Đề Cương Giáo Dục Công Dân

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC CÔNG DÂN

BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

*LÝ THUYẾT
1. Sản xuất của cải vật chất
a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất:
- Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
b. Vai trò sản xuất của cải vật chất:
- Là cơ sở tồn tại của xã hội
- Quyết định mọi hoạt động của xã hội.
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
a. Sức lao động:
- Gồm 2 loại: trí óc, chân tay
- Sức lao động là toàn bộ những năng lực, thể chất và tính năng của con người được vận
dụng vào quá trình sản xuất.
- Lao động là hoạt động có mục đích, ý thức của con người, làm biến đổi những yếu tố tự
nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
b. Đối tượng lao động:
- Là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi
nó cho phù hợp với mục đích của con người.
- Được chia thành 2 loại
+ Loại có sẵn trong tự nhiên
+ Loại đã trải qua tác động của con người
c. Tư liệu lao động:
- Là 1 vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người
lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn
nhu cầu của con người
- Công cụ lao động
- Hệ thống bình chứa, dây dẫn
- Cơ sở hạ tầng

3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế với cá nhân, gia đình và xã hội
a. Phát triển kinh tế:
- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và
công bằng xã hội
b.Ý nghĩa phát triển kinh tế
- Cá nhân: đảm bảo đời sống cá nhân, tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu
nhập ổn định, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú.
- Gia đình: thực hiện tốt chức năng của gia đình: kinh tế, sinh sản, chăm sóc, giáo dục;
đảm bảo hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hoá.
- Xã hội:
● Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội.
● Giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, tệ nạn xã hội
● Tạo tiền đề để phát triển các lĩnh vực khác của xã hội
● Củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị
● Là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế giữa Việt Nam
và các nước tiên tiến trên TG.

BÀI 2: HÀNG HOÁ - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG

❏ LÝ THUYẾT:
1. Hàng hoá:
a. Hàng hoá là gì ?
- Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn 1 nhu cầu nào đó của con người thông
qua trao đổi và mua bán.
- Có 2 loại: Hàng hoá hữu hình và hàng hoá dịch vụ.
b. Hai thuộc tính của hàng hoá:
- Giá trị sử dụng của hàng hoá: là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người.
- Giá trị hàng hoá: biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó. Giá trị trao đổi là một quan hệ về
số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau. Giá trị hàng hoá là
lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.
2. Tiền tệ:
b. Chức năng:
- Là thước đo giá trị.
- Là phương tiện lưu thông.
- Là phương tiện cất trữ.
- Là phương tiện thanh toán.
- Là tiền tệ thế giới (vàng).
3. Thị trường:
a. Thị trường là gì ?
- Là lĩnh vực trao đổi - mua bán, mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác
định giá cả, số lượng hàng hoá và dịch vụ
- Thị trường xuất hiện và phát triển gắn với sự ra đời của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
b. Các chức năng cơ bản của thị trường:
- Chức năng thực hiện; giá trị sử dụng; giá trị hàng hoá.
- Chức năng thông tin.
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng: để giúp người sản xuất
đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô. Đối với người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết định
mua hay không mua hàng.

Bài 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA

*Lý thuyết

Câu 1: Khái niệm cạnh tranh?


- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh
hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

Câu 2: Nêu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?


Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với vai trò là đơn vị kinh tế độc lập, tự do kinh doanh sản xuất; có
điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau đã trở thành nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản
xuất và lưu thông hàng hoá.

Câu 3: Nêu mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh?
- Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nhằm dành
lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
- Mục đích này thể hiện ở những mặt sau:
 Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác
 Giành ưu thế về khoa học và công nghệ
 Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các mặt đơn hàng
 Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa,
phương thức thanh toán, khuyến mãi…
Câu 4: tính 2 mặt của cạnh tranh:

Cạnh tranh đóng vai trò động lực kinh tế của

You might also like