KHMT ĐC x1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay.

1) Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam.


Tại các khu công nghiệp hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn nước thải
rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô nhiễm hữu cơ, các
kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn nước.
        Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm tắc
đường cống, nước không thoát được, nên cứ mỗi trận mưa đến ngừời ta lại phải đi
thông cống để thoát nước. Những con sông nhuệ, sông tô lịch đen kịt, bốc mùi hôi
vì rác thải.
        Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất thải
sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch nước
ngầm, nếu sử dụng nước ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh do nước
gây ra.
 Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp dẫn đến  các kênh mương, sông hồ bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.
        Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước, và
phát hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà nguyên nhân chính là do sử
dụng nguồn nước ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có 1.136
người chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân cận cũng
chết bởi ung thư. 
Tại một số địa phương, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước
như tiêu chảy do nước nhiễm bị khuẩn ecoli, viêm da, hoặc các bệnh đau mắt ngày
càng nhiều, và có khả năng lây lan thành dịch bệnh.

NGUỒN: https://newsunvietnam.com.vn/thuc-trang-nguon-nuoc-sinh-hoat-
hien-nay
Thực trạng khan hiếm nước sạch tại Việt Nam hiện nay
1. Tình trạng thiếu nước sạch ở Việt Nam hiện nay
Ở các vùng và lưu vực sông lượng nước cần dùng còn cao gấp nhiều lần, nghĩa là
vượt xa lượng nước cần có để duy trì sinh thái mà còn kèm thêm không có nguồn
nước sạch tại chỗ phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất.
Còn tại các đô thị lớn, khu vực có nhà máy sản xuất thì nước thải sinh hoạt và sản
xuất không qua xử lý trực tiếp đổ ra tự nhiên khiến nguồn nước cũng bị ô nhiễm.
Nước nhiễm hóa chất càng làm tình trạng nước bẩn tăng lên, thu hẹp nước sạch con
người có thể sử dụng.
2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu nước sạch ở Việt Nam
 Sự gia tăng dân số, đặc biệt là di dân đến các thành phố lớn. Sức ép từ dân số lớn
lên nguồn nước tại khu vực ngày càng cao do khai thác quá mức phục vụ cho các
nhu cầu nhà ở, sản xuất công nông nghiệp. Đồng thời tạo ra các nguồn thải khổng
lồ vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên dẫn đến tình
trạng thiếu nước sạch ở Việt Nam.
 Sự phân bố giữa khu vực thành thị và nông thôn không đồng đều, di dân lên các
đô thị dưới mọi hình thức ảnh hưởng tới sự phân bố các nguồn nước.
 Môi trường sinh thái bị phá hoại do chặt phá rừng kéo theo biến đổi khí hậu. Từ
đó làm thiếu nước sạch, đất đai bị xói mòn và thoái hóa. Không những vậy nguồn
lương thực cũng sẽ cạn kiệt nếu thiếu hụt nguồn nước tưới tiêu.
 Việt Nam là quốc gia giáp biển nên khi trái đất nóng lên, mực nước biển dâng cao
sẽ dần lấn chiếm đất liền, các nguồn nước ngọt cũng bị thu hẹp lại đồng nghĩa với
việc cạn kiệt nguồn nước con người có thể sử dụng.
 Sự ô nhiễm nguồn nước do hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Hàm
lượng hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật không chỉ làm thoái hóa đất mà còn
làm nguồn nước nhiễm độc.
 Công tác quản lý và bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo và chỉ có hình thức, chưa đủ
tính răn đe nên tình trạng phá hoại môi trường vẫn diễn ra và ngày càng gia tăng,
khiến nguồn nước ô nhiễm không được cải thiện.
 Chưa có hệ thống giám sát thích hợp cho cả khối lượng lẫn chất lượng nước và
tình trạng sử dụng lãng phí nước.
Những nguyên nhân trên đã gây ra tình trạng cạn kiệt tài nguyên nước, dẫn
đến thiếu hụt nguồn nước sạch ở Việt Nam. Khả năng sản xuất lương thực và
năng lượng của đất nước cũng đứng trước nguy cơ với những thách thức lớn liên
quan đến nguồn nước ngọt.
3. Tình trạng thiếu nước sạch trên toàn thế giới
Để có được một cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng thiếu nước sạch,
chúng ta cùng xem hiện trên thế giới vấn đề này đã nghiêm trọng đến mức nào.
Chủ tịch Ủy ban về Nước của Liên hợp quốc Gilbert F. Houngbo nhận xét về vai
trò của nước sạch đối với đời sống như sau: “Nhiều trong số các vấn đề của chúng
ta nảy sinh bởi vì chúng ta không đánh giá đúng giá trị của nước; thường cho là
nước không có giá trị gì cả” (22-3-2021).
Còn chuyên gia của Dự án Hành Tinh xanh Canada Maude Barlowcho nhận định:
“Không có nước thì không có thực phẩm, không có sức khỏe, không có trường học,
không có bình quyền và không có hòa bình”. Và đúng thực, tình hình khó khăn
hiện tại có thể được hiểu chỉ với vài dòng sau:

 Theo WHO, trung bình cứ 20s đến 1 phút, 1 trẻ sơ sinh tử vong vì các bệnh
truyền nhiễm liên quan đến tình trạng thiếu nước và môi trường sống mất vệ
sinh.
 Cứ 10 người trên toàn thế giới thì có bốn người không có đủ nước an toàn để
uống, tương đương 1,6 tỷ người không có nước uống. Hàng năm có đến 3,6
triệu người chết vì các căn bệnh do nước ô nhiễm gây ra.
 Trung bình có 1 trong 5 trẻ em trên toàn thế giới không có đủ nước cho nhu
cầu hằng này. Hơn 80 quốc gia có trẻ em sống trong các khu vực dễ bị tổn
thương về nước ở mức cao. Điều này có nghĩa, các khu vực này phụ thuộc
vào nguồn nước mặt, các nguồn nước chưa được xử lý hay các nguồn nước
phải mất hơn 30 phút để có thể lấy được.
 Nhu cầu sử dụng nước sạch trên toàn cầu đã tăng gấp sáu lần trong 100 năm
qua và đang tiếp tục tăng với tốc độ khoảng 1%/năm kể từ những năm 1980.
 Dự báo đến khoảng năm 2030, có khoảng 60 quốc gia lâm vào tình trạng
thiếu nước trầm trọng do nhu cầu về nguồn nước của con người sẽ vượt
ngưỡng cung tới 40%. Và tới năm 2050, tình trạng thiếu nước sạch được
cho là sẽ đe dọa hơn một nửa dân số toàn cầu.
 Cứ năm người trên toàn thế giới thì có hai người (tương đương ba tỷ người),
không được rửa tay với nước và xà phòng ở nhà. Bao gồm gần 3/4 số người
ở những quốc gia nghèo nhất. Đây là điều vô cùng xấu trong tình hình đại
dịch Covid – 19 như hiện nay.
 Khu vực đông và nam châu Phi có tỷ lệ trẻ em sống ở các khu vực như trên
cao nhất, với 58% đang phải đối mặt với việc khó tiếp cận đủ nước mỗi
ngày.
 Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi các hình thái mưa, giảm lượng nước sẵn
có và làm trầm trọng hơn thiệt hại do lũ lụt và hạn hán trên toàn thế giới.
Điều này đe dọa làm giảm các nguồn cung nước cho hàng trăm triệu người
trong tương lai.
NGUỒN: https://www.geyser.com.vn/tin-tuc/thieu-nuoc-sach-o-viet-nam/

You might also like