Lời Thuyết Minh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Âm nhạc vốn đã là một nét đẹp trong văn hóa của con người ta từ xa xưa tới tận bây

giờ. Ngay từ
thuở sơ khai, con người đã biết dùng những vật liệu thô sơ nhất để tạo nên những thanh âm trầm
bổng, tạo nên một nét đẹp trong giá trị tinh thần của loài người. Người Việt Nam ta đã trải qua nhiều
tháng năm thăng trầm, có những thời kì phát triển đỉnh cao, cũng có những thời kì đất nước rơi vào
khó khăn. Thế nhưng, dù ở thời kỳ nào, người Việt ta vẫn luôn giữ cho mình những giá trị tinh thần
tốt đẹp với những nốt nhạc, đặc biệt có thể nói đến Thăng Long- nơi mà âm nhạc đã để lại một dấu
ấn lớn trong lịch sử hình thành và phát triển đất nước.

Đến với âm nhạc, không thể không nói đến sáo trúc, một loại nhạc cụ có từ rất lâu đời, thế
nhưng vẫn được lưu truyền và ghi đậm dấu ấn cho tới ngày nay. Sáo trúc là nhạc khí thuộc bộ
hơi của người Việt và nhiều Dân tộc khác. Nó xuất hiện từ thời Cổ Đại, rất nhiều nước trên thế giới
sử dụng Sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau. Ở Việt Nam sáo ngang rất thông dụng
và có nhiều loại. Sáo ngang ngày xưa có 6 lỗ bấm cách đều nhau nhưng không còn được sử dụng.
Ống trúc, nứa để làm Sáo ngang thông dụng thường có độ dài khoảng 45-55 cm.

Một bên thân sáo là lỗ thổi còn một bên là các lỗ bấm và các lỗ thổi cũng như lỗ bấm phải cùng một
hàng với nhau.

Thông thường lỗ thổi sẽ to hơn lỗ bấm một chút, và thường được khoét dưới dạng lỗ tròn hoặc lỗ
elip.

Để sử dụng sáo trúc, ta sẽ cần nhớ vị trí các nốt, sau đó đặt sáo lên môi dưới sao cho lỗ thổi, nhân
trung và tim môi thẳng hàng, cần lưu ý đặt sáo sao cho ngửa khoảng 90 độ để tiếng sáo được hay
nhất

Là một loại nhạc khí có âm thanh thánh thót, ngân vang và là một loại nhạc cụ truyền thống tiêu biểu
của dân tộc, bởi vậy Sáo trúc gắn liền vùng quê với những giai điệu dân gian, câu hò, điệu lý, tại các
lễ hội ,sân khấu của người dân Việt Nam. Đặc biệt sáo trúc là nhạc cụ không thể thiếu trong Sân khấu
Chèo, một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền.

Một trong những nhạc cụ cũng rất lâu đời và góp phần làm cho dấu ấn Thăng Long thêm đậm nét
chính là đàn Nhị.
Đàn Nhị/ Đàn Cò là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây nên gọi là Đàn
Nhị. Có xuất xứ từ Ấn Độ và vùng Trung Á, được du nhập vào Trung Quốc từ thế kỷ I
đến thế kỷ III sau công nguyên.  Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ 10. Ngoài
người Kinh, nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này như
Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giáy, H’Mông v.v.
Đàn Nhị được cấu tạo gồm 6 phần:
1. Bát nhị : là bộ phận tăng âm (bầu vang) rỗng ruột, hình hoa muống, làm bằng
gỗ cứng.
2. Dọc nhị (còn gọi là cần nhị, cán nhị): dáng thẳng đứng, đầu hơi ngả về phía
sau, gốc cắm xuyên qua lưng bát nhị, gần phía mặt da.
3. Trục dây: trục trên và trục dưới đều gắn xuyên qua đầu dọc nhị nằm cùng
hướng với bát nhị.
4. Dây nhị: Trước đây dây đàn được làm bằng sợi tơ se, ngày nay làm bằng nilon
hoặc kim loại. Dây đàn chỉnh theo quãng 4 đúng, quãng 5 đúng, quãng 7 thứ...
nhưng phổ biến nhất là quãng 5 đúng.
5. Cử nhị: là một sợi dây tơ se neo 2 dây đàn vào gần sát dọc nhị, nơi dưới hai
trục dây. Cử nhị là bộ phận để điều chỉnh cao độ âm thanh.
6. Cung vĩ: làm bằng cành tre, cành mây hay gỗ có mắc lông đuôi ngựa. Những
lông đuôi ngựa nằm giữa hai dây đàn để kéo đẩy, cọ xát vào dây đàn tạo ra
âm thanh.
Dùng tay trái giữ dọc nhị và bấm dây đàn bằng lòng ngón tay hoặc đầu ngón tay, tay
phải cầm cung vĩ để kéo đẩy tạo ra âm thanh.
Kỹ thuật đàn khá phong phú, bao gồm từ ngón vuốt, ngón nhấn, ngón láy, ngón
chuyền đến cung vĩ liền, cung vĩ ngắt, cung vĩ rời và cung vĩ rung, v.v.

Âm thanh xa vẳng, mơ hồ, tối tăm và lạnh lẽo diễn tả tâm trạng thầm kín, buồn
phiền,... giúp cho đàn Nhị giữ vai trò chủ đạo trong Hát Xẩm, là thành viên trong nhạc
phường bát âm, dàn nhã nhạc, ban nhạc chầu văn, tài tử và dàn nhạc tổng hợp. 
Ngày nay thỉnh thoảng nó xuất hiện cả trong dàn nhạc pop, rock hiện đại để tăng
màu sắc trong cách phối âm.

Nếu như 2 nhạc cụ trên có mặt từ rất lâu đời thì nhạc cụ sau đây lại khá mới, có mặt
ở Việt Nam những thập niên 60, đó chính là đàn Tam Thập Lục. Đàn có 36 dây nên
được gọi là Tam Thập Lục. Tuy nhiên ngày nay một số nghệ nhân đã cải tiến đàn này
bằng cách mắc thêm nhiều dây nữa để đánh được nhiều âm hơn, kể cả những âm
nửa cung. Mục đích cải tiến là làm sao để dễ dàng đánh những bài nhạc có nhiều
chuyển điệu. Tuy số lượng dây đã vượt quá con số 36 nhưng người ta vẫn quen gọi là
đàn tam thập lục.
Đàn Tam Thập Lục của Việt Nam có một chiều dài lịch sử bắt nguồn từ quốc gia Ba
Tư có tên là santur được chế tác vào khoảng thể kỷ thứ XII. Đến khoảng thế kỷ XVIII
nó du nhập vào Triều Tiên, Trung Hoa và Đông Nam Á.
Trên mặt đàn có đặt 2 hàng cầu dây (ngựa đàn). Mỗi hàng cầu dây có từ 16
đến 18 ngựa đàn. Ngựa đàn của 2 hàng đặt so le nhau. Thành đàn làm bằng
gỗ cứng. Bên phải là hàng trục dây, bên trái là hàng móc gốc dây.
Các dây đàn đều bằng kim loại nên thanh phát ra trong trẻo, thanh thoát,
nghe giống tiếng đàn tranh khi chạy giai điệu ở âm vực cao, tuy nhiên có vẻ
khô hơn đàn tranh. Trong những khoảng âm trầm, âm thanh có thể nhòe đi,
hòa lẫn vào nhau vi nhạc cụ này không có bộ phận chặn âm. Người ta chỉnh
dây của nhạc cụ này theo hệ thống gam nguyên. Nếu là loại cải tiến có dây bổ
sung thì những dây đàn giữ nhiệm vụ dây nửa âm, chơi được cả những bản
nhạc phương Tây có những nốt nửa cung. Khi biểu diễn nhạc công dùng 2
que gõ vào mặt đàn tạo ra các âm thanh từ kỹ thuật chơi như: nhấn que gõ
lên dây đàn, đánh chồng âm, nẩy que gõ, bồi âm, láy âm.
Các dây đàn đều bằng kim loại nên thanh phát ra trong trẻo, thanh thoát, nghe giống
tiếng đàn tranh khi chạy giai điệu ở âm vực cao, tuy nhiên có vẻ khô hơn đàn tranh.
Trong những khoảng âm trầm, âm thanh có thể nhòe đi, hòa lẫn vào nhau vi nhạc cụ
này không có bộ phận chặn âm.
Đàn Tam Thập Lục tuy là một nhạc cụ mới, nhưng đàn Tam Thập Lục đã có tác dụng
để đệm cho hát, độc tấu, tham gia dàn nhạc tổng hợp.
Cũng trong thời kì này, trang phục cũng là một phần không thể thiếu khi nhắc tới âm
nhạc. Trang phục giúp cho những màn trình diễn âm nhạc đặc sắc hơn, thu hút người
xem hơn. Đặc biệt Thăng Long có 1 thể loại nhạc mà trang phục góp phần quan trọng
trong buổi biểu diễn, đó chính là Quan họ và trang phục dân ca Quan họ
Trang phục nam Quan họ Nam mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to,
dài tới quá đầu gối.Quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què, dài tới mắt cá
chân. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Chân đi dép đen theo kiểu dép Gia
định. Nhiều người đi guốc. Vào đầu giữa thế kỷ XX, người ta cũng đi giầy vải, giầy da,
kiểu du nhập từ nước ngoài vào. Ðầu đội khăn bằng nhiễu hoặc khăn xếp được làm
bán sẵn ở các cửa hàng. Hồi đầu thế kỷ XX, đàn ông còn nhiều người búi tó thì khăn
nhiễu hoặc khăn xếp đều có mảng nhiễu hoặc vải mỏng che búi tó. Sau này, đàn ông
cắt tóc, rẽ đường ngôi, thường dùng các loại khăn xếp bán sẵn ở cửa hàng. Ðể tránh
nắng mưa, các nam Quan họ thường dùng nón chóp lá thường hoặc nón chóp dứa, có
quai lụa màu mỡ gà. Cũng có khi dùng ô màu đen. Mỗi người thường có một khăn tay
bằng lụa hoặc bằng các loại vải trắng, rộng, dài hơn khăn mu-xoa, gấp nếp, gài gọn
trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong.

Trang phục nữ Quan họ Quan họ nữ thường mặc mớ ba (ba áo dài lồng vào nhau). Cổ
yếm của Quan họ nữ ở tuổi trung niên thường may yếm cổ xẻ, các cô gái trẻ thích
mặc yếm cổ viền và nhuộm màu, có giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt
vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng. Bao của các cô gái
Quan họ xưa thường bằng sồi se (dệt bằng thứ tơ đã se sợi), màu đen, có tua bện ở
hai đầu bao, khổ rộng, có thể đựng túi tiền mỏng ở trong bao rồi thắt gọn ngang eo,
luồn qua lưng áo dài, bó chặt lấy ba thân áo trước, thắt múi to để che phía trước
bụng. Thắt lưng là loại bao nhỏ bằng chừng 1/3 bao, dùng để thắt chặt cạp váy vào
eo, thường là lụa nhuộm các màu tươi sáng như: màu hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa
hiên tươi, màu hồ thuỷ…Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao,
múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước người con gái. Váy của Quan
họ là váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép: váy trong bằng lụa, vải màu, váy
ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Dép của Quan họ nữ là dép cong, làm bằng da trâu
thuộc theo phương pháp thủ công; có một vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ
ngón chân thứ hai (bên cạnh ngón chân cái) khiến khi đi lại, không rơi được dép. Mũi
dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một
lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân. Nón làm bằng lá cọ có độ tuổi vừa phải..
Quai nón được se bện bằng tơ tằm, cũng có khi bằng tơ dứa màu vàng, trắng; đôi đầu
quai, mỗi bên có 2 hoặc 3 thao tua được kết, bện một cách nghệ thuật. Vì vậy quai
nón ba tầm còn được gọi là quai thao. Gắn liền với trang phục ngày hội, các cô gái
Quan họ xưa cũng yêu đồ trang sức khuyên bạc, khuyên vàng, hoa vàng đeo tai; nhẫn
bạc, nhân vàng đeo ngón tay; dây xà tích có ống vôi hình quả đào bằng bạc và túi
dựng trầu (giầu) bằng lụa đeo ở thắt lưng; khăn tay lụa gài ở vành bao v.v… Toàn bộ
trang phục đã kể trên là sự ghi nhận được ở đầu thế kỷ XX. Trang phục Quan họ
không phải chỉ riêng cho người Quan họ mà là trang phục của nam nữ người Việt một
thời trong hội hè đình đám, ngày vui. Nhưng người Quan họ may mặc trau chuốt hơn,
đồng đều hơn, lại gắn liền với nhiều người đẹp, nhiều cử chỉ đẹp, ngôn ngữ đẹp, ca
hát hay…nên người Quan họ cùng những trang phục cứ trội lên như một vẻ đẹp đặc
trưng, đạt chuẩn mực cao của một vùng văn hiến.

You might also like