Bản Đồ Du Lịch Tỉnh Ninh Bình Ninh Binh Visitor Map

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 134

BẢN ĐỒ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

Ninh Binh Visitor Map

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu
trong đời sống của con người. Du lịch là một ngành dịch vụ có ý nghĩa quan trọng
ở nhiều nước, thường được ví như là “ngành công nghiệp không khói”. Du lịch
ngày càng được mở rộng và phát triển trên phạm vi toàn cầu. Sự phát triển đúng
đắn của hoạt động du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế
khác. Ngoài ra du lịch còn có vai trò to lớn tác động ảnh hưởng đến mọi mặt của
đời sống xã hội. Do đó, ngành kinh tế du lịch ngày càng giữ một vị trí quan trọng,
được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển đất nước.
Sự nghiệp đổi mới đất nước ở Việt Nam hơn hai mươi năm qua đã thu
được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội... đã nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Trong quá trình phát triển
chung của nền kinh tế đất nước, có sự đóng góp quan trọng của ngành du lịch
Việt Nam. Với đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương,
chính sách quan tâm đầu tư phát triển ngành kinh tế du lịch, đây được coi là một
hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm
góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ninh Bình là vùng đất có bề dày lịch sử truyền thống, là kinh đô của ba
triều đại phong kiến Đinh, Tiền Lê, thời kỳ đầu nhà Lý. Bước vào thời kỳ đổi
mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là sau khi tái lập tỉnh (1992), Đảng bộ
Ninh Bình đã vận dụng có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, đã có những bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt,
Ninh Bình có tiềm năng về du lịch, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như
khu di tích Tam Cốc - Bích Động, được xếp là “Nam Thiên Đệ Nhị Động”, có
quần thể di tích cố đô Hoa Lư, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, nhà thờ đá
Phát Diệm, vườn quốc gia Cúc Phương. Tất cả đã tạo cho Ninh Bình nhiều tiềm
năng phát triển kinh tế du lịch. Tiềm năng ấy không chỉ của riêng tỉnh Ninh Bình

2
mà còn là tiềm năng lợi thế về du lịch ở vùng châu thổ sông Hồng cũng như của
cả nước.
Ngay từ khi tái lập tỉnh, Ninh Bình đã xác định đầu tư phát triển ngành
kinh tế du lịch là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế tỉnh. Đảng
bộ tỉnh Ninh Bình đã có nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đầu
tư phát triển du lịch. Và thực tế trong những năm qua, ngành du lịch Ninh Bình
đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh Ninh Bình chưa khai thác hết tiềm năng du
lịch của tỉnh để phát triển kinh tế.
Phát triển tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Bình trở thành một nhiệm vụ
lớn, được các cấp ủy Đảng trong tỉnh quan tâm sâu sắc. Để góp phần đánh giá
đúng thực trạng và tìm nguyên nhân của mặt mạnh, mặt tồn tại, hạn chế, nhằm
đưa ra phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp đưa ngành kinh tế du lịch
Ninh Bình tiếp tục phát triển trong những năm tới. Ý thức rõ tầm quan trọng của
vấn đề nghiên cứu, lại được sự động viên khích lệ của người thân quê ở Ninh
Bình, được sự chỉ dẫn tận tình của thầy hướng dẫn khoa học, tác giả đã chọn đề
tài “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch (1992 - 2008)”
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Du lịch là ngành kinh tế mới nhưng rất quan trọng được Đảng ta xác định
là “ngành kinh tế mũi nhọn” và đang có bước tiến phát triển mạnh mẽ đóng góp
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Vì vậy, du lịch đã được sự quan
tâm của nhiều nhà lãnh đạo, nhà khoa học từ Trung ương đến địa phương. Đã có
nhiều cuốn sách, nhiều công trình khoa học viết về du lịch với nội dung và góc
độ khác nhau.
Các tác phẩm viết về du lịch ở Việt Nam nói chung tiêu biểu như:
Tác giả Đinh Trung Kiên trong cuốn sách “Một số vấn đề về du lịch Việt
Nam ” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004 đã trình bày tổng quan những
vấn đề về du lịch Việt Nam, đánh giá thực trạng và nêu nhiều giải pháp nhằm
phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.

3
Tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa trong giáo trình “Kinh tế
du lịch” Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội năm 2008 đã trình bày những
vấn đề cơ bản về du lịch, về kinh tế du lịch và vấn đề quản lý ngành du lịch ở
Việt Nam.
Tác giả Trần Đức Thanh trong “Nhập môn khoa học du lịch” Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2005 đã trình bày những vấn đề về du lịch một cách ngắn
gọn và tổng quát nhằm phục vụ cho công việc học tập và giảng dạy cho giáo
viên và sinh viên trong ngành du lịch.
Luận án tiến sĩ kinh tế của Vũ Đình Thụy, Hà Nội (1996) về “Những điều
kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế
mũi nhọn” đã nêu bật những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và nhân văn của
nước ta cho ngành du lịch, trên cơ sở những chủ trương và chính sách của Đảng
và Nhà nước, từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị để phát triển du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn.
Luận án tiến sĩ kinh tế của Đỗ Văn Quất, Thành phố Hồ Chí Minh (2001)
về “Định hướng và những chính sách cơ bản để phát triển ngành du lịch Việt
Nam đến 2010”, trên cơ sở phân tích những tiền năng thế mạnh của nước ta, dựa
vào kinh nghiện phát triển du lịch của các nước trên thế giới và những định
hướng của Đảng và Nhà nước Luận án đã đưa ra những định hướng và chính
sách hữu hiệu phát triển kinh tế du lịch Việt Nam đến năm 2010.
Ninh Bình được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nên từ lâu đã
có nhiều tác phẩm, sách báo, các công trình nghiên cứu, tiêu biểu như:
Tác giả Lã Đăng Bật với tác phẩm “Ninh Bình một vùng sơn thủy hữu
tình” do Nxb Trẻ phát hành năm 2007 đã giới thiệu một cách khái quát về địa lý,
lịch sử ,về con người, phong tục tập quán, đặc biệt là danh lam thắng cảnh du
lịch của miền đất Ninh Bình.
Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế của Trịnh Quang Hảo về “Đổi mới
vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình cho phù hợp với nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận của đổi mới
vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế là một đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị

4
trường ở Việt Nam. Từ đó đã nêu rõ phương hướng và những biện pháp nhằm
tiếp tục đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế.
Nguyễn Văn Mạnh, với công trình “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái
tại Ninh Bình” (Đề tài NCKH cấp bộ năm 2005), đã cho thấy thế mạnh của du
lịch sinh thái, thấy lợi ích của việc con người sống thân thiện với thiên nhiên.
Còn có nhiều tác phẩm, bài viết khác liên quan đến vấn đề du lịch Ninh
Bình được đăng trên các báo, tạp chí và các Website của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Tổng cục du lịch, Tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên chưa có công trình nào
nghiên cứu cụ thể về “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du
lịch (1992- 2008)”. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những
người đi trước, tác giả tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích
Mục đích của luận văn là làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du
lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992 - 2008). Luận văn phân tích rõ vai trò
quan trọng của Đảng bộ trong việc định hướng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.
Trên cơ sở những thành tựu, hạn chế, luận văn khái quát hóa những kinh nghiệm
và đề xuất các giải pháp cụ thể, đóng góp vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình trong việc phát triển kinh tế du lịch của tỉnh ở giai đoạn mới.
* Nhiệm vụ
Làm rõ những lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình.
Xuất phát từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, luận
văn tập trung đi sâu vào phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình về phát triển kinh tế du lịch từ năm 1992 đến năm 2008, nhận định
khoa học về những thành tựu và hạn chế trong quá trình lãnh đạo kinh tế du lịch
của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình.
Từ đó, luận văn rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo và đề
xuất một số giải pháp cụ thể, thiết thực, đóng góp vào sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình trong lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình trong
thời gian tới.

5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình trong quá trình phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh từ năm 1992 -
2008, bao gồm các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách và sự tổ chức
thực hiện.
* Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Lĩnh vực kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình.
Thời gian: Từ năm 1992 đến năm 2008.
Không gian: Địa bàn tỉnh Ninh Bình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương
pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những
quan điểm của Đảng về đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng.
Về phương pháp cụ thể: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả vận dụng
nhiều phương pháp trong đó phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là hai
phương pháp cơ bản nhất. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như:
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp với phương pháp thống kê,
khảo sát thực tế… để hoàn thành nội dung luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ vai trò quan trọng của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, làm rõ sự năng động, sáng tạo
những thành tựu và những hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển ngành kinh
tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ năm 1992 -2008.
Từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu sự lãnh đạo phát
triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, luận văn đã đề xuất những giải
pháp để Đảng bộ tỉnh có thêm tài liệu tham khảo trong việc lãnh đạo và tổ chức
thực hiện, nhằm phát triển kinh tế du lịch ở Ninh Bình trong những năm tới.

6
Việc hệ thống hóa về tiềm năng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình
cũng góp phần vào việc nghiên cứu giới thiệu, quảng bá lịch sử truyền thống và
văn hóa của địa phương, cung cấp nguồn tài liệu có giá trị trong công tác biên
soạn, giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương, nâng cao lòng tin yêu, niềm tự hào
đối với quê hương Ninh Bình và đất nước Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết:
Chƣơng 1: Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình.
Chƣơng 2: Chủ trương và sự chỉ đạo tổ chức thực hiện phát triển ngành
kinh tế du lịch Ninh Bình (1992-2008).
Chƣơng 3: Đánh giá chung và những kinh nghiệm của quá trình lãnh đạo
phát triển ngành kinh tế du lịch của Đảng bộ Ninh Bình.

7
Chƣơng 1
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

1.1. Lý luận chung về du lịch


1.1.1. Khái niệm về du lịch
Từ xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành
hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, và là một nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống văn hóa xã hội của con người. Du lịch ngày nay trở thành một đề tài hấp
dẫn mang tính toàn cầu. Vì vậy du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan
trọng, mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài
người. Nhưng cho đến nay khái niệm về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất.
Thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước được bắt đầu bằng tiếng Hy Lạp
“tornos” với nghĩa đi một vòng. Thuật ngữ này được Latin hóa thành “tornus” và
sau đó thành “tourisme” (tiếng Pháp) “tourism” (tiếng Anh); “mypuzm” (tiếng
Nga)…[17, tr.10].
Do hoàn cảnh khác nhau, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, cách nhìn
nhận và hiểu biết về du lịch cũng khác nhau nên các khái niệm và định nghĩa về
du lịch vẫn chưa thống nhất.
Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm
vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với
các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”
[41, tr.17].
Nhà kinh tế học Kalfiotis thì cho rằng: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời
của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh
thần hay đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế” [35, tr.9].
Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch ở Roma (Ý, 9/1963) các chuyên gia
đã đưa ra các định nghĩa như sau về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của

8
các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ
với mục đích hòa bình. Nơi họ lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại Điều 10, thuật ngữ du lịch
được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định” [17, tr.16].
Cho dù có định nghĩa dưới góc độ nào thì các nhà khoa học và học giả đều
nhận biết được rằng du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành
phần tham gia. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc
điểm của ngành văn hóa - xã hội. Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế tổng
hợp mang lại lợi nhuận cao, mà nó còn là một hiện tượng xã hội có ý nghĩa vô
cùng to lớn. Ngành du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa
đói, giảm nghèo, đảm bảo anh sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa,
bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Chính vì vậy toàn xã hội
phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển. Ngay nay du
lịch phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Thực tế hoạt động du lịch ở
nhiều nước chẳng những đã đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị,
văn hóa, xã hội.
1.1.2. Vai trò của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Ngày nay du lịch phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Du lịch
không chỉ giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà còn có tác
động ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội.
* Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế.
Trong những năm trở lại đây, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế
phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển.
Theo T chức Du lịch thế giới (UN - WTO), năm 2000, khách du lịch quốc tế trên
toàn thế giới đạt 698 triệu lượt khách, tăng 7,4% so với năm 1999, thu nhập du
lịch đạt 476 tỷ USD, tương đương 6,5% tổng sản phẩm quốc dân thế giới. Du
lịch là ngành tạo nhiều việc làm và hiện thu hút khoảng 220 triệu lao động trực
tiếp, chiếm 10,6% lực lượng lao động thế giới. UN - WTO dự báo, năm 2010

9
lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới ước lên tới 1.006 triệu lượt khách,
thu nhập từ du lịch đạt 900 tỷ USD và ngành du lịch tạo thêm khoảng 150 triệu
chỗ làm việc, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Do lợi
ích nhiều mặt mà du lịch mang lại nên nhiều nước đã tận dụng tiềm năng lợi thế
của mình để phát triển du lịch tăng đáng kể nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm,
thúc đẩy sản xuất trong nước, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã
hội [17, tr.337]. Theo báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (World
Travel Tourism Council - WTTC) năm 2007 ngành du lịch thế giới đã đạt một
kỷ lục với 898 triệu du khách và đến năm 2020 con số này có thể là 1,6 tỷ du
khách với doanh thu ước đạt xấp xỉ 2000 tỷ USD.
Hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và của
đất nước. Nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã rất thành công trong việc
đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn đóng góp rất lớn vào việc phát triển chung
của nền kinh tế quốc gia. Năm 1992, năm du lịch Đông Nam Á kết thúc thành
công với lượng khách đạt kỷ lục 21,859 triệu lượt khách du lịch quốc tế, chiếm
4,6% tổng số khách du lịch toàn thế giới. Năm 2000 số lượng khách quốc tế đến
ASEAN tăng 14,35% năm 2001 lần đầu tiên thu hút được 40 triệu lượt khách du
lịch quốc tế, nhưng đến năm 2004 con số này đã là 50 triệu, và năm 2006 là
khoảng 60 triệu khách [22, tr.63]. Trong đó phải kể đến các quốc gia như Thái
Lan, Malaysia, Singapore, chính nhờ du lịch mà các nước này nhanh chóng vượt
qua khủng hoảng tài chính ở những năm cuối thế kỷ XX, và nhanh chóng vực
dậy nền kinh tế. Du lịch Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực. Năm
1990, nước ta đón khoảng 250.000 du khách quốc tế thì năm 2008 con số này lên
tới 4,2 triệu lượt người, thu nhập từ ngành du lịch đạt gần 4 tỷ USD. Đến nay, du
lịch đóng góp khoảng 5% GDP quốc gia với khoảng 1 triệu lao động làm việc
trong ngành này.
Hoạt động du lịch một tập hợp những sức mạnh liên kết. Dẫu còn là một
ngành kinh tế mới, nhưng với những đặc trưng của mình, du lịch có thể tạo ra
sức bật lớn, lan tỏa nhanh. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của
các ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân. Hiệu quả của hoạt động du lịch

10
ngày càng rõ nét. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được
chỉnh trang sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tạo ra khả
năng tiêu thụ tại chỗ hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển,
tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ dân, nhiều địa phương giàu lên
nhờ du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và của địa phương.
Sự phát triển đúng đắn của các hoạt động du lịch sẽ góp phần thúc đẩy sự
phát triển của các ngành kinh tế khác. Bởi vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp,
không thể phát triển du lịch trong điều kiện các ngành kinh tế kỹ thuật liên quan
như: công nghiệp, thương mại, giao thông, bưu điện, ngân hàng cung ứng điện
nước… ở trình độ phát triển thấp. Bởi lý do chính những ngành này trực tiếp
cung cấp các dịch vụ chủ yếu cho hoạt động du lịch.
Như vậy, đối với phát triển kinh tế, du lịch hiện nay được coi là ngành
công nghiệp không khói chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Phát triển du lịch có tác dụng làm thay đổi bộ mặt kinh tế quốc gia, vùng
lãnh thổ. Do đó, nhiều nước trên thế giới hiện nay đã coi du lịch là ngành kinh tế
mũi nhọn để phát triển đất nước.
* Vai trò của du lịch đối với đời sống văn hóa - xã hội.
Vai trò của du lịch không phải chỉ có đến lĩnh vực kinh tế mà còn có tác
động tới mọi mặt của đời sống xã hội như:
Đối với văn hóa - xã hội, hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn
tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước và địa phương và cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn, phát triển di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa trong
chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý khôi phục, bảo vệ các
di tích, duy trì các lễ hội, làng nghề… Cho nên nhiều lễ hội dân gian được khôi
phục, tổ chức và dần dần đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy được thuần
phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát
triển, tạo thêm các điểm du lịch hấp dẫn và sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ
nghệ bán cho khách du lịch, góp phần tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp
cho các tầng lớp nhân dân. Và đặc biệt du lịch giúp cho việc giao lưu văn hóa

11
giữa các cộng đồng các dân tộc khác nhau, giúp cho sự trao đổi tiếp thu nét văn
hóa mới, độc đáo, tiến bộ, loại bỏ dần những nét văn hóa cổ hủ, lạc hậu. Nhờ
hoạt động du lịch mà cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn
hóa có điều kiện giao lưu hòa nhập với nhau, giúp cho sự trao đổi tiếp thu nền
văn hóa mới, tiến bộ, đời sống văn hóa tinh thần của con người trở lên phong
phú hơn.
Đối với môi trường, du lịch giúp con người hiểu biết sâu sắc thêm về tự
nhiên, thấy được giá trị của đời sống thiên nhiên đối với con người. Điều này có
nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp
giáo dục môi trường, một vấn đề toàn thế giới hết sức quan tâm. Nhu cầu du lịch
nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên sẽ tạo sự kích thích
cho con người trong việc tôn tạo, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên.
Đối với vấn đề an ninh chính trị, du lịch đã góp phần mở rộng giao lưu
giữa các vùng trong nước và ngoài nước. Là cầu nối hòa bình giữa dân tộc trên
thế giới. Hoạt động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, giúp hiểu
biết về giá trị văn hóa, con người của các dân tộc khác nhau. Nhờ đó thì mọi vấn
đề mâu thuẫn đều có thể giải quyết bằng con đường hòa bình, hợp tác. Góp phần
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
* Vai trò của du lịch trong quá trình phát triển kinh - xã hội của tỉnh
Ninh Bình.
Cùng với sự quan tâm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành du
lịch luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức, ở mỗi thời kỳ đều xác
định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
phù hợp với yêu cầu của cách mạng. Trong quá trình đổi mới đất nước, du lịch
nước ta đã đạt được những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy
mô và chất lượng, dần khảng định vai trò, vị trí của mình là ngành kinh tế mũi
nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
Ninh Bình là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có tài nguyên du lịch phong
phú bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Trong những năm gần đây ngành du lịch Ninh Bình đã có nhiều bước chuyển

12
biến mới, khởi sắc của một ngành kinh tế năng động đã và đang góp phần làm
thay đổi diện mạo đời sống kinh tế, xã hội của tỉnh. Ý thức được vai trò của du
lịch, Ninh Bình là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện
xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ 1995 - 2010” làm cơ sở
cho việc quản lý và phát triển ngành kinh tế đầy tiềm năng này.
Trong thực tế phát triển du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã cho
thấy du lịch ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã
hội địa phương. Tổng doanh thu của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong những
năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 1995 tổng doanh thu của
toàn ngành du lịch mới đạt 8,55 tỷ đồng thì đến năm 2000 đã tăng lên gấp 3,27
lần để đạt mức 28 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995 - 2000
là 26,78%/năm. Đến năm 2005 (tức là 10 năm thực hiện quy hoạch), doanh thu
du lịch đã đạt 63,18 tỷ đồng tăng gấp 7,39 lần so với khi bắt đầu thực hiện quy
hoạch, đến năm 2008 doanh thu đạt con số 162 tỷ đồng. Doanh thu du lịch tăng,
đóp góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Năm 1995 nộp ngân sách chỉ đạt 1,5
tỷ đồng, đến năm 2005 nộp ngân sách đạt 7,46 tỷ đồng, tăng gần 5 lần so với
năm 1995. Con số này tăng lên 16,5 tỷ đồng vào năm 2008 [70].
Bên cạnh vai trò về kinh tế, phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình còn có
nhiều ý nghĩa về mặt xã hội như: góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho người dân. Thúc đẩy việc khôi phục các lễ hội, ngành nghề truyền thống,
nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Du
lịch Ninh Bình trong vài năm trở lại đây đã phát huy được những lợi thế, tiềm
năng và có bước phát triển vượt bậc, đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân. Năm
2008, Ninh Bình đang tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động văn hóa - xã hội để
chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức kỷ niệm 1000 năm Cố đô Hoa Lư - Thăng
Long, Hà Nội, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh”, xây dựng Ninh Bình ngày càng giàu đẹp.

13
1.2. Những lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh
Ninh Bình
1.2.1. Đặc điểm lịch sử, địa lý tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của
tỉnh Ninh Bình
* Đặc điểm lịch sử.
Ninh Bình là một vùng đất có quá trình hình thành và phát triển với nhiều
nét đặc thù hấp dẫn xuyên suốt chiều dài lịch sử của địa phương. Các nhà khảo
cổ học đã phát hiện xương, răng người hóa thạch ở hang Thang Lung (nay thuộc
phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp), có niên đại cách chúng ta từ 3 vạn năm
thuộc thời Hậu kỳ đồ đá cũ. Động Người xưa ở Vườn quốc gia Cúc Phương có 3
ngôi mộ cổ của người nguyên thủy sống cách ngày nay từ 7000 năm đến 8000
năm, thuộc Văn hóa Hòa Bình trong thời kỳ đồ đá mới [7, tr.9]. Trong số 6 chiếc
trống đồng tìm thấy ở Ninh Bình có 2 trống đồng loại I, hiện vật tiêu biểu của
nền văn minh sông Hồng. Điều đó chứng tỏ Ninh Bình là một trong những địa
bàn quan trọng của nền văn minh buổi đầu dựng nước.
Đến những năm đầu thế kỷ X, từ làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là
thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn), Đinh Công Chứ đã vào Châu
Ái (Thanh Hóa) tham gia cuộc khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ và được giao
cai quản Châu Hoan (nay thuộc Nghệ An).
Thời Ngô Quyền, Đinh Công Chứ vẫn làm Thứ sử Châu Hoan. Sau khi
ông mất, con của Đinh Công Chứ là Đinh Bộ Lĩnh đã theo mẹ là Đàm Thị
(người vợ hai của Đinh Công Chứ) bỏ Châu Hoan về động Hoa Lư (là Thung
Lau và vùng đất quanh đó, nay thuộc thôn Mai Phương, xã Gia Hưng, huyện Gia
Viễn), nương thân với chú ruột là Đinh Thúc Dự.
Tại động Hoa Lư, từ cờ lau tập trận, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp yên loạn 12 sứ
quân, non song thu về một mối, đất nước trở lại thống nhất. Năm 986, Đinh Bộ
Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, gọi là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Vua Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư ngày nay),
là vùng non kỳ thú nhưng hiểm trở để làm kinh đô - “Kinh đô đá”. Tại đây, ông
cho xây dựng cung điện, đặt triều nghi, đắp thành, đào hào, dựa vào thế núi xây

14
dựng một công trình phòng ngự kiên cố như một pháo đài hiểm, biệt lập với bên
ngoài. Kinh đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên trong nền văn minh Đại Việt của
phong kiến tập quyền ở nước ta. Với diện tích trải rộng khoảng 300 ha, nằm gọn
trong địa phận xã Trường Yên ngày nay, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá
vòng cung, cảnh quan hùng vĩ.
Từ vua Đinh Tiên Hoàng đặt nền móng đầu tiên cho đến vua Lê Đại Hành
xây dựng kinh đô Hoa Lư là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của nước
Đại Cồ Việt lúc bấy giờ. Đến đầu triều Lý, khi nước Đại Cồ Việt phát triển.
Nhận thấy Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp nữa, muốn cho nước Đại Cồ Việt
phát triển hơn nữa, có thế công, kinh đô phải là nơi rộng rãi, thuận tiện về giao
thông thủy, bộ, trung tâm về địa lý, kinh tế… Nên vua Lý Thái Tổ đã quyết định
dời đô từ Hoa Lư đến kinh thành Đại La (Thăng Long) vào mùa thu năm Canh
Tuất (1010). Vua Lý Thái Tổ là người đặt cột mốc quan trọng nhất cho việc định
kinh đô ở Thăng Long (Hà Nội).
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Ninh Bình
phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại
xâm và cần cù, sáng tạo, năng động trong lao động sản xuất xây dựng quê hương
đất nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm lập nên
nhiều chiến công xuất sắc được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Những năm qua, nhất là từ sau ngày tái lập
tỉnh đến nay, Đảng bộ, quân dân Ninh Bình đã đoàn kết, vượt mọi khó khăn,
triển khai thực hiện thắng lợi tương đối toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế-
xã hội.
* Đặc điểm địa lý tự nhiên.
+ Về vị trí địa lý.
Nhìn trên bản đồ Việt Nam, Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng
bằng Bắc Bộ, tiếp giáp biển Đông. Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1.390 km2
[71]. Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính (6 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã). Hệ tọa
độ địa lý từ 19o50 đến 20o26 vĩ độ Bắc, từ 105o32 đến 106o20 kinh độ Đông.

15
Phía Bắc Ninh Bình giáp Hà Nam; phía Đông giáp Nam Định; phía Đông Nam
giáp biển Đông; phía Tây và Tây Nam giáp Thanh Hóa; phía Tây giáp Hòa Bình.
Ninh Bình có quốc lộ đi qua là 1A, 10, 12B, 45, có đường sắt Bắc Nam.
Có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, với mật độ khoảng 0,6-0,9 km/km2. Các
sông lớn ở Ninh Bình bao gồm sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân, sông
Vạc, sông Lạng… chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra biển.
+ Về địa hình.
Ninh Bình nằm trong vùng tiếp giáp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và
dải đá trầm tích ở phía Tây, lại nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng,
tiếp giáp biển Đông, nên có một địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, đồi núi,
nửa đồi núi và vừa có vùng trũng, vùng ven biển.
Vùng đồi núi và bán sơn địa: Với độ cao trung bình từ 90 - 120m, đặc
biệt khu vực núi đá có độ cao trên 200m. Vùng này tập trung tới 90% diện tích
đồi núi và diện tích rừng của tỉnh. Nơi đây có tiềm lớn trong phát triển loại hình
du lịch, đặc biệt là khu vực thuận lợi cho tổ chức du lịch mùa đông và các loại
hình hình du lịch thể thao như leo núi, du lịch sinh thái…
Vùng đồng bằng: Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh
nhưng là nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử
văn hóa và là nơi hội tụ các nền văn minh của loài người.
Vùng ven biển có khoảng 18km bờ biển, với đường bờ biển tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triền du lịch hệ sinh thái vùng ven biển, khai thác các nguồn
lợi ven biển và ngoài khơi.
Với địa hình đa dạng như vậy, Ninh Bình có đủ điều kiện để phát triển
một nền kinh tế tổng hợp. Trong đó cần khai thác triệt để lợi thế về địa hình để
tạo ra sự đa dạng và phong phú của du lịch Ninh Bình góp phần tạo thúc đẩy
kinh tế của tỉnh phát triển ở nhịp độ tăng trưởng cao.
+ Về khí hậu:
Ninh Bình cũng như các tỉnh khác của đồng bằng sông Hồng có khí hậu
mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa đông lạnh nhưng còn nhiều ảnh
hưởng của khí hậu ven biển, rừng núi so với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến;

16
thời kỳ đầu của mùa đông tương đối khô, nửa cuối mùa đông thì ẩm ướt; mùa hạ
thì nóng ẩm, nhiều mưa, bão. Thời tiết hàng năm chia làm 4 mùa khá rõ là Xuân,
Hạ, Thu, Đông.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,2oC và có sự chênh lệch không nhiều
giữa các vùng (hơn kém nhau từ 0,3-0,4oC. Lượng mưa rơi trung bình toàn tỉnh
đạt từ 1.860 - 1.950 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của
Tỉnh. Trung bình một năm có 125 - 127 ngày mưa. Lượng mưa phân bổ không
đều trong năm, thường tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm
từ 86 - 91% tổng lượng mưa trong năm. Với khí hậu như thế đã tạo nên tính mùa
vụ du lịch và tạo nên những loại hình du lịch thích hợp đã tạo nên sự đa dạng của
du lịch tỉnh Ninh Bình.
+ Về thủy văn:
Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy, sông
Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng, với tổng
chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối bình quân
0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ ra
biển Đông.
Ninh Bình có nhiều hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng, hồ Đồng
Chương, hồ Yên Quang, hồ Đầm Cút, đầm Vân Long... Với điều kiện thủy văn
như vậy rất thuận lợi cho phát triển du lịch trên thuyền thưởng ngoạn cảnh vật
hai bên bờ sông kết hợp với thưởng thức ẩm thực và liên hoan văn nghệ, du lịch
nghỉ dưỡng…
+ Về hệ động, thực vật.
Thảm thực vật rừng phong phú, tập trung ở Vườn quốc gia Cúc Phương.
Rừng Cúc Phương thuộc loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm
thực vật nhiều tầng (tới 5 tầng, tầng vượt tán có những cây cao 40-50m), phong
phú về thành phần loài. Đây còn là nơi gặp gỡ của các loài thực vật dễ di thực từ
vùng nhiệt đới khô như Ấn Độ, Miến Điện tới. Một số loài thực vật điển hình là
chò xanh (Terminalia Mgriocarpa), cây lê (brassaiopsis cucphalobgensis thuộc
họ Araliacsae), cây chân chim (Schefflera globulihera thuộc họ Araliacsae).

17
Động vật ở Cúc Phương cũng rất phong phú. Hiện đã phát hiện được 233 loài
động vật có xương sống, nhiều loài chim và 24 bộ côn trùng trong số 30 bộ côn
trùng thường gặp ở nước ta. Du khách đến với vườn quốc gia Cúc Phương, khu
bảo tồn thiên nhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động, hài hòa trong
thiên nhiên để con người thêm yêu cuộc sống. Bên cạnh đó còn phát triển loại
hình du lịch nghiên cứu khoa học. Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai
thác có sức hấp dẫn lớn khách du lịch.
+ Về đất đai:
Tỉnh Ninh Bình có 80.400 ha diện tích đất tự nhiên. Tron đó diện tích đất
nông nghiệp là 39.340 ha, chiếm 48,93%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là
19.074 ha, chiếm 23,72 %; diện tích đất chuyên dùng là 9.085 ha, chiếm 11,3%;
diện tích đất ở là 5.018 ha, chiếm 6,24%; diện tích đất chưa sử dụng và sông
suối, núi đá chiếm 23,30%. Các nhà nông học và thổ nhưỡng học phân chia đất
đai Ninh Bình thành 19 loại, gộp thành 5 nhóm cơ bản, trong đó nhóm đất phù sa
có diện tích 74.529,8ha, chiếm 53% diện tích tự nhiên toàn tỉnh [72].
+ Tài nguyên khoáng sản:
Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp, vật liệu xây
dựng như:
Đá vôi: đây là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với
những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hòa Bình qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa
Lư, Tam Điệp, Yên Mô ra tới tận Biển Đông dài hơn 40 km; diện tích trên 1,2
vạn ha, với trữ lượng hàng chục tỷ m3 đá vôi, chất lượng tốt làm nguyên liệu vật
liệu xây dựng, trước hết là xi măng và một số hóa chất khác.
Đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên
Bình, thị xã Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch
ngói và làm nguyên liệu cho ngành đúc, đảm bảo cho xây dựng các nhà máy sản
xuất gạch công suất 20-50 triệu viên/năm, khai thác ổn định trong vài chục năm.
Tài nguyên nước khoáng: Nước suối Kênh Gà (Gia Viễn) có vị mặn, trữ
lượng lớn, thường xuyên có nhiệt độ tới 53 - 54OC, có thể khai thác đưa vào tắm,
ngâm chữa bệnh kết hợp với du lịch rất tốt. Nguồn nước khoáng Cúc Phương

18
dùng để sản xuất nước giải khát và tắm ngâm chữa bệnh, có thành phần
magiêbicarbonat cao.
Tài nguyên than bùn: có trữ lượng nhỏ (khoảng 2 triệu tấn), phân bố ở
Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn (thị xã Tam Điệp)... dùng để sản xuất
phân vi sinh phục vụ phát triển nền nông nghiệp.
Một số khoáng sản khác như: cát xây dựng, sét gốm sứ, sét ximăng, gạch
ngói trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác ven vùng đồi núi thấp ven thị xã Tam Điệp,
Gia Viễn.
Bên cạnh đó, Ninh Bình còn nằm gần các nguồn năng lượng lớn của quốc
gia ở miền Bắc như: bể than Quảng Ninh; thuỷ điện Hoà Bình; Nhiệt điện Phả
Lại... giúp cho Ninh Bình thoả mãn các nhu cầu về than, điện phục vụ cho phát
triển sản xuất cũng như nhu cầu dân sinh.
* Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội.
+ Đặc điểm dân cư, dân tộc.
Theo số liệu thống kê năm 2008, dân số Ninh Bình là 936.262 người,
trong đó nam giới 447.908 người, nữ giới 488.354 người. Mật độ dân số 674
người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 8,68% [71].
Cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trong tỉnh đa số là dân tộc Kinh và
dân tộc Mường. Ngoài ra các dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Hoa, H’Mông, Dao...
Các dân tộc ít người khác sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Mỗi dân tộc
có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, sinh
hoạt văn hóa, tín ngưỡng, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng. Ninh
Bình còn là vùng quê có vốn ca nhạc cổ truyền nằm trong những sinh hoạt ca
nhạc cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những dịp làng quê mở hội truyền thống,
cùng với các đám rước, có múa rồng, múa lân, múa sư tử, đánh đu, đấu vật, chọi
gà… Nhiều thể loại ca hát - diễn xướng dân gian cùng với nhiều lễ hội cổ truyền
mang đậm sắc thái văn hóa cư dân lúa nước đồng bằng Bắc Bộ. Đây chính là
điểm thu hút khách du lịch khi đến với Ninh Bình.

19
+ Tình hình kinh tế - xã hội.
Về tốc độ tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong thời gian qua, nhất là từ khi tái lập (1992) đến nay, dười sự chỉ đạo
của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, nhân dân Ninh Bình đã hòa nhập với công
cuộc đổi mới chung của cả nước, đã nỗ lực phấn đấu vươn lên giành những
thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt cao; tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân giai đoạn 1992-2000 đạt 10,4%/năm, (cả nước
7,7%/năm), giai đoạn 2000-2006 là 11,9%/năm, năm 2006 đạt 12,6%/ năm [72].
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp,
dịch vụ.
Thu nhập bình quân trên đầu người năm 1991 đạt 0,51 triệu đồng, năm
2006 đạt 6,42 triệu đồng, tăng 12,5 lần. Thu ngân sách năm 1991 đạt 24,4 tỉ
đồng, năm 2006 đạt 878 tỷ đồng. tăng 35,98 lần.
Về nông nghiệp.
Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành
phần. Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng nông trường
Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm, vùng Kim Sơn
trồng cây cói làm chiếu, hàng mỹ nghệ, nuôi tôm sú, hải sản, vùng Ninh Phúc,
Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Cơ cấu Nông, lâm, thuỷ sản trong GDP của
tỉnh, năm 2007 đạt 26% (mục tiêu đến năm 2010 là 17%). Năm 1991, tổng sản
lượng lương thực đạt 19,4 vạn tấn, đạt giá trị 676 tỷ đồng và đến năm 2006 sản
lượng lương thực tăng đạt 48,4 vạn tấn với giá trị 1.821 tỷ đồng
Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng hiện đại và
chuyển hóa cơ cấu sản xuất theo hướng linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 22 khu công nghiệp, cụm công nghiệp với diện tích
880 ha trong đó có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn như: khu công
nghiệp Tam Điệp, khu công nghiệp Ninh Phúc, cụm công nghiệp Gián Khẩu....
Tỉnh Ninh Bình ban hành các cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển các
ngành nghề thủ công mỹ nghệ như thêu ren, cói, chế tác đá mỹ nghệ; đồng thời

20
hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư chuyển giao công nghệ mới, đầu
tư sản xuất mặt hàng mới, sản xuất từ nguồn nguyên liệu của địa phương và thực
hiện sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường
Về về văn hóa - xã hội.
Giáo dục và đào tạo: Lĩnh vực giáo dục và đào tạo của tỉnh đạt được
những kết quả quan trọng. Tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập
giáo dục THCS từ tháng 12/ 2002; có 7/8 huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi; có 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trường
học cao tầng, kiên cố; 3 trường mầm non, 106 trường tiểu học và 1 trường trung
học cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia. Phong
trào xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Đến nay toàn tỉnh có 233
trường đạt chuẩn quốc gia.
Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe: Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn
có trạm y tế; có 49,7% trạm y tế có bác sỹ. Hiện nay toàn tỉnh có 126/146 xã,
phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Có 10 bệnh viện đa khoa, 12 phòng
khám đa khoa khu vực, 1 trạm điều dưỡng và 145 trạm y tế xã phường. Tổng số
giường bệnh là 2.045 giường. Đến hết năm 2006, tổng số cán bộ y tế ở Ninh
Bình là 2.014 người, trong đó có 568 bác sỹ đại học và trên đại học, 43 dược sỹ
cao cấp; 1.622 cán bộ y tế thôn bản. Về cơ bản đã hình thành hệ thống y tế từ
cấp tỉnh đến huyện và xã, bước đầu đáp ứng yêu cầu về dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cộng đồng.
Lao động và việc làm: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho
người lao động cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, nhất là đối với khu
vực nông thôn, khu vực bị thu hồi đất và 23 xã nghèo trọng điểm. Tính đến
31/12/2006 có 473,214 ngàn lao động đang làm việc trong các ngành của nền
kinh tế quốc dân trong tỉnh. Người dân Ninh Bình có nhiều ngành nghề truyền
thống nổi tiếng như thêu ren, sản xuất các sản phẩm cói, chế tác đá mỹ nghệ.
Nếu có chính sách khuyến khích thích hợp và được tổ chức tốt, đầu tư phát triển
sản xuất thì những ngành này có thể đem lại nguồn thu lớn và thu hút một khối

21
lượng lao động đáng kể trên địa bàn và góp phần làm phong phú sản phẩm du
lịch của tỉnh.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: được giữ vững và ổn
định; hệ thống Đảng, Chính quyền, các Đoàn thể nhân dân tiếp tục được xây
dựng và hoạt động có hiệu quả.
Tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng rất tích cực đến hoạt động du lịch, tạo
đà thuận lợi cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình trong xu thế hội
nhập quốc tế hiện nay.
1.2.2. Những lợi thế và tiềm năng phát triển tài nguyên du lịch của tỉnh
Ninh Bình
Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90km, Ninh Bình có vị trí chiến lược quan
trọng, nằm trên tuyến đường giao thông đường sắt, đường bộ xuyên Việt. Ninh
Bình là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu
vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ
quốc và trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa 2 miền Nam - Bắc. Với
vị trí địa lý thuận lợi, lại nằm trong vùng tiếp giáp giữ đồng bằng và vùng núi,
nằm trong một khu vực trũng tiếp giáp Biển Đông, tạo cho tỉnh một địa hình đa
dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
1.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Đã từ lâu Ninh Bình được biết đến là vùng đất có nhiều danh lam thắng
cảnh thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng, quần thể hang động Tràng
An, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương với hệ động thực vật
phong phú, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, khu du lịch sinh thái hồ Yên
Thắng, Yên Đồng, Yên Thái với cảnh quan đặc sắc và tính đa dạng sinh học
cao… Đây là tiền đề quan trọng cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch hấp
dẫn như du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch chữa bệnh, du lịch mạo
hiểm, du lịch tham quan…
* Quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An.
Tràng An là một khu danh thắng gồm các hồ nước được tạo bởi hệ thống
dãy núi đá vôi có cảnh quan ngoạn mục, nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên,

22
huyện Hoa Lư, cách cố đô Hoa Lư khoảng 4km về phía Nam, diện tích trên
1.961 ha, với những dải đá vôi, các thung lũng và những dòng sông ngòi đan xen
vào nhau tạo nên một không gian huyền ảo và thơ mộng. Sau khi du khách dâng
hương tưởng niệm tại hai đền vua Đinh và vua Lê, đến bến thuyền sông Sào
Khê, từ đây những chiếc thuyền nan lướt nhẹ trên mặt nước qua xuyên thuỷ
động sẽ đưa du khách vào thăm quần thể hang động Tràng An.
Trong quần thể xuyên thuỷ động Tràng An có đến gần 30 thung. Thung
rộng nhất là thung Đền Trần (241.600 m2), thung nhỏ nhất là thung Sáng (15.400
m2). Mỗi thung là một bức tranh thuỷ mặc khác nhau về núi và nước. Các hang
xuyên thuỷ dài và đẹp mới được khai thác sẽ làm cho du khách ngỡ ngàng. Mỗi
hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến đổi, nước
chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Tràng An là một vùng
non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá
trùng điệp. Tất cả dường như hoà quyện vào nhau tạo nên một không gian kỳ
thú. Với 48 hang xuyên thuỷ động, tổng chiều dài là 12.226 m, đây là quần thể
hang động có một không hai ở Việt Nam. Du khách vừa được thưởng ngoạn sự
hùng vĩ của non nước, vừa thả hồn vào thiên nhiên kỳ thú.
Núi chùa Bái Đính.
Trong những năm gần đây Ninh Bình đã khảng định được vị thế là một
trung tâm du lịch lớn của cả nước. Cùng với Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích
Động, Nhà thờ đá Phát Diệm, khu núi chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, Gia Viễn)
nằm trong Khu du lịch Tràng An đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du
khách. Du khách đi thăm quan núi Bái Đính không chỉ thưởng thức vẻ đẹp thiên
nhiên hùng vĩ, mà còn khám phá thiên nhiên, tìm thấy sự đồng cảm, sự giao hòa
giữa con người và thiên nhiên, từ đó nâng tâm hồn con người thêm phong phú.
Núi Bái Đính đứng độc lập, cao đến hơn 200m, có diện tích khoảng gần
150.000m2. Toàn bộ diện tích khu núi chùa được phân chia thành 3 khu vực,
thiết kế cảnh quan tôn trọng địa hình tự nhiên, tận dụng tối đa lợi thế về địa hình;
đảm bảo cảnh quan kiến trúc khu tâm linh, cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững. Với những gì thiên tạo, núi chùa Bái Đính là một

23
khu vực hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện để trở thành một khu du lịch văn
hoá tâm linh, tín ngưỡng tầm cỡ. Khu núi chùa Bái Đính đang được quy hoạch
và xây dựng đồng bộ sẽ là một điểm nhấn của Ninh Bình để thu hút du khách
thập phương về đây tìm hiểu lịch sử của đất Cố đô, hiểu thêm về văn hoá tâm
linh, về các truyền thuyết Phật học.
Chùa ở vị trí đẹp, sơn thuỷ hữu tình với năm cái nhất: Chùa lớn nhất,
tượng to nhất (100 tấn đồng), nhiều tượng nhất (500 pho tượng La Hán), chuông
to nhất, giếng ngọc lớn nhất. Trong tương lai nơi đây còn là công viên văn hoá
và Học viện phật giáo. Đây thể hiện tính độc đáo hiếm có của một khu du lịch
văn hoá tâm linh, là một trong những điểm nhấn của khu du lịch sinh thái Tràng
An. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dáng vẻ cổ kính, lâu đời và
sự hoành tráng, đồ sộ của hai ngôi chùa trong một không gian văn hóa tâm linh
đã đem đến cho Bái Đính một sức bật để trong tương lai không xa, nơi đây là
một trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo lớn của Việt Nam và khu vực Đông
Nam Á.
* Tam Cốc- Bích Động.
Tam Cốc - Bích Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như
"vịnh Hạ Long trên cạn" là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Đây
là quần thể di tích - danh thắng nằm trên địa phận xã Ninh Hải (Hoa Lư, Ninh
Bình) có diện tích 350,3 ha. Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và
hang Ba. Du khách vào thăm Tam Cốc chỉ có một con đường thủy duy nhất, vào
ra mất khoảng hơn 2 giờ đồng hồ. Đến đình Các ở thôn Văn Lâm, ra bến sông
Ngô Đồng - con đường thủy dẫn vào Tam Cốc. Ngồi trên những chiếc thuyền
nan, theo nhịp mái chèo lướt nhẹ trên sông Ngô Đồng, du khách sẽ được đắm
mình trong màu xanh của những cánh đồng lúa trải dọc hai bờ sông Ngô Đồng.
Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm nhận được làn không khí trong
lành, mát lạnh của hương đồng gió nội. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô
óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo.
Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2km, có nghĩa là "động xanh". Đây là
một trong những thắng cảnh được người xưa gọi là "Nam thiên đệ nhị động" tức

24
động đẹp thứ nhì trời Nam. Xuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm
dọc theo chiều dài Bích Động. Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán
nguyệt bằng đá dài khoảng 350m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Bình
quân bề rộng của Xuyên Thủy động là 6m, chỗ rộng nhất là 15m. Bích Động khá
rộng với nhiều nhũ đá mang các hình dáng đa dạng. Trần và vách động thường
bằng phẳng, tạo hoá như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt
với muôn hình vạn trạng. Lối vào Xuyên thủy động ở phía sau núi, đối diện với
đường vào Bích Động. Tại điểm kết thúc hành trình xuyên thủy động, du khách
có thể leo núi để tới động và chùa Bích Động.
Tam Cốc - Bích Động từ lâu đã được du khách biết đến, là sự kết hợp của
tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn một cách hài hòa. đây
là quần thể di tích - danh thắng nổi tiếng của Ninh Bình cũng như của Việt Nam.
* Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan).
Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập ngày 07 tháng 07 năm 1962
theo Quyết định số 72-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có tổng diện tích là
22.200 ha. Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh
thái, các giá trị văn hóa lịch sử, từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh
thái nổi tiếng và hấp dẫn. Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm du lịch
nổi tiếng, thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm. Du khách đến đây
để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên
đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm,
nghiên cứu và văn hóa lịch sử.
Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình năm khoảng 24,7ºC. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh
chứa nhiều bí ẩn và cảnh quan độc đáo. Trong vườn có suối nước nóng 38ºC, hệ
thực vật rất phong phú với 1.944 loài thuộc 908 chi và 229 họ. Đặc biệt có cây
Chò Xanh ngàn năm cao 45m, chu vi gốc 25m, cây Chò Chỉ cao 70m, đường
kính 1,5m, cây sấu cổ thụ cao 45m, đường kính 1,5m. Riêng hoa phong lan có
tới 50 loài, có loài cho hoa và hương quanh năm. Hệ động thực vật đa dạng bao
gồm 71 loài thú, hơn 300 loài chim, 33 loài bò sát và 16 loài lưỡng cư. Hiện nay,

25
vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành một trung tâm cung cấp các loài thực
vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng
trong khu vực và trên cả nước.
* Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.
Vân Long là miền đất huyền thoại, một vùng du lịch tuyệt đẹp, đồng thời
là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc bộ. Non nước
Vân Long có diện tích khoảng 3.000 ha, nằm trên địa phận 7 xã thuộc huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình. Cách thành phố Ninh Bình gần 20km về phía Bắc. Địa
hình Vân Long bằng phẳng, độ chênh không quá 0,5m.
Trong khu rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao. Đặc biệt có loài
được ghi trong sách Đỏ Việt Nam (1996): kiêng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổi,
sắng, bách bộ, mã tiền hoa tán. Về động vật có 39 loài, có 12 loài động vật quý
hiếm như: Voọc quần đùi trắng chiếm số lượng lớn nhất ở Việt Nam, gấu ngựa,
sơn dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ... trong đó có những loài được ghi trong sách
Đỏ Việt Nam như: rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, tắc kè. Điều
đáng chú ý là tại khu vực ngập nước Vân Long có loài cà cuống thuộc họ chân
bơi, một loài côn trùng quý hiếm, hiện còn rất ít ở Việt Nam. Cà cuống sống
được thể hiện sự trong lành của môi trường nước, của không gian cảnh quan
xung quanh. Vân Long được mệnh danh là “vịnh không sóng” vì khi đi trên
thuyền trên đầm, du khách sẽ thấy mặt nước phẳng như một tấm gương khổng
lồ, mặt nước ở đây nước không có màu xanh của biển, mà trong vắt hiện rõ nét
những lớp rong rêu dưới đáy.
Non nước Vân Long là một nơi du lịch sinh thái rất tốt, là nơi nghiên cứu,
học tập cho các nhà khoa học, sinh viên khi muốn nghiên cứu về vùng đất ngập
nước nội đồng của Việt Nam. Non nước Vân Long chính là nơi du lịch sinh thái
rất tốt, cũng sẽ là hiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, các sinh
viên, học sinh trong và ngoài nước muốn đến nghiên cứu và học tập về vùng đất
ngập nước nội đồng của Việt Nam.

26
Động Hoa Lư.
Động Hoa Lư còn gọi là Thung Lau, thuộc thôn Mai Phương xã Gia Hưng
huyện Gia Viễn. Đây là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh. Khi theo mẹ về quê,
lúc đầu ở cạnh đền Sơn Thần (Gia Thủy, Nho Quan gần đó) Đinh Bộ Lĩnh đã
cùng trẻ chăn trâu lấy hoa lau làm cơ tập trận cờ lau tại động Hoa Lư.
Động Hoa Lư là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cách Cố đô Hoa
Lư khoảng 15km và thành phố Ninh Bình 20km đường bộ về phía Bắc. Tuy
được gọi là động nhưng di tích này là một thung lũng rộng khoảng 16 mẫu nằm
lộ thiên được bao bọc bởi các ngọn núi vòng cung. Dưới chân các dãy núi và
trên sườn núi có nhiều cụm cây lau, đến mùa hoa nở trắng xóa. Vì vậy động còn
có tên là Thung Lau. Bốn bề động Hoa Lư được núi đá bao quanh vô cùng kiên
cố, chỉ có một lối vào duy nhất là một quèn nhỏ cao khoảng 30m. Bao bên ngoài
động là Đầm Cút, dài khoảng 3 km rộng 500m, như con hào thiên nhiên chắn
giữ. Chính giữa động có một ngôi đền nhỏ thờ vua Đinh Tiên Hoàng, ngôi đền
dựng theo kiểu ống muống (nhà dọc) hai gian phía trước có ba chữ Hán “Vọng
Như Vân”. Gian ngoài là Tiền đường, gian trong rộng hơn làm Hậu cung có sàn
gỗ treo cao cung trên để tượng vua Đinh Tiên Hoàng sơn son thếp vàng ngồi
trong ngai. Cung dưới thấp hơn đặt tượng thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không.
Động Địch Lộng.
Địch Lộng (nghĩa thường là tiếng sáo thổi) là một danh thắng bậc nhất của
tỉnh Ninh Bình. Động thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, được nhân dân phát
hiện từ năm 1739. Động Địch Lộng còn có tên khác là động Nham Sơn. Trong
động có một nhũ đá giống tượng Phật nên đã lập bàn thờ Phật ở đây. Đến năm
1740 động được nhân dân trong vùng tu bổ thành một ngôi chùa để thờ Phật.
Trong động được thờ nhiều tượng Phật, tượng La hán, tượng Hộ pháp đặt trên các
bệ đá. Đặc biệt có hai tượng Phật được tạc bằng đá xanh nguyên khối rất đẹp.
Động gồm có ba hang nối liền nhau, hang ngoài thờ Phật, rồi đến hang
Tối, hang Sáng. Bước vào hang sáng, nhiều du khách sẽ có cơ hội chiêm
ngưỡng những hình tượng Phật, voi quỳ, ngựa phục… do nhũ đá tạo thành. Đặc
biệt, ở đây còn có “cổng trời” dài khoảng 50m, gió luôn thốc nhẹ vào hang nghe

27
vi vu như tiếng sáo thổi. Hang Tối dài và rộng hơn hang Sáng, được chia thành 3
ngăn. Nhũ đá ở đây muôn hình muôn vẻ như hình voi uống nước chum, hùm
uống nước vại, khỉ cõng con, bà lão bán thuốc, cây tiền, cây vàng, cây bạc… và
đặc biệt chúng luôn thay đổi màu sắc theo ánh sáng gợi cảm giác huyền ảo, nửa
hư nửa thực. Khi thử gõ vào vách hang, ghé sát tai sẽ nghe thấy những âm thanh
như tiếng chuông, tiếng đàn lảnh lót... Trong cảnh tranh sáng tranh tối hòa không
khí man mác của hang động, du khách lắng nghe tiếng vi vu của gió, tiếng chin
chít của đàn dơi trong động thấy như bao mệt nhọc đều tan biến, tâm hồn trở nên
thanh tịnh.
Nếu như vua Tự Đức ban tặng Hương Tích là Nam thiên đệ nhất động,
chúa Trịnh Sâm ban tặng Bích Động là "Nam thiên đệ nhị động" thì Địch Lộng
cũng được vua Minh Mạng ban tặng là “Nam thiên đệ tam động”, có nghĩa động
đẹp thứ ba ở trời Nam.
Núi Dục Thúy (núi Non Nước).
Đến thành phố Ninh Bình, du khách sẽ ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của hòn núi
đá nghênh bóng chênh vênh, lặng lẽ soi mình bên ngã ba sông Đáy và sông Vân
là núi Dục Thúy (hay còn gọi là núi Non Nước), tạo nên vẻ huyền diệu, sơn thủy
hữu tỉnh ngay tại trung tâm thành phố Ninh Bình. Núi cao khoảng gần 70m, đỉnh
tương đối bằng phẳng. Thế núi như muốn nhô ra để soi trọn mình trên dòng sông
Đáy, tạo thành một mái hiên hình vòm cuốn, đổ bóng che rợp một khoảng sông
có chiều dài gần 50m. Núi còn có một số tên gọi khác như Băng Sơn, Lạc Sơn,
Lạc Thủy, Sơn Thủy, Hộ Thành Sơn, Thanh Hoa Ngoại Trấn Sơn, Trấn Hải Đài,
Dục Thúy Sơn Hải Khẩu...
Từ thời Trần, Trương Hán Siêu đã sớm phát hiện và ca ngợi núi Dục
Thúy, ông còn cho xây dựng Nghênh Phong các trên đỉnh núi để đón gió, đợi
trăng, ngắm cảnh mộng mơ của trời mây non nước và bình thơ. Không một ngọn
núi nào trên đất nước Việt Nam có nhiều bài thơ khắc trên như ở núi Dục Thúy.
Nơi đây lưu giữ nhiều dấu ấn của các vua chúa qua nhiều triều đại đã đến thăm
cảnh và vịnh thơ, khắc thơ trên núi. Núi được khắc khoảng 40 bài thơ trong 7 thế
kỷ qua, vì thế núi còn có tên là Núi Thơ. Đó chính là những bức thông điệp văn

28
học vô giá - trường tồn cho các thế hệ mai sau. Bất luận thời gian, trải qua bao
năm tháng những bài thơ chữ Hán, chữ Nôm khắc trên các vách núi vẫn chưa mờ
như những bức điêu khắc tạo hình hoàn chỉnh cho cái đẹp của núi. Núi Dục
Thúy là tài nguyên du lịch phức hợp tự nhiên và nhân văn của Ninh Bình.
Suối nước nóng Kênh Gà.
Suối nước nóng mặn Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện
Gia Viễn. Núi Kênh Gà trông xa như hình một con lạc đà đang đi, nơi đây có
một nguồn nước suối nóng mặn, vì thế suối có tên là Kênh Gà. Dòng nước từ
trong núi chảy ra, trong vắt, chưa bao giờ ngừng. Mạch nước này có từ lâu lắm,
nhưng đến năm 1940 người Pháp mới biết tới và bắt đầu nghiên cứu và đưa vào
khai thác.
Nước khoáng Kênh gà chứa nhiều muối natriclorua, kaliclorua, canxi,
magieeclorua và muối Bicacbonat, nước không màu, trong, nhiệt độ ổn định cho
quanh năm là 53ºC, mỗi giờ nguồn nước chảy ra khoảng 5.000m2. Nước khoáng
Kênh Gà dùng để tắm hay ngâm mình nhiều lần sẽ khỏi các bệnh như khớp mãn
tính, viêm dây thần kinh, các bệnh ngoài da và phụ khoa... Nước suối Kênh Gà
uống vào có tác dụng kích thích hoạt động của gan, mật, chữa bệnh bướu cổ, và
dùng để bào chế thành huyết thanh tiêm tĩnh mạch... Nước khoáng Kênh Gà là
một trong số rất ít mỏ nước khoáng lộ thiên ở nước ta có giá trị to lớn trong y
học để phòng và chữa bệnh.
Suối nước nóng Kênh Gà nằm cách biệt với khu dân cư, cảnh quan nơi đây
còn rất hoang sơ nên vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên. Nước khoáng Kênh Gà hiện
nay còn được sử lý, đóng chai để cung cấp thêm nguồn nước khoáng cho du khách
Nơi đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu du lịch nghĩ dưỡng cuối tuần.
Hồ Đồng Chương.
Một hồ nước rộng trong veo, màu ngọc bích, nằm giữa hai xã Phú Lộc và
Phú Long, huyện Nho Quan, có tên là Đồng Chương. Buổi sáng xương mù phủ
kín mặt hồ như khói sóng huyền ảo. Xung quanh hồ là những dải đồi thông xanh
mướt, nhấp nhô, trùng điệp vây phủ lấy mặt hồ làm cho nước hồ đã xanh lại
càng thêm xanh. Ngồi thuyền, nhìn lên xung quanh là bạt ngàn đồi thông xanh

29
ngút, dưới thuyền là mặt nước mênh mông trong vắt in đậm những đám mây trời
trôi theo. Gió thổi nhè nhẹ, tất cả hoà nhập tạo thành bức tranh thuỷ mạc thiên
nhiên đã kéo về giữa muôn trùng hoa lá của đồi thông. Gần hồ có thác Ba Tua,
và dòng Chín Suối. Thêm điều đặc biệt và độc đáo ở đây là khi ngồi thuyền
ngắm cảnh xong, du khách lại tiếp tục cuộc thăm thú mới: Leo đồi để xem Ao
Trời. Cứ theo đồi thông xanh biếc, du khách lên tận đỉnh sẽ thấy một hồ nước
trên cao gọi là Ao Trời cũng trong xanh, tuy nhỏ nhưng không lúc nào cạn nước.
Đó là điều kỳ lạ mà tạo hoá đã dành riêng cho nơi đây. Du khách đến đây sẽ thấy
được vẻ đẹp hòa quyện của thiên nhiên và con người nơi đây, vì thế Đồng
Chương được ví như “Đà Lạt” của Ninh Bình.
Ngoài các điểm danh lam thắng cảnh trên, Ninh Bình còn có nhiều vùng
cảnh quan khác có giá trị, đặc biệt là hệ thống các hang động karst nằm trải dài
dọc theo lãnh thổ của tỉnh Ninh Bình. Đây là một lợi thế quan trọng, tạo tiền đề
phát triển nhiều loại hình du lịch, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành du
lịch Ninh Bình trong những năm tới.
1.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị vật chất cũng như tinh thần
do bàn tay và khối óc của sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc anh em cùng
chung sống ở Ninh Bình sáng tạo và gìn giữ trong dòng chảy của cuộc sống. Các
tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử - cách
mạng, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể
như văn nghệ dân gian, lễ hội... thể hiện bẳn sắc văn hóa hết sức đa dạng của
nhân dân Ninh Bình và là nguồn lực thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
* Nhóm các di tích lịch sử - văn hóa.
Cố đô Hoa Lư.
Là kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền ở nước ta, thuộc xã
Trường Yên, huyện Hoa Lư, nằm trên một diện tích trải rộng khoảng 400ha. Cố
đô Hoa Lư là quần thể di tích lịch sử văn hóa liên quan đến sự nghiệp của các vị
anh hùng dân tộc thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, tính từ
Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử. Nơi đây là kinh đô đầu tiên

30
của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch
sử. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên
nước là Đại Cồ Việt và chọn Hoa Lư là kinh đô. Kinh đô Hoa Lư tồn tại 41 năm
(từ năm 968 đến năm 1009) trong đó 12 năm là triều đại nhà Đinh và 29 năm kế
tiếp là triều đại nhà Tiền Lê (người đầu tiên là Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế hiệu
là Lê Đại Hành). Trước khi rời đô về kinh thành Thăng Long, Lý Công Uẩn lên
ngôi vua tại Hoa Lư, lấy đế hiệu là Lý Thái Tổ. Kinh đô Hoa Lư với những núi
đồi trùng điệp xung quanh vòng đai như tấm bình phong; sông Hoàng Long uốn
khúc và cánh đồng Hoa Lư Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên
nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự. Khu thành Hoa Lư rộng đến 300ha, thành
gồm hai khu là khu trong và khu ngoài, thông với nhau bằng một lối đi nhỏ hẹp
và hiểm trở. Các triều đại cũ đã sử dụng triệt để sự lợi hại của những dãy núi và
hệ thống sông hào làm thành quách để xây cung điện. Đến năm 1010 Lý Thái Tổ
dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, từ đó kinh đô Hoa Lư trở thành cố đô. Cố đô
Hoa Lư là một kiến trúc hài hòa giữa nhân tạo và thiên tạo.
Đền vua Đinh (làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư).
Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Bắt
đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính cung. Đền thờ Đinh Tiên Hoàng có
diện tích khoảng 5ha được xây dựng vào thế kỷ 17, theo kiểu “nội công, ngoại
quốc”. Lớp ngoài là Ngọ môn quan có 3 gian lợp ngói, lớp thứ hai là Nghi môn
với 3 gian dựng bằng gỗ lim. Đi vài chục mét hết con đường chính, qua hai cột
trụ lớn, khách sẽ đến sân rồng xưa… Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá
xung quanh chạm nổi, dài 1,8m, rộng 1,4m. Hai bên sập rồng có 2 con nghê đá
chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối tinh xảo.
Từ sân rồng bước lên là Bái đường 5 gian, kiến trúc độc đáo. Tiếp đến là
Thiêu hương, kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh
với những kiểu kiến trúc truyền thống. Đi hết toà Thiêu hương du khách bước
vào chính cung 5 gian. Gian giữa thờ tượng vua Đinh được đúc bằng đồng đặt
trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối. Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu bằng
đá, tạc theo kiểu yên ngựa. Gian bên phải thờ tượng Đinh Hạng Lang (ngoài),

31
Đinh Toàn (trong) đều quay mặt về phía Bắc, là hai con thứ của vua Đinh Tiên
Hoàng. Gian bên trái thờ tượng Đinh Liễn quay mặt về phía nam là con trưởng
của vua Đinh Tiên Hoàng. Tượng các con vua đều tạc bằng gỗ mít, được sơn son
thếp vàng, đặt trên các bệ đá xanh nguyên khối.
Đền Đinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm
khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 - 19. Đền vua Đinh
nằm giữa các tán cây đại thụ, các vườn cây ăn quả, cây cảnh đan xen nhau càng
tạo nên vẻ bề thế, hoành tráng tôn nghiêm của ngôi đền.
Đền vua Lê (làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư).
Đền thờ vua Lê Đại Hành cách đền vua Đinh chừng 300m. Đền nằm ở
làng Trường Yên Hạ nên còn gọi là đền Hạ. Trước mặt đền là núi Đèn, sau lưng
là núi Đìa. Đền có qui mô nhỏ hơn đền vua Đinh. Qua Nghi môn ngoại (cửa
ngoài) theo đường chính đạo lát gạch, phía bên trái là một hòn non bộ lớn, cao
3m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền, hai cánh như đang bay.
Theo đường chính đạo bên phải còn có hồ nước rộng. Qua Nghi môn nội
(cửa trong) cũng 3 gian, theo chính đạo kiến trúc đăng đối là hai vườn hoa, tiếp
đó là hai dãy nhà vọng. ở giữa vườn hoa bên phải có hai non bộ “Phượng ấp”,
bên trái là hòn non bộ “Long Mã”. Ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường có
long sàng bằng đá. Đền có ba toà: toà ngoài là Bái đường; toà giữa là Thiêu
hương thờ Phạm Cự Lượng (người có công với vua Lê Đại Hành) và Chính cung
nơi đặt tượng vua Lê Đại Hành (gian giữa), tượng hoàng hậu Dương Vân Nga
(bên trái) và tượng Lê Long Đĩnh con thứ 5 của vua Lê (bên phải). Điều đặc biệt
ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17 đã đạt đến
trình độ điêu luyện, tinh xảo. Đền được xây dựng để tỏ lòng biết ơn của nhân
dân đối với ông vua đã có công lớn lao trong việc xây dựng đất nước vào thế kỷ
thứ X của dân tộc.
Chùa Bích Động (thôn Đam Khê trong, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư).
Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng trên sườn núi
Bích Động. Điều độc đáo là chùa được xây cất ở sườn núi cao, dựa vào thế núi.

32
Chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam" Hán tự, ba toà
không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao
thành 3 ngôi chùa riêng biệt: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Điều độc
đáo của chùa Bích Động là núi, động và chùa bổ sung cho nhau, lại ẩn hiện giữa
những cây đại thụ xanh biếc, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên
ngoại mục. Toàn cảnh như một bức tranh núi rừng hùng tráng, dát lên một phù
điêu gồm 3 ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong, chùa lại được xây trên sườn
núi cao, dưới gầm lại có động Xuyên Thuỷ.
Chùa Bích Động là một dáng nét văn hóa mang tính dân tộc cao, chiếm
một vị trí khá quan trọng trong di sản văn hóa Hoa Lư. Từ chùa, phóng tầm mắt
ra xa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thanh bình, yên ả của làng quê,
thấy được nét đẹp mà thiên nhiên ưu ái cho đất và người Ninh Bình.
Nhà thờ đá Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn).
Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng chủ yếu bằng đá trong 24 năm, từ
năm 1875 đến năm 1898. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát
Diệm do Nguyễn Công Trứ đặt. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ. Nét
độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô
phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam Nhà thờ
được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối
thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, hàng trăm cây gỗ lim về tới
Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ công. Đây là một quần thể kiến trúc
gồm có: Ao hồ, Phương Đình, Nhà thờ lớn với bốn nhà thờ cạnh ở hai bên, ba
hang đá nhân tạo, nhà thờ đá nằm trên diện tích khoảng 22ha.
Có thể nói, quần thể kiến trúc Phát Diệm là sự giao thoa, sự kết hợp hài
hoà, tinh tế của lối kiến trúc nhà thờ phương Tây và kiến trúc truyền thống
phương Đông. Nhà thờ Phát Diệm còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của du
khách trong nước và quốc tế, là điểm nhấn trong bức tranh toàn cảnh về di tích
lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình.

33
* Nhóm các lễ hội.
Lễ hội đền Đinh - Lê (lễ hội Trường Yên): Hội được tổ chức vào ngày
mồng 10 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư
(Cố đô Hoa Lư) để tưởng nhớ công đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại
Hành, bao gồm hai phần lễ và hội.
Phần Lễ: Mở đầu phần Lễ là lễ rước nước ở bến Trường Yên (sông Hoàng
Long) được tổ chức nghiêm trang. Đi lấy nước thánh là tưởng nhớ người xưa,
nhưng cũng là cầu mong mưa thuận gió hòa để nhân dân làm ăn thịnh vượng.
Sau lễ rước nước là đến phần tế. Tế là nghi lễ quan trọng của lễ, được tổ chức về
ban đêm ở hai đền Đinh và Lê. Đèn đuốc ở đây rực sáng suốt từ chập tối cho đến
đêm khuya.
Phần Hội: gồm nhiều trò như cờ lau tập trận, kéo chữ. Trò cờ lau tập tổ
chức để tưởng nhớ vua Đinh ngày xưa tập trận cờ lau để tiến lên dẹp loạn 12 sứ
quân, thống nhất đất nước. Sau đó, đến trò kéo chữ “Thái bình”, thể hiện niềm
mong ước nền thái bình muôn thuở của nhân dân. Ngoài ra, hội còn tổ chức
nhiều trò như: thi vật, thi bơi chải… để tưởng nhớ khi xưa vua Đinh tuyển quân
bộ, luyện tập quân thủy và thi thổi nấu cơm. Người dự thi thổi cơm được cấp cho
nồi gạo, nhưng phải lấy từ cây lau tươi làm củi, tiện thân lau thành từng khẩu
như mía, nhai nhả bã thổi cơm. Ngày hội là những ngày vui, nhộn nhịp, sôi
động, thể hiện tình thần thượng võ, mang tính nhân văn, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam.
Lễ hội chùa Bái Đính: được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng hàng
năm tại thôn Sinh Dược xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Lễ hội trước kia chỉ kéo
dài đến 1 tuần, nay với sự quan tâm đầu tư cả nhà nước, khu chùa được mở rộng
trở thành khu văn hóa tâm linh tầm cỡ, to đẹp và nổi tiếng, nên lễ hội chùa Bái
Đính sẽ diễn ra trong suốt mùa xuân. Cũng như các lễ hội khác, lễ hội chùa Bái
Đính gồm có hai phần là phần lễ và phần hội.
Phần Lễ ở chùa Bái Đính diễn ra tương đối trang trọng vì ở đây không chỉ
thờ các vị Sơn thần, Phật tổ, Bà chúa Thượng ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện
lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Thánh Nguyễn, Quang

34
Trung, Đinh Bộ Lĩnh. Vì vậy, phần lễ gồm tổng hòa hệ thống tín ngưỡng tôn
giáo ở Việt Nam, có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho.
Phần Hội kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tổ chức các trò chơi dân gian như: đánh
cờ, đấu vật, ném còn, đánh bài, kéo co, thi hát diễn ra khá nhộn nhịp đông vui.
Du khách đến lễ hội chùa Bái Đính sẽ cảm nhận được tình yêu thiên nhiên
trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước của cha ông ở một
làng quê chiêm trũng. Các hoạt động trong những ngày lễ hội diễn ra sôi nổi với
đấu vật, ném còn, đánh bài, kéo co, các trò chơi dân gian ngày Tết được đông
đảo du khách hưởng ứng, diễn ra nhộn nhịp, sôi nổi. Chùa Bái Đính là một trong
những di sản văn hoá quốc gia có giá trị về mặt lịch sử, tâm linh và danh thắng.
Du khách đến lễ hội chùa Bái Đính còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên
trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước của cha ông.
Đến với Ninh Bình, ngoài việc được chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp mà
thiên nhiên ban tặng, du khách còn được tham gia những lễ hội dân gian đậm đà
bản sắc dân tộc. Các lễ hội văn hóa ở Ninh Bình chủ yếu diễn ra ở mùa xuân, trừ số
ít các lễ hội tưởng niệm ngày mất của các vị danh nhân. Đây cũng là dịp diễn ra các
sinh hoạt văn hoá mang đậm phong tục tập quán của người dân Ninh Bình.
1.2.2.3. Các làng nghề truyền thống
Chạm khắc đá Ninh Vân: Nói đến xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, nhân dân
cả nước đều biết đến nghề cổ truyền chạm khắc đá. Nghề chạm khắc đá ở đây có
từ rất lâu đời, qua đôi bàn tay của biết bao thế hệ, cùng với những biến cải thăng
trầm của lịch sử. Từ những hòn đá sù sì, qua bàn tay của người thợ đã thành
những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Sản phẩm đá gồm các loại: tượng, chim
thú, bể cảnh, bia, thống, chậu hoa, bàn, ghế, sập, hương án, ngai, cầu, cổng,
ngưỡng cửa, xà nhà. Ngoài ra còn có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và những
đồ vật bằng đá như: bộ ấm trà, gạt tàn thuốc lá, ấm, khóm trúc, bé cưỡi trâu, đĩa,
bát, tranh ảnh... Tất cả đều được chạm khắc tinh tế, sống động, đường nét tao
nhã, uyển chuyển, mềm mại, bởi đôi bàn tay và khối óc của các nghệ nhân. Nghề
chạm khắc đá đã khảng định tài năng và sức lao động sáng tạo của người thợ
Ninh Bình.

35
Thêu ren Ninh Hải: Tương truyền, nghề này đến nay đã có trên 700 năm.
Hiện nay ở Ninh Hải, gia đình nào cũng có nhiều loại khung thêu. Bằng những
sợi chỉ mảnh mai, cùng những miếng vải rộng, hẹp, đủ mọi màu sắc, với đôi bàn
tay khéo léo, người thêu ren đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Đường nét
thêu ren rất tinh xảo, uyển chuyển, mềm mại, thanh tú, nhưng lại sống động, mịn
màng như những nét vẽ. Sản phẩm thêu ren rất phong phú: ga trải giường, rèm
cửa, gối, khăn ăn, khăn tay, khăn bàn, tranh, ảnh... Sản phẩm làm ra rất có hồn,
thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng và du khách khi đến với Ninh Bình.
Mỹ nghệ cói Kim Sơn: Cây cói xuất hiện ở Kim Sơn mới gần 2 thế kỷ
nhưng đã có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Khi nói đến
nghề mỹ nghệ cói ở Kim Sơn phải nói đến nghề dệt chiếu. Dệt chiếu là cả một
quá trình lao động sáng tạo, vất vả, thận trọng từ khâu chọn cói, phơi cói, nhuộm
cói sao cho đỏ tươi và bền mầu, sợi đay dệt phải nhỏ và bền, đến khâu đan dệt
cải hoa của chiếu. Ngoài ra người dân Kim Sơn còn dùng cây cói làm nhiều sản
phẩm như: thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, túi xách, mũ... Khi du khách đến
Ninh Bình sẽ có nhiều sự lựa chọn các sản phẩm làm từ cói để lưu giữ kỷ niệm
của chuyến du lịch và tặng bạn bè người thân.
Các nghề truyền thống ở Ninh Bình đã hình thành, lưu tồn cùng với các
thế hệ qua nhiều thế kỷ, xưa nay được nhân dân coi là thành phần kinh tế - xã hội
quan trọng. Các sản phẩm từ nghề truyền thống ở Ninh Bình đã và đang đáp ứng
nhu cầu ngày càng nhiều của du khách khi đến với Ninh Bình.
1.2.2.4. Món ăn đặc sản Ninh Bình
Tái dê Hoa Lư: Huyện Hoa Lư có nhiều những dãy núi đá vôi nên nghề
nuôi dê ở Hoa Lư rất phát triển. Người ta bắt dê núi về làm lông, thui vàng, mổ
ra ướp với lá hương nhu hoặc lá cúc tần hơn chục phút, rồi lọc lấy thịt (để cả da)
đem nhúng vào nước sôi cho chín tái, sau đó thái nhỏ, mỏng đều. Lấy vừng đã
rang giã dập, sả thái nhỏ, lá chanh, gừng, ớt tươi thái nhỏ, nước chanh, bột ngọt
đổ vào thịt dê tái đã thái, tất cả trộn đều là thành tái dê. Tái dê Hoa Lư đã trở
thành đặc sản của Ninh Bình.

36
Loại đặc sản ẩm thực này phát triển khá mạnh ở Ninh Bình và là một
trong những đặc sản tiêu biểu của địa phương. Ở các thành phố lớn như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Đồng Nai cũng có nhiều các nhà hàng
chuyên kinh doanh đặc sản với thương hiệu “dê núi Ninh Bình”.
Nhất hưởng thiên kim (cơm cháy): Cơm cháy được làm từ cơm đã nấu
chín, dàn mỏng ra thành hình tròn, để cho nguội và khô, rồi bỏ vào chảo dầu rán
cho đến khi giòn vàng lấy ra bẻ thành từng tảng nhỏ để vào bát to. Thịt bò thăn
thái lát, tim cật lợn thái mỏng, ướp gia vị cùng với cà chua, cà rốt, hành tây, nấm
hương trộn đều, xào cho chín, rồi đổ vào bát cơm cháy. Cơm cháy kêu xèo xèo,
bốc khói, toả mùi thơm. Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn
dẻo, vị thơm cốm mới. Không là món đặc sản, món cơm cháy vì thế còn được
xem như quà quý của cho du khách khi tới tham quan du lịch ở Ninh Bình.
Nem Yên Mạc (Yên Mô): Nem chua Yên Mạc (nem tiến Vua) có từ lâu
lắm rồi, nhưng hiện nay ở Yên Mạc số người làm được loại nem đặc biệt này
không nhiều, bởi ngoài bí quyết nhà nghề đòi hỏi phải có niềm đam mê, yêu
nghề. Quy trình chế biến phải tuân thủ nghiêm ngặt: nem làm ra bảo đảm phải
sạch, thơm ngon, mầu sắc tươi, sợi thái phải đều, để hàng tuần vẫn không bị biến
chất. Nem Yên Mạc sau thời gian ủ men là ăn được ngay, để từ 5 đến 7 ngày mở
ra sắc vẫn hồng, hương vị thơm và ngọt.
Rượu Lai Thành: Lai Thành là miền quê nằm ở cực Nam huyện Kim Sơn,
có nhiều đặc sản như gạo tám xoan, dự hương, nếp mùa, nếp hoa cau, chiếu cải...
Chính những thứ gạo ngon đó đã làm nên một loại rượu nổi tiếng Lai Thành.
Hàng năm, người dân Lai Thành đều trồng loại lúa nếp cái hoa vàng
truyền thống. Khi chưng cất hơi rượu bốc lên, ngửi đã thấy thơm, thấy say.
Chưng cất xong ta được thứ rượu không có màu, gọi là rược trắng, thường gọi là
rượu ngang Lai Thành hay rượu đế Lai Thành. Để có một loại men quý họ còn
dùng cả một vài thứ dược liệu có tác dụng lưu thông khí huyết, diệt khuẩn, nên
rượu Lai Thành càng để lâu uống càng ngon, càng thấm.
Rượu cần Nho Quan: Rượu cần là loại rượu không qua chưng cất lửa.
Người ta dùng gạo nếp xay (gạo nứt) nấu thành cơm trộn đều với men đem ủ vào

37
trong ang hoặc vỏ sành từ 3 tháng trở lên mới được uống. Khi sắp uống, đem đổ
nước vào ang. Nước đầu bao giờ cũng ngon và ngọt, đổ nước tiếp, rượu sẽ nhạt
dần. Uống rượu cần không dùng chén, mà phải có các cần rượu làm bằng thân các
cây trúc được thông rỗng bên trong cắm vào ang rượu. Ninh Bình là một trong
những tỉnh nằm ở vùng duyên hải thuộc châu thổ sông Hồng, có những nét đặc
thù riêng của nền văn minh lúa nước, của văn hoá sông Hồng, trong đó có văn hoá
ẩm thực. Và ở mỗi vùng miền trên dải đất này lại có những món đặc sản riêng.
Có thể nói, trên phạm vi cả nước, ít có địa phương nào có được những lợi
thế về du lịch như Ninh Bình. Với vị trí địa lý thuận lợi và giàu tiềm năng tài
nguyên du lịch, cùng với những chính sách phù hợp với cơ chế mở cửa, hội
nhập, tiềm năng du lịch Ninh Bình đang được đánh thức để trở thành nguồn lực
quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp
phát triển kinh tế của tỉnh và sự phát triển du lịch của cả nước. Trong chương
này tác giả đã tập trung trình bày ngắn gọn về vị trí, vai trò của ngành du lịch và
tác động của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu không nhận thức rõ
về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của du lịch sẽ dẫn đến tình trạng đặt sai vị trí
mà ngành du lịch cần có, không phát huy hết thế mạnh và tiềm năng mà nó đem
lại. Tiềm năng du lịch của Ninh Bình là rất lớn nhưng khai thác nó như thế nào
thật sự hiệu quả thì cần có những định hướng chiến lược lâu dài, đúng đắn và
phù hợp mới tạo nên những sản phẩm du lịch bền vững, đa dạng, phong phú, đáp
ứng mọi nhu cầu cầu của du khách. Để làm được điều này nó đòi hỏi nhiều yếu
tố nhưng trong đó vai trò của Đảng bộ trong việc đề ra đường lối, chính sách, chỉ
đạo thực hiện và tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững.

38
Chƣơng 2
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ DU LỊCH NINH BÌNH (1992 - 2008)

2.1. Đƣờng lối chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nƣớc
trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2008)
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng. Trong các năm qua,
ngành du lịch đã có bước phát triển nhanh chóng, góp phần tích cực vào quá
trình đổi mới kinh tế. Chính vì thế đường lối, chính sách phát triển du lịch là một
bộ phận trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế của một quốc gia. Chính sách
phát triển du lịch thể hiện ở việc xác định vai trò - vị trí của ngành du lịch trong
tổng thể cơ cấu các ngành của nền kinh tế xã hội; thể hiện qua phương hướng,
mục tiêu, chiến lược phát triển và các biện pháp cụ thể tương ứng với mục tiêu,
chiến lược để phát triển du lịch Việt Nam.
Đại hội lần thứ VI (12 - 1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu
một bước ngoặt lớn trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước
trong giai đoạn mới. Đại hội đã đánh dấu bước chuyển hướng mang ý nghĩa khởi
đầu, mang tính chất quyết định đối với sự hình thành mô hình kinh tế phù hợp
với quy luật vận động và thực tiễn khách quan của đất nước. Nhiều lĩnh vực kinh
tế đã được nhìn nhận, đánh giá khác trước trong định hướng chiến lược của
Đảng. Đại hội đã nêu lên phương hướng “mở mang ngành nghề tại chỗ để thu
hút số lao động thừa và mới tăng, đi đôi vơi phân bố lao động trên các địa bàn
khác, vừa nhằm vào lĩnh vực nông nghiệp, vừa phát triển thủ công nghiệp, tiểu
công nghiệp, dịch vụ” [10, tr.88]. Đảng cũng chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa, coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động thu
ngoại tệ như du lịch, kiều hối… xóa bỏ ngay những chế độ, thể lệ, thủ tục phiền
hà đang làm hạn chế những hoạt động này. Bên cạnh đó những ngành như giao
thông vận tải, bưu điện, ngân hàng cũng được Nhà nước ưu tiên phát triển nên
bước đầu cũng đã hỗ trợ cho ngành du lịch phát triển thuận lợi hơn.

39
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập đã tạo điều kiện thuận lợi cho du
lịch phát triển. Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt
đối với sự nghiệp phát triển du lịch. Thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế, ngày
11-04-1987 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị quyết số 63/HĐBT với nội dung: nhanh
chóng chấn chỉnh hệ thống quản lý du lịch từ Trung ương xuống địa phương theo
hướng xóa bỏ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh
xã hội chủ nghĩa; phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước của Tổng cục Du lịch
với quyền tự chủ kinh doanh của các tổ chức kinh doanh du lịch.
Tốc độ phát triển du lịch trên thế giới đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt
động du lịch ở Việt Nam. Việc khai thác tài nguyên du lịch vốn khá phong phú
và da dạng ngày càng trở nên cấp thiết hơn nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế
xã hội đất nước. Chính vì vậy, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (06 -
1991) Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di
sản văn hóa phong phú và các lợi thế khác của đất nước, mở rộng hợp tác với
nước ngoài để phát triển mạnh du lịch” [11, tr.350]. Vì vậy, nên từ sau Đại hội
Đảng lần thứ VII, ngành du lịch nước ta đã có những thay đổi nhanh chóng. Các
công ty du lịch lớn được thành lập cùng với sự ra đời của các Sở du lịch hoặc Sở
thương mại - du lịch tại các địa phương. Ngành du lịch đã dần dần có vị thế của
mình trong nền kinh tế đất nước.
Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và tạo điều kiện cho du lịch phát
triển, chính phủ đã ra Nghị quyết “về đổi mới quản lý và phát triển ngành du
lịch” số 45/CP ngày 22-06-1993. Nghị quyết 45/CP đã khảng định du lịch là một
ngành kinh tế mang tính tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính
sách mở cửa; thúc đẩy đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo
công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa xã hóa giữa các vùng trong nước,
giữa nước ta và nước khác, tạo điều kiện tăng cường hữu nghị, hòa bình và sự
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Chỉ thị 46/CT ngày 14-10-1994 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng “Về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong
tình hình mới” đã nêu rõ: Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng
trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực

40
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, văn minh. Chỉ thị đã vạch ra phương hướng phát triển du lịch, và
yêu cầu các cấp ủy Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
du lịch, đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển Đảng và các đoàn thể nhân dân
trong ngành du lịch.
Bên cạnh đó, cùng với việc định hình cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
ở Trung ương, ngày 17-4-1993, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 171/TTG
về việc thành lập các Sở du lịch ở một số địa phương có tiềm năng lớn về du
lịch. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh có được những cơ quan
chuyên biệt quản lý, nghiên cứu về du lịch, từ đó sẽ có những chính sách đúng
đắn, kịp thời cho ngành kinh tế du lịch của từng địa phương. Năm 1995 Nhà
nước ta chính thức phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
thời kỳ 1995 - 2010”. Bản quy hoạch ra đời đã tạo điều kiện cho các tỉnh có thế
mạnh về du lịch tăng cường sự chỉ đạo của Đảng bộ địa phương, lập kế hoạch
phát triển du lịch, thu hút đầu tư…
Chính vì thế trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (06 - 1996)
Đảng ta tiếp tục đề ra những phương hướng phát triển du lịch: “Phát triển nhanh
du lịch, các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính - viễn thông, thương mại
vận tải… Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại -
dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” [12, tr.89].
Điều quan trọng và rất cần thiết là Đảng đã chỉ thị việc tăng cường sự lãnh
đạo với công tác du lịch và chỉ đạo các cơ quan nhà nước tăng cường quản lý,
ban hành sửa đổi và bổ sung các chính sách, pháp luật có liên quan tới du lịch,
làm cho du lịch phát triển mạnh và bền vững trong thời kỳ mới. Tại Đại hội lần
thứ VIII Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch
phát triển kinh tế du lịch 5 năm 1996 - 2000 là: “Triển khai thực hiện quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước
theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và
các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Huy
động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ

41
tầng ở những khu vực du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ
văn hóa và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại hình du lịch” [59, tr.388].
Để thúc đẩy du lịch phát triển, Đảng chủ trương khuyến khích các nhà đầu
tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề du lịch. Nhà nước
tiến hành cổ phần hóa một số khách sạn hiện có để có thể huy động các nguồn
vốn để đầu tư cải tạo nâng cấp chúng lên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du
khách. Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong cơ chế thị trường, nhằm nâng
cao nhận thức xã hội về du lịch, tháng 02 - 1999 “Pháp lệnh Du lịch” được Ủy
ban thường vụ Quốc hội thông qua và ban hành. Pháp lệnh du lịch ra đời đánh
dấu bước chuyển biến quan trọng về cơ sở pháp lý cho hoạt động du lịch ở nước
ta; vừa xác định vị trí quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân,
vừa thể hiện quyết tâm, ý chí của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy ngành
du lịch phát triển tương xứng với vị trí của nó trong giai đoạn mới. Đó là một
điều kiện tốt và có thể coi là nguồn lực then chốt để phát triển kinh tế du lịch.
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thi chúng ta khuyến khích, tạo những
điều kiện thuận lợi để liên doanh xây dựng các khu du lịch, các khách sạn lớn có
chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho đối tượng khách thu nhập cao.
Với chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước ngành du lịch đã thu hút nhiều
vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Đến hết năm 2000, đã có 194 dự án đầu tư
trực tiếp của nước ngoài vào ngành du lịch được cấp phép, với tổng vốn đăng ký
là 5,78 tỷ USD [17, tr.342].
Trên cơ sở Nghị quyết 45/CP của Chính phủ, Tổng cục Du lịch đã ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu về quản lý hoạt động du lịch như:
Quy chế quản lý cơ sở lưu trú dịch vụ, Quy chế quản lý lữ hành, Quy chế hướng
dẫn viên du lịch, Quy chế về hoạt động thanh tra du lịch, cấp giấy phép hoạt
động…
Nhà nước cũng đã khuyến khích, cho phép nhiều trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp công lập và dân lập mở chuyên ngành đào tạo có
liên quan đến ngành du lịch. Điều này đã góp một phần rất lớn vào việc nâng cao
nguồn nhân lực cho ngành du lịch nước ta.

42
Tổng cục Du lịch cũng đã phối hợp với các sở Du lịch, sở Thương mại -
du lịch và chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền kiểm tra để hạn chế
những mặt tiêu cực trong kinh doanh du lịch như mại dâm, ma túy, ô nhiễm môi
trường… đưa hoạt động du lịch dần vào kỷ cương, nề nếp nhờ đó góp phần duy
trì và nâng cao chất lượng và uy tín của du lịch Việt Nam thu hút ngày càng
nhiều khách quốc tế đến Việt Nam.
Nếu năm 1990 cả nước chỉ đón hơn 200 ngàn lượt khách quốc tế thì năm
2007 đã đón được hơn 4 triệu lượt, phục vụ hơn 20 triệu lượt khách du lịch nội
địa, vươn lên vị trí top 5 các nước có kinh tế du lịch phát triển trong khu vực
Asean [70]. Du lịch phát triển đã góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên môi trường, được Đảng và
Nhà nước đánh giá cao. Tại Chỉ thị 46/CT- TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng
khóa VII tháng 10 năm 1994 đã khảng định: “Phát triển du lịch là một hướng
chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần
thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”.
Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (04 - 2001) Đảng ta tiếp tục
đề ra đường lối, chính sách, kịp thời để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển
của kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Đảng ta tiếp tục nhấn
mạnh và quyết tâm đưa du lịch “thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”
bên cạnh đó chúng ta không chỉ dừng lại ở số lượng mà phải chủ trương nâng
cao hơn nữa chất lượng, quy mô và hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch mà
chúng ta có lợi thế như: tài nguyên thiên nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa,
lịch sử, làm sao để sớm đạt trình độ du lịch ngang tầm với các nước trong khu
vực. Đại hội cũng đã đưa ra định hướng phát triển cho ngành du lịch giai đoạn
2001 - 2005 là: “xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du
lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước” [13, tr.178].
Chủ trương phát triển du lịch, Đảng ta luôn đề cao phát huy nội lực, bên
cạnh đó tăng cường việc liên kết với các nước trong hoạt động du lịch nhằm
tranh thủ nguồn ngoại lực. Thời gian qua ngành du lịch đã tăng cường mở rộng
hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế trên tất cả lĩnh vực song phương và đa

43
phương. Thông qua du lịch, thế giới hiểu rõ thêm quan điểm, nguyện vọng của
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong
cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Để thực hiện chủ
trương đó, Đại hội IX cũng đã đưa ra một số các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát
triển du lịch như: Cần quán triệt, tiếp tục tuyên truyền chủ trương của Đảng và
Nhà nước về phát triển du lịch, nhận thức rõ vai trò, vị trí và tác dụng nhiều mặt
của du lịch, tạo điều kiện cho du lịch phát triển trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Có chiến lược để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đồng thời
nâng cao chất lượng phục vụ du lịch. Tăng cường xây dựng các cơ sở dịch vụ
giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, đồng thời đầu tư khôi phục lại những ngành nghề
truyền thống, văn hóa, văn nghệ dân gian, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù
cho từng vùng du lịch và cả nước.
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta từng bước hoàn thiện chính sách, xây
dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên địa phương và đảm bảo sự chỉ đạo tập
trung, thống nhất của Nhà nước. Chú trọng chính sách xã hội hóa đầu tư phát
triển du lịch, Nhà nước đầu tư và tạo điều kiện để tăng cường huy động và sử
dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Mặt khác, đơn
giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, cu trú, đi lại, tạo thuận lợi cho hoạt
động tham quan, xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh lịch sự. Có
chính sách khuyến khích cộng đồng cư dân địa phương tham gia các hoạt động
du lịch. Phải tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt
Nam, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du
lịch, giảm giá dịch vụ, tạo sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch quốc tế để làm cho
ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh, sớm đuổi kịp ngành du lịch của các
nước phát triển ở trong khu vực và trên thế giới, đưa du lịch trở thành một ngành
kinh tế quan trọng.
Để đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế. Tổng cục du lịch đã chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa thể
thao và du lịch, hàng không Việt Nam, Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài,
cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình, tổ chức nhiều sự kiện để xúc

44
tiến du lịch trong nước và nước ngoài. Các đơn vị, các địa phương đã tích cực
chủ động tham gia nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn quốc tế để quảng bá thu hút
khách du lịch và vốn đầu tư. Hàng chục triệu ấn phẩm, sách hướng dẫn, băng
video và đĩa CD-ROM được phát hành để giới thiệu về đất nước, con người và
du lịch Việt Nam. Có thể nói, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch phải được
thực hiện sâu rộng ở trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, thường xuyên,
tập trung vào các thị trường trọng điểm để mở rộng thị trường. Việc thành lập
các Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở các thị trường du lịch tiềm năng là
rất cần thiết. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong du lịch. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo, kết hợp giữa đào tạo
trong nước với nước ngoài, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, từng bước xây dựng
đội ngũ lao động và quản lý có tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực du lịch.
Bên cạnh đó, đường lối của Đảng chỉ đạo các địa phương Đảng có những
định hướng cụ thể với mục đích làm sao để các vùng, miền có khả năng khai
thác tối đa thế mạnh của mình theo cơ chế kinh tế mở gắn với nhu cầu của thị
trường trong và ngoài nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa
nước ta trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực. Vì vậy tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ X (04 - 2006) Đảng chủ trương phát huy thế mạnh của
mỗi vùng trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng và “Tiếp tục mở rộng và
nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thông, như vận tải, thương mại, du
lịch, ngân hàng, bưu chính - viễn thông” [14, tr.201]. Trong phần phương hướng
Đại hội cũng chỉ ra phải “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du
lịch” [14, tr.202].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý Nhà nước, việc thể chế hóa
chủ trương, ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật liên qua đến du
lịch đã được thực hiện kịp thời và đồng bộ. Tạo khung pháp lý cho các cơ quan
Nhà nước, các ban ngành liên quan tổ chức thực hiện phát triển kinh tế du lịch.
Hoạt động du lịch trong nhiều năm liên tục có sự phát triển như:

45
Về khách du lịch: Lượng khách năm 1994 đạt một triệu, đã về trước kế
hoạch 1 năm và vượt dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới 6 năm. Từ 1990 đến
2007 lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng với 2 con số.
Khách du lịch quốc tế tăng 17 lần từ 250.000 lượt (năm 1990) lên xấp xỉ 4,253
triệu lượt (năm 2008). Khách du lịch nội địa ước tăng 20 lần, từ 1 triệu lượt năm
1990 lên khoảng 20,5 triệu lượt năm 2008.
Về thu nhập du lịch: Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội.
Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng
lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh
doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo
thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu
nhập: năm 1990 thu nhập du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2008, con
số đó đạt 64.000 tỷ đồng [70].
Tóm lại, với đường lối đổi mới từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
(1986) đến nay, có thể thấy rằng phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan
trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp
phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu nước
mạnh xã hội công bằng văn minh. Hoạt động du lịch đồng thời đạt hiệu quả trên
nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và
nhân phẩm con người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế
giới, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Để thực
hiện quan điểm của Đảng, hàng loạt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước đã được ban hành với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, từng bước hoàn chỉnh quy hoạch du lịch trên cả nước, đẩy mạnh xúc tiến,
thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, đa
dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với sự độc đáo của từng địa phương, đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, làm sao để du
lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng đang có. Tất cả những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành du lịch là cơ sở để
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình quán triệt và vận dụng vào hoàn cảnh thực tế của địa

46
phương nhằm dưa du lịch Ninh Bình phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có
của địa phương.
2.2. Thực trạng ngành kinh tế du lịch Ninh Bình trƣớc những năm tái
lập tỉnh (1976 - 1992)
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn, ngày 7-1-1992 Ban thường
vụ Tỉnh ủy Hà Nam Ninh ra các quyết định về thành lập Ban Chỉ đạo chia tách
tỉnh, thành lập các tiểu ban: Tổ chức và cán bộ, phân chia tài sản, phân vạch địa
giới… Tỉnh Ninh Bình được tái lập trên cơ sở giữ nguyên trạng vị trí địa lý, địa
giới hành chính của tỉnh Ninh Bình vào thời điểm hợp nhất thành lập tỉnh Hà
Nam Ninh (tháng 2- 1976), diện tích tự nhiên 1.386 km2, gồm 7 đơn vị hành
chính cấp huyện, thị xã (5 huyện và 2 thị xã), số dân toàn tỉnh 823.496 người
[55, tr.116].
Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và điều kiện rất thuận lợi để phát
triển ngành du lịch. Nhưng trước những năm 1992, hoạt động của du lịch Ninh
Bình (Hà Nam Ninh cũ) chưa phát triển, kinh doanh du lịch hầu như chưa được
chú trọng. Các loại hình du lịch nghèo nàn, hoạt động mang tính bị động và tự
phát nên hiệu quả còn quá thấp. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Tỉnh ủy
Hà Nam Ninh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chủ động triển khai công cuộc đổi mới,
lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm. Trong đó tập trung mọi nguồn lực các thành
kinh tế thực hiện ba chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu. Cho nên Đảng bộ tỉnh chưa chú tâm tới việc khai thác các
tiềm năng du lịch của tỉnh, hiệu quả của hoạt động kinh tế du lịch thấp. Có thể
nói hiện trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch ở Hà Nam Ninh chưa được
khai thác tương xứng với tiềm năng. Việc tổ chức khai thác, quản lý tài nguyên
còn thiếu khoa học, chồng chéo, chưa có một kế hoạch cơ bản, lâu dài và chưa
gắn việc khai thác với bảo vệ tôn tạo. Mặt khác việc xã hội hóa du lịch trong dân
cư, tổ chức quản lý, nguồn nhân lực, nguồn vốn… cũng góp phần hạn chế việc
khai thác tài nguyên du lịch của Hà Nam Ninh, hạn chế hiệu quả nhiều mặt của
du lịch nơi đây [21, tr.208].
Ở vùng Hà Nam Ninh, Ninh Bình được biết đến với nhiều tài nguyên du
lịch tự nhiên nối tiếng. Bên cạnh đó còn là vùng đất của những triều vua dựng

47
nghiệp nối danh và của văn hóa truyền thống. Mảnh đất này cũng lưu giữ nhiều
di tích lịch sử - văn hóa rất đặc sắc, đây là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có
giá trị lớn. Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và điều kiện rất thuận lợi để
phát triển ngành du lịch. Nhưng Ninh Bình trước những năm 1992 hoạt động du
lịch chủ yếu là tham quan, thắng cảnh. Dịch vụ lưu trú của tỉnh còn sơ sài, ít ỏi
để có thể hấp dẫn khách du lịch nhất là đối với khách du lịch quốc tế. Toàn tỉnh
Ninh Bình chỉ có duy nhất một khách sạn Hoa Lư do Công ty du lịch Hà Nam
Ninh với 33 phòng nghỉ [68, tr.47]. Bên cạnh đó, dịch vụ ăn uống cũng chưa
khai thác được các yếu tố đặc trưng của địa phương đến với du khách. Dịch vụ
mua sắm cũng ít được thực hiện vì những sản phẩm được bày bán không đặc sắc,
không ấn tượng. Ngoại lệ kể đến hàng thêu, ren của Vân Lâm (Ninh Hải, Hoa
Lư, Ninh Bình) được khách mua tại chỗ khi tham quan Tam Cốc - Bích Động
và hàng làm từ cói ở Phát Diệm. Công tác quảng bá xúc tiến hầu như không
được đầu tư và chỉ đạo, công tác quản lý còn lỏng lẻo. Khả năng nghiệp vụ của
đội ngũ cán bộ công nhân viên còn nhiều hạn chế không đáp ứng nhu cầu phục
vụ khách và không có khả năng tiếp, quảng bá cho dịch vụ của đơn vị mình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động của du lịch Ninh Bình (Hà Nam
Ninh cũ) chưa phát triển. Đó là kinh tế lúc đó còn nhiều khó khăn, các hoạt động
kinh tế - xã hội của địa phương trong đó có du lịch đều được bao cấp từ nguồn
chi ngân sách. Bên cạnh đó là cách nhìn nhận của các cơ quan chức năng, của
chính quyền địa phương về hoạt động du lịch, về khai thác tài nguyên du lịch tại
địa phương mình để có thể đầu tư vào lĩnh vực này. Bước vào năm 1986, Đảng
bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh nói chung, khu vực Ninh Bình nói riêng thực
hiện chính sách đổi mới, chuyển nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước. Đây là một quá trình gay go và phức tạp với sự đấu
tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái năng động sáng tạo và cái bảo thủ trì trệ,
giữa cái tích cực với cái tiêu cực. Nhìn tổng quát giai đoạn đầu của quá trình đổi
mới ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hà Nam Ninh nói riêng các kết quả về phát
triển kinh tế chưa lớn, tốc độ tăng trưởng ở thời kỳ này chưa cao như mong
muốn, thậm chí những năm 1987 - 1989 là thời kỳ lạm phát cao nhất của nền
kinh tế Việt Nam nói chung và của tỉnh Hà Nam Ninh nói riêng.

48
Trong thời kỳ 1986 - 1991, khi còn ở tỉnh Hà Nam Ninh vốn đầu tư chủ
yếu vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tổng vốn đầu tư năm 1991 chỉ đạt 30,7
tỉ đồng, trong đó 84,6% là đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Có thể nói trong
những năm trước 1992, du lịch Ninh Bình hầu như chưa được đầu tư phát triển,
các loại hình du lịch nghèo nàn, sức hút du lịch chưa được khai thác triệt để.
Công tác quản lý Nhà nước về du lịch chưa nề nếp kỷ cương, sự phối hợp trong
quản lý chung và quản lý chuyên ngành chưa thật chặt chẽ và đồng bộ. Do chưa
xác định được vai trò quan trọng của ngành kinh tế du lịch, nên việc đầu tư cho
ngành du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Ninh Bình hầu như chưa có, chưa có sự phối hợp đồng bộ. Cơ sở
vật chất kỹ thuật ngành du lịch và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nghèo nàn. Đầu
tư phát triển du lịch chưa mạnh dạn. Đồng thời tỉnh còn chưa có nhiều cơ chế,
chính sách phù hợp để thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Một nguyên
nhân khách quan là xu thế chung của thế giới lúc đó ngành du lịch chưa phát
triển. Quá trình hội nhập hội nhập quốc tế của nước ta đang được triển khai chưa
sâu rộng, thế giới biết đến Việt Nam chưa nhiều.
Nhìn chung thực trạng của ngành du lịch Ninh Bình trong những năm
trước năm 1992 cũng nằm trong tình hình chung của ngành du lịch cả nước trong
thời gian này và chịu tác động từ nhiều nguyên nhân. Trong đó bị ảnh hưởng của
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã dẫn đến kìm hãm sự phát triển của ngành
du lịch. Do đó, vấn đề đang đặt ra trước mắt và lâu dài phải có một đường
hướng, chính sách mới cho ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng
của tỉnh nhà.
2.3. Quá trình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch của Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình từ (1992 - 2008)
2.3.1. Đường lối lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình (1992 - 2008)
Để phù hợp và đáp ứng với tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn
mới tại kỳ họp thứ 10, phiên họp ngày 26-12-1991, Quốc hội khóa VIII thông
qua Nghị quyết về điều chỉnh phân định lại địa giới một số tỉnh, chia tách tỉnh
Hà Nam Ninh thành hai tỉnh là Ninh Bình và Nam Hà [55, tr.115].

49
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội. Ngày
13-01-1992, Tỉnh ủy Hà Nam Ninh ra Quyết định số 32-NQ/TU lãnh đạo, chỉ
đạo tổ chức thực hiện việc chia tách tỉnh Hà Nam Ninh. Sau khi tái lập tỉnh, Ban
chấp hành Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình ra sức thực hiện công cuộc đổi mới,
xây dựng tỉnh nhà phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng,
an ninh…
Bên cạnh những thuận lợi, Ninh Bình phải đối mặt với rất nhiều vấn đề
khó khăn từ trong và ngoài nước tác động vào. Chính những tác động đó đã ảnh
hưởng rất lớn đến đường lối chính sách phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du
lịch nói riêng của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình. Ngày 18-03-1992, Hội nghị lần thứ
nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh phân công các Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy
viên Thường vụ phụ trách từng lĩnh vực công tác của Đảng bộ, đề ra chủ trương,
biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế -
xã hội.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên có quan hệ trực tiếp với rất nhiều
ngành trong quá trình phục vụ khách du lịch. Sự phát triển của các ngành kinh tế
như công nghiệp, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, năng lượng, bưu điện, giao
thông, y tế… là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển ngành kinh tế du lịch.
Ngược lại sự phát triển của ngành kinh tế du lịch sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thúc
đẩy các ngành kinh tế khác gia tăng. Vì vậy, đề cập đến đường lối phát triển du
lịch tức là phải có một chính sách đồng bộ cho các ngành kinh tế liên quan nói
trên. Đảng bộ Ninh Bình đã nhận thức rõ điều này ngay từ khi tái lập tỉnh, bên
cạnh công việc cấp thiết lúc đó là kiện toàn và ổn định bộ máy các cấp; chăm lo
đời sống nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự… thì việc đầu tư phát triển du lịch
cũng được đặt lên hàng đầu.
Quán triệt đường lối và chủ trương của Trung ương Đảng và kế thừa
những thành tựu của Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh cũ, Đảng bộ Ninh Bình tích cực
bố trí lại cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, thế mạnh của
tỉnh và cơ chế quản lý mới. Tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XII (8-1992) đã xác
định phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đến năm 1995: Tiếp
tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh ....

50
sắp xếp lại thương nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển du lịch [51, tr.129].
Như vậy, từ những ngày đầu sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã thấy
rõ được vai trò và tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch, từ đó có hướng đầu
tư phát triển cho phù hợp. Ngày 07/05/1992 UBND tỉnh Ninh Bình đã ra Quyết
định số 160/QĐ/UB về việc thành lập công ty du lịch Ninh Bình và Quyết định
số 332/QĐ-UB ngày 01/10/1992 về việc quy định các điểm du lịch trong tỉnh
Ninh Bình. Đây là bước đột phá mới xác định đường lối, chủ trương của Đảng
được thực hiện hóa ở Ninh Bình, là căn cứ pháp lý quan trọng tạo điều kiện để
ngành kinh tế du lịch Ninh Bình bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tỉnh đã đầu tư xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng quan trọng phục
vụ cho cho việc phát triển kinh tế xã hội như: nạo vét các sông trục tổng chiều
dài 81km. Công nghiệp được ưu tiên hàng đầu trong cơ cấu nền kinh tế tức là
các ngành như hạ tầng, giao thông, ngân hàng, bưu điện… cũng được chú trọng
phát triển và đó là tiền đề cần thiết để phát triển ngành kinh tế du lịch ở giai đoạn
tiếp theo. Nhờ đó các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, lao động của tỉnh đã
được sử dụng có hiệu quả hơn trước. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
từng bước được hình thành, kinh tế được củng cố và từng bước phát huy tác
dụng. Trong đó ngành du lịch bước đầu cũng có những chuyển biến tích cực theo
đà chung của ngành kinh tế khác.
Ngày 25/01/1995, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh
Ninh Bình đã có Quyết định số 87/QĐ-UB về việc thành lập Sở Du lịch. Sự ra
đời của Sở du lịch đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển
của ngành du lịch Ninh Bình. Lần đầu tiên Ninh Bình có cơ quan chủ quản về
mặt Nhà nước với trách nhiệm quản lý chuyên ngành. Tỉnh ủy cũng đã chỉ đạo
cho Sở Du lịch thực hiện nhiệm vụ chiến lược quan trọng của ngành đã được đề
ra trong Nghị quyết 45/CP ngày 22/06/1993 của Thủ tướng Chính phủ về “ Đổi
mới quản lý và phát triển ngành du lịch”. Để du lịch trong tỉnh trở thành một
ngành kinh tế có những đóng góp tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy
đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở
rộng giao lưu văn hóa xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước

51
ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau
giữa các khu vực. Để thực hiện nhiệm vụ to lớn đó, bước đầu tiên phải soạn thảo
chiến lược phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình. Ngày 22 tháng 9 năm 1995
Quyết định số 949/QĐ-UB bản Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh
Bình thời kỳ 1995 - 2010 đã được UBND tỉnh chính thức phê duyệt và đi vào
thực hiện.
Để phát triển du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh, đưa du lịch trở thành
ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đảng bộ Ninh Bình đã đề ra định hướng phát
triển trên địa bàn tỉnh với 4 cụm chủ yếu:
Cụm 1: Hoa Lư - thị xã Ninh Bình: Gồm các điểm: Núi Thúy Sông Vân, du
lịch Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động. Hướng khai thác chủ yếu là Du lịch văn
hóa, lệ hội, nghiên cứu lịch sử khảo cổ, thăm quan danh thắng và nghỉ ngơi.
Cụm 2: Cúc Phương - Kỳ Phú: Thuộc địa bàn huyện Nho Quan. Chủ yếu là
vườn Quốc gia Cúc Phương. Du khách tham quan, nghiên cứu lịch sử và nghỉ ngơi.
Cụm 3: Phát Diệm - Cồn Thoi: Thuộc huyện Kim Sơn, hạt nhân của cụm
Nhà thờ đá Phát Diệm, hướng du lịch: Văn hóa, tín ngưỡng, tham quan, nghiên
cứu, săn bắn và tắm biển.
Cụm 4: Địch Động - Đầm Cút - Kênh Gà: Trên địa bàn huyện Gia Viễn là khu
du lịch nghỉ dưỡng, tắm suối nước nóng, du lịch trên sông, hồ và săn bắt trên núi.
Sau bốn năm tái lập tỉnh (1992 - 1995), Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình
tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, phát huy những kết quả bước đầu rất quan
trọng về kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có bước chuyển dịch tích cực
theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
các ngành dịch vụ, du lịch tăng lên. Du khách đến với Ninh Bình ngày một tăng
cao. Nếu như năm 1992, tổng số khách du lịch đến Ninh Bình chỉ là 70.562 lượt
(trong đó có khoảng 25.000 lượt khách quốc tế). Thì đến năm 1994 đã đạt
162.877 lượt (trong đó khách quốc tế là 51.796 lượt).
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương đã chặn được đà
suy thoái, bước đầu tạo thế đi lên. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và
phát triển, như dệt chiếu cói ở Kim Sơn, làm đồ mộc và chạm khắc đá ở Hoa Lư,

52
mây tre đan ở Gia Viễn… đã thu hút hàng ngàn lao động. Giá trị sản lượng công
nghiệp tăng 15% và dịch vụ du lịch tăng 14,2% so với năm 1994 [55, tr.152].
Cơ sở hạ tầng ở cả đô thị và vùng nông thôn được tăng cường đầu tư tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh. Hệ thống
đường giao thông, điện lực nước sạch, thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình,
trụ sở làm việc, trụ sở làm việc của nhiều cơ quan, nhà ở của dân được xây dựng,
đáp ứng yêu cầu hoạt động của tỉnh mới tái lập.
Chương trình xóa đói giảm nghèo từ năm 1992 đến năm 1995 chuyển biến
mạnh mẽ, đạt kết quả tích cực. Đến năm 1995, số hộ đói trong tỉnh không còn
đáng kể, chấm dứt tình trạng thiếu đói triền miên, gay gắt như những năm 1991
trở về trước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể từ 20,3% (năm 1993) xuống 18,2%
(năm 1994), đến năm 1995 còn 17,4% [55, tr.160].
Như vậy trên phạm vi toàn tỉnh từ năm 1992 đến năm 1995, kinh tế phát
triển, đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, bộ mặt xã hội
ngày càng khởi sắc. Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình
đã đạt được là do có đường lối, chính sách, cơ chế đúng đắn của Đảng, Nhà nước
và được sự giúp đỡ, quan tâm của Trung ương. Đặc biệt là sự năng động, sáng
tạo vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình,
bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu còn có những tồn tại như: cơ cấu kinh tế nói chung, nhất là cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm. Năng suất lao động, hiệu quả kinh
tế, kim ngạch xuất khẩu còn rất thấp. Trong hoàn cảnh đầy khó khăn như vậy,
ngành kinh tế du lịch Ninh Bình còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục để có thể
phát triển đi lên.
Nhằm giải quyết những khó khăn đang tồn tại và đề ra những chủ trương
chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, (từ ngày 25 -
27/04/1996) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIII đã phân tích
thực trạng của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng đồng thời
nêu bật những khó khăn và thuận lợi trên mọi lĩnh vực làm cơ sở để đề ra

53
phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong thời kỳ mới. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Tỉnh ủy về củng cố xây dựng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
du lịch, dịch vụ, những năm 1996 - 2000, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xúc tiến
sắp xếp lại doanh nhiệp nhà nước theo tinh thần Chỉ thị số 500-TTg của Thủ
tướng Chính phủ; quyết định thành lập Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp tỉnh,
duyệt phương án tổng thể tiếp tục tổ chức sắp xếp, giải thể doanh nghiệp và hình
thức sở hữu. Kết quả, từ 26 doanh nghiệp (năm 1996) tổ chức lại còn 16 doanh
nghiệp (năm 2000). Ninh Bình là một trong những tỉnh đi đầu chuyển đổi hình
thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nước.
Kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, tập trung
vào một số lĩnh vực quan trọng. Xây dựng quy hoạch khu công nghiệp Tam
Điệp, cụm công nghiệp Cầu Yên, thị xã Ninh Bình. Các làng nghề, ngành nghề
truyền thống trong tỉnh được khôi phục, củng cố và phát triển mở rộng. Năm
2000, toàn tỉnh có 35 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đây là cơ sở để
góp phần làm phong phú và đa dạng sản phẩm du lịch của tỉnh.
Dựa trên những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng, Đảng bộ Ninh Bình
đẩy mạnh việc củng cố xây dựng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công công
nghiệp, dịch vụ, du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế, phát triển du lịch phải có
sự đồng bộ liên ngành với điện, nước, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc. giao
thông vận tải, văn hóa thông tin… chính vì thế các ngành này cũng được chú
trọng phát triển.
Trong 5 năm (1996 - 2000), Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường chỉ
đạo đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng tập trung, dứt điểm, đảm bảo chất lượng,
hiệu quả. Đầu tư 871,6 tỷ đồng xây dựng cơ bản, trong đó Nhà nước đầu tư
456,4 tỷ đồng, tăng gần 34% so với những năm 1992-1995. So với giai đoạn
1992-1995, đầu tư sản xuất nông nghiệp tăng 44,2%, đầu tư các ngành công
nghiệp tăng 3,7 lần, đầu tư giao thông vận tải tăng 2,6 lần, đầu tư giáo dục, y tế
tăng 2,4 lần [55, tr.206]. Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng bộ, trong thời kỳ
nay, ngành du lịch đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng một số khu du lịch: Vân
Long, Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư… nhằm khai thác tiềm năng và thế
mạnh của tỉnh một cách có hiệu quả. Trên cơ sở đầu tư thêm cho xây dựng cơ sở
hạ tầng, sửa chữa nâng cấp các tuyến đường đến các khu du lịch, tạo cho khách

54
một cảm giác thoải mái khi đến thăm quan du lịch ở Ninh Bình. Từ các di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động,
nhà thờ đá Phát Diệm, rừng nguyên sinh quốc gia Cúc Phương, Địch Lộng, Kêng
Gà... Từ đó hình thành các tuyến du lịch: Thị xã Ninh Bình - Hoa Lư - Tam cốc -
Bích động; Thị xã Ninh Bình - Địch Động- Vân Long- Đầm Cút - Kênh Gà; Thị
xã Ninh Bình - Cúc Phương - Căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu - Tam Điệp; Thị xã
Ninh Bình - Phát Diệm - Cồn Thoi - Hòn Nẹ,… và các tuyến du lịch liên tỉnh như
Ninh Bình - Hà Nội, Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Bình - Thanh
Hoá,… Cùng với việc phát triển thêm các dịch vụ văn hoá, thể thao các khu vui
chơi giải trí hiện đại chắc chắn du lịch Ninh Bình sẽ phát triển.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
tại địa phương, Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình luôn nhận được sự quan tâm
lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, của các đồng chí lãnh đạo
Đảng và Nhà nước. Ngày 31-1-1999, Đảng bộ và Nhân dân Ninh Bình đón Tổng
Bí thư Lê Khả Phiêu về thăm và chúc tết nhân dịp Tết Kỷ Mão (1999). Tháng 6-
1999 và tháng 4-2000 Thủ tướng Phan Văn Khải về thăm và làm việc tại Ninh
Bình. Thủ tướng vui mừng khen ngợi Ninh Bình có sự tiến bộ phát triển khá và
nhấn mạnh: Ninh Bình cần chú ý khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh như
nông nghiệp, vật liệu xây dựng và du lịch.
Với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, tốc độ tăng trưởng kinh tế
hàng năm đạt cao, GDP giai đoạn từ năm 1996-2000 đạt bình quân là 8,12%/
năm. Trong đó lĩnh vực du lịch đã đạt được những thành tựu đáng kể như: Số
lượng khách tham quan du lịch ngày càng tăng, nếu 1995 số lượng khách đến
tham quan du lịch đã đạt 240,3 nghìn lượt người và đến năm 2000 là 351,6 nghìn
lượt người. Trong đó từ 1996 - 2000 số khách nước ngoài đến tham quan du lịch
năm sau cao hơn năm trước: năm 1996: 57,5 nghìn người; 1997: 59,5 nghìn
người; 1998: 61,3 nghìn người; 1999: 70,1 nghìn người và năm 2000 là 79,3
nghìn người.
Doanh thu các hoạt động du lịch cũng năm 1995 tăng lên 9.842 triệu
đồng, gấp 10,8 lần năm 1992, năm 2000 đạt 16.166 triệu đồng, gấp 17,8 lần năm
1992 và gấp 1,6 lần năm 1995 [72].

55
Trong những năm hoạt động du lịch đã có bước tổ chức, sắp xếp, chấn
chỉnh lại nhưng nhìn chung các hình thức khai thác hoạt động du lịch chưa
phong phú; công tác quản lý, đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan du lịch
cũng như việc sắp xếp các hoạt động dịch vụ phục vụ du khách còn nhiều hạn
chế, có mặt còn lộn xộn, yếu kém (như dịch vụ bán hàng lưu niệm, ăn uống, đưa
đón khách,…). Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng còn nhiều hạn chế: như
đường giao thông đến một số khu du lịch chưa tốt, thiếu cơ sở nghỉ ngơi gắn liền
với cảnh quan môi trường thiên nhiên,… Do vậy sức thu hút đối với du khách
chưa mạnh, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng số lượt khách đến thăm quan không
cao, bình quân mỗi năm thời kỳ 1996 - 2000 tổng số lượt khách tham quan chỉ
tăng 7,9%, chủ yếu là tăng lượng khách trong nước.
Hoạt động du lịch giai đoạn 1996 - 2000 tuy đạt được những kết quả nhất
định, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Để tạo điều
kiện để ngành kinh tế du lịch khảng định vị trí mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của
tỉnh. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV (1-2001) đã đề ra
chủ trương tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phong phú về cảnh quan
thiên nhiên, về di tích lịch sử, kiến trúc, về điều kiện giao thông thuận lợi, những
cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng và những kinh nghiệm trong những năm
qua, tạo bước phát triển mới về du lịch trong 5 năm tới. Tập trung làm tốt xây
dựng và thực hiện quy hoạch các điểm du lịch, trước hết là khu Tam Cốc - Bích
Động, cố đô Hoa Lư và thị xã Ninh Bình, từng bước quy hoạch, khai thác các
nơi khác một cách vững chắc, có hiệu quả, đồng thời đảm bảo tốt dịch vụ khách
sạn, hàng lưu niệm, tạo điều kiện hết sức thuận lợi và hấp dẫn đối với khách du
lịch tại các điểm du lịch và nơi ăn ở, để thu hút khách đến ngày một đông và ở
lại dài ngày [53, tr.53].
Trên tình thần quán triệt sâu sắc chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước, nhất là Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và dựa trên tình hình thực tế của tỉnh. Tỉnh ủy
Ninh Bình đã đề ra Nghị quyết số 03- NQ/TU ngày 18-12-2001 về phát triển du
lịch từ nay đến năm 2010 là phải thực sự coi du lịch là một ngành kinh tế mũi
nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh. Tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế, huy
động các nguồn lực, phát triển toàn diện kinh tế du lịch, vừa đầu tư, vừa khai
thác, đa dạng hóa các loại hình du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp,

56
có tính liên ngành, liên vùng. Vì vậy phát triển kinh tế du lịch là nhiệm vụ, trách
nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội và của toàn thể nhân
dân trong tỉnh. Cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào du lịch [54].
Ưu tiên đầu tư cho các khu du lịch trọng điểm như Tam Cốc - Bích Động, cố đô
Hoa Lư, hồ Đồng Chương, thị xã Ninh Bình, đưa vào khai thác các khu du lịch
khác như: Vân Long - Địch Lộng - Động Hoa Lư, khu Kênh Gà - Vân Trình,
khu Tam Điệp Biện Sơn. Đồng thời từng bước lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, bởi vì cơ sở hạ tầng là yếu tố tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội.
Vậy để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Nhà nước có vai trò
rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn vốn.
Bảng 2.1. Tổng hợp các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ 2001 - 2006
Đơn vị: Nghìn đồng
Vốn đã giải
Dự toán Thời gian
Chỉ tiêu ngân đến
đƣợc duyệt thực hiện
31/12/2006
I. Nguồn ngân sách địa phương 5.283.981 4.335.173
1. XD trụ sở làm việc Sở Du lịch 5.181.643 4.185.173 2004-2005
2. QH khu DL Kênh Gà - Vân Trình 102.388 50.000 2004
3. Bổ sung QHKDL Tam Cốc-Bích
100.000 2005-2006
Động
II. Nguồn ngân sách Trung ương 2.906.887.137 392.439.586
1. Xây dựng CSHT KDL Vân Long 37.520.000 21.300.586 2002-2007
2. Xây dựng CSHT KDL Tràng An 2.572.243.000 247.000.000 2003-2010
3. Xây dựng CSHT KDL Tam Cốc -
199.850.000 112.639.000 2001-2006
Bích Động
4. Xây dựng CSHT các làng nghề
18.965.000 3.500.000 2002-2006
truyền thống
5. Nạo vét tuyến giao thông thủy Bích
78.309.137 8.000.000 2005-2006
Động-Hang Bụt
Tổng số 2.912.171.118 396.774.759 2001-2006
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình

57
Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng Đảng bộ tỉnh Ninh Bình luôn tăng cường
công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của
cán bộ, Đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, triển vọng phát triển và hiệu quả
kinh tế - xã hội của du lịch. Nhằm rút kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành thực hiện
các nhiệm vụ của những năm trước, năm 2005 Đảng bộ đã có những chủ trương
bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở, hướng về cơ sở để có những phương án chỉ đạo
điều hành cho phù hợp. Cho nên đã cụ thể hóa bằng chương trình phát triển du
lịch trên nhiều mặt như: kinh phí đầu tư, công tác quy hoạch, xây dựng, phát
triển năng lực kinh doanh, công tác thông tin, quảng bá, tiếp thị, xúc tiến du lịch,
phát triển loại hình du lịch văn hóa; bảo vệ môi trường du lịch, công tác tổ chức
cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí… Tạo sự thống nhất về tư
tưởng và hành động để tập trung đầu tư cho phát triển du lịch, để kinh tế du lịch
thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đảng bộ lần thứ XIV, Đảng bộ và nhân
dân tỉnh Ninh Bình đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, hoàn
thành cơ bản các chỉ tiêu do Đại hội XIV đề ra. Tốc độ tăng trưởng GDP giai
đoạn 2001-2005 đạt (11,9%) [56, tr.13]. Năm 2005 cơ cấu tổng sản phẩm các
ngành dịch vụ chiếm 33,41% (mục tiêu 30%).
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành
dịch vụ và công nghiệp, giá trị sản xất công nghiệp tăng 2,7 lần so với năm 2000,
ngành du lịch đã có bước tăng trưởng về quy mô, tốc độ, chất lượng, đánh dấu
một bước ngoạt mới của du lịch Ninh Bình. Nếu năm 2000 tổng doanh thu du
lịch đạt 28 tỷ đồng thì năm 2005 đạt 63,17 tỷ đồng, đạt 103,57% kế hoạch, tăng
23,88% so với cùng kỳ năm 2004, khách du lịch đạt 1.021.236 lượt khách, đạt
102,12%, trong đó khách quốc tế là 329.847 lượt, đạt 106,4% kế hoạch [32].

58
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động Du lịch Ninh Bình 2001 - 2005
Các chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005
Khách du lịch Lượt 510.700 647.072 739.671 877.343 1.021.236
Trong đó:
Khách quốc tế 159.850 254.375 218.805 287.900 329.847
Khách nội địa 350.850 392.697 520.866 589.443 691.389
Tổng doanh thu Tỷ 30,56 40,41 41,61 51,00 63,17
đồng
Nộp ngân sách Tr.đồng 3.500 4.637 4.500 6.060 7.463
Số cơ sở lưu trú du lịch: Phòng 19 21 20 30 41
Trong đó: Số khách sạn 1/103 1/103 5/196 6/243 8/283
đạt sao
Số phòng 335 385 455 529 639
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình
Như vây chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV về du
lịch được triển khai và bước đầu đạt kết quả. Đã xây dựng được quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch trên địa bàn, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch;
lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày một tăng, trong đó có du lịch nước
ngoài tăng 59%. Các dự án du lịch trọng điểm như: Tràng An, Tam Cốc - Bích
Động, hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng, khu du lịch sinh thái Vân Long được
tập trung chỉ đạo, xây dựng, thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
đầu tư và khai thác.
Những thành tựu mà Đảng bộ và Nhân dân Ninh Bình đạt được trong thời
gian năm 2001-2005 là do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh sớm cụ thể
hóa các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương. Bên cạnh đó các cơ chế, chính sách
của tỉnh ban hành phù hợp với thực tiễn ở địa phương Ninh Bình, phát huy được
các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án
du lịch từ nhiều năm trước đang từng bước phát huy tác dụng.

59
Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt tồn tại và những chuyển biến của thời đại đã
và đang yêu cầu những đường hướng và chính sách mới cho sự phát triển của
nền kinh tế tỉnh nói chung và kinh tế du lịch Ninh Bình nói riêng. Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX (1-2006). Sau khi nêu lên những thành
tựu, hạn chế trong 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV và
phân tích những thời cơ và thách thức trong giai đoạn mới. Đại hội đã thông qua
phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp trong 5 năm tới (2005 - 2010)
trong đó đánh giá cao vai trò của ngành kinh tế du lịch nhằm thúc đẩy kinh tế du
lịch trở thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đảng bộ đã xác định xây dựng và hoàn
thiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch,
phấn đấu đến năm 2010, doanh thu du lịch đạt 350 tỷ đồng (trong tổng số mức
bán lẻ và doanh thu du dịch vụ tiêu dùng xã hội là 6.450 tỷ đồng). Đại hội cũng
đề ra giải pháp phát triển du lịch cho đến năm 2010 đó là:
- Bổ sung quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2010, xây dựng quy
hoạch chi tiết và quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng từng khu du lịch, điểm
du lịch.
- Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung chính sách để thu hút các nguồn vốn của
các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa, tôn tạo các di
tích danh thắng. Xây dựng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa
Cố đô Hoa Lư. Kêu gọi đầu tư, tập trung xây dựng khu du lịch Tam Cốc - Bích
Động, khu du lịch Tràng An thành điểm nhấn du lịch của tỉnh.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án khu du lịch sinh thái Linh Cốc -
Hải Nham, hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng, hồ Yên Đồng, khu du lịch nghỉ
dưỡng nước khoáng nóng Cúc Phương, Kênh Gà - Vân Trình. Nâng cao hiệu
quả công tác quảng bá và xúc tiến du lịch. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch, dịch vụ. Có chính sách cụ
thể nhằm khuyến khích các nhà đầu tư, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo
phục vụ du lịch [56, tr.66].
Để tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động các nguồn lực, phát
triển toàn diện kinh tế du lịch. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX,

60
Thông báo Kết luận số 192-TB/TU ngày 28/7/2006 của Ban thường vụ Tỉnh ủy
“Về tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Ban Thường vụ
khóa XIV về phát triển du lịch đến 2010” đã khảng định: “Phải thực sự coi du
lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh”.
Trên tinh thần của Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX, tỉnh Ninh
Bình phấn đấu đến năm 2015 đón 3.000.000 lượt khách du lịch trở lên, trong đó
có 1.000.000 lượt khách quốc tế; thu hút 900.000-1.000.000 trở lên khách lưu trú
tại Ninh Bình, trong đó có 350.000-400.000 khách quốc tế. từ năm 2015 trở đi, tốc
độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 10%/năm. Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ
sở hạ tầng cho du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú
từ 3 sao trở lên. Phấn đấu đến năm 2015, tổng số khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng
từ 3 sao tăng thêm so với năm 2008 là 20 khách sạn với 2.500 phòng. Đồng thời
quan tâm đúng mức việc phát triển các làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du
lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê để phát triển loại
hình du lịch ở nhà dân (Homestay). Thu nhập từ du lịch đến năm 2015 đạt 1.500
tỷ đồng, các năm tiếp theo tăng trưởng bình quân 15%/năm. Thu nhập từ du lịch
năm 2020 trở đi chiếm trên 10% GDP của toàn tỉnh.
Năm 2008 là những năm đầu tiên thực thực hiện đường lối chỉ đạo của
Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, du lịch Ninh Bình đã có đã có
bước phát triển ổn định và bền vững một phần nhờ các sự kiện nội bật như: Tuần
lễ du lịch Ninh Bình, Đại lễ Phật Đản Liên hiệp quốc năm 2008... Đây là dịp
tuyên truyền, quảng bá đậm nét về truyền thống lịch sử, văn hóa, du lịch, tiềm
năng, thế mạnh, về đất và người Ninh Bình. Từ đó kêu gọi, thu hút các nhà đầu
tư xúc tiến các chương trình liên doanh, liên kết đưa du lịch Ninh Bình trở thành
môt ngành kinh tế mũi nhọn, có sự phát triển bền vững, tạo thành một điểm nhấn
riêng về mảnh đất Ninh Bình. Để hoàn thành nhiệm vụ to lớn của ngành kinh tế
du lịch, các chính sách bổ trợ khác cũng đã được tỉnh chỉ đạo thực hiện đó là vấn
đề phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện đúng tiến độ thi công và đảm bảo chất
lượng các hạng mục công trình tại các Khu du lịch Tràng An, Khu văn hóa tâm

61
linh chùa Bái Đính, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. Doanh thu năm 2008
đạt 162,1 tỷ đồng; khách du lịch đến Ninh Bình tăng 20,9% so với năm 2007.
Bảng 2.3. Tổng lƣợng khách du lịch đến Ninh Bình 2004 - 2008
Đơn vị : Ngàn người
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng lượng khách 877.343 1021.236 1186.988 1518.559 1900.888
Khách quốc tế 287.9 329.847 375.017 457.92 584.4
Khách nội địa 589.443 691.389 811.971 1060.639 1316.488
Nguồn: Cục Thống kê Ninh Bình
Tóm lại, ngày từ khi tái lập tỉnh, Đảng bộ Ninh Bình đã sớm xác định
tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của tỉnh và tạo điều kiện để du lịch dần trở
thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung. Bên cạnh đó tỉnh
đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh. Bước đầu đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong tỉnh,
đặc biệt là sự phối hợp giữa Sở Văn hóa - Thể thao - Du Lịch với các cơ sở trong
quản lí điều hành hoạt động du lịch, tháo gỡ khó khăn còn vướng mắc. Nhận
thức về phát triển du lịch trong các tầng lớp dân cư đã được nâng cao lên một
bước và tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt, hỗ trợ cho hoạt động du lịch. Và
qua các kỳ đại hội từ Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, XIII, XIV, XIX, những
đường lối, chính sách ngày càng được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với
đường lối và chính sách chung của Đảng và đáp ứng những yêu cầu cấp bách của
địa phương. Những tiềm năng du lịch to lớn của tỉnh đang được đánh thức, khai
thác một cách có hiệu quả đang hướng tới sự bền vững, ngành kinh tế du lịch
đang khảng định vị trí mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
2.3.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đối với ngành kinh tế du
lịch từ (1992 - 2008)
2.3.2.1. Công tác kiện toàn bộ máy nhà nước về du lịch
Sau khi tỉnh Ninh Bình được tái lập (năm 1992), UBND tỉnh đã ra Quyết
định số 160/QĐ/UB ngày 7/5/1992 về việc thành lập Công ty du lịch tỉnh Ninh

62
Bình. Đây là cơ sở bước đầu trong việc phát triển kinh tế du lịch. Thực hiện theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/01/1995 UBND tỉnh Ninh Bình
đã có Quyết định số 87/QĐ-UB về việc thành lập Sở Du lịch. Đây là cơ quan
tham mưu cho tỉnh ban hành các văn bản, quy định quản lý ngành du lịch, triển
khai các chủ trương đường lối phát triển du lịch của tỉnh đến các doanh nghiệp
hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua các kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh, công
tác kiện toàn bộ máy nhà nước về du lịch ngày càng được hoàn thiện.
Để quản lý trực tiếp những hoạt động kinh tế nói chung và kinh tế du lịch
nói riêng, UBND tỉnh tiến hành kiện toàn và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý
tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh khi thành lập các Ban quản lý khu
du lịch trực thuộc Sở du lịch trên cơ sở kinh nghiệm và mô hình thành công của
Ban quản lý khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (hoạt động vào tháng 10/2006).
Công tác kiện toàn bộ mày quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh xuống đến
huyện đã được từng bước triển khai. UBND tỉnh đã đẩy mạnh việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống chính sách, cụ thể hóa các văn bản luật, các văn bản quản lý
khai thác tài nguyên du lịch có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp tạo nên
hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động khai thác tài nguyên du lịch. Năm
2006 huyện Gia Viễn thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của huyện, Ban chỉ
đạo ra đời đã hoạt động tích cực trong hoạt động phát triển kinh tế du lịch tại địa
phương. Sở Du lịch cũng tạo điều kiện cho UBND các huyện, thị xã tham gia
đóng góp xây dựng quy hoạch du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là
nghiên cứu hang động phục vụ phát triển du lịch.
Năm 2002 Tổng cục Du lịch quy định về việc thành lập các Ban thanh tra
du lịch trên các tỉnh trên cả nước. Ban thanh tra tỉnh Ninh Bình đã ra đời với
nhiệm vụ kiểm tra giám sát các hoạt động của tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch
sao cho đúng pháp luật, đúng quy định của ngành. Hàng năm ban thanh tra tiến
hành nhiều đợt kiểm tra định kỳ và không định kỳ về chất lượng địch vụ, sản
phẩm, giá cả, vệ sinh an toàn… Đối với toàn bộ các cơ sở du lịch trên địa bàn
tỉnh đã nhác nhở, cảnh cáo, xử phạt hàng trăm vụ vi phạm lập lại trật tự du lịch,
làm tăng lòng tin của du khách.

63
Trước những biến đổi nhanh mạnh của tình hình trong và ngoài tỉnh, để
phù hợp với tình hình mới UBND tỉnh đã quyết định hợp nhất Sở Thể dục Thể
thao, Sở Du lịch, Sở Văn hóa Thông tin thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
theo Quyết định số 422/QĐ - UBND ngày 03/03/2008.
Hiện nay Ninh Bình vẫn đang tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn
thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ tỉnh đến
huyện, hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh trong
quản lý quy hoạch và phát triển du lịch. Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã
đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển du lịch của tỉnh.
2.3.2.2. Công tác quy hoạch phát triển du lịch
Trong chiến lược phát triển du lịch, Đảng bộ Ninh Bình luôn quan tâm
đến công tác xây dựng quy hoạch phát triển du lịch. Bởi vì công tác này được
thực hiện tốt có thể làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác
động tiêu cực mà du lịch có thể đem lại cho cộng đồng. Công tác này thực hiện
không tốt có thể dẫn đến sự phát triển du lịch thiếu tính kiểm soát.
Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch phát triển du lịch, nên
ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã bắt tay vào công tác xây
dựng quy hoạch tổng thể, được thể hiện ở Quyết định số 949/QĐ-UB ngày
22/09/1995 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 1995 - 2010. Đây chính là tiền đề làm
cơ sở cho quá trình xây dựng và phát triển du lịch của tỉnh.
Về việc triển khai quy hoạch chi tiết các vùng, các khu du lịch cũng được
tỉnh chỉ đạo triển khai đồng bộ và thu hút khá nhiều dự án đầu tư trong và ngoài
nước như: khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, hồ Đồng Chương, Vân Long,
Kênh Gà - Vân Trình, Cố đô Hoa Lư, hang động Tràng An, khu sân sân golf -
hồ Yên Thắng, khu du lịch hồ Yên Đồng…
Từ chỗ chỉ khai thác các sản phẩm tự nhiên và di tích lịch sử văn hóa, từ
năm 2001 đến năm 2004 đã có 38 dự án lớn đầu tư phát triển du lịch, trong đó có
34 dự án của các thành phần kinh tế, 4 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước. Riêng năm 2008 có 8 dự án được chấp thuận đầu tư với

64
tổng số vốn là: 4.055,324 tỷ đồng. Thực hiện năm 2008 so với năm 2007 là
142% [34].
Du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển khá, đóng góp tích cực vào sự
nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Trong quá trình hội nhập với quốc tế
và khu vực, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ninh Bình đang có những cơ
hội và thách thức mới. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tế, UBND tỉnh đã
ra Quyết định số 2060/QĐ-UBND ngày 21/9/2005 ngày 21/09/2005 về việc chỉ
định đơn vị tư vấn lập dự án “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2015”.
Thực hiện Thông báo số 192-TB/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc
tiếp tục triển khai Nghị quyết số 03-NQ/TƯ của Ban thường vụ Tỉnh ủy (khóa
XIV) về việc phát triển du lịch đến năm 2010, UBND tỉnh đã phê duyệt các đề
án như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006 - 2015
và tầm nhìn 2020; Quy hoạch điều chỉnh bổ sung khu du lịch Tam Cốc - Bích
Động thời kỳ 2006 - 2010 và định hướng 2020; quy hoạch chi tiết khu du lịch
sinh thái Vân Long huyện Gia Viễn, điều chỉnh quy hoạch tổng thể khu du lịch
Tràng An, quy hoạch chi tiết 4 khu chức năng thuộc khu du lịch Tràng An. Các
bản quy hoạch của từng vùng du lịch được công bố công khai để từng người dân
được biết, từ đó họ ý thức hơn về làm du lịch, đây cũng là điều kiện thuận lợi để
tiến đến xã hội hóa du lịch.
Đây là bước cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Ninh Bình, nhằm xây dựng được hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển ngành
du lịch một cách toàn diện về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường.
2.3.2.3. Công tác đầu tư hạ tầng trực tiếp cho ngành du lịch
Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm gần
đây đã được đầu tư xây dựng tương đối hợp lý, hệ thống đường ô tô đi được tới
tất cả các xã trong tỉnh, việc đi lại thuận tiện, nhanh chóng. Toàn tỉnh hiện có
2.278,2 km đường bộ và 496 km đường sông với các tuyến quan trọng nối liền
thành phố tỉnh lỵ với các huyện lỵ và tỏa đi các xã [68, tr.30]. Các tuyến đường
từ tỉnh xuống huyện được nâng cấp rải nhựa ô tô đi đến 100% số xã phường.

65
Mạng lưới giao thông của Tỉnh phân bố tương đối đồng đều: đường sắt, đường
bộ, đường thủy.
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch chính là tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch đồng thời
thu hút đầu tư các dịch vụ du lịch như: nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng…
Từ khi xác định vai trò của kinh tế du lịch. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã chú
ý đến đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch. Trong những năm gần đây tỉnh đã
cho tập trung xây dựng hàng loạt các tuyến đường mới có tầm chiến lược đặc
biệt quan trọng đối với sự phát triển ngành kinh tế du lịch. Từ năm 2000 đến
nay, nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chiến lược phát triển du lịch đã
được triển khai. Tính đến năm 2006, ngành du lịch Ninh Bình đã đầu tư 421,453
tỷ đồng. Bao gồm các hạng mục như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu du lịch
sinh thái Tràng An, diện tích quy hoạch là 1961 ha, đây là dự án đầu tư cơ sở hạ
tầng trọng điểm của tỉnh với tổng số vốn là 2.572,243 tỷ đồng, Ngành đã tập
trung đầu tư cơ bản song tuyến đường trục chính từ thị xã Ninh Bình đi chùa Bái
Đính; khu Tam Cốc - Bích Động tổng mức đầu tư cho tôn tạo, nâng cấp cơ sở
hạ tầng là 199,850 tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành một số hạng mục công trình
chính đưa vào phục vụ khách như: đường, cầu, cống từ cầu Ba Vuông vào bến
thuyền Đình Các. Xây dựng xong bến xe Đồng Gừng, sân Đình Các, bến thuyền
Cây Đa và nạo vét xong tuyến giao thông đường thủy từ Đình Các đi Tam Cốc -
Suối Tiên; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Vân Long tổng số
vốn là 37,520 tỷ đồng. Dự án đã đầu tư xong đường, cầu, cống từ đường 477A
qua 2 xã Gia Vân và Gia Lập, san nền xong 2 bến xe, nạo vét cơ bản xong 2
tuyến giao thông đường thủy trong khu du lịch sinh thái Vân Long; cơ sở hạ tầng
ngành nghề truyền thống các xã Ninh Xuân, Ninh Hải, Ninh Vân, Ninh Thắng;
đầu tư mạng lưới thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch…
Để phục vụ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch. Tỉnh
đã chấp thuận cho 36 dự án đầu tư cho kinh doanh du lịch với tổng số vốn là:
6.576,756 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, đầu tư trong lĩnh vực này tăng lên
nhanh chóng cả về số dự án và vốn đầu tư. Năm 2007 có 6 dự án đầu tư được

66
chấp thuận đầu tư với tổng mức vốn đầu tư là 610,347 tỷ đồng. Riêng năm 2008
có 8 dự án được chấp thuận đầu tư với tổng số vốn là: 4.055,324 tỷ đồng [72].
Bảng 2.4. Tổng hợp các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ 2001 - 2006
Đơn vị: Nghìn đồng
Vốn đã giải
Dự toán Thời gian
Chỉ tiêu ngân đến
đƣợc duyệt thực hiện
31/12/2006
I. Nguồn ngân sách địa phương 5.283.981 4.335.173
1. Xây dựng trụ sở làm việc Sở Du
5.181.643 4.185.173 2004-2005
lịch
2. QH khu du lịch Kênh Gà - Vân
102.388 50.000 2004
Trình
3. Bổ sung QH KDL Tam Cốc -
100.000 2005-2006
Bích Động
II. Nguồn ngân sách Trung ương 2.906.887.137 392.439.586
1. Xây dựng CSHT KDL Vân
37.520.000 21.300.586 2002-2007
Long
2. Xây dựng CSHT KDL Tràng An 2.572.243.000 247.000.000 2003-2010
3. Xây dựng CSHT KDL Tam Cốc -
199.850.000 112.639.000 2001-2006
Bích Động
4. Xây dựng CSHT các làng nghề
18.965.000 3.500.000 2002-2006
truyền thống
5. Nạo vét tuyến giao thông thủy Bích
78.309.137 8.000.000 2005-2006
Động - Hang Bụt
Tổng số 2.912.171.118 396.774.759 2001-2006
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình
Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, lượng khách quốc tế
ngày càng tăng và khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều. Nên các khách sạn
nhà trọ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch.
Ngành du lịch Ninh Bình cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà

67
nghỉ phục vụ khách du lịch. Số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần
kinh tế tăng nhanh cả về số lượng và qui mô và phương thức hoạt động.
Năm 1992 (sau khi tái lập tỉnh), toàn tỉnh chỉ có duy nhất 1 khách sạn Hoa
Lư được tách ra từ công ty du lịch Hà Nam Ninh với 33 phòng nghỉ. Năm 1995,
toàn tỉnh có 25 đơn vị kinh doanh du lịch với 240 phòng nghỉ. Đến năm 2004,
toàn ngành đã có 68 đơn vị kinh doanh du lịch, trong đó có 60 đơn vị kinh doanh
lưu trú, trong đó có 6 khách sạn được xếp sao (từ 1 - 2 sao), 24 khách sạn, nhà
nghỉ được xếp loại khách sạn, nhà nghỉ tiêu chuẩn. Tính đến 31/12/2004, toàn
tỉnh có 815 phòng nghỉ, trong đó có 450 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tổng giá
trị tài sản toàn ngành năm 1995 là 4.183 triệu đồng, tăng 131.219 triệu đồng
(tăng 31,37 lần). Tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 74,61%. Đến năm 2008, toàn
tỉnh có 103 khách sạn với 1.576 phòng và 2.602 giường. Trong đó có 21 cơ sở
lưu trú được công nhận đạt loại hạng từ 1 đến 2 sao, chiếm tỷ lệ 20,3% tổng số
lưu trú hiện có, nhưng chưa có khách sạn 3 sao trở lên. Trong năm 2008, có 8 cơ
sở lưu trú được xây dựng mới, với tổng số vốn đầu tư là 124 tỷ đồng, trong đó có
1 khách sạn 1 sao và 6 khách sạn 2 sao.Tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách
thông thoáng thu hút đầu tư xây dựng khách sạn 3 sao trở lên tại trung tâm thành
phố Ninh Bình với diện tích 1 - 2 ha. Những năm qua cơ sở lưu trú đã được chú
trọng đến nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang
thiết bị phục vụ khách thường xuyên được bảo trì bảo đảm chất lượng loại hạng
cơ sở lưu trú, một số cơ sở đã được bổ sung thêm những dịch vụ mới phục vụ
khách, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Nhìn chung các hạng mục công trình của các dự án đầu tư cơ cở hạ tầng ở
các khu du lịch đưa vào phục vụ khách có chất lượng tốt. Các hạng mục công
trình đã đầu tư xây dựng theo đúng thiết kế và tuân thủ đúng các quy định của
Nhà nước về đầu tư xây dựng. Tuy nhiên tiến độ thực hiện và vốn đầu tư còn
chậm so với kế hoạch đặt ra.
2.3.2.4. Phát triển các tuyến điểm và loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch
Trong các kỳ Đại hội, Đảng bộ tỉnh luôn nhấn mạnh đến việc phải đa dạng
hóa sản phẩm du lịch cả về các loại hình và tuyến điểm du lịch. Tạo ra sản phẩm

68
du lịch mới, độc đáo gắn liền với nét đặc trưng của tỉnh. Từ những chỉ đạo đó,
các loại hình và tuyến điểm du lịch của Ninh Bình phát triển ngày càng phong
phú đa dạng cả về chất và lượng.
Nên ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo xây
dựng các cụm, điểm du lịch, trước mắt tập trung xây dựng khách sạn Hoa Lư để
đưa vào sử dụng trong năm 1996. Tu bổ, tôn tạo những di tích, danh thắng đang
xuống cấp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng, trọng tâm đường giao thông đến các
điểm du lịch [60]. Gắn với 4 cụm du lịch, các tuyến du lịch được xác định trong
bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình năm 1995 đó là:
- Tuyến du lịch thị xã Ninh Bình - Cố đô Hoa Lư.
- Tuyến du lịch thị xã Ninh Bình - Tam Cốc - Bích Động.
- Tuyến du lịch thị xã Ninh Bình - Địch Lộng, Đầm Cút, Kênh Gà
- Tuyến du lịch thị xã Ninh Bình - Cúc Phương - Kỳ Phú - Căn cứ Chiến
khu cách mạng Quỳnh Lưu.
- Tuyến du lịch đường sông, Núi Thúy - Cửu Đáy - Hòn Nẹ.
Các tuyến điểm trong bản Quy hoạch năm 1995 chỉ đơn điệu nằm xung
quanh thành phố Ninh Bình, thì nay đã hình thành các tuyến du lịch chuyên đề
như tuyến du lịch sinh thái, tuyến du lịch văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng, tuyến du
lịch lịch sử… và các tuyến du lịch liên tỉnh như: Ninh Bình - Hà Nội, Ninh Bình
- Hải Phòng - Quảng Ninh- Trung Quốc, Ninh Bình - Lào Cai - Sa Pa - Trung
Quốc, Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Quảng Ninh, Ninh Bình - Thanh
Hóa - Nghệ An, Ninh Bình - Quảng Bình - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng.
Dựa vào đặc điểm tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên
quan có thể xác định loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh Ninh Bình là du lịch
thăm quan danh lam thắng cảnh; du lịch văn hóa - lịch sử, trong đó có du lịch
làng quê; du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu.
Sản phẩm du lịch Ninh Bình đến nay đã từng bước được đa dạng hóa và
ngày càng nâng cao chất lượng. Sản phẩm du lịch hang động: Tham quan Tam
Cốc, động Địch Lộng, động Tiên, động Hoa Lư… là sản phẩm du lịch độc đáo,
hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử: như Hoa Lư,

69
Tam Cốc - Bích Động, Tam Điệp, Phát Diệm, khu núi chùa Bái Đính. Trong
những năm gần đây khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng phát triển nhanh. Đối tượng
chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán
kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước. Sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp với
du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu: Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu
bảo tồn ngập nước Vân Long, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng vườn quốc gia Cúc
Phương… Sản phẩm du lịch làng quê, làng nghề: ở Văn Lâm đang kết hợp hài
hòa giữa làng nghề và du lịch, nồng nhiệt đón chào du khách thập phương. Đến
với Văn Lâm, du khách sẽ có một sự hiểu biết cụ thể hơn với những sản phẩm đẹp
đẽ mà mình sử dụng. Để du khách đến tham quan, lưu trú dài ngày, làng đã đầu tư
các khâu dịch vụ ăn và ở chu đáo, tiện nghi, lịch sự, làm vừa lòng khách du lịch.
Mỗi nhà dân là một khu du lịch nhỏ mà du khách có thể lưu lại nghỉ ngơi sinh
hoạt cùng với những người thợ nghề. Du khách sẽ khám phá những nét tinh xảo
của người thợ, hiểu được những hình ảnh văn hóa đậm nét được truyền tải vào
mỗi sản phẩm là tâm hồn, là cuộc sống và con người đất Việt.
Các tuyến điểm và các loại hình du lịch tỉnh Ninh Bình được các doanh
nghiệp đầu tư khai thác khá hiệu quả, tạo ra thế mạnh điểm thu hút đối với du
khách trong nước và quốc tế.
2.3.2.5. Nguồn lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình luôn ý thức được vai
trò quyết định cho thành công của mọi hoạt động kinh tế là yếu tố con người
(nhất là ngành kinh tế tổng hợp như du lịch), do đó luôn chú trọng đến vấn đề
đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để nâng cao tay nghề và chuyên môn của
nguồn nhân lực du lịch trong tỉnh hàng năm, tỉnh đều tổ chức cho đội ngũ quản
lý du lịch di tham quan học tập về các mô hình du lịch thành công ở trong nước
và ngoài nước. Đồng thời cũng cử cán bộ đi học tập nâng cao trình độ bằng
phương pháp ngắn hạn, tập trung dài hạn, tại chức, từ xa, bồi dưỡng tại chỗ. Số
cán bộ có trình độ chuyên môn ngày càng nhiều. bên cạnh đó có các cuộc thi
chuyên môn ngành du lịch (lễ tân, đầu bếp, hướng dẫn viên du lịch).

70
Nguồn nhân lực du lịch được coi là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng
lợi chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc
đẩy sự phát triển các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân theo
tinh thần Nghị quyết số 03-NQ/TƯ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du
lịch. Nên từ năm 2002 đến năm 2008, ngành du lịch đã phối hợp với các cơ sở
đào tạo lớn như Khoa du lịch Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội… tổ
chức được 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho 564 lao động của các
đơn vị quản lý khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch trên địa
bàn toàn tỉnh, chiếm 58% tổng số lao động trực tiếp trong ngành. Cho nên trong
những năm gần đây có sự tăng trưởng đột biến về lực lượng lao động trong
ngành du lịch Ninh Bình. Nếu như năm 1995, du lịch Ninh Bình mới chỉ thu hút
267 lao động thì đến năm 2005 đội ngũ lao động làm du lịch đã tăng gấp 22,5 lần
(6000 lao động), trong đó các doanh nghiệp trong ngành thu hút được 650 lao
động, còn lại là lao động thuộc các thành phần dịch vụ khác. Nguyên nhân chủ
yếu của sự đột biến đó là do chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần
kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.
Một trong những điểm đáng chú ý của du lịch Ninh Bình trong những
năm qua, đó là trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch đã được nâng lên
rõ rệt, tỷ lệ lao động được đào tạo bước đầu đã được nâng cao. Tỷ lệ lao động
được đào tạo nghề, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ buồng, bàn, bar, lễ tân chiếm tỷ
trọng cao 68% tổng số lao động ngành, số lao động ngành, số lao động có trình
độ Đại học và Cao đẳng cũng chiếm tỷ trọng 11%…, bước đầu đáp ứng yêu cầu
phát triển. Lao động có trình độ ngoại ngữ cũng chiếm tỷ trọng 44% trong tổng
số lao động phục vụ trực tiếp tại các doanh nghiệp trong ngành.

71
Bảng 2.5. Chất lƣợng nguồn lao động ngành du lịch Ninh Bình
giai đoạn 2003 - 2007
Đơn vị tính: người

STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007


1 Lao động trực tiếp làm du lịch 470 621 650 916 960
- Trình độ đại học, cao đẳng 50 70 85 183 196
- Trình độ trung cấp và sơ cấp nghề 195 158 190 322 410
- Trình độ đào tạo khác 195 215 255 220 219
- Có khả năng giao tiếp 1 trong 3
ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung 147 180 286 290 315
2 Số lao động gián tiếp làm du lịch 5620 5700 5750 5900 6150
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình.
Xác định được tầm quan trọng của nguồn nhân lực và chất lượng nguồn
nhân lực, Đảng bộ Ninh Bình cùng với Sở Du lịch phối hợp với các đơn vị trong
ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch, với Tổng cục Du lịch tổ chức bồi dưỡng
nghiệp vụ và kỹ thuật chế biến món ăn phục vụ cho khách du lịch đạo Hồi cho
25 học viên; mở 1 lớp nghiệp vụ du lịch (buồng, bàn, bar, lễ tân, bếp) 7 tháng
cho 110 học viên là cán bộ, nhân viên của các đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà
hàng du lịch hoạt động trên địa bàn.
Năm 2008, Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Ninh Bình đã mở tổ chức,
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho hơn 1000 người. Trong đó sở đã mở 2
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch và 2 lớp đào
tạo tiếng Anh, tiếng Pháp giao tiếp du lịch cho trên 100 học viên tại khu du lịch
Tam Cốc - Bích Động và khu du lịch sinh thái Vân Long; 10 lớp bồi dưỡng kiến
thức du lịch cộng đồng cho hơn 900 cán bộ và nhân dân làm du lịch tại xã Gia
Sinh (Gia Viễn) và thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải (Hoa Lư). Ngoài ra Sở còn tổ
chức nhiều buổi tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, khách
sạn, đoàn khách du lịch, công ty lữ hành trong nước và quốc tế. Một trong những
đặc điểm của du lịch Ninh Bình là phát triển dựa vào cộng đồng do yếu tố xen
ghép và hòa quyện giữa tài nguyên du lịch và cộng đồng dân cư. Với mục đích
nâng cao nhận thức của nhân dân địa phương về phát triển du lịch, từ năm 2003

72
Sở Du lịch đã phối kết hợp với các cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương nơi
có khu, điểm du lịch mở các lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho các
lao động tham gia làm dịch vụ du lịch (chụp ảnh, chèo đò, bán hàng lưu
niệm,…) cho 4.050 người.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay và
trong những năm sắp đến, đội ngũ cán bộ, công nhân viên phục vụ du lịch Ninh
Bình còn nhiều hạn chế. Số lượng nhân viên phục vụ vừa thừa lại vừa thiếu, thừa
lao động chưa được qua đào tạo, tay nghề thấp. Nhưng lại thiếu lao động có
chuyên môn nghiệp vụ cao.
2.3.2.6. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch
Du lịch là ngành với những nét đặc thù riêng, đòi hỏi phải được thông tin,
quảng bá, mở rộng giao lưu, hợp tác. Xác định tầm quan trọng đó, trong những
năm qua bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thì công tác
tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh, nét đặc sắc văn hóa du
lịch của quê hương Ninh Bình đã được tập trung triển khai. Hình ảnh du lịch
Ninh Bình ngày càng có nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến.
Năm 2002 Sở du lịch Ninh Bình đã chính thức đưa Trung tâm xúc tiến
đầu tư và phát triển du lịch đi vào hoạt động. Trong thời gian qua hoạt động của
trung tâm có nhiều tiến bộ góp phần kêu gọi đầu tư và mở rộng thị trường khách
du lịch trong và ngoài nước. Từ khi ra đời trung tâm đã có sự phối hợp tích cực
với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh để triển khai các thực hiện các
chương trình quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Ninh Bình. Phát động chương
trình báo chí viết về du lịch Ninh Bình, tham gia tuyên truyền báo ảnh trên báo
Ninh Bình, báo Nhân dân, Tuần tin tức, báo Quân đội nhân dân, báo Du lịch, tạp
chí Du lịch… tổ chức các hội chợ, hội thảo, các hoạt động văn hóa, lễ hội và sự
kiện du lịch để thu hút khách đến với Ninh Bình. Trung tâm đã tổ chức thành
công hội thi “Nấu các món ăn dân tộc Việt Nam ngành du lịch Ninh Bình -
2002”, phát động chương trình Báo chí viết về du lịch Ninh Bình và đã thu hút
được nhiều tầng lớp dân cư tham gia. Đặc biệt, trong năm 2008 tỉnh đã tổ chức “
Tuần lễ du lịch” với nhiều nét văn hóa đặc sắc, là dịp để quảng bá, giới thiệu
tiềm năng du lịch Ninh Bình đến với du khách trong và ngoài nước.
Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đã được sự quan tâm tập trung chỉ
đạo của lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo ngành du lịch trong việc phối hợp để

73
nhằm tạo ra sự đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mang đặc trưng Ninh Bình.
Ngành du lịch đã tích cực truyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch
trên các phương tiện thông tin đại chúng: Internet, báo, đài truyền hình ở Trung
ương và địa phương với các chuyên mục “Mỗi tuần một chuyến đi”, “Ấn tượng
Hạ Long cạn”, “Hoa Lư huyền thoại”… in hàng vạn ấn phẩm du lịch quảng bá
trong nước và quốc tế, tham gia hội thảo, hội chợ quốc tế ở Hải Phòng, Thái
Nguyên, Quảng Nam Đà Nẵng. Phối hợp với Nhà xuất bản Thế giới xây dựng sa
bàn điện tử. Sở Du lịch Ninh Bình đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam
xây dựng 4 bộ phim giới thiệu về tiềm năng du lịch Ninh Bình gồm “Non nước
Tràng An- Ninh Bình”, “Non nước Ninh Bình”, “Làng đá Ninh Vân”, “Về thăm
Gia Viễn”, xuất bản và đưa vào lưu hành cuốn sách “Non nước Ninh Bình” bằng
tiếng Việt và tiếng Anh.
Ngoài ra trang thông tin điện tử du lịch Ninh Bình
ninhbinhtourism.com.vn) thường xuyên cập nhật tin bài, ảnh giới thiệu và phản
ánh hoạt động du lịch, đặt liên kết với các trang web du lịch của các tỉnh, thành
trong cả nước. Năm 2008 ước đạt 301.897 lượt truy cập, trong đó tỷ lệ truy cập
trang tiếng Anh là 35%. Tổ chức 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên,
thuyết minh viên du lịch và 2 lớp đào tạo tiếng Anh và Pháp giao tiếp du lịch cho
trên 100 học viên tại khu du lịch Tam Cốc - Bích Động và Vân Long, 10 lớp bồi
dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho hơn 900 cán bộ và nhân dân làm du lịch
tại xã Gia Sinh và thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải. Tư vấn về chuyên môn nghiệp vụ
cho các doanh nghiệp khách sạn, đoàn khách du lịch, công ty lữ hành trong nước
và quốc tế.
Công tác xúc tiến quảng bá của du lịch Ninh Bình thời gian qua đã có
nhiều cố gắng, hoạt động xúc tiến đã được triển khai toàn diện hơn, đã giúp cho
các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến tìm hiểu, nghiên
cứu đầu tư phát triển du lịch tại Ninh Bình.
Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch trong những năm qua đã đạt
được được những kết quả đáng kể, nhất là tạo được sự chuyển biến nhận thức
trong cộng đồng về vị trí, vai trò của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh trong nhân dân. Để chuyển hóa thành hành động cụ thể trong chỉ
đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển du lịch của các
cấp lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể, địa phương trong toàn tỉnh.

74
2.3.2.7. Công tác phát triển doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch
và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp
Để thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển, UBND tỉnh đã ban hành và áp dụng
các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu du lịch trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình. Tập đoàn đầu tư Việt Nam Hotel Project BT (Hà Lan) đầu tư xây
dựng quần thể làng du lịch tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư với tổng số vốn dự
kiến là 2,35 triệu USD (dự án 100% vốn nước ngoài). Doanh nghiệp xây dựng
Xuân Trường đầu tư 630,937 tỷ đồng vào xây dựng khu du lịch Tràng An, công
ty TNHH Đầu tư phát triển thương mại sản xuất Hoàng Phát đầu tư 199 tỷ đồng
để xây dựng khu văn phòng, siêu thị, khách sạn cao tầng, địa điểm tại phường
Tân Thành, Thành phố Ninh Bình.
Bảng 2.6. Tổng hợp dự án đầu tƣ vào khu du lịch trung tâm
Thành phố Ninh Bình
Đơn vị: triệu đồng
Tên dự án Chủ đầu tư Vốn đầu tư Thời gian
XD công trình NB Complex CT ĐTPTTM Hoàng
building Phát 199.053 2005-2008
CTTNHH Thiên
XD nhà nghỉ, dịch vụ du lịch Trường An 6.450 2006-2007
XD Khách sạn, khu công viên
cây xanh Hồ Biển Bạch DNTN Minh Đức 15.490 2006-2007
XD Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao DNTN Hoàng Sơn 27.987 2007-2009
XD dịch vụ du lịch sinh thái và CTTNHH Thái
nuôi trồng thủy sản Thịnh 14.578 2007-2008
XD nhà hàng khách sạn và dịch
vụ du lịch DNTN Chính Tâm 13.947 2007-2008
CTCP Long Thúy
XD khu liên hợp KS nhà hàng Đằng 12.500 2007-2009
XD Trung tâm vui chơi giải trí
và ẩm thực Minh Phố CTTNHH Minh Phố 79.999 2008-2010
XD KS 5 sao Quang Dũng DNTN Quang Dũng 553.092
XD Khu nuôi trồng thủy sản kết
hợp nhà nghỉ CTTNHH Xuân Đạt 50.064 2007-2009
Tổng vốn đầu tƣ vào Khu 973.160
Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ninh Bình

75
Cùng với công tác phát triển mạng lưới doanh nghiệp, việc quản lý nhà
nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp du lịch cũng đã được tỉnh Ninh
Bình chú trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, bình ổn thị trường,
khả năng cạnh tranh và tạo cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh
nghiệp du lịch.
Trong những năm qua, Sở du lịch Ninh Bình đã tham mưu giúp UBND
tỉnh thực hiện nhiều việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh
doanh du lịch trên địa bàn. Bước đầu đã quản lý và giám sát được các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là du lịch lưu trú, ăn uống và lữ
hành. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đang từng bước được hoàn thiện và
nâng cao hiệu lực như: tinh giảm biên chế, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ
đảm nhận các vị trí chủ chốt đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong quá trình
hội nhập. Đã tiến hành sáp nhập phòng Nghiệp vụ với phòng Kế hoạch, thành
lập Trung tâm xúc tiến và phát triển du lịch. Trung tâm đã chỉ đạo các đơn vị
kinh doanh du lịch thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước và Nghị định 39/CP về kinh doanh lưu trú, Nghị định 27/CP của
Chính phủ về kinh doanh lữ hành hướng dẫn du lịch đối với 36 đơn vị kinh
doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh.
Trong 2 năm 2004 và 2005, Sở du lịch đã phối hợp với Viện Nghiên cứu
phát triển du lịch tổ chức thực hiện chương trình điều tra cơ bản về cơ sở lưu trú
du lịch. Qua đó đã lập được danh sách chi tiết các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu
trú trên địa bàn tỉnh, tái thẩm định 2 khách sạn 2 sao là khách sạn Hoa Lư và
khách sạn Thùy An.
Năm 2006, nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước tại các khu du
lịch, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy và ngành đã căn cứ Luật Du lịch phối hợp với
các ngành chức năng, chính quyền địa phương các cấp tham mưu cho UBND tỉnh
ra Quyết định số 1961/QĐ- UBND ngày 19/9/2006 về việc thành lập Ban quản lý
Khu du lịch Tam cốc - Bích động và đưa Ban Quản lý chính thức vào hoạt động
từ tháng 10/2006. Đây là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân và được chính
quyền nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ, bước đầu công tác an ninh trật tự,
vệ sinh môi trường đi vào nề nếp, công tác điều hành được thực hiện tốt.

76
Trong những năm qua, công tác phát triển mạng lưới doanh nghiệp hoạt
động trong ngành du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh
nghiệp đã được tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt. Đây có thể là một trong những thành
công lớn trong công tác phát triển doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch
và quản lý nhà nước về du lịch. Mạng luới doanh nghiệp hoạt động trong nghành
du lịch không ngừng được tăng lên cả về chất lượng lẫn số lượng. Công tác quản
lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được các
cấp, các ngành, các địa phương phối hợp chặt chẽ và đã tạo ra môi trường pháp
lý thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chuyển hướng đúng theo
nền kinh tế thị trường. Đây là tiền đề để du lịch Ninh Bình phát triển nhanh và
bền vững trong những giai đoạn tới theo đúng tinh thần của Nghị quyết đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
2.3.2.8. Công tác bảo tồn, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên
để phát triển du lịch bền vững
Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thực hiện Luật di sản văn hoá.
Những năm qua Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các cấp, các ngành,
các đoàn thể trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến
việc tổ chức thực hiện Luật di sản văn hoá, tạo bước chuyển về nhận thức, vai
trò, vị trí của di sản văn hoá trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác quản
lý quy hoạch, bảo vệ, sưu tầm, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá của các
di tích lịch sử và danh thắng được quan tâm và đã đạt những kết quả quan trọng,
góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Từ năm 2003-2008 tỉnh đã huy động các nguồn đầu tư, trị giá gần 100 tỷ
đồng để chống xuống cấp di tích lịch sử văn hoá. Trong quá trình tu bổ, tôn tạo
di tích đều có sự quản lý, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đạt tiêu chuẩn về
kỹ thuật, mỹ thuật, ngăn chặn được sự xuống cấp nghiêm trọng của những di tích
quan trọng. Riêng với di tích Quốc gia Cố đô Hoa Lư, tỉnh đã tập trung xây dựng
quy hoạch tổng thể và đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt năm 2003. Năm
2004, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy
giá trị vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư. Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Hoa

77
Lư- Thăng Long- Hà Nội, tỉnh đã và đang triển khai dự án tu bổ, tôn tạo các di
tích lịch sử văn hoá trong vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư (gồm 13 di tích),
triển khai thực hiện dự án xây dựng quảng trường trung tâm Thành phố, tượng
đài vua Đinh Tiên Hoàng, sân tổ chức lễ hội Cố Đô Hoa Lư…
Thực hiện chương trình mục tiêu “ Bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể”
những năm qua tỉnh đã quan tâm đến công tác nghiên cứu, sưu tầm các di sản
văn hoá phi vật thể tiêu biểu như: Sưu tầm và phát hành tập sách “Truyền thuyết
Hoa Lư”, “Kinh đô Hoa Lư thời Đinh - Tiền Lê”, “Hát chầu văn”, “Hát xẩm”…
Việc triển khai sưu tầm các giá trị văn hoá phi vật thể đã góp phần nâng cao
nhận thức, niềm tự hào cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cho thế trẻ, từ đó
xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của
dân tộc trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, các địa phương xây dựng các dự án
nhỏ nhằm tạo cơ chế cho cộng đồng địa phương được tham gia hoạt động bảo
tồn. Thông qua đó chính cộng đồng sẽ tích cực bảo vệ tài nguyên du lịch, thực
chất là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh thái.
Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với
vấn đề môi trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với đối với sự phát triển của
ngành du lịch, nơi môi trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại
của các hoạt động du lịch. Luật Môi trường (2005) được ban hành là cơ sở pháp
lý cơ bản đối với việc bảo vệ môi trường ở nước ta. Trong lĩnh vực du lịch, hoạt
động quản lý đảm bảo môi trường được cụ thể hóa tại Quyết định 02 về bảo vệ
môi trường trong lĩnh vực du lịch và chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường giữ gìn trật tự trị an về môi trường tại các điểm tham quan du lịch. Trên
cơ sở tuân thủ những quy định về môi trường của pháp luật tỉnh Ninh Bình đã
xây dựng các quy định cụ thể tại từng địa phương và tại các điểm du lịch, bên
cạnh đó còn có những quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Để có thể khai thác, quản lý các hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao mang
tính bền vững, tránh ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, bảo vệ tài nguyên du
lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều quy
định, quy chế và tiến hành những đợt kiểm tra nhằm tạo ra một môi trường du

78
lịch tốt nhất cho du khách, đảm bảo khai thác và tôn tạo tài nguyên du lịch mà
tỉnh đang có sao cho hợp lý nhất.
Tóm lại, du lịch Ninh Bình có được những kết quả là nhờ vào rất nhiều
những nhân tố chủ quan và khách quan, trong đó nhân tố mấu chốt dẫn đến
thành công là vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình với việc đề ra đường
lối, chính sách đúng đắn, sáng tạo để phát triển ngành kinh tế du lịch. Sự sát sao
trong công tác quản lý, sự đồng thuận giữa các ban ngành của tỉnh và địa phương
tạo ra sự tin tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên sự yên tâm,
hài lòng về mọi mặt cho du khách đến với Ninh Bình. Bên cạnh đó còn phải kể
đến những nhân tố khách quan khác như đường lối, chính sách đổi mới kinh tế
nói chung và du lịch nói riêng của Đảng và Nhà nước ta bắt đầu từ Đại hội VI và
liên tục được điều chỉnh bổ sung qua các kỳ đại hội sau đó. Từ chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Ninh Nình không ngừng vận dụng
sáng tạo vào địa phương để tạo ra điểm mạnh của du lịch, nhằm thực hiện chủ
trương đưa kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Cộng thêm
vào đó, Ninh Bình còn là một vùng đất giàu tiềm năng, điều kiện lịch sử, địa lý
vô cùng thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Con người Ninh Bình thông minh
cần cù, thông minh, sáng tạo, giàu truyền thống yêu nước, nỗ lực hết mình để
xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Từ một ngành kinh tế non nớt, yếu
kém lúc tái lập tỉnh đến năm 2008 du lịch Ninh Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Chỉnh phủ nói chung, Đảng bộ và các cấp chính quyền Ninh Bình nói riêng
đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp to lớn vào công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình. Với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và của mỗi
người dân. Chúng ta tin tưởng rằng, trong thời gian tới, kinh tế du lịch của tỉnh
sẽ ngày càng phát triển, đưa Ninh Bình trở trành một trong những trung tâm du
lịch trọng điểm của cả nước.

79
Chƣơng 3
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM
CỦA QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ
DU LỊCH CỦA ĐẢNG BỘ NINH BÌNH

3.1. Đánh giá chung quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992 - 2008)
3.1.1. Ưu điểm
Về sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong quá trình
phát triển ngành kinh tế du lịch.
Trong thời kỳ đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước
ta đã có những chủ trương và định hướng phát triển du lịch đúng đắn, sáng tạo.
Từ thực tiễn sinh động của đất nước thời kỳ mở cửa, từ nhu cầu chiến lược của
ngành du lịch, Đảng bộ, nhân dân tỉnh Ninh Bình đã vận dụng vào hoàn cảnh cụ
thể của địa phương đề ra những chủ trương, đường lối phát triển kinh tế du lịch
thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất.
Sau 16 năm tái lập tỉnh (1992-2008), được sự quan tâm của Trung ương
Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự giúp đỡ của các bộ, ngành, Đảng bộ và nhân
dân Ninh Bình đã quyết tâm phấn đấu, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đạt được
những thành tựu quan trọng, hoàn thành khá, toàn diện mục tiêu Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ XII, XIII, XIV, XIX đề ra. Kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng
nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng giảm tỷ trọng của ngành nông
nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế trong
GDP năm 1995: Công nghiệp - xây dựng 19%, Nông - lâm nghiệp, thủy sản
55,4%, dịch vụ 26,4%, năm 2007: Công nghiệp - xây dựng: 40%; Nông, lâm -
ngư nghiệp: 26%; Dịch vụ: 34%. Sự chuyển hướng này thể hiện rõ sự năng động
và sáng tạo trong đường lối chỉ đạo phát triển ngành kinh tế nói chung và ngành
dịch vụ - du lịch nói riêng của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình. Thực tế phát triển kinh
tế - xã hội của Ninh Bình những năm gần đây cho thấy nền kinh tế đã có những
bước chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Kinh tế du lịch đã thể hiện là

80
ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với nhịp độ hoạt động và tỷ lệ tăng trưởng cao,
du lịch Ninh Bình góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của địa phương. Đảng bộ đã huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển
nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, văn hóa - xã hội có nhiều tiến
bộ, đời sống nhân ổn định và được cải thiện nhiều mặt. Vị thế Ninh Bình được
khảng định và nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương Đảng và
Chính phủ, Đảng bộ Ninh Bình đánh giá cao vai trò của ngành kinh tế du lịch và
từng bước phát triển du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh. Ngay từ khi tách tỉnh Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã nhận thức đầy đủ rằng, du
lịch là một hoạt động kinh tế tổng hợp, đa dạng, phong phú. Với sự tham gia của
nhiều ngành, địa phương và các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế du lịch sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác. Phát triển du lịch được coi là
khâu đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh. Năm 2005, hòa nhập với công
cuộc đổi mới của đất nước, ngành du lịch Ninh Bình bám sát Nghị quyết đảng bộ
tỉnh lần thứ XIV, chương trình hành động du lịch tỉnh Ninh Bình năm 2005 -
2010, đã nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động nội lực, tranh thủ nguồn lực, tham
mưu cho UBND tỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Vân Long,
khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả
Thông báo số 21/TB-UBND ngày 13/5/2005 của UBND tỉnh về kết luận của
Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị kiểm điểm bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn,
đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Để khai thác tốt lợi thế và tiềm năng có hiệu quả, ngành du lịch Ninh Bình
đã đề ra định hướng phát triển chi tiết, đặc biệt là chương trình hành động du lịch
tỉnh Ninh Bình năm 2000 - 2005. Chương trình đã tạo ra sự chuyển biến nhiều
mặt của ngành du lịch từ phát triển sản phẩm du lịch đến tuyên truyền, quảng bá,
từ nâng cao nhận thức về du lịch và chuyển hóa thành hành động thiết thực trong
phát triển du lịch đến tăng cường năng lực quản lý du lịch, từ đào tạo phát triển
nguồn nhân lực du lịch đến giáo dục du lịch toàn dân… làm cho hoạt động du
lịch sôi nổi và phong phú thêm.

81
Có thể nói sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là yếu tố quan trọng nhất trong
nhân tố góp phần đưa du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch
Ninh Bình từ một ngành có vị trí nhỏ bé trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong
vòng 16 năm (1992-2008) du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng
góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình.
Trong quá trình đổi mới đất nước, ngành kinh tế du lịch nước ta đã đạt
được những thành tựu ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả về quy mô và chất
lượng, dần khảng định là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Từ
nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của ngành du lịch, Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Ninh Bình đã từng bước chỉ đạo đưa ngành du lịch tỉnh từng bước phát triển
tương xứng với tiềm năng và phù hợp với sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và
chính phủ. Trong từng giai đoạn phát triển Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện, tạo hướng đi đúng cho ngành kinh tế du lịch của tỉnh.
Sự chỉ đạo đồng bộ trên mọi hoạt động của ngành du lịch từ công tác kiện
toàn bộ máy tổ chức nhà nước về du lịch đến việc phát triển các loại hình du
lịch, phát triển mạng lưới doanh nghiệp, công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển
nguồn nhân lực, khai thác bền vững các nguồn tài nguyên và tuyên truyền quảng
bá, xúc tiến du lịch làm nên yếu tố cộng hưởng, mang lại hiệu quả to lớn cho
ngành kinh tế du lịch Ninh Bình.
Việc lãnh đạo hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cho ngành du
lịch đã được Đảng bộ, UBND tỉnh quan tâm hàng đầu. Việc thành lập Công ty
du lịch ngay sau khi tái lập tỉnh (1992), Quyết định thành lập Sở Du lịch (1995)
của UBND tỉnh Ninh Bình là những mốc quan trọng đầu tiên trong việc hoàn
thiện cơ cấu tổ chức quản lý của ngành du lịch tỉnh. Ngành du lịch đã có một cơ
quan chủ quản chuyên trách về chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành du lịch. Để
tăng cường công tác chỉ đạo và đảm bảo tính hiệu quả của những hoạt động kinh
doanh du lịch, UBND tỉnh đã có sự chỉ đạo và tham mưu cho các huyện thị
thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của huyện như huyện Gia Viễn (2006).
Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với ngành du lịch.

82
Nên ngay sau khi tái lập tỉnh (năm 1992), UBND tỉnh Ninh Bình ra Quyết
định số 332/QĐ-UB ngày 1/10/1992 về việc quy định các điểm du lịch trong tỉnh.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình được phê duyệt từ năm 1995 làm
cơ sở cho quá trình xây dựng và phát triển du lịch sau này, năm 1997 đã xây dựng
và phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, từ năm 2001
đã tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết và lập các dự án đầu tư xây dựng các khu
du lịch khác như: hồ Đồng Chương, Vân Long, Kênh Gà - Vân Trình, cố đô Hoa
Lư, hang động Tràng An, khu sân golf - hồ Yên Thắng, khu du lịch hồ Yên
Đồng… Như vậy công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình cho
đến nay liên tục được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện và phù hợp với tình hình
biến chuyển của nền kinh tế - xã hội trong tỉnh và trong cả nước.
Trên cơ sở quy hoạch du lịch của địa phương, việc đầu tư cho cơ sở hạ
tầng tiến hành mạnh mẽ, các công trình trọng điểm được triển khai và thu hút
được nhiều nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch; năng lực kinh doanh của các
doanh nghiệp ngày càng được khảng định. Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã
được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, nhiều công trình trọng điểm được tiến hành
ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Du lịch tỉnh đã thu hút
được nhiều dự án lớn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí,
nhiều dự án lớn mang tầm quốc gia, khu vực, quốc tế đã và đang được triển khai
xây dựng. Các tuyến đường, các cụm cảng đường không, đường thủy, đường sắt
và các cơ sở lưu trú đã và đang được xây dựng, nâng cấp từng bước đưa vào
phục vụ cho ngành kinh tế của tỉnh và du lịch nói riêng.
Công tác phát triển tuyến, điểm du lịch tại các vùng du lịch phát triển
nhanh và cân đối hài hòa trong tổng thể. Du lịch Ninh Bình đã chấm dứt sự đơn
điệu về loại hình du lịch, phát triển nhiều sản phẩm du lịch thuộc các loại hình
như: du lịch văn hóa lịch sử, du lịch lễ hội tâm linh, du lịch sinh thái, leo núi,
làng nghề, du lịch tắm ngâm, chữa bệnh, du lịch thể thao, du lịch cuối tuần: giải
trí, câu cá, chơi golf… loại hình du lịch nào cũng hấp dẫn, có thể thu hút khách
đến tham quan dài ngày và đa dạng hóa thành phần tham gia kinh doanh. Du lịch

83
Ninh Bình đã có sự kết hợp hài hòa du lịch truyền thống với du lịch hiện đại
trong bảo tồn và phát triển bền vững tiềm năng du lịch.
Đối với công tác quảng bá xúc tiến du lịch, UBND tỉnh đã ra quyết định
thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch, nhờ vậy mà hình ảnh
của du lịch Ninh Bình ngày càng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết
đến. Các hoạt động quảng bá, tiếp thị đã được thực hiện liên tục dưới mọi hình
thức từ tham gia các hội chợ, thông qua các cơ quan thông tin đại chúng đến việc
tranh thủ các hội nghị, đoàn tham quan, tổ chức các lễ hội, đăng cai sự kiện…
Về công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng được tỉnh hết sức quan tâm chú
trọng. Trên địa bàn tỉnh, những cơ sở, trung tâm đào tạo các ngành liên quan đến
ngành du lịch ngày càng nhiều, chất lượng luôn được cải tiến. Các chương trình
liên kết, hợp tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đã được tỉnh chú
trọng và từng bước đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. Đội ngũ
cán bộ làm công tác quản lý và phục vụ du lịch phát triển nhanh, từng bước
chuyên nghiệp hơn đáp ứng mọi nhu cầu của nhiều thành phần khách du lịch.
Công tác phát triển mạng lưới doanh nghiệp và đa dạng hóa các loại hình
hoạt động kinh doanh của tỉnh Ninh Bình đã được thực hiện tốt và đồng bộ. Tại
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (1996) đã xác định phấn đấu đưa kinh tế du
lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nên nhiều chính sách, cơ chế mới
được ban hành tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được tự chủ và năng
động hơn trong hoạt động kinh doanh du lịch. Các cơ sở lưu trú, công ty lữ hành,
vận chuyển du lịch, vui chơi giải trí… thi nhau ra đời, tạo nên thị trường sôi
động, đồng thời cũng mang tính cạnh tranh cao. Phương thức hoạt động của các
doanh nghiệp cũng rất linh hoạt có thể kinh doanh chỉ riêng một ngành nghề
hoặc kết hợp nhiều loại hình khác nhau. Việc tổ chức các chương trình, tuyến du
lịch có thể thực hiện độc lập, tự quảng bá, tiếp thị kể cả trong trong ngoài nước.
Nhưng phổ biến hơn cả là phương thức liên doanh, liên kết hoặc hợp tác tổ chức
các doanh nghiệp trong quy trình liên hoàn phục vụ, bao gồm: lưu trú, vận
chuyển, tham quan, vui chơi, giải trí… nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách

84
du lịch. Ngoài ra, còn tùy theo loại hình du lịch, đối tượng, mùa vụ… các doanh
nghiệp có phương thức hoạt động độc đáo riêng để thu hút du khách.
Đánh giá đúng lợi thế của du lịch Ninh Bình, cùng với việc thực hiện
thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
(2000 - 2005) đã tạo ra những thuận lợi cơ bản cho giai đoạn phát triển 5 năm
tiếp theo (2006 - 2010). Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần
thứ 5 khóa 19 họp ngày 9/3/2006 đã thống nhất Chương trình hành động toàn
khóa giai đoạn 2005 - 2010 nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản của “Chương trình
phát triển du lịch, dịch vụ và xuất nhập khẩu”. Qua triển khai, chương trình phát
triển du lịch được đánh giá là một trong những chương trình kinh tế của tỉnh đạt
hiệu quả tương đối tốt. Nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò
của du lịch trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh có những bước
chuyển biến tích cực. Các chỉ tiêu về phát triển du lịch đạt mức tăng trưởng cao,
môi trường hoạt động du lịch có nhiều tiến bộ.
Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh, du lịch Ninh Bình đã vươn lên tự khảng định mình, tích cực tham
gia chủ động hội nhập du lịch trong nước và thế giới, đã thiết lập quan hệ hợp tác
du lịch nhiều mặt với các tỉnh bạn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Sapa,
Điện Biên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế… để hình thành các tuyến du lịch liên
tỉnh và các nước, các tổ chức du lịch trên thế giới. Cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú phát triển nhanh chóng. Hoạt động du lịch đã tạo
việc làm cho hàng chục ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp trong tỉnh; tăng thêm
nguồn thu cho xã hội. Điều quan trọng hơn nữa là qua hoạt động du lịch, giao
lưu giữa các vùng, các thành phần kinh tế trong tỉnh với các tỉnh khác và với
nước ngoài được mở rộng, góp phần hình thành, củng cố môi trường cho nền
kinh tế mở, góp phần phát triển kinh tế xã hội và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè
trong và ngoài nước. Doanh thu từ du lịch của Ninh Bình ngày càng tăng, góp
phần tăng ngân sách thu nhập của tỉnh. Nhận thức về vai trò của du lịch trong
nhân dân cũng có những chuyển biến tích cực. Vị thế của du lịch Ninh Bình
ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Trong thời gian tới, với sự

85
quan tâm của chỉ đạo của các ngành các cấp, tin tưởng rằng ngành du lịch sẽ tiếp
tục bứt phá, khai thác thế mạnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thu hút ngày
càng nhiêu khách lưu trú, đẩy mạnh hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong công tác
quảng bá, đa dạng hóa sản phẩm du lịch… xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh.
Những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế du lịch Ninh
Bình (1992 - 2008).
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch là trách nhiệm của
các cấp, các ngành và của mỗi người dân. Trong 16 năm qua (1992 - 2008) hoạt
động du lịch ở tỉnh Ninh Bình đã có bước phát triển khá nhanh, đang dần trở
thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Kinh tế du lịch phát triển đã giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện
đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ và hợp tác của tỉnh. Du lịch Ninh
Bình phát triển đã làm thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè
trong nước và quốc tế. Hạ tầng du lịch của tỉnh được đầu tư lớn, các khu du lịch
được hình thành và phát triển. Lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn
2001-2008 tăng bình quân 21,4%/năm. Riêng năm 2008, ngành Du lịch đón hơn
1.900.000 lượt khách, trong đó có 584.000 lượt khách quốc tế. Phấn đấu đến
năm 2015 đón 3.000.000 lượt khách du lịch trở lên, trong đó có 1.000.000 lượt
khách quốc tế; thu hút 900.000 - 1.000.000 khách lưu trú ở Ninh Bình, trong đó
có 350.000 - 400.000 khách quốc tế. Từ năm 2015 trở đi, tốc độ tăng trưởng
khách du lịch bình quân 10%/năm [58].

86
Bảng 3.1. Lƣợng khách du lịch đến Ninh Bình thời kỳ 1995 - 2006
Đơn vị tính: Lượt khách

Tổng số khách du lịch Khách quốc tế Khách nội địa

Năm % tăng so % tăng so % tăng so


Số
Số lượng với năm Số lượng với năm với năm
lượng
trước trước trước
1995 180.500 10,82 58.000 11,98 122.500 10,28
1996 205.800 14,02 66.650 14,91 139.150 13,59
1997 234.104 13,75 60.667 -8,98 173.437 24,64
1998 307.698 31,44 83.048 36,89 224.650 29,53
1999 405.600 31,82 96.400 16,08 309.200 37,64
2000 451.000 11,19 111.000 15,15 340.000 9,96
Tăng TB 1995-
20,10 13,86 22,65
2000
2001 510.700 13,24 159.850 44,01 350.850 3,19
2002 647.072 26,70 254.375 59,13 392.697 11,93
2003 739.671 14,31 218.805 -13,98 520.866 32,64
2004 877.343 18,61 287.900 31,58 589.443 13,17
2005 1.021.236 16,40 329.847 14,57 691.389 17,30
2006 1.186.988 16,23 307.017 -6,92 879.971 27,28
Tăng TB 2001-
18,37 13,94 20,19
2006
Tăng TB 1995-
18,67 16,36 19,63
2006
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình.
Từ năm 2001, khi có Nghị quyết về phát triển du lịch, kinh tế du lịch được
coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tổng doanh thu thuần túy du lịch của
tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như
năm 1995 tổng doanh thu của toàn ngành du lịch mới đạt 8,55 tỷ đồng thì đến
năm 2000 đã tăng lên gấp 3,27 lần để đạt mức 28 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng

87
trung bình giai đoạn 1995 - 2000 là 26,78%/ năm. Sau 10 năm thực hiện quy
hoạch, năm 2005 doanh thu du lịch thuần đã đạt 63,18 tỷ đồng tăng gấp 7,39 lần
so với bắt đầu thực hiện quy hoạch. Và đến năm 2008 toàn ngành du lịch Ninh
Bình thu được hơn 162 tỷ đồng, tức là gấp 20 lần so với năm 1995 [70]. Với
mức tăng trưởng về doanh thu du lịch nói trên, ngành du lịch Ninh Bình cũng
góp phần đáng kể trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Với mức
tăng trưởng về doanh thu du lịch nói trên, ngành du lịch Ninh Bình cũng đóng
góp đáng kể trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, trở thành nguồn
vốn đầu tư góp phần phát triển những ngành khác trong tỉnh Ninh Bình nói riêng
và cả nước nói chung. Tính tổng các khoản mà ngành du lịch Ninh Bình đã nộp
cho ngân sách Nhà nước (bao gồm cả nghĩa vụ thuế và các khoản lệ phí khác) từ
năm 1995 đến nay là 74 tỉ đồng, và mức đóng góp đó tăng lên theo từng năm.
Bảng 3.2. Doanh thu ngành du lịch của Ninh Bình thời kỳ 1995 - 2008
(Không kể doanh thu ngoài xã hội)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 1995 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Doanh
thu
8,55 30,56 40,41 41,61 51,00 63,18 87,98 109,012 162,1
thuần du
lịch

Nộp vào
1,5 3,5 4,63 4,5 6,06 7,46 8,63 10,512 16,15
NSNN

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Tỉnh Ninh Bình


Có thể nói, du lịch Ninh Bình đang từng bước phát triển, tạo ra diện mạo
mới, góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Từ năm 2000 trở lại
đây có sự tăng đột biến lực lượng lao động trong ngành du lịch. Nếu năm 1995,
du lịch Ninh Bình chỉ thu hút 267 lao động thì đến năm 2008 con số này đã là
6.250 người, tăng 23 lần. Du lịch phát triển đã góp phần không nhỏ vào trong

88
việc giải quyết việc làm cho người lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy
kinh tế xã hội của tỉnh phát triển.
Việc thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và
dịch vụ du lịch đã thu được nhiều kết quả. Đã có 36 dự án được UBND tỉnh phê
duyệt với tổng mức đầu tư là hơn 6.576 tỷ đồng [34]. Một số khu du lịch trọng
điểm được đầu tư xây dựng như: Khu Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch sinh
thái Tràng An, sân golf hồ Đồng Thái, khu biệt thung lũng Thái Vi, đất ngập
nước Vân Long được đẩy nhanh. Trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án,
chủ đầu tư đã chấp hành tốt các chế độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà
nước từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến nghiệm thu thanh toán các
hạng mục công trình dự án.
Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế
ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn,
nhà nghỉ xây dựng thêm để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch đã
không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch.
Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh
cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động. Đến nay cơ sở lưu trú của
Ninh Bình đã đạt 103 cơ sở lưu trú với 1.576 phòng nghỉ và 2.602 giường. Trong
đó đã có 21 cơ sở lưu trú được công nhận đạt loại hạng từ 1 đến 2 sao, chiếm tỷ
lệ 20,3% tổng số lưu trú hiện có. Trong năm 2008, có 8 cơ sở lưu trú được xây
dựng mới, với tổng số vốn đầu tư là 124 tỷ đồng, trong đó có 1 khách sạn 1 sao
và 6 khách sạn 2 sao [34]. Bên cạnh đó các khu vui chơi giải trí đã bước đầu đáp
ứng nhu cầu của du khách

89
Bảng 3.3. Cơ cấu cơ sở lƣu trú trên địa bàn tỉnh Ninh Bình,
giai đoạn 2000-2005
Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Cơ sở lƣu trú Cơ sở 35 38 40 45 60 76
- Số lượng phòng Phòng 500 511 561 626 815 1.051
- Số lượng giường Giường 800 869 937 1,064 1,468 1.742
1. Phân theo loại
Cơ sở
hình
- Khách sạn " 18 20 25 25 28 38
- Nhà khách, nhà nghỉ " 10 12 17 17 20 30
- Làng du lịch " 1 1 1 1 1 1
- Khu du lịch " 7 7 7 7 7 7
2. Phân theo sở hữu Cơ sở
- Nhà nước 3 3 3 3 1 1
- Tư nhân " 32 35 37 42 57 73
- Cổ phần " 2 2
3. Phân theo qui mô Cơ sở
- Dưới 10 phòng " 5 7 10 12 12 29
- Từ 10 đến 19 phòng " 25 22 25 27 20 30
- Từ 20 đến 99 phòng " 5 9 15 16 28 11
4. Phân theo hạng
Cơ sở
sao
- Chưa xếp hạng " 22 18 20 40 53 63
- Đạt tiêu chuẩn 12 19 19 5
- 1 sao " 1 1 1
- 2 sao " 1 1 1 4 6 7
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình.
Có thể nói, từ khi tái lập tỉnh đến Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã từng bước
khắc phục những khó khăn để đưa hoạt động du lịch có được những kết quả

90
đáng kể. Với mức tăng trưởng như thời gian qua có thể thấy được du lịch Ninh
Bình đang có những bước đi đúng, sự quan tâm đầu tư phát triển của tỉnh thời
gian qua cho du lịch cùng với sự tăng trưởng của các ngành kinh tế khác đã góp
phần quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững hơn. Quan trọng
hơn cả là hoạt động kinh doanh du lịch đã đóng góp tích cực và có hiệu quả vào
sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của tỉnh, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
các ngành nghề phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo. Du khách đến với Ninh
Bình sẽ nhận thấy sự khởi sắc thực sự của ngành du lịch Ninh Bình. Ninh Bình
đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo, thú vị của du khách trong nước và
quốc tế. Có được những thành tựu đó là do sự đồng lòng, nhất trí, đoàn kết của
toàn dân Ninh Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nói chung và Đảng
bộ tỉnh Ninh Bình nói riêng.
3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành kinh tế du lịch Ninh Bình vẫn
còn một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục để trong tương lai đưa ngành kinh tế
du lịch tỉnh có bước phát triển đột phá hơn.
Thứ nhất: cơ chế chính sách đầu tư vẫn còn những bất cập, công tác đầu
tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch vẫn chưa theo kịp tăng
trưởng kinh tế.
Công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa hoàn chỉnh. Toàn tỉnh hiện
nay mới lập được quy hoạch chi tiết phát triển du lịch khu vực Tam Cốc - Bích
Động, cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An, khu du lịch sinh thái Vân Long, vì
vậy đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư chọn các dự án phát triển du lịch theo
khả năng của doanh nghiệp. Công tác quy hoạch khá tốt, nhiều đồ án du lịch còn
có sự tham gia về ý tưởng của các chuyên gia quốc tế như dự án quy hoạch khu
du lịch Tam Cốc - Bích Động, hoặc gần đây là quy hoạch phát triển khu du lịch
sinh thái Vân Long, nhưng trong quá trình thực hiện lại “bê tông hóa” nhiều
hạng mục công trình của khu du lịch quốc gia Tam Cốc - Bích Động. Nhiều
hạng mục xây dựng thiếu sự hài hòa với cảnh quan thiên nhiên ở khu du lịch

91
này. Thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước có phát triển nhưng
chưa có sự cân bằng, đồng đều giữa các vùng du lịch .
Thứ hai: hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch chậm phát triển và
thiếu đồng bộ.
Hiện nay du lịch Ninh Bình đang phải đối mặt với một thực tế là do thực
hiện quy hoạch và đặc biệt là quản lý quy hoạch du lịch, còn nhiều bất cập nên
Ninh Bình đang gặp khó khăn về mặt bằng trong xây dựng phát triển hệ thống
các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nói chung, hệ thống các khu du lịch, đặc biệt
là hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên còn hạn chế, nên lượng
khách quốc tế lưu trú rất ít (năm 2008 mới có 23.036 lượt khách, chiếm 3,9%
tổng số khách quốc tế đến du lịch tại Ninh Bình) [58]. Các khu giải trí, trung tâm
mua sắm quy mô lớn, hiện đại vẫn chưa có, đã hạn chế đến mức chi tiêu của du
khách trong tiêu dùng cũng như kéo dài ngày nghỉ của du khách địa phương. Có
thể nói cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ du lịch chất lượng còn chưa cao, chưa
tạo hấp dẫn cho du lịch nên phần đông khách du lịch đều đến và đi trong ngày,
do vậy chưa tận dụng được nguồn thu.
Thứ ba: Hạn chế về đội ngũ lao động
Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở dịch vụ, đặc biệt là cơ sở
lưu trú, của khối doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này
đã có những đóng góp tích cực vào việc cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch của Ninh Bình. Tuy nhiên cũng đã tạo thêm “gánh nặng” cho du
lịch Ninh Bình về một đội ngũ lao đông có chất lượng thấp. Phần lớn các chủ
doanh nghiệp du lịch và các nhân viên phục vụ tại những cơ sở này chưa được
đào tạo cơ bản về quản lý và nghiệp vụ du lịch. Tình trạng này là tương đối phổ
biến ở các khu, điểm du lịch, thậm chí ngay ở những trọng điểm của du lịch
Ninh Bình như cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc
Phương, khu bảo tồn ngập nước Vân Long…
Số lượng và chất lượng hoạt động đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và
nguồn nhân lực trong ngành còn nhiều hạn chế về mặt trình độ chuyên môn và
ngoại ngữ, lao động có tay nghề cao còn quá ít so với nhu cầu. Hoạt động lữ

92
hành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cả về quy mô cơ sở vật chất kỹ
thuật và thị trường.
Thứ tư: Hạn chế về quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch.
Trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch còn bị động, lúng
túng, chưa chú trọng nhiều đến việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ
kỹ thuật trong du lịch. Tổ chức bộ máy và biên chế của các cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố chưa theo kịp sự phát triển của
du lịch. Việc phối hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương
trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch còn chưa chặt chẽ, chức năng của các
ban ngành còn chồng chéo. Hiện tượng trốn thuế, kinh doanh du khi chưa đủ
điều kiện vẫn còn xảy ra. Việc quản lý hoạt động du lịch còn chồng chéo, không
tập trung, khó quản lý quy hoạch, còn bất bình đẳng trong kinh doanh du lịch đối
với các doanh nghiệp và đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Thứ năm: Hạn chế về sản phẩm du lịch.
Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc xây dựng các sản phẩm du lịch,
đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định sự thành công của kinh doanh du lịch. Mặc dù đã ý thức được tầm
quan trọng của vấn đề trên, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, việc đầu tư cho xây
dựng phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch đặc thù còn
nhiều bất cập, chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, có sức thu
hút khách cao.
Việc đầu tư để xây dựng một số sản phẩm đặc trưng của du lịch Ninh
Bình được xác định trong các quy hoạch tổng thể như du lịch làng quê, du lịch
sinh thái với việc khai thác các giá trị của hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Cúc
Phương, hệ sinh thái đất ngập nước Vân Long với việc quan sát Voọc quần đùi
trắng; du lịch làng nghề, tham quan nhà thờ đá Phát Diệm ở Kim Sơn, du lịch
mạo hiểm tại Cúc Phương,… vẫn chưa có được sự quan tâm thỏa đáng.
Thứ sáu: Hạn chế về tính liên kết của Ninh Bình với các địa phương phụ cận.
Hoạt động du lịch là hoạt động không có ranh giới hành chính vì vậy sự
liên kết giữa các địa phương, đặc biệt là các địa phương phụ cận, trong sự phát

93
triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Tính liên kết này trong hoạt động phát
triển du lịch càng trở nên quan trọng trong xu thế hội nhập của du lịch Việt Nam
với khu vực và quốc tế. Tuy nhiên thời gian qua, du lịch Ninh Bình chưa chủ
động tạo ra sự liên kết này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế
các dòng khách đến với Ninh Bình, đăc biệt là Hà Nội và các tours du lịch trong
không gian du lịch Hà Nội và phụ cận chưa được hình thành một các rõ nét;
chưa tạo được hình ảnh du lịch chung của vùng, trong đó Ninh Bình là một điểm
đến quan trọng.
Như vậy những hạn chế trên đã ảnh hưởng rất lớn đến du lịch của Ninh
Bình. Tốc độ phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của
tỉnh. Nên hoạt động du lịch phần lớn còn khai thác tự nhiên. Có nơi còn làm
nghèo đi các sản phẩm du lịch tự nhiên.
3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những tồn tại, hạn chế trên không chỉ xảy ra tại Ninh Bình, không chỉ xảy
ra trong ngành kinh tế du lịch mà nó tồn tại trong hầu hết các tỉnh thành và các
ngành kinh tế của nước ta bởi vì một đất nước chịu thiệt hại nặng nề trong hai
cuộc chiến tranh kéo dài, nền kinh tế gần như kiệt quệ, mới chỉ chuyển sang hoạt
động theo cơ chế thị trường chưa lâu, kinh nghiệm còn thiếu, lại chịu sự cạnh
tranh khốc liệt trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước chậm được triển
khai hoặc hoàn thiện không triệt để, thiếu những hướng dẫn cụ thể và đồng bộ
nên hiệu quả chưa được như mong muốn. Vai trò quản lý Nhà nước về du lịch
chưa được phát huy đầy đủ. Công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, các
thủ tục đôi khi còn quá phiền hà phức tạp, một bộ phận cán bộ quan liêu, tham
nhũng làm cho một số nhà đầu tư và du khách lo ngại. Việc phân cấp quản lý về
du lịch giữa tỉnh, huyện, thành phố và xã chưa rõ ràng, rành mạch cả về tổ chức
hoạt động, công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch.
Công tác tuyên truyền quảng bá về tiềm năng du lịch của tỉnh chưa được
chú trọng đúng mức, thiếu trọng tâm, tính chuyên nghiệp chưa cao nên chưa thu
hút được du khách và các nhà đầu tư. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngành du

94
lịch, nhất là ở những cơ sở trực tiếp kinh doanh phục vụ du lịch tính chuyên
nghiệp chưa thật cao, còn nhiều hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần thái độ phục vụ.
Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch phần lớn có quy mô nhỏ,
năng lực tài chính hạn chế, năng lực cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ và giá cả
chưa cao; liên doanh liên kết trong hoạt động kinh doanh du lịch còn yếu. Tính
mùa vụ của du lịch Ninh Bình rất rõ nét do chịu ảnh hưởng của sâu sắc của đặc
điểm khí hậu á nhiệt đới ở khu vực phía Bắc và ảnh hưởng khác mang tính xã hội
như mùa lễ hội, mùa nghỉ hè của học sinh sinh viên… Tuy nhiên đây là vấn đề
thực tế đối với các địa phương ở khu vực phía Bắc, trong đó có Ninh Bình.
Nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, nhất là phát triển du lịch
bền vững còn hạn chế, du lịch cộng đồng chưa được khai thác. Trách nhiệm và
sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương đối với phát triển du lịch
chưa được phát huy đầy đủ. Các chiến lược mang tính dài, trung hạn về kinh
doanh, sản phẩm, thương hiệu, nguồn nhân lực, liên doanh liên kết, chuyển giao,
đầu tư khoa học kỹ thuật còn chưa được chú trọng đúng mức. Tất cả những
nguyên nhân yếu kém nói trên đang từng bước hạn chế bước phát triển kinh nói
chung và kinh tế du lịch của tỉnh nói riêng. Những hạn chế này đang được Đảng
bộ tỉnh Ninh Bình từng bước khắc phục và giải quyết nhằm tạo điều kiện cho
ngành kinh tế du lịch ngày càng phát triển.
3.2. Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình lãnh đạo phát triển
kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
Từ khi tái lập tỉnh cho đến năm 2008, Ninh Bình đã trải qua 16 năm phát
triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình cùng với sự đoàn kết, nỗ lực
của nhân dân, các ngành các cấp đã tạo nên những bước phát triển đáng trân
trọng trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nhất là trong lĩnh
vực du lịch của tỉnh. Điều đó cũng minh chứng những chủ trương phát triển kinh
tế - xã hội, trong đó định hướng kinh tế du lịch phát triển thành ngành mũi nhọn
là hoàn toàn hợp lý. Từ thực tiễn quá trình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du
lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình có thể rút ra những kinh nghiệm sau:

95
3.2.1. Vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
về phát triển kinh tế du lịch vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh
Ngày nay kinh tế du lịch đang ngày càng khảng định vai trò quan trọng
của nó đối với nền kinh tế thế giới. Nhiều quốc gia đã rất thành công trong việc
đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần to lớn vào quá trình phát
triển kinh tế của đất nước. Ở nước ta, trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước
và qua các kỳ Đại hội Đảng và Nhà nước luôn đề ra những chiến lược phù hợp
với từng thời kỳ, từng giai đoạn để hướng tới mục đích phát triển ngành du lịch
để làm sao trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tương xứng với tiềm năng của đất
nước. Qua điểm chủ đạo đó đã được các Đảng bộ địa phương trên cả nước quán
triệt và vận dụng rất hiệu quả. Trong đó Đảng bộ tỉnh Ninh Bình là một điển
hình tiêu biểu.
Trên cơ sở những lợi thế và tiềm năng to lớn về du lịch Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình đã thành công trong việc quán triệt, vận dụng một các sáng tạo những chủ
trương chính sách chung của Đảng và Nhà nước để khai thác và phát triển du
lịch. Qua các kỳ Đại hội, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã liên tục có những điều
chỉnh sửa chữa, bổ sung những đường lối chính sách phát triển kinh tế nói chung
và kinh tế du lịch nói riêng.
Để có thể vận dụng sáng tạo những chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, trước hết đòi hỏi phải quán triệt sâu sắc đường lối chung của Đảng và
Nhà nước nhằm đảm bảo cho việc thực hiện ở địa phương không bị chệch
hướng. Do đó, việc vận dụng một cách sáng tạo những đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước là kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng hàng đầu của Đảng
bộ tỉnh Ninh Bình trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nói chung và kinh
tế du lịch nói riêng.
3.2.2. Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với ngành
kinh tế du lịch
Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là nhân tố quyết định cho sự thành công
của ngành kinh tế du lịch. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã chú trọng công tác quy
hoạch, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút nhà đầu tư,

96
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Đảng bộ tỉnh thường xuyên tổ
chức các cuộc hội thảo, tọa đàm giữa ban lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp
cũng như các nhà đầu tư nhằm thu thập, giải quyết những vướng mắc, những tâm
tư nguyện vọng của họ; tỉnh cũng tổ chức các đoàn cán bộ đi sâu, đi sát các
doanh nghiệp nắm tình hình và hỗ trợ kịp thời những khó khăn trong quá trình
triển khai, hoạt động. Đảng bộ tỉnh cũng chỉ đạo ban ngành chuyên môn và các
cấp chính quyền công khai minh bạch trong mọi hoạt động đảm bảo tính công
bằng, dân chủ cho tất cả các doang nghiệp. Công tác quản lý, giám sát của các cơ
quan trong bộ máy chính quyền cần được Đảng bộ tỉnh phân định rõ ràng, tránh
tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý, nhũng nhiễu gây phiền hà và can
thiệp quá sâu vào hoạt động của các doang nghiệp.
Trong quá trình lãnh đạo phát kinh tế du lịch. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
phải luôn chú trọng đến việc tăng cường vai trò lãnh đạo và đổi mới phương thức
lãnh đạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của tỉnh trong việc chức thực hiện
hiệu quả. Đảng bộ Ninh Bình thường xuyên coi trọng công tác xây dựng kiện
toàn tổ chức Đảng, đảm bảo tình thần dân chủ, công khai, tăng cường chế độ làm
chủ tập thể đi đôi với phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của
cá nhân, tập thể trong cơ quan, cấp ủy Đảng ngành du lịch.
3.2.3. Lãnh đạo thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước của chính
quyền các cấp đối với kinh tế du lịch
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các ngành các cấp phải luôn nắm vững
quan điểm chỉ đạo của Trung ương: Đảng bộ chỉ đạo bằng chủ trương, UBND là
công cụ quản lý Nhà nước về kinh tế, các doanh nghiệp tự chủ về kinh doanh.
Coi trọng và thực hiện tốt công tác quản lý đối với các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh. Chính quyền các cấp phải luôn coi trọng và thực hiện tốt công tác quản lý,
xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, thực hiện phân cấp
quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính từng bước xây dựng nền hành chính văn
minh, hiện đại. Chính quyền chủ yếu làm công tác quản lý nhà nước, không can
thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh
đó, chính quyền có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các

97
quy định pháp lý đảm bảo cho doanh nghiệp hiểu luật và thực hiện đúng theo
luật, tiến hành xử lý, can thiệp khi các doanh nghiệp vi phạm những quy định
làm ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Thống nhất về nhận thức và quan điểm chỉ đạo từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh
đến các cấp, các ngành và các địa phương đối với việc phát triển du lịch, quán
triệt các Nghị quyết, Quyết định của Đảng và Nhà nước và các chủ trương giải
pháp mà Đảng bộ địa phương đưa ra đối với ngành kinh tế du lịch. Chính quyền
các cấp ở Ninh Bình cũng đã nắm bắt, thu thập thông tin, tham khảo ý kiến phản
hồi từ các doanh nghiệp một cách thường xuyên nhằm bổ sung, điều chỉnh, xây
dựng các quy định, định hướng trong đường lối phát triển cũng như cơ chế quản
lý tạo ra một môi trường tốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển đi lên.
3.2.4. Tổ chức thực hiện đồng bộ các chủ trương chính sách phát triển
kinh tế du lịch
Về quy hoạch phát triển du lịch.
Quy hoạch tổng thể và đồng bộ về phát triển du lịch là một trong những
bước quan trọng góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của điều chỉnh quy hoạch.
Công tác lập quy hoạch cần thiết phải đi trước, làm tiền đề để lập các dự án đầu
tư và quản lý phát triển du lịch. Kinh nghiệm mà Ninh Bình thu được là nếu làm
tốt công tác quy hoạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, tạo nên sự
đồng đều giữa các vùng, các khu du lịch, đảm bảo tốt mỹ quan và hiệu quả kinh
doanh cho các doanh nghiệp du lịch. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, bên
cạnh các định hướng phát triển du lịch cần thiết phải đề ra được các chính sách
và giải pháp thực hiện một cách thiết thực trong các lĩnh vực đầu tư, xúc tiến
quảng bá thị trường và sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao
hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch và có các biện pháp tổ chức thực hiện quy
hoạch một cách hữu hiệu.
Về xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Kinh tế du lịch muốn phát triển phải có một cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ cho ngành du lịch tương đối đồng đều và hoàn thiện. Đó là hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, khu vui

98
chơi giải trí… Ở hầu hết các nước, các khu vực có ngành kinh tế du lịch phát
triển thì ở đó đều có cơ sở vật chất, kỹ thuật khá hoàn thiện. Ở Ninh Bình trong
thời gian qua, hệ thống cơ sở lưu trú phát triển khá hiệu quả. Bên cạnh đó còn
nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu vui chơi giải trí đang trong giai đoạn xin
cấp giấy phép hoặc thi công hoàn tất. Hệ thống đường giao thông thủy, bộ đến
Ninh Bình khá thuận lợi.
Về chính sách thu hút đầu tư.
Ưu tiên và tạo mọi điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước, thu hút các nguồn vốn vào các lĩnh vực du lịch. Tăng cường chủ
động hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng
nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm, góp phần thực hiện các mục tiêu đề ra.
Trên cơ sở Luật pháp của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương
cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu
hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều chỉnh và bổ sung một số cơ chế ưu
đãi đối với các nhà đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch còn mới ở Ninh
Bình có khả năng kéo dài thời vụ du lịch, tăng thời gian lưu trú và khả năng chi
tiêu của du khách như: du lịch sinh thái - mạo hiểm, du lịch văn hóa - làng nghề
- lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; đối với các nhà đầu tư vào các dự án lớn
có khả năng tạo dựng hình ảnh du lịch Ninh Bình như: khu du lịch nghỉ dưỡng
Kênh Gà - Vân Trình, khu du lịch sinh thái Vân Long, khu du lịch hang động
Tràng An. Đối với các nhà đầu tư vào những khu vực mà cơ sở hạ tầng còn kém
phát triển, tài nguyên du lịch chưa được khai thác như vườn quốc gia Cúc
Phương, thị xã Tam Điệp.
Về quảng bá thương hiệu và đa dạng hóa loại hình du lịch.
Hoạt động quảng bá xúc tiến hình ảnh du lịch Ninh Bình là những giải
pháp quan trọng nhằm giới thiệu cho du khách trong nước và quốc tế biết đến
thương hiệu Ninh Bình như một điểm hấp dẫn, an toàn và thân thiện. Đa dạng
hóa sản phẩm du lịch chính là hình thức đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của
du khách, làm hài lòng du khách, giữ khách ở lại lâu hơn.

99
Mỗi người khách, nhóm khách đến từ nhiều nước, nhiều vùng khác nhau,
họ sẽ có những sở thích, có văn hóa, tính cách và khả năng chi trả khác nhau. Do
vậy muốn thành công thì thì phải đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch. Đa
dạng về giá cả dịch vụ cho khách lựa chọn tùy theo khả năng chi trả, đa dạng về
loại hình cho khách lựa chọn tùy theo sở thích, văn hóa. Du khách đến với Ninh
Bình có thể lựa chọn một cách thoải mái các loại hình dịch vụ từ bình dân cho
tới cao cấp phục vụ mọi nhu cầu của du khách. Do tiềm năng du lịch của Ninh
Bình khá phong phú và đa dạng nên nhiều loại hình du lịch mở ra ngày càng
phục vụ mọi nhu cầu của du khách.
Công tác tiếp thị, xúc tiến du lịch Ninh Bình đã tiến hành bằng nhiều hình
thức, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng… Với những chiến lược về sản
phẩm, về xúc tiến quảng bá, quản lý, đầu tư đang rất hiệu quả thì khả năng đạt
được mục tiêu phát triển cho ngành du lịch Ninh Bình đặt ra sẽ sớm trở thành
hiện thực.
Về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.
Vai trò của công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế là vô cùng quan trọng,
nhất là trong lĩnh vực du lịch. Nó là công cụ hỗ trợ du lịch đắc lực cho con người
trong mọi lĩnh vực. Làm chủ và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong
ngành du lịch, chúng ta có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển với
các nước khác. Bên cạnh đó công tác quản lý, kinh doanh và xúc tiến quảng bá
sẽ rất thuận lợi, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh nếu biết ứng dụng
khoa học công nghệ đúng hướng. Do nhiều nguyên nhân nên việc ứng dụng công
nghệ mới vào công tác quản lý, kinh doanh và quảng bá trong các doanh ngjiệp
du lịch trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới tỉnh Ninh Bình
cần phải tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiến tới
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành du lịch và tạo khả năng hội nhập với hoạt
động phát triển du lịch cả nước cũng như trong khu vực và thế giới.
Về chú trọng đào tạo nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản hàng đầu của sự phát triển nhanh và bền
vững trong tất cả các ngành kinh tế - xã hội. Phát triển nguồn nhân lực và nâng

100
cao chất lượng nguồn nhân lực cho du lịch tỉnh Ninh Bình là một tong những đòi
hỏi cấp thiết cho sự phát triển lâu dài. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực vừa có
kiến thức, có ngoại ngữ, có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ là một trong những
nhân tố quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh, để du lịch Ninh Bình phát triển
xứng tầm với tiềm năng của nó. Do vậy phải quan tâm nhiều hơn nữa đến công
tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nhưng trên thực tế thì nguồn nhân lực
trong ngành du lịch của Ninh Bình trong thời gian qua có phát triển nhưng chưa
đáp ứng cả về mặt số lượng và chất lượng. Số lượng lao động có tay nghề cao,
có trình độ quản lý còn thiếu. Để giải quyết tình trạng trên tỉnh Ninh Bình xây
dựng một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể để đào tạo
mới hoặc đào tạo bổ túc nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ
cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành du lịch.
Về khai thác đi đôi với tôn tạo bảo vệ các tài nguyên du lịch bảo vệ môi
trường sinh thái, xây dựng môi trường xã hội du lịch lành mạnh.
Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng, tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu
hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.
Ninh Bình là địa phương có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, hấp
dẫn nhưng hiện nay đang trong tình trạng xuống cấp do yếu tố con người, thiên
nhiên tác động lên. Khai thác đi đôi với tôn tạo bảo vệ tài nguyên du lịch, xây
dựng môi trường xã hội lành mạnh là vấn đề sống còn của ngành du lịch, là trách
nhiệm của các cấp chính quyền và toàn xã hội. Tỉnh Ninh Bình cần ban hành
những quy chế về bảo vệ, đánh giá những tác động và những biện pháp để bảo
vệ tài nguyên du lịch. Tất cả các dự án đầu tư và quy hoạch đô thị, xây dựng cơ
sở vật chất du lịch đều phải thực hiện nghiêm chỉnh việc bảo vệ môi trường và
phải có một phần vốn đầu tư cho các giải pháp bảo vệ môi trường nói chung.
Ninh Bình cần xây dựng mô hình liên kết giữa quản lý, trùng tu, tôn tạo và khai
thác kinh doanh du lịch các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trong tỉnh.
Tiếp tục phát triển, khôi phục và nâng cao chất lượng các hoạt động lễ hội truyền
thống, các làng nghề thủ công. Xác định rõ vai trò trách nhiệm cho các ngành,

101
các cấp cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát
triển du lịch. UBND tăng cường chỉ đạo công tác quản lý nhà nước trong các
lĩnh vực: hoạt động lưu trú, lữ hành, quản lý các điểm du lịch, xử lý các trường
hợp gây ô nhiễm môi trường và vi phạm an toàn trật tự xã hội, giáo dục và nâng
cao ý thức cộng đồng để mọi người dân trở thành một người chủ nhà hiếu khách,
văn minh, lịch sự.
Trong suốt 16 năm từ những thàn tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo và
dựa trên những yêu cầu phát triển ngành kinh tế du lịch của những năm tới.
Những kinh nghiệm đúc rút quả là những tài sản vô giá trong chiến lược kinh tế -
xã hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng của tỉnh Ninh Bình.
Trong quá trình lãnh đạo phát kinh tế Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã đạt được
những thành tựu quan trọng. Hoạt động kinh doanh du lịch phát triển một cách
đáng kể, địa bàn du lịch được mở rộng, các điểm danh thắng được tôn tạo,… đã
tạo được sự chuyển biến khá rõ rệt, trước hết là về số lượng khách du lịch đến
Ninh Bình. Đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây (2004 - 2008), tốc độ tăng
trưởng trung bình đạt 18,3%. Đây thực sự là một điều đáng mừng đối với du lịch
Ninh Bình nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Hồng nói chung. Tuy nhiên vẫn
còn những hạn chế cần phải khắc phục và điều chỉnh. Từ thực tiễn 16 năm tỉnh
nhà được tái lập, đổi mới và phát triển, Ninh Bình đúc kết được một số bài học
kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đưa
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm
túc, kịp thời và vận dụng sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước phù hợp. Những kinh nghiệm ấy sẽ giúp Ninh Bình tiếp
tục đưa du lịch Ninh Bình đến năm năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trở
thành một trong những trung tâm trọng điểm của cả nước.

102
KẾT LUẬN

Hiện nay du lịch phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới và trở thành
ngành kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia. Bởi vì du lịch không chỉ giữ vai trò
quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà còn có tác động ảnh hưởng đến mọi
mặt của đời sống xã hội. Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam có
bước phát triển khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế -
xã hội của đất nước. Du lịch ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng
và năng động, mang lại hiệu quả kinh tế cao và là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển
của các ngành kinh tế quốc dân, tạo tích lũy ban đầu cho nền kinh tế và là chiếc
cầu nối giữa thế giới bên ngoài và trong nước.
Có được những kết quả trên là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện
đường lối đổi mới, coi trọng phát triển du lịch được xem đó là một chiến lược
quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với đường lối đổi mới từ Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến năm 2008, hàng loạt những chủ trương
chính sách của Đảng đã được ban hành với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, đưa du lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng
đang có. Ninh Bình là vùng đất có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng
của đất nước, hoà quyện cùng bản sắc văn hoá, tạo cho tỉnh Ninh Bình các thế
mạnh để phát triển du lịch. Ninh Bình lại cách thủ đô Hà Nội 90km, có ưu thế rõ
rệt về nhiều mặt, có ưu thế về vùng phụ cận, không gian và thời gian. Trên bình
diện về lĩnh vực du lịch, tỉnh Ninh Bình ở liền kề tam giác tăng trưởng du lịch
Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong
tổng thể phát triển du lịch của cả nước sẽ tạo đà hình thành một tứ giác tăng
trưởng du lịch mới: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình qua quốc lộ
1A, quốc lộ 10 và các sân bay Cát Bi, Nội Bài, hệ thống cảng biển, cảng sông
đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách đến Ninh Bình. Ninh Bình như một điểm
mới đầy tiềm năng phát triển.

103
Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành kinh
tế du lịch là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Ninh Bình quán triệt và vận dụng vào hoàn
cảnh thực tế của tỉnh nhà, nhằm đưa du lịch của Ninh Bình phát triển tương xứng
với tiềm năng vốn có của địa phương. Từ khi tái lập tỉnh đến năm 2008, thực
hiện chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình đã có cách nhìn đúng hướng, xác định đúng cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo mọi
điều kiện thuận lợi và đề ra những đường lối chính sách để phát triển kinh tế du
lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Qua 4 nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh, du lịch
luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Các cơ
chế, chính sách pháp luật về du lịch luôn được đổi mới và hoàn thiện đã tạo môi
trường pháp lý cho công tác quản lý hoạt động du lịch, đã thu hút nhiều nguồn
lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch.
Ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã quan tâm đến việc
lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch. Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình, được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Ninh Bình
(nay là sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình) đã phối hợp với Viện
Nghiên cứu phát triển du lịch lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh
Bình giai đoạn 1995 - 2010 và quy hoạch chi tiết một số khu du lịch. Đây là
bước chỉ đạo đột phá của Đảng bộ tỉnh, tạo đà cho ngành kinh tế du lịch của tỉnh
phát triển. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình luôn xác định phải vận dụng sáng tạo các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phải nghiên cứu kỹ luật pháp phổ biến
về du lịch quốc tế, vận dụng phù hợp với đặc thù của tỉnh, từng bước hòa nhập
vào xu thế phát triển chung về du lịch của các nước trong khu vực và thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành quyết định
về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp và các khu
du lịch trên địa bàn tỉnh. Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 03/TW
ngày 18/12/2001 về phát triển du lịch tới năm 2010 và Kế hoạch số 07/KH-
UBND của UBND tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm
2030. Đây là những chủ trương, chính sách lớn của tỉnh nhằm phát triển du lịch
bền vững, từng bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh,

104
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng
phát triển.
Thành tựu của ngành kinh tế du lịch Ninh Bình những năm qua là kết quả
của đường lối đổi mới của Đảng, sự đoàn kết nhất trí cao của Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân trong toàn tỉnh, đồng thời cũng là quá trình vận dụng, tìm tòi
của Đảng bộ tỉnh trong việc lãnh đạo kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế du lịch
nói riêng trên địa bàn tỉnh, thể hiện sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm
của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình lãnh đạo
phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình vẫn còn có những hạn chế: du lịch
phát triển thiếu bền vững và chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh,
trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế
giới và yêu cầu cạnh tranh của du lịch quốc tế ngày càng gay gắt. Đó là những
tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục và để du lịch thực sự trở thành ngành
kinh tế quan trọng, có tính đột phá, góp phần vào quá trình xây dựng và phát
triển của tỉnh nhà trong thời gian tới.
Nghiên cứu thực tiễn ngành du lịch trong 16 năm qua (1992 - 2008) ở
Ninh Bình, có thể khảng định tiềm năng du lịch Ninh Bình đã được đánh thức.
Du lịch đã trở thành ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế - xã hội khác
của tỉnh. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng với sự lãnh đạo của Đảng bộ, cùng
với sự đồng thuận của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế cũng như của
các tầng lớp nhân dân, tỉnh Ninh Bình nhất định sẽ nỗ lực phấn đấu, nắm bắt thời
cơ để phát triển nhanh hơn, hiệu quả và vững chắc hơn, trong việc phát triển du
lịch, đưa du lịch Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, góp
phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Ninh Bình
cũng như của cả nước.

105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tô Thùy Anh (1998), “Những bài học từ du lịch Thái Lan”, Báo Sài Gòn
giải phóng, (21/6/1998), tr.5.
2. Phạm Đức Ánh (2004), “Du lịch Ninh Bình: Tiềm năng đang chuyển dần
thành hiện thực”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (9), tr.26.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị về lãnh đạo đổi mới và
phát triển du lịch trong tình hình mới, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1998), Kết luận của Bộ Chính trị về
phát triển du lịch trong tình hình mới, thông báo số 179 - TB/TW, Hà Nội.
5. Lã Đăng Bật (1998), Cố đô Hoa Lư, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
6. Lã Đăng Bật (2000), Di tích danh thắng Hoa Lư - Ninh Bình, Nxb. Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội.
7. Lã Đăng Bật (2007), Ninh Bình một vùng sơn thủy hữu tình, Nxb. Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Văn Dũng (1996), Những giải pháp cơ bản phát triển ngành du lịch
Quảng Trị, Luận án Phó tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
9. Trịnh Xuân Dũng (2003), Giáo trình nghiệp vụ lễ tân khách sạn, Nxb. Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, Nxb.
Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

106
15. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb. Lao động, Hà Nội
16. Nguyễn Văn Đính (1998), Quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb. Thống kê,
Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch,
Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
18. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh.
19. Trịnh Quang Hảo (6/1994), “Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho du lịch
Ninh Bình”, Tạp chí Thương nghiệp thị trường tháng.
20. Trịnh Quang Hảo (1995), Đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế
ở tỉnh Ninh Bình cho phù hợp với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận
án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
21. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề du lịch Việt Nam, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Hữu Khải (2007), Các ngành du lịch Việt Nam - Năng lực cạnh
tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
23. Nguyễn Ngọc Luyên (2004), “Du lịch Ninh Bình: Trên đường hội nhập”,
Tạp chí Kinh tế địa phương, tr.26.
24. Phạm Trung Lương (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
25. Nguyễn Long (1996), “Nha Trang mùa chim Yến làm tổ - Mùa du lịch đẹp
nhất”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, tr.39.
26. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2009), Marketing Du lịch, Nxb.
Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
27. Nguyễn Tử Mẫn (2001), Ninh Bình toàn tỉnh địa chí khảo biên, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đinh Ngọc Minh, Vương Lôi Đinh (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học,
Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

107
29. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb. Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
30. Đỗ Văn Quất (2000), Định hướng và những chính sách cơ bản để phát triển
cơ bản ngành du lịch Việt Nam đến năm 2010, Luận án Tiến Sĩ ngành Kinh
tế chính trị xã hội khoa học, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Nguyễn Thị Sơn (2000), Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du
lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương, Luận án Tiến sĩ Địa lý.
32. Sở Du lịch Ninh Bình (2005), Báo cáo tổng kết năm 2005, Ninh Bình.
33. Sở Du lịch Ninh Bình (2007), Báo cáo tổng kết năm 2007, Ninh Bình.
34. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình (2008), Báo cáo tổng kết năm
2008, Ninh Bình.
35. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội.
36. Võ Thị Thắng (2002), “Hành trình đưa du lịch Việt Nam thành một ngành
kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, tr.17-18.
37. Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định 307/QĐ-TTg về việc Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010, Hà Nội.
38. Thủ tướng Chính phủ (22/7/2002), Quyết định số 97/2002/QĐ- TTg về
việc phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010.
39. Thủ tướng Chính Phủ (2003), Quyết định số 82/2003/QĐ-TTg về việc phê
duyệt “Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử -
văn hóa Cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình”, Hà Nội.
40. Thủ tướng Chính Phủ (2006), Quyết định số 121/2006/QĐ-TTg về việc phê
duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 - 2010,
Hà Nội.
41. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh.
42. Tổng cục Du lịch (1994), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể du lịch Việt
Nam 1995 - 2010, Hà Nội.

108
43. Tổng cục Du lịch (1997), Hệ thống các văn bản hiện hành về quản lý du
lịch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Tổng cục Du lịch (4/1999), Chiến lược hội nhập kinh tế trong lĩnh vực du
lịch, Hà Nội.
45. Tổng cục Du lịch (9/2000), Một số định hướng và giải pháp du lịch Việt
Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
46. Tổng cục Du lịch (2001), Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 -
2010, Hà Nội.
47. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2005), Quy hoạch tổng thể du lịch vùng Nam
Trung bộ và Nam bộ đến năm 2020.
48. Tổng cục Du lịch (2005), Luật Du lịch Việt Nam, Hà Nội.
49. Tổng cục Thống kê (2005), Kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch
năm 2005, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
50. Tỉnh ủy Hà Nam Ninh (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần
thứ IV, Hà Nam.
51. Tình ủy Ninh Bình (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình lần thứ XII, Ninh Bình.
52. Tỉnh ủy Ninh Bình (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình lần thứ XIII, Ninh Bình.
53. Tỉnh ủy Ninh Bình (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình lần thứ XIV, Ninh Bình.
54. Tỉnh ủy Ninh Bình (2001), Nghị quyết số 03- NQ/TU về phát triển du lịch
từ nay đến năm 2010, Ninh Bình.
55. Tỉnh ủy Ninh Bình (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, tập 2 (1975 -
2000) Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Tỉnh ủy Ninh Bình (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình lần thứ XIX, Ninh Bình.

109
57. Tỉnh ủy Ninh Bình (2006), Thống báo số 192 - TB/TU kết luận của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 03- NQ/TU của
Ban Thường vụ (khóa XIV) về phát triển du lịch đến năm 2010, Ninh Bình.
58. Tỉnh ủy Ninh Bình (2009), Nghị quyết số 15 - NQ/TU về phát triển du lịch
đến năm 2020, định dướng đến năm 2030, Ninh Bình.
59. Lê Hải Triều (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam 10 mốc son lịch sử, Nxb.
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
60. UBND tỉnh Ninh Bình (1995), Quyết định số 949/QĐ-UB về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 1995 - 2010,
Ninh Bình.
61. UBND tỉnh Ninh Bình (2001), Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư phát
triển tôn tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng khu du lịch Tam Cốc - Bích Động,
Ninh Bình.
62. UBND tỉnh Ninh Bình (2002), Quyết định số 1811/QĐ-UB về việc phê
duyệt Chương trình hành động du lịch giai đoạn 2002 - 2005, Ninh Bình.
63. UBND tỉnh Ninh Bình (2005), Quyết định số 2062/ QĐ-UB về việc chỉ thị
đơn vị tư vấn lập dự án “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm
2015”, Ninh Bình.
64. UBND tỉnh Ninh Bình (2006), Quyết định số 920/QĐ-UB về phê duyệt
định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình.
65. UBND tỉnh Ninh Bình (2007), Quyết định số 2845/QĐ-UBND về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010,
định hướng đến năm 2015, Ninh Bình.
66. UBND tỉnh Ninh Bình (2008), Quyết định số 422/QĐ-UBND về việc hợp
nhất Sở Thể thao, Sở Du lịch, Sở Văn hóa Thông tin thành Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Ninh Bình.
67. UBND tỉnh Ninh Bình (2009), Quyết định số 399/QĐ-CT vể việc thành lập
Hiệp hội Du lịch Ninh Bình, Ninh Bình.

110
68. Viện Kiến Trúc (2007), Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Ninh Bình 2007 - 2010 và đến năm 2015, Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội.
69. Website Đảng Cộng Sản Việt Nam: http://www.dangcongsan.gov.vn
70. Website của Tổng cục Du lịch Việt Nam:
http://www.vietnamtourism.gov.vn
71. Cổng thông tin điện tư của UBND tỉnh Ninh Bình:
http://www.ninhbinh.gov.vn
72. Website Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình:
http://www.ninhbinhtourism.com.vn
73. Website So công thương Ninh Bình: http://congthuongninhbinh.gov.vn

111
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Ninh Bình thời kỳ 2000 - 2006
Đơn vị: Tỷ đồng (Tính theo giá so sánh 1994)
2000 2003 2004 2005 2006
T Ngành
T kinh tế Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
GDP GDP GDP GDP GDP
% % % % %
Nông, lâm,
1 847,95 46,13 903,06 37,83 932,85 34,90 875,85 27,20 941,82 24,63
nghiệp
2 Thủy sản 35,99 1,96 90,62 3,80 94,95 3,55 110,13 3,42 91,71 2,40
Khai
3 34,36 1,87 44,58 1,87 66,94 2,50 79,16 2,46 83,36 2,18
khoáng
Công
4 225,80 12,28 442,50 18,54 525,38 19,66 896,98 27,86 1.037,41 27,13
nghiệp
5 Xây dựng 82,21 4,47 137,45 5,76 159,56 5,97 226,00 7,02 505,47 13,22
Thương
6 mại - Dịch 611,76 33,28 768,77 32,21 893,03 33,41 1.031,58 32,04 1.164,34 30,45
vụ
Du lịch (*) 21,00 1,14 31,21 1,31 38,25 1,43 47,39 1,47 61,59 1,61
Tổng cộng 1.838.07 100,0 2.386,98 100,0 2.672,71 100,0 3.219,70 100,0 3.824,12 100,0

Nguồn: Niêm giám Thống kê Ninh Bình năm 2006.


(*) Sở Du lịch Ninh Bình.

112
Phụ lục 2
THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________________________
Số: 121/2006/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch
giai đoạn 2006 - 2010

THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ


Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Tổng cục Du lịch tại công văn số 56/TCDL-BCN ngày 17
tháng 01 năm 2006 và công văn số 499/TCDL-BCN ngày 05 tháng 5 năm 2006,
của Bộ Tài chính tại công văn số 5506/BTC-HCSN ngày 27 tháng 4 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn
2006 - 2010 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu của Chương trình:
a) Mục tiêu tổng quát:
Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 - 2010 góp
phần thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam, phấn đấu từ năm 2010 Việt Nam trở
thành một trong các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2006 - 2010: tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch quốc tế tăng từ 10
- 20%/năm; tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch nội địa tăng từ 15 - 20%/năm. Thu
nhập du lịch năm 2010 đạt khoảng 4 - 5 tỷ USD;
- Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ du lịch;
- Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế;
- Phát triển du lịch bền vững.

113
2. Nhiệm vụ chủ yếu:
- Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về du lịch;
- Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam, bảo vệ tài
nguyên môi trường du lịch;
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch;
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch.
3. Nội dung của Chương trình:
a) Tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch; thúc đẩy hội nhập quốc tế;
nâng cao nhận thức của toàn dân về phát triển du lịch; nâng cao hình ảnh của
Việt Nam trên trường quốc tế;
b) Thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch;
c) Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng các sản
phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới;
bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển du lịch bền vững;
d) Đổi mới, tăng cường thể chế, chính sách phát triển du lịch; khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch; đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Điều 2. Kinh phí thực hiện Chương trình hành động quốc gia về du lịch
giai đoạn 2006 - 2010
Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm từ các nguồn: ngân sách
trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp từ các doanh nghiệp và huy động
khác, gồm:
1. Ngân sách trung ương (bố trí cho Tổng cục Du lịch): 121.109 triệu
đồng, trong đó:
a) Năm 2006: 27.737 triệu đồng, được trích từ nguồn kinh phí chi sự
nghiệp kinh tế thuộc ngân sách trung ương năm 2006, nhưng chưa phân bổ;
b) Từ năm 2007 - 2010: căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và
dự toán kinh phí do Tổng cục Du lịch lập, Bộ Tài chính thẩm định và bố trí trong
dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo tiến độ thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, trường hợp có những
nhiệm vụ phát sinh nhất thiết phải bảo đảm kinh phí để thực hiện các mục tiêu

114
của Chương trình, giao Bộ Tài chính thống nhất với Tổng cục Du lịch trình Thủ
tướng Chính phủ bổ sung kinh phí để triển khai thực hiện.
2. Ngân sách địa phương: căn cứ nhiệm vụ, nội dung Chương trình của
từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính, Tổng cục Du lịch
hướng dẫn việc bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước để các địa phương thực hiện.
3. Đóng góp từ các doanh nghiệp và huy động khác.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Du lịch:
a) Trên cơ sở các nội dung của Chương trình và các quy định hiện hành,
Tổng cục Du lịch chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền (hoặc phê duyệt
theo thẩm quyền) các dự án cụ thể (bao gồm mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nhu
cầu nguồn lực, tiến độ thực hiện từng nội dung, phân công trách nhiệm,...);
b) Lập dự toán kinh phí cho từng dự án theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước (đối với những nội dung do ngân sách trung ương bảo đảm), đồng thời
phối hợp với Bộ Tài chính dự kiến mức kinh phí đối với những nhiệm vụ do
ngân sách địa phương bảo đảm và nguồn kinh phí huy động ngoài nguồn ngân
sách nhà nước;
c) Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Chương
trình, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề phát sinh, vướng
mắc (nếu có);
d) Quý IV năm 2010, tổng kết, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ
kết quả thực hiện Chương trình;
đ) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Quy chế
quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình; xây dựng cơ chế tài
chính huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các nội
dung của Chương trình.
2. Bộ Tài chính:
a) Thẩm định dự toán kinh phí các dự án theo đúng quy định về chức
năng, nhiệm vụ;
b) Căn cứ tiến độ thực hiện các dự án, tổng hợp, bố trí kinh phí trong dự
toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

115
c) Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí
thực hiện (đối với những nhiệm vụ do ngân sách địa phương thực hiện);
d) Chủ trì phối hợp với Tổng cục Du lịch và Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Ban hành cơ chế tài chính huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà
nước để thực hiện các nội dung của Chương trình;
- Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện
Chương trình.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và Tổng cục Du lịch
nghiên cứu, xây dựng để ban hành cơ chế tài chính huy động các nguồn lực
ngoài ngân sách nhà nước thực hiện các nội dung của Chương trình.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo.
Điều 5. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng
cục trưởng Tổng cục Du lịch và Thủ trưởng cơ quan liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
KT. THỦ TƢỚNG
PHÓ THỦ TƢỚNG
Vũ Khoan - Đã ký
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các đ/c thành viên BCĐ
Nhà nước về du lịch;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN:
Nguyễn Quốc Huy, Trần Quốc Toản, BNC,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ: VX, QHQT, TH, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b). Trang (40b).

116
Phụ lục 3
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tỉnh Ninh Bình Độc lập- Tự do- Hạnh - phúc

Số:2682/2001/QĐ-UB Ninh Bình, ngày 04 tháng 12 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ phát triển Du lịch Ninh Bình

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994


Căn cứ Pháp lệnh du lịch số 11/1999/PL- UBTVQH10 ngày 08/2/1999
của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về chiến lược phát triển du lịch tỉnh Ninh
Bình đến năm 2020;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh tại tờ trình số
498/TT/TCCQ và Giám đốc Sở Du lịch tại công văn số 136/CV-DL ngày
7/8/2001;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình
trực thuộc Sở Du lịch.
Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình là đơn vị sự
nghiệp kinh tế tự trang trải quỹ tiền lương, có tư cách pháp nhân, được mở tài
khoảng tại Kho bạc và có con dấu riêng.
Trụ sở của Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình đặt
trong trụ sở của Sở Du lịch Ninh Bình (đường Trần Hưng Đạo, thị xã Ninh Bình)
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du
lịch Ninh Bình:

117
1. Chức năng:
Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Sở Du lịch về xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tại địa phương;
tổ chức các dịch vụ thông tin tuyên truyền, tiếp thị quảng cáo, nghiên cứu và
khai thác thị trường; tổ chức đào tạo nghiệp vụ; tư vấn đầu tư du lịch, hoạt động
kinh doanh du lịch và triển khai các tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật chuyên
ngành.
2. Nhiệm vụ:
- Xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài;
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, dạy nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho
cán bộ, công nhân viên làm công tác du lịch do ngành quản lý và các thành phần
kinh tế khác (nếu có)
- ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác quản lý và xúc tiến du lịch
của ngành;
- Cung ứng các dịch vụ du lịch, dịch vụ tư vấn trong việc thực hiện các dự
án đầu tư về du lịch;
- Thông tin về thị trường du lịch trong nước và nước ngoài cho các đơn vị
kinh doanh về du lịch;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học về du lịch theo đúng
chủ trương định hướng của ngành du lịch;
- Quản lý tổ chức, quỹ tiền lương, lao động và tài chính, tài sản của Trung
tâm theo các quy định hiện hành của Nhà nước, UBND tỉnh và Sở du lịch;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở du lịch giao.
3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm:
- Trung tâm do Giám đốc trực tiếp quản lý, điều hành theo chế độ thủ
trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc Sở Du lịch về mọi hoạt
động của Trung tâm;
- Giúp việc Giám đốc có Kế toán trưởng;

118
Giám đốc và Kế toán trưởng được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định
hiện hành của UBND tỉnh;
- Trung tâm được bố trí 02 cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ có
trình độ đại học về Du lịch đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của Trung tâm và 01
văn thư hành chính kiêm nhiệm thủ quỹ của Trung tâm (có trình độ chuyên môn
trung học chuyên ngành);
Các chức danh cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ và văn thư hành
chính nói trên trước khi ký hợp đồng lao động vào làm việc tại Trung tâm phải
được sự thoả thuận bằng văn bản của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh;
- Ngoài các chức danh nói trên khi nhu cầu về nhiệm vụ tăng lên và các
nguồn thu đủ khả năng chi trả lương, các chế độ chính sách cho người lao động
thì Trung tâm được ký kết một số hợp đồng lao động; giao Trưởng Ban Tổ chức
chính quyền tỉnh quy định cụ thể số lượng lao động được hợp đồng thêm và hiệp
y danh sách trước khi Giám đốc Sở Du lịch ký hợp đồng lao động.
Điều 3: Kinh phí hoạt động của Trung tâm:
1. Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ phát triển du lịch Ninh Bình đƣợc thu
từ các nguồn tài chính sau:
- Thu từ cung ứng dịch vụ du lịch, dịch vụ tư vấn trong việc thực hiện các
dự án đầu tư về du lịch;
- Thu từ cung cấp thông tin về thị trường trong nước và nước ngoài;
- Thu học phí về đào tạo, đào tạo lại, dạy nghề bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch;
- Các khoản thu có liên quan đến công tác xúc tiến du lịch;
- Các khoản thu về hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có)
2. Trung tâm đƣợc ngân sách tỉnh hỗ trợ:
- Kinh phí hoạt động cho bộ máy, tiền lương, các khoản phụ cấp và bảo
hiểm cho 5 chức danh nói ở điều II, khoản 3; các chức danh trên được vận dụng
xếp ngạch, bậc lương, thực hiện các chế độ BHXH, BHYT

119
- Hàng năm Trung tâm được hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động xúc tiến du
lịch tuỳ theo khả năng ngân sách của tỉnh và khả năng tự trang trải của Trung tâm.
Điều 4. Chánh văn phòng HDND & UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức
chính quyền tỉnh, Giám đốc các Sở: Du lịch, Kế hoạch- đầu tư, Tài chính- vật
giá, Lao động- Thương binh & xã hội, thủ trưởng các đơn vị có liên quan và
Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình căn cứ Quyết định thi
hành./.
T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Chủ tịch
Nơi nhận:
- Như điều 4
- Lưu VT,VP7,VP5
- D/186 Lê Minh Hồng

120
Phu lục 4.
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH NINH BÌNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


____________________________________

Số: 2845 /QĐ-UBND Ninh Bình, ngày 17 tháng 12 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH
V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH


Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14/5/2005; Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội;
Thực hiện Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tại Thông báo số 600-
TB/TU ngày 29/11/2007;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1196/TTr-KH&ĐT
ngày 10/12/2007 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Ninh bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch), với
những nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm phát triển
1. Quy hoạch phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch của cả nước và
Chiến lượt phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch của các ngành, lĩnh vực
có liên quan;
2. Phát triển du lịch nhanh, bền vững, gắn với việc bảo vệ, phát triển tài
nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc;

121
bảo đảm an ninh - quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội góp phần tích cực vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
3. Huy động mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước (Trung ương, địa
phương), các thành phần kinh tế, vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư khai thác có
hiệu quả tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh; phát huy thế mạnh về vị trí địa
lý, tài nguyên du lịch của từng khu, điểm du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch
độc đáo nhằm khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch;
4. Phát triển du lịch Ninh Bình phải đặt trong mối quan hệ với sự phát
triển du lịch của các tỉnh lân cận, khu vực và cả nước; quan tâm đến lợi ích của
cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch;
II. Mục tiêu phát triển
1. Mục tiêu tổng quát
a. Phát triển du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh,
từng bước trở thành một trong những trung tâm lớn về du lịch của cả nước; có cơ
sở hạ tầng phát triển, với nhiều loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch hấp
dẫn, độc đáo thu hút ngày càng đông khách du lịch đến thăm quan và nghỉ lại dài
ngày ở Ninh Bình;
b. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh, bền vững và hiệu quả, gắn
với việc bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã
hội; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu
nhập cho nhân dân;
2. Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đạt các mục tiêu sau:
a. Về khách du lịch:
- Năm 2010 đạt 2 triệu lượt khách du lịch. Trong đó, khách du lịch quốc tế
800 ngàn lượt, khách nội địa 1,2 triệu lượt khách;
- Năm 2015 đạt 3 triệu lượt khách du lịch. Trong đó, khách du lịch quốc tế
1,3 triệu lượt, khách nội địa 1,7 triệu lượt khách.
b. Về thu nhập từ du lịch:
- Năm 2010 đạt 435,6 tỷ đồng (39,6 triệu USD). Trong đó, từ khách du
lịch quốc tế 19,2 triệu USD, từ khách nội địa 20,4 triệu USD;
- Năm 2015 đạt 1.518 tỷ đồng (138 triệu USD). Trong đó, từ khách du
lịch quốc tế 70 triệu USD, từ khách nội địa 68 triệu USD;
c. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
- Năm 2010 có 1.900 phòng lưu trú. Trong đó số phòng đủ tiêu chuẩn đón
khách du lịch quốc tế (từ 3÷5 sao) 250 phòng;

122
- Năm 2015 có 3.700 phòng lưu trú. Trong đó số phòng đủ tiêu chuẩn đón
khách du lịch quốc tế (từ 3÷5 sao) 800 phòng;
- Đầu tư hoàn thiện một số khu vui chơi giải trí trong tỉnh.
d. Về giải quyết lao động và việc làm:
- Năm 2010 giải quyết việc làm cho 2.850 lao động trực tiếp và 5.700 lao
động gián tiếp làm việc trong ngành du lịch;
- Năm 2015 giải quyết việc làm cho 5.9000 lao động trực tiếp và 11.800
lao động gián tiếp làm việc trong ngành du lịch.
III. Các định hƣớng phát triển chủ yếu:
1. Về thị trường khách du lịch.
- Khai thác mạnh thị trường khách du lịch nội địa, trong đó chú trọng thị
trường các đô thị lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà nẵng,
Cần Thơ) và các tỉnh lân cận;
- Mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế, trong đó tập trung vào các thị
trường truyền thống và thị trường có khả năng chi trả cao như: Tây Âu, Đông
Bắc Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và ASEAN.
2. Về phát triển các sản phẩm du lịch: Phát triển đa dạng các sản phảm du
lịch với các loại hình: thăm quan danh thắng và các di tích lịch sử, văn hoá, tâm
linh; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, mạo hiểm; vui chơi giải trí, hội thảo,
hội nghị, mua sắm, nghỉ cuối tuần…phù hợp với từng khu, điểm du lịch trên địa
bàn tỉnh.
3. Tổ chức không gian phát triển du lịch:
- Quy hoạch thành 7 khu du lịch chính, gồm:
+ Khu Tam Cốc - Bích Động - Sinh thái Tràng An - Cố đô Hoa Lư;
+ Khu trung tâm thành phố Ninh Bình;
+ Khu Vườn quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - Hồ Đồng Chương;
+ Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình - Khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - Chùa Địch Lộng - động Hoa Lư;
+ Khu thị xã Tam Điệp - Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn;
+ Khu hồ Yên Thắng - Yên Đồng - Động Mã Tiên;
+ Khu Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng biển Kim Sơn.
- 9 tuyến du lịch nội tỉnh, gồm:
+ Thành phố Ninh Bình - Tràng An - Cố đô Hoa Lư - Chùa Bái Đính (2
ngày);
+ Thành phố Ninh Bình - Cố đô Hoa Lư - Chùa Bái Đính (trong ngày);

123
+ Thành phố Ninh Bình - Tam Cốc - Bích Động - Linh Cốc - Hải Nham
(trong ngày);
+ Thành phố Ninh Bình - Địch Lộng - Vân Long - Động Hoa Lư - Kênh
Gà (3 ngày);
+ Thành phố Ninh Bình - Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương - căn
cứ cách mạng Quỳnh Lưu - thị xã Tam Điệp (3 ngày);
+ Tham Cốc - Bích động - Nhà thờ đá Phát Diệm - vùng biển Kim Sơn -
các Làng nghệ (03 ngày);
+ Núi chùa Non Nước - Núi chùa Bái Đính - Kênh Gà - Vân Trình
(đường thuỷ 02 ngày);
+ Thành phố Ninh Bình - thị xã Tam Điệp - Phòng tuyến Tam Điệp Điện
Sơn (trong ngày);
+ Thành phố Ninh Bình - hồ Yên Thắng - hồ Yên Đồng - Động Mã Tiên
(02 ngày).
- 10 tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế, gồm:
+ Ninh Bình - Hà nội (nối tour du lịch 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long -
Hà Nội);
+ Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh - Trung Quốc (tuyến đường QL
10);
+ Ninh Bình - Hà Nội - Lạng Sơn - Trung Quốc;
+ Ninh Bình - Lào Cai - Sa Pa - Trung Quốc;
+ Ninh Bình - Điện Biên - Trung Quốc;
+ Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh;
+ Ninh Bình Tuyên Quang - Hà Giang;
+ Ninh Bình - Hà Tây - Hoà Bình (du lịch bằng đường sông và đường
bộ);
+ Ninh Bình - Thanh Hoá - Nghệ An;
+ Ninh Bình - Quảng Bình - Huế- Đà Nẵng.
4. Về đầu tư phát triển du lịch: Thực hiện phân kỳ đầu tư, tập trung đầu tư
dứt điểm các hạng mục công trình chính, công trình dở dang và đầu tư mới tại
một số khu, điểm du lịch trọng điểm, cụ thể:
a. Giai đoạn từ nay đến năm 2010: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và các
cơ sở dịch vụ du lịch đảm bảo có đủ điều kiện đón khách du lịch theo mục tiêu
đề ra của năm 2010. Trước hết là cơ sở hạ tầng và các cơ sở dịch vụ tại thành
phố Ninh Bình, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Núi chùa Bái Đính và Khu Tam
Cốc - Bích ĐỘng, phục vụ kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội;

124
hình thành được một số điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí
chất lượng cao. Nhu cầu vốn đầu tư của giai đoạn này dự kiến 68 triệu USD;
b. Giai đoàn 2011 - 2015: Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng và các cưo sơ
dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng hiện
đại, kết hợp với truyền thống đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Phấn
đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng tại một số khu,
điểm du lịch trọng điểm và có các cơ sở kinh doanh dịch vụ chất lượng cao, đáp
ứng cơ bản nhu cầu khách tham quan. Nhu cầu vốn đầu tư của giai đoạn này dự
kiến 514 triệu USD;
IV. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch
1. Huy động các nguồn vốn đầu tư:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng và các cơ sở kinh doanh
dịch vụ du lịch giai đoạn 2007÷2015 dự kiến khaỏng 568 triệu USD, trong đó,
giai đoạn 2007÷2010 khoảng 68 triệu USD, giai đoạn 2011÷2015 là 500 triệu
USD.
Để huy động được nguồn vốn đầu tư nêu trên cần tranh thủ nguồn vốn
ngân sách nhà nước (Trung ương, địa phưuơng) để đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch;
huy động tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế và vốn đầu tư nước
ngoài để đầu tư các cơ sở dịch vụ kinh doanh du lịch (Nhà hàng, khách sạn, khu
vui chơi giải trí, các sản phẩm lưu niệm…).
2. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách:
Từng bước bổ sung, hoàn thiện chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào các
khu du lịch, nhằm thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư
phát triển các cơ sở dịch vụ kinh doanh du lịch chất lượng cao.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hoá các chính sách, giải
quyết nhanh chóng, kịp thời đề nghị, kiến nghị của doanh nghiệp, tạo hành lang
pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp du lịch.
3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, liên kết hợp tác
phát triển và mở rộng thị trường: Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá,
kêu gọi đầu tư phát triển du lịch; Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong
cả nước, các tổ chức quốc tế liên doanh, liên kết đầu tư và mở rộng thị trường
khách du lịch, tạo các tour, tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế.
4. Phát triển nguồn nhân lực: Bổ sung, hoàn thiện chính sách thu hút, sử
dụng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch
trong tình hình mới. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ hướng
dẫn viên, thuyết minh viên du lịch có năng lực, tinh thần, thái độ phục vụ tốt.

125
Kết hợp tuyển chọn những cán bộ trẻ, có năng lực, tâm huyết với nghề đi đào
tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch ở trong và ngoài nước. Đồng thời quan tâm
công tác giáo dục cộng đồng cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân trong các khu du
lịch về thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh du lichụ.
5. Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường: Đề du lịch
Ninh Bình phát tiêrn nhanh, bền vững, trong quá trình đầu tư, khai thác cần quan
tâm bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch, gắn với việc bảo vệ môi trường, giữ gìn
và phát huy các giá trị lịch sử văn hoá cảu di tích, danh thắng.
6. Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công
gnhệ trong công tác quản lý và khai thắc tài nguyên du lịch.
7. Điều hành và tổ chức thực hiện quy hoạch: Ngay sau khi Quy hoạch
được phê duyệt, cần khẩn trương công bố, tổ chức tuyên truyền, phố biến quy
hoạch để các cơ quan, đơn vị và nhân dân biết, tổ chức thực hiện; cụ thể hoá các
nội dung của quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế thành kế hoạch phát
triển du lịch 5 năm và hàng năm; có biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện
đầu tư phát triển thưo quy hoạch. Phối hợp với các ngành Trung ương và các
tỉnh, thành phố, các đơn vị kinh doanh du lịch trong nước và quốc tế để triển
khai các chưuơng tình hợp tác phát triển du lịch.
Điều 2. Giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan,
UBND các huyện, thành phố, thị xã công bố công khai Quy hoạch và tổ chức
thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế
Quyết định số 949/QĐ-UB ngày 29/9/1995 của UBND tỉnh về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 1995÷2010.
Điều 4. Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH.
- Như Điều 4; KT. CHỦ TỊCH
- Thường trực Tỉnh uỷ;
PHÓ CHỦ TỊCH
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; (Đã ký)
- Chánh, PVP UBND tỉnh;
- Lưu VT0937, VP2, 3,4,5;
ĐT.36 Đinh Quốc Trị
Nguồn: http://www.ninhbinh.gov.vn

126
Phụ lục 5. Danh mục khách sạn tại thành phố Ninh Bình
Khách Sạn Đức Thanh Minh Châu Resort
Địa chỉ: Số 3 Bích Động, Xã Ninh Địa chỉ: Km 8, Quốc lộ 10, Khánh An,
Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Yên Khánh, Ninh Bình.
Bình. Điện thoại: 030.359.41.02 / 0906.697.763
Điện thoại: 030.3618333; 3898777; Fax: 030.376.22.99
0913.292561; 0914.319.996
Fax: 030.3888.080
Số phòng nghỉ: 35
Khu Nghỉ Dƣỡng Tắm Ngâm Khu Nghỉ Dƣỡng Tắm Ngâm Cúc
Nƣớc Khoáng Kênh Gà Phƣơng
Địa chỉ: Thôn Kênh Gà, xã Gia Địa chỉ: Xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan,
Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh tỉnh Ninh Bình.
Bình. Điện thoại: 030.3848080
Điện thoại: 030.3831006; Số phòng nghỉ: 24
0903.407430
Số phòng nghỉ: 20
Làng Du Lịch Quốc Tế Vạn Khách Sạn Hƣơng Trà 2Sao
Xuân 2Sao Địa chỉ: Xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn,
Địa chỉ: Thị Trấn Thiên Tôn, tỉnh Ninh Bình.
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Điện thoại: 030.3833558
Điện thoại: 030.3622615 Số phòng nghỉ: 24
Số phòng nghỉ: 17
Nhà Nghỉ VQG- Cúc Phƣơng Nhà Nghỉ Anh Dũng
Địa chỉ: Xã Cúc Phương, huyện Địa chỉ: Xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư,
Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. tỉnh Ninh Bình.
Điện thoại: 030.3848006 Điện thoại: 030.3618020
Số phòng nghỉ: 77 Số phòng nghỉ: 11
Khách Sạn VALATCO Khách Sạn Thu Hƣơng
Địa chỉ: Xã Ninh Hải, huyện Hoa Địa chỉ: Thị Trấn Phát Diệm, huyện Kim
Lư, tỉnh Ninh Bình. Sơn, tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 030.3618252 Điện thoại: 030.3862336
Số phòng nghỉ:10 Số phòng nghỉ: 16

127
Phụ lục 6. Danh sách nhà hàng ở Ninh Bình
Khách sạn-Nhà hàng Hoàng Hải Nhà hàng Hoàng Giang
Địa chỉ: 36 - Đường Trương Hán Siêu Địa chỉ: Núi Hang Cá, Trường
Phường Phúc Thành- Thành phố Ninh Yên - Hoa Lư - Ninh Bình
Bình Điện thoại: 030.3620072;
Điên thoại: 030.3875177 0915437028
Fax: 030.3896060 Fax: 030.3621666
Nhà hàng Nhà Sàn Cố Đô Khách sạn-Nhà hàng Non Nƣớc
Địa chỉ: Yên Trạch, Trường Yên, Hoa Lư, Địa chỉ: Phố 4, Phường Đông
Ninh Bình. Thành - Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 030. 362.00.66 / 0948.237.777 Điện thoại: 030.3897878;
E-mail: nhasancodo@gmail.com 0916565668
Nhà hàng Thiên Trƣờng Khách sạn - Nhà hàng Châu
Địa chỉ: Thôn Trường An, Trường Yên, Sơn
Hoa Lư, Ninh Bình Địa chỉ: Đường Vạn Hạnh-
Điện thoại: 0303.621.929 / 0302.464.106
Phường Ninh Khánh - Thành Phố
Fax: 0303.621.939 Ninh Bình
Điện thoại: 030.362.38.79/
389.28.79
E-mail: chausonhotel@gmail.com
Khách sạn-Nhà hàng Biani Khách sạn-Nhà hàng Vân Anh
Địa chỉ: Đường Võ Thị Sáu - Phường Địa chỉ: Đường Vạn Hạnh-
Đông Thành - Thành phố Ninh Bình Phường Ninh Khánh - Thành Phố
Điện thoại: 030.3897031 Ninh Bình
Điện thoại: 030.389.09.97 /
0912.657.620
Nhà hàng Hƣơng Mai Nhà hàng Trâu Vàng
Địa chỉ: 12 - Đường Trần Hưng Đạo - Địa chỉ: 31 - Đường Trần Hưng
Thành phố Ninh Bình Đạo - Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 030.3871351 Điện thoại: 030. 3884598
Fax: 030.3871351
Nhà hàng Thanh Lợi Nhà hàng Ba Cửa
Địa chỉ: 12 Lê Hồng Phong, thành phố Địa chỉ: Thôn Trường An, xã
Ninh Bình Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh
Điện thoại: 030.3874386 Ninh Bình.

128
Điện thoại: 030.3620658;
0913292451; 0916311658
Fax: 030.3620658
Nhà hàng Trung Nghĩa Nhà hàng Ngói Đỏ
Địa chỉ: Phường Đông Thành - Thành phố Địa chỉ: Đường số 1- Khu Biệt
Ninh Bình thự nhà vườn - Phường Đông
Điện thoại: Thành - Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 030.3889 233
Nhà hàng Lâm Định Nhà hàng Ngọc Minh
Địa chỉ: Phường Tân Thành - Thành phố Địa chỉ: Phố 8 - Đường Lương
Ninh Bình Văn Thăng- Phường Đông Thành
Điện thoại: - Thành Phố Ninh Bình Điện
thoại: 030.3988777
Nhà hàng Rừng & Biển
Địa chỉ: 2 - Trần Hưng Đạo - Thành phố
Ninh Bình
Điện thoại:

129
Phụ lục 7. Một số hình ảnh về du lịch Ninh Bình

1. Toàn cảnh cố đô Hoa Lư

2. Đền Vua Đinh Tiên Hoàng


Nguồn: http://www.ninhbinhtourism.com.vn

130
3. Điện Tam Thế - chùa Bái Đính 4. Nhà thờ đá Phát Diệm

5. Lễ rước nước ta ̣i Lễ hô ̣i Cố đô Hoa Lư

131
6. Mỹ nghệ cói Kim Sơn 7. Nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân
Nguồn: http://www.ninhbinhtourism.com.vn.

8. Non nước Tràng An

132
9. Xuyên thủy động Tràng An
Nguồn: : www.ninhbinh.gov.vn

10. Đường vào Tam Cốc - Bích Động

133
11. Bến thuyền Tam Cốc.
Nguồn: http://www.ninhbinhtourism.com.vn.

12. Cảnh làng quê Ninh Bình


Nguồn: http://www.ninhbinhtourism.com.vn.

134

You might also like