Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

THẢO LUẬN GIỮA KỲ


PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỘI NHỮNG NGƯỜI BẠN CÙNG TIẾN
7/29/2022

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THẢO LUẬN:


1 Phân tích cơ sở xã hội- kinh tế của nhà nước kiểu tư sản.
Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế
độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư. Đối tượng sở hữu của
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là công xưởng, hầm mỏ, đồn điền,… với phương thức
bóc lột giá trị thặng dư (bóc lột sức lao động của công nhân).
Cơ cấu giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa gồm hai giai cấp chính là tư sản và vô
sản. Nắm trong tay tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, giai cấp tư sản giữ vai trò lãnh
đạo trong xã hội. Về phương diện pháp lí, giai cấp vô sản được tự do nhưng không có tư
liệu sản xuất phải bán sức lao động và trở thành những người làm thuê cho giai cấp tư
sản, chịu sự bóc lột của giai cấp tư sản.
Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là quan hệ giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội
mà cốt lõi là quan hệ giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
Về bản chất, nhà nước tư sản vẫn là công cụ trong tay giai cấp tư sản để thực hiện
nền chuyên chính tư sản đối với toàn xã hội.

2 Tại sao kinh tế lại phụ thuộc vào pháp luật? Sự phụ thuộc này thể hiện như thế
nào? Cho ví dụ minh họa.
Pháp luật là yếu tố thượng tầng của xã hội, kinh tế thuộc về yếu tố cơ sở hạ
tầng.Pháp luật sinh ra dựa trên cơ sở hạ tầng và bị quy định bởi cơ sở hạ tầng của pháp
luật. Cơ sở hạ tầng là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật.
Trong mối quan hệ kinh tế, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác pháp luật lại
có sự tác động trở lại mạnh mẽ với kinh tế.

Các quan hệ kinh tế là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời của pháp luật, quyết định
nội dung, tính chất và cơ cấu của pháp luật. Do lực lượng sản xuất phát triển, sự xuất hiện
của nền kinh tế sản xuất và trao đổi, của chế độ tư hữu và của sự phân hóa xã hội mà dẫn
tới sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Việc nảy sinh các quan hệ kinh tế mới cũng sẽ
dẫn tới việc xuất hiện pháp luật mới tương ứng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó.
Kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, các quy định của pháp luật được xây dựng
trên nền tảng kinh tế của xã hội và chỉ mang tính khả thi khi có sự đảm bảo của điều kiện
kinh tế ở mức độ nhất định.

Chính vì vậy, pháp luật không thể phản ánh cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển
kinh tế. Kinh tế cũng ảnh hưởng tới tính chất của pháp luật, tính chất của các quan hệ
kinh tế quyết định đến tính chất của các quan hệ pháp luật. Rõ nét nhất là mối quan hệ
giữa các chủ thể trong quan hệ kinh tế. Nếu các chủ thể đó độc lập với nhau thì trong
quan hệ pháp luật họ cũng sẽ bình đẳng và độc lập với nhau. Cơ cấu pháp luật cũng phụ
thuộc vào cơ cấu kinh tế. Ứng với mỗi thành phần kinh tế lại có một lĩnh vực pháp luật
tương ứng điều chỉnh các mối quan hệ trong thành phần đó.

Với vai trò quyết định, mọi sự biến động trong nền kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới
những thay đổi tương ứng trong pháp luật. Các nước có hệ thống kinh tế khác nhau có
các quy định pháp luật khác nhau trong lĩnh vực kinh tế. Ý nghĩa của sự tương đồng và
khác biệt trong hệ thống kinh tế không chỉ ở chỗ các nền kinh tế có cùng loại, mà còn ở
chỗ các nền kinh tế cùng loại có cùng trình độ phát triển hay không.

Các quan hệ kinh tế là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời của pháp luật, quyết định
nội dung, tính chất và cơ cấu của pháp luật. Do lực lượng sản xuất phát triển, sự xuất hiện
của nền kinh tế sản xuất và trao đổi, của chế độ tư hữu và của sự phân hóa xã hội mà dẫn
tới sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Việc nảy sinh các quan hệ kinh tế mới cũng sẽ
dẫn tới việc xuất hiện pháp luật mới tương ứng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó.
Kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, các quy định của pháp luật được xây dựng
trên nền tảng kinh tế của xã hội và chỉ mang tính khả thi khi có sự đảm bảo của điều kiện
kinh tế ở mức độ nhất định.

Với đặc điểm riêng biệt của mình, pháp luật là phương tiện quan trọng nhất để nhà
nước thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Pháp luật có khả năng triển khai
những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách thống nhất, nhanh chóng và có hiệu
quả trên quy mô rộng lớn nhất. Nhờ vào pháp luật, nhà nước có cơ sở để phát huy quyền
lực của mình. Trong tổ chức và quản lý kinh tế, pháp luật lại càng có vai trò to lớn. Nó
góp phần tích cực vào việc tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế, điều đó được thể hiện
ở một số điểm quan trọng sau:

– Pháp luật xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu,
chính sách tài chính…, qua đó góp phần vào việc sắp xếp, cơ cấu các ngành kinh tế, tác
động đến sự tăng trưởng và ổn định, cân đối nền kinh tế. Với mức độ đáng kể, sự phát
triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm phục vụ cho định hướng
xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu xa bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh
tế là đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền.

– Pháp luật thể chế hóa các chính sách kinh tế của nhà nước, điều chỉnh các hợp đồng
kinh tế, quy định trình tự và thủ tục ký kết các hợp đồng kinh tế, trình tự và thủ tục giải
quyết các tranh chấp kinh tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể.
Thông qua các quy định đó, việc tổ chức và quản lý nền kinh tế của Nhà nước mới có
hiệu quả, giúp cho kinh tế tăng trưởng trong sự ổn định, cân đối. Nó biến các nhu cầu sản
xuất, kinh doanh thành quyền pháp định và thậm chí cao hơn là quyền Hiến định. Nhu
cầu kinh doanh cũng như sản xuất trong nền kinh tế là nhu cầu mang tính xã hội, vì vậy,
việc biến những nhu cầu xã hội này thành quyền Hiến định hay pháp định là tiền đề để
thúc đấy kinh tế phát triển.

Sự phụ thuộc của kinh tế vào pháp luật thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:
*Tác động tích cực:
-Pháp luật được ban hành phù hợp với các quy luật kinh tế-xã hội có tác động tích
cực đến sự phát triển của các quá trình kinh tế, cũng như cơ cấu của nền kinh tế, ở đây sự
tác động cùng chiều giữa pháp luật và các quá trình kinh tế xã hội. Pháp luật góp phần ổn
định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khi pháp luật phản ánh đúng trình tự kinh
tế-xã hội.
*Tác động tiêu cực:
-Nếu pháp luật không phù hợp với các quy luật phát triển kinh tế-xã hội được ban
hành do ý chí chủ quan của con người thì nó sẽ kìm hãm toàn bộ nền kinh tế, hoặc là một
bộ phận của nền kinh tế dẫn đến cản trở, kiềm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội.

Ví dụ: Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,bằng các mệnh lệnh, quy định hành chính
đối với các hoạt động kinh tế, đã làm nền kinh tế trì trệ dẫn đến khủng khoảng.(Tiêu biểu
cho hoạt động này là nhà nước Liên-Xô cũ).

You might also like