Analyze One Challenge That The World Economy Is Facing With

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Analyze one challenge that the world economy is facing with.

Supporting your answers

with relevant arguments and data.

BL:

Một thách thức mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt đó là những tác động trong đại dịch COVID-
19. Đại dịch COVID-19 đã và đang khiến kinh tế toàn cầu rơi vào một trong những cuộc suy thoái tồi tệ
nhất từ trước đến nay và chưa rõ khi nào mới có sự phục hồi hoàn toàn. Theo tổ chức y tế thế giới
(WHO), Bệnh Coronavirus (COVID-19) là một bệnh truyền nhiễm do một loại coronavirus mới phát hiện
gây ra. Virus gây sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 là SARS-CoV-2 (trước đây được gọi là virus
Corona). Virus gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng, được WHO đặt tên chính thức và thực hiện vào
ngày 11/02/2020. Ca bệnh xác định đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung
Quốc ngày 03/12/2019. Kể từ đầu tháng 2 năm 2020, vi rút đã lan rộng bên trong Trung Quốc và lan đến
một số quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam. Ngày 11/03/2020, WHO nhận định dịch COVID-19 là đại
dịch toàn cầu.

Đến nay, toàn cầu đã trải qua 2 đợt dịch bùng phát COVID-19 và có thể sẽ bước vào đợt dịch thứ 3.
Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng
11/6/2021 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 175.576.659 ca, trong đó 3.787.298
ca tử vong và 159.435.134 ca đã được chữa khỏi. Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm.
Trong ngày hôm qua, Mỹ ghi nhận số ca nhiễm mới là 11.524 ca, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này
lên 34.272.447 ca, trong đó 613.855 ca đã tử vong. Trong khi đó, số ca nhiễm mới ở Ấn Độ - quốc gia
chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai bởi đại dịch cũng có dấu hiệu giảm, với 91.266 ca. Tổng số ca nhiễm tại
nước này là 29.273.338 ca, trong đó 363.097 ca đã tử vong. Sau ngày cao điểm với hơn 6000 ca tử vong
được ghi nhận, ngày hôm qua, Ấn Độ ghi nhận thêm 3.402 ca tử vong vì dịch COVID-19. Brazil trở thành
quốc gia đứng thứ ba thế giới về số ca mắc với 17.210.969 ca và số ca tử vong là 482.019. Riêng ngày
hôm qua, nước này ghi nhận thêm 85.612 ca nhiễm mới, 2.228 ca tử vong. Châu Á trở thành khu vực ghi
nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (53.092.428 ca). Với 47.069.730 ca mắc, châu Âu là khu vực bị ảnh
hưởng thứ hai. Tiếp đến là Bắc Mỹ với 40.079.962 ca và Nam Mỹ với 30.235.787 ca. Châu Phi (5.028.091
ca) và châu Đại Dương (69.940 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất. Tình hình dịch bệnh ở châu Á vẫn
diễn biến phức tạp với số ca nhiễm và tử vong mới tiếp tục tăng, trong đó Indonesia ghi nhận số ca
nhiễm trong ngày 10/6/2021 ở mức cao nhất kể từ ngày 26/2/2021 với 8.892 ca; Mông Cổ có số ca
nhiễm trong ngày cao kỷ lục với 1.460 ca; Malaysia thêm 5.671 ca nhiễm mới và 73 ca tử vong;
Campuchia với 11 ca tử vong và 426 ca nhiễm mới... Tại châu Á, sau Ấn Độ, Iran là quốc gia chịu ảnh
hưởng thứ hai bởi dịch COVID-19 với 5.313.098 ca, trong đó 48.524 ca đã tử vong. 10/6/2021, nước này
ghi nhận 12.398 ca nhiễm mới.

IMF chỉ ra rằng, COVID-19 là cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng nhất kể từ chiến tranh thế
giới thứ hai trở lại đây. Mức độ nghiêm trọng đã vượt xa khủng hoảng tài chính 2008, thậm chí vượt cả
Đại suy thoái ở Mỹ vào những năm 1930. Năm 2020 đã chứng kiến xu hướng suy giảm mạnh mẽ của hầu
hết các nền kinh tế, khu vực kinh tế trên toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục chịu những tác
động nặng nề từ dịch bệnh COVID-19. Hầu hết các nền kinh tế chủ chốt tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc
biệt Mỹ và các nước châu Âu. Các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới... ở nhiều
quốc gia đã khiến các hoạt động kinh tế bị đình trệ.
Global gross domestic product (GDP) at current prices from 1985 to 2026(in billion U.S. dollars)

Aaron O’Neil

Thống kê cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu từ năm 1985 đến năm 2020, dự báo đến năm
2026. Năm 2020, GDP toàn cầu đạt khoảng 84,54 nghìn tỷ đô la Mỹ, thấp hơn gần ba nghìn tỷ so với
năm 2019. Trước cú sốc mang tên Covid -19, năm 2020 đã ghi nhận lần đầu tiên hàng chục nền kinh tế
trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Italy,
Australia, Brazil, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia…
Trong đó, Mỹ và châu Âu là những tâm điểm chính của diễn biến dịch bệnh và cũng là những nơi thực
trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệ nhất trong năm 2020. For 2020 as a whole, GDP fell by
3.3% in the G20 area, with only China and Turkey recording growth (of 2.3% and 1.8%, respectively),
while the United Kingdom experienced the largest fall (minus 9.9%).
Theo báo cáo của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), ước tính hậu quả về kinh tế mà đại dịch Covid-19 gây
nên là mức tổn thất khoảng 81 triệu việc làm trong năm 2020. Mức độ sụt giảm về thời giờ làm việc này
bao gồm cả số giờ làm việc bị giảm của những người vẫn có việc làm và những trường hợp bị mất việc.
Riêng mức độ mất việc làm đã ở mức “chưa từng có tiền lệ”, với 114 triệu người . Đáng lưu ý là, 71% số
việc làm bị mất này (tương đương 81 triệu người) là người lao động không còn tham gia hoạt động kinh
tế, thay vì thất nghiệp. Điều này có nghĩa là người lao động rời bỏ thị trường lao độngdo họ không thể
làm việc, có thể là do các biện pháp kiểm soát đại dịch hay chỉ đơn giản là ngừng tìm việc. Vì vậy, nếu chỉ
xét đến chỉ số mức độ thất nghiệp thì chúng ta không thể đánh giá đầy đủ được tác động khủng khiếp
mà COVID- gây nên đối với thị trường lao động. Những thiệt hại vô cùng lớn này khiến thu nhập từ lao
động trên toàn cầu giảm 8,3% (trước khi có các biện pháp hỗ trợ), tương đương với 3,7 nghìn tỷ đô la
Mỹ hay 4,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Đại dich COVID-19 ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh tế của thế giới, trong đó, trong đó du lịch là
ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) ghi nhận năm 2020 là năm tồi tệ
nhất trong lịch sử của ngành du lịch thế giới. Thống kê mới nhất của UNWTO, ngành du lịch toàn cầu
trong năm 2020 chịu tổn thất kỷ lục trong lịch sử với lượt du khách quốc tế giảm 73%. Trong năm 2020,
đại dịch Covid-19 bùng phát khiến các chính phủ, chính quyền trên toàn thế giới áp dụng lệnh hạn chế đi
lại nghiêm ngặt chưa từng có để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch chết người đã khiến các điểm đến
trên toàn cầu mất 1 tỷ lượt khách quốc tế so với năm 2019. 1,3 nghìn tỷ USD doanh thu xuất khẩu du
lịch là thiệt hại mà ngành lữ hành toàn cầu phải hứng chịu trong năm 2020 vì đại dịch Covid-19. Con số
thiệt hại này lớn gấp 11 lần so với tổn thất được ghi nhận trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
2009. Tổn thất doanh thu trong ngành du lịch vì Covid-19 này khiến GDP toàn cầu thiệt hại tới 2 nghìn tỷ
USD. Châu Á và Thái Bình Dương, khu vực đầu tiên chịu tác động của đại dịch Covid-19 và là khu vực có
mức độ hạn chế đi lại cao nhất, đã giảm 84% lượng du khách trong năm 2020. Khu vực Trung Đông và
châu Phi đều giảm 74% lượng du khách. Du khách quốc tế ở châu Âu giảm 69%, châu Mỹ giảm 68%.
Tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 1/4 GDP toàn cầu, trong quý II/2020 suy giảm
31,4%, số liệu kém nhất kể từ năm 1947, chủ yếu do người Mỹ mất việc làm nên chi tiêu tiêu dùng - yếu
tố đóng góp đến 2/3 GDP sụt giảm mạnh mẽ (giảm 34%). Trước đó, kinh tế nước này đã giảm 5% trong
quý I/2020 và chính thức rơi vào suy thoái do dịch Covid -19, chấm dứt chuỗi tăng trưởng kéo dài 11
năm liên tiếp - giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong lịch sử nước Mỹ.Song song với đó là việc các doanh
nghiệp bị đình trệ sản xuất do dịch Covid-19 và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Tình hình đầu tư
cũng trở nên ảm đạm với việc giảm tới 27% so với cùng kỳ năm 2019. Nhập khẩu của Mỹ trong 5 tháng
đầu năm 2020 giảm hơn 13%, tương đương 176 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Đức, xuất khẩu
sang Mỹ giảm tới 36% so với cùng kỳ năm ngoái(theo số liệu của IMF). Cũng theo Cục Thống kê Lao động
Mỹ, nước này đã mất 20,4 triệu việc làm trong quý II/2020 do các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa vì
COVID-19. Chỉ riêng trong tháng 12/2020, nước này đã mất 140.000 việc làm. Đã có 847.000 người đã
đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong một tuần. Cuộc thăm dò của Đại học Chicago và Đại học Notre
Dame tuần trước cho thấy tỷ lệ nghèo đói tại Mỹ đã tăng lên 11,8% trong nửa cuối năm 2020 với 8,1
triệu người.

Theo số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) nền kinh tế của 27 quốc gia thành viên Liên minh
châu Âu (EU) nói chung giảm 6,4% trong năm 2020. Eurostat cho biết tại Eurozone, , nền kinh tế Khu vực
sử dụng đồng euro (Eurozone) giảm 6,8% năm 2020. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu được ghi nhận
mức giảm ít hơn so với các nước lớn khác thuộc Liên minh trong quý II. Tuy nhiên, quốc gia này cũng ghi
nhận GDP sụt giảm 10,1% - mức sụt giảm mạnh nhất kể từ khi nước này bắt đầu thống kê GDP theo quý
từ năm 1970 và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009. Pháp, Italy và Tây Ban Nha là các quốc gia bị tác
động nặng nề hơn vì đại dịch so với các quốc gia khác trong khu khi ghi nhận mức giảm trong quý II lần
lượt là 13,8%; 12,4% và 18,5%. Bên cạnh đó, Bồ Đào Nha ghi nhận giảm 14,1%, Bỉ 12,2% và Áo 10,7%.
Với mức giảm 18,5%, Tây Ban Nha là quốc gia bị sụt giảm mạnh nhất trong số các nước thành viên EU
trong quý II. Về tỉ lệ thất nghiệp, trong 8 tháng đầu năm 2020, Eurozone có khoảng 13,2 triệu người thất
nghiệp và số người mất việc làm tăng 251.000 người. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp tại 19 quốc gia thuộc
Eurozone đã tăng lên 8,1% trong tháng 8/2020, từ mức tương ứng 7,9% của tháng 7. Sau đợt bùng phát
dịch lần thứ 2 vào tháng 8/2020, trong tháng đầu tiên của quý IV/2020, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
hóa của EU ra thị trường ngoài khối ghi nhận mức 178,9 tỷ Euro (tương đương 218,17 tỷ USD), giảm
10,3% so với cùng kỳ năm 2019; nhập khẩu từ thị trường ngoài khối ở mức 150,8 tỷ Euro (tương đương
183,9 tỷ USD), giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thương mại nội khối giữa các quốc
gia thành viên của EU giảm 4,5% xuống còn 266,6 tỷ Euro (tương đương 325,12 tỷ USD).

Trung Quốc là một trong số ít các nước có GDP tăng trưởng dương trong năm 2020. Theo Cục thống kê
quốc gia Trung Quốc, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm 2020 đạt 101,569 nghìn tỷ
nhân dân tệ, chiểu theo giá so sánh, mức GDP năm 2020 tăng trưởng 2,3%. Cụ thể từ quý II đến IV năm
2020, GDP của Trung Quốc tăng lần lượt 3,2%, 4,9% và 6,5% cùng kỳ, sau khi chứng kiến quý I giảm tới
6,8% cùng kỳ do ảnh hưởng bởi Covid-19. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, năm 2020, kim ngạch
xuất nhập khẩu của nước này đạt 32.160 tỷ nhân dân tệ (hơn 4.646 tỷ USD), tăng 1,9% so với cùng kỳ,
trong đó xuất khẩu tăng tới 4%. Trong năm 2020, ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc
với tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều đạt 684,6 tỷ USD, tăng 7%, tiếp đó là Liên minh châu Âu (EU) và
Mỹ. Đáng chú ý, thương mại với Mỹ tăng mạnh nhất trong 5 đối tác hàng đầu, đạt 8,8%. Xuất siêu của
Trung Quốc năm 2020 cũng đạt khoảng 535 tỷ USD, tăng mạnh 27,4%. Đây là mức tăng cao nhất kể từ
năm 2015 đến nay. Trong đó, riêng xuất siêu với Mỹ đạt khoảng 317 tỷ USD, chiếm gần 60%. Trong quan
hệ thương mại với Australia, kim ngạch hai chiều giữa hai nước giảm 0,1%, trong đó xuất khẩu của
Australia sang Trung Quốc giảm 4,6%, trong khi xuất khẩu của Trung Quốc sang Australia vẫn tăng mạnh
11,2%. Tỉ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc tăng khá cao trong quý I năm 2020. Số liệu chính thức của Cục
Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này đã giảm từ mức kỷ lục 6,2%
trong tháng 2 xuống chỉ còn 5,9% trong tháng 3. Các đô thị Trung Quốc mất 26 triệu việc làm trong quý
I/2020, trái ngược với 8,3 triệu việc làm tạo ra trong năm 2019. Trong quý I/2020, trung bình có khoảng
18,3% lực lượng lao động bị sa thải, giảm lương hoặc nghỉ không lương.

Thông qua những số liệu trên có thể thấy nền kinh tế thế giới đã phải chịu những hậu quả nặng nề bởi
đại dịch COVID-19. Sau gần 2 năm bùng phát, vắc xin vẫn là vũ khí được toàn nhân loại trông chờ. Đến
nay đã có 93 loại vắc xin đang được các nhà nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên người, trong đó có 30
loại đạt đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng và ít nhất 77 loại vắc xin tiền lâm sàng đang được thử
nghiệm tích cực trên động vật. Hơn 1,34 tỉ liều vaccine COVID-19 đã được tiêm trên toàn thế giới tính
đến ngày 11/5/2021. Theo bảng thống kê của New York Times, Seychelles - quốc gia Đông Phi - có tỉ lệ
tiêm chủng trong dân số cao nhất thế giới với 70% dân số đã tiêm mũi 1 và 62% tiêm cả 2 mũi, với tổng
số liều tiêm là 128.919. Tiếp theo là Israel với 60% dân số đã tiêm mũi 1 và 56% tiêm cả 2 mũi. Mỹ cũng
ở trong top đầu về tiêm chủng với tỉ lệ liều tiêm vaccine trên 100 người dân là 79, với tổng số
263.132.561 liều vaccine đã tiêm. Tuy nhiên con số này vẫn còn thấp và có sự khác biệt rõ rệt giữa các
châu lục trong tỉ lệ tiêm chủng. Khoảng 83% liều vaccine đã tiêm trên toàn thế giới là ở các quốc gia có
thu nhập cao và trung bình cao. Chỉ 0,2% liều được sử dụng ở các nước thu nhập thấp. Vì vậy rất có thể
thế giới sẽ phải trải qua làn song COVID-19 lần 3. Hiện tại, thách thức mà kinh tế thế giới đang phải đối
mặt mới chỉ là những tác động trong thời kì COVID-19. Sau khi đại dịch qua đi, những hậu quả mà nó để
lại còn nghiêm trọng hơn và mang đến nhiều thách thức hơn. Vì vậy mỗi quốc gia trên thế giới cần phải
có những chính sách hợp lý cũng như đẩy mạnh tốc độ tiêm vắc xin để phục hồi nền kinh tế quốc gia và
nền kinh tế chung của thế giới.

You might also like