Bài tập module 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

BÀI TẬP MODULE 2B: NGUYÊN TỬ VÀ CẤU TRÚC CỦA NGUYÊN TỬ

Bài 1. Nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z, T, G, J có electron cuối cùng ứng với bộ 4 số lượng tử sau

Xác định các nguyên tố và cho biết vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. Viết cấu hình electron của các
nguyên tử trên

Bài 2. Electron điền cuối cùng của các ion A-, B+, C2+, D2- đều có cùng 4 số lượng tử trong đó: n.m = 3;
l + s = 0,5
a. Xác định các ion trên
b. Hợp chất X tạo thành từ C, D và oxi có % mO là 31,58%, số nguyên tử của C, D, O trong X tạo thành
một cấp số cộng. Xác định công thức phân tử của X.
(Trong toán học, một cấp số cộng là một dãy số thoả mãn điều kiện: hai phần tử liên tiếp nhau sai khác
nhau một hằng số. Chẳng hạn, dãy số 3, 5, 7, 9, 11, ... là một cấp số cộng với các phân tử liên tiếp sai
khác nhau hằng số 2)

Bài 3.
a. Tính năng lượng của electron trong nguyên tử H ở trạng thái cơ bản và ở trạng thái kích thích khi
electron ở lớp M
b. Từ kết quả a, hãy cho biết nguyên tử H ở trạng thái nào bền hơn?
c. Từ trạng thái kích thích trên trở về trạng thái cơ bản, nguyên tử H có thể phát ra bức xạ có độ dài sóng
là bao nhiêu nm?
d. Tính năng lượng ion hóa I1 của nguyên tử H, I2 của He+ (Z = 2) và I3 của Li2+ (Z = 3) khi chúng ở
trạng thái cơ bản.
e. Giải thích sự biến thiên các giá trị I1, I2, I3 trên
f. Tính mức năng lượng của electron trong nguyên tử H khi H ở trạng thái cơ bản nhận một năng lượng
bằng 99,0% năng lượng ion hóa của nó.
Bài 4. Phổ phát xạ của 1 ion giống H ở thể khí được ghi lại như hình sau

Tất cả các vạch phổ được cho là electron từ trạng thái kích thích về trạng thái n = 3.
a. Xác định mức chuyển của A, B
b. Nếu bước sóng tại B là 142,5 nm thì bước sóng tại A có giá trị là bao nhiêu

Bài 5. Sử dụng công thức Slater, hãy xác định xem cấu hình electron nào dưới đây của ion Co2+ bền hơn
a) 1s22s22p63s23p63d54s2
b) 1s22s22p63s23p63d7

Bài 6. Bảng dưới đây minh họa các giá trị năng lượng ion hóa liên tiếp theo kJ/mol của 2 nguyên tố X
và Y

A và B là những oxit tương ứng của X và Y khi X, Y ở trạng thái oxi hóa cao nhất.
a. Xác định hợp chất A, B kèm theo lời giải thích phù hợp.
b. Xác định nguyên tố X và Y, biết rằng %m của O trong hợp chất A, B lần lượt là 15,44% và 72,72%

Bài 7.
a. Thực nghiệm cho biết độ dài bán kính ion Al3+, Mg2+, Na+, F-, O2- và N3- theo đơn vị nm như sau
(không theo thứ tự): 17,1; 11,6; 11,9; 6,8; 12,6; 8,5. Sắp xếp các giá trị bán kính ion cho phù hợp kèm
theo giải thích hợp lý.
b. Tại sao trong chu kỳ 2 của bảng tuần hoàn, giá trị ái lực electron của Be, N và Ne dương trong khi giá
trị ái lực electron của các nguyên tố còn lại trong chu kỳ này lại âm?
c. Cho biểu đồ về năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tử của các nguyên tố có Z từ 1 đến 18
Hãy phân tích biểu đồ trên và đưa ra quy luật về sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất.

Bài 8. Sử dụng công thức Slater, hãy tính giá trị năng lượng của cấu hình 3d34s2 của V

Bài 9. Kết quả tính hóa học lượng tử cho biết ion Li2+ có năng lượng electron ở các mức En (n là số
lượng tử chính) như sau: E1 = -122,400 eV, E2 = -30,600 eV, E3 = - 13,600 eV, E4 = -7,650 eV
a. Tính các giá trị En trên theo kJ/mol (2 cách: tính theo công thức và đổi đơn vị)
b. Hãy giải thích sự tăng dần năng lượng từ E1 đến E4 của ion Li2+
c. Tính năng lượng ion hóa của ion Li2+ (theo eV)

Bài 10. Tính năng lượng của electron trong ion Be3+ và xác định năng lượng ion hóa của ion Be3+ (theo
eV và kJ/mol). Cho biết năng lượng ion hóa đó là năng lượng ion hóa thứ mấy đối với nguyên tử Be.

Bài 11. Sử dụng công thức Slater, tính năng lượng ion hóa và ái lực electron tương ứng với các quá trình
sau:
a. Na → Na+ + 1e
b. Cl + 1e → Cl-
c. Mg+ → Mg2+ + 1e
d. O- + 1e → O2-
Bài 12. Cho các ion sau đây: He+, Li2+, Be3+, B4+
a. Áp dụng biếu thức tính năng lượng: En = -13,6.Z2/n2 (đơn vị eV), với n là số lượng tử chính, Z là số
điện tích hạt nhân, hãy tính năng lượng E2 theo đơn vị kJ/mol cho mỗi ion trên (lấy 2 chữ số sau dấu
phẩy)
b. Có thể dùng trị số nào trong các trị số năng lượng tính được ở câu a trên để tính năng lượng ion hóa
của hệ tương ứng? Chứng minh
c. Ở trạng thái cơ bản, trong các ion trên, ion nào bền nhất, ion nào kém bền nhất, tại sao?

Bài 13. Bảng sau minh họa các giá trị năng lượng ion hóa liên tiếp (kJ/mol) của 2 nguyên tố M và N
(thuộc phân nhóm chính – phân nhóm A)
I1 I2 I3 I4 I5 I6
M 947 1798 2735 4837 6043 12310
N 577 1817 2745 11580 14842 18397

a. Xác định các hợp chất oxit tương ứng của M với N, khi M và N ở trạng thái oxi hóa cao nhất
b. Xác định nguyên tố M và N, biết:
+ Tổng giá trị số lượng tử chính và số lượng tử từ của electron sau cùng của M là 4
+ N có electron sau cùng điền ở n = 3

Bài 14. Tính bước sóng ánh sáng được giải phóng khi chuyển mức năng lượng trong nguyên tử H. Bước
sóng nào nằm trong vùng khả kiến.
a. n = 4 → n = 3
b. n = 5 → n = 4
c. n = 5 → n = 3

Bài 15. Photon ánh sáng trong vùng khả kiến (bước sóng từ 400 – 700 nm) có khả năng để kích thích
electron ở nguyên tử H từ n = 1 lên n = 5 hay không?

Bài 16. Năng lượng tối thiểu để tách 1 electron ra khỏi Cs là 3,05.10-19 J. Có thể dùng ánh sáng màu
xanh có bước sóng là 505 nm để bứt electron từ Cs hay không?

Bài 17. Giản đồ sau minh họa các mức năng lượng của electron trong nguyên tử H theo mô hình Bohr
a. Hãy giải thích tại sao các mức năng lượng lại càng tiến về gần nhau khi chúng tăng lên. Chứng minh
bằng toán học
b. Dự đoán màu sắc của ánh sáng phát xạ tương ứng với các mức chuyển (có mũi tên) như trên hình.
Biết

--- HẾT ---

You might also like