Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Phần 1

1.1. Sai. Vì đối tượng bảo hiểm của BHXH là thu nhập của người lao động.
1.2. Sai. Vì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở
lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
1.3. Sai. Vì mức đóng góp BHXH bắt buộc là 25,5% mức tiền lương, trong đó: người
lao động đóng 8%, đơn vị sử dụng lao động đóng 17,5%.
1.4. Đúng. Vì theo luật BHXH 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP (??)
Phần 2: Phân tích đặc điểm, nguồn hình thành và mục đích sử dụng quỹ BHXH
* Quỹ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau:
 Quỹ ra đời, tồn tại và phát triển gắn với mục đích đảm bảo ổn định cuộc sống cho
người lao động và gia đình họ khi gặp các biến cố, rủi ro làm giảm hoặc mất thu
nhập từ lao động. Hoạt động của quỹ không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời.
Nguyên tắc quản lý quỹ BHXH là: cân bằng thu – chi.
 Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả, vừa mang tính chất không
hoàn trả. Tính chất hoàn trả thể hiện ở chỗ, người lao động là đối tượng tham gia
và đóng góp BHXH đồng thời họ cũng là đối tượng được nhận trợ cấp, được chi
trả từ quỹ BHXH cho dù chế độ, thời gian trợ cấp và mức trợ cấp của mỗi người sẽ
khác nhau, tuỳ thuộc vào những biến cố hoặc rủi ro mà họ gặp phải, cũng như mức
đóng góp và thời gian đóng góp BHXH của họ. Tính không hoàn trả thể hiện ở
chỗ, cùng tham gia và đóng góp BHXH, nhưng có người được hưởng trợ cấp
nhiều lần và nhiều chế độ khác nhau, nhưng cũng có những người được ít lần hơn,
thậm chí không được hưởng. Chính từ đặc điểm này nên một số đối tượng được
hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH thường lớn hơn nhiều so với mức đóng góp của họ và
ngược lại. Điều đó thể hiện tính chất xã hội của toàn bộ hoạt động
 Quá trình tích luỹ để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính đối với quỹ
BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Đặc điểm này xuất phát từ chức năng
cơ bản nhất của BHXH là bảo đảm an toàn về thu nhập cho người lao động. Vì
vậy, đến lượt mình, BHXH phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn về tài
chính. Nhiều nhà kinh tế cho rằng: Quỹ BHXH là “Của để dành” của người lao
động phòng khi ốm đau, tai nạn hoặc tuổi già… Nguồn quỹ này được đóng góp và
tích luỹ lại trong suốt quá trình lao động. Nếu xem xét tại một thời điểm cụ thể nào
đó, quỹ BHXH luôn tồn tại một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi để chi trả trong tương
lai. Lượng tiền này có thể biến động tăng và cũng có thể biến động giảm do mất an
toàn, giảm giá trị do yếu tố lạm phát. Do đó, bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ
BHXH đó trở thành yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quá trình hoạt động của
BHXH.
 Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Nó là khâu tài
chính trung gian cùng với ngân sách Nhà nước và tài chính doanh nghiệp hình
thành nên hệ thống tài chính quốc Tuy nhiên mỗi khâu tài chính được tạo lập, sử
dụng cho một mục đích riêng và gắn với một chủ thể nhất định, vì vậy chúng luôn
độc lập với nhau trong quản lý và sử dụng. Thế nhưng tài chính BHXH, Ngân sách
Nhà nước và tài chính doanh nghiệp lại có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều chịu
sự chi phối của pháp luật Nhà nước.
 Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế
– xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định của
đất nước. Kinh tế – xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện thực hiện đầy đủ
các chế độ BHXH, nhu cầu thoả mãn về BHXH đối với người lao động càng được
nâng cao. Đồng thời khi kinh tế – xã hội phát triển, người lao động và người sử
dụng lao động sẽ có thu nhập cao hơn, do đó họ càng có điều kiện tham gia và
đóng góp BHXH…
* Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:
 Người sử dụng lao động đóng góp: Người sử dụng lao động là lực lượng đóng góp
vào quỹ bảo hiểm xã hội chiếm tỷ trọng tương đối lớn và được thực hiện theo quy
định của Luật bảo hiểm xã hội. Mức đóng góp được tính dựa trên tỉ lệ % quỹ
lương của doanh nghiệp, đơn vị chi cho người lao động.
Người sử dụng lao động tham gia đóng BHXH sẽ bớt đi gánh nặng khi không may
người lao động của mình gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau đồng thời góp phần xây dựng
hệ thống an sinh xã hội
 Người lao động đóng góp: Thông qua việc đóng góp một phần thu nhập vào quỹ
bảo hiểm xã hội người lao động sẽ giúp giảm đi gánh nặng khi rủi ro xảy ra và
đảm bảo khi về già có một nguồn thu nhập ổn định giúp trang trải cuộc sống.
Người lao động có đóng mới có hưởng, các chính sách lương hưu hoặc trợ cấp mai
táng, thai sản… được hoạt động dựa trên nguồn quỹ BHXH.
 Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm: Khi quỹ bị thâm hụt do nhiều nguyên nhân, dẫn
đến việc không đảm bảo cho việc thực hiện an sinh xã hội, khi này Nhà nước sẽ
thực hiện hỗ trợ thêm vào quỹ BHXH để có thể tiếp tục thực hiện các chính sách
an sinh.
 Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ: Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ
quỹ là một trong những mục quan trọng giúp gia tăng quỹ bảo hiểm xã hội.
Đầu tư vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phải đảm bảo các yêu cầu:
+Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nguồn quỹ, có khả năng thanh khoản cao.
+Phải có lãi.
+Đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên việc chi trả các chế độ BHXH phát
sinh.
 Các nguồn thu khác của quỹ bảo hiểm xã hội như:
+Đóng góp ủng hộ của các cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước.
+Khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH.
+Khoản tiền phạt từ các đơn vị, cá nhân làm sai luật BHXH.
* Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu để chi trả cho các mục đích sau đây:
 Chi trả trợ cấp theo các chế độ bhxh mà quốc gia đó đang áp dụng. đây là mục
đích chính nhất: Đây là khoản chi chính và chiếm tỉ trọng cao nhất trong quỹ
BHXH, quỹ được chi cho các khoản gồm: chi trả lương hưu, đóng bảo hiểm y tế,
chi trả chế độ cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp, chi trả trợ cấp thai sản…
Chi trả các chế độ cho người lao động cũng là mục đích chính để hình thành quỹ
BHXH, đảm bảo cho người dân có một cuộc sống tốt hơn, có thể an tâm làm việc
và đỡ đi một phần gánh nặng khi về già hoặc không may gặp rủi ro.
 Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH.
Ngoài việc dùng vào việc chi trả chế độ bảo hiểm cho các đối tượng được hưởng
theo quy định, quỹ bảo hiểm xã hội còn được sử dụng để chi trả chi phí quản lý
BHXH. Các chi phí quản lý bao gồm chi phí như:
+Chi phí tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập
huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội.
+Chi phí tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan
bảo hiểm xã hội các cấp.
+
Chi phí cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển,
quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội.
 Chi cho dự phòng và chi cho hoạt động đầu tư.
Trong 3 nội dung chi nêu trên thì chi trả trợ cấp BHXH theo các chế độ là lớn nhất và
quan trong nhất. Khoản chi này được thực hiện theo luật định và phụ thuộc vào phạm vi
trợ cấp của từng hệ thống BHXH. Về nguyên tắc, có thu mới có chi, thu trước chi sau. Vì
vậy, quỹ chỉ chi cho các chế độ trong phạm vi có nguồn thu. Thu của chế độ nào thì chi ở
chế độ đó.

You might also like