NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - Tư Tư NG H Chí Minh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

I.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, XÂY DỰNG

NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

1. Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI nhấn mạnh quan điểm văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững
đất nước; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc
trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Để hiểu về nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta trước hết chúng ta cần hiểu: Nền văn hóa tiên
tiến là gì?

Hiểu đơn giản, yếu tố “tiên tiến” ở đây bao hàm cả giá trị yêu nước và
tiến bộ, trong đó, cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo
chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả
vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con
người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự
nhiên.

Yếu tố thứ hai cần hiểu, chính là bản sắc dân tộc. Ta có thể hiểu bản sắc
dân tộc được Nghị quyết xác định bao gồm những giá trị truyền thống tốt đẹp,
bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp
qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.

2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa và mối quan hệ của văn
hóa với các lĩnh vực khác

2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa

Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu:

- Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con
người

Tháng 8/1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí
Minh đã đưa ra quan điểm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa như sau:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa.Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn”.

- Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến thức
thượng tầng

- Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi học,
xóa nạn mù chữ, biết đọc, biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói
với đồng bào miền núi)

- Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”

Theo Người, văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo, phát minh ra, theo đó lẽ tất nhiên, văn hóa xuất phát từ con người và
phải đem văn hóa để giải phóng con người, trước hết là giải phóng con người
thoát khỏi áp bức, bóc lột, bất công và được phát triển toàn diện.

2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh
vực khác.

● Quan hệ giữa văn hóa với chính trị

Hồ Chí Minh cho rằng, trong đời sống có bốn vấn đề phải được coi là
quan trọng ngang nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau, đó là: chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội. Người từng chia sẻ:

“Giải phóng được chính trị thì mới có đường cho văn hóa phát triển”.

“Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị”.

Khi đất nước còn bị nô lệ thì văn hoá cũng chung số phận nô lệ, tuyệt đại
bộ phận nhân dân bị đoạ đầy trong cảnh tối tăm, dốt nát. Vì vậy, Hồ Chí Minh
đã vạch ra một đường lối mới: phải tiến hành cuộc cách mạng chính trị trước mà
cụ thể là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành lấy chính quyền, nhân dân
làm chủ đất nước, để giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng
văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển. Người chỉ ra rằng, "Xưa kia chính trị
bị đàn áp, nền văn hoá của ta vì thế không thể nảy sinh được","dân tộc bị nô lệ
thì văn nghệ cũng mất tự do".

● Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế

Trong mối quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh giải thích rằng, văn hóa
thuộc kiến trúc thượng tầng.

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm: chính trị, pháp quyền,
đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…với những thể chế tương ứng: nhà nước, đảng
phái, giáo hội, các đoàn thể… được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Vì vậy, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến
thiết được và có đủ điều kiện phát triển được

● Quan hệ giữa văn hóa với xã hội

“Xã hội thế nào văn hóa thế ấy”

● Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại

a. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng
đồng các dân tộc VN; là thành quả của quá trình lao động, SX, chiến đấu và
giao lưu của con người VN

Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìn nhận qua 02 lớp quan hệ:

- Về nội dung: đó là lòng yêu nước, thương nòi; tinh thần độc lập, tự
cường, tự tôn dân tộc…

- Về hình thức: cốt cách văn hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ,
phong tục tập quán, lễ hội, truyền thống, cách cảm và nghĩ…

Bác từng nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt
Nam”. Vì thế, trách nhiệm của mỗi con người VN là phải biết trân trọng, khai
thác, giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị của văn hóa dân tộc.

b. Tiếp thu văn hóa nhân loại

- Mục đích: làm giàu cho văn hóa VN, xây dựng văn hóa VN hợp
với tinh thần dân chủ

- Nội dung: toàn diện, bao gồm Đ, T, kim, cổ, tất cả các mặt, các
khía cạnh

- Tiêu chí: có cái gì tốt, cái gì hay là học tất

Cơ sở và điều kiện để tiếp thu văn hóa nhân loại là phải lấy văn hóa dân
tộc làm gốc.

3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, ngày 24-11-1946, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Lấy văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Có
nghĩa là, dân tộc Việt Nam muốn xây dựng và phát triển đất nước, nhất định
phải phát triển văn hóa.

3.1 Văn hóa là mục tiêu của cách mạng:

Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu chính, là quyền sống, quyền tự
do quyền mưu cầu hạnh phúc, là khát vọng của người dân về các giá trị trong
chân-thiện-mỹ; là xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đời sống vật chất, tinh
thần của người dân không ngừng được nâng cao, con người có điều kiện phát
triển toàn diện.

Cách mạng XHCN ở nước ta, theo Hồ Chí Minh là phải “thay đổi triệt để
những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn
năm… Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa
cao và đời sống tươi vui hạnh phúc.

3.2 Văn hóa là động lực của cách mạng:

Điều này được hiểu là thúc đẩy xã hội phát triển trên nhiều phương diện,
cụ thể:
+ Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường
cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự lực, tự chủ, tự
cường. Trong đó, tư duy biện chứng, độc lập, sáng tạo, của cán bộ, đảng viên là
động lực dẫn đến tư tưởng và hành động cách mạng đúng đắn.

+ Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm
cách mạng, sự lạc quan và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Văn
nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, là đỉnh cao của đời sống tinh
thần, là hình ảnh của cốt cách, tâm hồn, đặc tính dân tộc, thành một nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân ta.

+ Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ, nâng cao hiểu biết của con
người, hiểu biết về quy luật phát triển của xã hội, đào tạo ra cán bộ, con người
mới - nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cách mạng. Theo Bác: "học
để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân
dân".

+ Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh
cho con người, hướng con người tới chân, thiện, mỹ.

+ Văn hóa pháp luật, đảm bảo dân chủ, kỷ cương, phép nước, trật tự xã
hội.

3.3 Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân:

Theo Người, mọi hoạt động văn hóa phải trở về với thực tại quần chúng
nhân dân, phản ánh tư tưởng và khát vọng của quần chúng, phục vụ cho nhân
dân, dân tộc Việt Nam; quần chúng nhân dân phải là những người được hưởng
thụ các giá trị văn hóa. Đồng thời, văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân nghĩa
là phải miêu tả, truyền tải để nhân dân dễ hiểu, cách viết phải thiết thực, chắc
chắn. Ngược lại, chính quần chúng nhân dân là những người thẩm định khách
quan, trung thực, chính xác các sản phẩm văn nghệ.

4. Quan điểm về xây dựng văn hóa mới

Cùng với định nghĩa về văn hoá, Hồ Chí Minh còn đưa ra 5 điểm lớn
định hướng cho việc xây dựng nền văn hoá dân tộc:
1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường.

2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân
dân trong xã hội.

4. Xây dựng chính quyền: dân quyền.

5. Xây dựng kinh tế

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người đã thành lập Uỷ ban văn
hoá lâm thời Bắc Bộ và chỉ rõ nhiệm vụ cho Uỷ ban là: gây dựng cho đất nước
một nền văn hoá mới. Một số mục tiêu để xây dựng nền văn hóa thời đó bao
gồm: diệt "giặc dốt", giáo dục nhân dân tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, cấm
hút thuốc phiện… Vì nền văn hóa cần phải có tính khoa học, tính đại chúng, thì
mới thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại.

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội: Sau đó, độc lập, tinh thần được
giải phóng, cần phải có một nền văn hoá hợp với khoa học và hợp với cả
nguyện vọng của nhân dân, cơ cấu lại nền văn hoá truyền thống theo ba nguyên
tắc lớn "dân tộc hoá, đại chúng hóa, khoa học hoá". Người cho rằng ba tính chất
đó có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là một nền văn hoá phải làm cho mỗi
người dân Việt Nam hiểu biết được cội nguồn lịch sử hình thành phát triển dân
tộc; biết giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc
trong dựng nước và giữ nước.

Như vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến văn hoá, đã thấy
rõ vai trò, vị trí của văn hoá trong đời sống xã hội. Điều này cắt nghĩa vì sao
ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã bắt tay vào việc xây dựng,
kiến tạo một nền văn hoá mới ở Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế,
chính trị, xã hội, đạo đức, đến tâm lý con người, đã sớm đưa văn hoá vào chiến
lược phát triển đất nước.

II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Thành tựu đạt được


- Quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc thời gian qua trên cả nước đã đạt được những kết quả nhất định.

- Nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh
vực.

- Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được
kế thừa, bảo tồn và phát triển.

Ví dụ: Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến hết năm 2018,
Việt Nam có gần 3.500 di tích được xếp hạng quốc gia, 107 di tích quốc gia đặc
biệt, 12 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Văn hóa trong chính trị và trong kinh tế ngày càng được coi trọng và
phát huy hiệu quả, tích cực:

+ Công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa có bước khởi sắc.
+ Các loại hình, các sản phẩm và dịch vụ văn hóa ngày càng đa dạng,
phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những khẳng định: “Văn hóa phải
là hồn cốt của dân tộc, phải soi đường cho quốc dân đi”. Đây cũng chính là kỳ
vọng vào 1 cú hích, một bước tiến khi mà mỗi người trẻ với sức sáng tạo với sự
ứng dụng công nghệ sẽ tạo ra thật nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị. Hãy cùng
chiêm ngưỡng một sản phẩm mang đầy tính nghệ thuật và văn hóa của những
người trẻ ngay sau đây.

- Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

- Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới
được hình thành.

- Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa
từng bước hoàn thiện.
+ Trong đó, Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước phát
triển.
+ Việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống
các quan điểm, hành vi sai trái gây hại đến văn hóa, lối sống được
chú trọng; qua đó vai trò điều tiết của văn hóa tiếp tục được phát
huy.

- Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới,
góp phần quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới, đồng thời thúc đẩy
quá trình giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa và các giá trị tiến bộ của văn hóa
nhân loại để bồi đắp và xây dựng nền văn hóa Việt Nam.

Ví dụ: Nhà Việt Nam tại Expo Dubai 2022.

2. Hạn chế và giải pháp tương ứng

1. Hạn chế: Văn hóa chưa được quan tâm và phát triển tương xứng với kinh tế
và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực nội sinh, động lực của sự phát triển bền
vững đất nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một
bộ phận đảng viên và người dân có chiều hướng gia tăng. Môi trường văn hóa “vẫn bị
ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực”, bởi hiện tượng sản phẩm văn
hóa chạy theo thị hiếu, tầm thường, phản văn hóa.

Ví dụ: Hiện nay, một số người tự xưng là “giang hồ mạng” như Huấn Hoa
Hồng, Khá Bảnh cũng có thể tung ra thị trường các sản phẩm âm nhạc, thậm chí là
xuất bản sách.

Giải pháp: Từ hạn chế đó, chúng ta cần củng cố và tiếp tục xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng. Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực hiệu quả; xây dựng nếp sống
văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các
giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi
dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới,
tang, lễ hội. Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam,

2. Hạn chế: Ở nhiều nơi, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu
quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn. Cơ chế, chính sách về văn hóa
chưa cụ thể, rõ ràng cũng như công tác quy hoạch, đào tạo, cán bộ lãnh đạo, quản lý
văn hóa các cấp, còn nhiều hạn chế, bất cập. Tình trạng nhập khẩu, quảng bá thiếu
chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của
một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ.

Ví dụ: Điển hình như việc có nhiều tác phẩm điện ảnh không phù hợp nhưng
vẫn qua cửa kiểm duyệt của các cơ quan chức năng và được chiếu tại các cụm rạp trên
khắp toàn quốc. Đặc biệt là bộ phim hoạt hình “Everest - Người tuyết bé nhỏ” có lồng
ghép thông điệp “đường lưỡi bò”.

Giải pháp: Giải pháp được Đảng đề ra chính là phát triển sự nghiệp văn học,
nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng.
Khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm những phương thức thể hiện và phong cách nghệ
thuật mới, đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng và bồi dưỡng lý tưởng, thị
hiếu thẩm mỹ cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bảo vệ sự trong sáng của tiếng
Việt, nâng cao tính khoa học, sức thuyết phục của hoạt động lý luận, phê bình văn học,
nghệ thuật. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những
người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao
về tư tưởng và nghệ thuật… ; khắc phục xu hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ,
mục đích trong hoạt động báo chí, xuất bản. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng
đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có
năng lực đáp ứng tốt, yêu cầu của thời kỳ mới.

3. Hạn chế: Vẫn còn khoảng cách khá lớn trong hưởng thụ văn hóa giữa miền
núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và giữa các bộ phận người dân, quá trình rút ngắn
khoảng cách này diễn ra còn chậm)

Giải pháp: Ba là, phát triển hệ thống thông tin đại chúng, đồng thời cần xã hội
hóa các hoạt động văn hóa, chú trọng nâng cao đời sống văn hóa ở vùng khó khăn
nhằm thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa cũng như nâng cao tính tư tưởng, vì lợi
ích của nhân dân và đất nước. Phát triển và mở rộng việc sử dụng internet, đồng thời
có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực,...

4. Hạn chế: Đất nước ta cũng đang đối mặt với những thách thức mới do tác
động của quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế; âm mưu “diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch; tác động từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ
số, xã hội số, văn hóa số..., cùng những thách thức an ninh truyền thống, phi truyền
thống, nhất là xung đột vũ trang, sự biến đổi khí hậu và dịch bệnh, như đại dịch
COVID-19…
Giải pháp: Trước tình hình mới này, ta cần mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp
tác quốc tế về văn hóa; đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn
học, nghệ thuật, đất nước con người Việt Nam với thế giới; mở rộng, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa,
báo chí, xuất bản. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước;
giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng
Việt Nam; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền
tác giả... ./.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Giang. “Giá trị văn hóa với xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực thực hiện khát vọng phát triển

đất nước.” Tạp chí Cộng sản [Hà Nội], 29 Tháng 8 2022,

https://tapchicongsan.org.vn/van_hoa_xa_hoi/-/2018/825804/gia-tri-van-

hoa-voi-xay-dung-nen-van-hoa-viet-nam-tien-tien%2C-dam-da-ban-sac-d

an-toc%2C-tao-dong-luc-thuc-hien-khat-vong-phat-trien-dat-nuoc.aspx#.

Truy cập 21 Tháng 10 2022.

2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại học hệ không

chuyên lý luận chính trị). Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia và Sự thật,

2021.

3. Lê Phú Bão. “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA -

hochiminhk19.” 19 Tháng 3 2014,

https://sites.google.com/site/hochiminhk19/tu-tuong-ho-chi-minh/tutuong

hochiminhvevanhoa. Truy cập 20 Tháng 10 2022.

4. Thúy Nga. “Văn hóa là động lực, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng Việt
Nam.” Vietnamnet, 6 Tháng 12 2021,

https://vietnamnet.vn/van-hoa-la-dong-luc-muc-tieu-cua-su-nghiep-cach-

mang-viet-nam-823719.html. Truy cập 22 Tháng 10 2022.

5. Vũ Thị Kim Yến. “Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chỉ dẫn để xây dựng và phát

triển nền văn hóa mới.” Báo điện tử Chính phủ, 19 Tháng 11 2021,

https://baochinhphu.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-chi-dan-de-xay-dung-va-ph

at-trien-nen-van-hoa-moi-102304081.htm. Truy cập 24 Tháng 10 2022.

6. “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.” Báo

điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam [Hà Nội], 27 Tháng 9 2013,

https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/xay-dung-nen-van-hoa-viet-na

m-tien-tien-dam-da-ban-sac-dan-toc-208817.html. Truy cập 23 Tháng 10

2022.

You might also like