Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC 1

(TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN, KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

& CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC)

ĐỀ TÀI
XUẤT NHẬP KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LỚP: KC22 DNLT - NHÓM: BS5.4 - HK2022

GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN


% ĐIỂM ĐIỂM GHI
STT MSSV HỌ TÊN
BTL BTL CHÚ
1 2247503 Lê Quang Anh 20
2 2033562 Lữ Hoàng Khang 20
3 2247545 Nguyễn Duy Khanh 20
4 2247571 Hoàng Tiến Phong 20
5 2247611 Nguyễn Văn Trung 20
Tổng 100

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Nhiệm vụ được phân


STT Mã số SV Họ Tên Ký tên
công
1 2247503 Lê Quang Anh Chương 1
2 2033562 Lữ Hoàng Khang Chương 2
3 2247545 Nguyễn Duy Khanh Chương 1
4 2247571 Hoàng Tiến Phong Chương 2
5 2247611 Nguyễn Văn Trung Chương 2
6
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2
Chương 1: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.....4
1.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế...................................................4
1.2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế...........................4
1.3. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế...................................................5
1.4 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam hiện nay......10
1.5 Phương thức nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
hiện nay.......................................................................................................12
Chương 2:XUẤT NHẬP KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM....14
2.1. Giới thiệu về xuất nhập khẩu linh kiện điện tử....................................14
2.2. Thực trạng và nguyên nhân của xuất nhập khẩu linh kiện điện tử.......14
2.3. Thời cơ và thách thức xuất nhập khẩu linh kiện điện tử......................24
2.4. Những định hướng và kiến nghị xuất nhập khẩu linh kiện điện tử......25
KẾT LUẬN........................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................27

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các
nước là thước đo kết quả quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu còn là yếu tố quan
trọng nhằm phát huy mọi nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng
thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong nhiều năm qua, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu
đáng kể. Trong sự thành công của ngành xuất khẩu không thể không kể đến sự đóng
góp phần đáng kể của mặt hàng linh kiện điện tử với 4,8% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu, mặc dù ngành công nghiệp điện tử mới xuất hiện cách đây không lâu.
Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác
động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp máy tính,
điện tử của Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất
sản phẩm như điện thoại các loại, máy tính bảng, bo mạch chủ, màn hình, tivi, camera,
thiết bị máy văn phòng và các sản phẩm quang học… Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại
dịch Covid-19 nhưng ngành sản xuất điện tử vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khả
quan, chứng tỏ tiềm năng phục hồi và phát triển rất lớn. Bên cạnh đó, với những sáng
kiến của Chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ ngành linh kiện điện tử, các doanh nghiệp
trong nước được kỳ vọng sẽ có nhiều tiến bộ trong sản xuất trong thời gian tới. Xuất
khẩu điện tử máy tính của Việt Nam vươn lên vị trí thứ 11 các thị trường trên toàn cầu
Ngành Công nghiệp điện tử của Việt Nam hình thành chậm nhưng có tốc độ tăng
trưởng khá nhanh qua các năm và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản
xuất công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Xuất nhập khẩu linh kiện điện tử của Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc của Việt Nam hiện nay.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Việt Nam
Thời gian: Từ năm 2011 - 2018
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2
Thứ nhất, phân tích hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, chỉ rõ thức trạng và nguyên nhân của xuất nhập khẩu linh kiện điện tử.
Thứ ba, phân tích thời cơ và thách thức xuất nhập khẩu linh kiện điện tử.
Thứ tư, định hướng và kiến nghị phát triển xuất nhập khẩu linh kiện điện tử.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên
cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02
chương:
- Chương 1: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
- Chương 2: Xuất nhập khẩu linh kiện điện tử của Việt Nam.

3
Chương 1: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế


Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế
của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên những chia sẻ về lợi ích, đồng thời tuân thủ
các chuẩn mực quốc tế.

1.2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế

 Thứ nhất, sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đều giữa các quốc gia.
 Thứ hai, trình độ phát triển không đều giữa các quốc gia.
 Thứ ba, yêu cầu khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
 Thứ tư, xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.

1.3. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế

 Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế;
 Thực hiện đa dạng hóa về hình thức, đa phương hóa các quan hệ và liên kết
kinh tế quốc tế (mức độ hội nhập kinh tế quốc tế).
 Các hình thức kinh tế quốc tế: ngoại thương (international trade), đầu tư
quốc tế (foreign Investment), tín dụng quốc tế (international credit), viện trợ
(ODA – Official Development Aid), hợp tác khoa học công nghệ, dịch vụ
quốc tế...
 Các quan hệ kinh tế quốc tế: song phương và đa phương.

1.4 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam hiện nay

 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế:
 Tạo điều kiện mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư và thành tựu KH&CN;
 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý;
 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiềm năng khoa học công nghệ quốc
gia;
 Tạo việc làm, nâng cao đời sống dân cư;

4
 Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực như chính trị, văn hóa,
an ninh, quốc phòng...
 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế:
 Sự cạnh tranh khiến nhiều doanh nghiệp, ngành kinh tế gặp khó khăn, phá
sản.
 Gia tăng khoảng cách giàu – nghèo, bất bình đẳng xã hội.
 Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường...
 Gia tăng tình trạng khủng bố, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia.
 Phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về chính trị, an ninh, văn hóa...

1.5 Phương thức nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện
nay.

 Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang
lại.
 Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp.
 Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết quốc tế và thực hiện đầy đủ các
cam kết của Việt Nam.
 Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
 Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

5
Chương 2: XUẤT NHẬP KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu về xuất nhập khẩu linh kiện điện tử

Công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân,
nó có vị trí then chốt và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.
Đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của mọi quốc gia trên thế
giới. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, nên các nhà đầu tư trong  và ngoài nước đầu tư
vào lĩnh vực này ngày càng tăng, nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây
dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như Samsung, LG,
Foxconn, Fukang Technology, LG Display Hải Phòng. Các sản phẩm máy vi tính và
linh kiện điện tử ngày càng đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường trong nước
và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng máy vi tính và linh kiện điện tử đã
vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 2 của Việt Nam kể từ
năm 2019 đến nay.

2.2. Thực trạng và nguyên nhân của xuất nhập khẩu linh kiện điện tử

2.2.1. Tổng quan về ngành linh kiện điện tử.

6
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGÀNH LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

2.2.2. Khái quát về ngành linh kiện điện tử Việt Nam.


Việt Nam hiện đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn linh kiện điện tử nhập khẩu. Tỷ
giá và giá nguyên liệu biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo ước tính của Bộ Công thương,
ngành CNPT hiện phụ thuộc đến 80% vào nguồn nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện nhập
khẩu. Các loại nguyên liệu chính để sản xuất linh kiện điện tử gồm sắt, nhôm, đồng,
bạc, vàng và palladium. Giá các loại nguyên liệu đầu vào chính trong sản xuất linh
kiện điện tử sau khi tăng mạnh trong năm 2017 đã bắt đầu sụt giảm vào cuối quý
1/2018 và tiếp tục xu hướng này trong 2 quý tiếp theo do lo ngại về chiến tranh thương
mại Mỹ-Trung đã gây áp lực giảm giá lên thị trường. Tuy nhiên, giá một số kim loại
và kim loại quý đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại trong quý 3, đặc biệt là giá
Palladium.

7
2.2.3. Tình hình sản xuất ngành linh kiện điện tử Việt Nam.

Giá trị sản xuất ngành Linh kiện điện tử đã tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng
trưởng hàng năm kép (CAGR) đạt 27% trong giai đoạn 2011 – 2017. Giá trị sản xuất
công nghiệp ngành Linh kiện điện tử trong 9 tháng đầu năm 2018 ước tăng hơn 1.5%
so với cùng kỳ năm 2017 do doanh số bán ra các loại chip, linh kiện của Samsung vẫn
tiếp tục tăng trưởng dẫn đến việc đẩy mạnh sản xuất linh kiện điện tử ở Việt Nam để
sản xuất chip, chất bán dẫn và bộ xử lý di động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong
nước đang tích cực xuất khẩu linh kiện điển tử sang các thị trường truyền thống như
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và mở rộng thị phần, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng máy
tính, linh kiện điện tử sang các nước và khu vực khác như Hàn Quốc, ASEAN,
Canada,
Trung Quốc, Nga.

8
2.2.4. Tình hình tiêu thụ ngành linh kiện điện tử Việt Nam.

Thống kê của Vụ Công nghiệp nặng thuộc Bộ Công thương cho thấy, trong lĩnh vực
sản xuất linh kiện điện tử, các doanh nghiệp nội địa đã đáp ứng 30 - 35% nhu cầu linh
kiện đối với điện tử gia dụng, trong khi cung ứng cho các lĩnh vực hạ nguồn khác còn
khá thấp: Điện tử tin học, viễn thông chỉ đạt 15%, điện tử chuyên dùng cho công nghệ
cao chỉ đạt 5%, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp điện tử nội địa hiện chỉ là 12%,
còn lại là 88% nhập từ nước ngoài, từ nhập linh kiện điện tử cao cấp đến linh kiện cơ
khí, nhựa, cao su.
Giá trị tiêu thụ ngành Linh kiện điện tử tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép
CAGR đạt khoảng 45% trong giai đoạn 2010 – 2017. Giá trị tiêu thụ của ngành Linh
kiện điện tử trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh khoảng 29% so với cùng kỳ năm
ngoái do nhu cầu linh kiện điện tử ngày càng tăng cao của các tập đoàn điện tử đa
quốc gia tại Việt Nam như Samsung, LG, Nokia… Trong đó, thị trường tiêu thụ lớn
nhất của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam tiếp tục
là Trung Quốc.

9
2.2.5. Xuất nhập khẩu linh kiện điện tử Việt Nam.
2.2.5.1. Điện thoại các loại và linh kiện.
Tính trong 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam
tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2017, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu. Kết quả này
cho thấy, sản phẩm điện thoại và linh kiện không những là mặt hàng giữ vững về mức
tăng trưởng xuất khẩu cao mà còn đóng góp đáng kể trong việc giảm nhập siêu của cả
nước trong năm qua. Trong 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu mặt hàng điện thoại và
linh kiện của khối doanh nghiệp FDI tăng hơn 16% so với cùng kỳ.

10
Trong 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam phần
lớn có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam xuất khẩu điện thoại và
linh kiện sang gần 40 thị trường trên thế giới, các thị trường xuất khẩu chính của Việt
Nam bao gồm: EU, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, UAE... Trong 9 tháng đầu năm 2018,
EU là thị trường xuất khẩu điện thoại và linh kiện lớn nhất của Việt Nam đạt hơn 10 tỷ
USD 11% so cùng kỳ năm 2017.

Trong 9 tháng năm 2018, nhập khẩu điện thoại và linh kiện điện thoại của Việt Nam
đạt gần 11 tỷ USD, tăng 1.3% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu điện thoại và linh
kiện điện thoại tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng trưởng kép CAGR đạt gần 60% từ
năm 2010 đến năm 2017. Nguyên nhân khiến nhập khẩu điện thoại và linh kiện điện
thoại tăng mạnh trong những năm gần đây là do khối doanh nghiệp FDI trong năm
những năm gần đây đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng sản
xuất, tuy nhiên, mặt hàng này tại Việt Nam đa số chưa cung cấp được và chưa đáp ứng
được tiêu chuẩn nên các doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu về để có thể đưa vào sản
xuất.

11
Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện
của Việt Nam từ Trung Quốc đạt cao nhất tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2017.
Tiếp đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm tỷ trọng hơn 37%. Mặc dù đạt kim ngạch
không lớn như 2 thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc nhưng nhập khẩu nhóm hàng
điện thoại và linh kiện từ Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm đạt tốc độ tăng trưởng cao
nhất trong top 3 thị trường cung cấp điện thoại và linh kiện lớn nhất cho Việt Nam,
tăng hơn 137% so với cùng kỳ năm 2017.

2.2.5.2. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.


Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng vị trí thứ 3 trong nhóm 3

12
mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng hơn 16%
so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện của khối doanh nghiệp FDI tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm
2017.

Việt Nam đã xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang 38 thị
trường. Trong đó, có 5 thị trường đạt trên 1 tỷ USD. Trung Quốc đang là thị trường
nhập khẩu sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất từ Việt Nam.
Đứng thứ hai là thị trường Mỹ với gần 2 tỷ, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2017 và
chiếm hơn 9.5% tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
của Việt Nam.

13
Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đã
tăng liên tục với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép hàng năm (CAGR) đạt gần 30%
trong giao đoạn 2011 – 2017. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trong
9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện của Việt Nam đạt gàn 31 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, tổng kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của
khối doanh nghiệp FDI chiếm hơn 92% tổng kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam.

10 quốc gia xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất sang thị
trường Việt Nam chiếm khoảng 93% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này
vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018. Trong đó, Hàn Quốc tiếp tục là thị thường

14
xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất sang Việt Nam trong 9
tháng đầu năm 2018. Đứng thứ hai là Trung Quốc với kim ngạch đạt gần 5.5 tỷ USD,
tăng gần 7.5% so với cùng kỳ năm 2017.

2.2.5.3. Đánh giá chung về ngành linh kiện điện tử Việt Nam.
Trong giai đoạn vừa qua, ngành máy tính, điện tử và linh kiện đã đạt được một số kết
quả tích cực.
Xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm, nâng cao
đời sống thu nhập cho người lao động, trực tiếp làm tăng giá trị sản xuất, gián tiếp thúc
đẩy phát triển ngành liên quan, nâng cao trình độ lao động, nâng cao trình độ sản xuất
trong nước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.Tăng trưởng kim
ngạch trong xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện đã bổ sung nguồn thu ngoại tệ
cho ngân sách, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo động lực cho việc tiếp tục mở rộng
sản xuất kinh doanh cũng như thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó,
hiệu quả của công tác hội nhập đã được thể hiện rõ ràng hơn, các thị trường xuất khẩu
lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam đều đạt mức tăng rất cao
2.2.5.4. Hạn chế của ngành linh kiện điện tử Việt Nam.
Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và đạt được một số thành
tựu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, nhưng
thực tế, nhóm hàng máy tính và linh kiện điện tử Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn
đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử và phụ thuộc phần lớn vào các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sản phẩm của doanh nghiệp Việt

15
Nam chưa hướng mạnh vào chế biến sâu, chưa phát triển sản phẩm xuất khẩu có hàm
lượng công nghệ và chất xám cao, tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia
tăng cao còn thấp.

2.3. Thời cơ và thách thức xuất nhập khẩu linh kiện điện tử

2.3.1. Thời cơ xuất nhập khẩu linh kiện điện tử.


 Việt Nam có nhiều lợi thế trong thu hút FDI do có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn
lao động dồi dào giá rẻ, đồng nội tệ giảm giá và các chính sách ưu đãi đầu tư
chính phủ, tình hình chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư thông thoáng...
 Với dân số hơn 93 triệu người, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm
năng. Chính phủ Viêt Nam hiện đang có nhiều chính sách khuyến khích và hỗ
trợ các công ty nước ngoài đầu tư và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam
trong lĩnh vực Công nghiệp điện tử.
 Việc tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tao ra cơ hội xuất khẩu các
sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử của Việt Nam cũng như thúc đẩy các doanh
nghiệp trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm.
 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, Việt Nam ngày càng trở
thành điểm thu hút đầu tư lý tưởng của các tập đoàn lớn trong lĩnh vực Công
nghiệp điện tử trên thế giới.
2.3.2. Thách thức xuất nhập khẩu linh kiện điện tử.
 Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ bên ngoài do
ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên
liệu sản xuất của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
 Năng lực sản xuất của ngành còn hạn chế, trong một thời gian dài Việt Nam
thiếu các mảng quan trọng cho phát triển công nghiệp điện tử. Các doanh
nghiệp chủ yếu lắp ráp sản phẩm theo thiết kế và linh kiện nhập khẩu nên giá trị
gia tăng của sản phẩm thấp.
 Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử trong nước có quy mô vừa
và nhỏ, vốn chỉ khoảng vài triệu USD/doanh nghiệp kinh nghiệm quản lý kinh
doanh, công nghệ, trình độ cán bộ còn yếu, năng suất lao đông thấp nên khó
cạnh tranh với doanh nghiệp FDI.

16
 Yêu cầu cao của các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực điện tử về chất lượng,
giá, thời gian giao hàng, môi trường, tài chính, quản lý sản xuất, áp dụng các tiêu
chuẩn quốc tế.

2.4. Những định hướng và kiến nghị phát triển xuất nhập khẩu linh kiện điện tử
Để hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện thực sự phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam với hàng loạt
các hiệp định thương mại tự do được ký kết, rất cần các giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ
quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
-Về phía Nhà nước:
Cần sự quan tâm đầu tư, xem xét ưu đãi hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong các
công đoạn nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm sản phẩm và các chương trình xúc tiến
thương mại; Rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về
hàng hóa xuất xứ Việt Nam; Thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng thị trường trong
nước và xuất khẩu; Tăng cường vai trò, hiệu quả của các cơ quan đại diện thương mại,
của các hiệp hội ngành nghề trong xúc tiến thương mại; Tìm kiếm cơ hội kinh doanh
và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp; Đẩy mạnh tuyên truyền và ban hành các
văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện có hiệu quả, tận dụng các cơ hội mở rộng thị
trường xuất khẩu và thu hút đầu tư từ các hiệp định tự do thương mại mới được ký kết.
-Về phía Doanh nghiệp:
Cần có bước chuyển đổi mạnh về cơ cấu ngành hàng cũng như nâng cao chất
lượng, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại cho phù hợp với tình hình mới; Tăng
cường đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ trong xuất khẩu; Cần có kế hoạch phát
triển dài hạn, chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá; Đa dạng hóa sản phẩm
xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định
thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực; Cần bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng
cho nguồn nhân lực, có chiến lược cạnh tranh, tham gia nhiều hơn nữa trong chuỗi giá
trị toàn cầu./.

Đinh Thị Bích Liên


 Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến Thương mại - VIOIT

17
KẾT LUẬN

Trong khoảng thời gian làm đề tài, nhóm chúng em đạt được những kết quả như
sau:
- Tìm hiểu về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
- Tìm hiểu về thực trạng và nguyên nhân về xuất nhập khẩu linh kiện điện tử.
- Tìm hiểu về thời cơ và thách thức xuất nhập khẩu linh kiện điện tử.
- Tìm hiểu về những định hướng và kiến nghị phát triển xuất nhập khẩu linh kiện
điện tử.
Do kiến thức còn hạn chế nên nhóm em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự thông cảm và sự đóng góp của Thầy Cô để nhóm chúng em hoàn
thiện hơn.
Qua đây nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa học ứng dụng đã
dìu dắt chỉ bảo truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian
khóa học. Đặc biệt là thầy ThS Vũ Quốc Phong đã tận tình giúp đỡ nhóm em trong
suốt thời gian làm đề tài để nhóm em hoàn thành đề tài theo đúng theo đúng yêu cầu
nội dung và thời gian đã đặt ra.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn !

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế:


Giáo trình kinh tế chính trị
2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế, Truy cập từ:
Giáo trình kinh tế chính trị
3. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế, Truy cập từ:
Giáo trình kinh tế chính trị
4. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam hiện nay, Truy cập từ:
Giáo trình kinh tế chính trị
Phương thức nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, Truy
cập từ: Giáo trình kinh tế chính trị
5. Giới thiệu về xuất nhập khẩu linh kiện điện tử, Truy cập từ:
https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/xuat-khau-may-tinh--dien-tu-va-linh-
kien--thuc-trang-va-giai-phap-4403.4050.html
6. Thực trạng và nguyên nhân về xuất nhập khẩu linh kiện điện tử, Truy cập từ:
https://investvietnam.gov.vn/vi/nghanh.nghd/46/linh-kien-dien-tu.html
7. Thời cơ và thách thức xuất nhập khẩu linh kiện điện tử, Truy cập từ:
https://investvietnam.gov.vn/vi/nghanh.nghd/46/linh-kien-dien-tu.html
8. Những định hướng và kiến nghị phát triển xuất nhập khẩu linh kiện điện tử, Truy
cập từ: https://investvietnam.gov.vn/vi/nghanh.nghd/46/linh-kien-dien-tu.html

19

You might also like