Đe - Cuong - Mon Lich Sư Đang Cong San Viet Nam - 4S

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2. Mã học phần: 2112015

3. Số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4


4. Trình độ: Dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Lý luận chính trị trình độ đại
học
5. Phân bố thời gian: Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4
6. Điều kiện môn học: Sinh viên phải học xong các học phần Triết học Mác - Lênin
(2112012); Kinh tế chính trị Mác - Lênin (2112013); Chủ nghĩa xã hội khoa học (2112014).
7. Mục tiêu của học phần:
- Trang bị cho sinh viên những tri thức có tính hệ thống về quá trình ra đời, lãnh đạo cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, sinh viên hiểu rõ chủ trương, đường lối, cương lĩnh và quá
trình lãnh đạo, thực hiện đổi mới, đưa cả nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam từ
năm 1975 đến nay.
- Trên cơ sở trang bị tri thức về lịch sử Đảng, giúp sinh viên nhận thức đúng đắn thực tiễn
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó nâng cao lòng tự hào, niềm tin của sinh viên
vào sự lãnh đạo của Đảng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Trang bị cho sinh viên phương pháp tư duy khoa học về lịch sử, kỹ năng lựa chọn tài
liệu và khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn, phê phán quan niệm sai
trái về lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Học phần gồm 4 chương, bao gồm chương Nhập môn, 03 chương nội dung và phần
kết luận. Cụ thể: Chương Nhập môn bàn về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, nội dung và
phương pháp nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; chương 1, Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); chương 2, Đảng

1
lãnh đạo hai cuộc kháng chiến giành độc lập hoàn toàn, thống nhất đất nước (1945 - 1975);
chương 3, Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi
mới (1975 - 2018).
9. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Sinh viên nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, nội dung của môn học Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam. Vận dụng kinh nghiệm lịch sử vào thực tiễn cuộc sống.
- Nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị ý kiến thảo luận; đọc, sưu tầm tư liệu liên quan đến môn
học. Tự học, củng cố kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu môn học.
- Tham dự đầy đủ việc lên lớp, tích cực thảo luận, làm việc nhóm, kiểm tra, thi theo quy
định (không nghỉ quá 20% số tiết).
10. Tài liệu học tập:
Giáo trình sử dụng chính:
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2020. [000]
Tài liệu tham khảo:
[1] Đinh Xuân Lý (Chủ biên), Giáo trình Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015. [100276788]
[2] Hội đồng Lý luận trung ương chỉ đạo biên soạn biên soạn giáo trình quốc gia, Giáo
trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. [100102344]
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016. [KML000003]

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:


Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %
Lý thuyết Thường kỳ: 20
- Bài tập thường xuyên (tự luận/thảo luận) 10
- Thuyết trình 5
- Hoạt động khác 5
Kiểm tra giữa kỳ 30
Thi cuối kỳ 50
12. Thang điểm thi: Theo quy chế tín chỉ

13. Nội dung chi tiết học phần:

2
LÝ THỰC
STT TÊN CHƯƠNG
THUYẾT HÀNH
Chương Nhập môn: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ,
1 nội dung và phương pháp nghiên cứu, học tập Lịch sử 2 0
Đảng Cộng sản Việt Nam
Chương 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh
2 10 0
đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)
Chương 2: Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến giành
3 8 0
độc lập hoàn toàn, thống nhất đất nước (1945 - 1975)
Chương 3: Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa
4 10 0
xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975 - 2018)
Tổng 30 0

Chương Nhập môn


ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

0.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
0.1.1. Đối tượng nghiên cứu là các sự kiện Lịch sử Đảng.
0.1.2. Đối tượng nghiên cứu là Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng
0.1.3. Đối tượng nghiên cứu là quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực tiễn
0.1.4. Đối tượng nghiên cứu là công tác xây dựng Đảng trong các thời kì lịch sử
0.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM
0.2.1. Chức năng của khoa học Lịch sử Đảng
0.2.2. Nhiệm vụ của khoa học Lịch sử Đảng
0.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM
0.3.1. Quán triệt phương pháp luận sử học
0.3.2. Các phương pháp cụ thể

3
Chương 1
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH
CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945)
1.1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU
TIÊN CỦA ĐẢNG (THÁNG 02 - 1930)
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng
1.1.3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
1.1.4. Ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC,
GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945)
1.2.1. Phong trào cách mạng 1930 - 1935
1.2.2. Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939
1.2.3. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945
1.2.4. Tính chất, ý nghĩa và kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Chương 2
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN
TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1945 - 1975)

2.1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 - 1954)
2.1.1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ (1945 - 1946)
2.1.2. Đường lối kháng chiến toàn quốc và quá trình tổ chức thực hiện từ năm 1946 đến
năm 1950
2.1.3. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954)
2.1.4. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng về lãnh đạo kháng chiến
2.2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ
KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM,
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954 - 1975)
2.2.1. Trong giai đoạn 1954 - 1965
2.2.2. Trong giai đoạn 1965 - 1975
2.2.3. Thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1954 - 1975

4
Chương 3
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ TIẾN
HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2018)

3.1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ
TỔ QUỐC (1975 - 1986)
3.1.1. Bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1981)
3.1.2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước đột phá tiếp tục
đổi mới kinh tế
3.2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1986 - 2018
3.2.1. Đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội 1986 - 1996
3.2.2. Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế (1996 - 2018)
3.2.3. Thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm của công cuộc đổi mới.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 4 năm 2020

Trưởng đơn vị đào tạo Trưởng bộ môn

Ts. Nguyễn Trung Dũng Ts. Bùi Thị Hảo

You might also like