Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

PHẦN I.

VÔ CƠ
Câu 1. Cấu tạo nguyên tử
Tại trạng thái cơ bản, C có cấu hình electron sau: [He]2s22p2 và khi kích thích nó có thể có cấu hình như sau:
[He]2s12p3
a. Xác định sự phân bố các electron trong các obitan của cacbon ở lớp ngoài cùng. Biết nguyên lí Pauli
nghiệm đúng trong các cấu hình electron đó.
b. Khi chuyển từ trạng thái cơ bản sang trạng thái kích thích năng lượng cần cung cấp là 400kJ/mol. Tính bước sóng
cả bức xạ phát ra tương ứng với quá trình electron chuyển từ trạng thái kích thích trên về trạng thái cơ bản.
Cho biết: 1 eV = 1,602.10-19 J; hằng số Plank h = 6,625.10-34J.s; tốc độ ánh sáng c = 3.108 m.s-1; 1m = 1010Ao.

Câu 2. Định luật tuần hoàn – Liên kết hóa học


1. Cho các giá trị năng lượng liên kết giữa các halogen sau: F 2 (159 kJ.mol-1); Cl2 (242 kJ.mol-1); Br2 (192 kJ.mol-1);
I2 (117 kJ.mol-1). Giải thích sự biến đổi năng lượng liên kết giữa các chất đó.
2. Trong số các cacbonyl halogenua COX2 người ta chỉ điều chế được 3 chất: cacbonyl florua COF2, cacbonyl clorua
COCl2 và cacbonyl bromua COBr2.
a. Vì sao không có hợp chất cacbonyl iođua COI2?
b. So sánh góc liên kết ở các phân tử cacbonyl halogenua đã biết.
3. Các axit và bazơ Lewis có thể phản ứng với nhau. Dựa vào các phản ứng dưới đây, sắp xếp trình tự giảm dần độ
mạnh axit Lewis, giải thích sự sắp xếp dựa vào bản chất cấu tạo phân tử:
F4Si-NMe3 + BF3 → F3B-NMe3 + SiF4
F3B-NMe3 + BCl3 → Cl3B-NMe3 + BF3
Hướng dẫn
1. Năng lượng liên kết của Cl2 lớn hơn F2 do giữa các nguyên tử Cl có hình thành một phần liên kết π p→d. Từ Cl2 đến
I2 năng lượng ion hóa giảm dần do bán kính nguyên tử tăng dần
2.
a. Ở phân tử COX2, sự tăng kích thước và giảm độ âm điện của X làm giảm độ bền của liên kết C–X và làm tăng lực
đẩy nội phân tử. Vì lí do này mà phân tử COI2 rất không bền vững và không tồn tại được.
b. Phân tử COX2 phẳng, nguyên tử trung tâm C ở trạng thái lai hoá sp2 suy từ mô hình VSEPR

Góc OCX > 120o còn góc XCX < 120o vì liên kết C=O là liên kết đôi, còn liên kết C-X là liên kết đơn. Khi độ âm
điện của X tăng thì cặp electron liên kết bị hút mạnh về phía X. Do đó góc XCX giảm, góc OCX tăng.
3. Độ mạnh tính axit Lewis: BCl3 > BF3 > SiF4
- BCl3> BF3: B chỉ có 6 electron lớp ngoài cùng, còn 1 obitan p trống; Cl và F còn 1 cặp electron p để tạo xen phủ
bên với AO p còn trống của B tạo liên kết π không định chỗ. Tuy nhiên Cl có kích thước lớn hơn nhiều so với B và F
do đó mật độ xen phủ kém, liên kết π dễ bị bẻ gãy tạo ra lại AO trống cho nguyên tử B, dễ tạo liên kết cho nhận với
cặp electron chưa liên kết của N trong NMe3.
- BF3 > SiF4: do bán kính của Si lớn hơn rất nhiều so với N, do đó khi tạo liên kết, Si nhận cặp electron từ AO p của
N vào AO d trống dẫn đến sự xen phủ không hiệu quả. Bán kính lớn làm cho liên kết Si-N dài hơn B-N do đó liên
kết Si-N kém bền hơn, dễ bẻ gãy hơn.

Câu 3. Cân bằng pha khí


1. Cho phản ứng 2NO2(k) N2O4(k) có Kp = 9,18 ở 250C. Hỏi ở cùng nhiệt độ phản ứng xảy ra theo chiều nào trong
điều kiện sau: P(N2O4) = 0,9atm ; P(NO2) = 0,1 atm.
2. Cho cân bằng hóa học:
N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ; = - 46 kJ.mol-1 .
Nếu xuất phát từ hỗn hợp chứa N2 và H2 theo tỉ lệ số mol đúng bằng hệ số tỉ lượng 1: 3 thì khi đạt tới trạng thái cân
bằng (450oC, 300 atm) NH3 chiếm 36% thể tích.
a. Tính hằng số cân bằng KP (ghi rõ đơn vị nếu có).
b. Giữ áp suất không đổi (300 atm), cần tiến hành ở nhiệt độ nào để khi đạt tới trạng thái cân bằng NH 3 chiếm
50% thể tích? Giả sử không thay đổi trong khoảng nhiệt độ nghiên cứu. Cho phương trình Van’t Hoff:

Hướng dẫn
1.
NO2 N2O4 Kp=9,18.
Xét chiều phản ứng dựa vào công thức: ∆G=RTln .
Nếu Q < Kp → ∆G < 0: phản ứng diễn ra theo chiều thuận
Nếu Q > Kp → ∆G > 0: phản ứng diễn ra theo chiều nghịch
Nếu Q = Kp → ∆G = 0: phản ứng ở trạng thái cân bằng.
Khi P(N2O4)= 0,9atm ; P(NO2)=0,1 atm ta có Q=0,9/(0,1)2 =90 > Kp nên phản ứng diễn ra theo chiều nghịch.
2.
a.
N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k); = -46 kJ.mol-1
Ban đầu (mol) 1 3 0
Cân bằng (mol) 1-x 3-3x 2x
= 1 – x + 3 – 3x + 2x = 4 – 2x (mol)

%VNH = = 36% x = 0,529

%VN = = .100% = 16%


%VH = 100 - (36 + 16) = 48%

= = = = 8,14.10-5 .

b. Từ

= = = 4,21.10-4

ln =

= - =

T2 = 595,19K
Câu 4. Động hóa học
Ở 250C sự thủy phân metyl axetat, với sự có mặt của HCl dư (nồng độ 0,05M) là phản ứng bậc 1. Thể tích dung dịch
NaOH cần dùng để trung hòa 25 ml hỗn hợp phản ứng theo thời gian như sau:
t (phút) 0 21 75 119 ∞
VNaOH (ml) 24,4 25,8 29,3 31,7 47,2
Hãy tính hằng số tốc độ và thời gian nửa phản ứng.
Hướng dẫn

a là nồng độ ban đầu của este, a-x là nồng độ este ở thời điểm t.
Nếu V∞ ở thời điểm t = ∞ là thể tích ứng với sự kết thúc phản ứng thủy phân este trong môi trường axit.
V0 là thể tích ứng với thời điểm t=0 thì hiệu V∞ - V0 sẽ là tỉ lệ với nồng độ ban đầu của este. Còn hiệu V∞ - Vt sẽ là tỉ
lệ với nồng độ este ở các thời điểm t.

Thay số tính ki
a là nồng độ ban đầu của este, a-x là nồng độ este ở thời điểm t.
Nếu V∞ ở thời điểm t = ∞ là thể tích ứng với sự kết thúc phản ứng thủy phân este trong môi trường axit.
V0 là thể tích ứng với thời điểm t=0 thì hiệu V∞ - V0 sẽ là tỉ lệ với nồng độ ban đầu của este. Còn hiệu V∞ - Vt sẽ là tỉ
lệ với nồng độ este ở các thời điểm t.

Thay số tính ki

Suy ra phút-1.
Thời gian nửa phản ứng: phút.

You might also like