Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

Đề bài: “Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả?
Từ việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng đó có thể rút ra ý nghĩa
phương pháp luận gì? Nếu một số ví dụ minh họa.
Mã đề: 83

Sinh viên : PHÍ THỊ HẰNG NGA

Số báo danh :083

Lớp : Triết học Mác Lênin_1_2(15 CHUNG).2_LT

Giáo viên giảng dạy: TS. Đỗ Khánh Chi

Mã sinh viên :21011435

HÀ NỘI, THÁNG 8/2021

0
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU..............................................................................................2
PHẦN 2 NỘI DUNG..........................................................................................3
I. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả..............................3
1.1 Khái niên nguyên nhân kết quả......................................................................3
1.2 Mối quan hệ giữa nguyên nhân kết quả ........................................................3
1.3 Nguyên nhân kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau.........................................3
1.4 Phân loại nguyên nhân...................................................................................4
II. Ý nghĩa phương pháp luận...........................................................................4
III. Ví dụ minh họa.............................................................................................5
PHẦN 3 KẾT LUẬN .........................................................................................6
Tài liệu tham khảo................................................................................................7

1
PHẦN 1- MỞ ĐẦU

*****
Voltaire đã từng nói rằng "Tình cờ là một từ vô nghĩa, không gì có thể tồn
tại mà không có nguyên nhân”. Tương lai được mua bằng hiện tại, quá khứ
chính là nguyên nhân của hôm nay. Nhân quả là một trong những mối quan hệ
tự nhiên đầu tiên được phản ánh trong bộ óc con người và là duy nhất đối với
thế giới vật chất, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn của chủ sở hữu. Giống
như định luật bảo toàn và chuyển hóa cơ năng của Lomonosov. (Nga) cũng
được chiếu nhưng mọi tác động đều xuất phát từ nguyên nhân nào đó. Vấn đề là
ý thức của chúng ta đã không tiếp nhận chúng. Hơn nữa, trong các vận động của
thực tế xã hội, quan hệ nhân quả là sự lặp đi lặp lại nhiều nhất và phổ biến nhất.
Từ đó qua bài tập, hãy cùng nhau tìm hiểu về mối quan hệ giữa nguyên
nhân và kết quả .

2
PHẦN 2 – NỘI DUNG

I. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.

1.1 Khái niệm nguyên nhân – kết quả


Nguyên nhân là phạm trù triết học dung để chỉ sự tương tác lẫn
nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định.
Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện
do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên.

1.2 Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả


Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là tất yếu khách quan.
Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước
kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất
hiện và bắt đầu tác động.Tuy nhiên, không phải trong thời gian nào sự nối
tiếp của các sự vật, hiện tượng cũng hiển thị mối quan hệ nguyên nhân
kết quả.
Một nguyên nhân có thể dẫn tới nhiều kết quả khác nhau tùy vào
từng hoàn cảnh cụ thể. Như vật một kết quả cũng có thể từ nhiều nguyên
nhân tác động đơn lẻ hay cùng một lúc. Các nguyên nhân khác nhau tác
động lên các sự vật theo cùng một hướng sẽ có tác dụng giống nhau, thúc
đẩy sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác
động lên sự vật theo những hướng khác nhau, chúng sẽ làm suy yếu và
triệt tiêu lẫn nhau.
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả
không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích
cực ngược trở lại đối với nguyên nhân.

1.3 Nguyên nhân kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau
Trong quá trình vận động và phát triển, nguyên nhân có thể chuyển
hóa thành kết quả. Tại một thời điểm của mối quan hệ là nguyên nhân thì
ở một thời điểm khác của mối quan hệ lại là kết quả. Và ngược lại: một
hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó gây ra. Đến lượt
3
nó sẽ trở thành nguyên nhân của hiện tượng thứ ba. Và quá trình này
không bao giờ kết thúc, tạo ra một chuỗi kết quả vô hạn.

1.4 Phân loại nguyên nhân


Tuỳ theo tính chất và vai trò của các nguyên nhân đối với việc hình
thành kết quả mà ta có thể chia nguyên nhân thành các loại khác nhau:
Nguyên nhân chủ yếu là những nguyên nhân nào mà thiếu
chúng thì kết quả không thể xảy ra.
Nguyên nhân thứ yếu là những nguyên nhân xuất hiện chỉ
quyết định những đặc điểm nhất thời của kết quả.
Nguyên nhân bên ngoài và bên trong .
Nguyên nhân chủ quan , khách quan.
Từ đó ảnh hưởng tới kết quả, nên trong nhận thức và hành động
cần dựa vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.

II .Ý nghĩa phương pháp luận .


Thứ nhất , nếu bất kỳ sự vận hiện tượng nào cũng có nguyên nhân
và do nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức sự vật , hiện tượng ấy nhất thiết
phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện, muốn loại bỏ thì phải loại bỏ nguyên nhân
sinh ra.
Thứ hai, xét về mặt thời gian nguyên nhân có trước kết quả có sau
nên khi tìm nguyên nhân của một sự việc, sự vật cần tìm ở các sự vật, sự việc đã
sảy ra trước khi những hiện tượng, sự vật, sự việc đó xuất hiện .
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh
ra và quyết định, nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận
về nguyên nhân nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có
ích trong thực tiễn cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể chứ không nên rập khuôn theo phương pháp cũ.

III .Ví dụ minh họa.


VD1: Lao động và vai trò của lao động là một trong những nguyên
nhân dẫn đến sự hình thành ngôn ngữ và ý thức của con người.

4
Trong lao động con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao
động, tiến hành các thao tác và hành động lao động (cách để làm ra cái)
tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. ý thức của con
người được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động.
nhờ có lao động con người biết phát triển công cụ, cải thiện đời
sống. Con người ý thức được nguồn nuôi sống bản thân đến từ thiên
nhiên để khai thác thiên nhiên thông qua quá trình cải tiến công cụ lao
động. Việc sử dụng đồ đá để làm công cụ dần tìm tới việc tạo ra lửa trở
thành bước ngoặt to lớn trong qua trình tiến hóa mấy triệu năm và giúp
con người tồn tại. Hoặc có lao động con người bắt đầu hòa đồng với
nhau, sống với nhau thành từng nhóm, biết được vai trò của mình trong
nhóm và thông qua quá trình lao động đã dẫn tới quá trình phân cấp và
phân hóa xã hội. Tất cả đều thuộc vào ý thức của con người.

VD2: Vứt rác bừa bãi, sử lí các chất hóa học không đúng cách như
thuốc diệt cỏ v.v.. là nguyên nhân làm ô nhiễm đất.
Ô nhiễm đất là kết quả của việc các chất thải không được sử lí
đúng cách nó không chỉ từ nguyên nhân vứt rác bừa bãi mà còn từ nhiều
nguyên nhân khác.

VD3: Sự biến đổi mầm mống trong hạt lúa( nguyên nhân ) => cây
lúa ( kết quả ). Sự biến đổi mầm muống trong hạt lúa bao giờ cùng xảy ra
trước còn cây lúa là kết quả.

VD4: thành công của công cuộc đổi mới ở trên đất nước ta bắt
nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là sự lãnh đạo đúng đắn, tài
tình của Đảng. Khi thực tiễn đã nảy sinh những hiện tượng mới, khi cảm
thấy nền kinh tế quốc dân đang bị trì trệ, không còn lối thoát, chúng ta đã
nghiên cứu lý luận, đúc kết thực tiễn và đề ra chính sách đổi mới. Đồng
thời, ngày đó chúng ta cũng thực hiện một công việc ở tầm vĩ mô rất sai
lầm, đó là liên tiếp thực hiện những cuộc đổi tiền. Điều này đã làm cho
nền tài chính quốc gia bị đảo lộn, càng ngày cảng mất cân bằng thu - chỉ,
làm cho đồng tiền Việt Nam ngày càng mất giá và sức sống của toàn bộ
nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tất cả những cái đó đã dồn ép
chúng ta và bắt buộc chúng ta phải thay đổi một cách cơ bản đường lối
kinh tế của đất nước. Và kết quả là sự ra đời của đường lối đổi mới.
Thành công của công cuộc đổi mới còn bắt nguồn trực tiếp từ sự chỉ đạo
5
tầm vĩ mô của Đảng và Chính phủ rất đúng đắn và kịp thời. Đặc biệt là
còn bắt nguồn từ những hoạt động kinh tế của một cộng đồng cư dân sáu,
bảy chục triệu người, quyết tâm ra khỏi tình trạng khủng hoảng, quyết
tâm thoát nghèo, thoát đói, thoát nghèo nàn, lạc hậu. Rõ ràng là một kết
quả có thể do rất nhiều nguyên nhân sinh ra. Trong quá trình hoạt động
thực tiễn chúng ta càng phải chăm chủ nghiên cứu những tác động này để
phối hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp và những thắng lợi mới trong công
cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
VD 5: Ngày là sự nối tiếp của đêm nhưng không phải là nguyên
nhân của đêm. Ở đây sự phân biệt không phải là thời gian mà là mối liên
hệ hiện thực giữa nguyên nhân và kết quả. Hai hiện tượng, hiện tượng
trước không phải là nguyên nhân của hiện tượng sau chỉ là ở chỗ sự tác
động của nó không có liên quan gì đến sự xuất hiện của hiện tượng sau.
Còn trong quan hệ nhân quả, thì bao giờ sự tác động của nguyên nhân là
cái sinh ra kết quả. Sự kế tục giữa các mùa ở trong năm cũng như vậy. Đó
là hậu quả của những vị trí khác nhau của trái đất so với mặt trời trong
vòng quay của trái đất xung quanh mặt trời, chứ không phải mùa xuân
sinh ra mùa hè, mùa hè sinh ra mùa thu ...

PHẦN 3 – KẾT LUẬN

Một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.
Những nguyên nhân này có vị trí khác nhau trong việc hình thành kết
quả. Do vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại nguyên
nhân (bên trong hay bên ngoài, chủ yếu hay thứ yếu, trực tiếp hay gián
tiếp, chủ quan hay khách quan v.v.) để đánh giá đúng vai trò, vị trí của
từng nguyên nhân với việc hình thành kết quả. Đồng thời phải nắm được
các nguyên nhân tác động cùng chiều hoặc tác động ngựơc chiều nhằm
tạo ra sức mạnh tổng hợp và hạn chế những nguyên nhân nghịch chiều.
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng kết quả không tồn tại thụ động
mà có tác động trở lại nguyên nhân sinh ra nó. Vì vậy trong hoạt động
thực tiễn chúng ta phải biết khai thác, vận dụng các kết quả đã đạt được
để nâng cao nhận thức và tiếp tục thúc đẩy sự vật phát triển.
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác-Lenin ( dành cho
bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội.
2- Thoa Pham, Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, Trường
đại học Tài chính- Marketing.

You might also like