Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BÀI 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VN

NỬA CUỐI TK XIX


I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng
cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước
ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao
lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng
nghiêm trọng.
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phuong trở nên mục ruỗng; nông
nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời
sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc
ngày càng gay gắt thêm.
II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX
- Trước tình trạng đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng
yêu nước, thương dân, muốn cho ngước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu
với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu
nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công
việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa… cảu nhà nước phong kiến
III. Kết cục của các đề nghị cải cách
- Ý nghĩa: dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ
XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư
tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người VN hiểu
biết, thức thời. Tư tưởng cải cách thế kỉ XIX đã góp phần vào việc chuẩn bị
cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
 Kết cục của các đề nghị cải cách:
Triều đình phong kiến Nguyễn bảo thủ, bấ lực trong việc thích ứng với hoàn
cảnh, nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sử cải cách, kể
cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. điều này đã làm cản trở
sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội vẫn chỉ luẩn quẩn trong
vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

BÀI 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA


CỦA DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN
VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Vẽ sợ đồ tổ chức Nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên
và nhận xét về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp
a) Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước

b) Nhận xét
- Pháp thực hiện chính “chia để trị” chia VN thành 3 kì với chế độ
cai trị khác nhau
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân
Pháp chi phối
- Kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước thực dân với quan lại phong kiến
 Nhà nước thuộc địa nửa phong kiến
c) Nội dung
Lĩnh vực Nội dung
Nông nghiệp -Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất
-Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô
Công nghiệp -Tập trung vào khai thác than và kim loại
Xây dựng 1 số ngành: xi-măng, điện nước, giấy,
rượu, đường, vải sợi
Giao thông vận Xây dựng hệ thống giao thông vận tải: đường bộ,
tải đường thủy, đường sắt
Thương nghiệp Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam
Tài chính Đánh thuế nặng (nhất là thuế muối, rượu, thuốc
phiện) đặt thêm thuế mới
d) Mục đích
- Vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của chính
quốc.

You might also like