Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA NGOẠI NGỮ


------

TIỀU LUẬN MODULE 3 – SỬ DỤNG VĂN BẢN

NHẬT KÝ ĐỌC TRUYỆN

NHỮN
G ĐỨA
CON
Họ tên : Lưu Bửu Lệ
MSSV : 2272202040061

TRON Lớp : K28NNTQ01

G GIA
ĐÌNH TP.HCM,ngày 24 tháng 11 năm 2022

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ...........................................1


1.1 Tác giả Nguyễn Thi là ai?............................................................1
1.2 Những tác phẩm của Nguyễn Thi................................................1
1.3 Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi......................................1
CHƯƠNG 2 : SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM......................................2
2.1 Tóm tắt truyện..............................................................................2
2.2 Hoàn cảnh sáng tác......................................................................2
CHƯƠNG 3 : CHI TIẾT VỀ TÁC PHẨM......................................3
3.1 Những hình ảnh trong tác phẩm..................................................3
3.2 Những câu hay trong tác phẩm....................................................3
3.3 Phần đặc sắc của truyện...............................................................4
3.4 Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả................................4
3.5 Bố cục/Trình tự sự kiện...............................................................4
3.6 Nhân vật yêu thích.......................................................................5
3.7 Giải thích nhan đề........................................................................6
CHƯƠNG 4: CÁ NHÂN NHẬN XÉT TÁC PHẨM.......................7
4.1 Quan điểm....................................................................................7
4.2 Điểm truyện/Phê bình..................................................................7
4.3 Bản thân và truyện.......................................................................8
CHƯƠNG 5 : TỔNG KẾT................................................................9
5.1 Giá trị hiện thực...........................................................................9
5.2 Giá trị nhân đạo............................................................................9
5.3 Ý nghĩa.........................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................10

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1...............................................................................................1
Hình 2...............................................................................................1
Hình 3...............................................................................................1
Hình 4...............................................................................................2
HÌnh 5..............................................................................................3
Hình 6...............................................................................................3
Hình 7...............................................................................................5
Hình 8...............................................................................................6
Hình 9...............................................................................................8
Hình 10.............................................................................................8
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân
sâu sắc đối với Thầy Cô của trường Đại học Văn Lang, đặc biệt
là các Thầy Cô bộ môn tin học đại cương của nhà trường đã tạo
điều kiện cho em được học tập ở khoa để có nhiều thông tin cần
thiết hoàn thiện đề tài này, và em cũng xin chân thành cám ơn
Thầy Cô bộ môn đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt bài
Tiểu luận.
Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Minh bộ môn Tin học
Cơ bản đã hướng dẫn em. Trong thời gian thực hiện luận văn này, Cô
đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em rất nhiều.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô trường Đại học Văn
Lang đac tận tình giảng dạy em trong thời gian qua.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
Lưu Bửu Lệ

GIỚI THIỆU
Trước khi nhập học trường ĐH Văn Lang, em đã được làm
một bài về Nhật Ký Đọc ở trường cấp 3. Nhật Ký Đọc là một bài phân
tích đầy chi tiết về một trong những tác phẩm mà em được học trong
SGK Ngữ Văn 12.
Bài Tiểu luận này em muốn mang lại cho các Thầy Cô một kỷ
niệm về thời cấp 3 khi được học những tác phẩm hay trong SGK Ngữ
Văn.Đồng thời muốn cho em tất cả mọi người hiểu rõ hơn về một
trong những tác phẩm em đã phân tích.
Dữ liệu module 3: Sử dụng văn bản

CHƯƠNG 1 : SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ


----------

1.1 Tác giả Nguyễn Thi là ai?

Nguyễn Thi (1928-1968) có tên thật


là Nguyễn Hoàng Ca,ông sinh ra ở
Nam Định.
Xuất thân trong một gia đình nghèo,
cha mất sớm,mẹ thì tiến thêm bước
nữa.
Hình 1

1.2 Những tác phẩm của Nguyễn Thi


Nguyễn Thi sáng tác trên nhiều thể loại như thơ, truyện,kí,tiểu
thuyết,..và có các tác phẩm tiêu biểu như: Mẹ vắng nhà (1966),
Truyện và ký (1978),...

Hình 2 Hình 3

1.3 Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi


Phong cách nghệ thuật của ông rất độc đáo,ông có năng lực phân tích
tâm lý nhân vật rất sắc sảo, văn phong đằm thắm chất trữ tình vừa
giàu chất hiện thực,tạo nên nhân vật có cá tính mạnh mẽ và mang đậm
tính cách Nam Bộ.

SVTH: Lưu Bửu Lệ


Dữ liệu module 3: Sử dụng văn bản

CHƯƠNG 2 : SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM


----------
2.1 Tóm tắt truyện
Truyện xoay quanh nhân vật Việt – anh lính trẻ đã chiến đấu dũng
cảm, bị thương, bị lạc đồng đội và nằm lại giữa chiến trường. Trong
cơn mê man, anh hồi tưởng lại những kí ức tươi đẹp về gia đình và
đồng đội. Việt và Chiến sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ
có truyền thống yêu nước và mối thù sâu sắc với giặc Mỹ. Khi lớn
lên, hai chị em giành nhau đi tòng quân, không ai chịu nhường ai nên
nhờ chú Năm phân xử. Cuối cùng cả hai cùng nhau tham gia chiến
trường. Việt nhớ má, thương chị nhiều hơn lại thấy rõ mối thù đè
nặng trên vai. Những kí ức miên man sống lại trong tâm trí Việt cho
đến khi đồng đội tìm thấy anh.
2.2 Hoàn cảnh sáng tác
Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc
nhất của Nguyễn Thì, được viết trong những ngày chiến đấu ác liệt
của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Hình 4

SVTH: Lưu Bửu Lệ


Dữ liệu module 3: Sử dụng văn bản

CHƯƠNG 3 : CHI TIẾT VỀ TÁC PHẨM


----------
3.1 Những hình ảnh trong tác phẩm

Mỗi khi đọc tác


phẩm này,tôi luôn
liên tưởng đến Việt
và Chiến cùng nhau
ở trên chiến trường.
Hình 5

Ngoài ra,tôi còn liên tưởng tới


một người mẹ một mình một
thân nuôi lớn,bảo vệ đứa con
trong thời chiến tranh dù bị tủi
nhục nhưng tình cảm gia đình
vẫn là to lớn nhất.

Hình 6

3.2 Những câu hay trong tác phẩm


*Trích
"Việt vẫn còn ở đây,nguyên tại vị trí này..và những mũi lê nhọn hoắt
trong đêm đang bắt đầu xung phong.."
*Giải thích
Súng đã được nạp sẵn đạn,ngón tay cũng đang trong tư thế chuẩn bị
mặc dù người thì bị thương nặng nhưng Việt vẫn cố gắng bò đến chỗ
có tiếng súng của quân ta.Việt không hề sợ bom đạn đang từ từ rơi
xuống cứ tiếp tục bò đến chỗ ấy vì chỗ đó có các anh đang chờ Việt.

SVTH: Lưu Bửu Lệ


Dữ liệu module 3: Sử dụng văn bản

3.3 Phần đặc sắc của truyện


*Trích

"Chà,nổ dữ,phải chuẩn bị lựu đạn...Những khuôn mặt anh em mình


lại hiện ra..."

*Giải thích
Phần này đặc sắc là vì tác giả kể lúc đang chiến đấu rất khắc
nghiệt,bom khói mịt mù không ai thấy ai.Tiếng súng thì ngày càng
nhiều,lựu đạn thì cứ mỗi phút được ném một lần và nhân vật Việt phải
đợi đến khi khói tan thì mới nhìn được rõ mặt của những người anh
em bộ đội khác
3.4 Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả
Điểm đặc sắc trong tác phẩm là nghệ thuật trần thuật,tác giả đã kể
chuyện theo quan điểm và theo dòng ý thức của nhân vật.Qua những
lần nửa mê nửa tỉnh,tác giả đã nhập sâu vào hồi ức của nhân vật
Việt,khơi ra những kỉ niệm ,quá khứ về người mẹ,về chị,về chú
Năm,...Nhờ cách trần thuật này mà đã biến hóa linh hoạt câu chuyện
khiến người đọc cuốn sau vào mạch truyện một cách tự nhiên mà đầy
bất ngờ.
3.5 Bố cục/Trình tự sự kiện
Bố cục
+Phần 1 (từ đầu đến đang bắt đầu xung phong):
Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lần thứ tư
Việt tỉnh dậy, Việt lắng nghe mọi âm thanh, chờ đồng đội đến và sẵn
sàng chiến đấu.
+Phần 2 (còn lại):
Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.

SVTH: Lưu Bửu Lệ


Dữ liệu module 3: Sử dụng văn bản

Trình tự sự kiện

Sau một trận đánh,nhân vật Việt bị thương,lạc mất đồng


I đội,ngất rồi tỉnh,tỉnh rồi ngất.Trong khoảng khắc mê man ấy
thì lại nhớ về kỉ niệm thân thương của mẹ và chị Chiến.

Nhớ lại kỉ niệm hai chị em cùng giành nhau để đi bộ đội và


nhờ được chú Năm nên hai chị em đều được đăng ký .Đêm
II
trước khi đi thì hai chị em dọn lại nhà cửa,sắp xếp bàn thờ
của ba cha và mẹ và bê bàn thờ ấy sang nhà chú Năm

Trong một lần chiến đấu thì Việt bị thương nặng nhưng Việt
không sợ một ai vẫn giữ súng để sẵn sàng chiến đấu và khi
III
nhận ra tiếng súng của quân ta thì cố gắng lết qua đó ,cuối
cùng anh được cứu.

3.6 Nhân vật yêu thích


Trong tác phẩm nhân vật Việt để lại trong tôi nhiều ấn tượng và nhiều
điểm thú vị về nhân vật này.Khi đọc tác phẩm này tôi bị ấn tượng bởi
nét ngây thơ,hồn nhiên ấy nhưng song lại rất quan tâm,yêu thương gia
đình.Nhân vật Việt có những nét để nhận ra trong truyện đó là anh có
một điệu cười lỏn lẻn và hai má căng như trái vú sữa.Anh vô lo,vô
nghi,không sợ gì cả.Tuy mồ côi nhưng anh có người chị Chiến gắn bó
với anh,anh thương chị lắm,anh hay "giấu chị" cho riêng mình.Ngoài
ra,anh còn thương mến đồng đội,luôn tôn trọng chú Năm.Nhân vật
Việt không chỉ là đứa con trong gia đình mà còn là một chàng trai mới
lớn tuổi 18.

SVTH: Lưu Bửu Lệ


Dữ liệu module 3: Sử dụng văn bản

Hình 7

3.7 Giải thích nhan đề


Nhan đề tác phẩm này khẳng định, ngợi ca mối liên hệ bền chặt,
thiêng liêng giữa các thế hệ trong gia đình, giữa con người với gia
đình thời kì chống Mĩ.Một gia đình đoàn kết trên cơ sở lòng yêu nước
và cách mạng cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của các dân tộc Việt
Nam,đoàn kết chiến đấu nhằm mục đích giải phóng quê hương, xây
dụng đất nước. Ngoài ra,sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình
yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo
nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam.

Hình 8

SVTH: Lưu Bửu Lệ


Dữ liệu module 3: Sử dụng văn bản

CHƯƠNG 4: CÁ NHÂN NHẬN XÉT TÁC PHẨM


----------
4.1 Quan điểm
Qua tác phẩm những đứa con trong gia đình thì tôi thấy nhân vật Việt
là một người con rất hiếu thảo và là một người rất đáng thương vì
không chỉ mất cha mà mất cả mẹ, sống nương tựa người chị Chiến.
Hai chị em sống hoà thuận với nhau mà còn tranh nhau việc đăng ký
đi bộ đội để đánh giặc Mỹ.Nhân vật Việt thì thể hiện được nét riêng
của người con trai mới lớn: hiếu động, trẻ con còn nhân vật Chiến thì
lúc lớn có nét giống mẹ và biết lo liệu mọi việc một cách chu đáo và
là một người con gái kiên cường.

4.2 Điểm truyện/Phê bình

Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây dựng


hình tượng nhân vật Việt - đứa con cưng tình thần
của ông với những tính cách đáng yêu, dễ mến, vô
tư đời thường, gan dạ quả cảm trong chiến đấu.
Tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Nam
Điểm truyện Bộ, khẳng định truyền thống gia đình và dân tộc là
sức mạnh to lớn để chống lại kẻ thù xâm
lược.Ngoài ra có những từ như
"nghen","gởi","chớ","thiệt,...tất cả những từ đó rất
đậm chất miền Tây khiến người đọc như đang ở
trong một khung cảnh quê hương thiên nhiên.

SVTH: Lưu Bửu Lệ


Dữ liệu module 3: Sử dụng văn bản

Tác giả đã kể quá nhiều chi tiết khác nhau trong


Phê bình một phân cảnh chiến đấu làm người đọc chưa kịp
nhớ chi tiết này đã phải sang chi tiết khác

4.3 Bản thân và truyện


Tác phẩm này liên hệ không chỉ chính bản thân tôi mà còn là đối với
những thanh niên,thế hệ trẻ.Cho nên ưu thế của những thế hệ trẻ là về
trí tuệ,thể lực,có đầy đủ điều kiện phát triển,xây dựng đất nước.Bối
cảnh lúc bấy giờ rất khác so với bối cảnh trong tác phẩm.Một bên là
đang đứng trước sự đe dọa của giặt Mỹ và trách nhiệm của thế hệ lúc
đó là sẵn sàng phóng ra chiến trường.Cuộc sống của họ gắn liền với
bom,đạn,súng trường...Còn bây giờ ta đang sống trong nền hòa bình
dân tộc nên là trách nhiệm của bản thân là phải ra sức học tập,trau dồi
kiến thức,cống hiến trí tuệ,sức lực của bản thân cho sự phát triển của
đất nước.

Hình 9

SVTH: Lưu Bửu Lệ


Dữ liệu module 3: Sử dụng văn bản

Hình 10

CHƯƠNG 5 :
TỔNG KẾT
----------
5.1 Giá trị hiện thực
+Cuộc chiến đấu khốc liệt giữa ta và kẻ thù và hình ảnh của một miền
Nam đau thương mà kiên cường.
+Số phận đau thương, mất mát của nhân dân miền Nam
5.2 Giá trị nhân đạo
+ Tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, gây ra cái chết oan uổng cho con
người trên mảnh đất này.
+ Cảm thông, chia sẻ với những nỗi đau mất mát của người dân Nam
Bộ.
+ Sự khâm phục, ca ngợi lòng dũng cảm, kiên cường và hy sinh lớn
lao của nhân dân miền Nam
+ Thôi thúc, giục giã và khơi dậy trong lòng thế hệ trẻ niềm căm thù
giặc sâu sắc mà đứng lên chiến đấu chống lại kẻ thù
5.3 Ý nghĩa

Qua tác phẩm,nghệ thuật trần thuật là một nét đặc sắc của tác phẩm.
Tác phẩm được trần thuật từ ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mình

SVTH: Lưu Bửu Lệ


Dữ liệu module 3: Sử dụng văn bản

với ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ đã góp phần tạo nên thành
công cho tác phẩm.
Tác phẩm đã xây dựng hàng loạt chân dung anh hùng, mang trong
mình lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc và được xếp vào
một trong những tác phẩm có giá trị to lớn trong việc tố cáo tội ác của
kẻ thù và đề cập tình yêu của con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 12-THPT TRẦN KHAI NGUYÊN. (2021-2022).


https://doctailieu.com/phan-tich-truyen-nhung-dua-tre. (2019, 2 15).
Retrieved from https://doctailieu.com/:
https://doctailieu.com/phan-tich-truyen-nhung-dua-tre
SÁCH NGỮ VĂN 12. (n.d.). In B. G. TẠO, NGỮ VĂN 12. 2019.

SVTH: Lưu Bửu Lệ

You might also like