Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 50

Đề cương Điện tử cơ bản

Chương 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ


VẬT LIỆU VÀ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm cơ bản của vật liệu bán dẫn
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các linh kiện điện tử cơ bản
- Tra cứu sổ tay và lựa chọn được linh kiện điện tử thay thế phù hợp
- Tuân thủ các quy định, quy phạm về vật liệu và linh kiện điện tử.
Nội dung:
1. Vật liệu bán dẫn:
1.1.Vật dẫn điện và cách điện:
Trong kỹ thuật người ta chia vật liệu thành hai loại chính:
Vật cho phép dòng điện đi qua gọi là vật dẫn điện
Vật không cho phép dòng điện đi qua gọi là vật cách điện
Tuy nhiên khái niệm này chỉ mang tính tương đối. Chúng phụ thuộc vào cấu tạo vật
chất, các điều kiện bên ngoài tác động lên vật chất.
Về cấu tạo: Vật chất được cấu tạo từ các
nguyên tử. Nguyên tử được cấu tạo gồm hai
phần chính là hạt nhân mang điện tích dương
(+) và các electron mang điện tích âm e -- gọi là
lớp vỏ của nguyên tử. Vật chất được cấu tạo từ
mối liên kết giữa các nguyên tử với nhau tạo
thành tính bền vững của vật chất. Hình1.1
Hình 1.1: Cấu trúc mạng liên kết nguyên tử của vật chất
Các liên kết tạo cho lớp vỏ ngoài cùng có 8 e --, với trạng thái đó nguyên tử mang tính
bền vững và được gọi là trung hoà về điện. Các chất loại này không có tính dẫn điện, gọi là
chất cách điện
Các liên kết tạo cho lớp vỏ ngoài cùng không đủ 8 e --, với trạng thái này chúng dễ cho
và nhận điện tử, các chất này gọi là chất dẫn điện
Về nhiệt độ môi trường: Trong điều kiện nhiệt độ bình thường (< 25 0C) các nguyên tử
liên kết bền vững. Khi tăng nhiệt độ, động năng trung bình của các nguyên tử gia tăng làm
các liên kết yếu dần, một số e -- thoát khỏi liên kết trở thành e -- tự do, lúc này nếu có điện
trường ngoài tác động vào, vật chất có khả năng dẫn điện.
Về điện trường ngoài: Trên bề mặt vật chất, khi đặt một điện trường hai bên chúng sẽ
xuất hiện một lực điện trường E. Các e-- sẽ chịu tác động của lực điện trường này, nếu lực
điện trường đủ lớn, các e-- sẽ chuyển động ngược chiều điện trường, tạo thành dòng điện. Độ
lớn của lực điện trường phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai điểm đặt và độ dày của vật
dẫn.
Tóm lại: Sự dẫn điện hay cách điện của vật chất phụ thuộc nhiều vào 4 yếu tố:
 Cấu tạo nguyên tử của vật chất
 Nhiệt độ của môi trường làm việc
 Hiệu điện thế giữa hai điểm đặt lên vật chất
 Độ dày của vật chất
a. Vật dẫn điện: Trong thực tế, người ta coi vật liệu dẫn điện là vật chất ở trạng thái
bình thường có khả năng dẫn điện. Nói cách khác, là chất ở trạng tháI bình thường có sẵn
các điện tích tự do để tạo thành dòng điện
GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 1
Đề cương Điện tử cơ bản
Các đặc tính của vật liệu dẫn điện là:
- Hệ số nhiệt
- Nhiệt độ nóng chảy
- Tỷ trọng
Các thông số và phạm vi ứng dụng của các vật liệu dẫn điện thông thường được giới
thiệu trong Bảng 1.1:
BẢNG 1.1: VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN
Nhiệt
độ
Tên vật Tỷ Phạm vi ứng
T nóng Hợp kim Ghi chú
liệu trọng dụng
T chảy
t0c
1 Đồng 1080 8,9 Chủ yếu dùng
đỏ hay làm dây dẫn
đồng kỹ
thuật
2 Thau 900 3,5 Đồng - Các lá tiếp xúc
với - Các đầu nối dây
kẽm
3 Nhôm 660 2,7 - Làm dây dẫn - Bị ôxyt hoá
điện nhanh, tạo thành
- làm lá nhôm lớp bảo vệ, nên
trong tụ xoay khó hàn, khó ăn
- Làm cánh toả mòn
nhiệt - Bị hơi nước
- Dùng làm tụ mặn ăn mòn
điện (tụ hoá)
4 Bạc 960 10,5 - Mạ vỏ ngoài
dây dẫn để sử
dụng hiệu ứng
mặt ngoài trong
lĩnh vực siêu cao
tần
5 Nic ken 1450 8,8 - Mạ vỏ ngoài Có giá thành rẻ
dây dẫn để sử hơn bạc
dụng hiệu ứng
mặt ngoài trong
lĩnh vực siêu cao
tần
6 Thiếc 230 7,3 Hợp chất - Hàn dây dẫn. Chất hàn dùng
dùng để - Hợp kim thiếc để hàn trong khi
làm chất và chì có nhiệt độ lắp ráp linh kiện
hàn gồm: nóng chảy thấp điện tử
- Thiếc 60% hơn nhiệt
Nhiệt
độ
Tên vật Tỷ Phạm vi ứng
T nóng Hợp kim Ghi chú
liệu trọng dụng
T chảy
t0c
2 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga
Đề cương Điện tử cơ bản
6 Thiếc - Chì 40% độ nóng chảy của
từng kim loại
thiếc và chì..
7 Chì 330 11,4 - Cầu chì bảo vệ Dùng làm chát
quá dòng hàn (xem phần
- Dùng trong ac trên)
qui chì
- Vỏ bọc cáp
chôn
8 Sắt 1520 7,8 - Dây săt mạ kem - Dây sắt mạ
làm dây dẫn với kẽm giá thành
tải nhẹ hạ hơn dây đồng
- Dây lưỡng kim - Dây lưỡng kim
gồm lõi sắt vỏ dẫn điện gần
bọc đồng làm như dây Đồng
dây dẫn chịu lực do có hiệu ứng
cơ học lớn mặt ngoài
9 Ma- 1200 8,4 Hợp chất Dây điện trở
ganin gồm:
- 80% đồng
- 12% mangan
- 2% nIC ken
10 Con- 1270 8,9 Hợp chất dây điện trở nung
tantan gồm: nóng
- 60% đồng
- # 40% nIC
ken
- # 1% mangan
11 Niken - 1400 8,2 Hợp chất - dùng làm dây
crôm (nhiệt gồm: đốt nóng (dây mỏ
độ - 67% nICken hàn, dây bếp
làm - 16% săt điện, dây bàn là)
việc: - 15% crôm
900) - 1,5% mangan

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 3


Đề cương Điện tử cơ bản
BẢNG 1.2: VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN

Tỷ
T t0c chịu
Tên vật liệu trọn Đặc điểm Phạm vi ứng dụng
T đựng
g
1 Mi ca 600 2,8 Tách được - Dùng trong tụ điện
thành từng - Dùng làm vật cách điện
mảnh rất mỏng trong thiết bị nung nóng
(vd:bàn là)
2 Sứ 1500- 2,5 - Giá đỡ cách điện cho
1700 đường dây dẫn
- Dùng trong tụ điện, đế
đèn, cốt cuộn dây
3 Thuỷ tinh 500-1700 2,2-4
4 Gốm Không 4 - Kích thước - Dùng trong tụ điện
chịu được nhỏ nhưng
nhiệt độ điện dung lớn
lớn
5 Bakêlit 1,2
6 Êbônit 50-60 1,2-
1,4
7 Pretspan 100 1,6 Dùng làm cốt biến áp
8 Giấy làm tụ 100 1-1,2 Dùng trong tụ điện
điện
9 Cao su 55 1,6 - Làm vỏ bọc dây dẫn
- Làm tấm cách điện
Lụa cách điện 105 1,5 Dùng trong biến áp
Sáp 65 0,95 Dùng làm chất tẩm sấy biến
áp, động cơ điện để chống
ẩm
Paraphin 49-55 Dùng làm chất tẩm sấy biến
áp, động cơ điện để chống
ẩm
Nhựa thông 60-70 1,1 - Dùng làm sạch mối hàn
- Hỗn hợp paraphin và
nhựa thông dùng làm chất
tẩm sấy biến áp, động cơ
điện để chống ẩm
Êpoxi 1460 1,1- Hàn gắn các bộ kiện điện-
1,2 điện tử
Các loại Dùng làm chất cách điện
plastIC
(polyetylen,
polyclovinin)
Các đặc tính của vật liệu cách điện gồm:
- Độ bền về điện.
- Nhiệt độ chịu đựng.
4 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga
Đề cương Điện tử cơ bản
- Hằng số điện môi.
- Tỉ trọng.
1.2 Điện trở cách điện của linh kiện và mạch điện tử:
- Điện trở cách điện của mạch điện là điện trở khi có điện áp lớn nhất cho phép đặt vào
giữa mà linh kiện không bị đánh thủng (phóng điện).
Các linh kiện có giá trị điện áp ghi trên thân linh kiện kèm theo các đại lượng đặc
trưng.
Ví dụ: Tụ điện được ghi trên thân như sau: 47F/25V, có nghĩa là
Giá trị là 47 và điện áp lớn nhất có thể chịu đựng được không quá 25v.
Các linh kiện không ghi giá trị điện áp trên thân thường có tác dụng cho dòng điện một
chiều (DC) và xoay chiều (AC) đi qua nên điện áp đánh thủng có tương quan với dòng điện
nên thường được ghi bằng công suất.
Ví dụ: Điện trở được ghi trên thân như sau: 100/ 2W có nghĩa là:
Giá trị là 100 và công suất chịu đựng trên điện trở là 2W, chính là tỷ số giữa điện áp
đặt lên hai đầu điện trở và dòng điện đi qua nó (u/i). u càng lớn thì i càng nhỏ và ngược lại.
Các linh kiện bán dẫn do các thông số kỹ thuật rất nhiều và kích thước lại nhỏ nên các
thông số kỹ thuật được ghi trong bảng tra mà không ghi trên thân nên muốn xác định điện
trở cách điện cần phải tra bảng.
Điện trở cách điện của mạch điện là điện áp lớn nhất cho phép giữa hai mạch dẫn đặt
gần nhau mà không xảy ra hiện tượng phóng điện, hay dẫn điện. trong thực tế khi thiết kế
mạch điện có điện áp càng cao thì khoảng cách giữa các mạch điện càng lớn. trong sửa chữa
thường không quan tâm đến yếu tố này tuy nhiên khi mạch điện bị ẩm ướt, bị bụi ẩm... thì
cần quan tâm đến yếu tố này để tránh tình trạng mạch bị dẫn điện do yếu tố môi trường.
1.2. Các hạt mang điện và dòng điện trong các môi trường:
1.2.1. Khái niệm hạt mang điện:
Hạt mang điện là phần tử cơ bản của vật chất có mang điện, nói cách khác đó là các
hạt cơ sở của vật chất mà có tác dụng với các lực điện trường, từ trường.
Trong kỹ thuật tuỳ vào môi trường mà tồn tại các loại hạt mang điện khác nhau, chúng
bao gồm các loại hạt mang điện chính sau:
- e-- (electron) là các điện tích nằm ở lớp vỏ của nguyên tử cấu tạo nên vật chất, khi
nằm ở lớp vỏ ngoài cùng lực liên kết giữa vỏ và hạt nhân yếu dễ bứt ra khỏi nguyên tử để
tạo thành các hạt mang điện ở trạng thái tự do dễ dàng di chuyển trong môi trường.
- ion+ là các nguyên tử cấu tạo nên vật chất khi mất điện tử ở lớp ngoài cùng chúng có
xu hướng lấy thêm điện tử để trở về trạng thái trung hoà về điện nên dễ dàng chịu tác dụng
của lực điện, nếu ở trạng thái tự do thì dễ dàng di chuyển trong môi trường.
- ion-- là các nguyên tử cấu tạo nên vật chất khi thừa điện tử ở lớp ngoài cùng chúng có
xu hướng cho bớt điện tử để trở về trạng thái trung hoà về điện nên dễ bị tác dụng của các
lực điện, nếu ở trạng thái tự do thì chúng dễ dàng chuyển động trong môi trường.
1.2.2 Dòng điện trong các môi trường:
Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện dưới tác dụng của
điện trường ngoài.
a. Dòng điện trong kim loại:
Do kim loại ở thể rắn cấu trúc mạng tinh thể bền vững nên các nguyên tử kim loại liên
kết bền vững, chỉ có các e - ở trạng thái tự do. Khi có điện trừơng ngoài tác động các e - sẽ
chuyển động dưới tác tác dụng của lực điện trường để tạo thành dòng điện.

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 5


Đề cương Điện tử cơ bản
Vậy: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các e - dưới tác dụng
của điện trường ngoài.
Trong kĩ thuật điện người ta qui ước chiều của dòng điện là chiều chuyển động của các
hạt mang điện dương nên dòng điện trong kim loại thực tế ngược với chiều của dòng điện
qui ước.
b. Dòng điện trong chất điện phân:
Chất điện phân là chất ở dạng dung dịch có khả năng dẫn điện được gọi là chất điện
phân. trong thực tế chất điện phân thường là các dung dịch muối, axit, bazơ.
Khi ở dạng dung dịch (hoà tan vào nước) chúng dễ dàng tách ra thành các ion trái dấu.
vi dụ: Phân tử nacl khi hoà tan trong nước chúng tách ra thành na + và cl- riêng rẽ. Quá trình
này gọi là sự phân li của phân tử hoà tan trong dung dịch.
Khi không có điện trường ngoài các ion
chuyển động hỗn loạn trong dung dịch gọi là
chuyển động nhiệt tự do. Khi có điện trường
một chiều ngoài bằng cách cho hai điện cực
vào trong bình điện phân các ion chịu tác dụng
của lực điện chuyển động có hướng tạo thành
dòng điện hình thành nên dòng điện trong chất
điện phân. Sơ đồ mô tả hoạt động được trình
bày ở hình 1.2
Hình 1.2: Dòng điện trong chất điện phân
Các ion+ chuyển động cùng chiều điện trường để về cực âm, các ion - chuyển động
ngược chiều điện trưòng về cực dương và bám vào bản cực. lợi dụng tính chất này của chất
điện phân mà trong thực tế người ta dùng để mạ kim loại, đúc kim loại.
Vậy: Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương
và âm dưới tác dụng của điện trường ngoài.
c. Dòng điện trong chất khí:
Chất khí là hỗn hợp nhiều loại nguyên tử hay phân tử khí kết hợp tồn tại trong môi
trường.
ở trạng thái bình thường các nguyên tử, phân tử trung hoà về điện. vì vậy chất khí là
điện môi. Để chất khí trở thành các hạt mang điện người ta dùng nguồn năng lượng từ bên
ngoài tác động lên chất khí như đốt nóng hoặc bức xạ bằng tia tử ngoại hoặc tia rơn ghen
một số nguyên tử hoặc phân tử khí mất điện tử ở lớp ngoài trở thành điện tử tự do và các
nguyên tử hoặc phân tử mất điện tử trở thành các ion + , đồng thời các điện tử tự do có thể
liên kết với các nguyên tử hoặc phân tử trung hoà để trở thành các ion - . Như vậy lúc này
trong môi trường khí sẽ tồn tại các thành phần nguyên tử hoặc phân tử khí trung hoà về
điện, ion+ , ion- . Lúc này chất khí được gọi đẵ bị ion hoá.
Khi không có điện trường ngoài các hạt mang điện chuyển động tự do hỗn loạn gọi là
chuyển động nhiệt không xuất hiện dòng điện.
Khi có điện trường ngoài đủ lớn các ion và điện tử tự do chịu tác dụng của điện trường
ngoài tạo thành dòng điện gọi là sự phóng điện trong chất khí.
Vậy: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, âm và
các điện tử tự do, dưới tác dụng của điện trường ngoài.
Các ion dương chuyển động cùng chiều điện trường, các ion âm và điện tử tự do
chuyển động ngược chiều điện trưòng ngoài. sơ đồ mô tả thí nghiệm được trình bày ở
hình 1.3:

6 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản

Hình 1.3: Sơ đồ mô tả thí nghiệm dòng điện trong chất khí.


ở áp suất thấp chất khí dễ bị ion hoá để tạo thành dòng điện gọi là dòng điện trong khí
kém. Trong kĩ thuật ứng dụng tính chất dẫn điện trong khí kém mà người ta chế tạo nên đèn
neon và một só loại đèn khác, đặc biệt trong kĩ thuật điện tử người ta chế tạo ra các đèn
chống đại cao áp ở các nơi có điện áp cao gọi là (spac).
d. Dòng điện trong chân không:
Chân không là môi trường hoàn toàn không có nguyên tử khí hoặc phân tử khí có
nghĩa áp suất không khí trong môi trường = 0 at (at : Atmôt phe là đơn vị đo lường của áp
suất). Trong thực tế không thể tạo ra được môi trường chân không lí tưởng. môi trường chân
không thực tế có áp suất khoảng 0,001 at, lúc này số lượng nguyên tử, phân tử khí trong môi
trường còn rất ít có thể chuyển động tự do trong môi trường mà không sảy ra sự va chạm lẫn
nhau. Để tạo ra được môi trường này trong thực tế người ta hút chân không của một bình
kín nào đó, bên trong đặt sẵn hai bản cực gọi là anod và katot.
Khi đặt một điện áp bất kì vào hai cực thì không có dòng điện đi qua vì môi trường
chân không là môi trường cách điện lí tưởng.
Khi sưởi nóng catôt bằng một nguồn điện bên ngoài thì trên bề mặt catôt xuất hiện các
e- bức xạ từ catôt.
Khi đặt một điện áp một chiều (dc) tương đối lớn khoảng vài trăm votl vào hai cực của
bình chân không. với điện áp âm đặt vào anod và điện áp dương đặt vào catôt thì không xuất
hiện dòng điện.
Khi đổi chiều đặt điện áp; dương đặt vào anod và âm đặt vào catôt thì xuất hiện dòn
điện đi qua môi trường chân không trong bình. ta nói đã có dòng điện trong môi trường chân
không đó là các e- bức xạ từ catôt di chuyển ngược chiều điện trường về anod.
Vậy: Dòng điện trong môi trường chân không là dòng chuyển dời có hướng của các e -
dưới tác dụng của điện trường ngoài.
Trong kĩ thuật, dòng điện trong chân không được ứng dụng để chế tạo ra các đèn điện
tử chân không, hiện nay với sự xuất hiện cả linh kiện bán dẫn đèn điện tử chân không trở
nên lạc hậu do cồng kềnh dễ vỡ khi rung sóc va đập, tổn hao công suất lớn, điện áp làm việc
cao. Tuy nhiên trong một số mạch điện có công suất cực lớn, tổng trở làm việc cao,hay cần
được phát sáng trong qua trình làm việc thì vẫ phải dùng đèn điện tử chân không. như đèn
hinh, đèn công suất.
e. Dòng điện trong chất bán dẫn:
Chất bán dẫn là chất nằm giữa chất cách điện và chất dẫn điện, cấu trúc nguyên tử có
bốn điện tử ở lớp ngoài cùng nên dễ liên kết với nhau tạo thành cấu trúc bền vững. đồng
thời cũng dễ phá vỡ dưới tác dụng nhiệt để tạo thành các hạt mang điện.

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 7


Đề cương Điện tử cơ bản
Khi bị phá vỡ các mối liên kết, chúng trở thành các hạt mang điện dương do thiếu điện
tử ở lớp ngoài cùng gọi là lỗ trống. Các điện tử ở lớp vỏ dễ dàng bứt khỏi nguyên tử để trở
thành các điện tử tự do.
Khi đặt điện trường ngoài lên chất bán dẫn các e - chuyển động ngược chiều điện
trường, các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường để tạo thành dòng điện trong chất
bán dẫn.
Vậy: Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các e - và các
lỗ trống dưới tác dụng của điện trường ngoài.
Chất bán dẫn được trình bày ở trên được gọi là chất bán dẫn thuần không được ứng
dụng trong kĩ thuật vì phải có các điều kiện kèm theo như nhiệt độ điện áp... khi chế tạo linh
kiện. Trong thực tế để chế tạo linh kiện bán dẫn người ta dùng chất bán dẫn pha thêm các
chất khác gọi là tạp chất để tạo thành chất bán dẫn loại P và loại N
Chất bán dẫn loại P là chất bán dẫn mà dòng điện chủ yếu trong chất bán dẫn là các lỗ
trống nhờ chúng được pha thêm vào các chất có 3 e - ở lớp ngoài cùng nên chúng thiếu điện
tử trong mối liên kết hoá trị tạo thành lỗ trống trong cấu trúc tinh thể.
Chất bán dẫn loại N là chất bán dẫn mà dòng điện chủ yếu là các e - nhờ được pha
thêm các tạp chất có 5 e - ở lớp ngoài cùng nên chúng thừa điện tử trong mối liên kết hoá trị
trong cấu trúc tinh thể để tạo thành chất bán dẫn loại n có dòng điện đi qua là các e- .
Linh kiện bán dẫn trong kĩ thuật được cấu tạo từ các mối liên kết P, N. Từ các mối nối
P, N này mà người ta có thể chế tạo được rất nhiều loại linh kiện khác nhau. tuyệt đại đa số
các mạch điện tử hiện nay đều được cấu tạo từ linh kiện bán dẫn, các linh kiện được chế tạo
có chức năng độc lập như diót, tran zitor… được gọi là các linh kiện đơn hay linh kiện rời
rạc, các linh kiện bán dẫn được chế tạo kết hợp với nhau và với các linh kiện khác để thực
hiện hoàn chỉnh một chức năng nào đó và được đóng kín thành một khối được gọi là mạch
tổ hợp (IC: integrated circuits). Các IC được sử dụng trong các mạch tín hiệu biến đổi liên
tục gọi là IC tương tự, các IC sử dụng trong các mạch điện tử số được gọi là IC số. trong kĩ
thuật hiện nay ngoài cách phân chia IC tương tự và IC số người ta còn phân chia IC theo hai
nhóm chính là IC hàn xuyên lỗ và IC hàn bề mặt smd: surface mount devICe, chúng khác
nhau về kích thước và nhiệt độ chịu đựng trên linh kiện. Xu hướng phát triển của kỹ thuật
điện tử là không ngừng chế tạo ra các linh kiện mới, mạch điện mới trong đó chủ yếu là
công nghệ chế tạo linh kiện mà nền tảng là công nghệ bán dẫn.
2. Linh kiện điện cơ bản
2.1. Điện trở: Cấu tạo, ký hiệu, quy ước và cách đọc
Công dụng: Điện trở là một trong những
linh kiện điện tử dùng trong các mạch điện tử
để cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu
một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn
điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện
trở là vô cùng lớn.
Cấu tạo:
Tuỳ theo kết cấu của điện trở mà người
ta phân loại:
Điện trở than, điện trở màng kim loại,
Điện trở quấn dây, điện trở xi măng, điện trở
1.4. Cấu tạo điện trở
oxit kim loại, điện trở quang……

8 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản
+ Điện trở than: Điện trở có cấu tạo bằng bột cacbon tán trộn với chất cách điện và
keo cách điện theo tỷ lệ thích hợp để có giá trị cần thiết. Sau đó ép lại thành từng thỏi hai
đầu có dây dẫn ra để hàn vào mạch điện.
Một đầu trên thân điện trở có những vạch màu hoặc có chấm màu. Đó là những quy
định màu dùng để biểu thị trị số điện trở và cấp chính xác. Các loại điện trở hợp chất bột
than này có trị số từ 10 đến hàng chục mêgôm, công suất từ 1/4 W tới vài Watt.
+ Điện trở màng kim loại: sử dụng vật liệu Niken-Crôm gắn váo thỏi sứ hoặc thuỷ
tinh cho giá trị điện trở ổn định. Điện trở loại này thường dùng trong các mạch giao động vì
chúng có độ chính xác và tuổi thọ cao ít phụ thuộc vào nhiệt độ.
+ Điện trở quấn dây: Dùng các dây hợp kim quấn trên thân cách điện bằng sứ hay
nhực tổng hợp để tạo ra các điện trở và chịu được công suất tiêu tán lớn. Điện trở dây quấn
thường được dùng trong các mạch cung cấp điện của các thiết bị điện tử.
+ Điện trở ximăng: Vật liệu chủ yếu là ximăng, chúng được sử dụng chủ yếu ở các
mạch nguồn điện do công suất cho phép cao và không bốc cháy trong trường hợp quá tải.
+ Điện trở ôxy hợp kim: Có cấu tạo từ vật liệu oxít thiết loại điện trở này chịu được
nhiệt độ cao và độ ẩm cao, thường có công suất ½w.
+ Điện trở dây quấn:
Điện trở này gồm một ống hình trụ bằng gốm cách điện, trên đó quấn dây kim loại có
điện trở suất cao, hệ số nhiệt nhỏ như constantan mangani. Dây điện trở có thể tráng men,
hoặc không tráng men và có thể quấn các vòng sát nhau hoặc quấn theo những rãnh trên
thân ống. Ngoài cùng có thể phun một lớp men bóng và ở hai đầu có dây ra để hàn. Cũng có
thể trên lớp men phủ ngoài có chừa ra một khoảng để có thể chuyển dịch một con chạy trên
thân điện trở điều chỉnh trị số.
Do điện trở dây quấn gồm nhiều vòng dây nên có một trị số điện cảm. Để giảm thiểu
điện cảm này, người ta thường quấn các vòng dây trên một lá cách điện dẹt hoặc quấn hai
dây chập một đầu để cho hai vòng dây liền sát nhau có dòng điên chạy ngược chiều nhau.
Loại điện trở dây quấn có ưu điểm là bền, chính xác, chịu nhiệt cao do đó có công suất tiêu
tán lớn và có mức tạp âm nhỏ. Tuy nhiên, điện trở loại này có giá thành cao.

Kí hiệu:

Quy ước cách đọc:


Giá trị điện trở được ghi trực tiếp trên điện trở cho những điện trở có công suất lớn
được nhà chế tạo ghi giá trị và công suất lên thân.
Ví dụ:
R22 2R2 K47 332R
22Ω 2.2 Ω 0.47Ω R=33x102 Ω=3K3

Giá trị điện trở được sơn bằng mã màu các điện trở này sử dụng trong mạch điện tử
đều được ghi giá trị theo mã màu. Do đó chúng ta cần nắm các quy tắc về mã màu để đọc
giá trị cho đúng.

Quy tắc về mã màu được cụ thể hoá theo quy định 10 màu chữ số từ 0 đến 9 phù hợp
với quốc tế.

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 9


Đề cương Điện tử cơ bản

Điện trở 3 vòng


Cam - Trắng – Vàng kim R = 39.0,1 = 3,9 Ω
Vàng – Tím – Bạc R = 47.0,01 = 0,47 Ω
Điện trở 4 vòng màu
- Nâu – Xanh lá – Cam – vàng kim R = 15000 ± 5% Ω = 15K Ω
- xám – đỏ - nâu – bạc R = 820 ± 10% Ω
Điện trở 5 vòng màu

Điện trở màu thường có dạng hình ống sơn các vòng màu, vòng thứ I nằm gần sát với
một đầu của điện trở, vòng cuối là vòng màu nhũ vàng hay nhũ bạc.
Điện trở thường có 3 vòng màu, 4 vòng màu, 5 vòng màu.

* Điện trở có 3 vòng màu:

- Vòng màu thứ nhất: Chỉ số thứ nhất.


- Vòng màu thứ hai: Chỉ số thứ hai.
- Vòng màu thứ ba: + Nếu là nhũ vàng thì nhân với 0,1.
+ Nếu là nhũ bạc thì nhân với 0,01.
Ví dụ: Điện trở có: - Vòng thứ nhất màu vàng.
- Vòng thứ hai màu tím
10 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga
Đề cương Điện tử cơ bản
- Vòng thứ ba màu nhũ vàng.
Giá trị điện trở là: 4 7 x 0,1 = 4,7Ω.
Vàng tím x nhũ vàng
Cam – Trắng – Bạc: R = 39 x 0,01 = 0,39 Ω
* Điện trở có 4 vòng màu:

- Vòng màu thứ nhất: Chỉ số thứ nhất.


- Vòng màu thứ hai: Chỉ số thứ hai.
- Vòng màu thứ ba: Chỉ số các số không thêm vào.
- Vòng màu thứ tư: Chỉ sai số, thường là một trong bốn màu.
+ Nâu, sai số ± 1%.
+ Đỏ, sai số ± 2%.
+ Nhũ vàng, sai số ± 5%.
+ Nhũ bạc, sai số ± 10%.
Ví dụ: Điện trở có: - Vòng thứ nhất màu đỏ.
- Vòng thứ hai màu tím
- Vòng thứ ba màu cam.
- Vòng thứ tư nhũ bạc.
Giá trị điện trở là: Đỏ tím cam nhũ bạc
2 7 000 10%
Kết quả là 27000Ω hay 27KΩ, sai số 10%.
- Vàng – Tím – Xanh lá – Vàng kim
R = 4 7 00000 ± 5% ( Ω)
= 4700 ± 5% ( KΩ)
= 4,7 ± 5% ( MΩ)

- Vòng màu thứ nhất: Chỉ số thứ nhất.


- Vòng màu thứ hai: Chỉ số thứ hai.
- Vòng màu thứ ba: + Nếu là nhũ vàng thì nhân với 0,1.
+ Nếu là nhũ vàng thì nhân với 0,01.
Ví dụ: Điện trở có: - Vòng thứ nhất màu vàng.
- Vòng thứ hai màu tím

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 11


Đề cương Điện tử cơ bản
- Vòng thứ ba màu nhũ vàng.
Giá trị điện trở là: 4 7 x 0,1 = 4,7Ω.
Vàng tím x nhũ vàng
* Điện trở có 5 vòng màu: Là điện trở có độ chính xác cao.

Quy ước màu sắc giống điện trở 4 vòng màu.


Sai số trong điện trở vòng năm cũng giống như điện trở 4 vòng màu.
Ví dụ: Điện trở 5 vòng màu theo thứ tự: Nâu, tím, đỏ, đỏ, nâu.
Giá trị điện trở là: Nâu tím đỏ đỏ nâu
1 7 2 00 1%
Kết quả là: 17200Ω hay 17,2KΩ, sai số 1%.
- Xanh lá – Xanh Dương – Đen – Xanh lá – Đỏ
R = 560x00000 ± 2% ( Ω)
= 56000 ± 2% ( KΩ)
= 56 ± 2% ( MΩ)

Ứng dụng điện trở:


* Cầu phân áp: Cấu tạo cầu phân áp và cách tính điện áp ở ngõ ra cầu phân áp.

Ta cho R1=5k; R2=10k; Vcc=15V

=> =

Ví dụ: Ta có nguồn ắc quy 12V, muốn cấp nguồn cho bóng đèn 9V/3W, ta phải dùng điện
trở cản dòng là bao nhiêu?
Ta có sơ đồ sau:
Cách tính R như sau:
- Dòng qua R;
- Sụt áp qua R; UR = 12V – 9V = 3V.

12 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản

- giá trị của R;


- Công suất của điện trở:

Vậy R = 9 /1W

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 13


Đề cương Điện tử cơ bản
2.2. Tụ điện: Cấu tạo, ký hiệu, quy ước và cách đọc
* Công dụng: Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong
các mạch điện tử, chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền
tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động .vv...
Tụ điện gồm có các loại như sau: Tụ giấy, tụ mica, tụ gốm, tụ màng nhựa, tụ hoá học...
* Cấu tạo:

1.5 Cấu tạo tụ hoá 1.6. Cấu tạo tụ gốm

- Tụ điện giấy: Gồm có 2 lá kim loại đặt xen giữa là bản giấy dùng làm chất cách điện
và cuộn tròn lại. Ở hai đầu lá kim loại đã cuộn tròn có dây dẫn nối ra để hàn. Tụ này có thể
có vỏ bọc bằng kim loại hay ống thuỷ tinh và hai đầu được bịt kín bằng chất keo plastic. Tụ
giấy có ưu điểm là kích thước nhỏ, điện dung lớn. Nhược điểm của tụ là rò điện lớn, dễ bị
chập.
- Tụ điện mica: gồm những lá kim loại đặt xen kẽ nhau và dùng mica làm chất điện
môi, ngăn cách các lá kim loại. Các lá kim loại lẻ nối với nhau và nối vào một đầu ra, các lá
kim loại chẵn nối với nhau và nối vào một đầu ra. Tụ mica được bao bằng vỏ plastic. Tụ
mica có tính năng tốt hơn tụ giấy nhưng giá thành đắt hơn.
- Tụ điện gốm: tụ điện gốm dùng gốm làm điện môi. Tụ gốm có kích thước nhỏ nhưng
trị số điện dung lớn.
- Tụ điện dầu: tụ dùng dầu làm điện môi, có trị số lớn và chịu được điện áp cao.
- Tụ hoá: tụ dùng một dung dịch hoá học là axit boric làm điện môi. Chất điện môi này
được đặt giữa 2 lá bằng nhôm làm hai cực của tụ. Khi có một điện áp một chiều đặt giữa 2
lá thì tạo ra một lớp oxyt nhôm mỏng làm chất điện môi, thường lớp này rất mỏng, nên điện
dung của tụ khá lớn. Tụ hoá thường có dạng hình ống, vỏ nhôm ngoài là cực âm, lõi giữa là
cực dương, giữa 2 cực là dung dịch hoá học. Tụ được bọc kín đế tránh cho dung dịch hoá
học khỏi bị bay hơi nhanh, vì dung dịch bị khô sẽ làm cho trị số của tụ giảm đi. Tụ hoá có
ưu điểm là trị số điện dung lớn và có giá thành hạ, nhưng lại có nhược điểm là dễ bị rò điện.
Khi dùng tụ hoá cần kết nối đúng cực tính của tụ với nguồn cung cấp điện. Không dùng
được tụ hoá cho mạch chỉ có điện áp xoay chiều tức là có cực tính biến đổi.

* Ký hiệu:
Điện dung ký hiệu là C, có đơn vị là Farad đọc là pha ra.
Trong thực tế đơn vị Farad rất lớn người ta thường dùng các ước số của Farad là:
- Microfarad (μF) = 10-6F.
- Nanofarad (nF) = 10-9F = 10-3μF.
- Picofarad (pF) = 10-12F = 10-6μF.

14 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản

* Quy ước và cách đọc giá trị của tụ điện:


- Các giá trị có giá trị lớn từ 1μF trở lên như tụ hoá, tụ dầu.... nhà sản xuất cụ thể điện áp
làm việc và giá trị điện dung trên thân tụ.

470
uF -
85 0 25v
C

- Một số tụ điện có giá trị điện dung nhỏ hơn 1μF cũng được ghi trực tiếp vào tụ điện.

C= 0,01 μF C=22nF C=0,047 μF


WV=50V WV=100V WV=160VDC
- Các tụ điện có giá trị điện dung nhỏ hơn 100 pF cũng được ghi trực tiếp trên thân của
chúng bằng một chữ số hoặc hai chữ số.

C=5pF C=10pF C=33pF C=56pF C=68pF


- Nhiều loại tụ điện có giá trị nhỏ, giá trị điện dung được ghi theo mã số, còn điện áp làm
việc được ghi trực tiếp.
Mã số của trị số điện dung gồm 3 chữ số và một chữ cái đứng cuối cùng.
Cách đọc như sau:
* Số thứ nhất: Chỉ số thứ nhất.
* Số thứ hai: Chỉ số thứ hai.
* Số thứ ba: Chỉ các số không thêm vào.
Chữ cuối cùng: Cho biết sai số gồm các chữ cái như: I:±5%; K: ±10%; M:±20%;
S: ±50%, -20%; Z: +80%,-20%; P:100%; W:+200%.

Ví dụ:
C=10000pF(+80%,-20%) C=1800pF±10%
= 0,01µF = 0,0018µF±10%
WV=250V WV=2KV
* Ghép nối tiếp các tụ điện
Cùng dòng điện nạp nên điện tích của 3 tụ nạp sẽ bằng nhau vì Q = I.t
Điện tích nạp trên tụ tính theo công thức: Q = C.U
Theo định luận ohm:
GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 15
Đề cương Điện tử cơ bản
U = Uc1 + Uc2 + Uc3
Nếu có n tụ điện mắc nối tiếp thì điện
dung tương đương được tính theo công thức:

Trường hợp có 2 tụ điện mắc nối tiếp thì


được tính theo công thức:

*Ghép song song các tụ điện.

Điện dung tương đương, điện tích nạp trên


tụ là : Q = C.UC
Tổng điện tích nạp bằng điện tích Q.
Q = Q1 + Q2 + Q3 = C.U
Nếu có n tụ điện mắc song song nhau thì tụ
điện tương đương được tính theo công thức:
C = C1 + C2 + ……………..+ Cn
2.3. Cuộn điện cảm: Cấu tạo, ký hiệu, ứng dụng.
* Công dụng: Là một linh kiện được
dùng trong mạch tạo dao động cộng hưởng,
mạch ghép.
Cuộn cảm gồm những vòng dây cuốn trên một lõi cách điện. Có khi quấn cuộn cảm
bằng dây cứng và ít vòng, lúc đó cuộn cảm không cần lõi. Tùy theo tần số sử dụng mà cuộn
cảm gồm nhiều vòng dây hay ít, có lõi hay không có lõi.
Cuộn cảm có tác dụng ngăn cản dòng điện xoay chiều trên mạch điện, đối với dòng
điện một chiều cuộn cảm đóng vai trò như một dây dẫn điện.
* Cấu tạo:
Lõi

Cuộn dây

Theo cấu tạo, cuộn cảm gồm có các loại:


 Cuộn cảm không có lõi là cuộn cảm được quấn trên một ống cách điện, có ít số
vòng dây thích ứng với tần số cao.
 Cuộn cảm được quấn trên lõi bằng sứ, cũng dùng cho tần số cao, loại này dùng sứ là
chất điện môi tốt, tiêu hao ít nên có hệ số phẩm chất cao.
 Cuộn cảm được quấn nhiều vòng, nhiều lớp, dùng cho tần số thấp hơn.
 Để tăng trị số điện cảm người ta thường quấn nhiều vòng dây trên lõi có độ từ thẩm
lớn.

L1

* Ký hiệu:
16 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga
Đề cương Điện tử cơ bản

Cuo än d a ây lo õi kho ân g khí

Cuo än d a ây lo õi Fe rit truï Cuo än d a ây lo õi the ù


p khung c hö õnha ät

Cuo än d a ây lo õi Fe rit vo øn g xuye án

Trong kỹ thuật cuộn cảm được quấn theo yêu cầu kĩ thuật đặt hàng hay tự quấn theo
tính toán nên cuộn cảm không được mắc nối tiếp hay song song như điện trở hoặc tụ điện vì
phải tính đến chiều mắc các cuộn cảm với nhau đồng thời gây cồng kềnh về mặt cấu trúc
mạch điện. Trừ các mạch lọc có tần số cao hoặc siêu cao trong các thiết bị thu phát vô
tuyến.
* Ứng dụng: Cuộn cảm được ứng dụng rất rộng rãi trong chuyên ngành ôtô như:
Relay, còi điện, Solenoid, Máy biến áp, bobine…
3. Diode thường
3.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của diode
a. Cấu tạo:
Khi đã có được hai chất bán dẫn là P và N, nếu ghép hai chất bán dẫn theo một tiếp
giáp P - N ta được một Diode, tiếp giáp P -N  có đặc điểm : Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử
dư thừa trong bán dẫn N khuyếch tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống => tạo
thành một lớp Ion trung hoà về điện =>  lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa hai chất
bán dẫn.

Mối tiếp xúc P - N  => Cấu tạo của Diode .


Ký hiệu của diode tiếp mặt :

b. Nguyên lý làm việc của diode tiếp mặt

Phân cực thuận cho diode: Khi nối nguồn điện DC bên ngoài diode cực dương với
anode (P) và cực âm nối với anthode. Do tác dụng của nguồn bên ngoài miền điện tích
không gian của mặt tiếp giáp P-N sẽ thu hẹp lại. Khi điện áp phân cực đạt 0,2V đối với Ge
và 0,6 đối với Si thì miền điện tích không gian bị triệt tiêu, cho phép các dòng điện tử tiếp
tục chạy về cực dương của nguồn và dòng lỗ trống di chuyển về cực âm nguồn tạo ra dòng
điện chạy trong diode.
Phân ngược cho diode: Khi nối cực âm nguồn điện DC với anode (P) và cực âm nối
với anthode thì diode sẽ bị phân cực ngược như hình vẽ:

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 17


Đề cương Điện tử cơ bản

Việc phân cực ngược cho diode sẽ làm cho bề rộng của miền điện tích không gian tại
mặt tiếp xúc của tiếp giáp P-N tăng lên. Hàng rào năng lượng tăng lên ngăn cản các điện tử
ở phía bán dẫn loại N không cho đi qua mặt tiếp xúc để đến vùng bán dẫn loại P và không
cho lỗ trống trong vùng P di chuyển qua vùng N. Do đó dòng chạy qua lớp tiếp giáp rất nhỏ
hay không có.
Ứng dụng: Các diode nắn dòng thường được sử dụng như các bộ chỉnh lưu cho các
máy phát điện xoay chiều.
3.2. Các loại diode
a) DiodeZener:
- Cấu tạo: Diode Zener có cấu tạo giống như các loại diode khác nhưng các chất bán
dẫn được pha tỉ lệ tạp chất cao hơn để có dòng điện rỉ lớn. Thông thường hiện nay trong kĩ
thuật người ta xản suất chủ yếu là diode Silic.
- Kí hiệu:

Hình 3.13: Ký hiệu của diode Zener


- Tính chất:
Trạng thái phân cực thuận diode Zener có đặc tính giống như diode nắn điện thông
thường.

Hoạt động của diode Zenner


Trạng thái phân cực ngược do pha tạp chất vơi tỉ lệ cao nên dòng rỉ lớn và điện áp
ngược thấp, điện áp đó gọi là điện áp Zener Vz. Khi phân cực ngược đến trị số Vz thì dòng
qua diode tăng mà điện áp không tăng.
- Ứng dụng: Lợi dụng tính chất của Diode Zener mà người ta có thể giữ điện áp tại
một điểm nào đó không đổi gọi là ghim áp hoặc ổn áp.

18 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản
Đối với chuyên ngành ô tô: Các
diode Zener được sử dụng cho các mục
đích khác nhau, quan trọng nhất là được
sử dụng trong bộ tiết chế cho máy phát
điện xoay chiều.
Điện áp ra được điều chỉnh thường
xuyên, bằng cách gắn diode Zener vào
một mạch điện.

b) Diode quang:
- Cấu tạo: Diode quang có cấu tạo gần giống như diode tách sóng nhưng vỏ bọc cách
điện thường được làm bằng lớp nhựa hay thuỷ tinh trong suốt để dễ dàng nhận ánh sáng từ
bên ngoài chiếu vào mối nối PN.

-Kí hiệu:
Hình 3.15: Ký hiệu của diode quang
- Tính chất:
Khi bị che tối: Điện trở ngược vô cùng lớn, điện trở thuận lớn.
Khi bị chiếu sáng: Điện trở ngược giảm thấp khoảng vài chục K. Điện trở thuận rất
nhỏ khoảng vài trăm Ohm.
- Ứng dụng: Diode quang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực điều khiển tự động ở
mọi nghành có ứng dụng kĩ thuật điện tử. Như máy đếm tiền, máy đếm sản phẩm, Cửa mở
tự động, Tự động báo cháy ....v.v.
- Các diode quang được sử dụng trong các cảm biến ánh sáng mặt trời cho các máy
điều hòa không khí, v.v...

Ứng dụng Diode quang

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 19


Đề cương Điện tử cơ bản
c) Diode phát quang:
- Cấu tạo: Lợi dụng tính chất bức xạ quang của một số chất bán dẫn khi có dòng điện
đi qua có màu sắc khác nhau. Lợi dụng tính chất này mà người ta chế tạo các Led có màu
sắc khác nhau.
- Kí hiệu:

- Tính chất:: Led có điện áp phân cực thuận cao hơn diode nắn điện nhưng điện áp
phân cực ngược cực đại thường không cao khoảng 1,4 - 2,8V. Dòng điện khoảng 5mA -
20mA.
- Ứng dụng: Thường được dùng trong các mạch báo hiệu, chỉ thị trạng thái của mạch.
Như báo nguồn, chỉ báo âm lượng...
- Các LED được sử dụng trong các loại đèn phanh lắp trên cao và các đèn báo, v.v...
d. Diode biến dung:
- Cấu tạo: Điốt biến dung là loại diode có điện dung thay đổi theo điện áp phân cực. Ở
trạng thái không dẫn điện, vùng tiếp giáp của điốt trở thành điện môi cách điện. Điện dung
Cd của diode phụ thuộc chủ yếu vào hằng số điện môi, diện tích tiếp xúc, chiều dày của điện
môi. Theo công thức:
Cd =  . Trong đó: Cd: Điện dung của điốt; : Hằng số điện môi; S: Diện tích mối
nối; d: Độ dầy chất điện môi.
-Kí hiệu:

Hình 3.17: Ký hiệu của diode biến dung


-Tính chất: Khi được phân cực thuận thì lỗ trống và electron ở hai lớp bán dẫn bị đẩy
lại gần nhau làm thu hẹp bề dày cách điện d nên điện dung Cd tăng lên. Khi điốt được phân
cực ngược thì lỗ trống và electron bị kéo xa ra làm tăng bề dày cách điện nên điện dung Cd
bị giảm xuống.
- Ứng dụng: Diode biến dung được sử dụng như như một tụ điện biến đổi bằng cách
thay đổi điện áp phân cực để thay đổi tần số cộng hưởng của mạch dao động, cộng hưởng
nên được dùng trong các mạch dao động, cộng hưởng có tần số biến đổi theo yêu cầu như
bộ rà đài trong Radio, máy thu hình, máy liên lạc vô tuyến, điện thoại di động ....
4. Transistor
4.1. Cấu tạo nguyên lý hoạt động của transitor lưỡng cực.
a. Công dụng: Transitor là một linh kiện bán dẫn gồm các miền bán dẫn tạp chất P và
N xen kẽ nhau. Tuỳ theo trình tự của miền P và miền N ta có hai loại cấu trúc điển hình là
PNP và NPN.
Trong một transistor, dòng cực góp (Ic) sẽ chạy khi có dòng điện cực gốc (I B). Do đó
dòng điện cực gốc có thể bật mở “ON” và ngắt “OFF” bằng cách bật mở và ngắt dòng điện
cực gốc (IB). Đặc điểm này của transistor có thể được sử dụng như một công tắc.
20 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga
Đề cương Điện tử cơ bản
b. Cấu tạo: Transitor là loại bóng bán dẫn có ba cực do kết hợp ba lớp bán dẫn P – N
– P (bóng thuận) hoặc N – P – N (bóng ngược). Trong hệ thống đánh lửa chỉ dùng bóng
thuận P – N – P.

Transitor
Transitor làm việc ở chế độ khuếch đại hoặc chế độ chuyển mạch và đảm nhận các
công việc sau:
+ Đóng vai trò như một công tắc.
+ Khuếch đại dòng điện trong mạch.
+ Điều chỉnh dòng điện trong mạch.
Tranzitor được cấu tạo như sau: Phần giữa của
tranzitor gọi là cực nền hay là cực gốc B (base) nó điều
khiển dòng điện truyền tải xuyên qua tranzitor. Vật liệu
bán dẫn nơi một đầu tranzitor gọi là cực phát E
(Emitter), nôi đầu kia gọi là cực góp C (Collector).
c. Nguyên lý hoạt động:
Trong một transistor NPN khi dòng điện IB chạy từ B tới E, dòng điện Ic chạy từ C đến
E. Trong transistor PNP khi dòng điện I B chạy từ E (cực phát) đến B (cực gốc), dòng điện Ic
chạy từ E đến C. Dòng điện IB được gọi là dòng cực gốc, và dòng điện Ic được gọi là dòng
cực góp. Do đó, dòng điện Ic sẽ chạy khi có dòng điện IB.

Hoạt động Transistor


Trong một transistor thường dòng điện cực góp (Ic) và dòng điện cực gốc (I B) có mối
quan hệ được thể hiện trong sơ đồ này. Các transistor thường có hai chức năng theo công
dụng cơ bản: Như được thể hiện trong Hình trên, phần "A" có thể được sử dụng như một bộ
khuyếch đại tín hiệu và phần "B" có thể được sử dụng như một công tắc và Khuyếch đại
tín hiệu dòng cực góp lớn gấp 10 đến 1000 lần dòng cực gốc. Do đó, sử dụng cực nền làm
tín hiệu vào (IB) thì tín hiệu ra ở cực góp (IC) được khuếch đại lên.
d. Ứng dụng:
Các transistor được sử dụng trong rất nhiều mạch trong ô tô. Không có sự khác nhau về
chức năng giữa các transistor NPN và PNP.

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 21


Đề cương Điện tử cơ bản

Ứng dụng Transistor


* Đường tải và điểm làm việc tĩnh của Trasistor.
Để giải thích rõ hơn về nguyên lý hoạt động và vùng hoạt động của Trasistor, người ta đưa
ra hai khái niệm đường tải và đường làm việc tĩnh của Trasistor phụ thuộc của dòng điện ra I c
vào điện áp UCE khi Transistor mắc vào điện trở gánh RC trong mạch.
Ta có sơ đồ:
Áp dụng Định luật Ohm trong đoạn mạch ta
có.
UCC = URC + UCE. => UCE = UCC -URC
URC = IC.Rc => IC.Rc = - UCE + UCC

Ta thấy phương trình


có dạng y = ax + b

Trong đó hệ số số gốc a là một số âm. và

* Cấp điện và phân cực cho transistor bằng hai nguồn riêng biệt:
Người ta sử dụng hai nguồn điện một chiều V CC để cấp cho các cực C và E và một nguồn
điện VBB khác để cấp cho cực B và cực E của Transistor.
Ta có sơ đồ như sau:

Phân cực cho Trasistor loại NPN Phân cực cho Trasistor loại PNP
Để phân tích mạch ta thấy mạch có 2 nhánh.

* Nhánh ngõ vào có dòng Ib thỏa mãn: VBB = Rb.Ib + VBE.

* Nhánh ngõ ra có dòng Ic thỏa mãn: VCC = Rc.Ic + VCE.

22 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản
Ví dụ:
Sơ đồ mạch điện như trên. Biết UBB = 10V, UCC = 10V, RC =4KΩ.

UBE = 0.7V, và biết

Tìm giá trị của Rb để VCE = 5V.


4.2. Các loại transitor.
4.2.1.Transistor quang
a. Các đặc điểm
Khi transistor quang nhận ánh sáng trong khi điện (+) được đặt vào cực góp và cực
phát của nó được nối mát, một dòng điện sẽ chạy qua mạch này. Cường độ của dòng chạy
qua mạch sẽ thay đổi theo lượng ánh sáng chiếu trên transistor quang này. Do đó, ánh sáng
chiếu trên transistor này có cùng chức năng của dòng điện cực gốc của một transistor
thường.

Transistor quang
b. Ví dụ về ứng dụng
Trong các ô tô, các transistor quang được sử dụng trong các cảm biến giảm tốc, v.v...

Ứng dụng transistor quang


* Cấp điện và phân cực bằng nguồn điện DC chung.
a) Phân cực cho cực B của Transistor bằng cách dùng một điện trở Rb khoảng vài trăm KΩ
nối từ nguồn VCC với cực B của Trasistor như hình sau:

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 23


Đề cương Điện tử cơ bản

Rc là điện trở tải đối với dòng điện một chiều Ic.
Rb là điện trở lấy dòng phân cực Ib cho Trasistor.
Áp dụng định luật Ohm ta có:

UCC = Ib.Rb + UBE. C 1 C2

Điện áp phân cực UBE của Trasistor nằm trong khoảng từ (0.3 ÷ 0.8)V đối với Trasistor
Silicon và (0.1 ÷ 0.4)V đối với Transistor Germanium rất nhỏ so với Ucc do đó:

. Ở nhánh ngõ ra ta có: UCC = Ic.Rc + UCE.

* Các công thức trên dùng để xác định điểm làm việc khi biết UCC, Rb , Rc,
Ví dụ: Cho mạch điện như hình vẽ trên.
Biết UCC=15V, UBE=0.5V, Rc=4KΩ, =60. tính giá trị của Rb để có UCE= 8V
b. Cấp điện áp phân cực cho cực gốc của Trasistor bằng một điện trở vài trăm KΩ nối từ
cực góp về cực gốc.
Cho sơ đồ như sau:
Dòng điện đi qua điện trở Rc
chính là dòng IE.
IE = Ib + Ic = Ib + Ib = (1 +
)Ib.
Ta có: Ucc = Rc.Ic + UCE và Ucc
= Rc.Ic + Rb.Ib + UBE
=> Rb = Rc
Ví dụ: Cho mạch điện như hình trên. Biết Ucc = 15V; Rc = 1KΩ; =200.
Tìm Rb?
c. Các dạng Transistor:

d. Mã hiệu transistor:
Transistor Nhật bản : thường ký hiệu là A..., B..., C..., D...   Ví dụ A564, B733,
C828, D1555…. trong đó các Transistor ký hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn ký
hiệu là C và D là Transistor ngược NPN. Các Transistor  A và C thường có công xuất nhỏ

24 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản
và tần số làm việc cao còn các Transistor B và D thường có công xuất lớn và tần số làm việc
thấp hơn.
Transistor do Mỹ sản xuất. thường ký hiệu là 2N...   ví dụ 2N3055, 2N4073 vv...
Transistor do Trung quốc sản xuất: Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chữ cái. Chữ
cái thức nhất cho biết loại bóng : Chữ A và B là bóng thuận , chữ C và D là bòng ngược,
chữ thứ hai cho biết đặc điểm : X và P là bóng âm tần, A và G là bóng cao tần. Các chữ số ở
sau chỉ thứ tự sản phẩm. Thí dụ : 3CP25,3AP20 vv..
e. Cách xác định chân E, B, C của Transistor.
Bước 1 : Chuẩn bị đo để đồng hồ ở thang x1Ω

Bước 2 và bước 3 : Đo thuận chiều BE và BC => kim lên .


Bước 4 và bước 5 : Đo ngược chiều BE và BC => kim không lên.

Bước 6 : Đo giữa C và E kim không lên


=> Bóng tốt.

5. Bộ vi xử lý - IC (Mạch tích hợp)


Một IC là tổ hợp của vài đến vài nghìn mạch điện chứa các transistor, các diode, các tụ
điện, các điện trở, v.v... chúng được gắn lên vài mm 2 của chíp silic, và được đặt trong một
khối bằng nhựa hoặc gốm. Một IC đơn có thể có một số khả năng và chức năng đặc biệt
như khả năng so sánh logic 2 tín hiệu hoặc các trị số, khả năng khuyếch đại một điện áp đầu
vào. Các IC có ưu thế hơn các mạch không tích hợp:
- Vì nhiều yếu tố có thể được gắn lên một chíp silic đơn, các đầu nối tiếp xúc có thể
được giảm đi đáng kể, dẫn đến giảm các hư hỏng.
- Chúng nhỏ hơn và nhẹ hơn nhiều.
- Chi phí sản xuất thấp hơn nhiều.
Một IC chứa rất nhiều các phần tử, từ

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 25


Đề cương Điện tử cơ bản
1000 đến 100.000, được gọi là một LSI
(Tích hợp quy mô lớn). Một IC chứa hơn
100.000 phần tử được gọi là VLSI (Tích
hợp quy mô rất lớn).

Cấu tạo IC
* Các tín hiệu tương tự và số hoá
Các tín hiệu điện có thể chia thành 2 loại: tương tự và số
5.1. Tín hiệu tương tự
Các tín hiệu tương tự thay đổi liên tục và thông suốt theo thời gian.
Vì vậy, đặc điểm chung của tín hiệu tương tự là ở chỗ đầu ra của nó thay đổi theo tỷ lệ với
đầu vào của nó.
5.2. Tín hiệu số
Các tín hiệu số thay đổi (Mở “ON” và Ngắt “OFF”) từng lúc theo thời gian. Đặc tính
chung của một mạch số là ở chỗ đầu ra của nó thay đổi đột ngột khi đầu vào của nó tăng lên
tới mức nào đó. Chẳng hạn như, khi đầu vào tăng từ 0V đến 5V, đầu ra vẫn ở 0V cho đến
khi đầu vào đạt tới 5V.
Tuy nhiên đầu ra này đột ngột nhảy lên 5V ngay khi đầu vào đạt tới 5V. Mở và Ngắt
chỉ ra một tín hiệu đang được chuyển đi hay không. Bình thường, Mở được thể hiện là 1 và
Ngắt là 0. Khi một điện áp được sử dụng như một tín hiệu đầu vào thì cần phải lấy một điện
áp nào đó làm chuẩn.
Sau đó, mọi điện áp trên điện áp chuẩn này là các tín hiệu 1, và dưới điện áp chuẩn là
các tín hiệu 0. Chẳng hạn như, nếu đạt điện áp chuẩn là 5V, thì máy tính sẽ xác định rằng
các tín hiệu 9V, 7V và 6V là 1, và các tín hiệu này thể hiện một tín hiệu đầu vào. Mặt khác
các tín hiệu 2V và 0V sẽ được coi là "0" và không có tín hiệu đầu vào nào sẽ được coi là
tồn tại.

26 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản
5.3.Các mạch logic
a. Mô tả
Các IC số chứa vài phần tử khác nhau. Các mạch trong một IC số được gọi là các
mạch logic hoặc các mạch số và lập thành một tổ hợp các loại khác nhau như các cổng
NOT, OR, NOR, AND và NAND. Vì các cổng này có khả năng đặc biệt để xử lý logic hai
hoặc nhiều tín hiệu, chúng cũng được gọi là các cổng logic. Một mối quan hệ logic nào đó
được thiết lập giữa các đầu vào và đầu ra của tín hiệu số. Một bảng thực trình bày mối quan
hệ giữa các đầu vào và đầu ra của tín hiệu số.

IC số
b. Cổng NOT
Hàm logic: Y = Ā

Cổng NOT
Một cổng NOT có đầu ra là một tín hiệu ngược với tín hiệu đầu vào. Khi một điện áp
được đặt lên cực vào A, không có điện áp nào được truyền ở cực ra Y.
Một mạch điện có cùng chức năng như cổng NOT: Khi công tắc A đóng lại (ON), nó
mở (OFF) các điểm tiếp xúc trong relay, làm cho đèn tắt.

Sơ đồ hoạt động cổng NOT


c. Cổng OR
Trong một cổng OR, tín hiệu ra sẽ là 1 khi chỉ cần một tín hiệu vào là 1. Khi đặt một
điện áp vào một hoặc hai đầu vào A và B, sẽ có một điện áp ở đầu ra Y.
Hàm logic: Y = A + B

Cổng OR
GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 27
Đề cương Điện tử cơ bản

Một mạch điện có cùng chức năng như cổng OR: Khi một hoặc cả hai công tắc A và
B được đóng lại (ON), đèn này sẽ sáng lên.

Hoạt động cổng OR


d. Cổng NOR
Một cổng NOR là tổ hợp của một cổng OR và cổng NOT. Tín hiệu này tại đầu ra Y sẽ
chỉ là 1 khi cả hai đầu vào A và B là 0. Tín hiệu này tại đầu ra Y sẽ là 0 nếu một hoặc cả hai
đầu vào A và B là số 1.
Hàm logic: Y = A x B

Cổng NOR
e. Cổng AND
Trong một cổng AND, đầu ra sẽ là 1 khi mọi tín hiệu vào là 1. Sẽ có một điện áp ở
đầu ra Y khi điện áp được đặt vào cả hai đầu vào A và B.
Hàm logic: Y = A x B

Cổng AND

Hoạt động cổng AND


28 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga
Đề cương Điện tử cơ bản
Một mạch điện có cùng chức năng như cổng AND: Đèn sẽ không sáng lên trừ khi cả
hai công tắc A và B được đóng lại (ON).
f. Cổng NAND
Cổng NAND là một tổ hợp của một cổng AND và một cổng NOT. Tín hiệu ở đầu ra
Y sẽ là 1 khi một hoặc hai đầu vào A và B là 0. Tín hiệu ở đầu ra Y sẽ là 0 nếu cả hai đầu
vào A và B là 1.

Cổng NAND
g. Bộ so
Một bộ so sẽ đối chiếu điện áp của đầu vào dương (+) với đầu vào âm (-). Nếu điện
áp của đầu vào dương A cao hơn điện áp của đầu vào âm B, đầu ra Y sẽ là 1. Nếu điện áp
của đầu vào dương A thấp hơn điện áp của đầu vào âm B, đầu ra Y sẽ là 0.

Bộ so
5.4. Bộ điều khiển (Máy tính).
Bộ điều khiển là một vi mạch tổ hợp cở lớn dùng để nhận biết tín hiệu, tính toán, lưu
trữ thông tin, quyết định chức năng hoạt động và giử các tính hiệu điều khiển thích hợp đến
các cơ cấu chấp hành.
Trên ô tô có thể một hoặc nhiều bộ điều khiển. Bộ phận chủ yếu của nó là bộ vi xử lý
hay còn gọi là CPU. CPU lựa chọn các lệnh và xử lý số liệu từ bộ nhớ ROM và RAM chứa
các chương trình và dữ liệu ngõ vào ra (I/O) điều khiền nhanh số liệu từ các cảm biến và
chuyển các dữ liệu đã xử lý đến điều khiển các cơ cấu chấp hành.
* Bộ vi xử lý: Có chức năng tính toán và ra quyết định. Nó là “bộ não” của bộ điều
khiển.

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 29


Đề cương Điện tử cơ bản

Sơ đồ khối trúc bộ điều khiển trên ô tô.


* Bộ nhớ: Gồm các loại:
- Bộ nhớ ROM: Dùng lưu trữ thông tin thường trực và chỉ đọc thông tin từ đó ra chứ
không thể ghi vào được. Chương trình điều khiển động cơ do nhà sản xuất lập trình và được
nạp sẳn trong bộ nhớ ROM.
- Bộ nhớ RAM: Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên dùng đễ lưu trữ thông tin mới tam thời
hoặc kết quả tính toán trung gian khi động cơ làm việc. Khi mất nguồn cung cấp từ ắc quy
đến máy tính thì dữ liệu trong bộ nhớ RAM sẽ không còn.
* Đường truyền: Có nhiệm vụ
chuyển các lệnh và số liệu trong giữa
các bộ phận bên trong bộ điều khiển.
* Mạch giao tiếp ngõ vào:
- Bộ chuyển đổi A/D: Dùng để
chuyển các tín hiệu tương tự từ đầu
vào với sự thay đổi điện áp trên các
cảm biến thành các tín hiệu số để đưa
vào bộ xử lý.
Bộ chuyển đổi A/D
- Bộ đếm: Đếm xung tín hiệu từ các cảm biến (tốc độ động cơ, tốc độ xe) rồi gửi số
đếm đến bộ vi xử lý.

Bộ đếm Bộ khuếch đại

- Bộ khuếch đại: bộ số cảm biến có tín hiệu rất nhỏ nên trong ECU cần phải có bộ
khuếch đại.

30 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản
- Bộ ổn áp: Bên trong ECU có các IC điều áp 7812 và 7805 để ốn áp 12V và 5V.
Nguồn 5V cung cấp cho các cảm biến làm việc.

Bộ ổn áp Giao tiếp ngõ ra


* Giao tiếp ngõ ra: Tín hiệu từ bộ vi xử lý sẽ đưa đến các Transistor công suất điều
khiển rơle, solenoid, mô tơ…..

Chương 2: CÁC MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN


Mục tiêu:
- Trình bày đúng sơ đồ và nguyên lý hoạt động của các loại mạch chỉnh lưu, khuyếch đại và
mạch điều khiển
- Vẽ được các mạch chỉnh lưu máy phát, mạch khuyếch đại tín hiệu và mạch điều khiển cơ
bản trên ô tô
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận.
Nội dung:
1. Mạch chỉnh lưu
1.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại mạch chỉnh lưu dùng trong ô tô.
a. Mạch chỉnh lưu bán sóng.
Là loại mạch đơn giản nhất trong các loại mạch chỉnh lưu, mạch này chỉ sử dụng một
diode.
* Sơ đồ mạch điện.

* Nguyên lý làm việc:


Giả sử ở bán kỳ dương của điện áp vào điểm A có cực tính dương (+), điểm B có cực
tính âm (-). Diode D được phân cực thuận nên dẫn điện, dòng điện đi từ A  D  R  B.
Đến bán kỳ âm của điện áp vào điểm A sẽ âm và điểm B trở thành dương. Diode D
phân cực ngược nên không dẫn điện thì sẽ không có cho dòng điện qua tải.
GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 31
Đề cương Điện tử cơ bản
Như vậy ứng với bán kỳ dương của dòng điện xoay chiều diode cho dòng điện đi qua
tải theo một chiều nhất định và trên tải điện áp một chiều có dấu hư hình vẽ, còn bán kỳ âm
thì diode không cho dòng điện đi qua.
Mạch chỉnh lưu nữa sóng cho điện áp ra trung bình (DC) thấp và độ gợn sóng cao.
Điện áp từ máy phát AC được đặt vào một diode.
Vì điện áp được ở đoạn (a), (b) được đặt vào diode theo chiều thuận, dòng điện sẽ chạy
qua diode này. Tuy nhiên, điện áp được đọan (b), (c) được đặt vào diode này theo chiều
ngược, nên dòng điện không được phép đi qua diode này. Vì chỉ có một nửa dòng điện do
máy phát sinh ra được phép đi qua diode này.

b. Mạch chỉnh lưu toàn sóng dùng cầu diode.


* Sơ đồ mạch điện:

- Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ: Các bộ chỉnh lưu toàn chu kỳ cung cấp dòng điện một
chiều có chất lượng tốt hơn mạch nửa chu kỳ. Trên thực tế còn tồn tại hai kiểu mạch chỉnh
lưu toàn chu kỳ.
Mạch chỉnh lưu toàn chu kỳ dùng cầu diode: Mạch này sử dụng bốn diode mắc theo
kiểu như sau:
* Nguyên lý làm việc:
Giả sử ở bán kỳ dương của điện áp vào điểm A dương (+), điểm B âm (-). Các diode
D1 và D3 được phân cực thuận nên dẫn điện, dòng điện đi từ A  D1  R  D3 B. Trong lúc
đó D2 và D4 phân cực ngược nên không dẫn điện.

32 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản
Ở bán kỳ âm của điện áp vào V in điểm B sẽ dương và điểm A âm (-). Các diode D 2 và
D4 phân cực thuận sẽ dẫn điện. Dòng điện đi từ B  D2  R  D4 A. Trong lúc đó D1 và D3
phân cực ngược nên không dẫn điện.

Khi cực A của máy phát là dương, cực B là âm, và dòng điện chạy như thể hiện ở sơ
đồ trên của hình minh họa (2). Khi sự phân cực của các đầu này ngược lại, dòng điện chạy
như thể hiện ở sơ đồ dưới của hình minh họa (2). Điều này có nghĩa là dòng điện ra luôn
luôn chỉ chạy về một chiều qua điện trở R.
* Ứng dụng:
Các diode nắn dòng thường được sử dụng như các bộ chỉnh lu cho các máy phát điện xoay
chiều

Như vậy trong cả hai chu kỳ tín hiệu vào V in có dòng điện chạy qua tải theo một chiều nhất
định gọi là dòng điện một chiều và tạo ra một điện áp một chiều Vout ở ngõ ra.
c.Mạch chỉnh lưu toàn sóng dùng hai diode.
* Sơ đồ mạch điện:

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 33


Đề cương Điện tử cơ bản
Mạch chỉnh lưu toàn chu kỳ dùng cầu diode: Mạch này sử dụng hai diode kết hợp với
biến áp có hai ngõ ra đối xứng.
* Nguyên lý làm việc:
Biến áp T có hai cuộn dây thứ cấp OA, OB quấn ngược chiều nhau nên cung cấp hai
dòng điện bằng và ngược chiều nhau.
Giả sử ở bán kỳ dương của điện áp vào cuộn sơ cấp của biến áp T ở điểm A có bán kỳ
dương (+), điểm B âm (-). Khi đó diode D 1 phân cực thuận nên dẫn điện dòng điện đi từ A 
D1  R  0 còn D2 phân cực ngược nên không dẫn điện.

Ở bán kỳ tiếp theo tức là bán kỳ âm của điện áp sơ cấp điểm A sẽ âm, điểm B sẽ
dương . Khi đó diode D1 phân cực ngược sẽ nên không dẫn điện còn D2 phân cực thuận nên
dẫn điện. Dòng điện đi từ B  D2  R  0.
Như vậy cả hai chu kỳ của điện áp xoay chiều đưa vào cuộn sơ cấp điều có dòng điện
chạy qua tải theo một chiều nhất định đó là dòng điện một chiều và tạo ra ở ngõ ra của bộ
chỉnh lưu một điện áp một chiều Vout.

2. Mạch khuyếch đại


2.1. Công dụng về mạch khuyếh đại .
Là khuyếch đại tín hiệu về mặt điện áp, dòng điện, và công suất.
Mạch khuếch đại là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử để biến đổi
năng lượng dòng điện một chiều thành thành năng lượng giao động điện có dạng sung và
tần số theo yêu cầu.
* Có ba loại mạch khuyếch đại chính là :
Khuyếch đại về điện áp : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào, đầu ra ta
sẽ thu được một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
Mạch khuyếch đại về dòng điện :

34 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản
Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có cường độ yếu vào, đầu ra ta sẽ thu được một tín
hiệu cho cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần.
Mạch khuyếch đại công xuất : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có công xuất yếu vào,
đầu ra ta thu được tín hiệu có công xuất mạnh hơn nhiều lần, thực ra mạch khuyếch đại
công xuất là kết hợp cả hai mạch khuyếch đại điện áp và khuyếch đại dòng điện làm một.
2.2. Sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch tạo xung đa hài tự dao động
a. Sơ đồ:
Mạch tạo xung đa hài tự dao động là mạch điện tạo ra các xung có dạng hình chữ nhật, lặp
lại theo chu kỳ và có 2 trạng thái cân bằng không ổn định.

b. Nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại điện áp dùng OA.
Khi cấp nguồn, giả sử đèn T1 dẫn trớc, áp Uc đèn T1 giảm  thông qua C1 làm áp Ub đèn
T2 giảm  T2 tắt  áp Uc đèn T2 tăng  thông qua C2 làm áp Ub đèn T1 tăng  xác lập trạng thái
T1 dẫn bão hoà và T2 tắt , sau khoảng thời gian t , dòng nạp qua R3 vào tụ C1 khi điện áp này >
0,6V thì đèn T2 dẫn  áp Uc đèn T2 giảm  tiếp tục nh vậy cho đến khi T2 dẫn bão hoà và T1
tắt, trạng thái lặp đi lặp lại và tạo thành dao động, chu kỳ dao động phụ thuộc vào C1, C2 và R2,
R3.
2.2. Các loại mạch khuếch đại.
a. Mạch khuếch đại âm thanh:

Mạch khuếch đại có thể dùng Tranzito rời hoặc IC.


GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 35
Đề cương Điện tử cơ bản
IC khuếch đại thuật toán
IC khuếch đại thuật toán viết tắt là OA (Operational Amplifier)
IC khuếch đại thuật toán thực chất là bộ khuếch đại dòng diện một chiều gồm nhiều tầng,
ghép trực tiếp, có hệ số khuếch đại lớn, có 2 đầu vào và một đầu ra
Mạch OA có 2 đầu vào đảo UVĐ (-) và không đảo UV K (+) và một đầu ra Ur

Sơ đồ bên trong của mạch khuếch đại thuật toán 741

Kí hiệu của IC thuật toán


+E : Nguồn vào dơng.
-E : Nguồn vào âm.
UVK Tín hiệu đầu vào không đảo.
UVĐ : Tín hiệu đầu vào đảo.
URa : Tín hiệu ra.
- Khi tín hiệu vào đầu đảo thì tín hiệu ra ngợc chiều điện áp vào.
- Khi tín hiệu vào đầu không đảo thì tín hiệu ra cùng chiều điện áp vào.
- Thông thường tín hiệu vào đầu không đảo còn đầu đảo dùng để tạo hồi tiếp âm

36 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 37


Đề cương Điện tử cơ bản

Nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại điện áp dùng OA

Tín hiệu đa vào đầu đảo thông qua R1. Đầu không đảo nối đất. Kết quả tín hiệu đợc khuếch
đại đa ra ở đầu ra ngợc chiều tín hiệu ở đầu vào và lớn hơn đầu vào rất nhiều

Hệ số khuếch đại:

* Mạch tạo xung:

Với R1 = R4 = 1 KΩ; R2 = R3 = 100 KΩ.


C1 = C2 = Transistor C828

38 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản
3. Mạch điều khiển
3.1.Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển điện tử
a. Khái niệm:
Những mạch điện tử thực hiện được chức năng điều khiển gọi là mạch điện tử điểu
khiển.
Mạch điều khiển có nguồn gốc từ nhu cầu tự động hóa máy móc trong sản xuất nhằm
thực hiện công việc sản xuất với tốc độ nhanh cũng như độ chính xác cao hơn. Nhờ có nó,
chúng ta có thể không ngừng nâng cao sản xuất và cả chất lượng sản phẩm.
b. Sơ đồ khối tổng quát của mạch điện tử điều khiển.

TÍNH HIỆU ĐỐI TƯỢNG


VI XỬ LÝ
VÀO ĐIỀU KHIỂN

Theo như sơ đồ khối trên: Khi có tín hiệu điều khiển đưa vào, mạch điện tử điều khiển
(MĐTĐK) xử lí, khuếch đại tín hiệu và đưa lệnh điều khiển tới đối tượng điều khiển
(ĐTĐK)
Ví dụ: Như hệ thống đánh lửa và phun xăng điện tử trên xe ô tô và một số mạch điều khiển
điện tử khác….
3.2. Các loại mạch điều khiển:
3.2.1. Mạch đèn nhấp nháy:
a. Sơ đồ:

b. Nguyên lý hoạt động:


Khi cấp nguồn: Giả sử T1 dẫn trước, VC1 giảm  thông qua C1 làm Vb2 giảm  T2 tắt  VC2
tăng  thông qua C2 làm Vb1 tăng  xác lập trạng thái T1 dẫn bão hòa và T2 tắt. Sau khoảng thời
gian t, dòng nạp qua R3 vào tụ C1 khi điện áp này > 0,7V thì T2 dẫn  VC2 giảm  tiếp tục như vậy
chi đến khi T2 dẫn bão hòa và T1 tắt. Trạng thái được lặp đi lặp lại và tạo thành giao động, chu kỳ
giao động phụ thuộc vào C1, C2 và R2, R3 (R1 và R4 chỉ đóng vai trò giới hạn dòng qua led).
- Khi mạch hoạt động ta có các dạng sóng vuông ờ ngõ ra như mạch điện hình vẽ trên. V C1
và VC2 ngược pha nhau.
- Với chu kỳ t và tần số f có thể được tính như sau:

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 39


Đề cương Điện tử cơ bản
T=0,7(R3C1+R2C2)=0,7(10KΩ.100µF+10KΩ.100µF)= 1,4(s) f = 1/T = 1/1,4 = 0,7
(HDz).
3.2.. Mạch dùng quang trở tắc mở Led theo ánh sáng:
Sơ đồ:

3.2.3. Một số mạch điều khiển thông dụng:


a. Mạch điều khiển nạp ắc quy bằng dòng điện xoay chiều:

b. Mạch điều khiển nạp tự động ắc quy bằng Thisito và Transistor:

c. Mạch điều khiển cảnh báo điện áp cho ắc quy dùng đèn led:

40 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản

d. Mạch nạp tự động ngắt:

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 41


Đề cương Điện tử cơ bản

Chương 3: CÁC MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN TRONG Ô TÔ


Mục tiêu:
- Giải thích được các mạch điện tử cơ bản trên ô tô
- Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc mạch chỉnh lưu, mạch điều chỉnh điện áp máy
phát và mạch điều khiển đánh lửa điện tử
- Tuân thủ các quy định, quy phạm về kỹ thuật điện tử.
Nội dung:
1. Mạch chỉnh lưu cầu ba pha
a. Khái niệm chỉnh lưu: Dòng điện xoay chiều tạo ra trong máy phát điện không thể
sử dụng trực tiếp cho các thiết bị điện mà được chỉnh lưu thành dòng điện một chiều. Bộ
chỉnh lưu sẽ biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
b.Vai trò của bộ chỉnh lưu: Biến dòng điện xoay chiều ba pha trong stator thành dòng
điện 1 chiều.
c.Các thành phần chính: Đầu ra, dode âm, diode dương
d. Đặc điểm:
Sáu diode (tám diode nếu bộ chỉnh lưu có nối với dây trung hòa) được sử dụng để
chỉnh lưu toàn kỳ, phiến tản nhiệt có hai mặt.
Bản thân diode chỉnh lưu sinh ra nhiệt khi có dòng điện chạy qua. Tuy nhiên chất bán
dẫn tạo ra diode lại không chịu nhiệt nên diode bị hư khi quá nhiệt. Vì vậy phiến tản nhiệt
phải có diện tích lớn. Khi tốc độ máy phát khoảng 3000v/p, nhiệt độ của diode là cao nhất.

e. Dòng điện xoay chiều 3 pha


Khi nam châm quay trong một cuộn dây, điện áp sẽ được tạo ra giữa hai đầu của cuộn dây.
Điều này sẽ làm xuất hiện dòng điện xoay chiều.

Dòng điện xoay chiều 1 pha

42 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản
Mối quan hệ giữa dòng điện sinh ra trong cuộn dây và vị trí của nam châm được chỉ ra
ở hình vẽ. Cường độ dòng điện lớn nhất được tạo ra khi các cực nam (S) và cực bắc (N) của
nam châm gần cuộn dây nhất. Tuy nhiên chiều của dòng điện trong mạch thay đổi ngược
chiều nhau sau mỗi nửa vòng quay của nam châm. Dòng điện hình sin được tạo ra theo cách
này gọi là "dòng điện xoay chiều một pha". Một chu kỳ ở đây là 360 0 và số chu kỳ trong
một giây được gọi là tần số.
Để phát điện được hiệu quả hơn, người ta bố trí 3 cuộn dây trong máy phát như hình
vẽ.

Dòng điện xoay chiều 3 pha

Mỗi cuộn dây A, B và C được bố trí cách nhau 120 0 và độc lập với nhau. Khi nam
châm quay trong các cuộn dây sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều trong mỗi cuộn dây. Hình vẽ
cho thấy mối quan hệ giữa 3 dòng điện xoay chiều và nam châm, dòng điện được tạo ở đây
là dòng điện xoay chiều 3 pha. Tất cả các xe hiện đại ngày nay được sử dụng máy phát xoay
chiều 3 pha.
Khi rotor quay một vòng, trong các cuộn dây Stator dòng điện được sinh ra trong mỗi
cuộn dây này được chỉ ra từ (a) tới (f) trong Hình C. Ở vị trí (a), dòng điện có chiều dương
được tạo ra ở cuộn dây III và dòng điện có chiều âm được tạo ra ở cuộn dây II. Vì vậy dòng
điện chạy theo hướng từ cuộn dây II tới cuộn dây III.
Dòng điện này chạy vào tải qua diode 3 và sau đó trở về cuộn dây II qua diode 5. Ở
thời điểm này cường độ dòng điện ở cuộn dây I bằng 0. Vì vậy không có dòng điện chạy
trong cuộn dây I.
Bằng cách giải thích tương tự từ các vị trí (b) tới (f) dòng điện xoay chiều được chỉnh
lưu bằng cách cho qua 2 diode và dòng điện tới các phụ tải được duy trì ở một giá trị không
đổi.

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 43


Đề cương Điện tử cơ bản
f. Sự cần thiết phải điều chỉnh cường độ dòng điện phát ra
Máy phát điện dùng trên xe quay cùng với động cơ. Vì vậy, khi xe hoạt động tốc độ
động cơ thường xuyên thay đổi và do đó tốc độ của máy phát không ổn định. Nếu máy phát
không có bộ ổn áp thì hệ thống nạp không thể cung cấp dòng điện ổn định cho các thiết bị
điện.
Do đó, mặc dù tốc độ của máy phát thay đổi thì điện áp ở các thiết bị điện vẫn phải duy
trì không đổi và tuỳ theo sự thay đổi cường độ dòng điện trong mạch cần phải điều chỉnh.
Trong máy phát xoay chiều việc điều chỉnh như trên được điều chỉnh bởi bộ tiết chế .
2. Mạch điều khiển điện áp máy phát điện
1.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động
1.2.1 Sơ đồ và nguyên lý làm việc của bộ tiết chế bán dẫn PP350:
* Sơ đồ:

* Nguyên lý làm việc: Bộ tiết chế này làm việc ở hai chế độ:
Khi đóng khóa K máy phát ban đầu còn làm việc ở chế độ thấp nên điện áp phát ra
chưa đủ lớn, do đó DZ và T3 ở trạng thái khóa, còn T 2 và T1 mở để ắc quy kích thích cho
máy phát.
Lúc máy phát đã phát ra điện lớn hơn điện áp của ắc quy, thì điện từ máy phát sẽ nạp
cho ắc quy và cung cấp điện cho phụ tải, cũng như cung cấp cho kích từ. Điện áp máy phát
tăng thì trong các mạch đều tăng. Độ sụt áp trên R 1 là UR1 = IR1 tăng làm cho DZ mở cho
dòng điện I chạy qua R4 theo chiều ngược và có dòng đi như sau:
+ Aq  d  R4  m  DZ  mạch (R1, R3)  mass. Dòng điện này gây sụt áp trên R 4 làm
cho UEB của T3 lớn hơn 0 (UEB > 0) nên T3 mở.
Dòng ICT3 qua T3 theo mạch.
(+) c  E3  C3  p  R6  mass. Như vậy cực gốc T2 có điện thế dương và T2 khóa ngay
không cho dòng điện đi qua R 9 kéo theo toàn bộ điện thế dương từ điểm b đặt vào cực gốc
T1 và T1 bị khóa. Dòng kích thích phải qua R 10 do đó giảm đi làm cho điện áp của máy phát
giảm.
Khi điện áp máy phát giảm thì sụt áp trên R 1 và R4 giảm, dẫn đến T1 khóa lại tương tự
như ban đầu T3 khóa, T1, T2 mở làm cho dòng kích thích lại tăng dẫn tới điện áp của máy

44 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản
phát lại tăng. Quá trình cứ lặp đi lặp lại như thế đảm bảo cho điện áp phát ra của máy phát
không đổi.
D1 và R10 tạo nên mạch điện rò khi T 1 khóa, nó sẽ tạo ra độ sụt thế trên D 1 đảm
bảo cho cực gốc T1 luôn dương hơn cực phát, như thế T1 sẽ bị khóa chặt.
D2 sẽ dập tắc suất điện động tự cảm sinh ra trong cuộn kích thích.
D3 có tác dụng giữ cho T2 khóa chặt.
R8 tạo nên mạch rò.
R3, L sẽ san phẳng điện áp đã được chỉnh lưu.
R5 là mạch liên hệ ngược từ cực gốc T 2 về cực gốc T3 để tăng tần số làm việc
của DZ khóa mở nhanh hơn.
Rt là điện trở để giảm ảnh hưởng của nhiệt độ đế chế độ làm việc.
* Sơ đồ và nguyên lý làm việc của bộ tiết chế bán dẫn 8TR và 11TR:
Khi người tài xế bậc công tắc máy có dòng từ
ắc quy sẽ qua đèn báo nạp rồi qua R 4 tới cực gốc T2
và làm cho T2 và T3 thông. Cuộn kích từ của máy
phát sẽ có điện và máy phát phát điện. Tùy theo trạng
thái nạp điện của ắc quy và mức tiêu thụ điện của các
phụ tải trên ôtô mà điện áp phát ra sẽ thay đổi. Nếu
điện áp thay đổi quá mức cho phép, cầu phân áp R 1,
R2 sẽ cho điện áp quá ngưỡng vào D 1 làm T1 thông,
dẫn tới khóa T2, T3 và dòng kích từ của máy phát bị
ngắt.

Diode D2 để bảo vệ T3 khỏi dòng tự cảm khi ngắt mạch kích từ.
Điện trở R5 và tụ C1 làm nhiệm vụ phản hồi dương từ cực góp T 3 về cực gốc T1 nhằm
khóa chắc T2, T3.
Nếu điện áp máy phát tụt xuống, cầu phân áp R 1 – R2 sẽ cho điện áp nhỏ dưới ngưỡng
của vào D1. lúc đó sẽ cho T1 khóa và T2, T3 mở để bảo đảm máy phát luôn phát ra điện áp ổn
định.
1.2 Các loại mạch điều chỉnh điện áp máy phát điện
2.1. Cấu tạo bộ tiết chế điện từ:
* Sơ đồ cấu tạo:

IG/SW
- + K1 K'1
K2
K'2
R3
Wdgm
WU

R1 R2
Wkt
F
IG (W-L) F (W-S) E (B) N (Y) L
(W-R)

Sơ đồ nguyên lý làm việc của tiết chế điện từ BJ60


* Nguyên tắc hoạt động.
GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 45
Đề cương Điện tử cơ bản
Hình vẽ trên là một sơ đồ mạch điện ví dụ của một tiết chế loại rung. Cơ sở hoạt động
của các tiết chế loại rung là các relay. Trên hình vẽ, có hai relay, relay điều chỉnh điện với
cuộn dây Wu và relay điều khiển đèn báo nạp.
- Khi bật IG/SW, có dòng điện:
+ accu → đèn báo nạp → tiếp điểm K 1' → khung relay đèn báo → mát: đèn báo nạp
sáng.
+ accu → IG → tiếp điểm K 1 → khung relay điều chỉnh điện → F → W kt → mát: cung
cấp một dòng kích từ ban đầu cho máy phát.
- Khi rotor máy phát quay, có sự biến thiên từ thông đi qua stator làm sinh ra điện áp
xoay chiều 3 pha.
Dòng điện tại điểm trung hòa của stator → N → W dgm → khung relay đèn báo → mát:
tiếp điểm K1' ngắt, K2' dẫn, đèn báo nạp tắt.
+ accu → IG → Wu → R3 → K2' → mát: cung cấp dòng điện qua cuộn dây relay điều
chỉnh điện.
- Khi điện áp máy phát đủ lớn, dòng điện qua W u đủ khả năng hút tiếp điểm K1 hở ra,
dòng điện qua Wkt không thể đi qua K1 nữa nên có dòng điện đi từ IG → R 1 → F → Wkt →
mát: dòng điện qua cuộn kích từ lúc này bị hạn chế bởi điện trở R 1. Tiết chế sẽ dẫn và ngắt
÷rung) ở tiếp điểm K1 để duy trì điện áp phát ra.
- Khi tốc độ máy phát tăng quá cao, điện trở R 1 không còn khả năng hạn dòng, điện áp
tăng lên. Lúc này, dòng điện qua W u đủ lớn để kéo cần tiếp điểm, làm K 2 dẫn. Hai đầu Wkt
nối mát nên không có dòng điện đi qua. Tiếp điểm K 2 được dẫn và ngắt ÷rung) để duy trì
điện áp máy phát.
- Điện trở R2 dùng để bảo vệ tiếp điểm K 1, khi K1 dẫn và ngắt làm sinh ra sức điện
động trong Wkt, dòng điện này sẽ đi qua R2 mà không phóng qua K1.
- R3 là điện trở bù nhiệt. Nhiệt độ môi trường tăng lên hay do sự tỏa nhiệt của các thiết
bị làm điện trở của W u ÷làm bằng đồng) tăng lên → điện áp hiệu chỉnh tăng lên. R 3 là loại
nhiệt điện trở âm bù lại sự tăng của Wu, ổn định điện áp máy phát theo nhiệt độ.
3. Mạch điều khiển đánh lửa điện tử
3.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động
a. Sơ đồ:
Hệ thống đánh lửa bán dẫn có tiếp điểm
hiện nay rất ít được sản xuất. Tuy nhiên,
ở Việt Nam vẫn còn một số loại xe cũ
trước kia có trang bị hệ thống này.
Cuộn sơ cấp W1 của bobine được mắc
nối tiếp với transistor T, còn tiếp điểm K
được nối với cực gốc của transistor T.
Do có transistor T nên điều kiện làm việc của tiếp điểm được cải thiện rất rõ, bởi vì dòng
qua tiếp điểm chỉ là dòng điều khiển cho transitor nên thường không lớn hơn 1A.
b. Nguyên lý hoạt động:
Khi công tắt máy IGSW đóng thì cực E của transistor T được cấp điện thế dương. Còn điện
thế ở cực C của transistor có giá trị âm. Khi cam không đội, tiếp điểm K đóng, sẽ xuất hiện
dòng điện qua cực gốc của transistor theo mạch sau: (+) accu  SW  Rf  Wt  cực E
 cực B  Rb  K  ÷-) accu. Rb là điện trở phân cực được tính toán sao cho dòng Ib vừa
đủ để transistor dẫn bão hòa. Khi transistor dẫn dòng qua cuộn sơ cấp đi theo mạch: (+)
accu  SW Rf  Wt  cực E  cực C  mass ÷âm accu). Dòng sơ cấp của bobine có

46 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản
thể được tính bằng tổng dòng điện Ib + Ic của transistor T. Dòng điện này tạo nên một năng
lượng tích lũy dưới dạng từ trường trên cuộn sơ cấp của bobine và khi tiếp điểm K mở, dòng
Ib = 0, transistor T khóa lại, dòng sơ cấp I1 qua W1 bị ngắt thì năng lượng này được chuyển
hóa thành năng lượng để đánh lửa, và một phần thành sức điện động tự cảm trong cuộn W1
của bobine.
Sức điện động tự cảm trong cuộn W1 ở hệ thống đánh lửa thường có giá trị khoảng
200  400V. Do vậy, không thể dùng các bobine của hệ thống đánh lửa thường cho một số
sơ đồ đánh lửa bán dẫn vì transistor sẽ không chịu nổi điện áp cao đặt vào giữa các cực E –
C của transistor khi nó ở trạng thái khóa. Trong các hệ thống đánh lửa bán dẫn người ta
thường sử dụng các bobine có hệ số biến áp lớn và có độ tự cảm L1 nhỏ hơn loại thường
hoặc người ta có thể mắc thêm các mạch bảo vệ cho transistor.
3.2 Các loại mạch điều khiển đánh lửa điện tử
a. Sơ đồ hệ thống đánh lửa tích hợp IIA trên động cơ 1RZ

b. HTĐL sử dụng cảm biến điện từ loại nam châm đứng yên

GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 47


Đề cương Điện tử cơ bản
- Khi cuộn dây cảm biến không có tín hiệu điện áp hoặc điện áp âm, transistor T1 ngắt
nên T2 ngắt, T3 dẫn cho dòng qua cuộn sơ cấp về mass.
- Khi răng của rotor cảm biến tiến lại gần cựa của cuộn dây cảm biến, trên cuộn dây sẽ
xuất hiện một sức điện động xoay chiều, nửa bán kỳ dương cùng với điện áp đệm trên điện
trở R2 sẽ kích cho transistor T1 dẫn, T2 dẫn theo và T3 sẽ ngắt. Dòng qua cuộn sơ cấp ở
bobine bị ngắt đột ngột tạo nên một sức điện động cảm ứng lên cuộn thứ cấp một điện áp
cao và được đưa đến bộ chia điện.
c. HTĐL sử dụng cảm biến Hall

- Khi bật công tắc máy, mạch điện sau công tắc IGSW được tách làm hai nhánh, một
nhánh qua điện trở phụ Rf đến cuộn sơ cấp và cực C của transistor T3, một nhánh sẽ qua
diode D1 cấp cho igniter và cảm biến Hall. Nhờ R1, D2 điện áp cung cấp cho cảm biến Hall
luôn ổn định. Tụ điện C1 có tác dụng lọc nhiễu cho điện áp đầu vào. Diode D1 có nhiệm vụ
bảo vệ IC Hall trong trường hợp mắc lộn cực accu, còn diode D3 có nhiệm vụ ổn áp khi hiệu
điện thế nguồn cung cấp quá lớn như trường hợp tiết chế của máy phát bị hư.
- Khi đầu dây tín hiệu của cảm biến Hall có điện áp ở mức cao, tức lúc cánh chắn bằng
thép xen giữa khe hở trong cảm biến Hall, làm T1 dẫn. Khi T1 dẫn, T2 và T3 dẫn theo. Lúc
này dòng sơ cấp i1 qua W1, qua T3 về mass tăng dần. Khi tín hiệu điện từ cảm biến Hall ở
mức thấp, tức là lúc cánh chắn bằng thép ra khỏi khe hở trong cảm biến Hall, transistor T1
ngắt làm T2, T3 ngắt theo. Dòng sơ cấp i1 bị ngắt đột ngột tạo nên một sức điện động ở cuộn
thứ cấp W2 đưa đến các bougie.
Tụ điện C2 có tác dụng làm giảm sức điện động tự cảm trên cuộn sơ cấp W1 đặt vào
mạch khi T2, T3 ngắt. Trong trường hợp sức điện động tự cảm quá lớn do sút dây cao áp
chẳng hạn, R5, R6, D4 sẽ khiến transistor T2, T3 mở trở lại để giảm xung điện áp quá lớn có
thể gây hư hỏng cho transistor. Diode Zener D5 có tác dụng bảo vệ transistor T3 khỏi bị quá
áp vì điện áp tự cảm trên cuộn sơ cấp của bobine.
d. HTĐL sử dụng cảm biến quang

48 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga


Đề cương Điện tử cơ bản

Hình trên trình bày một sơ đồ hệ thống đánh lửa bán dẫn được điều khiển bằng cảm
biến quang của hãng Motorola. Cảm biến quang được đặt trong delco phát tín hiệu đánh lửa
gởi về IC đánh lửa để điều khiển đánh lửa.
Khi đĩa cảm biến ngăn dòng ánh sáng từ LED D1 sang photo transistor T1, nó sẽ ngắt.
Khi T1 ngắt, T2, T3, T4 ngắt, T5 dẫn cho dòng qua cuộn sơ cấp về mass.
Khi đĩa cảm biến cho dòng ánh sáng đi qua, T1 dẫn nên T2, T3, và T4 dẫn theo, T5 ngắt.
Dòng sơ cấp bị ngắt đột ngột sẽ tạo ra một sức điện động cảm ứng lên cuộn thứ cấp một
điện áp cao và đưa đến bộ chia điện.

e. Hệ thống đánh lửa điện dung CDI

Khi SCR ngắt tụ C1 sẽ được nạp nhờ nguồn điện N đã chỉnh lưu qua diode D 1. Khi có
tín hiệu đánh lửa từ cuộn dây điều khiển K, SCR dẫn, tụ C 1 sẽ xả theo chiều mũi tên ÷a): (+)
C1  SCR  mass  W1  ÷-) C1. Sự biến thiên đột ngột của dòng điện sơ cấp sẽ cảm
ứng lên cuộn thứ cấp W2 một sức điện động cao áp đưa tới các bougie đánh lửa. Tuy nhiên,
sau khi tụ C1 đã xả hết, do sức điện động tự cảm trong cuộn W 1, tụ C1 sẽ được nạp theo
GVBS: Lâm Thị Thanh Nga 49
Đề cương Điện tử cơ bản
chiều ngược lại. Nhờ điện áp ngược ÷điện áp trên tụ) mà SCR khóa lại. Khi C 1 xả ngược, D2
có nhiệm vụ dập tắt điện áp ngược để bảo vệ cho SCR.
Hệ thống đánh lửa điện dung hiện nay thường được sử dụng trên xe thể thao, xe đua,
động cơ có piston tam giác và trên xe môtô. Hệ thống đánh lửa điện dung có thể được chia
làm hai loại: loại có vít điều khiển và loại không có vít điều khiển hoặc có thể phân loại theo
cách tạo ra điện áp nạp tụ: Xoay chiều (CDI - AC) và một chiều (CDI - DC).

50 GVBS: Lâm Thị Thanh Nga

You might also like