2006
thái Làng bười trong nước và kiểu dáng bưởi/rượu bưởi
Tân Triều công nghiệp
HTX NN-DV-TM-DL
3 Suối Lớn Nhãn hiệu hàng hóa Trái cây tươi các loại 2007
trong nước/xây dựng (xoài)
website
4 HTX DV-TMNN Nhãn hiệu hàng hóa Mãng cầu, mua bán 2007
thủy sản Xuân trong nước vật tiêu, cà phê, điều
Bảo
5 Nhà máy chế biến Nhãn hiệu hàng hóa Gia súc, gia cầm 2007
thực phẩm Đồng trong nước
Nai
6 Cơ sở Nhân Hòa Nhãn hiệu hàng hóa Mua bán bưởi 2008
trong nước
7 Trang trại Long Nhãn hiệu hàng hóa Gia súc, gia cầm 2008
Thanh Đức trong nước
8 Cơ sở rượu bưởi Nhãn hiệu hàng hóa Bưởi các loại 2008
Hạnh Duyên trong nước và kiểu dáng
công nghiệp
9 HTX DVNN Nhãn hiệu hàng hóa Trái cây tươi các loại 2008
Xuân Thanh trong nước (chôm chôm + sầu
riêng)
10 HTX DVNN Lý Nhãn hiệu hàng hóa Trái cây tươi các loại 2009
Lịch trong nước (xoài Lý Lịch)
11 HTX NN và DV Nhãn hiệu hàng hóa Trái cây tươi các loại 2009
Tân Triều trong nước (bưởi)
12 Cơ sở Trần Cầu Nhãn hiệu hàng hóa Trái cây tươi các loại 2010
trong nước (xoài)
13 Trang trại Nhãn hiệu hàng hóa Trái cây tươi các loại 2010
Nguyễn Long trong nước (quýt, sầu riêng,
Sang xoài)
14 HTX SX NN-DV- Nhãn hiệu hàng hóa Trái cây tươi, nấm, 2010
TM Toàn Thắng trong nước rau các loại
15 Hộ kinh doanh Nhãn hiệu hàng hóa Trái cây tươi các loại 2010
Đỗ Đăng Khiết trong nước (chôm chôm, sầu
riêng, măng cụt, mít,
ổi)
16 HTX Thanh Nhãn hiệu hàng hóa Trái thanh long 2010
Long Phước Lộc trong nước
94

Phụ lục 7: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành
phân theo ngành kinh tế
Gross output of agriculture at current price by economic activities
ĐVT: Triệu đồng - Unit: Mill.dongs
Chia ra-Of which
Dịch vụ và các
Tổng số
Trồng trọt Chăn nuôi hoạt động khác
Total
Cultivation Livestock Service and other
activities

Năm
2010 21.519.634 12.712.793 8.189.679 617.162
2011 30.330.751 18.066.369 11.538.121 726.261
2012 31.212.796 18.060.600 12.176.824 975.372
Sơ bộ - Prel 2013 32.245.617 18.643.758 12.550.074 1.051.785
Cơ cấu - Structure (%)
Năm
2010 100,00 59,08 38,06 2,87
2011 100,00 59,56 38,04 2,39
2012 100,00 57,86 39,01 3,12
Sơ bộ - Prel 2013 100,00 57,82 38,92 3,26

ĐVT: Triệu đồng - Unit: Mill.dongs


Trong đó-Of which:
Tổng số
Total Trâu, bò Lợn Gia cầm
Buffalow, cattle Pig Livestock

Năm
2010 8.189.679 234.675 5.571.747 2.149.681
2011 11.538.121 247.708 7.546.878 3.574.795
2012 12.176.824 310.725 7.775.950 3.732.550
Sơ bộ - Prel 2013 12.550.074 254.130 8.113.827 3.820.012
Cơ cấu - Structure (%)
Năm
2010 100,00 2,87 68,03 26,25
2011 100,00 2,15 65,41 30,98
2012 100,00 2,55 63,86 30,65
Sơ bộ - Prel 2013 100,00 4,91 64,65 30,44
95

Phụ lục 8: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh 2010
phân theo nhóm vật nuôi và sản phẩm
Gross output of livestock at constant 2010 prices
by kind of animal and by product
ĐVT: Triệu đồng - Unit: Mill.dongs
Trong đó-Of which:
Tổng số
Trâu, bò Lợn Gia cầm
Total
Buffalow, cattle Pig Livestock

Năm
2010 8.189.679 234.675 5.571.747 2.149.681
2011 8.918.648 209.567 5.612.313 2.822.149
2012 9.512.664 245.939 6.057.923 2.898.390
Sơ bộ - Prel 2013 10.148.501 206.041 6.578.423 3.052.835

Chỉ số phát triển (năm trước = 100) - %


Index (Previous year = 100) - %
Năm
2010 103,67 90,32 102,18 125,31
2011 108,90 89,30 100,73 131,28
2012 106,66 117,36 107,94 102,70
Sơ bộ - Prel 2013 106,68 83,78 108,59 105,33

Phụ lục 9: Số trang trại năm 2013 phân theo ngành hoạt động và phân theo
huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
Number of farms in 2013 by kind of activity and by district
ĐVT: Trang trại - Unit: Farm
Trong đó - Of which
Trang trại Trang trại Trang trại
Tổng Trang trại
trồng cây trồng cây nuôi trồng
số chăn nuôi
hàng năm lâu năm thuỷ sản
Total Livestock
Annual Perennial Fishing
farm
crop farm crop farm farm

TỔNG SỐ - TOTAL 1.749 33 344 1.329 12


Phân theo huyện - By districts
1. Thành phố Biên Hòa - Bien Hoa city 34 … … 34 …
2. Huyện Vĩnh Cửu - Vinh Cuu district 107 … 3 94 1
3. Huyện Tân Phú - Tan Phu district 45 … 10 26 1
4. Huyện Định Quán - Dinh Quan district 110 … 13 92 5
5. Huyện Xuân Lộc - Xuan Loc district 463 25 208 212 4
6. Thị xã Long Khánh - Long Khanh … …
97
township 8 89
7. Huyện Thống Nhất - Thong Nhat district 175 … … 175 …
8. Huyện Long Thành - Long Thanh district 104 … … 104 …
96

9. Huyện Nhơn Trạch - Nhon Trach district 25 … 1 24 …


10. Huyện Trảng Bom - Trang Bom district 350 8 12 329 1
11. Huyện Cẩm Mỹ - Cam My district 239 … 89 150 …

You might also like