(văn) KHỔ 3 TỪ ẤY

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

KHỔ 3 TỪ ẤY

“Tôi đã là con của vạn nhà,


Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ,
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”

- Nhà thơ tự tin khẳng định “Tôi đã là con của vạn nhà”. Cách xưng hô vô cùng đặt
biệt:

+ “con”, “em” được sử dụng trong quan hệ ruột thịt  tình cảm thuận hoà, giản dị và
ấm lòng.

+ “tôi” là thành viên của “vạn nhà”, tôi và quần chúng nhân dân là bà con ruột thịt, cùng
trải qua lao khổ.  mình tiếng nói tình cảm cá nhân, cái tôi đã được khẳng định và
cảm xúc cá nhân đã được thăng hoa.

- "Vạn nhà" là chỉ số lượng niều, chỉ đại gia đình của giai cấp cần lao.

- "Vạn kiếp phôi pha" có hai cách hiểu: một là, nhận làm “em”, tác giả muốn nói mình
tiếp bước cha ông, tiếp đón hào khí tinh thần chiến đấu đoàn kết của họ, nối tiếp trang
sử đầy khổ đau mà cũng đầy hào hùng. Hai là, đó là những kiếp người tàn, bất hạnh,
thể hiện thái độ căm phẫn đối với sự bất công của xã hội, thương xót những người
nghèo khổ.”

- Hình ảnh "vạn đàn em nhỏ" chỉ số lượng nhiều những em bé mồ côi, cơ nhỡ.

- "Không áo cơm, cù bất cừ bơ" là câu thành nhữ dân gian chỉ những em bé lang
thang, vất vưởng, không nơi nương tựa, đói rét trong xã hội. Chính chiến tranh, chính
sự tàn ác của quân ngoại xâm tàn ác là nguyên nhân trực tiếp cho bao trẻ thơ phải
mất mẹ, mất cha, mất nhà, mất nước và sống trong cơ cực.

- Điệp từ “là” gắn với những đại từ quan hệ thân thuộc, một mặt thể hiện mối quan hệ
tự nhiên mà gắn bó sâu sắc, mặt khác ngầm khẳng định nhiệm vụ, vai trò lớn lao của
người thanh niên đối với cộng đồng, xã hội.

- Dấu chấm lửng cuối bài thơ nghĩa là chưa chấm dứt mà đây chỉ là khởi đầu cho viễn
cảnh về sau.
 Tiếng thơ cất lên giản dị nhưng thấm đượm tình người, tình cảm gắn bó mà tác giả
dành cho mỗi mảnh đời, mỗi con người Việt Nam.

 Nhà thơ còn lên tiếng tố cáo một cách sâu sắc sự độc tài, tàn ác của thế lực xâm
lược quê hương. Chính những kẻ vô nhân tính ấy đã giẫm đạp lên xương máu của
bao kiếp cần lao, trên mạng sống của cả một dân tộc, cướp đi quyền lợi tối thiểu của
những đứa trẻ.

Tổng kết:

 Nghệ thuật của khổ thơ:


- Biện pháp điệp cấu trúc "Là ...của vạn..." kết hợp với các đại từ xưng hô "con", "em",
"anh"
- khẳng định mối quan hệ gắn bó, đoàn kết của người lính với cả dân tộc
- Giọng thơ mộc mạc mà thân thương, trầm lắng, khơi gợi lên tất cả những tâm tư, tấm
lòng trong thẳm sâu trái tim người nghệ sĩ
- Ngôn ngữ thơ quen thuộc giản dị, gắn liền với đời sống của nhân dân ta

You might also like