Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CÔNG UỚC LA - HAYE (12-4-1930) VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN

QUAN TỚI XUNG ĐỘT LUẬT QUỐC TỊCH

CHƯƠNG I

CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. Mỗi nước sẽ quy định bằng Luật ai là công dân của nước mình. Luật này sẽ được các
nước khác công nhận một khi nó được xây dựng phù hợp với các Công ước quốc tế, tập quán
quốc tế và với các nguyên tắc pháp luật được công nhận chung về vấn đề quốc tịch.

Điều 2. Bất cứ vấn đề nào về việc xác định một người có quốc tịch của một nước sẽ do luật của
nước đó quy định.

Điều 3. Trừ các quy định của Công ước này, một người có hai hay nhiều quốc tịch có thể được
mỗi nước mà người ấy có quốc tịch coi là công dân của mình.

Điều 4. Một nước không được bảo hộ ngoại giao cho công dân của mình tại một nước khác mà
người này cũng có quốc tịch và hiện đang cư trú

Điều 5. Tại một nước thứ ba, một người có nhiều quốc tịch sẽ được coi như chỉ có một quốc tịch.
Không phương hại đến việc áp dụng pháp luật của nước mình về địa vị pháp lý của cá nhân và
các Hiệp định đang có hiệu lực, nước thứ ba sẽ chỉ công nhận duy nhất một quốc tịch trong số
các quốc tịch

mà người đó có, hoặc công nhận quốc tịch của nước mà người đó thường trú

và cư trú chủ yếu hoặc quốc tịch của nước mà lúc đó trên thực tế người đó có

mối quan hệ gắn bó nhất.

Điều 6. Không phương hại đến quyền tự do của một nước trong việc cho phép từ bỏ quốc tịch
một cách rộng rãi hơn, một người có hai quốc tịch mà đều không phải tự ý họ gia nhập, có thể từ
bỏ một trong số hai quốc tịch đó, với sự cho phép của nước mà người đó muốn từ bỏ quốc tịch.
Nước này không được từ chối cho phép này, nếu người đó thường trú và chủ yếu cư trú ở nước
ngoài, và nếu họ đáp ứng điều kiện quy định trong pháp luật của nước này về thôi quốc tịch.

CHƯƠNG II

Điều 7. Chừng nào pháp luật của một nước quy định việc cấp giấy phép thôi quốc tịch, giấy phép
đó sẽ không dẫn đến việc mất quốc tịch của nước đã cấp giấy phép, trừ khi người được cấp giấy
phép có được một quốc tịch khác hoặc cho tới khi người đó được nhập một quốc tịch khác. Giấy
phép như vậy sẽ không có giá trị, nếu người được cấp không có được một quốc tịch mới trong
thời hạn do nước cấp giấy phép quy định. Không áp dụng Điều này trong trường hợp một người
lúc được cấp giấy phép đã có một quốc tịch khác. Khi cho phép một người được nhập quốc tịch
của nước mình, nước này sẽ báo cho nước đã cấp giấy phép thôi quốc tịch biết.

CHƯƠNG III

QUỐC TỊCH CỦA PHỤ NỮ CÓ CHỒNG

Điều 8. Nếu pháp luật của nước người vợ quy định rằng người này sẽ mất quốc tịch khi kết hôn
với người nước ngoài, thì việc này phải tuỳ thuộc vào việc người vợ có được nhập quốc tịch của
người chồng hay không.

Điều 9. Nếu pháp luật của nước người vợ quy định rằng người này sẽ mất quốc tịch do thay đổi
quốc tịch của người chồng khi kết hôn, thì việc này phải tuỳ thuộc vào việc người vợ có được
nhập quốc tịch mới của người chồng hay không.

Điều 10. Việc người chồng nhập quốc tịch khác trong thời kỳ hôn nhân sẽ không dẫn đến thay
đổi nào về quốc tịch của người vợ, trừ khi được người vợ đồng ý.

Điều 11. Theo pháp luật của nước mình, người vợ đã mất quốc tịch khi kết hôn sẽ được trở lại
quốc tịch này khi hôn nhân bị huỷ, trừ khi chính người đó yêu cầu khác và phù hợp với pháp luật
của nước đó. Nếu trở lại quốc tịch này, thì người ấy phải mất quốc tịch mà người ấy đã nhận bởi
lý do kết hôn

CHƯƠNG IV

QUỐC TỊCH CỦA CON CÁI

Điều 12. Nhưng quy định của pháp luật cho phép những người sinh ra trên lãnh thổ của nước ấy
được có quốc tịch của nước này sẽ không mặc nhiên áp dụng cho con của những người được
hưởng quyền ưu đãi ngoại giao sinh ra trên lãnh thổ của nước ấy. Pháp luật của mỗi nước cho
phép con của những viên chức lãnh sự chuyên nghiệp hoặc của các quan chức nước ngoài đang
thực hiện một công vụ chính thức tại nước mình được ly khai, bằng cách từ bỏ, hoặc bằng cách
nào khác, quốc tịch của nước nơi chúng sinh ra trong mọi trường hợp mà khi sinh ra chúng có
hai quốc tịch, miễn là chúng được giữ lại quốc tịch của cha mẹ.

Điều 13. Việc cha mẹ nhập một quốc tịch khác cũng kéo theo việc nhập quốc tịch của các con là
vị thành niên theo pháp luật của nước mà cha mẹ nhập quốc tịch. Trong trường hợp này, pháp
luật của nước đó có thể quy định những điều kiện nhập quốc tịch cho con vị thành niên theo cha
mẹ. Trong trường hợp việc cha mẹ nhập một quốc tịch khác không làm cho các con vị thành niên
được nhập quốc tịch ấy thì các con sẽ được giữ lại quốc tịch cũ của cha mẹ.
Điều 14. Trẻ em mà cha mẹ không rõ là ai sẽ có quốc tịch của nước nơi nó sinh ra. Nếu sau này
xác định được cha mẹ, thì quốc tịch của nó sẽ được xác định theo luật áp dụng trong trường hợp
đã rõ quan hệ của mẹ. Trẻ em vô thừa nhận sẽ được coi như là đã sinh ra trên lãnh thổ của nước
nơi người đó tìm thấy nó, cho tới khi có bằng chứng trái lại.

Điều 15. Trong trường hợp những người sinh ra trên lãnh thổ của một nước mà không mặc nhiên
có quốc tịch của người ấy, thì trẻ em sinh ra trên lãnh thổ nước này mà cha mẹ không có quốc
tịch hoặc không rõ quốc tịch, sẽ có quốc tịch của người ấy. Pháp luật của nước này có thể quy
định những điều kiện có quốc tịch trong trường hợp như vậy.

Điều 16. Trong trường hợp con ngoài giá thú có quốc tịch của một nước và pháp luật của
nước ấy quy định rằng quốc tịch của nó có thể bị mất do sự thay đổi trong quy chế dân sự
của người con (được công nhận hoặc thừa nhận), thì việc mất quốc tịch này phải tuỳ
thuộc vào việc người con có được nhập quốc tịch của một nước khác hay không, theo
pháp luật của nước đó về ảnh hưởng của sự thay đổi trong quy chế dân sự đối với quốc
tịch.

CHƯƠNG V

CON NUÔI

Điều 17. Một người được người khác nhận làm con nuôi và pháp luật của nước mà người ấy có
quốc tịch quy định rằng việc này có thể làm cho người ấy mất quốc tịch, thì việc mất quốc tịch
này phải tuỳ thuộc việc con nuôi có được nhập quốc tịch của cha (hoặc mẹ) nuôi hay không, theo
pháp luật của nước mà người cha (hoặc mẹ) nuôi có quốc tịch về ảnh hưởng của việc nuôi con
nuôi đối với quốc tịch.

CHUƠNG VI

NHỮNG ĐIỀU KHOẢN TỔNG QUÁT VÀ CUỐI CÙNG

Điều 18. Các nước ký kết thoả thuận sẽ áp dụng những nguyên tắc và quy tắc quy định tại các
điều khoản nói trên trong mọi quan hệ với nhau, kể từ ngày Công ước có hiệu lực.

You might also like