Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI

HỌC PHẦN KINH TẾ ĐẦU TƯ


BỘ MÔN QUẢN LÝ KINH TẾ

NHÓM CÂU HỎI 1:


1. Khái niệm đầu tư? Nguồn lực phải hy sinh và kết quả đạt được trong đầu tư?
2. Khái niệm đầu tư phát triển? Kết quả và mục đích của đầu tư phát triển?
3. Đặc điểm của đầu tư phát triển? Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển?
4. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển? Cho ví dụ về nguồn vốn đầu tư phát triển?
5. Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng và phát triển: Đến tổng cầu và tổng cung của
nền kinh tế; đến tăng trưởng kinh tế; tới chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế? Cho ví
dụ minh họa đối với từng trường hợp tác động đã nêu?
6. Khái niệm nguồn vốn đầu tư? Bản chất của nguồn vốn đầu tư?
7. Điều kiện để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư: Điều kiện tạo lập và
duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế; điều kiện đảm bảo ổn định
môi trường kinh tế vĩ mô; điều kiện xây dựng chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu
quả? Cho ví dụ minh họa đối với từng điều kiện đã nêu?
8. Khái niệm đầu tư công? Mục tiêu của đầu tư công?
9. Nguyên tắc đầu tư công? Cho ví dụ minh họa về một trong các nguyên tắc đã nêu?
10. Nội dung đầu tư công theo các chương trình mục tiêu? Cho ví dụ minh họa về một trong các
nội dung đã nêu?
11. Nội dung đầu tư công theo các dự án đầu tư công? Cho ví dụ minh họa về một trong các nội
dung đã nêu?
12. Nội dung thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư công? Cho ví dụ về thanh tra đầu tư công?
13. Khái niệm kế hoạch đầu tư công? Các căn cứ lập kế hoạch đầu tư công 5 năm và đầu tư
công hàng năm?
14. Khái niệm đầu tư quốc tế? Hình thức đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp?
15. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư quốc tế của nước đi đầu tư: Yếu tố thay đổi
chính sách kinh tế vĩ mô và các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài; yếu tố tiềm lực
kinh tế, khoa học công nghệ và các chính sách xã hội? Cho ví dụ về một trong các yếu tố đã
nêu?
16. Vai trò của đầu tư quốc tế đối với nước đi đầu tư? Cho ví dụ minh họa?
17. Vai trò của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư? Cho ví dụ minh họa?

1
18. Khái niệm về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp? Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển
trong doanh nghiệp?
19. Mối quan hệ giữa đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình? Cho ví dụ minh họa?
20. Tác động của hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình đối với đầu tư vào tài sản hữu hình trong
doanh nghiệp? Cho ví dụ minh họa?
21. Nội dung đầu tư theo chiều rộng? Ưu điểm và nhược điểm của đầu tư theo chiều rộng? Cho
ví dụ về đầu tư theo chiều rộng?
22. Nội dung đầu tư theo chiều sâu? Ưu điểm và nhược điểm của đầu tư theo chiều sâu? Cho ví
dụ về đầu tư theo chiều sâu?
23. Phân tích yếu tố lợi nhuận kỳ vọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư? Cho ví dụ minh họa?
24. Phân tích yếu tố lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến quyết định đầu tư? Cho ví dụ minh họa?
25. Phân tích yếu tố tốc độ phát triển sản lượng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư? Cho ví dụ
minh họa?
26. Phân tích yếu tố đầu tư nhà nước ảnh hưởng đến quyết định đầu tư? Cho ví dụ về minh họa?
27. Phân tích yếu tố chu kỳ kinh doanh và môi trường đầu tư, hoạt động xúc tiến đầu tư ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư? Cho ví dụ về một trong các yếu tố nêu trên?
28. Các nguồn hình thành nguồn vốn chủ sở hữu? Cho ví dụ minh họa về một nguồn trong các
nguồn hình thành vốn chủ sở hữu đã nêu?
29. Các nguồn hình thành nguồn vốn đi vay? Cho ví dụ minh họa về một nguồn trong các nguồn
vốn đi vay đã nêu?
30. Nội dung đầu tư xây dựng cơ bản trong doanh nghiệp? Cho ví dụ minh họa?
31. Khái niệm khối lượng vốn đầu tư thực hiện? Theo văn bản pháp lý hiện hành, khối lượng
vốn đầu tư thực hiện bao gồm những khoản nào? Cho ví dụ minh họa về một trong các
khoản đã nêu?
32. Trình bày tài sản cố định huy động? Phân biệt rõ giữa huy động bộ phận và huy động toàn
bộ tài sản cố định? Cho ví dụ minh họa?
33. Trình bày năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm của tài sản cố định? Cho ví dụ minh họa?
34. Khái niệm hiệu quả của hoạt động đầu tư? Các nguyên tắc đánh giá hiệu quả của hoạt động
đầu tư phát triển?
35. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư? Mục tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của
dự án đầu tư?
NHÓM CÂU HỎI 2:
1. Các cách phân loại đầu tư: Theo thời gian hoạt động, theo tính chất quản lý; theo bản chất
của các đối tượng đầu tư, theo tính chất, quy mô đầu tư; theo đặc điểm hoạt động của các kết

2
quả đầu tư, theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã
hội? Liên hệ thực tiễn về một trong các cách phân loại đã nêu?
2. Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học và công nghệ? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam?
3. Đầu tư phát triển tác động tới tiến bộ xã hội và môi trường? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam?
4. Tác động của tăng trưởng và phát triển kinh tế đến đầu tư? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam?
5. Phân loại nguồn vốn đầu tư trong nước? Liên hệ thực tiễn một trong các nguồn vốn đã nêu?
6. Trình bày nguồn vốn Viện trợ Phát triển chính thức (ODA)? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam?
7. Trình bày nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam?
8. Các loại nguồn vốn đầu tư trên góc độ doanh nghiệp (vi mô)? Liên hệ thực tiễn một trong
các nguồn vốn đã nêu?
9. Trình bày chủ thể tham gia đầu tư công là chủ đầu tư? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam?
10. Trình bày chủ thể tham gia đầu tư công là đơn vị nhận ủy thác đầu tư công và ban quản lý
dự án đầu tư công? Liên hệ thực tiễn một trong các chủ thể nêu trên tại Việt Nam?
11. Trình bày chủ thể tham gia đầu tư công là nhà thầu và tổ chức tư vấn đầu tư? Liên hệ thực
tiễn một trong các chủ thể nêu trên tại Việt Nam?
12. Nội dung triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam?
13. Nội dung theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch đầu tư công? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam?
14. Nội dung theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư công? Liên hệ thực tiễn tại
Việt Nam?
15. Xu thế tất yếu của việc tăng cường quan hệ quốc tế trong đầu tư? Liên hệ thực tiễn tại Việt
Nam?
16. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư quốc tế của nước nhận đầu tư: Yếu tố tình hình
chính trị, môi trường luật pháp; yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển
kinh tế và đặc điểm phát triển văn hóa xã hội? Liên hệ thực tiễn một trong các yếu tố đã
nêu?
17. Các yếu tố trong khu vực và quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư quốc tế: yếu tố xu
hướng đối thoại giữa các nước, liên kết khu vực; yếu tố tăng trưởng nhanh của các TNCs,
tốc độ toàn cầu hóa? Liên hệ thực tiễn?
18. Các cách phân loại đầu tư phát triển trong doanh nghiệp: Căn cứ vào lĩnh vực phát huy tác
dụng; theo nội dung đầu tư cụ thể; xuất phát từ quá trình hình thành, thực hiện nội dung đầu
tư phát triển; từ góc độ đầu tư tài sản; căn cứ vào phương thức thực hiện đầu tư? Liên hệ
thực tiễn đối với mỗi cách phân loại đã nêu?
19. Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu? Liên hệ thực tiễn về mối
quan hệ này trong doanh nghiệp?

3
20. Xét theo nội dung, đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm các nội dung nào? Liên hệ thực tiễn
một trong các nội dung đầu tư đã nêu?
21. Xét theo khoản mục chi phí, đầu tư xây dựng cơ bản trong doanh nghiệp bao gồm các khoản
mục nào? Liên hệ thực tiễn một trong các khoản mục đã nêu?
22. Chi phí tồn trữ trong doanh nghiệp bao gồm những khoản mục nào? Liên hệ thực tiễn một
trong các khoản mục đã nêu?
23. Trình bày số lượng nguồn nhân lực trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp?
Nêu khái quát cơ sở lý thuyết về mô hình đi học? Liên hệ thực tiễn?
24. Trình bày chất lượng nguồn nhân lực trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại doanh
nghiệp? Nêu khái quát cơ sở lý thuyết nguồn vốn con người? Liên hệ thực tiễn?
25. Trình bày nội dung đầu tư đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp? Hoạt động đầu tư đào tạo
của doanh nghiệp cần tuân thủ những yêu cầu nào? Vì sao?
26. Nội dung đầu tư cải thiện môi trường làm việc của người lao động, hoạt động đầu tư cho
lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người lao động, trả lương đúng và đủ cho người lao động
trong doanh nghiệp? Liên hệ thực tiễn một trong các nội dung đã nêu?
27. Các hình thức đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong doanh nghiệp? Liên hệ thực tiễn
một trong các hình thức đã nêu?
28. Các hình thức đầu tư cho hoạt động marketing trong doanh nghiệp? Liên hệ thực tiễn một
trong các hình thức đã nêu?
29. Cách phân loại hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp? Liên hệ thực tiễn về một
trong các cách phân loại đã nêu?
30. Vì sao khi đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư cần xem xét giá trị thời gian của
tiền? Liên hệ thực tiễn?
31. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế?
Liên hệ thực tiễn một trong các chỉ tiêu đã nêu?
32. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp kinh
doanh? Liên hệ thực tiễn một trong các chỉ tiêu đã nêu?
33. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư đối với doanh nghiệp công ích? Liên hệ thực tiễn một
trong các chỉ tiêu đã nêu?
NHÓM CÂU HỎI 3:
1. Năm 2019, Việt Nam giải ngân vốn đầu tư công đạt 88% kế hoạch. Tính đến ngày 15/12/2019,
vốn đầu tư công giải ngân đạt 61,8% kế hoạch (khoảng 255.088 tỷ đồng). “Với tiến độ giải ngân
như hơn 2 tháng vừa qua, dự báo giải ngân vốn đầu tư công cả năm 2019 đạt 88% kế hoạch”, ông
Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi thuộc Kho bạc Nhà nước cho biết.

4
Động lực lớn nhất thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công tăng rất mạnh kể từ tháng 10 trở lại đây là do
thực hiện Nghị quyết 94/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ
và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019.
Yêu cầu:
Anh (chị) hãy bình luận, tìm nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cho vấn đề nêu trên.
2. Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, trong thời gian qua, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN)
Việt Nam luôn nỗ lực để đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Theo đánh giá khách quan của các tổ chức quốc tế vừa qua cho
thấy, KH&CN có những đóng góp thiết thực cho chất lượng tăng trưởng… Đặc biệt, tỷ trọng đầu tư
cho KH&CN giữa nhà nước và doanh nghiệp không còn ở mức 7:3 như đầu thập kỷ này mà đổi lại
là mức 5,2:4,8. Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn quan tâm nhiều hơn đến đầu tư cho KH&CN; doanh
nghiệp vừa và nhỏ cũng đã có sự quan tâm bước đầu và đầu tư cho KH&CN.
Yêu cầu:
Anh (chị) hãy bình luận, tìm nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cho vấn đề nêu trên.
3. Trong bức tranh chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, điều đáng chú ý
chính là giải ngân FDI đã đạt con số kỷ lục, với số giải ngân 20,38 tỷ USD. Theo Cục Đầu tư nước
ngoài, trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc Việt Nam vẫn duy trì được mức
tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ. Tính chung năm 2019, các nhà đầu tư nước
ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực.
Yêu cầu:
Anh (chị) hãy bình luận, tìm nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cho vấn đề nêu trên.
4. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng. Điểm nổi bật trong năm
2019, là đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng
ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cụ thể, nếu như năm 2017 đầu tư
theo hình thức góp vốn, mua cổ phần chiếm 17,2% tổng vốn đăng ký, năm 2018 chiếm 27,9% tổng
vốn đăng ký, đến năm 2019 đã chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký. Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia
góp vốn vào các doanh nghiệp trong nước chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với
45,8% tổng giá trị và kinh doanh bất động sản với 17,8% tổng giá trị.
Yêu cầu:
Anh (chị) hãy bình luận, tìm nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cho vấn đề nêu trên.
5. Theo TS Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp thuộc Trung tâm
Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, xu hướng gia tăng góp vốn, mua cổ phần hay M&A
đã diễn ra trong vài năm trở lại đây. Năm 2017 đạt 6,19 tỷ USD, tăng 45,1% so với năm 2016. Tiếp
đó, năm 2018 đạt 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2019, kể cả

5
không tính lượt góp vốn 3,85 tỷ USD của nhà đầu tư Hồng Kông (Trung Quốc) vào Công ty TNHH
Vietnam Beverage tại Hà Nội, thì tổng giá trị vốn góp vẫn tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Ông Thắng dự báo, M&A tiếp tục là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, nhất là đối
với các quốc gia có độ mở thị trường lớn như Việt Nam, có nhiều hiệp định thương mại tự do
(FTA) hấp dẫn như CPTPP, EVFTA...
Yêu cầu:
Anh (chị) hãy bình luận, tìm nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cho vấn đề nêu trên.
6. Tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, lần đầu tiên sau nhiều năm tốc độ tăng huy động tiền gửi
ở mức cao và nhanh hơn tăng trưởng tín dụng. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng
Nhà nước Chi nhánh Thành phố (TP) Hồ Chí Minh, cho biết trong 8 tháng đầu năm 2019, tốc độ
tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP ước đạt 8,3% so với đầu năm, trong khi đó huy động vốn tăng
tới 8,6%. Đây là lần đầu tiên sau 4 năm, huy động tăng nhanh và ở mức cao hơn so với tăng trưởng
tín dụng và là kết quả của việc dòng vốn nhàn rỗi đổ vào ngân hàng thương mại, theo ông Nguyễn
Hoàng Minh, có phần đến từ việc các ngân hàng thương mại liên tục đưa ra nhiều sản phẩm dịch
vụ, trong đó đa dạng sản phẩm tiền gửi như phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao nhằm thu
hút thêm nguồn vốn.
Yêu cầu:
Anh (chị) hãy bình luận, tìm nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cho vấn đề nêu trên.
7. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước
(NSNN) tháng 7 và 7 tháng năm 2019 tại Việt Nam mặc dù có dấu hiệu tích cực nhưng vẫn chưa
cải thiện nhiều. Cụ thể, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tháng 7 ước đạt 29,9 nghìn tỷ đồng,
tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN đạt
158,3 nghìn tỷ đồng, bằng 44,9% kế hoạch năm và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ
năm 2018 bằng 43,3% và tăng 9,7%).
Yêu cầu:
Anh (chị) hãy bình luận, tìm nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cho vấn đề nêu trên.
8. Trong những tháng cuối năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành tín dụng
phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung phân bổ nguồn
vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính
phủ, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận tín dụng. Kiểm soát
chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro...
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách
tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách

6
kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị
trường tiền tệ và ngoại hối.
Yêu cầu:
Anh (chị) hãy bình luận, tìm nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cho vấn đề nêu trên.
9. Để duy trì và mở rộng hoạt động, các chủ doanh nghiệp không thể kinh doanh hoàn toàn bằng
vốn tự có mà đa số phải dựa trên các nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Trong đó phát hành cổ
phiếu và trái phiếu là hình thức huy động vốn có nhiều vấn đề pháp lý cần lưu ý nhất. Doanh nghiệp
được phát hành chứng khoán dưới hình thức hai hình thức là chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra
công chúng. Trong đó, chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho
dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương
tiện thông tin đại chúng hoặc Internet và ngoài ra là chào bán chứng khoán ra công chúng.
Yêu cầu:
Anh (chị) hãy bình luận và đề xuất những giải pháp cho vấn đề nêu trên.
10. Tại Việt Nam năm 2018, ngân sách nhà nước chi hơn 229 nghìn tỷ đồng cho giáo dục đào tạo và
dạy nghề. Theo số liệu của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, thuộc Bộ Tài chính, chi ngân sách
nhà nước cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề đảm bảo tăng đều qua các năm: Năm 2015 là
184.070 tỷ đồng, năm 2016 là 195.604 tỷ đồng, năm 2017 là 215.167 tỷ đồng, năm 2018 là 229.074
tỷ đồng. Như vậy, nếu so sánh mức tăng năm 2018 với năm 2015 thì số tăng gấp 1,24 lần. Mức kinh
phí này đã góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp.
Yêu cầu:
Anh (chị) hãy bình luận, tìm nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cho vấn đề nêu trên.

You might also like