Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Khái niệm SINH VIÊN ĐẠI HỌC LÀ GÌ: Sinh viên 

là những người học tập tại các trường đại


học, cao đẳng, trung cấp  Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị
cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá
trình học. Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để được tham gia các
khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là một phần của một
số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc
quyết định.
VD: Sinh viên ngành báo chí chuyên ngành báo trí truyền thông, sinh viên ngôn ngữ anh chuyên
ngành biên dịch , sinh viên ngành máy tính chuyên ngành phân tích dữ liệu....
THỜI KỲ CHUYỂN TIẾP SINH VIÊN: là các khóa học mà sinh viên sẽ học ở một trường đại
học tại Việt Nam từ 2 -3năm sau đó sang nước ngoài học tiếp 1-2 năm còn lại. Khóa luận tốt
nghiệp và bảo vệ tốt nghiệp sẽ được thực hiện tại nước ngoài. Hai chương trình du học chuyển
tiếp phổ biến hiện nay là chương trình 2+2 hoặc 3+1.
Vd như năm nhất năm 2 học ngành Công nghệ ở Việt Nam đến năm 3 đạt học bổng đi du học
bên nước ngoài chuyên ngành công nghệ.
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH : HƯỞNG:
Có thể ảnh hưởng ở các yếu tố bên ngoài vd: Gia đình, trường lớp bạn bè hoặc bản thân đã có
tính cách đó.Tập chung chủ yếu độ tuổi gần hoàn thiện bản thân về suy nghĩ là 18 tuổi . Khi này
con người hoàn thiện về sinh học và xã hội .Về sinh học gần hoàn thiện về não bộ phát triển so
với các cấp khác trưởng thành và thông hiểu hơn. Còn về mặt xã hội, phát triển về suy nghĩ các
mối quan hệ về cuộc sống gia đình những ước mơ và hoài bão. Độ tuổi này được ví với sự thông
minh hiếu học tràn đầy năng lượng có chút nổi loạn cái tôi bản thân ý thức về mình rõ hơn. Năm
nhất chưa hoàn thiện có chút nổi loạn đầy tự tin và nhiệt huyết nhưng về kinh nghiệm sống trong
học tập và ngoài xã hội chưa nhiều. Năm hai gần hoàn thiện hơn về kinh nghiệm đã gần tích lũy
về mặt hiểu biết và hành động trong công việc học tập đã trưởng thành hơn . Đến năm 3+4 sinh
viên đã hoàn thiện trong suy nghĩ về các mối quan hệ với gia đình bạn bè thầy cô đã trưởng
thành nhiều trong ý thức và hành vi đã tiến bộ hơn , thực tế hơn . Tuy còn một số ít còn suy nghĩ
nông nổi có thể cản thiện dần . Lúc đạt đến độ tuổi 23-24 sinh viên đã trưởng thành có thể tạo
dựng được nhiều thức trong công việc trong gia đình, bạn bè là tính cách của người trưởng thành
sẵn sàn đối mặt các khó khăn trong cuộc sống mà họ gặp phải. Từng giai đoạn từ năm 18-24 đã
cải thiện một chút dần đến khi sinh viên vững bước vào đời . Có những người suy nghĩ thấu đáo
hơi muốn khởi nghiệp tạo công danh họ sẽ chắc chắc trong từng công đoạn của bản thân. Đặc
biệt nhất trong lứa tuổi sinh viên khác so với trung học phổ thông nét đặc trưng cho hoạt động
học tập của sinh viên là sự căng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy như
phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa . Sinh viên học tập nhằm lĩnh hội các
tri thức, hệ thống khái niệm khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những
phẩm chất nhân cách của người chuyên gia tương lai.Hoạt động nhận thức của họ vừa gắn kết
chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, vừa không tách rời hoạt động nghề nghiệp của người chuyên
gia. Và theo chuyên gia B.G.Ananhev và một số nhà tâm lý học khác, tuổi sinh viên là thời kỳ
phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức,
tình cảm thẩm mỹ.Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời
sống của sinh viên.Đặc điểm của nó là tính có hệ thống và bền vững so với thời kỳ trước đó.Hầu
hết sinh viên biểu lộ sự chăm chỉ, say mê của mình đối với chuyên ngành và nghề nghiệp đã
chọn. Để thỏa mãn tình cảm trí tuệ, họ học tập không chỉ ở giảng đường và thư viện trường ĐH
mà còn mở rộng và đào sâu kiến thức của mình bằng nhiều cách: học thêm ở khoa khác, trường
khác, tìm đọc ở nhiều thư viện, học trên các phương tiện truyền thông v.v…. Chính tình cảm trí
tuệ này làm cho lượng tri thức mà sinh viên tích lũy được thường rất lớn, vượt xa những sinh
viên không có loại tình cảm này về mọi mặt  Còn về mặt xã hội. Tình bạn cùng giới, khác giới ở
tuổi sinh viên tiếp tục phát triển theo chiều sâu. Những bạn bè thời trung học phổ thông vẫn tiếp
tục chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh viên. Nhiều sinh viên mặc dù lên ĐH – CĐ,
không còn được hằng ngày gần gũi, tiếp xúc với bạn mình thời PTTH, nhưng họ vẫn giữ tình bạn
đẹp đẽ, sâu sắc và thường tìm mọi cơ hội để liên lạc với bạn mình. Ở nhiều sinh viên, tình bạn
này là mãi mãi.Bên cạnh đó, chính trong những năm ở trường ĐH – CĐ, sinh viên lại có thêm
những tình bạn mới không kém phần bền vững sâu sắc.Tình bạn ở tuổi sinh viên đã làm phong
phú thêm tâm hồn, nhân cách của sinh viên rất nhiều . Bên cạnh tình bạn, tình yêu nam nữ ở tuổi
sinh viên là một lĩnh vực rất đặc trưng.Loại tình cảm này có mầm mống ở giai đoạn dậy thì, có
sự thể nghiệm ở giai đoạn đầu tuổi thanh xuân và đến thời kỳ này thì phát triển với một sắc thái
mới.Như phần trên đã trình bày, sinh viên là lứa tuổi phát triển một cách toàn diện, hoàn thiện và
hoàn mĩ về thể chất cũng như tư tưởng, tinh thần. Họ bước vào lĩnh vực của tình yêu nam nữ với
một “tư thế” hoàn toàn khác với lứa tuổi trước đó do vị thế xã hội, trình độ học lực và tuổi đời
qui định. Song loại tình cảm này cũng không thể hiện đồng đều ở sinh viên.Điều này lại tùy
thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào quan niệm và kế hoạch đường đời
của mỗi người. Nhân cách của thanh niên sinh viên phát triển khá toàn diện và phong phú. Sau
đây chỉ xin nêu những đặc điểm đặc trưng nhất: – Đặc điểm về tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo
dục ở sinh viên. Tự đánh giá (self evaluation) là một trong những phẩm chất quan trọng, một
trình độ phát triển cao của nhân cách. Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hoạt động,
hành vi của chủ thể nhằm đạt mục đích, lý tưởng sống một cách tự giác. Nó giúp con người
không chỉ biết người mà còn “biết mình”. Tự đánh giá ở tuổi sinh viên là một hoạt động nhận
thức, trong đó đối tượng nhận thức chính là bản thân chủ thể, là quá trình chủ thể thu thập, xử lý
thông tin về chính mình, chỉ ra được mức độ nhân cách tồn tại ở bản thân, từ đó có thái độ hành
vi, hoạt động phù hợp nhằm tự điều chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện và phát triển…

Đặc điểm tự đánh giá ở sinh viên mang tính chất toàn diện và sâu sắc.Biểu hiện cụ thể của nó là
sinh viên không chỉ đánh giá hình ảnh bản thân mình có tính chất bên ngoài, hình thức mà còn đi
sâu vào các phẩm chất, các giá trị của nhân cách. Tự đánh giá của họ không chỉ trả lời câu hỏi:
Tôi là ai? mà còn: Tôi là người thế nào? Tôi có những phẩm chất gì?Tôi có xứng đáng không?
v.v… Hơn thế họ còn có khả năng đi sâu lý giải câu hỏi: Tại sao tôi là người như thế? Những cấp
độ đánh giá ở trên mang yếu tố phê phán, phản tỉnh rõ rệt.Vì vậy, tự đánh giá của sinh viên vừa
có ý nghĩa tự ý thức, tự giáo dục.

Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó giúp sinh viên có hiểu biết về thái độ,
hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động của mình đi theo những yêu cầu đòi hỏi
của tập thể, của cộng đồng xã hội.

Một số kết quả nghiên cứu tự ý thức, tự đánh giá ở sinh viên cho thấy: mức độ phát triển của
những phẩm chất nhân cách này có liên quan đến trình độ học lực cũng như kế hoạch sống trong
tương lai của sinh viên. Những sinh viên có kết quả học tập cao thường chủ động, tích cực trong
việc tự nhìn nhận, tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái độ cư xử, cử chỉ giao tiếp để hướng
tới những thành tựu khoa học, lập kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học một cách cụ thể nhằm
tự hoàn thiện ngày càng cao. Còn những sinh viên có kết quả học tập thấp dễ tự đánh giá không
phù hợp.Có những sinh viên tự đánh giá mình quá cao, thường bị động trong học tập, nhu cầu
giao tiếp thường mạnh hơn nhu cầu nhận thức.Hoạt động của họ hướng chủ yếu vào các quan
hệ.Ngược lại có một số sinh viên đánh giá mình quá thấp, thường bi quan trước kết quả hoạt
động hoặc thụ động trong quan hệ giao tiếp với bạn bè.Họ ít phấn đấu vươn lên trong học tập
nên việc tự giáo dục, tự hoàn thiện đạt mức thấp.

Tự đánh giá về mức độ trí tuệ là thành phần quan trọng trong tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên:
Những sinh viên đánh giá mình quá thấp về mặt này thường gây khó khăn cho họ trong quá trình
học tập. Vì vậy cần giúp những sinh viên này thay đổi sự tự đánh giá ở mức lạc quan, tự tin hơn
là điều rất cần thiết. Điều này sẽ làm thay đổi thái độ chung đối với bản thân người sinh viên.
Nhờ đó lòng tự tin, tính tự trọng phát triển theo chiều hướng tốt, tạo điều kiện cho sự vươn lên
trong học tập và phấn đấu, rèn luyện nhân cách

Tóm lại, những phẩm chất nhân cách: tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin, sự tự ý thức đều phát
triển mạnh mẽ ở tuổi sinh viên. Chính những phẩm chất nhân cách bậc cao này có ý nghĩa rất lớn
đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực của những trí thức tương lai.

– Sự phát triển về định hướng giá trị ở thanh niên sinh viên

Định hướng giá trị là một trong những lĩnh vực rất cơ bản, quan trọng đối với đời sống tâm lý
của người sinh viên.Có rất nhiều quan niệm khác nhau về định hướng giá trị.Song có thể nêu
những nét cơ bản sau đây về khái niệm định hướng giá trị.

Định hướng giá trị là những giá trị được chủ thể nhận thức, ý thức và đánh giá cao, có ý nghĩa
định hướng điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới những giá trị đó. Ví
dụ: những giá trị về chân, thiện, mĩ đã định hướng cho sự phấn đấu của loài người trong bao
nhiêu thế kỷ. Giá trị hòa bình, độc lập dân tộc, tự do, chủ nghĩa xã hội đã là những định hướng
giá trị cho bao thế hệ thanh niên Việt Nam….

Định hướng giá trị có nhiều tầng bậc, phạm vi khác nhau. Có những giá trị là định hướng cho
một quốc gia, một thế hệ, cũng có những định hướng giá trị có phạm vi hẹp chỉ trong một nhóm
nào đó. Định hướng giá trị có tính bền vững tương đối là một khái niệm động, không phải bất
biến nên có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh, điều kiện kinh tế chính trị, xã hội.

Định hướng giá trị phát triển mạnh vào cuối tuổi thiếu niên, đầu tuổi thanh niên khi họ phải đứng
trước việc chọn nghề, chọn các chuyên ngành khác nhau trong việc thi vào các trường ĐH – CĐ.
Những nghiên cứu về định hướng giá trị của chương trình KHCN cấp Nhà nước, với đề tài KX-
07-04 của một số tác giả (1) cho thấy trong hệ thống các giá trị chung, sinh viên Việt Nam đánh
giá cao các giá trị: hòa bình, tự do, tình yêu, công lý, việc làm, niềm tin, gia đình, nghề nghiệp,
tình nghĩa, sống có mục đích, tự trọng [22].
Về những định hướng giá trị đối với nhân cách, đa số sinh viên đã chọn và nhấn mạnh các phẩm
chất sau đây ngoài những giá trị chung khác: có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả, năng
động, nhanh thích nghi với hoàn cảnh, sử dụng thành thạo tiếng nước ngoài, dám nghĩ, dám làm,
chấp nhận mạo hiểm. Những định hướng giá trị nghề nghiệp được sinh viên lựa chọn là: biết xây
dựng cuộc sống gia đình hoà thuận, nghề có thu nhập cao, nghề phù hợp sức khoẻ, trình độ, nghề
phù hợp hứng thú, sở thích, nghề có điều kiện chăm lo gia đình Định hướng giá trị của sinh viên
liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và kế hoạch đường đời của họ.Với sinh viên, những
ước mơ, hoài bão, những lý tưởng của tuổi thanh xuân dần dần được hiện thực, được điều chỉnh
trong quá trình học tập ở trường ĐH. Tính viển vông, huyễn tưởng của những điều trừu tượng xa
vời nhường chỗ cho kế hoạch đường đời cụ thể do việc học để trở thành người có nghề nghiệp đã
được xác định rõ ràng. Sinh viên không chỉ đặt ra kế hoạch đường đời của mình mà còn tìm cách
để thực thi kế hoạch đó theo những giai đoạn nhất định. Họ ấn định cụ thể bao giờ thì học xong
chứng chỉ tin học, ngoại ngữ và những bằng khác.Nhiều sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế
giảng đường ĐH đã có kế hoạch riêng về nhiều mặt để đạt được mục đích cuộc đời của mình.Họ
không ngần ngại tìm việc làm thêm để thỏa mãn những yêu cầu học tập ngày càng cao và tạo
điều kiện thuận lợi cho việc hành nghề sau này.

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NHÓM CỦA SINH VIÊN ĐH: Học nhóm là cách thức học tập
chung một tập thể. Một nhóm người sẽ cùng nhau giao lưu, thảo luận, trao đổi kiến thức với
nhau. Học nhóm là một phương pháp nâng cao hiệu quả học tập một cách nhanh chóng. Tất cả
các nhà trường đều áp dụng phương pháp học tập này trong giảng dạy.
Theo nghiên cứu, việc học theo từng nhóm nhỏ sẽ giúp bạn học được nhiều hơn những gì được
dạy và nhớ lâu hơn so với các hình thức dạy học truyền thống khác.
Học nhóm còn giúp các bạn rèn luyện được tính hợp tác, khả năng giao tiếp rất tốt. Giúp phát
huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân trong nhóm. Giúp tiếp thu kiến thức và giải quyết
các vấn đề học tập một cách nhanh chóng hơn. Việc học nhóm hiệu quả sẽ rất có ích cho công
việc sau này. Vì thế, ngoại trừ học nhóm trên lớp, bạn cũng nên tạo một nhóm riêng để tự học tại
nhà.

Xây dựng nhóm học tập: Trước hết phải chọn nhóm gồm mấy thành viên nên chọn
nhóm nhỏ 2-4 hoặc 3-5 người cùng nhau thảo luận cùng giảng cho nhau nghe cùng
phát triển .

Phân chia mỗi người một nhiệm vụ . Lập danh sách theo tháng, tuần, năm luân phiên
nhau về nhiệm vụ. Tiếp đến chọn sơ đồ thành viên đều dễ hiểu. Cùng nhau khai thác
học tập phân tích về bài tập mà cả nhóm cùng làm . Đặt mục tiêu để cùng nhau đạt
đến và phân tích kĩ để cùng nhau hiểu bài

Chia phân tích theo sơ đồ cây các ý chính ý phụ kèm theo nhiều ví dụ thực tiễn để dễ
hiểu hơn. Theo các video trong thực tễ để sinh động hứng thú hơn nếu thuyết trình
cho lớp học. Quan trọng các thành viên đều hiểu rõ những phần bài tập cả nhóm đã
làm qua.
PHƯƠNG PHÁP VIẾT TIỂU LUẬN>

Bước 1 xác định yêu cầu bài tiểu luận

Bước 2 hiểu rõ ý nghĩa và các ý chính cần triển khai nên viết ra giấy sơ đồ cần làm

Bước 3 Tham khảo các bài từ đó lấy ý tưởng rồi viết bài nên căn và xác định rõ số
lượng câu từ cần phải viết bao nhiêu trang đúng yêu cầu tránh viết lan man lệch yêu
cầu bài tiểu luận

 Tiểu luận được làm trên khổ giấy A4.


 In kiểu chữ Times, cỡ chữ 13, nên in 1 mặt.
 Số dòng in trong một trang là 26-27 dòng (dãn cách dòng 1,5 lines).
 Không nên lạm dụng các tính năng trình bày của máy tính, chỉ nên trình bày rõ ràng,
sáng sủa. Tiểu luận cần được viết với văn phong giản dị, trong sáng, sử dụng chính
xác các thuật ngữ chuyên môn, đặc biệt, không được mắc các lỗi chính tả và ngữ
pháp. Muốn vậy, sau khi hoàn thành xong về nội dung, trước khi in, cần phải đọc lại
và sửa chữa kỹ lưỡng về chính tả, ngữ pháp, câu văn và cách trình bày trang
in. (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
– Về hình thức, bố cục bài tiểu luận bao gồm các thành phần chính sau:

 Bìa: Ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên
cùng đề tên trường và khoa, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối
trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có
thể đóng khung cho đẹp
 Trang bìa : Là bản chụp của bìa, in trên giấy bình thường
 Lời cảm ơn (nếu cần)
 Mục lục
 Phần nội dung chính: Đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của tiểu luận. Phần
này gồm nhiều phần nhỏ, được trình bày chi tiết ở mục sau (xem mục II.3).
 Danh mục tài liệu tham khảo
 Phụ lục (nếu cần)
Đây là bước chiếm nhiều công sức nhất trong quá trình làm tiểu luận. Người thực hiện
tiểu luận cần phải tiến hành:

 Nghiên cứu
 Làm thí nghiệm
 Thực nghiệm
 Điều tra
 Phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ và đưa ra
những nhận xét, đánh giá, … cho từng mục trong tiểu luận. Sau đó viết những
kết quả nghiên cứu của mình vào tiểu luận.
Trước hết nên viết dưới dạng bản thảo tất cả những thông tin, những kết quả có được,
những ý tưởng đã có cho đề tài cho dù còn lộn xộn, chưa chắc chắn. Trong các bước
tiếp theo sẽ sửa chữa, sàng lọc, sắp xếp, hoàn chỉnh lại. Phần quan trọng nhất trong bài
tiểu luận là hoàn thiênu cấu trúc bài . Sau khi đã viết được hầu hết nội dung tiểu luận, cần phải đọc
lại và hoàn thiện tiểu luận. Chính trong phần này, việc soạn thảo tiểu luận bằng máy tính sẽ phát huy tác
dụng rất tốt. Với máy tính, ta có thể thêm, bớt, xóa, sửa văn bản tiểu luận một cách hết sức tự do, có thể
chèn các hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ, công thức, … rất tiện lợi.

Trong bước này, cần phải:

– Điều chỉnh nội dung và bố cục tiểu luận cho phù hợp với quá trình và kết quả nghiên cứu, đồng thời
khiến các phần được liên kết với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng. Lược bỏ những phần, những ý chưa
thật chắc chắn hoặc quá lan man.

– Sửa chữa lỗi chính tả, câu văn và ý tứ sao cho tiểu luận được trình bày một cách chính xác, dễ hiểu và
trong sáng.

– Chỉnh sửa nội dung và hình thức các bảng, biểu, hình ảnh…. Nhập Danh mục tài liệu tham khảo.

– Điều chỉnh định dạng các phần của văn bản tiểu luận như các tiêu đề, chú thích, tham chiếu, …. Tạo các
phần cần thiết cho văn bản tiểu luận như : Trang bìa, Mục lục, Header/Footer,…

Sau bài nên cần trang trí bìa sau cho bắt mắt hơn và đẹp hơn nên thêm lời cảm ơn phía cuối cùng cho màu
sắc

KỸ NĂNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC

SInh viên nên trau dồi các kỹ năng giúp cho bản thân phát triển hơn cho htap và công vc

Kỹ năg lắng nghe , giao tiếp, giải quyết vde, quản lý thời gian, làm vc nhóm,  linh hoạt, thích nghi nhanh
với thay đổi, quan sát, tư duy phản biện và chịu áp lực

Xác định mục tiêu học tập 1 học kỳ 1 môn học

Đọc trước bài

Nghe giảng viên giảng để hiểu hơn

Đọc thêm sách để hiểu sâu

Làm bài tập sâu và dễ hiểu khi thảo luận và làm việc nhóm đạt kết quả cao
Đạt A+ Đạt học bổng

THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ HỌC TẬP CẦN THIẾT VỚI SINH VIÊN ĐH

You might also like