Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

PHẦN LỊCH SỬ KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn LSKT


• Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế quốc dân là sự phát triển của quan hệ sản xuất và
lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa LLSX và QHSX trong quá trình phát triển lịch sử của nó.
Lịch sử kinh tế quốc dân nghiên cứu sự phát triển của quan hệ sản xuất vì QHSX là cơ sở
hạ tầng của chế độ xã hội. Quan hệ sản xuất là cơ sở kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội
và biểu hiện tính chất xã hội của nền kinh tế. Nó cũng là tiêu thức để phân biệt sự khác nhau
giữa các hình thái kinh tế - xã hội. Nghiên cứu QHSX bằng phương pháp lịch sử cụ thể, QHSX
được biểu hiện bằng những hiện tượng cụ thể, những sự kiện rõ ràng.
Đồng thời môn học nghiên cứu một số yếu tố của kiến trúc thượng tầng (đường lối chính
sách, pháp luật) vì những yếu tố này tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các nền kinh tế.
Kinh tế chính trị nghiên cứu QHSX bằng phương pháp trừu tượng hóa. Mục đích rút ra bản
chất, tính quy luật của sự vận động.
Lịch sử nghiên cứu những sự kiện diễn ra trong quá khứ một cách có hệ thống, nghiên cứu
sự phô diễn hoạt động lịch sử của con người trong mối quan hệ giữa các hoạt động: Văn hoá,
kinh tế, chính trị, xã hội.
• Nhiệm vụ
Lịch sử kinh tế quốc dân có nhiệm vụ phản ánh thực tiễn sự phát triển kinh tế của các nước
một cách khoa học và trung thực, vẽ một cách chân thực thực trạng kinh tế của một quốc gia
trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Lịch sử kinh tế quốc dân phải tìm ra những đặc điểm, tổng kết một cách khái quát, cô đọng,
tìm nguyên nhân của sự phát triển, rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh
tế. Nói chung nghiên cứu lịch sử để phục vụ sự phát triển kinh tế.
• Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận
Lịch sử kinh tế quốc dân lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm
cơ sở phương pháp luận, coi phương thức sản xuất là cơ sở quyết định, là nền tảng của kiến trúc
thượng tầng.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu sự phát triển kinh tế gắn với các sự kiện,
hiện tượng kinh tế theo tiến trình thời gian và trong hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp lô-gic là
phương pháp nghiên cứu bỏ qua những hiện tượng kinh tế ngẫu nhiên, đi vào bản chất của hiện
tượng kinh tế, từ đó khái quát lý luận về tiến trình phát triển kinh tế. Thực tế nghiên cứu cho
thấy, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, trong nghiên cứu lịch sử
kinh tế cần kết hợp chặt chẽ cả hai phương pháp để tránh thiên về mô tả các sự kiện một cách tự
nhiên chủ nghĩa, hoặc thiên về khái quát lý luận và suy diễn chủ quan, không coi trọng thực tế
lịch sử.
+ Phương pháp phân kỳ lịch sử
Trong nghiên cứu, lịch sử kinh tế phân chia quá trình phát triển kinh tế thành các thời kỳ và
giai đoạn khác nhau. Phương pháp này nhằm làm rõ đặc trưng trong phát triển kinh tế của từng
thời kỳ và giai đoạn cụ thể.
+ Các phương pháp khác
Ngoài các phương pháp trên, lịch sử kinh tế còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác
như: phương pháp toán kinh tế, phương pháp phân tích, so sánh, thông kê, xã hội học v.v…
2. Những tiền đề kinh tế dẫn đến sự ra đời của CNTB
Phương thức sản xuất TBCN ra đời dựa trên những tiền đề KT-XH sau:
• Những phát kiến địa lý
- Thị trường mở rộng và liên kết chặt chẽ
- Thúc đẩy xâm lược thuộc địa
- Giai cấp tư sản thu lợi nhuận khổng lồ.
- Cách mạng giá cả ở Châu Âu:
+ Lượng vàng bạc lớn chảy vào châu Âu làm thay đổi tỷ lệ trao đổi giữa tiền tệ
và hàng hóa => giá cả tăng lên vùn vụt.
+ Đến giữa thế kỷ XVI, giá cả hàng hóa ở các nước châu Âu đã tăng lên gấp
đôi, Tây Ban Nha tăng gấp 4 lần.
 Hậu quả
+ GCTS thu lợi nhuận khổng lồ, áp dụng và mở rộng việc thuê mướn lao động.
+ Công nhân, thợ thủ công và nông dân nghèo khổ phải bán sức lao động để
sống.
+ Loại bỏ phương thức sản xuất phong kiến, ➔ quan hệ sản xuất TBCN ra đời.
• Tích lũy nguyên thủy tư bản
- Là tích lũy có trước tích lũy TBCN, nhằm tạo những tiền đề về vốn, sức LĐ để
đẩy nhanh sự ra đời của CNTB.
- Bắt đầu diễn ra từ sau phát kiến địa lý và kéo dài đến kết thúc CMTS.
- Đặc trưng chủ yếu: dùng thủ đoạn bạo lực để chia cắt người sản xuất với tư liệu
sản xuất.
- Các nước TBCN đều trải qua, tuy phương thức không hẳn giống nhau, nhưng bản
chất đều là quá trình dùng bạo lực để tước đoạt người sản xuất nhỏ.
• Phát triển kỹ thuật ở TK XV-XVI:
- NNghiệp: tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới.
- Ngành dệt: bàn dệt hoàn toàn bằng tay dần dần được thay bằng bàn đạp.
- Về năng lượng: Sử dụng sức gió, sức nước để xay bột, khai thác than.
- Luyện kim: kiểu lò luyện kim khép kín đã ra đời
- Cơ khí: x/h những loại búa máy đơn giản, máy bào,...

=> Sự tiến bộ về kỹ thuật đã thúc đẩy LLSX phát triển mạnh mẽ => mâu thuẫn giữa
QHSX và lực lương sản xuất trở nên gay gắt
3. Cách mạng công nghiệp ở các nước TBCN giai đoạn trước độc quyền: nguyên
nhân, tiền đề, tiến trình và tác dụng.
+ Thị trường thế giới mở rộng => Công trường thủ công lấy lao động
thủ công làm cơ sở không thể thoả mãn được nhu cầu của thị trường
Nguyên nhân trong và ngoài nước.
+ Giai cấp tư sản muốn thu được thật nhiều lợi nhuận, bắt buộc phải
tiến hành cách mạng kỹ thuật và áp dụng sản xuất cơ khí.
+ Tiền đề Chính tri: Thắng lợi của các cuộc CMang Tư sản đã xoá bỏ
mọi cản trở, tạo ra tiền đề chính trị có lợi cho các cuộc CMang công
nghiệp.
+ TĐ kỹ thuật: Sự phát triển lâu dài của Công trường thủ công, sự
Tiền đề, điều kiện
phân công sản xuất ngày càng mở rộng; công cụ LĐ ngày càng
CMH,...
+ TĐ vốn + Lao động: Việc TLNTTB lâu dài đã cung cấp cho nền đại
cnghiep cơ khí nguồn lao động tự do dồi dào và số tiền khổng lồ.

- CMCN nổ ra vào những năm 60 (TKỉ 18), trước hết ở Anh.


- Từ Công nghiệp nhẹ => CN nặng:
+ Bắt đầu từ ngành dệt bông, lần lượt xuất hiện máy cán bông, máy
cào bông, máy tẩy trắng…➔ hình thành một hệ thống sản xuất cơ khí
Tiến trình hoàn chỉnh có sự phân công rõ rệt.
+ Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi đã lan truyền sang nghề luyện
thép, khai thác than…➔ đổi mới kỹ thuật của các ngành CN nặng.
- CN lan sang GTVT: Cơ khí chế tạo phát triển => thúc đẩy xây dựng
đường sắt

+ Cách mạng CNghiep đã thúc đẩy lực lượng SX của CNghia tư bản
phát triển nhanh chóng, nâng cao trình độ xã hội hóa SX khiến cho chế
độ TBCN được XD trên cơ sở vật chất-kỹ thuật của đại CN cơ khí, và
cuối cùng đã chiến thắng chế độ PK và chiếm địa vị thống trị.
Tác dụng
+ Nó giúp cho các nhà tư bản tăng cường mức độ bóc lột công nhân,
làm cho công nhân phụ thuộc vào máy móc, trở thành giai cấp đối
kháng với giai cấp tư sản ➔ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản
càng gay gắt.
4, Kinh tế các nước TBCN giai đoạn 1945 – 1975: đặc điểm và nguyên nhân chủ yếu

TK khôi phục kinh tế TK ổn định và tăng trưởng nhanh


(1946 - 1950) (1951 - 1974)

- Chiến tranh thế giới II đã để lại hậu quả - Trong thời gian hơn 20 năm, dưới tác động
nặng nề đối với nền kinh tế thế giới nói của cuộc CM khoa học kỹ thuật các nước
chung, nền kinh tế TBCN nói riêng. TBCN phát triển đã bước vào giai đoạn ổn
định và tăng trưởng với tốc độ nhanh.
- Để ngăn chặn sự ảnh hưởng của chủ nghĩa
cộng sản, Mỹ đã dùng những khoản tiền lớn - Theo thống kê, trong thời gian từ 1950 -
thu được qua chiến tranh giúp nhiều nước 1973, tỷ lệ tăng trưởng KTế binh quân hàng
TBCN châu Âu, châu Á khôi phục kinh tế. năm của các nước TBCN phát triển đạt gần
(Từ 1948 - 1952, thông qua “Kế hoạch 5%, cao hơn hẳn so với bất cứ thời nào trước
Marshall”, Mỹ đã viện trợ hơn 13 tỷ USD đó.
cho các nước TBCN châu Âu). Nhờ đó, sau
- Trong đó, Nhật Bản tăng trưởng nhanh
năm 1950 kinh tế các nước Tây Âu đã phục
nhất (từ 1953 - 1962 tăng trưởng BQ đạt
hồi lại như mức trước chiến tranh.
8,7%, từ 1963 - 1972 đạt 10,4%).

• Nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển.


- Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học, công nghệ.
- Nhà nước tư sản áp dụng thể chế kinh tế mới: kinh tế thị trường có sự can thiệp sâu
của nhà nước vào đời sống kinh tế, xã hội.
- Đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa các nước tư bản.
- Đẩy mạnh quan hệ kinh tế với các nước đang phát triển.
5. Cải tạo QHSX ở các nước XHCN thời kỳ 1945 – 1960: nguyên nhân, nội
dung và ý nghĩa
Cải tạo QHSX cũ, xây dựng QHSX mới XHCN
* Về bản chất: Là cải tạo những QHSX phi XHCN thành QHSX XHCN, trong đó
mấu chốt là cải biến chế độ sở hữu cá thể và TBCN về TLSX thành các hình thức
sở hữu XHCN (sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể).
* Về nội dung và quá trình cải tạo:
▪ Quốc hữu hóa XHCN
▪ Cải cách ruộng đất
▪ Hợp tác hóa trong nông nghiệp
▪ Cải tạo công thương nghiệp

Quốc hữu hóa XHCN

QHH là việc xóa bỏ CĐ chiếm hữu tư nhân về TLSX, biến nó thành sở hữu
Bản chất
toàn dân mà NNc là đại diện

+ Làm cho giai cấp bóc lột mất chỗ dựa về kinh tế, ko thể chống đối chính
quyền CM
Mục đích
+ Làm cho nhà nước vô sản nắm được các lĩnh vực trọng yếu của nền KT,
để có lực lượng vật chất lãnh đạo và XD nền KT có kế hoạch.

Tài sản của TB ngoại quốc, TS mại bản, tay sai phản quốc, bọn đầu sỏ các
Đối tượng
ngành CN, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, GTVT,…

+ Tước đoạt trực tiếp, ko bồi thường (ở Liên Xô)


Hình thức
+ Chuộc lại và trả dần (Triều Tiên, Trung Quốc)

Thời gian 6 tháng – 1 năm hoàn thành

+ Chế độ sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất bị thủ tiêu


+ Xóa bỏ tận gốc chế độ bóc lột
Kết quả + Những lĩnh vực trọng yếu đã chuyển về tay nhà nước vô sản, tạo ra cơ sở
ban đầu cho kinh tế quốc doanh, tạo tiền đề quan trọng cho công cuộc cải
tạo và xây dựng CNXH
2.1.2. Cải cách ruộng đất

Bản chất - Cuộc CM do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm đánh đổ ách áp bức,
bóc lột cùng với sự chiếm hữu ruộng đất của g/c địa chủ đem lại ruộng đất và
quyền làm chủ cho nông dân lao động.

Mục đích + Thực hiện 1 nhiệm vụ quan trọng của CM dân tộc dân chủ nhân dân.
+ Chuẩn bị điều kiện cho việc cải tạo và phát triển KT NNghiệp XHCN

Đối tượng Ruộng đất của TB ngoại quốc, địa chủ phong kiến,...

Hình thức + Quốc hữu hoá ruộng đất để lập nông trường quốc doanh, số còn lại giao cho
nông dân sử dụng ở Liên Xô và Mông Cổ.
+ Cấp quyền sở hữu sau khi trả tiền (từ 10-20 năm) cho nông dân.
+ Chia cho NDân vừa sử hữu vừa sử dụng ruộng đất (BLan, TQ, VN)

Thời gian 5 – 10 năm

Kết quả + Chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất bị xoá bỏ.


+ Các nguồn lực trong NNghiệp, nông thôn và của nông dân được giải phóng =>
tạo ĐK cho NNghiệp phát triển lên sx lớn XHCN.
+ Thực hiện nguyện vọng của NDân và mục tiêu CM dân tộc dân chủ

Hợp tác hóa nông nghiệp

Bản chất Là quá trình có tính quy luật từ SX nhỏ lên SX lớn trong NNghiệp được tiến
hành theo các nguyên tắc tự nguyện, từng bước,…

Mục đích + Tạo điều kiện cho phát triển NN quy mô lớn ở các nước XHCN

(Trình độ) + Những nước đã qua giai đoạn ptrien TBCN: hợp tác hóa gắn liền giới cơ
giới hoá.
+ Những nước NNghiệp lạc hậu: HTHóa được tiến hành trước, // với thuỷ
lợi hoá và cải tiến kinh tế sxuat nhà nước (TQ, VN, Triều Tiên,…)
Hình thức + Ở Liên Xô: tổ cày, nông trang tập thể và các công xã.
+ TQuốc: tổ đổi công, HTX bậc thấp, bậc cao, và các công xã nhân dân.
+ Việt Nam: tổ đổi công, HTX bậc thấp, HTX bậc cao,...
+ Cuba: theo kiểu CN-XD (nông trg quốc doanh) với quy mô đầu tư lớn.
+ Triều Tiên đưa KT toàn dân sớm xâm nhập vào KT tập thể

Thời gian + Các nước XHCN ở C/Âu: HTH khoảng 10 năm mới hoàn thành.
+ Các nước XHCN Châu Á: còn 3 đến 5 năm.

Kết quả + H/thành HTX NN với tỷ lệ 90% nông hộ tham gia HTX
+ quan hệ sản xuất XHCN được xác lập 1 cách phổ biến, xóa bỏ chế độ bóc
lột, củng cố khối liên minh công - nông

Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh

Bản chất Biến sở hữu tư nhân về TLSX thành sở hữu toàn dân về TLSX trong hoạt
động công thương nghiệp

Mục đích + Xóa bỏ CĐ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX => xóa bỏ tận gốc CĐ bóc
lột người, tạo điều kiện cho LLSX phát triển
+ Sau khi QHH những cơ sở KT trọng yếu, nền KT các nước XHCN vẫn còn
1 số DN vừa và nhỏ của TB tư nhân

Đối tượng Doanh nghiệp vừa và nhỏ của TB tư nhân

Hình thức + Chuộc lại và trả dần và Công ty hợp doanh


+ Sử dụng hình thức KT quá độ: CNTB nhà nước

Thời gian - Đến những năm 1960, 1970: nhiều nước XHCN đã cơ bản hoàn thành nhiệm
vụ cải tạo công thương nghiệp TBTD.

Kết quả +1960: nhiều nước XHCN đã cơ bản hoàn thành việc cải tạo công thương
nghiệp TB tư doanh.
+ QHSX XHCN cũng đã được xác lập một cách phổ biến trong các ngành
này và trong toàn bộ nền KT
6. Cải cách kinh tế các nước XHCN thời kì 1960 – 1991: nguyên nhân, nội dung và so
sánh với cải tổ, cải cách và đổi mới kinh tế của các nước XHCN hiện nay

 Thực chất: CCKT (còn gọi là cải cách QLKT) là quá trình cải tiến toàn diện những hình
thức và PP QLKT nhằm đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
 Nguyên nhân:
- Cuộc cách mạng XHCN đã chuyển sang giai đoạn mới, những hình thức và PP
quản lý trước đây không thích hợp nữa;
- Các nguồn lực phát triển đã cạn dần, cần phải chuyển từ phát triển theo chiều
rộng sang chiều sâu.
- Yêu cầu của việc ứng dụng những thành tựu mới của cuộc CMKHKT hiện đại
và mở rộng KTĐNgoại cần phải có cơ chế thích hợp.
• Nội dung:
 Thứ nhất, cải tiến hệ thống tổ chức QLKT:
 Hợp lý hoá bộ máy quản lý kinh tế, giảm bớt các khâu trung gian không cần
thiết.
 Chuyên môn hoá, tập trung hoá và liên hợp hoá theo chiều dọc và chiều ngang.
 Mở rộng quyền dân chủ trong QLKT theo hướng các CQTW tập trung vào
chức năng hoạch định chiến lược phát triển, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các chiến lược đó.
 Kết hợp quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ: các xí nghiệp phải chịu sự chỉ
đạo song song vừa theo bộ chuyên ngành vừa theo địa phương.
 Thứ hai, cải tiến chế độ kế hoạch hoá. => là ND cơ bản nhất của CCKT, gồm:
 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu:
 Giảm từ hàng trăm chỉ tiêu xuống trên dưới 10 chỉ tiêu;
 Tăng cường các chỉ tiêu phát huy tính năng động, sáng tạo của các
đơn vị sản xuất cơ sở.
 Phối hợp giữa các loại kế hoạch: dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
 Đề cao vai trò của hợp đồng kinh tế

 Thứ ba, tăng cường sử dụng các đòn bẩy KT:


 Do có sự thay đổi trong nhận thức về quan hệ hàng hóa, tiền tệ và các phạm
trù kinh tế của kinh tế thị trường như giá cả, lợi nhuận, tiền lương, tiền thưởng,
tín dụng… nên việc vận dụng QLGT đã được chú trọng hơn.
 Đã có sự kết hợp các lợi ích trong QLKT theo phương châm: “cái gì có lợi cho
nhà nước thì cũng có lợi cho tập thể và cá nhân”.
• Kết quả:
 Góp phần đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng KT, thúc đẩy quá trình XH hoá SX và
LĐ, rút ngắn sự cách biệt giữa hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể, giữa NT
và TT, giữa LĐ trí óc và LĐ tay chân.
 Tuy nhiên, KQ thu được rất hạn chế; trên thực tế, nhiều nơi vẫn chưa thoát khỏi
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, những khuyết tật của cơ chế này vẫn chậm được
khắc phục.
 Do đó, từ giữa năm 1985 trở đi, Liên Xô và nhiều nước XHCN lại phải cải tổ, cải
cách, đổi mới QLKT.
• So sánh
7. Kinh tế các nước đang phát triển: các mô hình và biện pháp phát triển kinh tế
Chiến lược KT hướng Chiến lược KT hướng Chiến lược KT hỗn hợp
nội ngoại
Thời Những năm 50-60 của Những năm 60-70 của thế
gian thế kỷ XX kỷ XX

Đặc Đẩy mạnh phát triển các Chiến lược công nghiệp
trưng ngành công nghiệp sản hóa lấy xuất khẩu làm chủ
xuất hang tiêu dung nội đạo. Mở cửa nền kinh tế,
địa thay thế hàng xuất thu hút vốn đầu tư và kĩ
khẩu, lấy thị trường thuật của nước ngoài, tập
trong nước làm chỗ dựa trung sản xuất hàng hóa
chủ yếu để xuất khẩu, phát triển
– Tự thân xây dựng hoặc ngoại thương
phấn đấu xây dựng hệ -Chấp nhận cơ cấu kinh tế
thống, cơ cấu kinh tế không hoàn chỉnh, chỉ
quốc dân hoàn chỉnh phát triển những ngành có
(tính tự lực cánh sinh). điều kiện
-Không đề cao mục tiêu
– Tính khép kín, không
đọc lập, tự chủ trong hệ
quan hệ với bên ngoài
thống mục tiêu chính trị
(bế quan tỏa cảng).
-Chủ thể kte chủ yếu là
bên ngoài

Đánh *Ưu điểm *Ưu điểm


giá - Đảm bảo độ an toàn - Tạo ra nên kinh tế năng
cao trong quá trình phát động, thích nghi cao vơi
triển kinh tế – xã hội, skinh tế quốc tế
bao gồm các mặt: độc - Tranh thủ được nguồn
lập, tự chủ của đất nước; lực bên ngoài: vốn, công
bảo vệ truyền thống, bản nghệ, nguyên liệu,…
sắc văn hóa dân tộc; - Tận dụng được các cơ
không chịu sự tác động hội hợp tác quốc tế và
của các độc tố ngoại lai phát triển về kinh tế - xã
khác. hội và các vấn đề toàn cầu
*Nhược điểm khác
- Thiếu vốn, nguyên liệu *Nhược điểm
và công nghệ, chi phí - Phụ thuộc vào vốn và thị
cao dẫn đến thua lỗ trường bên ngoài quá
- Tệ nạn tham nhũng, nhiều, đầu tư bất hợp lí,
quan liêu phát triển, đời …
sống người lao động còn - Tác động tiêu cực đến
khó khăn bản sắc văn hóa dân tộc,
- Chưa gquyet đc vấn đề môi trường sinh thái
tăng trưởng kinh tế, công - Biểu hiện của hạn chế
bằng xã hội này là cuộc khủng hoảng
tài chính khu vực năm
1997-1998, làm cho suy
thoái kinh tế, chính trị bất
ổn ở 1 số nước
8. Kinh tế các nước ASEAN: Các chiến lược phát triển kinh tế cơ bản và những vấn
đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay
Chiến lược phát triển KT cơ bản của các nước ASEAN
• Chiến lược chuyển từ nền KT hướng nội sang hướng ngoại:
- Đến 1970s, hầu hết các nước ASEAN đã chuyển sang chon mô hình CNH hướng
về xuất khẩu.
- Chiến lược hướng ngoại:
- Lựa chọn cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp với điều kiện và trình độ
- Gia tăng dần các sản phẩm chế tạo, hạn chế xuất khẩu thô
- Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu,…
- Thực hiện hiệu quả các biện pháp: trợ cấp xuất khẩu, miễn thuế, cho vay…

• Chiến lược tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

+ Lợi thế: Lao động trẻ, rẻ, tài nguyên TN phong phú; kết cấu hạ tầng đủ điều kiện;
tình hình chính trị tương đối ổn định…
+ Luật đầu tư thông thoáng và không ngừng được điều chỉnh theo hướng có lợi cho
các nhà đầu tư, các thủ tục hành chính ngày càng tinh giản, trình độ tay nghề của
người lao động ngày càng được nâng cao.
+ Sự ra đời của AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) đã khiến cho ASEAN trở
thành một trung tâm thu hút FDI.
+ ASEAN cũng thu hút một lượng lớn vốn ODA từ các nước phát triển như Nhật, Mỹ
và các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như WB, ADB.

• Chiến lược phát triển KT thị trường và đẩy mạnh tư nhân hóa

- Xuất phát từ thực tế các XNQD hoạt động SX KD bộc lộ nhiều yếu kém
- Bắt đầu từ những ngành CN SX HTD với các hình thức: nhượng lại, liên doanh,
liên kết giữa nhà nước và tư nhân hoặc giải thể.
- Trong quá trình phát triển nền KT thị trường, vai trò NNc là cực kỳ quan trọng
thông qua các chức năng sau đây,:
 Thiết lập khuôn khổ PLuật; nâng cao hiệu quả thông qua việc sửa chữa
những khiếm khuyết của TTrường: giảm ả/h của ĐQ, Tnghiệp,..
 Đảm bảo sự công bằng thông qua công cụ thuế thu nhập, phúc lợi XH
 Ổn định KT vĩ mô thông qua các công cụ thuế, lãi suất, điều kiện tín dụng…
để tác động đến sản lượng, việc làm và kiềm chế lạm phát…
Những khó khăn và yếu kém của ASEAN hiện nay
- Tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa bền vững.
- Ngày càng phụ thuộc sâu sắc hơn về vốn, công nghệ và thị trường bên ngoài.
- Nhiều nước đang đứng trước những vấn đề KT-XH gay gắt.
- Sự suy giảm tài nguyên và mất cân bằng sinh thái.
- Trình độ phát triển không đều giữa các quốc gia.
9. Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp qua các triều đại phong kiến VN thời
kỳ độc lập tự chủ. (938 – 1858)
Từ thế kỷ X-XV
 Chính sách ruộng đất
- Giai đoạn này được xem là giai đoạn cực thịnh của nhà nước PKVN. Ruộng đất chủ yếu
thuộc sở hữu nhà nước, cần thiết cho việc duy trì quyền lực kinh tế, chính trị của các nhà
nước phong kiến.
- Ruộng đất tồn tại ở 2 hình thức: Sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân.
 Sản xuất nông nghiệp
- Chính sách KT của NN PK là “dĩ nông vi bản”.
- Tư tưởng “trọng nông” thường được biểu hiện thành những biện pháp tích cực đối
với SX NN.

Từ thế kỷ XVI – XIX


 Chính sách ruộng đất
 Ruộng tư:
 P/triển mạnh, tình trạng “chiếm công vi tư” RĐ khá phổ biến
 Chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX mà ưu thế thuộc về g/c địa chủ PK ngày
càng rõ nét.
 Ruộng công làng xã:
 Bị thu hẹp S, nhung NNc PK vẫn cố duy trì để đảm bảo nguồn thu
 NNc thực hiện c/s “quân điền” ngày càng trở nên phản động: RCLX màu mỡ chia
cho quan lại, phần đất xấu mới được chia cho ND.
 Tình hình sản xuất NNghiệp:
 Ruộng đất canh tác của ND ngày càng thu hẹp
 ND phải đóng hàng trăm thứ thuế
 Chịu sự tàn phá của chiến tranh liên miên
 Hạn hán, lũ lụt xảy ra liên miên
 Đời sống nông dân kiệt quệ, ruộng đồng bỏ hoang ngày càng nhiều, dân
phiêu tán khắp nơi.

TÓM LẠI

Trong giai đoạn phong kiến tự chủ (938-1858): kinh tế VN vẫn ở tình trạng tự nhiên
(tự cấp tự túc), thể hiện:

 NN vẫn là nền tảng của toàn bộ nền KT


 Thủ công nghiêph và thương nghiệp hoạt động vẫn phụ thuộc vào nhà nước,
phụ trợ cho NNuoc
 Tầng lớp công thương nghiệp/tổng số dân vẫn còn ít ỏi
 Từ chính sách NNc đến quan niệm của người dân đều xem NN là gốc, TCN
và Tnghiệp là phụ

Đến nửa đầu TK 19, KTVN ngày càng khủng hoảng, trong đó QHSX PK đã lỗi thời,
kìm hãm LLSX phát triển
10. Hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và tác động đối với nền kinh tế
Việt Nam

C/Sách khai Khai thác thuộc địa lần thứ 1 Khai thác thuộc địa lần
thác thứ 2

Trong nông * Về chính sách tập trung hóa ruộng đất: - Đẩy mạnh việc cướp đoạt
nghiệp - Mục đích: là chính sách cướp đoạt ruộng đất RĐ để thành lập đồn điền,
của nông dân chủ yếu trồng cao su với
- Hậu quả: 20%S đất canh tác của ND vào tay tư qmô rất lớn…
bản tư nhân Pháp, trở thành đồn điền trồng lúa,
- TD Pháp đầu tư nhiều vốn
cao su,…50% S trong tay tầng lớp địa chủ, tôn
vào kinh doanh nông nghiệp
giáo và công điền. 90% dân số là nông dân chiếm
(giống, phân bón, máy móc,
20% S đất còn lại.
CNghiep chế biến,...).
* Chính sách kìm hãm việc áp dụng KHKT
- MĐ: Tận dụng tối đa độ phì của đất và sức LĐ
rẻ để thu lợi nhuận cao; Làm đất bạc màu để dễ
chuyển đổi
- Hậu quả: năng suất lúa vào loại thấp nhất thế
giới, lương thực BQ/người ngày một giảm.

Trong công * Phát triển CN khai thác nhằm vơ vét tài - Tiếp tục khai thác khoáng
nghiệp nguyên, cung cấp nguyên liệu rẻ cho chính quốc: sản.
- Về khoáng sản: than đá, thiếc, kẽm,… - Tăng cường vốn và mở
- Về lâm nghiệp: 48 công ty với hàng trăm lâm rộng quy mô sản xuất CN.
trường khai thác lâm thổ sản quý.
- CN nhẹ và CN chế biến
* CN nặng như cơ khí, chế tạo, luyện kim, hóa
khá phát triển.
chất… hầu như không có.Điện chủ yếu phục vụ
tiêu dùng
- Thủ CN: lụn bại và phá sản do bị TD chèn ép
Về * TD Pháp sử dụng mạng lưới TM ĐQ để phục - Duy trì TM độc quyền, đánh
thương vụ MĐ KT và CTrị thuế nặng với hàng ngoại nhập.
mại - Về kinh tế: độc quyền kinh doanh rượu cồn,
- Việc buôn bán trong thị trường
thuốc phiện
nội địa được tăng cường.
- Về chính trị: đầu độc dân ta để dễ bề cai trị.
- Tư thương Pháp nắm 50% hàng nhập, 45%
hàng xuất.
* Pháp luôn duy trì cán cân thương mại xuất
siêu, trong đó:
- 95% kim ngạch xuất khẩu là nguyên liệu,
Nông Sản, thực phẩm
- 80% kim ngạch nhập khẩu là hàng tiêu dùng
=> làm cho KT VN càng thêm phụ thuộc vào
Pháp

Về tài - Pháp sử dụng tài chính, tiền tệ làm công cụ - Ngân hang Đông dương vẫn
chính bóc lột chứ không phải là công cụ phát triển đóng vai trò tổ chức, chi phối hầu
tiền tệ kinh tế. hết các hoạt động KTe, tài chính
- Sử dụng chính sách thuế khóa nặng nề để ở VN
nuôi đủ hai bộ máy cai trị và chuyển về Pháp
phục vụ chiến tranh. Hai loại thuế: trực thu và
gián thu.

Về - Là lĩnh vực được Pháp đầu tư để phục vụ -Tiếp tục được đầu tư nhiều vốn
GTVT việc khai thác tài nguyên và phục vụ chính để đa dạng các loại hình GTVt:
và kết trị. thủy, bộ, sắt và cả hàng
cấu hạ + Đường sắt: 2.569 km, khổ hẹp, kỹ thuật không,…
tầng trung bình được xây dựng từ những năm
1881 - 1913.
+ Đường bộ: mật độ thưa thớt, tập trung ở
đô thị, nơi có khai thác tài nguyên, tỷ lệ rải
nhựa thấp (1/5), khả năng thông xe thấp.
+ Phương tiện vận tải lạc hậu, giá cước đắt
đỏ, độc quyền.

Nhận - TB Pháp nặng về TMại, chú trọng - Chú trọng XK TB.


xét XK hàng hóa. - TBP vừa cho vay nặng lãi +
đầu tư.
- Pháp đầu tư vào VN ở mức độ thấp - Phương thức KD theo phương
và dè dặt, chủ yếu là cho vay nặng lãi. thức TBCN.
- Phương thức KD phong kiến => lạc
- Kết hợp cả khai thác theo
hậu
chiều rộng + khai thác theo
- => Chính sách khai thác theo chiều rộng
chiều sâu

TĐ của hai cuộc khai thác thuộc địa đến nền KTVN
 Tác động tiêu cực:
 Đặc trưng của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với Việt
Nam là duy trì PTSX PK kết hợp với việc du nhập hạn chế PTSX TBCN
nhằm kìm hãm nền KT phát triển.
 Hậu quả: nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, mất cân đối và
bị lạc hậu thêm so với thế giới.
 Tác động tích cực (ngoài ý muốn của TDPháp): Quá trình k.thác thuộc địa của
TDP đã làm thay đổi tính chất, trình độ và cơ cấu nền KTVN.
 Về tính chất: từ 1 nền KT PKien thuần tuý, tự cung tự cấp đã chuyển thành
1 nền KT thuộc địa nửa phong kiến, biểu hiện:
 KT đế quốc chiếm vị trí thống trị và độc quyền.
 Quan hệ sx PK vẫn được duy trì và tồn tại 1 cách phổ biến
 Q/hệ SX TBCN hoà trộn, đan xen và trùm lên quan hệ sx PK
 Về trình độ: x/hiện 1 số nhân tố mới như KCHT giao thông; máy móc, kỹ
thuật; phương thức KD mới... ➔ thúc đẩy tăng trưởng KT nhanh.
 Về cơ cấu: Xuất hiện ngành SX CN lớn, hiện đại; các lĩnh vực dịch vụ như
ngoại thương, ngân hàng, tài chính; thông qua sự phụ thuộc vào kinh tế Pháp,
nền kinh tế tự cung tự cấp, khép kín của Việt Nam có chiều hướng thu hẹp
dần.
11. Kinh tế vung tự do thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954):
những chủ trương chinh sách, thanh tựu và những bài học kinh nghiệm
Vùng tự do
Một số chính sách kinh tế của Chính phủ
- xác định tính chất cuộc kháng chiến là “trường kỳ, toàn diện” và đưa ra chương
trình kinh tế kháng chiến gồm hai mặt: phải làm suy yếu kinh tế của địch và củng cố
phát triển kinh tế của ta.
- Phá hoại kinh tế của địch bao gồm phá hoại máy móc, kho tàng, đường giao
thông vận tải, cầu cống, thực hiện phương châm “vườn không nhà trống”
- Tích cực và xây dựng kinh tế ở vùng Chính phủ kiểm soát, phương châm
“kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc” xây dựng được một nền kinh tế nhân dân
có khả năng tự túc, tự cấp cho chính phủ, quân đội và nhân dân vùng tự do.
- Năm 1947 Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “Toàn thể đồng bào ra sức tăng gia sản
xuất”.
- Năm 1948, Người phát động phong trào thi đua yêu nước, sản xuất tự túc một
cách sôi nổi.
- Giảm tô 25% xóa bỏ địa tô, xóa bỏ chế độ quá điền, thành lập hội đồng giảm tô
ở cấp tỉnh.
- Trưng thu tất cả ruộng đất bỏ hoang cho nông dân nghèo, tạm giao ruộng đất
cho địa chủ chạy vào vùng tạm chiếm cho nông dân canh tác.
=> Kết quả, sản xuất nông nghiệp đã đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho nhân dân,
cán bộ địa phương và bộ đội tiền tuyến (tính từ Trung bộ trở ra).
Thành tựu:
* Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp
* Phát triển công nghiệp và phục hồi tiểu thủ công nghiệp
=> Tính đến năm 1950, ta đã sản xuất được vũ khí, đạn dược và nguyên liệu
gấp 22,7 lần so với năm 1946.
* Phát triển thương nghiệp và giao thông vận tải

 Năm 1949, 30 tỉnh ở phía Bắc đã sửa chữa và làm mới được hơn 4.000
km đường các loại, bắc được hàng nghìn mét cầu.
 Vận chuyển được hàng chục vạn tấn hàng hóa để tiếp tế cho bộ đội và
các cơ quan xí nghiệp.
*Hoạt động mậu dịch: Sở mậu dịch thành lập ngày 14 tháng 5 năm 1951 thay
cho các tiếp tế vận tải và cục ngoai thương, Việc đấu tranh mậu dịch với địch
tiếp tục được tiến hành với tinh thần đấu tranh kinh tế với địch một cách tích
cực: tranh thủ trao đổi có lợi, tranh thủ xuất siêu.
=> Năm 1953 so với năm 1952 xuất khẩu tăng 168%, nhập khẩu tăng 209%.
* Phát động phong trào thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm trên phạm vi cả
nước.
=> Năm 1953, vùng tự do và vùng căn cứ liên khu 4 trở ra đã sản xuất được
2.757.000 tấn thóc và 650.850 tấn hoa màu.
=> Năm 1954, từ khu 4 trở ra hàng vạn khung cửi đã dệt được 34,7 triệu mét vải.
=> Công nghiệp khai thác than sản lượng năm 1954 bằng 195% so với năm 1950.
Khai thác thiếc đạt 136%, khai thác phốt phát đạt 179% so với năm 1950. Riêng
công nghiệp quốc phòng có bước phát triển đáng kể. Năm 1953 ta sản xuất được
3.500 tấn đạn dược, vũ khí và hàng chục tấn thuốc men, quân trang, quân dụng
cung cấp tạm đủ cho bộ đội.
=> Từ năm 1950 - 1954 ta đã xây dựng được 5.670 km đường bộ sửa chữa được
458 km đường sắt và 203 bến đò, phà.
* Triệt để giảm tô và thực hiện cải cách ruộng đất
=> đem lại những kết quả vô cùng quan trọng đối với cuộc sống kháng chiến.
Nông dân được chia ruộng đất đã tích cực sản xuất hăng hái đóng góp sức người sức
của để phục vụ cho tiền tuyến, bộ đội hăng hái chiến đấu.
Những bài học lịch sử
1. XD và phát triển KT vững chắc là điều kiện đảm bảo cho kháng chiến thắng lợi.
2. Mô hình kinh tế dân tộc, dân chủ nhân dân đã phát huy tối đa sức mạnh dân tộc.
3. Coi trọng sx NN và giải quyết tốt vấn đề ruộng đất đã tạo động lực to lớn, góp phần
đưa kháng chiến đến thắng lợi.
4. Kết hợp hài hoà giữa huy động và bồi dưỡng sức dân.
12. Kinh tế miền bắc giai đoạn 1955 – 1975: bối cảnh, thành tựu, hạn chế và bài học
kinh nghiệm
Tình hình, đặc điểm và chủ trương, chính sách KT
a. Tình hình, đặc điểm
 ĐQ Mỹ biến MN thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ để gây chiến tranh xâm
lược MB.
 Phong trào XHCN hiện thực phát triển thành 1 hệ thống TG, có sức hấp dẫn mạnh
mẽ các nước, các dân tộc khác.
 Ngày 10/10/1954, CP tiếp quản Thủ đô Hà Nội, nhưng phải đến ngày 16/5/1955,
miền Bắc mới thật sự hoàn toàn giải phóng, bước vào TKQĐ lên CNXH.
 MB bước vào thời kì quá độ lên CNXH với 1 số đặc điểm:
 LLSX lạc hậu, kém phát triển: NN sx nhỏ là chủ yếu, CN quy mô nhỏ, mới
hình thành.
 QHSX lạc hậu, với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần KT

b. Chủ trương, chính sách kinh tế

Xuất phát từ tình hình, đặc điểm nêu trên, Đảng chủ trương:
 Đưa MB tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
 Tạo dựng 1 cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
=> Từ chủ trương đó, 2 nhiệm vụ quan trọng phải tiến hành:
 Cải tạo XHCN, mở đường cho sức sx phát triển => XD QHSX XHCN
 Tiến hành CNH XHCN để XD CSVCKT cho CNXH =>phát triển LLSX
=> Đ và NN ta đã đề ra những chủ trương, c/s KT quan trọng:
1. Khôi phục KT 1955 - 1957
2. Cải tạo XHCN và bước đầu phát triển KT 1958 - 1960
3. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 1 1961- 1965 (CNH)
4. Chuyển hướng KT chống chiến tranh phá hoại của ĐQ Mỹ.
B1. Khôi phục KT 1955 – 1957
- Nông nghiệp
- Công thương nghiệp,…
b2. Cải tạo XHCN
 Chủ trương: Là cải tạo những quan hệ sx phi XHCN thành quan hệ sx XHCN,
trong đó mấu chốt là cải biến chế độ sở hữu cá thể và TBCN về TLSX thành các
hình thức sở hữu XHCN (sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể).
 Bao gồm: cải tạo NN (địa chủ), công thương nghiệp, TB tư doanh, thủ CN, NN là
khâu chính.
b3. Công nghiệp hoá XHCN
 Là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta.
 Kế hoạch 5 năm lần 1 (1960 - 1965) có nhiệm vụ XD CSVCKT ban đầu cho
CNXH. NNc dành 48% vốn đầu tư XDCB cho CN (CN nặng chiếm 48%)
 Kết quả:
 CN phát triển thúc đẩy các ngành khác chuyển biến mạnh mẽ.
 Tổng sp XH tăng bình quân 9,5% (61 - 65).
 Giá trị sxCN tăng bình quân 13,4%, sxNN tăng 4,1%, kim ngạch XK tăng
12,6%.
b4. Về chuyển hướng KT để chống CTr phá hoại của ĐQ Mỹ
- Ra sức phát triển KT địa phương, tăng cường bảo vệ, phân tán và sơ tán đối với
các XNQD lớn.
- Tích cực chi viện cho tiền tuyến đồng thời cố gắng đảm bảo các nhu cầu cơ bản
cho nhân dân.
- Tranh thủ tối đa sự viện trợ và hợp tác quốc tế, chủ yếu là sự giúp đỡ của các nước
XHCN.
- Tích cực đào tạo cán bộ và công nhân kĩ thuật để sử dụng khi có điều kiện.
1.2. Thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm
Sau 20 năm xây dựng CNXH, nền kinh tế miền Bắc đã có những biến đổi
căn bản như sau:
 * Thành tựu

- QHSX của chế độ cũ căn bản đã được xoá bỏ, QHSX XHCN được xác lập 1 cách
phổ biến dưới 2 hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.

- CSVCKT của CNXH được tăng cường, cơ cấu KTQD đã được chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng của sxCN.
- Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt so với trước.

- Góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng MN, thống nhất đ/nước, tạo tiền đề
cho công cuộc XD CNXH ở giai đoạn sau.

=> Trong ĐK vô vàn khó khăn, MBắc tổ chức một nền SX thời chiến một cách tài
tình, thực sự là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn MN.

 * Hạn chế: Việc rập khuôn mô hình kinh tế đã dẫn tới những sai lầm trong tư duy
và điều hành kinh tế
 Bài học kinh nghiệm

1. Cần tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, những nhận thức giản đơn,
giáo điều, cách làm chủ quan, nóng vội, bất chấp quy luật sẽ kìm hãm sức sản
xuất, dẫn đến những hậu quả khôn lường.

2. Việc tập trung phần lớn nguồn lực theo hướng ưu tiên p/triển CN nặng trong
ĐK 1 nước CNghệ lạc hậu, ko đủ ĐK cho nó đã làm tăng thêm tình trạng mất
cân đối của nền KT

3. Cơ chế KHH tập trung, quan liêu bao cấp tuy có vai trò tích cực đảm bảo sự
chỉ đạo tập trung, thống nhất của NNước trong hoàn cảnh chiến tranh, nhưng
những cơ chế này ngày càng bộc lộ những hạn chế:

- Hành chính hoá các quan hệ kinh tế


- Hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp
- Ko tạo động lực cho DN và người lao động
13. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc thời kỳ 1960 – 1975: chủ trương,
nội dung, tiến trình, thành tựu, và hạn chế, so sánh với quá trình đầy mạnh CNH,
HĐH hiện nay
Chủ trương:

- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý


- Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp + nông nghiệp
- Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
- Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp
địa phương
Nội dung công nghiệp hóa của Đại hội III
Nhằm thực hiện mục tiêu tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội,
Đại hội đề ra Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965.
Nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, lấy phát triển
công nghiệp nặng làm nền tảng, đồng thời ra sức phát triển công nghiệp nhẹ và nông
nghiệp.
Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Để thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây
dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải
tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế miền Bắc nước ta thành một nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa.
Thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, đẩy
mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hóa, kỹ thuật, biến nước ta thành
một nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và
khoa học tiên tiến.
Trong đó, mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được đại hội III của
Đảng xác định là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước
đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu lâu dài,
phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.
=> Về thực chất, đây là sự lựa chọn mô hình chiến lược CNH thay thế nhập khẩu mà
nhiều nước, cả nước XHCN và nước TBCN đã và đang thực hiện lúc đó. Chiến lược này
được duy trì trong suốt 15 năm ở miền Bắc (1960 – 1975) và 10 năm tiếp theo trên phạm
vi cả nước ( 1976 – 1986).
Thành tựu
- Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới diễn ra trong cơ chế kế hoạch hóa
tập trung, những tiền đề vật chất cần thiết cho công nghiệp hóa còn hết
sức hạn chế và trong điều kiện có chiến tranh phá hoại. Mặc dù vậy, quá
trình công nghiệp hóa vẫn đạt được những kết quả quan trọng.
- So với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5 lần. Nhiều khu công nghiệp
lớn đã hình thành, đã có nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp
nặng quan trọng như điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất được xây
dựng.
- Đã có hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy
nghề đã đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật xấp xỉ 43 vạn
người, tăng 19 lần so với 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệp hóa.
- Trong điều kiện đi lên từ điểm xuất phát thấp, lại bị chiến tranh tàn phá
nặng nề, thì những kết quả đạt được trên đây có ý nghĩa hết sức quan
trọng - tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai
đoạn tiếp theo.
Hạn chế
- Bên cạnh những kết quả đạt được, công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới còn nhiều
hạn chế.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hết sức lạc hậu.
- Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ,
chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.
- Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp
chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội.
- Đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng
hoảng kinh tế - xã hội.
14. Kinh tế đất nước 10 năm đầu sau ngày đất nước thống nhất 1976 – 1985: những
khó khan thách thức và những thử nghiệm đổi mới
Thời kì 1976 - 1980

Tình hình và nhiệm vụ

- 15 - 21/11/1975: Hội nghị Hiệp thương chính trị về thống nhất đất nước được tiến
hành.
- 25/4/1976: Cả nước tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội nước VN thống nhất.
- 12/1976: ĐH Đảng LT4 xác định: “Đẩy mạnh CNH XHCN, XDCSVCKT của
CNXH, đưa nền KT nước từ sản xuất nhỏ lên sx lớn XHCN, ưu tiên phát triển CN
nặng một cách hợp lý,…”
- 18/12/1980, Quốc hội thông qua Hiến pháp về thời kỳ quá độ lên CNXH trong
phạm vi cả nước
- Cả nước bước vào thực hiện KH 5 năm lần 2 (1976-1980 ) với mục tiêu:
- Giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh
- Bước đầu tiến hành CNH, XD CSVC cho CNXH.

Một số khó khăn:

- Hàng hóa trên thị trường cạn đi nhanh chóng


- Viện trợ cho từng miền ko còn nữa
- Các cơ sở KT trong nước đang thời kỳ chuyển đổi và cải tạo => SX phát triển chậm
lại.
- Hai cuộc chiến tranh biên giới xảy ra càng làm cho KT thêm khó khăn.
Thời kì 1981 - 1985
a. Tình hình và nhiệm vụ
 ĐH Đảng lần thứ 5 (3/82), trên cơ sở đánh giá những thành tựu và khó khăn của
nền KT, đã chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm trong chỉ đạo thực hiện và quản lý
KT - XH, đồng thời đề ra đường lối KT trong chặng đường trước mắt, như sau:
“Trong 5 năm 81 - 85 và những năm 80 cần tập trung sức phát triển
mạnh Nông nghiệp, coi NN là mặt trận KT hàng đầu, đưa NN 1 bước lên sx hàng
hoá lớn XHCN, ra sức đẩy mạnh sx HTD và tiếp tục XD 1 số ngành CN nặng quan
trọng trong cơ cấu công - nông nghiệp hợp lí hơn. Đó là những ND chính trong
CNH XHCN trong chặng đường trước mắt.
Những chuyển biến KT của nước ta thời kỳ 1981 – 1985:
 Trong nông nghiệp
- Nhu cầu cấp bách là phải đảm bảo cái ăn - an ninh lương thực - phải gia tăng sx
lương thực, nên công cuộc ĐM phải bắt đầu từ NN
- Chỉ thị 100 (13/1/1981) của Ban bí thư chính thức hoá cơ chế khoán sản phẩm đến
nhóm và cá nhân người nông dân.
- Đây là bước đi đầu tiên tái lập chế độ canh tác theo hộ, thực hiện quyền dân chủ
trong sx => SX đạt KQ cao.
- Sản xuất lúa tăng 1 triệu tấn/năm, 1985: 15,87 triệu tấn.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định và tăng dần, nhất là chăn nuôi bò thịt: 1985:
2,5 triệu con bò.
 Trong công nghiệp
- QĐ số 25/CP ngày 21/1/81 về 1 số chủ trương và b/pháp nhằm phát huy quyền chủ
động sx KD và quyền tự chủ về tài chính của XNQD với nhiều ND, trong đó nổi
bật là chế độ “3 kế hoạch”
o Kế hoạch của các xí nghiệp gồm 3 phần:
▪ Phần NNc giao có vật tư bảo đảm (kế hoạch A): SX SP theo chỉ tiêu
pháp lệnh của NNc, do NNc quyết định đầu vào, đầu ra và giá bán;
▪ Phần xí nghiệp tự làm (kế hoạch B): SX SP theo đầu vào do xí nghiệp
tự lo và bán theo giá thỏa thuận;
▪ Phần sản xuất phụ (kế hoạch C) SX SP và dịch vụ do xí nghiệp tự tổ
chức để tận dụng lao động và nâng cao thu nhập cho công nhân.
o NNc khuyến khích XNghiệp tổ chức tiếp cận thị trường, đa dạng hoá SX,
tạo thêm nhiều SP chính, SP phụ và dịch vụ CN.
 Trong lưu thông
- T6/1985: HNTW 6 khoá 5 ra NQ về những vấn đề nóng bỏng trong giá - lương -
tiền, với nội dung chủ yếu là xóa bỏ quan liêu, bao cấp lên quan đến giá, lương,
tiền và chọn được bước đột phá là đổi tiền.
- 14/9/1985: việc đổi tiền được t/hiện1 đồng tiền mới đổi 10 đồng tiền cũ => Sau đổi
tiên, giá cả có lắng diu đôi chút, nhưng chẳng bao lâu sau lại diễn ra tình trạng như
cũ và xấu đi nghiêm trọng.
- Nhận xét: Nhiều chỉ tiêu quan trọng 5 năm (81 - 85), ko t/hiện được:
o Lạm phát phi mã và siêu phi mã
o Giá cả hàng hoá tăng
o Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Năm 1986, nền KT nước ta đã hoàn toàn rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
- Những thử nghiệm
-
15. Nông nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới: thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm phát
triền
Thành tựu
Trong hơn 20 năm qua, thực hiện công cuộc “ Đổi mới ”, nông nghiệp nước ta liên
tục phát triển góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, kinh tế- xã hội, xóa đói
giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Thành tựu chủ yếu đạt được về phát
triển nông nghiệp, nông thôn, của nước ta trong thời kì đổi mới đến nay như sau
+ Nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng nâng cao năng
suất chất lượng.
+ Tiến bộ kĩ thuật được áp dụng rộng rãi, công nghiệp chế biến được tiếp tục phát
triển góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
+ Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề
đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông nghiệp, nông thôn.
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là thủy lợi, giao
thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Những hạn chế tồn tại
Nông nghiệp phát triển kém bền vững, sức mạnh tranh chấp, chưa phát huy tốt các
nguồn lực ; chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, phổ biến vẫn
là sản xuất nhỏ, phân tán
- Công nghiệp, dịch vụ trong nông nghiệp phát triển chậm, thiếu qui hoạch, quy
mô nhỏ, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.
- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông nghiệp còn thấp, chênh lệch giàu
nghèo giữa thành thị và nông thôn còn lớn, lại đang có xu hướng doãng ra, số hộ nghèo
còn lớn, phá sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Kinh nghiệm phát triển

- Việt Nam hiện vẫn là một quốc gia có quy mô nông nghiệp, nông dân, nông
thôn tương đối lớn và nông nghiệp vẫn luôn được coi là bệ đỡ, là lĩnh vực có khả
năng hấp thụ và giúp nền kinh tế giảm bớt các “cú sốc” của bối cảnh bên ngoài, nhất
là tác động tiêu cực của đại dịch covid đang diễn ra. Với một bộ phận lớn người dân
sống tại khu vực nông thôn, chính sách tam nông của Việt Nam cần được đặc biệt
chú trọng trong công cuộc đổi mới, hiện đại hoá đất nước hiện này và việc cụ thể
hóa Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong thời gian vừa
qua cơ bản đã đi đúng hướng, đem lại nhiều kết quả ấn tượng.
- Một trong những bài học quan trọng cần rút ra là đảm bảo tính bền vững của
sản xuất nông nghiệp. Việt Nam có thể ghi nhận từ quá trình thực hiện chính sách
CAP của Châu Âu, của Thái Lan để thẩy rằng nông nghiệp có thể được coi là thế
mạnh của Việt Nam nhưng cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp rất cần được hiện
đại hoá, chuyên nghiệp hoá để một mặt cải thiện năng suất, mặt khác giữ vững độ
ổn định, chất lượng đất đai canh tác.
- Cùng với phát triển nông nghiệp, vấn đề nông dân cần được quan tâm sát sao
với các biện pháp chính sách hỗ trợ cho thu nhập của nông dân, góp phần giúp họ
cải thiện chất lượng sống và từ đó có ý thức giữ gìn môi trường nông thôn. Xét đến
cùng, người nông dân vẫn là chủ thể của khu vực nông thôn và cần được đặt vào
trung tâm của mọi chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
- Nông thôn Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều vấn đề về môi trường sống với
nguy cơ cao liên quan tới việc bị ô nhiễm từ quá trình mở rộng phát triển công
nghiệp. Thực hiện chính sách phát triển nông thôn là rất cần thiết để cải thiện môi
trường sống cho nhiều triệu hộ nông dân Việt Nam và góp phần quan trọng để nền
kinh tế đảm bảo tăng trưởng bền vững, có chất lượng.
- Cuối cùng, một nguyên tắc quan trọng hàng đầu cần được quán triệt trong
thực thi chính sách tam nông ở Việt Nam chính là việc xác định phát triển nông
nghiệp là phát triển kinh tế trong khi phát triển nông thôn liên quan trực tiếp tới
phát triển xã hội. Ý thức được điều này sẽ giúp quá trình lập chính sách của Việt
Nam không chỉ đạt hiệu quả kinh tế mà cỏn đạt được hiệu quả xã hội cần thiết trong
giải quyết vấn đề tam nông gắn với thời kỳ phát triển mới của đất nước giai đoạn
hiện nay. Nói cách khác, phát triển tam nông chÍnh là phát triển bền vững với các
trụ cột quan trọng về kinh tế, xã hội và môi trường.

You might also like