Bu I 5 - KTL

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

CCU EDUCATION – Học là yêu, học là siêu!

Tài liệu bản quyền thuộc về CCU EDUCATION – Cấm sao chép dưới mọi hình thức

Buổi 5: Mô hình hồi quy với biến giả

A. Mô hình hồi quy với biến giả


- Trong nghiên cứu thì một số biến biểu hiện tính chất đặc điểm bằng chữ VD: tình trạng hôn nhân,
giới tính, …. Thì những biến này cần lượng hóa và được gọi là biến giả
- Biến giả là biến chất lượng đã được lượng hóa, các giá trị có thể có của biến giả chỉ là 2 giá trị 0 và
1. Nó chỉ ra có hay không có một thuộc tính nào đó.
- Ví dụ để biểu hiện giới tính: Nam: Z=0; Z=1
- Nếu biến chất lượng có m phạm trù thì số biến giả cần đưa vào mô hình là m-1 biến.
Phạm trù ứng với các giá trị bằng 0 của các biến giả được gọi là phạm trù cơ sở. Phạm trù cơ sở
hiểu theo nghĩa là việc so sánh được tiến hành với phạm trù này.
- Ý nghĩa hệ số góc gắn với biến giả 𝐷 (đại diện cho phạm trù A nào đó)
- Cho biết sự thay đổi về hệ số chặn khi chuyển từ phạm trù cơ sở sang phạm trù A, với điều kiện
các yếu tố khác không đổi.
- Lưu ý: Tất cả những chỗ in đậm cần được thay thế thích hợp tùy từng trường hợp cụ thể. Phạm trù
cơ sở, phạm trù A cụ thể là gì, hệ số chặn thay đổi ntn, tăng thêm hay giảm đi bao nhiêu.
- Ý nghãi hệ số góc gắn với biến tương tác 𝑋𝑗 𝐷 (với biến giả D đại diện cho phạm trù A nào đó)
- Cho biết sự thay đổi về tác động của biến 𝑿𝒋 lên biến Y khi chuyển từ phạm trù cơ sở sang
phạm trù A, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Lưu ý: Tất cả những chỗ in đậm cần được thay thế thích hợp tùy từng trường hợp cụ thể. Phạm trù
cơ sở, phạm trù A, 𝑋𝑗 , Y cụ thể là gì, tác động thay đổi ntn, tăng thêm hay giảm đi bao nhiêu.
Bài tập
Dependent Variable: GIA
Method: Least Squares
Date: 05/06/20 Time: 16:26
Sample (adjusted): 1 135
Included observations: 135 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.723138 0.050370 14.35652 0.0000


DT 0.021152 0.000551 38.41768 0.0000
LG 0.079732 0.030921 2.578612 0.0110
CAO 0.104088 0.028198 3.691271 0.0003

R-squared 0.963238 Mean dependent var 3.134637


Adjusted R-squared 0.962396 S.D. dependent var 0.618701
S.E. of regression 0.119977 Akaike info criterion -1.373860
Sum squared resid 1.885662 Schwarz criterion -1.287777
Log likelihood 96.73553 Hannan-Quinn criter. -1.338878
F-statistic 1144.160 Durbin-Watson stat 1.222069
Prob(F-statistic) 0.000000

Địa chỉ: P1005A – Chung Cư An Lạc – 45 Lưu Hữu Phước – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Hotline: 0902182156 (Mr. Chuyên)
CCU EDUCATION – Học là yêu, học là siêu!
Tài liệu bản quyền thuộc về CCU EDUCATION – Cấm sao chép dưới mọi hình thức

Trong đó, nếu căn hộ ở tầng 5 trở xuống thì được coi là tầng thấp và CAO = 0, ngược lại thì được coi là
tầng cao và CAO = 1. Cho 𝛼 = 5%
a. Viết hàm hồi quy mẫu. Các hệ số ước lượng được cho biết điều gì?
b. Viết hàm hồi quy mẫu cho từng trường hợp: căn hộ ở tầng cao và căn hộ ở tầng thấp.
c. Tìm ước lượng điểm mức chênh lệch hệ số chặn trong 2 trường hợp trên.
d. Việc sử dụng mô hình hồi quy trên ngầm định rằng tác động (nếu có) của diện tích và số logia đến giá
bán căn hộ thay đổi hay không thay đổi theo số tầng?
e. Một căn hộ có diện tích 90 m2, 2 logia, ở tầng thấp thì ước lượng điểm giá bán là bao nhiêu? Nếu căn hộ
ở tầng cao thì giá trị đó bằng bao nhiêu?
f. Các hệ số của mô hình có khác không một cách có ý nghĩa không? Kết quả thu được cho biết:
+ diện tích, số logia, tầng thấp/cao có tác động hay không có tác động đến giá bán?
+ hệ số chặn của mô hình đối với căn hộ ở tầng thấp và căn hộ ở tầng cao là giống hay thực sự khác nhau?
g. Có ý kiến cho rằng, nhà hướng nam luôn có giá cao hơn những hướng khác (coi rằng chia làm 4 hướng
tây, bắc, đông, nam). Một ý kiến khác bổ sung, căn hộ tầng cao thì giá cao hơn căn hộ tầng thấp. Nếu
muốn xem xét tác động đồng thời của cả tầng cao/thấp và hướng nhà đến giá bán căn hộ thì phải xây dựng
mô hình hồi quy như thế nào? Nêu rõ đâu là phạm trù cơ sở. Cần thực hiện (những) kiểm định nào để trả
lời những câu hỏi sau:
+ hướng nhà có ảnh hưởng đến giá bán căn hộ không?
+ tầng cao/thấp có ảnh hưởng đến giá bán căn hộ không?
+ tác động đồng thời của hướng nhà và tầng cao/thấp có ảnh hưởng đến giá bán căn hộ không?
Một số yêu cầu luyện thêm:
h. Nếu diện tích tăng thêm 1m2 thì giá bán biến động trong khoảng nào, với điều kiện các yếu tố khác
không đổi? Nếu tăng thêm 1 logia thì giá bán biến động trong khoảng nào, với điều kiện các yếu tố khác
không đổi?
i. Có thể nói nếu diện tích tăng thêm 1m2 thì giá bán tăng nhiều nhất 40 triệu đồng, với điều kiện các yếu
tố khác không đổi?

j. Có thể nói nếu tăng thêm 1 logia thì giá bán tăng ít nhất 85 triệu đồng, với điều kiện các yếu tố khác
không đổi?

k. Hàm hồi quy có phù hợp không? Hàm hồi quy giải thích được bao nhiêu % sự biến động của giá bán.

Địa chỉ: P1005A – Chung Cư An Lạc – 45 Lưu Hữu Phước – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Hotline: 0902182156 (Mr. Chuyên)

You might also like