Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Biên soạn: Đội dự tuyển Sinh học năm 2015-2016, Trường THPT Chuyên ĐHSPHN

TẾ BÀO TRONG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA


Bài 1. Câu 1. (1,0 đ). QG2007. TB
a. Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hóa nội bào ở tế bào nhân chuẩn (eukaryote) có cấu tạo như
thế nào?
b. Tế bào của cơ thể đa bào có đặc tính cơ bản nào mà người ta có thể lợi dụng để tạo ra một cơ thể hoàn
chỉnh? Giải thích
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
a Bào quan đó lizoxom;cấu trúc dạng túi’,có 1 lớp màng bao bọc. 0,5
b Đặc tính cơ bản của tế bào là tính toàn năng.Vì mỗi tế bào chứa toàn bộ NST hoặc bộ gen đặc 0,5
trưng cho loài.

Bài 2. Câu 2. (1,0 đ). QG2007. TB


Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng.
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
1 -Cấu tạo chung của môt enzim: có thể được hình thành từ protein hoặc protein kết hợp với các 0,5
chất khác không phải protein. Trong mỗi enzim có vùng cấu trúc không gian liên kết đặc hiệu
với cơ chất, gọi là trung tâm hoạt động.
2 -Các yếu tố ảnh hưởng đến hoat tính enzim gồm có: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ 0,5
enzim, chất ức chế enzim …

Bài 3. Câu 5. (1,0 đ). QG2007. TB


Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarozo và 0,04M glucozo được đặt
trong môt bình đựng dung dịch 0,03M saccarozo, 0,02M glucozo và 0,01M fructozo.
a. Kích thước tế bào nhân tạo có thay đổi hay không? Giải thích.
b. Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào?
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
a Dung dịch trong bình là nhược trương so với dung dịch trong tế bào nhân tạo, nên kích thước tế 0,5
bào sẽ to ra do nước di chuyển từ ngoài vâ trong tế bào.
b Saccarozo là loại đường kép không khuếch tán qua màng thấm chọc; glucozo từ trong tế bào 0,5
nhân tạo khuếch tán ra ngoài; fructozo từ ngoài khuếch tán vào trong tế bào nhân tạo.

1
Biên soạn: Đội dự tuyển Sinh học năm 2015-2016, Trường THPT Chuyên ĐHSPHN
Bài 4. Câu 1. (1,0 đ). QG2008. TB
Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A, B, C, D và E) dưới đây:
(1)
(4)
(3) (3)
(3)
(3)

(2)
(3) (a) (b)
AT
P

A B C D E
a. Gọi tên các thành phần tương ứng được kí hiệu (1), (2), (3) và (4) ở các hình trên.
b. Từ mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của prôtêin trong màng sinh chất.
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
a Chú thích hình: 1 = phôpholipit, 2 = cacbohidrat (hoặc glicôprôtêin), 3 = prôtêin xuyên màng, 4 0,25
= các chất tan (hoặc các phân tử tín hiệu)
b Chức năng của các prôtêin xuyên màng tương ứng ở mỗi hình: 0,75
Hình A và B: Các prôtêin (xuyên màng) hoặc prôtêin - glucô (glicoprôtêin) làm chức năng
ghép nối và nhận diện các tế bào.
Hình C: Prôtêin thụ quan (thụ thể) bề mặt tế bào làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ ngoài để truyền
vào bên trong tế bào (thí sinh cũng có thể nói prôtêin trung gian giữa hệ thống truyền tín hiệu thứ
nhất và thứ hai, hoặc ngoại bào và nội bào).
Hình D: Prôtêin làm chức năng vận chuyển (thí sinh có thể nêu là kênh) xuyên màng.
Hình E: Enzim hoặc prôtêin định vị trên màng theo trình tự nhất định (thí sinh cũng có thể nêu
các prôtêin tham gia các con đường truyền tín hiệu nội bào theo trật tự nhất định).
[Thí sinh nói thiếu một trong 4 chức năng trên, trừ 0,25đ, nhưng không quá 0,75đ]

Bài 5. Câu 2. (1,0 đ). QG2008. TB


Tế bào bạch cầu có khả năng bắt và tiêu hóa (phân giải) vi khuẩn. Chức năng này được thực hiện bằng
phương thức nào? Mô tả hoặc vẽ hình minh họa.
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
1 - Bằng phương thức thực bào (nhập bào) 0,25
2 - Mô tả (hoặc vẽ hình minh họa): 0,75
+ Hình thành chân giả bao lấy vi khuẩn.
+ Tạo bóng thực bào liên kết với lizoxom.
+ Vi khuẩn bị tiêu hoá (phân giải) bởi các enzim có trong lizoxom

Bài 6. Câu 3. (1,0 đ). QG2009. TB

2
Biên soạn: Đội dự tuyển Sinh học năm 2015-2016, Trường THPT Chuyên ĐHSPHN
Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có 1 lớp phôtpholipit kép để tiến hành thí nghiệm xác định tính thấm
của màng này với glixêrol và ion Na+ nhằm so sánh với tính thấm của màng sinh chất. Hãy dự đoán kết quả
và giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
- Glixêrol đi qua cả hai màng, vì glixêrol là chất không phân cực có thể thấm qua lớp 1,0
photpholipit kép có cả ở hai màng.
- Ion Na+ chỉ qua màng sinh chất vì nó là chất tích điện, kích thước nhỏ => được vận chuyển
qua kênh protein đặc hiệu. Còn màng nhân tạo do thiếu kênh protein nên Na+ không qua được.

Bài 7. Câu 4. (1,0 đ). QG2009. TB


Nêu sự khác nhau trong chuỗi chuyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và trên màng ti thể. Năng
lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
1 - Sự khác biệt: 0,75
Trên màng tilacoit Trên màng ti thể
- Các điện tử (e) đến từ diệp lục. - Các điện tử (e) sinh ra từ quá trình dị hoá
(quá trình phân huỷ chất hữu cơ)
- Năng lượng có nguồn gốc từ ánh sáng. - Năng lượng được giải phóng từ việc đứt
gãy các liên kết hoá học trong các phân tử
- Chất nhận điện tử cuối cùng là NADP .
+
hữu cơ.
- Chất nhận điện tử cuối cùng là O2.
2 - Năng lượng được dùng để chuyển tải H qua màng, khi dòng H+ chuyển ngược lại, ATP được 0,25
+

hình thành.

Bài 8. Câu 1. (1,0 đ). QG2010. TB


Hãy nêu các bằng chứng ủng hộ giả thuyết ty thể có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn. Tại sao nhiều nhà
khoa học cho rằng “Ty thể xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiến hóa”?
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
1 *Bằng chứng ủng hộ giả thuyết ty thể có nguồn gốc từ vi khuẩn: 0,5
- Ty thể chứa ADN giống với ADN của vi khuẩn
- Ty thể chứa ribosome giống ribosome của vi khuẩn.
- Cơ chế tổng hợp protein trong ty thể tương tự ở vi khuẩn
- Ty thể có cấu trúc màng kép và phân đôi giống vi khuẩn.
2 *Nói ty thể có lẽ xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiến hóa bởi vì: 0,5
- Toàn bộ giới sinh vật nhân thật gồm cả nấm, động vật và thực vật đều có ty thể; nhưng chỉ có
một nhóm sinh vật nhân thật (tảo và các thực vật) có lạp thể => lạp thể có lẽ xuất hiện sau ty thể

3
Biên soạn: Đội dự tuyển Sinh học năm 2015-2016, Trường THPT Chuyên ĐHSPHN
trong quá trình tiến hóa.
Bài 9. Câu 2. (1,0 đ). QG2010. TB
a. Nêu cấu trúc phân tử và chức năng của hạch nhân (nhân con) ở tế bào sinh vật nhân thật.
b. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi ở ruồi giấm, giả sử từ nhân của hợp tử đã diễn ra sự nhân
đôi liên tiếp 7 lần, nhưng không phân chia tế bào chất. Kết quả thu được sẽ như thế nào? Phôi có phát triển
bình thường không? Tại sao?
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
a - Hạch nhân là một cấu trúc có trong nhân tế bào sinh vật nhân thật. Nó gồm có ADN nhân và 0,5
các phân tử rARN do chính ADN nhân mã hóa, ngoài ra nó còn gồm các protein được “nhập
khẩu” từ tế bào chất.
- Hạch nhân là nơi “lắp ráp” (đóng gói) các phân tử rARN và protein, hình thành các tiểu phần
lớn và tiểu phần nhỏ của ribosome, trước khi những cấu trúc này được vận chuyển ra tế bào chất
và tham gia quá trình dịch mã (tổng hợp protein).
b - Nguyên phân thực chất là sự phân chia nhân, còn phân chia tế bào chất là hoạt động tương đối 0,5
độc lập. Vì vậy, nếu nguyên phân xảy ra mà sự phân chia tế bào chất chưa xảy ra thì sẽ hình
thành một tế bào đa nhân (trong trường hợp này là tế bào chứa 128 nhân).
- Ruồi con sẽ phát triển bình thường, vì tế bào đa nhân nêu trên sau đó sẽ phân chia tế bào chất
để hình thành phôi nang, rồi phát triển thành ruồi trưởng thành.

Bài 10. Câu 1. (1,0 đ). QG2011_Ngày 1. TB


a. Hãy mô tả tiến trình thí nghiệm dung hợp hai tế bào của hai loài động vật khác nhau để chứng minh
các phân tử prôtêin của màng sinh chất có khả năng di chuyển hay không?
b. Để điều trị bệnh loét dạ dày do thừa axit, người ta có thể sử dụng thuốc ức chế hoạt động loại prôtêin nào
của màng tế bào niêm mạc dạ dày? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
a - Trước tiên người ta phải đánh dấu protein màng của hai loài khác nhau sao cho có thể 0,5
phân biệt được chúng (đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ hoặc bằng chất phát quang), sau đó
cho các tế bào của hai loài tiếp xúc và dung hợp với nhau (nhờ sự trợ giúp của các chất
nhất định).
- Sau từng khoảng thời gian một, quan sát các dấu chuẩn của từng loài trên "tế bào lai"
dưới kính hiển vi. Nếu protein màng của các loài đan xen với nhau trên tế bào lai thì chứng tỏ
các prôtêin màng đã dịch chuyển. Tuy nhiên, nếu các protein của từng loài không pha trộn
vào nhau mà vẫn nằm ở hai phía riêng biệt của tế bào lai thì ta vẫn chưa thể kết luận chắc chắn
là protein màng không di chuyển. Vì protein của cùng một loài có thể vẫn di chuyển trong loại
tế bào đó nhưng khó có thể di chuyển sang màng tế bào của loài khác.

b + 0,5
- Tế bào niêm mạc dạ dày tạo ra axit HCl bằng cách có một số bơm H (bơm proton) và

4
Biên soạn: Đội dự tuyển Sinh học năm 2015-2016, Trường THPT Chuyên ĐHSPHN

một số khác bơm Cl vào trong dạ dày để rồi các ion này kết hợp với nhau tạo ra HCl
trong dịch vị dạ dày.
- Nếu vì lý do nào đó việc tiết các ion này tăng lên quá mức sẽ khiến cho dạ dày bị dư thừa axit
và bị loét. Do vậy, chúng ta có thể dùng thuốc ức chế các bơm proton trên màng sinh chất để
giảm bớt axit của dạ dày.

Bài 11. Câu 2. (2,0 đ). QG2011_Ngày 1. TB


a. Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội
chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào
này.
b. Vì sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Trong điều kiện nào thì chọn lọc tự
nhiên có thể làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước?
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
a - Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại prôtêin dùng để tiết ra ngoài tế 1,0
bào hoặc prôtêin của màng tế bào cũng như prôtêin của các lizôxôm.
- Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit,
chuyển hoá đường và giải độc.
- Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng tổng hợp và tiết ra
các kháng thể.
- Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng giải độc.
b - Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm 1,0
làm giảm tốc độ trao đổi chất của tế bào với môi trường.
- Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tế
bào cũng cần nhiều thời gian hơn.
- Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu bên ngoài cũng sẽ chậm
hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu môi trường chủ yếu dựa trên con đường
truyền tin hoá học.
- Trong điều kiện sinh vật đơn bào này sống chung với những loài sinh vật đơn bào ăn thịt
chúng thì những tế bào nào có kích thước lớn hơn sẽ ít bị ăn thịt hơn.

Bài 12. Câu 3. (1,0 đ). QG2011_Ngày 1. TB

a. Bằng cơ chế nào tế bào có thể ngừng việc tổng hợp một chất nhất định khi cần?
b. Thế nào là chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của một enzim? Nếu chỉ có các chất ức
chế và cơ chất cùng dụng cụ xác định hoạt tính của enzim thì làm thế nào để có thể phân biệt hai loại chất
ức chế này?
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm

5
Biên soạn: Đội dự tuyển Sinh học năm 2015-2016, Trường THPT Chuyên ĐHSPHN
a Tế bào có thể điều khiển tổng hợp các chất bằng cơ chế ức chế ngược âm tính. Sản phẩm khi 0,25
được tổng hợp ra quá nhiều sẽ trở thành chất ức chế quay lại ức chế enzim xúc tác cho
phản ứng đầu tiên của chuỗi phản ứng tạo ra sản phẩm đó.
b - Chất ức chế cạnh tranh là chất có cấu hình phân tử giống với cơ chất của enzim, vì thế 0,75
chúng cạnh tranh với cơ chất trong việc chiếm vùng trung tâm hoạt động.
- Chất ức chế không cạnh tranh liên kết với một vùng nhất định (không phải trung tâm hoạt
động), làm biến đổi cấu hình của phân tử nên enzim không liên kết được với cơ chất ở vùng
trung tâm hoạt động.
- Ta có thể phân biệt được hai loại chất ức chế bằng cách cho một lượng enzim nhất định cùng
với cơ chất và chất ức chế vào một ống nghiệm, sau đó tăng dần lượng cơ chất thêm vào ống
nghiệm, nếu tốc độ phản ứng gia tăng thì chất ức chế đó là chất ức chế cạnh tranh.

Bài 13. Câu 1. (1,0 đ). QG2011_Ngày 2. TB


a. Cho rằng khối u được xuất phát từ một tế bào bị đột biến nhiều lần dẫn đến mất khả năng điều hoà phân
bào, hãy giải thích tại sao tần số người bị bệnh ung thư ở người già cao hơn so với ở người trẻ.
b. Thực nghiệm cho thấy, nếu nuôi cấy tế bào bình thường của người trong môi trường nhân tạo trên đĩa
petri (hộp lồng) thì các tế bào chỉ tiếp tục phân bào cho tới khi tạo nên một lớp đơn bào phủ kín toàn bộ bề
mặt đĩa petri. Tuy nhiên, nếu lấy tế bào bị ung thư của cùng loại mô này và nuôi cấy trong điều kiện tương
tự thì các tế bào ung thư sau khi phân bào phủ kín bề mặt đĩa petri vẫn tiếp tục phân chia tạo thành nhiều
lớp tế bào chồng lên nhau. Từ kết quả này, hãy cho biết đột biến đã làm hỏng cơ chế nào của tế bào khiến
chúng tiếp tục phân chia không ngừng. Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
a - Đột biến gen thường phát sinh do sai sót trong quá trình nhân đôi ADN. Do vậy, tế bào càng 0,5
nhân đôi nhiều càng tích luỹ nhiều đột biến. Ở người già số lần phân bào nhiều hơn so với ở
người trẻ nên nhân đôi ADN nhiều hơn, dẫn đến xảy ra nhiều đột biến hơn so với ở người trẻ
tuổi.
- Người già tiếp xúc nhiều hơn với các tác nhân đột biến, và hệ miễn dịch suy yếu không đủ
khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư khiến các khối u dễ phát triển

b Các tế bào ung thư khi bị hỏng cơ chế tiếp xúc nên số lượng tế bào đông đúc vẫn không ức 0,5
chế sự phân bào. Khi đó tế bào vẫn phân chia tạo thành nhiều lớp chồng lên nhau trong khi các
tế bào bình thường chỉ phân chia cho tới khi chúng chiếm hết diện tích bề mặt và dừng lại khi
tiếp xúc trực tiếp với các tế bào bên cạnh.

Bài 14. Câu 2. (1,0 đ). QG2011_Ngày 2. TB


a. Loại ARN nào là đa dạng nhất? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất trong tế bào nhân thực? Giải
thích.
b. Có một đột biến xảy ra trong gen quy định một chuỗi polipeptit chuyển bộ ba 5’-UGG-3’ mã hoá cho axit
amin triptophan thành bộ ba 5’-UGA-3’ ở giữa vùng mã hoá của phân tử mARN. Tuy vậy, trong tế bào lại
6
Biên soạn: Đội dự tuyển Sinh học năm 2015-2016, Trường THPT Chuyên ĐHSPHN
còn có một đột biến thứ hai thay thế nucleotit trong gen mã hoá tARN tạo ra các tARN có thể “sửa sai” đột
biến thứ nhất. Nghĩa là đột biến thứ hai “át chế” được sự biểu hiện của đột biến thứ nhất, nhờ tARN lúc
này vẫn đọc được 5’-UGA-3’ như là bộ ba mã hoá cho triptophan. Nếu như phân tử tARN bị đột biến này
tham gia vào quá trình dịch mã của gen bình thường khác quy định chuỗi polipeptit thì sẽ dẫn đến hậu quả
gì?
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
a - ARN thông tin là đa dạng nhất vì tế bào có rất nhiều gen mã hóa protein, mỗi gen lại cho 0,5
ra một loại mARN.
- Trong tế bào nhân thực, gen riboxom thường được lặp lại rất nhiều lần, hơn nữa số lượng
riboxom lại rất lớn và riboxom được dùng để tổng hợp nên tất cả các loại protein của tế bào
nên rARN có số lượng nhiều nhất.
b ’ ’ 0,5
- Codon mã hoá cho triptophan bình thường là 5 UGG3 vì vậy, một Trp- tARN thường có bộ
’ ’
ba đối mã là 5 XXA3 . Nếu tARN mang một đột biến mà bộ ba đối mã này chuyển thành
’ ’ ’ ’
5 UXA3 thì nó sẽ nhận ra mã 5 UGA3 là bộ ba mã hoá cho Trp thay vì là bộ ba mã kết thúc.
- Nếu tARN đột biến được dùng để dịch mã các gen bình thường thì ở nhiều gen, mã UGA
vốn được hiểu là mã kết thúc sẽ được tiếp tục dịch mã thành Trp vào đầu COOH của
chuỗi polipeptit và sự dịch mã sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi riboxom bắt gặp một bộ ba
kết thúc khác như (UAA hoặc UAG). Vì vậy, chuỗi polipeptit được tạo ra sẽ có chiều dài, dài
hơn bình thường.

Bài 15. Câu 1. (1,5 đ). QG2012_Ngày 1. TB


Cho các tế bào thực vật vào trong dung dịch chứa chất X có pH thấp. Sau từng khoảng thời gian người ta tiến
hành đo pH của dung dịch và đo lượng chất X được tế bào hấp thu và nhận thấy theo thời gian pH của dung
dịch tăng dần lên, còn lượng chất X đi vào tế bào theo thời gian cũng gia tăng.
a. Hãy đưa ra giả thuyết giải thích cơ chế vận chuyển chất X vào trong tế bào.
b. Làm thế nào có thể chứng minh được giả thuyết đã đưa ra là đúng?
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
a - Chất X được vận chuyển qua kênh vào tế bào cùng với sự vận chuyển của ion H từ môi 1,0+

trường vào bên trong tế bào. (0,25 đ)


- Điều này thể hiện ở chỗ pH của môi trường bên ngoài tăng lên cùng với sự gia tăng lượng chất
X được vận chuyển vào trong tế bào. (0,25 đ)
- Sự gia tăng của pH đồng nghĩa với sự sụt giảm về nồng độ của ion H+. (0,25 đ)
- Như vậy các tế bào trong cây cần phải bơm H+ ra bên ngoài tế bào để làm gia tăng nồng độ H+
bên ngoài tế bào. Sau đó H+ khuếch tán qua kênh trên màng cùng với chất X vào trong tế bào
(cơ chế đồng vận chuyển). (0,25 đ)
b - Ta có thể làm thí nghiệm cho chất ức chế tổng hợp ATP syntaza để ức chế bơm proton khiến 0,5
tế bào không bơm được H+ ra bên ngoài dẫn đến tế bào không hấp thụ được chất X.
7
Biên soạn: Đội dự tuyển Sinh học năm 2015-2016, Trường THPT Chuyên ĐHSPHN
- Hoặc ta cho tế bào thực vật vào dung dịch kiềm có độ pH tăng dần và theo dõi sự vận chuyển
của chất X vào trong tế bào. Nếu pH gia tăng làm giảm dần sự hấp thu chất X vào tế bào đến
một mức nào đó thì sự hấp thu chất X hoàn toàn dừng lại.

Bài 16. Câu 2. (1,5 đ). QG2012_Ngày 1. TB


Nêu cấu trúc của vi sợi và giải thích vai trò của nó trong tế bào niêm mạc ruột ở cơ thể động vật và tế bào
trong cơ thể thực vật.
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
1 - Cấu trúc của vi sợi: Có đường kính 7 nm và được cấu tạo từ các phân tử actin. (0,25 đ) 0,5
- Các phân tử actin hình cầu liên kết với nhau thành chuỗi và vi sợi được cấu tạo từ hai chuỗi
actin xoắn lại với nhau. (0,25 đ)
2 - Trong các tế bào làm nhiệm vụ hấp thu các chất (như tế bào niêm mạc ruột), các vi sợi tham 1,0
gia vào cấu tạo nên các lõi của vi lông nhung làm tăng diện tích màng tế bào do đó làm gia tăng
bề mặt diện tích hấp thu các chất vào bên trong tế bào. (0,5 đ)
- Trong các tế bào thực vật, vi sợi giúp vận chuyển dòng tế bào chất bên trong tế bào nhờ đó
việc phân phối các chất trong tế bào diễn ra nhanh hơn. (0,5 đ)

Bài 17. Câu 3. (1,0 đ). QG2012_Ngày 1. TB


Một loại bào quan trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có thể gia tăng kích thước nhanh chóng
nhưng lại tiêu tốn rất ít năng lượng. Hãy giải thích các chức năng của loại bào quan này.
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
1 - Bào quan đó là không bào. Không bào lớn (không bào trung tâm) hút nước và gia tăng kích 0,5
thước làm cho tế bào trương lên khi thành tế bào đã được axit hoá làm giãn ra. Do vậy tế bào có
thể nhanh chóng gia tăng kích thước rồi sau đó mới tổng hợp thêm các chất cần thiết.

2 - Loại bào quan này ở thực vật còn có các chức năng như dự trữ các chất dinh dưỡng, chứa các 0,5
chất độc hại đối với các tế bào, là kho dự trữ các ion cần thiết cho tế bào, không bào ở cánh hoa
còn chứa sắc tố giúp hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn, không bào còn chứa các chất độc giúp
thực vật chống lại các động vật ăn thực vật.

Bài 18. Câu 1. (1,0 đ). QG2013_Ngày 1. TB


Các tế bào động vật có lizôxôm, trong khi ở thực vật không có bào quan này. Loại bào quan nào ở tế bào
thực vật có thể thay thế chức năng của lizôxôm? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
1 - Tế bào thực vật không có lizôxôm, nhưng có không bào trung tâm. Loại bào quan này có ở tế 0,5
bào thực vật có thể thay thế chức năng của lizôxôm ở tế bào động vật.

8
Biên soạn: Đội dự tuyển Sinh học năm 2015-2016, Trường THPT Chuyên ĐHSPHN
2 - Vì: Không bào cũng có nhiều enzym thủy phân và có các chức năng phân giải các chất hữu cơ 0,5
cũng như thủy phân các bào quan và các tế bào già.

Bài 19. Câu 2. (1,0 đ). QG2013_Ngày 1. TB

Prôtêin có những bậc cấu trúc nào? Nêu các loại liên kết và tương tác hóa học có vai trò chính trong sự hình
thành và duy trì mỗi bậc cấu trúc đó.
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
1 - Prôtêin có 4 bậc cấu trúc: bậc 1 là trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit, bậc 2 là dạng 0,5
xoắn alpha và mặt phẳng bêta, bậc 3 là cấu hình dạng không gian của chuỗi polipeptit, bậc 4 là
sự kết hợp của nhiều chuỗi polipeptit để tạo thành phân tử protein biểu hiện chức năng (0,5
điểm; nếu thí sinh chỉ gọi tên 4 bậc cấu trúc, cho 0,25 điểm).
2 - Cấu trúc bậc 1 được tạo ra bởi liên kết peptit là liên kết cộng hóa trị. 0,5
Cấu trúc bậc 2 được hình thành chủ yếu nhờ liên kết hydro giữa các nguyên tử H với N hoặc O
là thành phần của các liên kết peptit (khung polipeptit).
Cấu trúc bậc 3 được hình thành chủ yếu nhờ tương tác kị nước giữa các nhóm R không phân
cực và nhờ liên kết hydro giữa các nhóm R phân cực hoặc tích điện (các axit amin có tính kiềm
và axit) của các axit amin.
Cấu trúc bậc 4 phổ biến được hình thành chủ yếu do các tương tác Van Đec Van giữa các tiểu
phần (chuỗi) polipeptit với nhau. Cầu disunphit (S-S-) được hình thành ổn định giữa các axit
amin cystein (Xistêin) là thành phần của các protein có vai trò hình thành ổn định ở các cấu trúc
bậc 3 hoặc 4 của các protein nhất định.
(cứ mỗi 2 ý đúng ở phần liên kết hóa học cho 0,25 điểm; thí sinh không nhất thiết phải nhắc đến
liên kết disunphit).

Bài 20. Câu 3. (1,0 đ). QG2013_Ngày 1. TB


Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương thức khuếch tán qua kênh protein có những ưu thế
gì so với phương thức khuếch tán qua lớp photpholipid kép?
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
1 - Khuếch tán qua kênh protein có tính đặc hiệu cao hơn so với khuếch tán qua lớp photpholipid. 0,5
Mỗi kênh protein thông thường chỉ cho một hoặc một số chất tan giống nhau đi qua. (0,25d)
- Khuếch tán qua kênh protein cho phép các chất (phân tử) có kích thước lớn hoặc tích điện đi
qua màng, trong khi đó phương thức khuếch tán thì không. (0,25d).

9
Biên soạn: Đội dự tuyển Sinh học năm 2015-2016, Trường THPT Chuyên ĐHSPHN
2 - Khuếch tán qua kênh protein có thể dễ dàng được điều hòa tùy thuộc vào nhu cầu của tế bào. 0,5
Tế bào có thể điều hòa hoạt động này qua việc đóng-mở các kênh, qua số lượng các kênh trên
màng. Trong khi đó, khuếch tán qua lớp photpholipit kép hoàn toàn phụ thuộc vào sự chênh
lệch nồng độ giữa bên trong và bên ngoài màng (0,25d)
- Khuếch tán qua kênh protein diễn ra nhanh hơn so với khuếch tán qua lớp photpholipit kép
(0,25d)

10
Biên soạn: Đội dự tuyển Sinh học năm 2015-2016, Trường THPT Chuyên ĐHSPHN
Bài 21.Câu 1. (1,5 đ). QG2014_Ngày 1. TB
Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào? Nêu một số vai trò quan
trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật?
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
1 - Các tế bào nhận biết các tế bào khác bằng các chuỗi hidratcacbon trên màng sinh chất. Chuỗi 0,5
hidratcacbon thường ngắn, nhô ra phía ngoài màng. Hầu hết chuỗi hidratcacbon liên kết cộng
hóa trị với prôtêin màng tạo thành glicôprôtêin. Một số liên kết cộng hóa trị với lipit màng tạo
thành các phân tử glicolipit.
2 - Tính đa dạng và vị trí của các phân tử hidratcacbon trên bề mặt màng tế bào giúp cho chúng 1,0
có chức năng như những dấu chuẩn để phân biệt tế bào này với tế bào khác. (0,25 điểm)
- Các hidratcacbon là khác nhau giữa các loại tế bào của cùng một cá thể, giữa các cá thể cùng
loài và giữa các loài. (0,25 điểm)
- Một số vai trò: phân loại các tế bào vào các mô và các cơ quan ở phôi động vật; cơ sở để loại bỏ các
tế bào lạ nhờ hệ thống miễn dịch; tinh trùng nhận ra tế bào trứng trong quá trình thụ tinh...(0.5 điểm)

Bài 22.Câu 2. (1,0 đ). QG2014_Ngày 1. TB


Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế
bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào?
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
1 - Về vị trí: Ở sinh vật nhân sơ chuỗi chuyền electron nằm ở màng sinh chất, còn ở sinh vật 0,5
nhân thực chuỗi chuyền electron nằm ở màng trong của ti thể. (0,25 điểm)
- Về chất mang (chất truyền điện tử): Ở sinh vật nhân sơ, chất mang đa dạng hơn so với ở sinh
vật nhân thực nên chúng có thể thích nghi với nhiều loại môi trường. (0,25 điểm)

2 - Về chất nhận electron cuối cùng: Ở sinh vật nhân sơ, chất nhận điện tử cuối cùng rất khác 0,5
nhau, có thể là nitrat, sunfat, ôxi, fumarat và dioxitcacbon, còn ở sinh vật nhân thực chất nhận
là ôxi. (0,5 điểm)

Bài 23.Câu 3. (1,5 đ). QG2014_Ngày 1. TB


a. Vì sao các nhiễm sắc tử chị em có thể đính kết và tách nhau ra trong các quá trình phân bào có tơ diễn ra bình thường?
b. Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể có thể di chuyển được về hai cực tế bào theo các cơ chế nào?
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
1 - Ở kì đầu của nguyên phân và giảm phân I, mỗi NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em gắn với 1,0
nhau ở tâm động và gắn dọc theo các cánh nhờ prôtêin cohensin.
- Ở kì sau giảm phân I, hai nhiễm sắc tử chị em vẫn đính nhau ở tâm động do prôtêin shugoshin bảo

11
Biên soạn: Đội dự tuyển Sinh học năm 2015-2016, Trường THPT Chuyên ĐHSPHN
vệ cohensin tránh khỏi sự phân giải của enzim giúp cho hai nhiễm sắc tử chị em cùng di chuyển về
một cực.
- Ở kì sau của nguyên phân và giảm phân II, cohensin bị enzim phân giải hoàn toàn làm cho
hai nhiễm sắc tử chị em tách nhau ra hoàn toàn và di chuyển về hai cực tế bào.
- Sau khi tách nhau ra, hai nhiễm sắc tử chị em di chuyển ngược nhau về hai cực của tế bào do
các vi ống thể động ngắn dần lại, trong đó vùng tâm động di chuyển trước vì nó được gắn vào vi ống
thể động. (Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
2 Sự di chuyển NST về hai cực diễn ra theo một trong hai cơ chế tùy theo từng loại tế bào: 0,5
- Cơ chế "cõng": prôtêin động cơ đã "cõng" NST di chuyển dọc theo các vi ống và đầu thể động
của các vi ống bị phân giải khi prôtêin động cơ đi qua. (0,25 điểm)
- Cơ chế "guồng": Các NST bị guồng bởi các prôtêin động cơ tại các cực của thoi và các vi ống
bị phân rã sau khi đi qua các protein động cơ. (0,25 điểm)

Bài 24.Câu 1. (1,5 đ). QG2015_Ngày 1. TB


Đánh dấu axit amin bằng đồng vị phóng xạ, sau đó theo dõi sự di chuyển của dấu phóng xạ. Lúc đầu người ta
thấy dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, tiếp theo dấu phóng xạ có thể xuất hiện ở những cấu
trúc nào của tế bào. Cho biết chức năng của các cấu trúc đó.
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
1 - Dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó dấu phóng xạ xuất hiện ở các túi 0,25
vận chuyển của lưới nội chất hạt, rồi đến bộ máy Golgi, đến các túi vận chuyển của bộ máy
Golgi. Tiếp theo dấu phóng xạ có thể xuất hiện ở một số bào quan, hoặc ở màng sinh chất, hoặc
ở bên ngoài tế bào.
2 - Chức năng của các cấu trúc:(1,25) 1,25
+ Lưới nôi chất hạt tham gia tổng hợp protein và vận chuyển protein tới bộ máy Golgi
+ Túi vận chuyển của lưới nội chất hạt tham gia vào vận chuyển protein đến bộ máy Golgi
+ Bộ máy Golgi có chức năng làm biến đổi protein như gắn thêm hoặc loại bỏ các chất khác
nhau, sau đó xuất các sản phẩm đã hoàn thiện đi các nơi khác.
+ Túi vận chuyển của bộ máy Golgi làm nhiệm vụ đưa các phân tử protein đến các bào quan
khác nhau của tế bào hoặc đến màng sinh chất hoặc đưa ra bên ngoài tế bào.
+ Màng sinh chất có chức năng vận chuyển các chất qua màng, tiếp nhận thông tin từ bên ngoài
tế bào, nhận biết giữa các tế bào, tạo hình dạng tế bào…

Bài 25.Câu 2. (1,5 đ). QG2015_Ngày 1. TB


Trong tế bào động vạt có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là hai loại bào quan nào? Cơ
chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau?
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
1 - Hai bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và peroxixom. 0,5

12
Biên soạn: Đội dự tuyển Sinh học năm 2015-2016, Trường THPT Chuyên ĐHSPHN
2 - Cơ chế khử độc của hai loại bào quan: (1,0) 1,0
+ Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm hydroxyl (-
OH) vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
+ Peroxixom khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách chuyển hydro từ chất độc đến oxy
tạo ra H2O2, chất này lập tức được enzim catalase xúc tác chuyển thành H2O.

13

You might also like